Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Nhận xét chương trình và sách giáo khoa Hóa 10cb

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.21 KB, 4 trang )

BÀI TẬP NHÓM 1
NHẬN XÉT CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA LỚP 10 CƠ
BẢN (HỌC KỲ I)
Thành viên:
- Trần Thị Cảnh
- Nguyễn Khắc Hiếu
- Mai Thị Mỹ Hương
- Nguyễn Minh Luýt
- Hồ Thị Ngọc Oanh
- Lê Văn Quyết
- Phạm Xuân Thành
- Nguyễn Thị Vũ Tuyết
1. Ưu điểm:
a. Chương trình:
Nhìn chung, chương trinh Hóa học Lớp 10 THPT gồm 7 chương, 4 chương
đầu cụ thể như sau:
- Chương 1: Nguyên tử:
Nội dung của Chương nhằm hình thành khái niệm nguyên tử với các nội
dung về thành phần cấu tạo, kích thước, khối lượng, hạt nhân nguyên tử, nguyên
tố hóa học, obitan nguyên tử, vỏ nguyên tử… Nếu như ở THCS, khái niệm về
các loại hạt cơ bản cấu tạo nên nguyên tử được hình thành để học sinh thừa
nhận nguyên tử có cấu tạo phức tạp thì ở chương này các khái niệm về nguyên
tử được nghiên cứu sâu sắc theo các quan điểm hiện đại và nọi dung của nó đã
trở thành cơ sở lý thuyết để nghiên cứu các chương tiếp theo trong chương
trình. Các khái niệm về hạt nhân nguyên tử,lớp vỏ electron, obitan nguyên tử,
cấu hình electron…luôn được đề cập đến trong việc hình thành khái niệm khác
và giải thích, dự đoán tính chất các chất được nghiên cứu trong chương trình.
- Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được xây dựng trên cơ sở sự tăng dần
điện tích hạt nhân nguyên tử và nguyên tắc sắp xếp các electron vào lớp vỏ
nguyên tử. Sự biến thiên của điện tích hạt nhân dẫn đến sự biến thiên tuầna hàn


của cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố và là nguyên
nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất các nguyên tố. Dây cũng chính là
nội dung định luật tuần hoàn cấc nguyên tố hóa học. Dây cũng chính là cơ sở lý
thuyết chủ đạo giúp cho việc dự đoán, giải thích tính chất các chất, sự biến thiên
tính chất các nhóm nguyên tố A, B được nguyên cứu trong chương trình
- Chương 3: Liên kết hóa học
Các kiến thức về cấu tạo nguyên tử và bảng tuần hoàn là cơ sở để hình thành
các khái niệm về liên kết hóa học, nguyên nhân hình thành liên kết, các dạng
liên kết và bản chất của chúng theo quan điểm của các học thuyết hóa học hiện
đại. Khái niệm hóa trị, số oxi hóa được hình thành để chuẩn bị cho việc tiếp thu
kiến thức về phản ứng oxi hóa khử. Các kiến thứcv về liên kết hóa học , các
dạng mạng tinh thể giúp học sinh xác định và mô tả được cấu trúc phân tử các
chất nghiên cứu và từ đó dự đoán, lí giải tính chất vật ví, tính chất háo học của
chất.
- Chương 4: Phản ứng oxi hóa – khử
Trên cơ sở các kiến thức về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, khái niệm
hóa trị vàs ố oxi hóa mà khái niệm phản ứng hóa học nói chung, phản ứng oxi
hóa – khử nói riêng được xem xét một cách khoa học và đi sâu vào bản chất của
chúng. Định nghĩa về phản ứng oxi hóa – khử các khái niệm về sự oxi hóa, sự
khử, chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử cũng được thể hiện
một cách đầy đủ và sâu sắc hơn so với khái niệm đã nghiên cứu ở THCS. Sự
phân loại phản ứng hóa học cũng được đề cập ở mức độ khái quát cao hơn khi
dựa vào cơ ở sự thay đổi số oxi hóa đê chia hản ứng hóa học thành hai loại:
Phản ứng oxi hóa – khử và không phải phản ứng oxi hóa – khử. Như vậy sự
phân loại phản ứng hóa học trong hóa vô cơ ở phổ thong đến đây cũng được
xem là đầy đủ và trọn vẹn.
Kiến thức trong các chương 1, 2, 3 được coi là lí thuyết chủ đạo của chương
trình hóa học THPT nói riêng và hóa học phổ thông nó chung. Từ đây các nhóm
nguyên tố hóa học và các chất hóa học trong chương trình được nghiên cứu trên
cơ sở lí thuyết này. Trong chương trình cũng có nghiên cứu các nội dung lí

