Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh châu đốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.88 KB, 49 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



NGUYỄN NGỌC TÂN


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ
CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH CHÂU ĐỐC



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: Tài chính Ngân hàng
Mã ngành: 52340201




8 - 2013



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH





NGUYỄN NGỌC TÂN
MSSV: 4104547


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ
CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH CHÂU ĐỐC


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: Tài chính Ngân hàng
Mã ngành: 52340201


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN HỒ ANH KHOA



8 – 2013

i


LỜI CẢM TẠ
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô Khoa Kinh
tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền

đạt những kiến thức quý báu cũng như những kinh nghiệm về nghiên cứu và
cuộc sống trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Đặc biệt là sự hướng dẫn
và giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Hồ Anh Khoa trong suốt quá trình tôi
thực hiện đề tài. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh,
chị, cô, chú đang công tác tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi
nhánh Châu Đốc đã nhiệt tình cung cấp số liệu cũng như thông tin cần thiết
liên quan đến đề tài.
Trong thời gian thực hiện đề tài, dù đã có cố gắng hết sức nhưng vẫn
không tránh khỏi những thiếu sót kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế. Rất
mong nhận được những lời góp ý, phê bình của quý Thầy Cô.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe và công tác tốt đến quý Thầy Cô
và các anh, chị, cô, chú đang công tác tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam chi nhánh Châu Đốc.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …


Nguyễn Ngọc Tân



ii


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn nào khác.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …



Nguyễn Ngọc Tân

iii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP



















Ngày … tháng … năm …
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)
iv



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN





















Ngày … tháng … năm …



Nguyễn Hồ Anh Khoa


v


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN





















Ngày … tháng … năm …


Giáo viên phản biện


vi


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Phạm vi không gian 2
1.3.2 Phạm vi thời gian 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3
2.1.1 Tổng quan về NHTM 3
2.1.2 Một số lý luận về hoạt động huy động vốn 3
2.1.3 Một số lý luận về hoạt động cho vay 5
2.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân hàng 6
2.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay của Ngân hàng 7
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 8
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 8
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM CHI NHÁNH CHÂU ĐỐC 10
3.1 GIỚI THIỆU 10
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 10
3.1.2 Các sản phẩm tại Ngân hàng 10
3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN

HÀNG GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 12
Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY
CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH
CHÂU ĐỐC 14
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG GIAI
ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 14
4.1.1 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng 14
vii


4.1.2 Huy động vốn theo kỳ hạn 14
4.1.3 Huy động vốn theo đối tượng khách hàng 17
4.1.4 Huy động vốn theo nội tệ, ngoại tệ 19
4.2 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG 19
4.2.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn 19
4.2.2 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động 20
4.2.3 Chi phí lãi bình quân 20
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN
2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013 21
4.3.1 Doanh số cho vay 21
4.3.2 Doanh số thu nợ 21
4.3.3 Dư nợ 22
4.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG 26
4.4.1 Hệ số thu nợ 26
4.4.2 Tổng dư nợ trên vốn huy động 27
4.4.3 Vòng quay vốn tín dụng 27
4.4.4 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ 27
4.4.5 Dự phòng RRTD/Nợ xấu 28
4.4.6 Số khách hàng được cho vay 28
4.5 SO SÁNH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY CỦA

VIETCOMBANK CHÂU ĐỐC VỚI AGRIBANK PHÚ TÂN 30
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG 32
5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ
CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG 32
5.1.1 Những kết quả đạt được 32
5.1.2 Những hạn chế 32
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO
VAY TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK CHÂU ĐỐC 33
5.2.1 Đối với công tác huy động vốn 33
5.2.2 Đối với hoạt động cho vay 34
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35
6.1 KẾT LUẬN 35
6.2 KIẾN NGHỊ 35
6.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước 35
viii


