Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu chi nhánh cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.95 KB, 47 trang )

0

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




NGUYỄN THỊ TUYẾT LAN




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP
KHẨU CHI NHÁNH CẦN THƠ



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài Chính – Ngân Hàng
Mã số ngành: 52340201










Cần Thơ – 2013

0


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




NGUYỄN THỊ TUYẾT LAN
MSSV: 4104602



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP
KHẨU CHI NHÁNH CẦN THƠ



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài Chính – Ngân Hàng
Mã số ngành: 52340201




CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
NGUYỄN HỒ ANH KHOA




Cần Thơ - 2013

i


LỜI CẢM TẠ

Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, em đã hoàn thành xong Luận văn tốt
nghiệp với đề tài “Phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến
quý II/2013”. Cùng với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân em còn nhận đƣợc sự
chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của các Thầy cô cũng nhƣ các Cô Chú và Anh Chị
trong Ngân hàng.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô khoa Kinh tế và
Quản trị kinh doanh – trƣờng Đại học Cần Thơ đã truyền đạt cho em những
kiến thức bổ ích, giúp em có đƣợc nền tảng vững chắc. Đặc biệt, em xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Hồ Anh Khoa đã tận tình hƣớng dẫn,
chỉ bảo em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các Cô Chú, Anh Chị trong
Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Cần
Thơ đã tiếp nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình
thực tập tại Ngân hàng.
Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh

doanh, thầy Nguyễn Hồ Anh Khoa cùng Ban lãnh đạo, các Cô Chú, Anh Chị
trong Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh
Cần Thơ luôn dồi dào sức khỏe và gặt hái đƣợc nhiều thành công trong cuộc
sống. Chúc Ngân hàng Eximbank ngày một phát triển.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Tuyết Lan
ii


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Nếu có sao chép thì tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Sinh viên thực hiện



Nguyễn Thị Tuyết Lan



















iii



NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………………………………

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013








iv


MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Phạm vi không gian 2

1.3.2 Phạm vi thời gian 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu 2
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 CỞ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1.1 Hoạt động tín dụng 3
2.1.2 Các tỷ số đo lƣờng, đánh giá rủi ro tín dụng 5
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu 6
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu 6
Chƣơng 3: CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 8
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ MỘT SỐ SẢN PHẨM CHỦ LỰC 8
3.2 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG EXIMBANK CẦN THƠ TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2012 10
3.2.1 Về thu nhập, chi phí và lợi nhuận 11
3.2.2 Một số thuận lợi và khó khăn về môi trƣờng kinh doanh đối với ngân
hàng 12
3.2.3 Định hƣớng, giải pháp phát triển năm 2013 của Eximbank chi nhánh
Cần Thơ 12
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNHRỦI RO TÍN DỤNG
TẠI EXIMBANK CẦN THƠ TỪ NĂM 2010 ĐẾN QUÝ II/2013 14
4.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI EXIMBANK CẦN THƠ
TỪ NĂM 2010 ĐẾN QUÝ II NĂM 2013 14
4.1.1 Công tác huy động vốn 14
4.1.2 Hoạt động cho vay của EIB Cần Thơ 17
v


4.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TAI EXIMBANK CẦN THƠ TỪ
NĂM 2010 ĐẾN 2012 VÀ QUÝ II NĂM 2013 23

4.2.1 Thực trạng nợ xấu của ngân hàng 23
4.2.2 ề dự ả năng bù đắp rủi ro tín dụng 26
Chƣơng 5: NHỮNG HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG
NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ BIỆN PHÁP GIÚP HẠN CHẾ
RỦI RO TÍN DỤNG CHO EXIMBANK CẦN THƠ
29
5.1 KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG 29
5.1.1 Kết quả đạt đƣợc 29
5.1.2 Những hạn chế 29
5.2 BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG 30
5.2.1 Định hƣớng khách hàng cụ thể 30
5.2.2 Xây dựng doanh mục đầu tƣ hợp lý 30
5.2.3 Nâng cao chất lƣợng công tác tín dụng 30
5.2.4 Tăng cƣờng chức năng xử lý nợ, quản lý nợ của phòng quản lý rủi ro
tín dụng 31
5.2.5 Đối với công ty con Công ty Quản lý nợ và Khai thác Tài sản (AMC) .
31
Chƣơng 6: KẾT LUẬN 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
PHỤ LỤC 35












