Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

nơi ở, tương quan chiều dài và trọng lượng của cá bống sao (boleophthalmus boddarti (pallas, 1770)) ở huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 63 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƢ PHẠM
BỘ MÔN SƢ PHẠM SINH HỌC



NƠI Ở, TƢƠNG QUAN CHIỀU DÀI VÀ TRỌNG LƢỢNG CỦA
CÁ BỐNG SAO (BOLEOPHTHALMUS BODDARTI (PALLAS,
1770))
Ở HUYỆN CÙ LAO DUNG TỈNH SÓC TRĂNG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH SƢ PHẠM SINH


Cán bộ hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện:
ThS. ĐINH MINH QUANG Lê Trần Đức Huy
MSSV 3102523




Cần Thơ, 2014
Luận văn tốt nghiệp khóa 36 (2014) Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm sinh i Bộ môn sư phạm sinh
CẢM TẠ

Để hoàn thành đề tài này tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình từ phía


nhà trƣờng, quý Thầy, Cô và các bạn cùng lớp. Tôi xin chân thành gửi lời cảm
ơn sâu sắc nhất đến:
Ban giám hiệu trƣờng Đại học Cần Thơ, lãnh đạo Khoa Sƣ phạm, Ban chủ
nhiệm Bộ môn Sƣ phạm Sinh học đã tạo điều kiện thuận lợi cho đề tài này đƣợc
thực hiện.
Xin chân thành cảm ơn thầy Đinh Minh Quang, ngƣời đã trực tiếp hƣớng
dẫn cho chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và cung cấp cho chúng tôi
những kiến thức quý báu.
Xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Anh Thƣ, thầy Nguyễn Minh Thành,
thầy Nguyễn Thanh Tùng cùng quý Thầy, Cô Phòng thí nghiệm Thực vật đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Cô Chú ở Cù Lao Dung và Trần Đề đã giúp đỡ tôi
trong việc thu mẫu.
Cảm ơn các bạn trong lớp Sƣ phạm Sinh K36 đặc biệt là các bạn Lại
Nguyễn Yến Nhƣ, Lý Văn Trọng, Đặng Thị Phƣơng Trúc đã giúp đỡ tôi rất nhiều
trong quá trình thực hiện luận văn này.
Luận văn tốt nghiệp khóa 36 (2014) Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm sinh ii Bộ môn sư phạm sinh

TÓM LƢỢC

Đề tài nghiên cứu “Nơi ở, tương quan chiều dài và trọng lượng của cá bống
sao Boleophthalmus boddarti ở huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng” được thực
hiện trên những mẫu cá được thu ở trực tiếp và gián tiếp ở địa điểm là Cù Lao
Dung tỉnh Sóc Trăng từ tháng 8/2013 đến 5/2014. Đề tài đã xác định được cấu trúc
hang của cá bống sao có dạng chữ U và chữ I, với số lượng miệng hang dao động
từ 2 đến 4 miệng và số lượng chẩm từ 2 – 3 chẩm. Cá bống sao sử dụng hang làm
nơi trú ẩn và trốn tránh kẻ thù cũng như trong việc sinh sản. Tỉ lệ đực cái của loài
có tỉ lệ tương đương 1:1 và tỉ lệ này không bị ảnh hưởng bởi mùa hay chiều dài
thành thục. Cá bống sao có sự tương quan chặt chẽ giữa chiều dài và trọng lượng

cơ thể, sự tương quan này không bị ảnh hưởng bởi giới tính, mùa hay chiều dài
thành thục. Kiểm định Student với mức ý nghĩa α = 5% cho thấy hệ số tăng trưởng
b tương đương với 3 chứng tỏ cá bống sao tăng trưởng đồng bộ cả về chiều dài và
trọng lượng cơ thể. Ngoài ra hệ số tăng trưởng này có sự khác biệt giữa đực và
cái, giữa mùa mưa và mùa khô tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt
thống kê. Hệ số điều kiện CF cho biết thức ăn của môi trường cung cấp đủ để loài
có thể phát triển bình thường.

Luận văn tốt nghiệp khóa 36 (2014) Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm sinh iii Bộ môn sư phạm sinh

MỤC LỤC
CẢM TẠ i
TÓM LƢỢC ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
CHƢƠNG I GII THIU 1
1. Đăt vấn đề 1
2. Mục tiêu đề tài 2
CHƢƠNG II LƢỢC KHẢO TI LIU 3
1. Khái quát về khu vực nghiên cứu 3
1.1 Khái quát về tỉnh Sóc Trăng 3
1.2. Khái quát về đối tƣợng nghiên cứu 4
2. Khái quát về cá bống sao 6
2.1. Đặc điểm hình thái 6
2.2 Cách xác định giới tính cá bống sao 8
2.3. Sự phân bố và tập tính sống 9
2.4. Đặc điểm sinh học sinh dƣỡng 10
2.5. Đặc điểm sinh học sinh sản 10

3. Tƣơng quan chiều dài trọng lƣợng 11
3.1. Nghiên cứu tƣơng quan chiều dài trọng lƣợng ở một số loài cá 12
3.2. Các nghiên cứu tƣơng quan chiều dài trọng lƣợng trên cá bống sao 13
4. Tổng quan về hang cá 14
CHƢƠNG III PHƢƠNG TIN V PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
1. Đối tƣợng nghiên cứu 18
2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 18
3. Phƣơng tiện nghiên cứu 19
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 19
Luận văn tốt nghiệp khóa 36 (2014) Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm sinh iv Bộ môn sư phạm sinh
4.1 Phƣơng pháp thu mẫu 19
4.2. Phƣơng pháp xác định đực cái 22
4.3. Phƣơng pháp tính hệ số tƣơng quan giữa chiều dài và trọng lƣợng 22
4.4. Phƣơng pháp xác định hệ số điều kiện 23
4.5. Phƣơng pháp xử lí số liệu 23
CHƢƠNG IV KẾT QUẢ V THẢO LUẬN 24
1. Hình thái và chức năng hang của cá bống sao 24
1.1. Hình thái hang 24
1.2. Chức năng hang 29
2. Tƣơng quan chiều dài trọng lƣợng 30
2.1. Tỉ lệ giới tính trong quần đàn 30
2.2. Mối tƣơng quan chiều dài trọng lƣợng 31
2.3. Hệ số điều kiện 38
CHƢƠNG V KẾT LUẬN V ĐỀ NGHỊ 39
1. Kết luận 39
2. Đề nghị 39
TI LIU THAM KHẢO 40
PHỤ LỤC i