6.2.2 Đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36








ix



DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại Thương Châu
Đốc giai đoạn 2010-T6/2013 13
Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại Thương Châu Đốc giai
đoạn 2010 – T6/2013 15
Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của Ngân hàng Ngoại
Thương Châu Đốc giai đoạn 2010 – T6/2013 16
Bảng 4.3 Tình hình nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng của Ngân
hàng Ngoại Thương Châu Đốc giai đoạn 2010 – T6/2013 18
Bảng 4.4 Tình hình nguồn vốn huy động theo nội tệ, ngoại tệ của Ngân hàng
Ngoại Thương Châu Đốc giai đoạn 2010 – T6/2013 19
Bảng 4.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Ngoại
Thương Châu Đốc giai đoạn 2010 – T6/2013 21
Bảng 4.6 Tình hình cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Châu Đốc giai đoạn
2010 – T6/2013 23
Bảng 4.7 Doanh số cho vay và doanh số thu nợ theo đối tượng khách hàng của
Ngân hàng Ngoại Thương Châu Đốc giai đoạn 2010 – T6/2013 24
Bảng 4.8 Dư nợ theo đối tượng khách hàng của Ngân hàng Ngoại Thương
Châu Đốc giai đoạn 2010 – T6/2013 25
Bảng 4.9 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay của Ngân hàng Ngoại
Thương Châu Đốc giai đoạn 2010 – T6/2013 29








x


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 4.1 Tình hình huy động vốn và cho vay của Ngân hàng Vietcombank
Châu Đốc giai đoạn 2010-T6/2013 29
Hình 4.2 Tình hình huy động vốn và cho vay của Ngân hàng Agribank Phú
Tân giai đoạn 2010-T6/2013 30






















xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
CKH Có kỳ hạn
DSCV Doanh số cho vay
DSTN Doanh số thu nợ
KKH Không kỳ hạn
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng Thương Mại
NHTMCP Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần
RRTD Rủi ro tín dụng
TCKT Tổ chức kinh tế
TCTD Tổ chức tín dụng
TG Tiền gửi
VHĐ Vôn huy động
Tiếng Anh
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
ATM Automated Teller Machine (Máy rút tiền tự động)
Vietcombank Ngân hàng Ngoại Thương



1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng có những chuyển biến tích cực, đời

sống kinh tế ngày một nâng cao. Cùng với các ngành khác, ngành Ngân hàng
đang ngày càng phát triển và dần khẳng định vai trò của mình trong công cuộc
phát triển đất nước. Hoạt động huy động vốn và cho vay là hai hoạt động cơ
bản có ý nghĩa to lớn không chỉ với bản thân Ngân hàng mà còn đối với nền
kinh tế. Ở nước ta, nhu cầu về vốn của nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn vốn
từ hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng. Với phương châm “đi vay để
cho vay”, các NHTM giúp nền kinh tế điều tiết vốn từ nơi nhàn rỗi sang nơi
cần vốn, nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội ngày càng cao đồng thời mang
lại lợi nhuận cho Ngân hàng.
Trong thời gian qua, NHNN đã nhiều lần thay đổi lãi suất cơ bản nhằm
thực hiện chính sách điều chỉnh lãi suất theo biến động của nền kinh tế. Năm
2012, NHNN đã 6 lần giảm lãi suất huy động và cho vay, đến cuối năm, lãi
suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi ngắn hạn là 8%/năm và lãi suất cho vay
ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tối đa là 12%/năm, kể từ ngày 26/03/2013 áp
dụng mức lãi suất mới là 7%/năm. Việc thay đổi lãi suất cơ bản khiến lãi suất
của các NHTM cũng biến động theo, điều này gây khó khăn trong công tác
huy động vốn và cho vay của ngân hàng.
Hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng
Ngoại thương Châu Đốc nói riêng, đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhất là
trong lĩnh vực huy động vốn và cho vay. Tính đến 31/12/2012, huy động vốn
từ nền kinh tế của Vietcombank đạt 303.942 tỷ đồng, tăng 25,8% so với cuối
năm 2011. Huy động vốn từ nền kinh tế tăng trưởng cao, vượt chỉ tiêu kế
hoạch đặt ra
.
Dư nợ cho vay và ứng trước khách hàng đến cuối năm 2012 đạt
241.163 tỷ đồng, tăng 31.745 tỷ đồng (khoảng 15,2%) so với cuối năm 2011.
(Báo cáo thường niên – NHTM Ngoại thương, năm 2012, trang 25). Trong khi
đó, khả năng huy động vốn của Vietcombank Châu Đốc năm 2012 mặc dù có
tăng đạt mức 260.580 triệu đồng, tăng 18,14% so với năm 2011 nhưng vẫn
không đáp ứng được nhu cầu vay vốn trên địa bàn, cụ thể doanh số cho vay