vi


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank Cần Thơ từ năm 2010
đến 2012 11
Bảng 4.1 Bảng tình hình huy động vốn của Eximbank Cần Thơ từ năm 2010
đến năm 2012 và 6 tháng năm 2013 15
Bảng 4.2 Cho vay theo ngành kinh tế đối với doanh nghiệp của Eximbank Cần
Thơ 18
Bảng 4.3 Cho vay theo thành phần kinh tế đối với doanh nghiệp của Eximbank
Cần Thơ 20
Bảng 4.4 Cho vay theo thời hạn đối với doanh nghiệp của Eximbank Cần Thơ
22
Bảng 4.5 Nợ xấu theo thời hạn và theo nhóm nợ 23
Bảng 4.6 Nợ xấu phân theo ngành và thành phần kinh tế 25






















vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TMCP: Thƣơng Mại Cổ Phần
NHTM: Ngân Hàng Thƣơng Mại
TCTD: Tổ chức tín dụng
NH: Ngân hàng
RRTD: Rủi ro tín dụng
NHNN: Ngân hàng nhà nƣớc
GTCG: Giấy tờ có giá
EIB: Eximbank
TSĐB: Tài sản đảm bảo
XHTD: xếp hạng tín dụng
XHTDNB: xếp hạng tín dụng nội bộ
CBTD: Cán bộ tín dụng















1


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bất cứ nền kinh tế nào trên thế giới, hoạt động thƣơng mại xuất
nhập khẩu luôn đóng vai trò rất quan trọng Theo số liệu thống kê của Tổng
cục Hải quan công bố ngày 1/2/2012, năm 2011, tổng kim ngạch hàng hóa
xuất nhập khẩu đạt 203,66 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm trƣớc.
Năm 2012 lại là một năm có nhiều chuyển biến tích cực đối với tình hình xuất
nhập khẩu. Năm 2012 xuất siêu 284 triệu USD và là năm đầu tiên Việt Nam
xuất siêu hàng hóa kể từ năm 1993. Nhƣ vậy các hoạt động xuất nhập khẩu
ngày càng phát triển thì vai trò của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam ngày càng quan trọng.
Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận
cho các ngân hàng thƣơng mại nói chung và Ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam nói riêng; đƣơng nhiên mảng hoạt động này cũng tồn tại nhiều
rủi ro khó lƣờng trƣớc. Thực tế cho thấy, từ năm 2011 đến nay, kinh tế Việt

Nam chứng kiến nhiều cuộc mua bán sáp nhập các ngân hàng với nhau nhƣ là:
cuối năm 2011 vụ hợp nhất đầu tiên trong hệ thống ngân hàng diễn ra, ba ngân
hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank), Đệ Nhất
(FicomBank) thành ngân hàng SCB; tháng 8/2012 Ngân hàng TMCP Nhà Hà
Nội (Habubank) sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
(SHB);…Nhƣ vậy trong hoạt động của ngân hàng bấy lâu nay vẫn tồn tại
những bất ổn, rủi ro dẫn đến kinh doanh không hiệu quả và cuối cùng là các
vụ sáp nhập ngân hàng diễn ra.Các ngân hàng cần phải tìm ra biện pháp để
hạn chế rủi ro mà chủ yếu là rủi ro tín dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nhƣ đã biết, thành phố Cần Thơ là một trong những thành phố lớn trong
cả nƣớc, thuộc vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long do đó môi trƣờng kinh doanh tại đây cũng tồn tại không ít rủi ro cho
ngân hàng. Ngoài việc chú trọng kinh doanh cạnh tranh để giành lấy thị phần
thì việc nghiên cứu về rủi ro tín dụng nhằm đƣa ra các biện pháp hạn chế rủi
ro tín dụng, tạo sự an toàn trong kinh doanh phải đƣợc đặc biệt chú trọng tại
các Ngân hàng thƣơng mại. Bên cạnh đó, hiện tại TP Cần Thơ đang chủ
trƣơng phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản để xuất khẩu, do đó
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chung của Thành phố. Dựa
vào cơ sở đó em đã chọn đề tài “Phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại
2


Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ từ
năm 2010 đến quý II/2013” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến quý II/2013. Từ đó đề ra
một số biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xuất
Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012.
Mục tiêu 2: Phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất
Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ giai đoạn từ năm 2010 đến quý
II/2013.
Mục tiêu 3: Từ kết quả phân tích đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng đƣa
ra các biện pháp nhằm giảm rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài đƣợc thực hiện tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
chi nhánh Cần Thơ.
1.3.2 Phạm vi về thời gian
Đề tài đƣợc thực hiện từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013.
Số liệu trong đề tài đƣợc thu thập từ năm 2010 đến quý II năm 2013.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài là rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ.