Luận văn tốt nghiệp khóa 36 (2014) Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm sinh v Bộ môn sư phạm sinh

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Ý nghĩa của tham số tăng trƣởng (hệ số mũ) b 22
Bảng 2. Các chỉ số đo hang của cá bống sao 26
Bảng 3. Tỉ lệ giới tính cá bống sao 31
Luận văn tốt nghiệp khóa 36 (2014) Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm sinh vi Bộ môn sư phạm sinh

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Cá bống sao 8
Hình 2. Tƣơng quan chiều dài và trọng lƣợng thân cá bống trân 12
Hình 3. Tƣơng quan chiều dài trọng lƣợng của cá kèo vảy nhỏ 12
Hình 4. Tƣơng quan chiều dài trọng lƣợng cá bống 13
Hình 5. Tƣơng quan chiều dài trọng lƣợng cá bống sao ở Sóc Trăng 13
Hình 6. Tƣơng quan chiều dài và trong lƣợng cá bống sao ở Bến Tre 14
Hình 7. Hang hình chữ “U” (a), chữ “J” (b), chữ “Y” (c) và chữ “I” (d) 15
Hình 8. Hang không có hình dạng xác định (Nguồn: Gonzales et al., 2008) 16
Hình 9. Bản đồ địa điểm thu mẫu 18
Hình 10. Vùng bãi bồi nơi đổ hang và thu mẫu cá 19
Hình 11. Hang hình chữ I 24
Hình 12. Hang hình chữ U chụp từ trên xuống (A) và chụp ngang (B) 25
Hình 13. Miệng hang và dấu vết của vây ngực ở miệng hang cá bống sao 27
Hình 14. Ụ đất xung quanh miệng hang cá Taenioides cirratus (Itani and Uchino, 2003) 28
Hình 15. Các chỉ số đếm và đo hang cá bống sao 29
Hình 16. Giới tính cá bống sao 30
Hình 17. Tƣơng quan chiều dài trọng lƣợng cá cái 32
Hình 18. Tƣơng quan chiều dài trọng lƣợng cá đực 32
Hình 19. Tƣơng quan chiều dài trọng lƣợng quần đàn cá 33

Hình 20. Tƣơng quan chiều dài và trọng lƣợng thân ở cá đực vào mùa khô (A) và mùa mƣa (B)
34
Hình 21. Tƣơng quan chiều dài và trọng lƣợng thân ở cá cái theo mùa khô (A) và mùa mƣa (B)
35
Hình 22.Tƣơng quan chiều dài và trọng lƣợng thân ở cả hai giới vào mùa khô (A) và mùa
mƣa (B) 36

Luận văn tốt nghiệp khóa 36 (2014) Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm sinh 1 Bộ môn sư phạm sinh
CHƢƠNG I
GIỚI THIỆU

1. Đăt vấn đề
Việt Nam là một trong những quốc gia có điều kiện vô cùng thuận lợi để
phát triển ngành kinh tế thủy sản đa dạng với đƣờng bờ biển dài 3200 km, khoảng
300.000 ha mặt nƣớc vùng bãi bồi, hồ và đầm phá, gần 1 triệu km
2
vùng thềm lục
địa với nhiều bãi cá có giá trị kinh tế. Điều kiện địa lí vùng biển đã tạo nên những
vùng sinh thái khác nhau làm cho các loài thủy sinh vật vô cùng phong phú, điều
đó đã góp phần to lớn vào sự phát triển của đất nƣớc (Lê Bá Thảo, 2001). Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có ngành kinh tế thủy sản chiếm giá trị cao
trong cả nƣớc, chiếm 57,1% sản lƣợng trong 33,2% sản lƣợng sản xuất của cả nƣớc
và kim ngạch đạt trên 50% (Trƣơng Thị Hiền, 2011). Tuy nhiên, sự khai khác triệt
để từ cá lớn đến cá nhỏ ở các dải nƣớc ven bờ đã làm cho nguồn lợi thủy sản có
nguy cơ cạn kiệt. Một chƣơng trình khuyến ngƣ đã đƣợc phát động năm 1994 tập
trung vào 5 lĩnh vực giúp phát triển bền vững kinh tế biển, trong đó có nuôi trồng
các loài đặc sản biển trên cơ sở bảo vệ môi trƣờng sinh thái của đối tƣợng khai thác
(Lê Bá Thảo, 2001).
Nhu cầu thực phẩm về hải sản ngày càng đƣợc mở rộng, những loài cá nƣớc

mặn và nƣớc lợ thuộc họ cá bống ngày càng đƣợc quan tâm nhiều hơn, trong đó có
loài cá bống sao (Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770)) là một trong những món
ăn đặc sản của ĐBSCL hiện nay. Hiện nay nghiên cứu về đối tƣợng này còn hạn
chế, chỉ có một số nghiên cứu về đặc điểm hình thái, nơi phân bố và một số đặc
điểm sinh sản của một số tác giả nhƣ Mai Văn Hiếu (2009), Tô Thị Mỹ Hoàng
(2009) và Ngô Trúc Bình (2009). Cá bống sao là một loài có tập tính đào hang và
sống trong hang, nhƣng những hiểu biết về nơi ở cũng nhƣ hang của chúng ngoài
môi trƣờng tự nhiên vẫn còn chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều chỉ có nghiên cứu của
Nguyễn Thị Trà Giang và ctv. (2013) tuy nhiên, nghiên cứu của Nguyễn Thị Trà
Giang và ctv. (2013) đƣợc thực hiện trong thời gian ngắn nên chƣa thể làm rõ hết
vai trò của hang đối với cá bống sao. Tùy theo tập tính đào hang có thể xác định
hang cá bống sao có cấu trúc hang đơn giản hay phức tạp và dựa vào cấu trúc hang
sẽ phần nào xác định đƣợc mục đích sử dụng hang của cá bống sao. Quá trình tăng
Luận văn tốt nghiệp khóa 36 (2014) Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm sinh 2 Bộ môn sư phạm sinh
trƣởng của cá là một quá trình gia tăng về kích thƣớc cơ thể và khối lƣợng, đồng
thời quá trình này cũng đặc trƣng cho từng loài và thể hiện qua mối tƣơng quan
chiều dài trọng lƣợng, biết đƣợc đặc trƣng của loài sẽ góp phần cho việc nghiên
cứu các đặc điểm sinh học của cá dễ dàng và thuận lợi hơn. Mối tƣơng quan chiều
dài và trọng lƣợng của cá bống sao, một trong những đặc điểm quan trọng đƣợc sử
dụng để đánh giá sự tăng trƣởng của loài vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều chỉ có
nghiên cứu của Mai Văn Hiếu (2009) và Tô Thị Mỹ Hoàng (2009). Tuy nhiên, mối
tƣơng quan chiều dài và trọng lƣợng cá chỉ dừng lại ở mức độ quần đàn mà chƣa
xét đến sự tƣơng quan theo mùa hay theo chiều dài thành thục của cá. Vì vậy,
nhằm nghiên cứu kĩ hơn về nơi ở, mối tƣơng quan giữa chiều dài và trọng lƣợng cá
bống sao thì đề tài “Nơi ở, tƣơng quan giữa chiều dài và trọng lƣợng của cá bống
sao (Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770)) ở huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc
Trăng” đƣợc thực hiện.
2. Mục tiêu đề tài
Xác định cấu trúc và vai trò của hang đối với đời sống cá bống sao

(Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770)).
Xác định mối tƣơng quan giữa chiều dài và trọng lƣợng của cá bống sao
(Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770)) theo giới tính, mùa và theo chiều dài
thành thục.

Luận văn tốt nghiệp khóa 36 (2014) Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm sinh 3 Bộ môn sư phạm sinh
CHƢƠNG II
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Khái quát về khu vực nghiên cứu
1.1 Khái quát về tỉnh Sóc Trăng
1.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cuối lƣu vực sông Hậu thuộc vùng ĐBSCL, có tọa
độ địa lý 8
0
40'-10
0
14' vĩ độ bắc, 105
0
09'-106
0
48' kinh độ đông. Phía Tây bắc giáp
tỉnh Hậu Giang, phía Đông bắc giáp tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long, phía Tây
Nam giáp tỉnh Bạc Liêu Phía Đông Nam giáp Biển Đông. Sóc Trăng có 8 huyện:
Cù Lao Dung, Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Ngã Năm, Thạnh Trị, Vĩnh
Châu và Thị xã Sóc Trăng. Sóc Trăng có đƣờng bờ biển dài 72 km và 3 cửa sông
lớn (Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh) đổ ra biển. Sóc Trăng có diện tích bãi triều
rộng lớn, hệ thống sông ngòi, kênh rạch ven biển nhiều có thể xâm nhập mặn vào
sâu trong đất liền hàng chục km (Cục thống kê Sóc Trăng, 2012).
1.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình Sóc trăng tƣơng đối bằng phẳng với độ cao trung bình 0,5 – 1m so
với mực nƣớc biển, địa hình có dạng lòng chảo, hƣớng dốc từ sông Hậu thấp dần
vào trong, từ biển Đông và từ kênh Quản Lộ thấp dần vào trong đất liền. Tiểu địa
hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tƣơng đối
cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Vùng đất phèn có địa hình lòng
chảo ở phía Tây và ven kinh Cái Côn có cao trình rất thấp, từ 0 - 0,5 m. Nam
huyện Mỹ Tú và Nam huyện Thạnh Trị là vùng trũng dƣới dạng lòng chảo nên khó
thoát nƣớc, ngập úng kéo dài. Các huyện còn lại thƣờng không bị ngập lũ hay
không úng lâu (Cục thống kê Sóc Trăng, 2012).
Cù Lao Dung là một huyện ở phía Đông của tỉnh Sóc Trăng. Huyện là một
cù lao lớn nằm trên sông Hậu, giữa phần đất liền hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.
Phía Đông và Bắc giáp tỉnh Trà Vinh; Phía Tây giáp huyện Long Phú và huyện
Trần Đề, Phía Đông Nam giáp Biển Đông với diện tích 249,5 km
2
. Huyện Cù Lao
Dung ở độ cao so với mực nƣớc biển từ 0,5 – 1,4 m; trong đó, đại bộ phận diện
tích có độ cao từ 0,7 – 0,9 m. Huyện có địa hình khá bằng phẳng nhƣng bị chia cắt
Luận văn tốt nghiệp khóa 36 (2014) Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm sinh 4 Bộ môn sư phạm sinh
thành nhiều cù lao. Cù Lao Dung cũng là một huyện có diện tích lớn về nuôi trồng
và đánh bắt thủy sản đặc biệt là cá bống sao (Cục thống kê Sóc Trăng, 2012).
1.1.3. Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu Sóc Trăng phân làm hai
mùa rõ rệt mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo
dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 26 – 27
o
C, biên độ
nhiệt theo mùa trung bình 5 – 6
o
C, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống đến 23 – 24

o
C,
cao nhất có thể lên đến 31 – 32
o
C. Độ ẩm trung bình năm khoảng 84% - 85%, cao
nhất là 89% vào mùa mƣa và thấp nhất là 80% vào mùa khô. Lƣợng mƣa trung
bình các năm gần đây dao động trên dƣới 2100 mm/ năm (Cục thống kê Sóc
Trăng, 2012).
1.1.4. Tài nguyên
Sóc Trăng có diện tích đất tự nhiên là 331.118 ha bằng 8,33% diện tích
vùng ĐBSCL và diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp là 27.985 ha trong đó đất
dùng để nuôi trồng thủy sản chiếm 19,68%. Thế mạnh của tỉnh đƣợc thể hiện rõ từ
trong cơ cấu sử dụng đất. Bên cạnh đó, Sóc Trăng có nguồn lợi thuỷ sản lớn, vùng
biển là nơi trú ngụ của nhiều loại thuỷ, hải sản nƣớc lợ và nƣớc mặn có giá trị kinh
tế, trong đó có 661 loài cá, 35 loài tôm, có cả các loài tôm hùm, tôm rồng, 23 loài
mực gồm các họ mực nang, mực ống và mực sim, ngoài ra còn có nhiều loài cua,
ghẹ và nhuyễn thể khác. Khả năng khai thác hải sản gần bờ của Sóc Trăng có thể
đƣợc trên 20 nghìn tấn/năm, ngoài ra còn có điều kiện vƣơn ra khai thác xa bờ
(Cục thống kê Sóc Trăng, 2012). Những thuận lợi đó đã giúp cho Sóc Trăng có
khả năng hình thành các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung công nghiệp và bán
công nghiệp với quy mô lớn, mang lại giá trị hàng hóa cao, đẩy mạnh phát triển
kinh tế của Sóc Trăng nới riêng và vùng ĐBSCL nói chung.
1.2. Khái quát về đối tƣợng nghiên cứu
Theo Rainboth (1996) cá bống sao có hệ thống phân loại nhƣ sau:
Bộ cá vƣợc : Perciformes
Phân bộ cá bống: Gobioidei
Họ cá bống trắng: Gobiidae
Phụ họ: Oxudercinae
Luận văn tốt nghiệp khóa 36 (2014) Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm sinh 5 Bộ môn sư phạm sinh