năm 2012 đạt 2.390.407 triệu đồng. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt
động huy động vốn và cho vay đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng,
nhất là trong điều kiện kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, nợ xấu đang là gánh
nặng cho nền kinh tế. Để có thể đứng vững và tiếp tục phát triển, Ngân hàng
Ngoại thương Châu Đốc phải có những điều chỉnh hợp lý trong hoạt động huy
động vốn và cho vay của mình. Xuất phát từ những lý do trên nên em quyết
2

định chọn đề tài “Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Châu Đốc” làm đề tài tốt nghiệp.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài hướng đến mục tiêu phân tích và đánh giá tình hình huy động vốn
và cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi
nhánh Châu Đốc giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để thấy được
những điểm mạnh và hạn chế trong hoạt động huy động vốn và cho vay của
Ngân hàng, từ đó có thể đưa ra những giải pháp phù hợp giúp Ngân hàng nâng
cao hoạt động huy động vốn và cho vay trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Ngoại thương
Việt Nam chi nhánh Châu Đốc trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013.
 Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại NHTMCP Ngoại
thương Việt Nam chi nhánh Châu Đốc trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013.
 Đề ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn và cho
vay, góp phần nâng cao hoạt động kinh doanh của NHTMCP Ngoại thương
Việt Nam chi nhánh Châu Đốc.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian

Đề tài được thực hiên tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi
nhánh Châu Đốc số 55 Lê Lợi, phường Châu Phú B, Thành phố Châu Đốc, An
Giang.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Đế tài được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại
Ngân hàng trong giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Đồng thời
đánh giá để đề ra các giải pháp giúp nâng cao hoạt động huy động vốn và cho
vay tại Ngân hàng.


3

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Tổng quan về NHTM
Theo Luật các Tổ Chức Tín Dụng năm 2010,


Ngân hàng thương mại là
loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt
động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một
hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:
 Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình
thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành
chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác
theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa

thuận.
 Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một
khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có
hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh
toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
 Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương
tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ
thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác
cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.”
2.1.2 Một số lý luận về hoạt động huy động vốn
2.1.2.1 Khái quát về nguồn vốn
Nguồn vốn của NHTM phần lớn do thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi
trong sản suất kinh doanh được gửi vào Ngân hàng với các mục đích khác
nhau. Ngân hàng đóng vai trò tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế
để chuyển đến các nhà đầu tư có nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngân hàng và các hoạt
động về nguồn vốn quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các
Ngân hàng thương mại. Nguồn vốn đóng vai trò chi phối và quyết định đối với
các hoạt động của các NHTM trong việc thực hiện các chức năng của mình.
(Trần Hoài Nam, 2010)

4

2.1.2.2 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng
 Huy động vốn tiền gửi
Tiền gửi là số tiền của khách hàng tại ngân hàng dưới hình thức tiền gửi
không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác.
Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho
người gửi tiền. Tiền gửi huy động của ngân hàng được chia theo nhóm khách
hàng.