thuyết khác nhưng chúng đều được hình thành trên cơ sở của thuyết electron về
cấu tạo chất.
Một số đổi mới chương trình:
+ Chương 1: Nguyên tử có xem xét them về năng lượng của các electron
trong nguyên tử
+ Chương 2: Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học
đã nghiên cứu dạng bảng dài và xem xét cả sự biến đổi tuần hoàn bán kính
nguyên tử, năng lượng ion hóa, ái lực electron, độ âm điện…
+ Chương 3: Liên kết hóa học có nghiên cứu các dạng liên kết: ion, cộng hóa
trị, cho nhận, liên kết kim loại, các dạng mạng tinh thể: ion, nguyên tử, phân
tử, tinh thể kim loại, sự lai hóa orbitan, sự xen phủ tạo liên kết đơn, đôi, ba.
- Chú trọng nâng cao mức độ hiện đại các kiến thức lí thuyết cơ sở hóa học chung
để làm cơ sở cho việc nghiên cứu giải thích, dự đoán vai trò chủ đạo của lí
thuyết trong toàn bộ chương trình.
Ví dụ: Khái niệm obitan nguyên tử, năng lượng electron, sự lai hóa
obitan,…
- Nội dung phần lí thuyết được trình bày ở mức độ khoa học hiện đại phù hợp với
các yêu cầu của chương trình THPT và chương trình nâng cao và đảm bảo cho
học sinh vận dụng để tìm tòi, nghiên cứu đi sâu tìm hiểu bản chất của các hiện
tượng hóa học.
- Hệ thống kiến thức về chất mang tính toàn diện, đảm bảo cho học sinh có đủ dữ
kiện để hiểu, vận dụng cơ sở lí thuyết hóa học chung để giải thích, dự đoán tính
chất đặc trưng của các chất, đồng thời còn có các sự kiện để hoàn thiện, mở
rộng, phát triển nội dung lí thuyết về khái niệm chất và sự biến đổi của chất.
- Cấu trúc chương trình Hóa học THPT có tính chặt chẽ, logic và sư phạm.
Chương trình được cấu tạo chủ yếu theo nguyên tắc dường thẳng, có một số nội
dung có cấu trúc đồng tâm với chương trình Hóa học THCS nhưng có tính chất
mở rộng, phát triển khái niệm trên cơ sở các kiến thức lí thuyết chủ đạo (kiến
thức lí thuyết hóa học cơ sở chung) của chương trình. Trong chương trình có sự
sắp xếp xen kẽ nhau giữa kiến thức lí thuyết với kiến thức về các chất cụ thể, có

sự phân chia mức độ khó khăn của các nội dung kiến thức lí thuyết vẫn đảm bảo
được vai trò chủ đạo của lí thuyết, logic phát triển của khái niệm và tính vừa sức
trong hoạt động nhận thức của học sinh.
b. Sách giáo khoa:
- Bố cục sách cũng tương đối ổn.
- Hệ thống những bài đọc thêm và tư liệu đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến
thức cho học sinh.
- Những kiến thức trọng tâm được in chữ màu xanh nỗi bật để học sinh dễ
học hơn.
- Hệ thống bài tập vừa sức từng đối tượng học sinh, phù hợp với lượng
kiến thức phần lý thuyết cung cấp.
2. Nhược điểm:
a. Sách giáo khoa:
- Tông màu chủ yếu của sách là màu xanh (từ chữ cho đến hình ảnh) khó gây
hứng thú cho học sinh.
- Những phần chữ in xanh quá nhiều. Ví dụ như những phần tư liệu thì toàn bộ in
chữ màu xanh (trang 14, 15, 16, 36, 71) hay có những cụm từ không quan trọng
cũng được in màu xanh.
- Chương 2, Bài 9, trang 42. Phần “Sự biến đổi các đại lượng vật lý” lại xếp
chung một mục với “Sự biến đổi tính chất”, cụ thể phần biến đổi bán kính các
nguyên tố lại chỉ được đưa vào mục 1 của I bằng hình thức giải tích sự biến đổi
tính kim loại, phi kim trong một chu kỳ. Phần “Độ âm điện” lại được đưa vào
mục 3 của I trong khi độ âm điện cũng như bán kính nguyên tử đều là các đại
lượng vật lý của các nguyên tố thì nên đưa ra một mục riêng tách ra và nằm
trước mục “I – Tính kim loại, tính phi kim”. Mục “III – Oxit và hiđrooxxit của
các nguyên tố nhóm A” nên lồng vào mục “I – Tính kim loại, tính phi kim” để
học sinh dễ liên hệ hơn.
- Chương 3 không đề cập đến liên kết kim loại ngay cả phần tư lieu hay đọc thêm
bởi liên kết kim loại sẽ rất cần thiết để lên lớp 12 học sinh dễ học hơn

×