Giống cá bống sao: Boleophthalmus
Loài: Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770)
Nghiên cứu mới nhất của Nguyễn Nhật Thi (2000) cho rằng cá bống sao
thuộc họ cá thòi lòi Periophthalmidae, giống cá lác và có hệ thống phân loại sau:
Bộ cá vƣợc: Perciformes
Phân bộ cá bống: Gobioidei
Họ cá thòi lòi: Periophthalmidae
Giống cá lác: Apocrypteidae
Loài cá lác đen: Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770)
Tuy có nhiều định danh về tên loài nhƣng hiện nay tên loài đƣợc chấp nhận
và sử dụng phổ biến là Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770) (Nguyễn Thị Trà
Giang và ctv. 2013; Froese and Pauly., 2012; Rainboth, 1996).
1.2.1. Khái quát phân bộ cá Bống Gobioidei
Có khoảng 700 loài thuộc phân bộ cá Bống (Gobioidei) trên thế giới đã
đƣợc mô tả và nhiều loài mới đƣợc phát hiện và mô tả hàng năm. Đa số loài có
kích thƣớc nhỏ, nhƣng cũng có loài đạt tới 50 cm nhƣ cá bống tƣợng (Oxyeleotris
macmoratus). Đặc điểm đặc trƣng cho phân bộ này là toàn thân thuôn tròn hoặc hơi
dài, đôi khi dẹp bên. Thƣờng phủ vẩy nhƣng đôi khi da trần. Không có vẩy đƣờng
bên dọc thân, nhƣng ở đầu có nhiều rãnh cảm giác nổi lên rõ rệt. Hai vây lƣng có
thể dính liền với nhau thành một, có gai cứng không điển hình. Vây bụng dính ở
ngực, gồm một gai cứng và 4-5 tia vây. Hai vây bụng thƣờng dính liền nhau thành
đĩa hút, dạng đĩa, dạng chén hoặc hình phễu (Gobiidae). Hai vây bụng có thể tách
biệt nhau (Odontobutididae và Eleotridae). Vây ngực đính cao và có gốc vây phát
triển. Không có bóng hơi (Nguyễn Văn Hảo, 2005).
Các loài trong phân bộ này phân bố rộng rãi khắp thế giới, sống ở các vùng
biển biển cạn ven bờ, có một số loài di cƣ vào nƣớc ngọt hoặc sống hẳn ở trong
nƣớc ngọt (Nguyễn Văn Hảo, 2005).
1.2.2. Họ cá bống trắng Gobiidae
Thân dẹp bên, phủ vẩy hoặc không phủ vẩy. Đầu dẹp bên hoặc dẹp bằng.
Mắt không nhô cao hơn mặt lƣng cửa đầu, không có màng da, mắt tự do. Có hai

vây bụng hợp thành dạng đĩa hút hoặc liền nhau ở phần gốc vây. Có một hoặc hai
Luận văn tốt nghiệp khóa 36 (2014) Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm sinh 6 Bộ môn sư phạm sinh
vây lƣng. Ở cá lớn, đai vai không có xƣơng bả, xƣơng quạ rất nhỏ, không có manh
tràn, phần lớn không có bóng hơi. Các loài thuộc họ cá này phân bố rộng trên khắp
thế giới, nhƣng tập trung nhiều ở biển, nƣớc lợ và của sông vùng ôn đới và nhiệt
đới, cũng có nhiều giống loài sống trong vùng nƣớc ngọt (Nguyễn Văn Hảo, 2005).
Ở Việt Nam họ cá bống có 5 phân họ xuất hiện ở ĐBSCL là:
Phân họ cá Bống lụa: Tridentigerinae
Phân họ cá Bống trắng: Gobiinae
Phân họ cá Bống đá: Gobionellinae
Phân họ cá Bống kèo: Oxudercinae
Phân họ cá Bống dài: Amblyopinae
1.2.3. Giống cá bống sao
Giống cá bống sao Boleophthalmus có đặc điểm: thân dẹp bên, phủ vảy tròn
nhỏ. Dọc thân có 60 - 120 vẩy. Đầu lớn. Mõm ngắn tù. Mắt lồi cao, mí mắt dƣới
phát triển nhƣ dạng một cái túi. Mỗi hàm có 1 hàng gai. Răng hàm trên nhọn, phần
trƣớc có một số răng nanh dài. Răng hàm dƣới chếch ngang ra ngoài miệng, đầu
răng dẹt và phân thành hai thùy, chỗ giáp hai xƣơng hàm có một đôi răng nanh lớn.
Vây lƣng thứ nhất có 5 gai cứng. Vây lƣng thứ 2 có 1 gai cứng và 22 - 28 tia. Vây
bụng hợp với nhau hoàn toàn, có dạng đĩa tròn. Vây ngực không có tia vây tự do,
gốc vây rất khỏe (Nguyễn Văn Hảo, 2005). Theo Rainboth (1996), đặc điểm của
giống này là mắt có mí dƣới, chiều dài gốc vây lƣng thứ nhất nhỏ hơn chiều cao
của nó. Mắt ở mí dƣới đỉnh đầu. Răng hàm dƣới vát xiên. Không có râu. Dọc thân
có 65 - 125 vẩy. Công thức vi: D1 = V; D2 = I, 23 - 24; A = I, 23; P = 17 - 18; V =
I, 5. Phân bố từ Ấn Độ đến Nhật Bản. Giống cá bống sao Boleophthalmus ở nƣớc
ta hiện chỉ thấy có 2 loài đó là cá bống sao (Boleophthalmus boddarti) và cá bống
nác (Boleophthalmus pectinirotris) (Nguyễn Văn Hảo, 2005).
2. Khái quát về cá bống sao
2.1. Đặc điểm hình thái