Tiền gửi của nhóm khách hàng là các tổ chức kinh tế
Tiền gửi từ nhóm khách hàng này là tiền gửi từ các doanh nghiệp hoặc từ
các đơn vị kinh tế khác, nhóm khách hàng này thường gửi tiền vào ngân hàng
dưới các hình thức sau:
 Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch): Tiền gửi không kỳ hạn là
loại tiền gửi mà khi gửi vào, khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào
mà không cần phải báo trước cho ngân hàng, và ngân hàng phải thỏa mãn yêu
cầu đó của khách hàng.
 Tiền gửi theo kỳ hạn: Tiền gửi theo kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi
khách hàng gửi tiền vào ngân hàng có sự thỏa thuận về các loại thời hạn với
ngân hàng để chọn một loại thời hạn gửi tiền thích hợp.
Tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình
Tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình bao gồm:
 Tiển gửi tiết kiệm: Là khoản tiền của cá nhân và hộ gia đình được gửi
vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng
lãi theo quy định của ngân hàng nhận gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo qui
định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
 Tài khoản tiền gửi cá nhân: Là loại tiền gửi mà từng cá nhân mở tài
khoản tại ngân hàng để sử dụng các tiện ích do ngân hàng cung cấp như sử
dụng các loại thẻ ATM và thẻ thanh toán khác.
 Tiền gửi khác: Ngoài hai loại tiền gửi trên, tại các ngân hàng thương
mại còn có các khoản tiền gửi như sau: Tiền gửi vốn chuyên dùng; Tiền gửi
của các tổ chức tín dụng khác; Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước.
 Vốn huy động bằng các chứng từ có giá
Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động
vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất
định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết giữa các tổ chức tín dụng và
người mua.
5


 Giấy tờ có giá ngắn hạn: Là giấy tờ có giá có thời hạn dưới một năm
bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá
khác.
 Giấy tờ có giá dài hạn: Là giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở
lên kể từ khi phát hành đến hết hạn, bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài
hạn. ( Thái Văn Đại, 2012, trang 5)
2.1.3 Một số lý luận về hoạt động cho vay
2.1.3.1 Khái niệm
Theo Luật các Tổ Chức Tín Dụng năm 2010,

“Cho vay là hình thức cấp
tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một
khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định
theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”
2.1.3.2 Nguyên tắc vay vốn
Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo:
 Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng.
 Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng.
2.1.3.3 Điều kiện vay vốn
 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
 Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
 Có dự án đầu tư, phương thức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và
có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù
hợp với quy định của pháp luật.
 Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính
phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2.1.3.4 Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt
đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được
thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa TCTD và khách hàng
Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh,
thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và
nguồn vốn cho vay của TCTD để thỏa thuận về thời hạn cho vay.
6

2.1.3.5 Lãi suất cho vay
Mức lãi suất cho vay do TCTD và khách hàng thỏa thuận phù hợp với
quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Mức lãi suất áp dụng đối với các khoản nợ gốc quá hạn do TCTD ấn
định và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt
quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc
điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
2.1.3.6 Các phương thức cho vay
 Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và TCTD thực hiện
thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
 Cho vay theo hạn mức tín dụng: TCTD và khách hàng xác định thỏa
thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
 Cho vay theo dự án đầu tư: TCTD cho khách hàng vay vốn để thực
hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu
tư phục vụ đời sống .
 Cho vay hợp vốn: Một nhóm TCTD cùng cho vay đối với một dự án
vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng.
 Cho vay trả góp: TCTD và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi
vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn
trong thởi hạn cho vay
 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: TCTD cam kết đảm bảo

sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định
 Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng:
TCTD chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn
mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy
rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của TCTD
 Cho vay theo hạn mức thấu chi: TCTD thỏa thuận bằng văn bản chấp
thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách
hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam. (Quyết định 1627/2001/QD-NHNN)


2.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân
hàng
Tỷ trọng các loại tiền gửi

Tỷ trọng % loại tiền gửi =
Số dư từng loại tiền gửi
Tổng vốn huy động

7

Chỉ tiêu này xác định cơ cấu vốn huy động của ngân hàng. Mỗi loại tiền
gửi khác nhau về chi phí lãi, tính thanh khoản. Do đó cần xác định rõ cơ cấu
vốn huy động để giúp ngân hàng tránh khỏi những rủi ro có thể gặp phải và
giảm thiểu tối đa chi phí cho ngân hàng.
Vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Chỉ số này cho ta biết cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng trong đó vốn huy
động chiếm bao nhiêu phần trăm. Dựa trên doanh thu, chi phí và lợi nhuận của
ngân hàng, tính thanh khoản của mỗi loại nguồn vốn mà ngân hàng sẽ có
những chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược huy động vốn nói riêng.