3


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Hoạt động tín dụng
2.1.1.1 Khái niệm
Tín dụng là quan hệ kinh tế đƣợc biểu hiện dƣới hình thái tiền tệ hay
hiện vật, trong đó ngƣời đi vay phải trả cho ngƣời cho vay cả gốc và lãi sau
một thời gian nhất định. Trong hoạt động tín dụng của các NHTM thì các
NHTM đóng vai trò là ngƣời cho vay.
Theo khoản 8 điều 20 của Luật các Tổ chức tín dụng số 07/1997/QH10
thì “Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có,
nguồn vốn huy động để cấp tín dụng”.
Theo khoản 14 điều 4 của Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12
thì “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản
tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn
trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo
lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.
2.1.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng
Trong hoạt động của NHTM tại Việt Nam, có một số loại rủi ro cơ bản
nhƣ sau: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trƣờng, rủi
ro hoạt động, rủi ro pháp lý, rủi ro chiến lƣợc, rủi ro uy tín.
Theo khoản 1 điều 2 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày
22/4/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam, rủi ro tín dụng trong hoạt động
ngân hàng của tổ chức tín dụng (RRTD) là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt
động ngân hàng của các tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
2.1.1.3Phân loại nợ
Ngân hàng thƣơng mại thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm theo Quyết
định 18/2007/QĐ-NHNN nhƣ sau:
 Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
 Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng (TCTD) đánh giá là có khả
năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

4


 Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng
thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn
còn lại;
 Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 1 theo quy định (khoản 2 điều
sáu Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN).
 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
 Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
 Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là
doanh nghiệp, tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả
năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn đƣợc điều chỉnh lần đầu);
 Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 2 theo quy định (khoản 2 điều
sáu Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN).
 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
 Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;
 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 10 ngày,
trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại vào nhóm 2
theo quy định;
 Các khoản nợ đƣợc giảm miễn lãi do khách hàng không đủ khả năng trả
lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
 Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 theo quy định (khoản 2 điều
sáu Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN).
 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
 Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày
theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;
 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
 Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 4 theo quy định (khoản 2 điều

sáu Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN).
 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
 Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở
lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;
5


 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thờ
hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai;
 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn;
 Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
 Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 5 theo quy định (khoản
2 điều sáu Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN).
2.1.2 Các tỷ số đo lƣờng, đánh giá rủi ro tín dụng
 Hệ số thu hồi nợ (%)
Hệ số này phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, hệ số này càng
cao cho thấy công tác thu hồi nợ đang tiến triển tốt, rủi ro tín dụng thấp.
Hệ số thu hồi nợ = (doanh số thu nợ/ doanh số cho vay) * 100% (2.1)
 Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi
nợ vay nhanh hay chậm, số vòng quay này càng lớn qua các năm và nếu cơ
cấu cho vay theo thời hạn không có nhiều thay đổi thì cho thấy khả năng thu
hồi vốn của Ngân hàng càng nhanh.
Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ / Dƣ nợ bình quân (2.2)
 Tỷ lệ nợ xấu
Chỉ tiêu này dùng để đo lƣờng chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng của ngân
hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lƣợng tín
dụng của ngân hàng càng cao và ngƣợc lại. Tỷ lệ này đƣợc NHNN khuyến

khích ở dƣới mức 3%.
Nợ xấu trên tổng dƣ nợ = Nợ xấu / Tổng dƣ nợ (2.3)
 Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng
Tỷ lệ này cho biết quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho
các khoản nợ khi chúng chuyển thành các khoản nợ mất vốn. Tỷ số này càng
cao cho thấy Ngân hàng càng quan tâm hơn trong việc dự đoán những tổn thất
có thể xảy ra, nó giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc đối phó với tình
trạng nợ xấu, nhằm đảm bảo hoạt động ngân hàng luôn ổn định. Nhƣng nếu tỷ
lệ này cao quá sẽ làm ngƣng tụ vốn của ngân hàng làm giảm khả năng sinh lời
của đồng vốn.
Tỷ lệ dự phòng RRTD = Dự phòng RRTD / Tổng dƣ nợ (2.4)