Đặc điểm hình thái của cá bống sao đƣợc Trƣơng Thủ Khoa và Trần Thị
Thu Hƣơng (1993) mô tả nhƣ sau: thân dẹp bên, đầu to, mõm tù, hƣớng xuống, có
hai nếp da nhỏ phủ trên môi trên, không có râu. Mắt nhỏ tròn, nằm trên một cuốn
ngắn, dựng đứng ở đỉnh đầu. Mí mắt dƣới tự do và cử động đƣợc. Khoảng cách
Luận văn tốt nghiệp khóa 36 (2014) Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm sinh 7 Bộ môn sư phạm sinh
giữa hai ổ mắt hẹp và ít thay đổi theo kích thƣớc cá. Miệng trƣớc, rộng miệng lớn
hơn vòm miệng. Rạch miệng xiên, kéo dài qua đƣờng thẳng đứng kẻ từ bờ sau của
mắt. Miệng cá màu đen. Răng hàm dƣới một hàng, mọc xiên, đỉnh chẻ hai, sau chỗ
tiếp hợp có một đôi răng chó. Trên một hàm có sáu răng chó, các răng khác nhỏ
mịn. Đầu lƣỡi tròn, lƣỡi dính với sàn miệng. Vảy tròn phủ khắp thân và đầu, trên
mỗi vảy có một u tròn. Vảy phủ quá một phần hai vây ngực và một phần vây đuôi.
Các gai của vây lƣng phát triển thành sợi dài. Cơ gốc vây lƣng, vây đuôi rất phát
triển thích hợp cho việc di chuyển trên cạn. Các tia phía dƣới vi đuôi ngắn, to. Hai
vây bụng dính nhau có dạng hình phễu. Cá có màu xám xanh hoặc xanh đen ửng
vàng. Bụng có màu trắng. Mỗi bên hông có bảy sọc đen vắt từ lƣng xuống bụng và
xiên về phía trƣớc. Có nhiều chấm nhỏ màu xanh da trời. Vây hậu môn, vây đuôi
màu xám, vi bụng màu trắng hồng.
Theo mô tả của Mai Đình Yên (1992), cá bống sao thân hình trụ tròn, dẹp bên
dần về phía đuôi. Cán đuôi ngắn. Đầu hình trụ, trán xuống dốc. Mõm nhọn ngắn,
nếp da của mõm có hai lá bên dài nhƣ 2 râu nhỏ. Mắt gần nhƣ không có cuốn, dính
sát vào nhau và nằm trên đỉnh đầu, có mí mở dƣới tự do. Miệng ở phía dƣới, hơi
xiên, rạch miệng kéo dài đến gàn bờ sau của mắt. Trên mỗi hàm có 1 hàng răng.
Hàm trên có dạng răng chó thƣa. Hàm dƣới gần nhƣ dẹt ngang và có một cặp răng
chó sau tiếp hợp. Lƣỡi cụt, gần nhƣ đính sát với sàn miệng. Các gai đầu tiên của
vây lƣng thứ nhất kéo dài, nhất là ở cá đực, khởi điểm vây lƣng thứ hai hơi trƣớc
hơn khởi điểm vây hậu môn. Cơ gốc vây ngực phát triển. Vây bụng nhọn. Vây đuôi
có dạng chén. lƣng có màu đen, bụng nhạt hơn. Nắp mang có màu xanh lá cây. Dọc
hai bên lƣng có 5 - 6 đốm màu xanh bạc. Bên thân có 4 - 5 đốm đen to. Trên thân
và đầu có các chấm nhỏ tròn xanh lá cây. Mỗi vẩy trên đầu và lƣng có thể có điểm

sắc tố đen xếp thành hàng dọc thân. Các vây màu xanh đen hoặc xám nhạt. Vây
đuôi có các chấm hồng dạng gợn sóng.
Luận văn tốt nghiệp khóa 36 (2014) Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm sinh 8 Bộ môn sư phạm sinh


Hình 1. Cá bống sao
(Nguồn:

2.2 Cách xác định giới tính cá bống sao
Theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004), chỉ có một số ít loài cá khác
nhau về hình dạng bên ngoài giữa con đực và con cái (nhƣ cá nhám, cá đuối).
Nhiều loài cá có những đặc điểm khác biệt về giới tính và có thể nhận biết đƣợc
thông qua các đặc điểm hình thái bên ngoài (nhƣ mức độ trơn láng của vi ngực ở
nhóm cá chép Trung Quốc, chép Ấn Độ; mức độ phình to của bụng, mức độ nhô ra
của lỗ sinh dục ở cá cái). Tuy nhiên, đa số các loài cá hoang dã sống ngoài tự
nhiên, xác định giới tính bằng cách quan sát các đặc điểm hình thái bên ngoài thì
rất khó khăn và nhất là đối với cá chƣa thành thục sinh dục. Trong trƣờng hợp
không xác định đƣợc giới tính bằng các đặc điểm hình thái bên ngoài, cá phải đƣợc
giải phẫu để quan sát tuyến sinh dục. Khi cần xác định giới tính cho một số lƣợng
Luận văn tốt nghiệp khóa 36 (2014) Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm sinh 9 Bộ môn sư phạm sinh
lớn mẫu, phƣơng pháp thƣờng đƣợc áp dụng là quan sát bằng mắt nếu cần thiết thì
có thể sử dụng kính lúp. Thông thƣờng, tinh sào có dạng dẹp và quăn dợn sóng
trong khi noãn sào có dạng ống, màu hồng nhạt và có hạt. Màu sắc của tuyến sinh
dục cũng là một đặc điểm quan trọng để xác định giới tính đối với cá chƣa thành
thục sinh dục, tinh sào thƣờng có màu trắng hay xám, trong khi đó noãn sào thƣờng
có màu hồng nhạt hay hơi đỏ. Tuy nhiên, quan sát tuyến sinh dục dƣới kính hiển vi
là cách xác định giới tính chính xác nhất, kể cả khi khảo sát các cá thể chƣa thành
thục.

