Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Một số biện pháp Một số biện pháp hình thành kĩ năng mềm cho SV Sư phạm Mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.11 KB, 46 trang )

1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lí do chọn đề tài
Kĩ năng mềm (KNM) hay còn gọi đó kĩ năng sống đó là khái niệm để chỉ
những thuộc tính con người, như kĩ năng thuyết trình hiệu, kĩ năng giao tiếp, quản
lý thời gian, tư duy sáng tạo,… Nó khác với với kĩ năng cứng (KNC) để chỉ khả
năng học vấn, trình độ và kiến thức chuyên môn. Ngày nay, cụm từ KNM ngày
càng được các nhà giáo dục trên thế giới quan tâm nhiều hơn và nó cũng trở thành
vấn đề cấp thiết và nhu cầu cần phải có của SV nói chung. Và ngày càng có nhiều
SV nhận thức được tầm quan trọng của KNM, ý thức tự rèn luyện bản thân. Tuy
nhiên, vẫn còn nhiều bạn SV còn khá xa lạ với cụm từ KNM, đặc biệt với các bạn
SV năm nhất còn nhiều bỡ ngỡ, kiến thức sống còn hạn hẹp.
Nếu nói rằng kiến thức là nền tảng, là tri thức giúp SV có thể bước vào đời,
thì KNM chính là hành trang đi cùng không thể thiếu. Nói cách khác để đến được
bến bờ thành công và hạnh phúc trong cuộc đời, con người sống trong xã hội trước
đây ít gặp những rủi ro và thách thức như con người sống trong xã hội hiện đại.
Người ta đã dùng hình ảnh con sông và cây cầu để diễn tả sự cần thiết của KNM
đối với mỗi con người. Con người sống trong xã hội hiện đại muốn sang được bến
bờ của thành công và hạnh phúc thì phải vượt qua một con sông chứa đựng đầy
những rủi ro, nguy cơ, thách thức như chết do AIDS, ma túy,…cũng như cần sự
can đảm, tự tin, dám đương đầu với các thử thách một cách thông minh khéo léo.
« Ý nghĩa của cuộc sống không phải ở chỗ nó đem đến cho ta điều gì, mà ở
chỗ ta có thái độ với nó ra sao; không phải ở chỗ điều gì xảy ra với ta, mà ở chỗ
ta phản ứng với những điều đó như thế nào » Lewis L.Dunnington.
KNM giúp biến những kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói
quen lành mạnh. Có các KNM sẽ giúp SV tự tin, mạnh dạn thể hiện bản thân mình,
dám đương đầu với các thử thách trong cuộc sống và thuận tiện phát triển sự
nghiệp. Riêng đối với các bạn SV Sư phạm Mầm non với môi trường làm việc cần
sự sáng tạo, khéo léo trong giao tiếp với trẻ, với đồng nghiệp và nhất là với phụ
huynh, cần sự kiên trì, nhẫn nại,…thì KNM sẽ giúp cho các bạn ấy dễ dàng cân
2


bằng và hòa nhập vào môi trường công việc nhiều áp lực, luôn đổi mới và đồi hỏi
tính nhẫn nại cao và cách xử lý khéo léo các tình huống sư phạm, đồng thời tự tin,
lạc quan yêu đời hăng say sáng tạo trong công việc.
Vì vậy, trong cuộc sống và môi trường công việc, các KNM đóng vai trò rất
quan trọng vì chúng quyết định lớn đến sự thành bại của mỗi người. KNM giúp SV
ý thức được việc làm chủ bản thân, nâng cao hiểu biết. Thế nhưng để rèn hình
thành được KNM, SV cần biết nắm bắt, kết hợp và vận dụng các kỹ năng vừa học
vào thực tế, thường xuyên rèn luyện để nâng cao tư duy nhanh nhạy, sắc bén và sự
tự giác của bản thân mình. Trong suốt quá trình giảng dạy cho các bạn về phương
pháp hình thành cho các bạn một số KNM (kĩ năng quản lý thời và tổ chức công
việc, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tìm kiếm tì liệu và kĩ năng ghi
nhớ đọc hiểu, kĩ năng tư duy sáng tạo và môn học kĩ năng tiếp cận và phát triển
nghề nghiệp) tôi nhận thấy SV nhận thức tầm quan trọng của KNM nhưng ý thức
rèn luyện chưa cao, còn mơ hồ và việc thể hiện các mặt KNM còn rất hạn chế.
Trong đó vai trò của người GV, tôi nghĩ cần có một số biện pháp hiệu quả hơn
giúp SV ý thức và cách thức rèn luyện KNM .Vì vậy tôi lựa chọn vấn đề «Một số
biện pháp hình thành kĩ năng mềm cho SV Sư phạm Mầm non trường đại học
Trà Vinh » làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về thực trạng KNM đối với SV Sư phạm Ngành Giáo dục mầm non
trường Đại học Trà Vinh qua đó đề xuất các biện pháp hình thành KNM nhằm
nâng cao hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo .
3. Đối tượng và khách thể
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình hình thành KNM cho sinh viên Sư
phạm Mầm non.
3.2. Khách thể nghiên cứu: Một số biện pháp hình thành KNM.
4. Giả thuyết khoa học
- GV đã nhận thức được vai trò và ý nghĩa của KNM đối với SV.
3
- GV cần có thêm nhiều biện pháp hình thành một số KNM cho SV.