6


 Hệ số khả năng mất vốn
Chỉ tiêu này cho biết bình quân mỗi một đồng dƣ nợ thì có bao nhiêu
đồng nợ đã ở trong tình trạng hầu nhƣ không thể thu hồi. Tỷ lệ này càng cao
thể hiện rủi ro tín dụng tại ngân hàng càng cao, chất lƣợng các khoản vay và
công tác quản trị rủi ro thấp và ngƣợc lại.
Tỷ lệ mất vốn = Nợ xấu nhóm 5 / Dƣ nợ bình quân (2.5)
 Hệ số bù đắp rủi ro tín dụng
Là khả năng của ngân hàng có thể bù đắp khi ngân hàng gặp rủi ro các
khoản vay mất vốn, dựa trên số dự phòng RRTD mà ngân hàng trích lập ra.
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tài chính linh hoạt của ngân hàng trong việc
bù đắp các rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Khả năng bù đắp rủi ro = Dự phòng RRTD / Dƣ nợ bình quân (2.6)
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Đề tài đƣợc thực hiện bằng nguồn số liệu thứ cấp, bao gồm:

Tình hình hoạt động kinh doanh, về tín dụng của Ngân hàng.Số liệu đƣợc
thu thập từ hai nguồn: nguồn bên trong Ngân hàng và nguồn bên ngoài Ngân
hàng.
Nguồn bên trong Ngân hàng: Đây là nguồn số liệu chính của đề tài đƣợc
thu thập từ các báo cáo: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối
kế toánqua các năm từ 2010 đến quý II năm 2013.
Nguồn bên ngoài Ngân hàng: các website chuyên ngành tài chính.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Đối với mục tiêu 1 và mục tiêu 2
- Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả nhằm thống kê lại các bảng số
liệu cần thiết phục vụ cho việc làm rõ các mục tiêu.
- Sử dụng phƣơng pháp tỷ số tài chính: phƣơng pháp này sử dụng các tỷ
số tài chính đề đánh giá rủi ro tín dụng trong ngân hàng (trang 4 - 5).
- Sử dụng phƣơng pháp phân tích cơ cấu để so sánh các số liệu liên quan.
Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên
việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).
Trong phƣơng pháp này có 2 kỹ thuật so sánh:
* So sánh số tuyệt đối:
7


Là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.Ví dụ
so sánh kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc so sánh giữa kết quả thực hiện kỳ
này với thực hiện kỳ trƣớc.
∆F = F
1
– F
0
Với ∆F: trị số chênh lệch giữa 2 kỳ
F

1
: trị số chỉ tiêu kỳ phân tích
F
0
: trị số chỉ tiêu kỳ gốc
* So sánh số tƣơng đối:
Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu cơ sở để thể hiện
mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói
lên tốc độ tăng trƣởng hay thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận
chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích, nó
phản ánh xu hƣớng biến động bên trong của chỉ tiêu.
∆F=(
F0
F1
x 100 ) – 100
2.2.2.2 Đối với mục tiêu 3
Tổng kết các vấn đề đã phân tích, dựa vào kết quả phân tích mục tiêu 1,
mục tiêu 2 từ đó đƣa ra các biệnpháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại
Eximbank chi nhánh Cần Thơ.













8


CHƢƠNG 3
CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ MỘT SỐ SẢN PHẨM CHỦ LỰC
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ
đƣợc thành lập vào ngày 28/03/1995 theo giấy chấp nhận mở chi nhánh trong
nƣớc thuộc ngân hàng TMCP số 0024/GCT của Vụ trƣởng vụ các định chế tài
chính Đặng Thanh Bình, gọi tắt là Eximbank Cần Thơ. Đây là chi nhánh thứ
ba sau chi nhánh Hà Nội và Đà Nẵng.
Các sản phẩm và dịch vụ của Eximbank chia theo đối tƣợng gồm có sản
phẩm, dịch vụ dành cho cá nhân và sản phẩm dịch vụ dành cho doanh nghiệp.
Các sản phẩm của ngân hàng về tín dụng cho vay và huy động vốn có vai trò
quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng vì sản phẩm tín dụng là đối
tƣợng kinh doanh chủ yếu của ngân hàng, thể hiện chiến lƣợc kinh doanh cũng
nhƣ xác lập đƣợc vị thế của ngân hàng trên thị trƣờng. Vì khi các sản phẩm
huy động vốn có mức lãi suất phù hợp với lãi suất của các sản phẩm cho vay
thì sẽ hạn chế đƣợc rủi ro tín dụng.
 Đối với khách hàng cá nhân:
Thẻ tín dụng quốc tế Eximbank – MasterCard PayPass đƣợc Eximbank
phát hành cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc
rút tiền mặt với tính năng “Chi tiêu trƣớc, trả tiền sau”.
Tiền gửi “Call” 48 giờ là hình thức đầu tƣ ngắn hạn 48 giờ của khách
hàng cá nhân thông qua tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm, có tính thanh khoản cao,
giúp khách hàng quản lý dòng vốn hiệu quả.
“Tiền gửi lãi suất tự động điều chỉnh” là hình thức đầu tƣ của khách
hàng cá nhân thông qua tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi cá nhân kỳ hạn 12 tháng,