2.3. Sự phân bố và tập tính sống
Ở Việt Nam cá bống sao phân bố chủ yếu ở vùng ĐBSCL, ngoài ra cá bống
sao còn phân bố ở Indo - Tây Thái Bình Dƣơng, từ bờ biển phía tây của Ấn Độ
(Mumbai, Maharashtra) về phía đông đến Sabah và miền nam Việt Nam, Thái lan,
Campuchia và Trung Quốc (Nguyễn Văn Hảo, 2005; Murdy, 1989).
Cá bống sao sống ở nƣớc lợ và mặn, cũng gặp ở nƣớc ngọt nhƣng rất ít. Là
loài cá đặc trƣng cho khu hệ cá vùng cửa sông và vùng nƣớc ngập triều hạ lƣu sông
Mê Kông (Ananda Rao et al., 1998; Nguyễn Văn Hảo, 2005; Trƣơng Thủ Khoa và
Trần Thị Thu Hƣơng, 1993). Nguyễn Nhật Thi (2000) cho rằng cá bống sao thuộc
loại cá sống ở biển nông và có khả năng thích nghi cao với sự biến đổi của môi
trƣờng, vì vậy cá phân bố ở hầu hết các khu vực của biển Việt Nam từ bãi triều đến
độ sâu 100m và có độ mặn dao động trong khoảng 3,33 đến 38%, mặc dù có độ
phân bố rộng nhƣng ở những vùng cửa sông, bãi triều là nơi cá bống sao thƣờng
tập trung cả về thành phần loài và số lƣợng.
Chúng sống thành từng đàn kiếm ăn và ở trong hang. Cá bống sao xây dựng
hang trú ẩn dọc theo bãi bồi của rừng ngập mặn. Nhờ cơ gốc vây ngực, cơ gốc vây
đuôi và các tia rất khỏe nên cá có thể trƣờn hoặc nhảy nhanh nhẹn trên bùn
(Ananda Rao et al., 1998; Nguyễn Văn Hảo, 2005; Trƣơng Thủ Khoa và Trần Thị
Thu Hƣơng, 1993). Khi mật độ cá thể cao, cá bống sao xây dựng những “bức
tƣờng” làm từ bùn xung quanh lãnh thổ nhằm làm giảm sự xâm lấn của những con
cá khác. Chính vì có các bức tƣờng, vùng lãnh thổ của chúng bao gồm những vũng
nƣớc và những khu đất bùn dốc (Clayton and Wright, 1989).
Luận văn tốt nghiệp khóa 36 (2014) Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm sinh 10 Bộ môn sư phạm sinh
2.4. Đặc điểm sinh học sinh dƣỡng
Theo Nguyễn Thị Trà Giang và ctv. (2013), cá bống sao thuộc loài cá có
tính ăn thiên về thực vật, mùn bã hữu cơ và khuê tảo là hai loại thức ăn chính của
cá bống sao. So với khuê tảo thì mùn bã hữu cơ chiếm tỉ lệ thấp hơn. Trong nhóm
khuê tảo thì chi Navicula là nhóm xuất hiện nhiều nhất so với 2 chi khác là
Pleugrosigma và Nitzshia. Có sự sai khác về thành phần thức ăn giữa cá bống sao

đực và cái về thành phần Pleugrosigma và Navicula, tỉ lệ này ở con đực cao hơn ở
con cái.
Theo Ravi (2013) cá bống sao là nhóm ăn phiêu sinh thực vật đáy, chúng
cạp bề mặt bùn qua lại từ bên này sang bên kia bằng chuyển động của đầu, thành
phần thức ăn là tảo cát đáy, tảo xanh (Clayton, 1993; Khoo, 1966 ). Thành phần
thức ăn giữa cá đực và cá cái là giống nhau chỉ khác nhau ở tỉ lệ phần trăm từng
loại thức ăn
Theo Clayton and Wright (1989) thì mật độ thức ăn của cá bống sao là tảo
silic thay đổi, mật độ tảo silic cao nhất đƣợc tìm thấy trên các dốc bùn và thấp nhất
ở các bức tƣờng ranh giới. Các bức tƣờng bùn đƣợc xem nhƣ là một nhân tố thứ
yếu, gián tiếp trong việc duy trì số lƣợng tảo silic trong vùng lãnh thổ.
2.5. Đặc điểm sinh học sinh sản
Nguyễn Thị Trà Giang và ctv. (2013) nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh
sản của cá bống sao phát hiện đƣợc 5 giai đoạn thành thục đồng thời đã tìm ra quy
trình nhuộm tƣơng phản Hematoxylin – Eosin.
Giai đoạn I: noãn sào là 2 sợi mảnh, nhỏ do mạch máu và mô liên kết chƣa
phát triển, nằm sát xƣơng sống.
Giai đoạn II: noãn sào có màu vàng nhạt. Xem dƣới kính hiển vi ta có thể
thấy đƣợc hạt trứng.
Giai III: mắt thƣờng nhìn thấy rõ từng tế bào trứng dính sát vào nhau, khó
tách rời. Noãn sào lớn, có màu vàng nghệ và có nhiều mạch máu phân bố, hình
dạng cũng chƣa ổn định.
Giai đoạn IV: noãn sào gia tăng kích thƣớc, tế bào trứng có kích thƣớc to,
màu vàng đậm và đồng đều.
Luận văn tốt nghiệp khóa 36 (2014) Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm sinh 11 Bộ môn sư phạm sinh
Giai đoạn V: giai đoạn đẻ trứng. Noãn sào có kích thƣớc lớn nhất so với các
giai đoạn còn lại. Các hạt trứng có thể chảy ra khi chạm vào noãn sào. Có thể thấy
đƣợc các mạch máu rất rõ ở giai đoạn này.
Cũng trong nghiên cứu này Nguyễn Thị Trà Giang và ctv (2013) đã thực hiện