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động



Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng qua mỗi
năm, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ trong hoạt động huy động vốn của NH.
Chi phí lãi bình quân



Chỉ tiêu này cho biết để có được một trăm đồng vốn thì Ngân hàng phải
bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí để trả lãi.
2.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay của Ngân hàng
Hệ số thu nợ



Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả
năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền Ngân hàng sẽ thu được trong
một thời kỳ nhất định từ một đồng doanh số cho vay.
Tổng dư nợ trên vốn huy động




Tốc độ tăng trưởng
vốn huy động
Tổng VHĐ năm sau - Tổng VHĐ năm trước
Tổng VHĐ năm trước
=

x 100
Hệ số thu nợ

Doanh số thu nợ

Doanh số cho vay

=
x 100
Tổng dư nợ trên
vốn huy động
Tổng dư nợ

Vốn huy động


=
Chi phí lãi

Tổng nguồn vốn bình quân

x 100 Chi phí lãi

bình quân

=
8


Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của nguồn vốn huy động, nhằm

đánh giá khả năng cho vay của ngân hàng so với nguồn vốn huy động.
Vòng quay vốn tín dụng




Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, cho biết số vốn
đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định
Nợ quá hạn trên tổng dư nợ




Tỷ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những
ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân
hàng này cao.
Dự phòng RRTD trên nợ xấu





Chỉ tiêu này cho biết khả năng bù đắp của Ngân hàng khi gặp phải rủi ro
về nợ xấu.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thu thập chủ yếu là số liệu thứ cấp tại Phòng Kế toán và Phòng
Quản lý nợ tại Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Châu Đốc.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
 Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kết hợp với phương

pháp phân tích cơ cấu dọc và ngang để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
của NH giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
 Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phương
pháp tỷ số tài chính để phân tích tình hình huy động vốn và cho vay của ngân
hàng.
Vòng quay vốn tín dụng
Dư nợ bình quân mỗi năm
Doanh số thu nợ

=
Dự phòng RRTD trên
nợ xấu
Nợ xấu

Dự phòng RRTD

x 100
=
Nợ quá hạn trên
tổng dư nợ
Tổng dư nợ

Nợ quá hạn

x 100
=
9

 Mục tiêu 3: từ những kiến thức suốt thời gian học tập và những kinh
nghiệm thực tế tiếp thu được trong quá trình thực tập, cùng với tình hình kinh

tế - xã hội trong và ngoài nước. Từ đó có nhận xét, đánh giá về những đạt
được và chưa đạt trong hoạt động huy động vốn và cho vay của ngân hàng,
giúp em có cơ sở để đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động huy động vốn và cho vay.
Phương pháp thống kê mô tả: là hình thức trình bày số liệu và thông tin
đã thu thập, từ đó có những nhận xét và kết luận.
Phương pháp sử dụng các tỷ số tài chính như: tỷ trọng các loại tiền gửi,
vốn huy động trên tổng nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng vốn huy động, chi phí
lãi bình quân, hệ số thu nợ, tổng dư nợ trên vốn huy động, vòng quay vốn tín
dụng, nợ quá hạn trên tổng dư nợ, dự phòng RRTD trên nợ xấu. Những tỷ số
này dùng để đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay của Ngân hàng trong
giai đoạn này, từ đó giúp cho Ngân hàng đề ra những biện pháp nhằm phát
huy những thế mạnh và khắc phục những hạn chế trong thời gian tới.
Phương pháp phân tích cơ cấu: dựa trên số liệu để so sánh năm nay với năm
trước nhằm thấy được xu hướng thay đổi của doanh nghiệp, xem nó được cải
thiện hay xấu đi để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. (CFA Institute, Financial
Reporting and Analysis Level I, 2011 (CFA Program curriculum, Volume 3),
trang 453).
Phương pháp phân tích cơ cấu dọc
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ
tiêu kinh tế.
∆y = y
1
- y
o

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm
trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến
động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
Phương pháp phân tích cơ cấu ngang

Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của
các chỉ tiêu kinh tế.
∆y = (y
1
/ y
0
) *100% - 100%
Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ
tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp
khắc phục.
Trong đó:

y
o
: chỉ tiêu năm trước.
y
1
: chỉ tiêu năm sau.
∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
10

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH CHÂU ĐỐC
3.1 GIỚI THIỆU
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương An Giang – Chi nhánh cấp II Châu
Đốc được thành lập vào ngày 9/9/2002 theo Quyết định số 428/ QĐ-
NHNT.TCCB-ĐT của Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.