đƣợc hƣởng lãi suất tự động điều chỉnh theo lãi suất do Eximbank công bố
từng thời kỳ, nhƣng không thấp hơn mức lãi suất gửi ban đầu.
Cho vay du học, Ngân hàng hỗ trợ tối đa 100% chi phí của du học sinh,
thời hạn vay lên đến 120 tháng, với lãi suất cạnh tranh.
Tiết kiệm Phúc Bảo An là sản phẩm tiết kiệm đặc biệt của Eximbank
cung cấp miễn phí cho khách hàng tiện ích bảo hiểm nhân thọ với mức bảo
hiểm tối đa lên đến 800 triệu đồng trong suốt thời gian gửi tiền.
 Đối với khách hàng là Doanh nghiệp:
9


Dịch vụ bảo lãnh, nộp thay thuế xuất nhập khẩu, đây là dịch vụ mà
Eximbank triển khai dịch vụ bảo lãnh, nộp thay thuế xuất nhập khẩu trực
tuyến tại tất cả các điểm giao dịch của Eximbank trên toàn quốc. Với dịch vụ
này, quý khách sẽ rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa và tiết kiệm đƣợc
nhiều chi phí.
“Tiền gửi tích lũy” là hình thức gửi tiền có kỳ hạn của khách hàng tổ
chức, khách hàng đƣợc gửi thêm tiền vào tài khoản vào bất kỳ thời điểm nào
trong suốt quá trình tham gia sản phẩm và đƣợc hƣởng lãi suất hấp dẫn phù
hợp với các doanh nghiệp muốn tích lũy một khoản vốn để thực hiện kế hoạch
mua sắm tài sản hoặc đầu tƣ dự án trong tƣơng lai.
“Tiền gửi kỳ hạn lựa chọn” là hình thức gửi tiền của khách hàng tổ chức
thông qua các kỳ hạn theo ngày do khách hàng tự chọn phù hợp với thời hạn
của nguồn tiền nhàn rỗi của khách hàng, giúp tối đa hóa nguồn tiền nhàn rỗi
mà không lo ngại việc rút trƣớc thời hạn.
Tiền gửi thanh toán lãi suất bậc thang là tiền gửi thanh toán không kỳ
hạn của khách hàng doanh nghiệp. Khi tham gia sản phẩm này, khách hàng
đƣợc hƣởng lãi suất bậc thang theo nguyên tắc bậc số dƣ tiền gửi bình quân
trong tháng càng cao thì lãi suất càng cao.
Tiền gửi thanh toán lãi tính hàng ngày là tiền gửi thanh toán không kỳ

hạn của khách hàng doanh nghiệp. Khi tham gia sản phẩm này khách hàng
sẽ đƣợc hƣởng lãi suất theo nguyên tắc số dƣ tiền gửi cuối ngày càng cao thì
lãi suất càng cao. Giúp quý doanh nghiệp quản lý vốn hiệu quả và linh hoạt.
Dịch vụ chuyển tiền, Eximbank cung cấp dịch vụ chuyển tiền cho các
cá nhân và tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… qua hệ thống Swift với 640 Ngân hàng
lớn tại 65 quốc gia trên thế giới, thủ tục đơn giản, chi phí thấp, phục vụ
chuyên nghiệp, tận tình, nhanh chóng.
Sản phẩm UPAS-Usance Payable At Sight nhằm đáp ứng nhu cầu về
vốn cho doanh nghiệp Nhập khẩu thông qua việc chuyển L/C thanh toán tiền
hàng từ "trả ngay" thành "trả chậm".
Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng của Eximbank cho bên xuất
khẩu thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán
hàng hóa đã đƣợc bên xuất khẩu và bên nhập khẩu thỏa thuận trong hợp
đồng ngoại thƣơng.
Về lãi suất tiền gửi, so với Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam
chi nhánh Cần Thơ thì Eximbank Cần Thơ có mức lãi suất ƣu đãi hơn và có
10