nhuộm tƣơng phản lát cắt ngang tuyến trứng của cá bống sao qua 5 giai đoạn và đi
đến kết luận cá bống sao là loài cá đẻ đồng loạt theo nhóm.
3. Tƣơng quan chiều dài trọng lƣợng
Theo Nikolsky (1963) tốc độ sinh trƣởng của cá là quá trình gia tăng về kích
thƣớc và khối lƣợng của cơ thể. Tốc độ sinh trƣởng của cá phụ thuộc vào nhiều yếu
tố nhƣ điều kiện sống và đặc tính di truyền của loài đƣợc thể hiện qua mối tƣơng
quan giữa chiều dài và trọng lƣợng của cá (đƣợc trích dẫn bởi (Phạm Thanh Liêm
và Trần Đắc Định, 2004)). Dữ liệu về chiều dài và trọng lƣợng là tiêu chuẩn hữu
ích cho việc thu mẫu cá (Morato et al., 2001). Sự tăng trƣởng của cá và các sinh
vật khác có ảnh hƣởng đến chiều dài của chúng, có thể nói sự tăng trƣởng và chiều
dài của loài có mối tƣơng quan với nhau (Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định,
2004).
Hồi quy chiều dài – trọng lƣợng đƣợc sử dụng thƣờng xuyên để ƣớc tính
trọng lƣợng từ chiều dài vì những phép đo trọng lƣợng trực tiếp có thể tốn nhiều
thời gian trong lĩnh vực này (Sinovcic et al., 2004). Tƣơng quan chiều dài trọng
lƣợng là một trong những phân tích thƣờng đƣợc sử dụng hầu hết ở các dữ liệu
thủy sản (Mendes et al., 2004).
Công thức sinh trƣởng của cá qua mối quan hệ giữa chiều dài và khối lƣợng
theo công thức đƣợc đề xuất bởi Huxley (1924) (đƣợc trích dẫn bởi Phạm Thanh
Liêm và Trần Đắc Định (2004)).
W = a.L
b

Trong đó:
W: là khối lƣợng
L: chiều dài
a: hằng số tăng trƣởng ban đầu
b: hệ số tăng trƣởng
Le Cren (1951) đã chuyển đổi phƣơng trình của Huxley thành dạng log nhƣ sau:
Luận văn tốt nghiệp khóa 36 (2014) Trường Đại học Cần Thơ

Chuyên ngành sư phạm sinh 12 Bộ môn sư phạm sinh
log W = log a + b*log TL
3.1. Nghiên cứu tƣơng quan chiều dài trọng lƣợng ở một số loài cá
Mối tƣơng quan giữa chiều dài và trọng lƣợng cá đã đƣợc nghiên cứu ở các
loài thuộc họ cá bống nhƣ Butis butis, Pseudapocryptes elongatus, Acentrogobius
Chlorostigmatoide (Ngô Trúc Bình, 2009).
Theo Ngô Trúc Bình (2009) nghiên cứu trên loài cá bống trân (Butis butis)
đã tính toán đƣợc hệ số tƣơng quan chiều dài trọng lƣợng của cá bống trân có
phƣơng trình hồi qui W= 0,0108L
3,0075
với R
2
= 0,9631 (hình 2).

Hình 2. Tƣơng quan chiều dài và trọng lƣợng thân cá bống trân
Hệ số tƣơng quan chiều dài trọng lƣợng của cá kèo vảy nhỏ
(Pseudapocryptes elongatus ) có phƣơng trình hồi qui W = 0,0447L
2,3333
với R
2
=
0,8964 (hình 3).

Hình 3. Tƣơng quan chiều dài trọng lƣợng của cá kèo vảy nhỏ
Luận văn tốt nghiệp khóa 36 (2014) Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm sinh 13 Bộ môn sư phạm sinh
Cá Bống (Acentrogobius Chlorostigmatoide) có phƣơng trình hồi qui W =
0,0086L
3,1614
với R

2
=0,9523 (hình 4)

Hình 4. Tƣơng quan chiều dài trọng lƣợng cá bống
Từ những biểu đồ (hình 2, 3, 4) thể hiện sự tƣơng quan giữa chiều dài và
trọng lƣợng cơ thể cá ở các loài khác nhau có thể kết luận sự tƣơng quan giữa chiều
dài và trọng lƣợng cơ thể cá đều rất chặt chẽ (R
2
> 0,7) và có sự tăng trƣởng không
đồng đều giữa chiều dài và trọng lƣợng, đặc biệt ở giai đoạn đầu thƣờng tăng
nhanh về chiều dài cơ thể hơn so với trọng lƣợng.
3.2. Các nghiên cứu tƣơng quan chiều dài trọng lƣợng trên cá bống sao
Nghiên cứu của Mai Văn Hiếu (2009) về mối tƣơng quan chiều dài trọng
lƣợng dựa trên 50 mẫu cá bống sao ở Sóc Trăng đã xác định đƣợc phƣơng trình hồi
qui có dạng W = 0,0051L
3,2623
với R
2
=0,923 (hình 5)

Hình 5. Tƣơng quan chiều dài trọng lƣợng cá bống sao ở Sóc Trăng
Luận văn tốt nghiệp khóa 36 (2014) Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm sinh 14 Bộ môn sư phạm sinh
Kết quả của Tô Thị Mỹ Hoàng (2009) khi nghiên cứu về tƣơng quan chiều
dài trọng lƣợng ở cá bống sao trên 28 mẫu ở Bến tre đã xác định đƣợc phƣơng trình
hồi qui có dạng W= 0,0069L
3,162
với R
2
= 0,8925 (hình 6)