- Việc hình thành KNM cho SV còn mới mẻ và gặp nhiều khó khăn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số vấn đề cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng kĩ năng mềm của SV Sư phạm mầm non trường Đại học
Trà Vinh.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm giúp hình thành kĩ năng mềm cho SV Sư
phạm Mầm non trường đại học Trà Vinh.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về quy mô: Học tập và hình thành một số kỹ năng mềm cho SV sư phạm
mầm non.
- Về phạm vi: SV Sư phạm mầm non của khoa Sư phạm trường Đại học Trà
Vinh.
- Thời gian: 8 tháng (09/2014- 04/2015)
7. Phương pháp nghiên cưu
Các PP nghiên cứu lí luận: Phương pháp nghiên cứu lí thuyết các vấn đề
có liên quan đến chuyên môn kĩ năng mềm
Các PP nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, đàm thoại, điều tra,
thống kê toán học.
4
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN KỸ NĂNG MỀM
1.1. Các khái niệm về kĩ năng mềm
Kỹ năng: “Kỹ năng là khả năng thực hiện một công việc nhất định, trong
một hoàn cảnh, điều kiện nhất định, đạt được một chỉ tiêu nhất định. Các KN có
thể là KN nghề nghiệp và kỹ năng sống (các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tư duy,
giải quyết xung đột, hợp tác, chia sẻ,…)
Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người,
không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính
đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính
giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Những kỹ năng “cứng” ở

nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch - khả năng học vấn, kinh
nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Một cuộc nghiên cứu mới đây cho
thấy những tiêu chuẩn để đánh giá con người như sự tận tâm, tính dễ chịu cũng
là những nhân tố dự báo quan trọng đối với sự thành công trong nghề nghiệp
giống như khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc”.
Phong cách sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, quản lý thời
gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới đó là những “kỹ
năng” thuộc về tính cách, không mang tính chuyên môn, nhưng lại là cực kỳ
cần thiết cho con người trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh, mọi lứa tuổi.
Những "kỹ năng" đó giúp con người có thể học tập, làm việc, phát triển đơn lẻ
hoặc cộng đồng, thậm chí sinh tồn khi gặp bất trắc.
Như vậy, “KNC” thì mỗi SV theo học một chuyên môn nhất định là khác
nhau, nhưng “KNM” thì ngành nghề nào cũng cần đến. Riêng với nghề GV
mầm non là lĩnh vực lao động giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi. Ở lứa tuổi này đối
với trẻ được xem là thời kỳ vàng của suốt quá trình phát triển. Trẻ sẽ như “tờ
giấy thấm”, “là môt cổ máy” hay “là con người hữu ích” cho đất nước hay
không thì nhờ vào đôi bàn tay “nhào nặn” khéo léo của người GV mầm non. Vì
vậy có thể nói nghề GV là nghề khó đòi hỏi sự linh động khéo léo, sự sáng tạo
5
và nhân phẩm đạo đức trong suốt quá trình lao động. Để thích ứng với môi
trường và đặc thù tính chất công việc trên thì người GV cần có các KNM để dễ
dàng thích ứng với nghề tốt hơn.
Vậy thế nào là Giáo dục KNM cho SV?
Giáo dục KNM là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, xây
dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực
trên cơ sở giúp SV có thái độ, kiến thức, kĩ năng, giá trị cá nhân thích hợp với
thực tế xã hội. Mục tiêu cơ bản của giáo dục KNM là làm thay đổi hành vi của
SV, chuyển từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, dẫn đến hậu quả tiêu cực
thành những hành vi mang tính xây dựng tích cực và có hiệu quả để nâng cao
chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển xã hội bền vững.