cách trình bày cụ thể hơn trên trang chủ của Ngân hàng. Cụ thể Eximbank
phân loại mức lãi suất theo từng cách lãnh lãi, bên cạnh đó lãi suất tiền gửi tiết
kiệm, tiền gửi cá nhân theo đồng Việt Nam của Eximbank với kỳ hạn 1 tháng
khoảng 6,7% - 6,8%; trong khi đó mức lãi suất này của Vietcombank là 5%.
Về lãi suất của các sản phẩm cho vay thì hầu nhƣ hiện nay các ngân hàng
đều theo cách thỏa thuận lãi suất với khách hàng. Các điều kiện cũng nhƣ là
đặc điểm món vay của Eximbank đƣợc trình bày rõ ràng hơn ngay trên trang
chủ của Ngân hàng.
3.2 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG EXIMBANK CẦN THƠ TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2012 VÀ 6

THÁNG ĐẦU NĂM 2013



















11


Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank Cần Thơ từ năm 2010
đến 2012
ĐVT: triệu đồng
Nguồn: bảng KQHĐ kinh doanh của ngân hàng từ năm 2010 đến 2012 và 6 tháng năm 2013
3.2.1 Thu nhập, chi phí và lợi nhuận
Nhìn chung sự thay đổi của thu nhập, chi phí và lợi nhuận trong giai
đoạn 2010 – 2012 theo cùng một xu hƣớng, đó là giá trị tăng của các khoản

này vào năm 2011 và giảm vào năm 2012. Nguyên nhân từ nên kinh tế chủ
yếu là do lạm phát, lạm phát trong năm 2011 là cao nhất ở mức 18,58%, trong
khi đó lạm phát năm 2012 là thấp nhất ở khoảng 6,81%. Bên cạnh đó, do
chính sách của NHNN kéo giảm khá mạnh các loại lãi suất điều hành làm cho
thu nhập từ lãi giảm kéo theo sự sụt giảm của thu nhập.
Vào năm 2012, chi phí ngoài lãi giảm nhƣng thu nhập ngoài lãi lại tăng.
Điều này là hệ quả tích cực của chính sách tích cực mở rộng các hoạt động
dịch vụ, hoàn thiện cơ chế khen thƣởng, chế độ phúc lợi cho đội ngũ cán bộ
công nhân viên vào năm 2011.


Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
2011/2010
2012/2011
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1. Thu
nhập
331.729
611.421

552.449
279.692
84,31
-58.972
-9,65
Thu nhập
từ lãi
314.338
542.250
466.360
227.912
72,51
-75.890
-14,00
Thu nhập
ngoài lãi
17.391
69.171
86.089
51.780
297,74
16.918
24,46
2. Chi phí
258.649
495.251
450.125
236.602
91,48
-45.126

-9,11
Chi phí từ
lãi
221.082
379.620
382.706
158.538
71,71
3.086
0,81
Chi phí
ngoài lãi
37.567
115.631
67.419
78.064
207,80
-48.212
-41,69
3. Lợi
nhuận
73.080
116.170
102.324
43.090
58,96
-13.846
-11,92
12