Hình 6. Tƣơng quan chiều dài và trong lƣợng cá bống sao ở Bến Tre
Cả hai kết quả nghiên cứu tuy xác định trên số lƣợng ít cá thể cá bống sao
(nhỏ hơn 55) nhƣng dựa vào đồ thị có thể nhận thấy thấy cá bống sao có sự liên
quan chặt chẽ và có sự tăng trƣởng không đồng đều giữa chiều dài và trọng lƣợng
cá, đặc biệt ở giai đoạn đầu cá tăng nhanh hơn về chiều dài.
Không chỉ riêng họ cá bống mà đã có rất nhiều nghiên cứu về mối tƣơng
quan chiều dài và trọng lƣợng ở các loài khác, các nghiên cứu đó đều chỉ ra rằng
chiều dài và trọng lƣợng cá có mối quan hệ mật thiết với nhau tuy nhiên trong quá
trình sinh trƣởng của cá luôn có những biến động về môi trƣờng sống, về dinh
dƣỡng nên kết quả nghiên cứu đƣợc không thể đảm bào hoàn toàn về sự chính xác
trong mọi thời điểm và đồ thị biểu diễn mối tƣơng quan của các loài cá khác nhau
cũng thể hiện đƣợc sự tăng trƣởng và phát triển không đồng đều trong từng giai
đoạn mặc dù kết quả nghiên cứu trên các loài là khác nhau và không đồng nhất tuy
nhiên vẫn phát triển đúng theo qui luật đƣờng cong hàm số mũ.
4. Tổng quan về hang cá
Hang là nơi ở của nhiều loài cá và đƣợc tìm thấy ở nhiều vùng nƣớc khác
nhau từ nƣớc ngọt cho đến nƣớc mặn và từ đáy biển sâu đến vùng bãi bồi ven biển
(RJA Atkinson and AC Taylor, 1991; DA Clayton, 1993; Atsushi Ishimatsu et al.,
1998; Gyo Itani and Takashi Uchino, 2003; R.S. Jones et al., 1989). Hang đƣợc cá
Luận văn tốt nghiệp khóa 36 (2014) Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm sinh 15 Bộ môn sư phạm sinh
sử dụng nhƣ là nơi tránh kẻ thù, chứa thức ăn và sinh sản (Atkinson and Taylor,
1991; Silverberg et al., 1987; Takegaki, 2001; Takegaki and Nakazono, 1999).
Hang cá có nhiều cửa và rất nhiều hình dạng khác nhau nhƣ hình chữ “U” (hình
7a), chữ “J” (hình 7b) và chữ “Y” (hình 7c) và chữ “I” (Đặng Ngọc Thanh và ctv.,
2001) (Atkinson and Taylor, 1991; Ishimatsu et al., 2007; Ishimatsu et al., 1998;
Mazzoldi, 2001). Một số loài hang của chúng không có hình dạng rõ ràng (hình 8)
nhƣ loài cá bống Odontamplyopus lacepedii (Gonzales et al., 2008).
Theo Atkinson and Taylor (1991) những loài cá bống thƣờng có hai cách

đào hang, cách thứ nhất cá cạp đất để đào hang và tạo thành các ụ đất bao xung
quanh miệng hang (đào hang chủ động), và cách thứ hai cá uốn lƣợn cơ thể để đào
hang và không tạo ra đƣợc các ụ đất xung quang miệng hang (đào hang thụ động),
bên cạnh đó cá cũng có thể chiếm hang của các loài khác sống xung quanh và tạo
hang cho mình.


Hình 7. Hang hình chữ “U” (a), chữ “J” (b), chữ “Y” (c) và chữ “I” (d)
(Nguồn: Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2001)
Luận văn tốt nghiệp khóa 36 (2014) Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm sinh 16 Bộ môn sư phạm sinh

Hình 8. Hang không có hình dạng xác định (Nguồn: Gonzales et al., 2008)
Cấu trúc điển hình của hang cá gồm 3 phần (Quang, 2012):
Miệng hang (cửa vào) là nơi cá ra vào hang, hang thƣờng có nhiều miệng,
miệng hang chính có đƣờng kính lớn hơn so với những miệng hang còn lại. Miệng
hang có thể có ụ đất bao xung quanh hang nhƣ hang cá Taenioides cirratus (Itani
and Uchino, 2003), cá Valenciennea longipinnis (Takegaki and Nakazono, 2000)
hoặc miệng hang trơn láng nhƣ cá kèo vảy nhỏ Pseudapocryptes elongatus ( Tran
Dac Dinh, 2008). Miệng hang có thể có dấu vết của vây ngực nhƣ cá Taenioides
cirratus (Itani and Uchino, 2003).
(2) Nhánh hang là các đƣờng ống nối giữa miệng hang với chẩm hoặc ống
nối giữa các chẩm với nhau. Cá sử dụng phần này để di chuyển hoặc có thể dễ
dàng trốn tránh kẻ thù. Một số loài dùng nhánh hang nhƣ là buồng chứa trứng vào
mùa sinh sản hoặc nơi để trao đổi khí (Ishimatsu et al., 2007; Ishimatsu et al.,
1998).
(3) Chẩm (nơi nối các nhánh hang và cũng là phần có đƣờng kính to nhất
của hang) đƣợc dùng nhƣ là nơi để cá chuyển hƣớng khi di chuyển hoặc trốn tránh
kẻ thù hoặc dùng nhƣ là “buồng chứa trứng” vào mùa sinh sản nhƣ cá
Valenciennea longipinnis, cá Odontamplyopus lacepedii (Atkinson and Taylor,

1991; Gonzales et al., 2008; Silverberg et al., 1987; Takegaki, 2001; Takegaki and
Nakazono, 1999). Trong cùng một loài, chiều cao của hang (khoảng cách từ miệng
hang đến chẩm) và kích cỡ miệng hang có mối tƣơng quan thuận với nhau và
Luận văn tốt nghiệp khóa 36 (2014) Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm sinh 17 Bộ môn sư phạm sinh
chúng cũng tƣơng quan thuận với mức độ thành thục của cá. Điều này có nghĩa là
cá còn non thì đào hang có độ cao thấp và đƣờng kính miệng hang nhỏ. Cá càng
lớn thì đào hang càng sâu và đƣờng kính miệng hang càng rộng. Hang càng sâu thì
càng có vai trò tốt cho quá trình trốn tránh kẻ thù (Atkinson and Taylor, 1991).
Luận văn tốt nghiệp khóa 36 (2014) Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành sư phạm sinh 18 Bộ môn sư phạm sinh
CHƢƠNG III
PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là cá bống sao Boleophthalmus bordatti. Mẫu cá bống sao
đƣợc thu định kỳ 1 lần/ tháng bằng cách dùng tay bắt trực tiếp hoặc gián tiếp bằng
ngƣ cụ của ngƣ dân.
2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2013 đến tháng tháng 5/2014, tại huyện
Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng ( hình 9, hình 10).

Hình 9. Bản đồ địa điểm thu mẫu

×