Ngày 28/11/2006 Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
quyết định thành lập Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Châu Đốc trực
thuộc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Tất cả các hoạt động của Chi
nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Châu Đốc đều tuân thủ các quy định, quy
trình và hướng dẫn của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Ngày 26/4/2012 chi nhánh được TW xếp hạng là chi nhánh Hạng II ở
mức 3 theo Quyết định số 325/QĐ-NHNT.TCCB-ĐT của Hội đồng quản trị
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
 Tên giao dịch tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank For Roreign
Trade of Viet Nam – Chau Doc Branch (Vietcombank Chau Doc)
 Trụ sở chi nhánh: số 55, Lê Lợi, phường Châu Phú B, Thành phố Châu
Đốc, tỉnh An Giang.
 Mã chi nhánh: 0100112437-043
3.1.2 Các sản phẩm tại Ngân hàng
Sản phẩm huy động vốn
Tiết kiệm rút gốc từng phần với lãi suất dao động từ 6,6% đến 7,3%/năm
tùy kỳ hạn.
Tiền gửi trực tuyến để khách hàng được hưởng lãi suất cao hơn cho tiền
gửi thanh toán.
Tích lũy kiều hối

khách hàng nhận tiền kiều hối tại Vietcombank và
có nhu cầu gửi lại nguồn tiền kiều hối này tại Vietcombank để hưởng lãi suất
cao và ưu đãi lớn (1,2%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng).
Tiết kiệm tự động hệ thống sẽ chuyển tự động theo định kỳ thu nhập
hàng tháng của khách hàng và được hưởng lãi suất hiện hành.
Sản phẩm cho vay
Cho vay cán bộ công nhân viên và cán bộ quản lý điều hành với hạn mức
tối đa lần lượt là 200 và 300 triệu đồng.
11


Cho vay mua nhà dự án, giá trị khoản vay lên đến 70% giá trị ngôi nhà
nếu được bảo đảm bằng chính ngôi nhà định mua và là 100% giá trị ngôi nhà
nếu được bảo đảm bằng tài sản khác và thời hạn hoàn trả lên đến 20 năm.
Cho vay mua ô tô, giá trị khoản vay lên đến 80% giá trị chiếc xe nếu
được bảo đảm bằng chính chiếc xe bạn định mua và lên đến 100% giá trị xe
nếu được bảo đảm bằng tài sản khác và thời hạn hoàn trả lên đến 5 năm.
Thấu cho tài khoản cá nhân mang tên “Hậu phương vững chắc”, hạn mức
thấu chi tối đa là 30 triệu đồng trong 12 tháng.
Chương trình cho vay tài lộc “Vay vốn kinh doanh chớp nhanh cơ hội”

với hạn mức vay lên tới 100% giá trị tài sản bảo đảm.
Dịch vụ ngân hàng điện tử
Dịch vụ VCB-iB@nking
Phần lớn các giao dịch là miễn phí, chỉ có giao dịch chuyển tiền khác hệ
thống có phí 11.000đ/giao dịch
Dịch vụ VCB - SMS B@nking
Là dịch vụ dành cho các khách hàng thực hiện các giao dịch ngân hàng
qua những điện thoại di động có thể kết nối Internet, phí duy trì dịch vụ là
11.000 VND/tháng.
Dịch vụ Mobile Bankplus
Là dịch vụ dành cho các chủ thuê bao di động Viettel, cho phép khách
hàng thực hiện các giao dịch ngân hàng ngay trên chiếc điện thoại di động với
mức thanh toán phí duy trì dịch vụ: 11.000 VND/tháng
Giao dịch chuyển tiền trong nước
Cùng hệ thống, cùng hoặc khác địa bàn có phí từ 0,01% đến 0,05% số
tiền giao dịch tùy hình thức chuyển tiền.
Khác hệ thống, cùng địa bàn có phí từ 0,01% đến 0,04% số tiền giao dịch
tùy hình thức chuyển tiền.
Khác hệ thống, khác địa bàn có phí từ 0,05% đến 0,07% số tiền giao dịch