3.2.2 Một số thuận lợi và khó khăn về môi trƣờng kinh doanh đối
với ngân hàng
Thuận lợi
Thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp ổn định
giá cả thị trƣờng, khảo sát thực tế doanh nghiệp, kịp thời nắm bắt, giải quyết
các khó khăn, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu nên
tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 đã có nhiều chuyển biến và cải thiện tích
cực. Tăng trƣởng tăng đều trong cả ba khu vực và mức tăng quý sau cao hơn
quý trƣớc. Sản xuất công nghiệp phát triển ổn định; thƣơng mại - dịch vụ
mức tăng trƣở ổ chức nhiều kênh phân phối đƣa hàng đến tay ngƣời
tiêu dùng; thị trƣờng nội địa đƣợc mở rộng. Ngành nông nghiệp đã tập trung
xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả, cơ cấu giống lúa đƣợc chuyển
dịch theo hƣớng sản xuất lúa thơm đặc sản và lúa chất lƣợng cao.
Khó khăn
Kết quả đạt đƣợc so với kế hoạch phát triển của thành phố và Nghị quyết
của Hội đồng nhân dân thành phố còn thấp; tăng trƣởng kinh tế chỉ đạt
10,27% thấp hơn so cùng kỳ (12,1%); hầu hết các ngành, lĩnh vực gặp nhiều
khó khăn trong sản xuất kinh doanh, mức tăng chậm so cùng kỳ. Giá cả các
yếu tố đầu vào tăng; lãi suất ngân hàng vẫn còn ở mức cao, doanh nghiệp khó
khăn về vốn; nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, chế biến xuất khẩu chƣa ổn
định, nhất là nguyên liệu thủy sản; hiệu quả sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu
của doanh nghiệp đạt thấp, nhiều doanh nghiệp phải ngƣng và tạm ngƣng hoạt
động, ảnh hƣởng đến việc làm, thu nhập và đời sống của ngƣời lao động. Thu
ngân sách nhà nƣớc tuy có nhiều cố gắng nhƣng đạt thấp hơn so với tiến độ
các năm trƣớc. Hoạt động xúc tiến đầu tƣ - thƣơng mại còn hạn chế. Thu hút
đầu tƣ nƣớc ngoài còn thấp, quy mô nhỏ, chƣa có tín hiệu khởi sắc.
3.2.3 Định hƣớng, giải pháp phát triển năm 2013 của Eximbank
Cần Thơ
- Tập trung tốt công tác chăm sóc khách hàng, tiếp thị, bán sản phẩm trọn

gói hoặc bán kèm sản phẩm.
- Tìm kiếm nguồn huy động từ mối quan hệ, ngƣời thân, giao chỉ tiêu
huy động cụ thể đến từng cá nhân tại các phòng ban để tăng cƣờng công tác
tìm kiếm khách hàng và hàng tháng có báo cáo kết quả thực hiện.
- Phát triển tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp đƣợc thực hiện
trên cơ sở củng cố và phát huy thế mạnh tài trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu,
13


đa dạng các sản phẩm trọn gói tài trợ xuất nhập khẩu vốn là thế mạnh của
Eximbank.
- Tổ chức công tác tiếp thị hàng tuần các doanh nghiệp lớn để cho vay và
thu hút tiền gửi thanh toán.
- Kiểm soát chặt chẽ công tác cho vay, đảm bảo các khoản cấp tín dụng
đƣợc kiểm soát về mặt pháp lý và các hồ sơ có liên quan; phát hiện và khắc
phục kịp thời những sai sót, ngăn chặn kịp thời những sai phạm có thể xảy ra
trong hoạt động tín dụng .
- Tăng cƣờng công tác tự đào tạo hoặc nhờ Hội sở đào tạo để nâng cao
trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm xử lý công việc của các cán bộ.






















14


CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI EXIMBANK CẦN THƠ TỪ NĂM 2010
ĐẾN QUÝ II/2013
4.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI EXIMBANK CẦN THƠ
TỪ NĂM 2010 ĐẾN QUÝ II NĂM 2013
4.1.1 Công tác huy động vốn
Huy động vốn là khâu đóng vai trò quan trọng không kém so với tín
dụng trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng. Vì nếu huy động
vốn với lãi suất không phù hợp với lãi suất cho vay thì sẽ ảnh hƣởng đến kết
quả hoạt động của ngân hàng. Ví dụ nếu ngân hàng huy động với lãi suất cao
mà cho vay với lãi suất thấp thì lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng sẽ bị hao
hụt. Ngƣợc lại nếu huy động với lãi suất thấp nhƣng cho vay với lãi suất cao
thì ngân hàng khó có thể tìm đƣợc khách hàng cũng nhƣ tiếp tục duy trì mối
quan hệ với khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó, một ngân hàng có nguồn
vốn dồi dào và ổn định sẽ ít bị ảnh hƣởng bởi các sự biến động bất thƣờng của
thị trƣờng tiền tệ, không những vậy khi gặp phải các loại rủi ro phổ biến nhƣ

rủi ro tín dụng hay rủi ro thanh khoản thì những ngân hàng cũng có khả năng
thực hiện chi trả cho khách hàng, ít gây ảnh hƣởng đến sự tín nhiệm của khách
hàng đối với ngân hàng.