Giáo dục KNM còn mang ý nghĩa tạo nền tảng tinh thần để SV đối mặt với
các vấn đề từ hoàn cảnh, môi trường sống cũng như phương pháp hiệu quả để
giải quyết các vấn đề đó.
1.2. Cách phân loại kĩ năng mềm
1.2.1. Phân loại thứ nhất (theo quan điểm phân loại xã hội học)
Theo nhóm kĩ năng chung (theo quan điểm phân loại của xã hội học):
- Kĩ năng nhận thức gồm những KN cụ thể như: Tư duy phê phán, giải
quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết định, khả năng sáng tạo, tự nhận thức
về bản thân, đặt mục tiêu, xác định giá trị…
- Kĩ năng đương đầu với xúc cảm gồm: Động cơ, ý thức trách nhiệm, cam
kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lí, tự giám sát và tự
điều chỉnh…
- Kĩ năng xã hội hay kĩ năng tương tác gồm: kĩ năng giao tiếp, tính quyết
đoán, kĩ năng thương thuyết hay từ chối, lắng nghe tích cực, hợp tác, sự thông
cảm, nhận biết sự thiện cảm của người khác…
Theo nhóm kĩ năng chuyên biệt: Ngoài những KNM chung như đã nêu
trên, KNM còn thể hiện trong những vấn đề cụ thể khác nhau trong đời sống xã
hội như: các vấn đề về giới tính, sức khoẻ sinh sản; vệ sinh an toàn thực phẩm,
6
vệ sinh sức khoẻ, vệ sinh dinh dưỡng; ngăn ngừa và chăm sóc người bệnh
HIV/AIDS; vấn đề sử dụng rượu, thuốc lá, ma tuý; ngăn ngừa thiên tai, bạo lực
và rủi ro; đề phòng tai nạn thương tích; hoà bình và giải quyết xung đột; gia
đình và cộng đồng; giáo dục công dân; bảo vệ thiên nhiên và môi trường; văn
hoá; ngôn ngữ; công nghệ…
1.2. 2. Phân loại thứ nhất (theo quan điểm phân loại xã hội học)
Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với chính mình:
- Kĩ năng tự nhận thức.
- Lòng tự trọng.
- Sự kiên quyết.
- Đương đầu với cảm xúc.

- Đương đầu với căng thẳng.
1.2.3. Cách phân loại thứ hai (theo quan điểm phân loại tâm lí học):
Theo cách này, KNM được chia làm ba loại chính là:
Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với người khác:
- Quan hệ (tương tác liên nhân cách).
- Cảm thông.
- Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè, người khác.
- Thương lượng.
- Giao tiếp có hiệu quả.
Nhóm kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả:
- Tư duy phê phán.
- Tư duy sáng tạo.
- Ra quyết định.
- Giải quyết vấn đề.
1.2.4. Các cách phân loại trên thời giới
Trên thế giới có rất nhiều KNM chẳng hạn như tại Mỹ, Bộ Lao động Mỹ
(The U.S. Department of Labor) cùng Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ (The
7
American Society of Training and Development) gần đây đã thực hiện một cuộc
nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc. Kết luận được đưa ra là có
13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc:
1. Kỹ năng học và tự học (learning to learn)
2. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)
3. Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills)
4. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
5. Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills)
6. Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self esteem)
7. Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation
skills)
8. Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career