tùy hình thức chuyển tiền.
Giao dịch chuyển tiền đi nước ngoài
Mức phí dịch vụ của Vietcombank là 0,15% (tối thiểu 5USD/giao dịch),
ngoài ra phí áp dụng cho từng loại ngoại tệ chuyển đi từ 10USD-40USD/ giao
dịch

12

Phát hành thẻ
Thẻ ghi nợ nội địa, phí phát hành thông thường và phát hành lại/thay thế
thẻ là 50.000đ/lần/thẻ, cấp lại pin là 10.000đ/lần/thẻ.
Thẻ ghi nợ quốc tế, tương tử thẻ ghi nợ nội địa, ngoài ra phí chuyển đổi
ngoại tệ là 2% giá trị giao dịch và phí duy trì tài khoản thẻ là 5.000đ/tháng/thẻ.
Thẻ tín dụng quốc tế, phí thường niên đối với thẻ chính là 800.000đ/thẻ,
phí chuyển đổi ngoại tệ là 2,5% giá trị giao dịch và phí vượt hạn mức tín dụng
là từ 8%-10%/năm tính trên số tiền vượt quá hạn mức tùy vào số ngày vượt
hạn mức.
3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Nhìn chung thu nhập của Ngân hàng đều có xu hướng tăng lên qua các
năm. Năm 2011, nguồn thu này chỉ tăng 28,71% so với năm 2010, do các
NHTM nói chung và Vietcombank Châu Đốc nói riêng vừa trải qua một năm
bị tác động mạnh của lạm phát tăng cao đạt mức 18,58% theo Tổng cục Thống
kê, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thu nhập của Ngân hàng. Nhưng
đến năm 2012, thu nhập tăng hơn 40% so với năm 2011 là do Ngân hàng đã
thực hiện việc hạ lãi suất cho vay đối với một số ngành ưu tiên theo chủ
trương của NHNN trong nỗ lực cắt giảm mặt bằng lãi suất của toàn hệ thống,
từ đó tạo cơ hội cho nhiều khách hàng có thể tiếp cận được nguồn vốn, mặc dù
với việc hạ lãi suất cho vay có thể gây ảnh hưởng tới thu nhập của Ngân hàng
nhưng bù lại số lượng khách hàng được cho vay tại Ngân hàng cũng tăng lên

đáng kể đạt 2.669 khách hàng tính đến tháng 6 năm 2013, do đó giúp cho thu
nhập của Ngân hàng tăng lên trong giai đoạn này.
Cũng như thu nhập, chi phí của Ngân hàng đều tăng lên qua các năm.
Trong đó chi phí năm 2012 tăng hơn 42% so với năm 2011, nguyên nhân là do
Ngân hàng đã phải chịu một khoản chi phí từ việc sử dụng nguồn vốn điều
chuyển, ngoài ra NHNN đã nhiều lần đưa ra quyết định thay đổi mức trần lãi
suất huy động với mức lãi ngày càng giảm, do đó để duy trì hiệu quả của hoạt
động huy động vốn, Ngân hàng phải bỏ ra một khoản chi phí phục vụ quảng
cáo, chương trình khuyến mãi, quà tặng nhằm quảng bá thương hiệu và thu hút
khách hàng đến gửi tiền.
Từ những phân tích trên ta có thể thấy rằng, mặc dù chi phí vẫn tăng lên
qua các năm và hoạt động của Chi nhánh đang phải chịu ảnh hưởng chung từ
sự khó khăn của nền kinh tế, nhưng Ngân hàng vẫn hoạt động có hiệu quả và
bằng chứng là lợi nhuận của Ngân hàng đều tăng lên qua các năm.

×