Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Ke hoach boi duong HSG giai toan Vat Li tren may tinh ca nhan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.14 KB, 4 trang )

KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
GIẢI TOÁN VẬT LÝ TRÊN MÁY TÍNH BỎ TÚI
NĂM HỌC: 2010 – 2011
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU, ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH, NHỮNG THUẬN
LỢI KHÓ KHĂN.
1. Mục đích yêu cầu:
a. Mục đích:
Bồi dưỡng HS giỏi là để rèn luyện kỹ năng, năng khiếu giúp học sinh phát
huy hết khả năng của mình nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục theo chủ trương của
Bộ GD & ĐT, góp phần đào tạo nên những tài năng thực sự phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước .
b. Yêu cầu:
- Khắc sâu kiến thức cơ bản và từ đó phát triển sâu rộng hơn trong nội dung
chương trình của môn học.
- Nhằm thực hiện có hiệu quả hơn mục tiêu cấp học, đưa hoạt động học tập
phù hợp với điều kiện học sinh.
- GV phải xác định rõ ôn HS giỏi là việc cần thiết, là nhiệm vụ quan trọng
trong nhà trường.
- Giảng dạy nhiệt tình, soạn giáo án và lên kế hoạch rõ ràng đảm bảo kiến
thức sâu rộng cho học sinh.
- Học sinh đi học đầy đủ, nhiệt tình có ý thức phấn đấu vươn lên, tự giác học
và làm bài tập.
2. Đặc điểm tình hình chung, những thuận lợi khó khăn:
a. Thuận lợi:
Được sự quan tâm của BGH nhà trường và các bậc phụ huynh học sinh.
Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, trình độ chuyên môn đạt chuẩn có đủ khả
năng để thực hiện việc Bồi dưỡng HS giỏi.
Năm học 2010 -2011 là năm học tiếp tục hưởng ứng nhiều cuộc vận động quan
trọng: Cuộc vận động 2 không với 4 nội dung trong trường học: “ nói không với
tiêu cực trong thi cử - bệnh thành tích trong giáo dục-không ngồi nhầm lớp - không
vi phạm đạo đức Nhà giáo”; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí


Minh, Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; Mỗi thầy cô giáo là tấm
gương đạo đức tự học và sáng tạo Điều đó thúc đẩy việc bồi dưỡng HS giỏi có
qui mô, hiệu quả hơn.
Nhà trường và các tổ chuyên môn thực hiện tuyên truyên để giáo viên, học
sinh có ý thức trong bồi dưỡng HS giỏi để tạo nên một nguồn lực, nguồn nhân tài
cho đất nước.
b. Khó khăn:
Đội ngũ giáo viên tuy đủ về số lượng, nhưng kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh
giỏi còn hạn chế ( không có kinh nghiệm)
Tài liệu tham khảo dùng cho việc dạy và học ở môn học còn thiếu.
Về học sinh: Nhiều học sinh chưa ham học, chưa có ý thức tự học, chất lượng
học tập chưa cao, chưa có nhiều thời gian để học.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên trong năm học 2010 - 2011 với sự quan
tâm chu đáo của BGH và sự phấn đấu GV trong tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn
Lý- Sinh- Công nghệ sẽ thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi nhằm hoàn
thành tốt nhiệm vụ năm học 2010 – 2011 mà ngành đề ra.
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HS GIỎI
GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH BỎ TÚI
1. Công tác tuyên truyền, lập danh sách:
a. Công tác tuyên truyền:
- Ngay từ đầu năm học, Nhà trường tổ chức cho học sinh học nội qui và phổ
biến kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi giúp cho học sinh hiểu mục đích, yêu cầu của bồi
dưỡng HS giỏi, giúp HS nhận thức được tầm quan trọng của bồi dưỡng HS giỏi là
để mở rộng, khắc sâu kiến thức, giúp các em đạt kết quả cao trong quá trình học tập.
- Thông qua họp phụ huynh để phổ biến, tuyên truyền rộng rãi mục đích yêu
cầu và kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi của nhà trường, tổ chuyên môn để gia đình tạo
điều kiện cho con em mình có thời gian ôn tập.
b.Lập danh sách HS:
Từ ngày 27/9 đến ngày 30/9/2010 tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn lập
danh sách HS tham gia bồi dưỡng HS giỏi, phổ biến đến từng HS và gia đình HS.

( có danh sách kèm theo)
2. Kế hoạch dạy bồi dưỡng HS giỏi.
a. Phân công giáo viêngiảng dạy:
1. Nguyễn Văn Lịch
2. Lương Quang Dũng
b. Thời gian thực hiện:
Từ 05 tháng 10 năm 2010, với thời lượng 2 buổi/tuần.
c. Nội dung.
STT Nội dung giảng dạy Giáo viên thực hiện
Số
tiết
1
Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi fx- 570 MS,
hoặc fx – 570 ES
Lương Quang Dũng 2
2
Tìm tọa độ, thời điểm, quãng đường trong
chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến
đổi đều.
Nguyễn Văn Lịch 3
3 Động lực học chất điểm Nguyễn Văn Lịch 3
4 Vận dụng các định luật bảo toàn giải bài toán. Nguyễn Văn Lịch 3
5
Áp dụng các định luật của chất khí vào giải bài
tập.
Nguyễn Văn Lịch 3
6 Điện trường, cường độ điện trường. Lương Quang Dũng 3
7 Dòng điện không đổi. Lương Quang Dũng 3
8 Quang hình học Lương Quang Dũng 3
9 Dao động điều hòa Lương Quang Dũng 3

10 Dòng điện xoay chiều Lương Quang Dũng 3
11 Lượng tử ánh sáng. Hạt nhân nguyên tử. Lương Quang Dũng 3
12 Giải đề thi các năm trước ( 10 đề)
Lương Quang Dũng
Nguyễn Văn Lịch
15
Tổng số tiết 47
3. Biện pháp giải pháp thực hiện:
- Tổ chuyên môn lập kế hoạch và triển khai kế hoạch đúng thời gian qui định.
- Tuyển chọn HS và thành lập các đội tuyển.
- Tổ chức tuyên truyền cho phụ huynh và học sinh về việc học bồi dưỡng
- Chỉ đạo giáo viên thực hiện dạy đủ đúng chương trình theo qui định của bộ
GD- ĐT.
- Ban giám hiệu tăng cường kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập, vở bài tập,
SGK, sách tham khảo của học sinh
- Chấm, chữa, trả bài đúng qui định để động viên khuyến khích học sinh học tập.
- Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra thực hiện qui chế chuyên môn của giáo
viên. Dự giờ thăm lớp để nắm bắt chất lượng dạy và học kịp thời uốn nắn bổ sung
những sai sót trong chuyên môn.
- Tăng cường mối quan hệ nhà trường và gia đì học sinh thông qua cuộc họp
phụ huynh, sổ liên lạc.
4. Danh sách học sinh ôn thi:
STT Họ và tên Lớp
1 Hoàng Trường Thanh 11A1
2 Trần Văn Khánh 11A1
3 Nguyễn Quốc Dũng 12A1
5. Hình thức tổ chức ôn thi:
- Giáo viên xem nội dung giảng dạy để chuẩn bị.
- Sắp xếp cho học sinh học 2 buổi/tuần cho đến ngày thi.
- Sử dụng máy tính bỏ túi mà nhà trường có để cho học sinh mượn học và thi.


TỔ TRƯỞNG
Lương Quang Dũng
KÝ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

×