development skills)
9. Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills)
10. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
11. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)
12. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness)
13. Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills)
Như chính phủ Singapore có Cục phát triển lao động WDA (Workforce
Development Agency) WDA đã thiết lập hệ thống các kỹ năng hành nghề ESS
(Singapore Employability Skills System) gồm 10 kỹ năng:
1. Kỹ năng công sở và tính toán (Workplace literacy & numeracy)
2. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information &
communications technology)
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định (Problem solving &
decision making)
4. Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative & enterprise)
5. Kỹ năng giao tiếp và quản lý quan hệ (Communication & relationship
management)
6. Kỹ năng học tập suốt đời (Lifelong learning)
8
7. Kỹ năng tư duy mở toàn cầu (Global mindset)
8. Kỹ năng tự quản lý bản thân (Self-management)
9. Kỹ năng tổ chức công việc (Workplace-related life skills)
10. Kỹ năng an toàn lao động và vệ sinh sức khỏe (Health & workplace
safety).
Tổng hợp các nghiên cứu của các nước và thực tế VN, 10 kỹ năng sau là
căn bản và quan trọng hàng đầu cho người lao động trong thời đại ngày nay:
1. Kỹ năng học và tự học (Learning to learn)
2. Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership &
Personal branding)
3. Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills)

4. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising
skills)
5. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)
6. Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills)
7. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills)
8. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
9. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
10. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)
Như vậy ngoài những kiến thức chuyên môn, người lao động cần phải
được trang bị thêm các kỹ năng hành nghề để đảm bảo có được việc làm mà còn
để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp
vào định hướng chiến lược của tổ chức góp phần vào sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tóm lại: Dù đứng ở góc độ nào để phân loại thì chúng ta cũng cần nắm
vững ba quan điểm phân loại này trong thể thống nhất của chúng. Trong thực tế
các KNM không hoàn toàn tách rời nhau. Cuộc sống luôn đặt mỗi cá nhân trước
những tình huống, hoàn cảnh bất ngờ không bình thường, nên khi cần quyết
định vấn đề một cách hiệu quả thì nhiều kĩ năng được huy động đan xen, hoà
trộn nhau để vận dụng.
9
1.3. Tầm quan trọng của kĩ năng mềm
1.3.1. Tầm quan trọng của KNM đối với sinh viên
Chúng ta đều biết: cuộc sống luôn tạo ra những khó khăn để cho con người
vượt qua, những mất mát để con người biết yêu quý những gì đang có. Vì vậy,
mỗi con người cần có những kỹ năng nhất định để tồn tại và phát triển. Là
những nhà giáo dục, những người luôn đồng hành với quá trình phát triển của
SV, chúng ta càng thấy rõ sự cần thiết giáo dục KNM cho SV. Bởi giáo dục
KNM chính là định hướng cho SV những con đường sống tích cực trong xã hội
hiện đại trong ba mối quan hệ cơ bản: con người với chính mình; con người với
tự nhiên; con người với các mối quan hệ xã hội. Nắm được KNM, các em sẽ

biết chuyển dịch kiến thức – “cái mình biết” và thái độ, giá trị - “cái mình nghĩ,
cảm thấy, tin tưởng”…thành những hành động cụ thể trong thực tế - “làm gì và
làm cách nào” là tích cực và mang tính chất xây dựng. Tất cả đều nhằm giúp
các em thích ứng được với sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học công
nghệ và vững vàng, tự tin bước tới tương lai. Cụ thể là:
Trong quan hệ với chính mình: Giáo dục KNM giúp SV biết gieo những
kiến thức vào thực tế để gặt hái những hành động cụ thể và biến hành động
thành thói quen, rồi lại gieo những thói quen tích cực để tạo ra số phận cho
mình.
Trong quan hệ với gia đình: Giáo dục KNM giúp SV biết kính trọng ông
bà, hiếu thảo với cha mẹ, quan tâm chăm sóc người thân khi ốm đau, động viên,
an ủi nhau khi gia quyến có chuyện chẳng lành…
Trong quan hệ với xã hội: Giáo dục KNM giúp SV biết cách ứng xử thân
thiện với môi trường tự nhiên, với cộng đồng, nơi làm việc như: có ý thức thể
hiện nếp sống văn minh, ôn hòa nhã nhặng, xử lý công việc khéo léo, không để
bị tệ nạn xã hội lôi kéo, vi phạm pháp luật…Từ đó, góp phần làm cho môi
trường sống trong sạch, lành mạnh, bớt đi những tệ nạn xã hội, những bệnh tật
do sự thiếu hiểu biết của chính con người gây nên; góp phần thúc đẩy những
hành vi mang tính xã hội tích cực để hài hoà mối quan hệ giữa nhu cầu – quyền
lợi – nghĩa vụ trong cộng đồng.
10
Do những ý nghĩa đặc biệt nêu trên, việc giáo dục hình thành nhân cách
cho SV nói chung và đối với giáo dục KNM nói riêng ngày càng trở nên quan
trọng và cấp thiết hơn.
Lứa tuổi của các em SV đây là thời gian hình thành mục đích và định
hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Sau khi tốt nghiệp, SV sẽ bắt đầu một
chuyến hành trình tìm việc, thử sức mình ở một môi trường mới. Ở “hành trình”
này nếu SV không có sự chuẩn bị tốt về kiến thức và KNM sẽ không thể đáp
ứng được các nhu cầu của nhà tuyển dụng: Kinh nghiệm, kiến thức và đặc biệt
là KNM. Có những SV học rất tốt các môn trong trường đại học nhưng khi làm