15


Bảng 4.1 Bảng tình hình huy động vốn của Eximbank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng năm 2013
ĐVT: triệu đồng
Nguồn: phòng dịch vụ khách hàng, Eximbank Cần Thơ
Khoản
mục
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
6 tháng

đầu năm
2012
6 tháng
đầu năm
2013
So sánh 2011/2010
So sánh 2012/2011
So sánh
6T 2013/6 T2012
Số tiền
Tốc độ
tăng
trƣởng
(%)
Số tiền
Tốc độ
tăng
trƣởng
(%)
Số tiền
Tốc độ
tăng
trƣởng
(%)
Tổng
VHĐ
1.866.477
1.759.166
2.054.892
2.105.349

1.935.930
-107.311
-5,75
295.726
16,81
-169.419
-8,05
TG của
TCTD
129
28
27
15
18
-101
-78,29
-1
-3,57
3
20,00
TG của
khách
hàng
1.325.499
1.702.810
1.890.977
2.105.334
1.935.912
377.311
28,47

188.167
11,05
-169.422
-8,05
Phát hành
giấy tờ có
giá
540.849
56.328
163.888
-
-
-484.521
-89,59
107.560
190,95
-
-
Vốn khác
1.275.757
997.906
273.182
253.261
258.246
-277.850
-21,8%
-724.725
-72,6%
4.985
1,97%

Tổng
nguồn vốn
3.142.234
2.757.072
2.328.074
2.358.910
2.194.176
-385.162
-12,3%
-428.998
-15,6%
-159.734
-6,78%
16


+ Ghi chú: VHĐ: vốn huy động
TG: tiền gửi
6T2012: 6 tháng đầu năm 2012
6T2013: 6 tháng đầu năm 2013
Qua số liệu từ bảng bên trên, ta thấy tổng nguồn vốn của Eximbank Cần
Thơ từ năm 2010 đến năm 2012 có sự sụt giảm. Do tình hình kinh tế trong những
năm gần đây gặp nhiều khó khăn, lạm phát vẫn ở mức cao (18,58% vào năm
2011), tình hình sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp gặp nhiều khó
khăn, nợ xấu ngân hàng có xu hƣớng tăng cao và tình hình căng thẳng thanh
khoản của một số ngân hàng nhỏ đã tác động không tốt đến nguồn vốn của Ngân
hàng.
Trong cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng, khoản mục tiền gửi của khách
hàng chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2010 mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công
tác huy động vốn vì nền kinh tế chƣa phục hồi nhƣng nắm bắt đƣợc tâm lý của

khách hàng, ngân hàng đã tạo ra nhiều sản phẩm tiện ích và đề ra mức lãi suất
phù hợp, đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng nên không những duy trì đƣợc
lƣợng khách hàng hiện tại mà còn thu hút thêm nhiều khách hàng mới; không
những vậy mà còn hạn chế đƣợc những ảnh hƣởng không tốt khi Ngân hàng Nhà
nƣớc có quy định về trần lãi suất tiền gửi vào nửa đầu năm 2011, giúp khoản mục
tiền gửi của khách hàng liên tục tăng từ 2010 – 2012.
Nguồn vốn huy động từ việc phát hành GTCG có sự sụt giảm đáng kể vào
năm 2011, giảm 90% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do
năm 2011 nền kinh tế gặp một số khó khăn nên các nhà đầu tƣ có tâm lý e ngại
khi đầu tƣ vào các NHTM, đặc biệt là khi nợ xấu của các ngân hàng đang ở mức
cao và vấn đề đạo đức của cán bộ ngân hàng đang đƣợc xã hội chú ý đến. Tuy
nhiên, Eximbank Cần Thơ đã có những chiến lƣợc khẳng định về uy tín và chất
lƣợng của Ngân hàng, giúp nhà đầu tƣ cảm thấy yên tâm khi quyết định đầu tƣ
vào Eximbank Cần Thơ, do đó nguồn vốn từ việc phát hành GTCG năm 2012 có
những biến chuyển tốt hơn, đạt 163.888 triệu đồng, tăng 191% so với năm 2011.
Năm 2011 khoản mục tiền gửi của các TCTD giảm đáng kể so với năm
2010, giảm 78,3% và năm 2012 tiếp tục giảm thêm 3,6%. Do những biến chuyển
xấu của nền kinh tế nên lƣợng vốn các NHTM thu hút đƣợc cũng không nhiều,
bên cạnh đó các ngân hàng còn phải tăng vốn điều lệ và tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo

×