việc lại gặp rất nhiều khó khăn. Trong hàng trăm SV chỉ có số ít người đáp ứng
được yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Điều đó đặt ra câu hỏi cho chất lượng
giáo dục trong các trường Đại học hiện nay.
1.3.2. Các nhóm KNM cần cho SV
Nhóm KN nhận thức và tự nhận thức
Kĩ năng tự nhận thức bản thân là khả năng một người nhận biết đúng đắn
rằng: mình là ai, sống trong hoàn cảnh nào, yêu thích điều gì, ghét điều gì, điểm
mạnh và điểm yếu của mình ra sao, mình có thể thành công ở những lĩnh vực
nào?
      Bạn là ai, là cái gì ?
      Bạn có sở thích gì ?
      Người khác đánh giá về bạn ra sao ?
      Bạn tự nhận thấy bản thân mình ra sao ?
      Bạn có những điểm mạnh, điểm yếu nào ?
      Bạn thường thành công trong những lĩnh vực nào ?
      Bạn thường chưa thành công trong những hoạt động nào ?
      Mục tiêu cuộc sống của bạn là gì ?
      Định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bạn là gì ?
      Bạn có những yếu tố thuận lợi nào để phát triển nghề nghiệp ?
      Những trở ngại và thách thức đối với việc đạt mục tiêu của bạn là
gì ?
11
      Sự đánh giá của bạn về bản thân mình và sự đánh giá của người
khác về bạn có trùng hợp nhau không ? Có điểm gì khác biệt ?
      Điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần khắc phục của bạn là
gì ?
      Bạn sẽ khắc phục điểm yếu của mình ra sao, ai sẽ hỗ trợ bạn…
SV cần phải trả lời hết tất cả các câu hỏi trên để biết được bản thân mình là
ai, biết được năng lực thật sự của mình. Các bạn SV cần biết chỗ đứng của mình
để có thể xuất phát và chiến thắng sự thử thách của xã hội để không bao giờ nản

chí “có chí ắt sẽ thành công ”, “ có chí thì nên ”, “cần cù bù thông minh ”…
Những SV có KNM tự nhận thức bản thân sẽ không ỷ lại, tự đại vào thân mình
cũng như sẽ không quá tự ti mà đánh mất giá trị bản thân mình bởi “ mỗi con
người đều là tai sản chung của nhân loại ”, không ai sinh ra trên đời này là bỏ
đi.
Có không ít các bạn SV sa sút về nhân phẩm, đạo đức lối sông bởi không ý
thức được giá trị bản thân để rơi vào các trường hợp đáng thương, đáng buồn.
Nhóm KN quản lý bản thân
Đó là những cách thức (phương pháp, chiến thuật) của cá nhân giúp cho cá
nhân đó có cuộc sống tốt đẹp hơn, bao gồm việc đặt mục tiêu, mục đích, xây
dựng kế hoạch, lập chương trình thực hiện mục tiêu, tự tiến hành công việc và
tự đánh giá kết quả.
Một người làm chủ bản thân, có kĩ năng quản lý bản thân biết: Mình muốn
gì, không muốn gì, thuận lợi và khó khăn có thể gặp khi thực hiện mục tiêu, sự
kiên định mục tiêu đã đề ra, biết điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp khi cần thiết,
lường trước những hậu quả xấu có thể xảy ra và tìm được giải pháp khắc phục,
đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra.
   Xác định rõ ràng mục tiêu.
   Xác định rõ khi nào thì thực hiện những mục tiêu đề ra.
   Ghi chép tiến trình hoàn thành hoặc không hoàn thành công việc đề ra.
   Lắng nghe nhận xét của mọi người xung quanh.
   Chia nhỏ nhiệm vụ, mục tiêu thành những mục tiêu nhỏ hơn.
12
   Loại trừ những trở ngại, cản trở trên bước đường bạn phấn đấu đạt mục
tiêu.
Nhóm KN xã hội
Kỹ năng xã hội là năng lực giao tiếp, thuyết phục và tường tác với các
thành viên khác trong xã hội mà không tạo ra xung đột hay bất hòa.
Kỹ năng xã hội là tập hợp các kỹ năng con người sử sụng để tương tác và
giao tiếp với người khác. Kỹ năng xã hội là một tập hợp các kỹ năng mà cho

phép chúng ta giao tiếp, tương tác và hòa nhập, thích nghi với xã hội. Các
nguyên tắc, quan hệ được tạo lập và truyền bá hoặc thay đổi thông qua quá trình
tương tác bằng ngôn từ hoặc phi ngôn từ. Quá trình học các kỹ năng xã hội
được gọi là quá trình xã hội hóa. Quá trình tương tác với các vấn đề xã hội cũng
giúp con người củng cố các kỹ năng xã hội.
Kỹ năng xã hội rất quan trọng và được xem là một trong các yếu tố của chỉ
số thông minh cảm xúc (EQ).Nó bao gồm:
   Kỹ năng gây ảnh hưởng.
   Kỹ năng giao tiếp.
   Kỹ năng quản lý xung đột.
   Kỹ năng lãnh đạo.
   Kỹ năng khởi xướng thay đổi.
   Kỹ năng xây dựng quan hệ.
   Kỹ năng cộng tác và hợp tác.
   Kỹ năng làm việc đồng đội.
Sự cấp thiết của vấn đề giáo dục KNM không chỉ thế hiện ở tính tiên tiến,
tính thời đại mà còn liên quan đến sự thành đạt của SV về sau.
1.3.3. Nhóm KNM cần cho sinh viên Sư phạm Mầm non và phương pháp
hình thành.
Trên cơ sở về nhu cầu của xã hội, mỗi ngành nghề khác nhau sẽ đòi hỏi
những con người khác nhau. Vì thế đối người GV mầm non, với các đặc thù
riêng biệt thì người GV mầm non cũng cần trang bị cho mình những KNM cần
cần thiết để thích ứng với nhũng áp lực công việc. Bởi khi người một người bị
13
hạn chế về KNM thì công việc của họ sẽ bị hạn chế và rắc rối đi cùng như
người kinh doanh bị mất khách hàng, không thể thu xếp hết các công việc, kinh
doanh thua lỗ,…Người GV mầm non khi công việc của họ không tốt tức là sự
giáo dục và chăm sóc trẻ không tốt, như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển tâm sinh lý, trí tuệ của trẻ sau này. Đây là tác hại vô cùng to lớn của xã
hội. Vì thế KNM rất cần cho người GV mầm non.

Xuất phát từ những cơ sở như :
+ Đặc thù hoạt động sư phạm của GV mầm non: Là lĩnh vực hoạt động
lao động giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi. Nhờ được đào tạo, GV mầm non có được
những tri thức về sự phát triển thể chất, tâm sinh lý trẻ em; về phương pháp
nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ em; về những kỹ năng nhất định để thực
hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi, đáp ứng nhu cầu xã hội về
phát triển con người mới trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa.
+ Nhiệm vụ của GV mầm non được quy định Luật Giáo dục được QH
Nước CHXHCNVN khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm
2005 đã nêu rất cụ thể quyền, nghĩa vụ và nhiệm vụ của GV mầm non.
+ Theo chuẩn nghề nghiệp GV mầm non được ban hành kèm theo quyết
định số 02/2008/QĐ – BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo thì GV mầm non cần có các kỹ năng sư phạm như: Kỹ năng lập kế
hoạch hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ, kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc
trẻ, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục, kỹ năng quản lý lớp học, kỹ năng
giao tiếp, ứng xử với trẻ, với đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng.
Chúng ta nhận thấy rằng đặc thù của ngành GV mầm non là hình thức lao
động trí óc mang tính chuyên nghiệp, bởi loại hình này đòi hỏi tính khoa học,
tính nghệ thuật và cả tính sáng tạo cao. Lao động của GV mầm non không
những mang chức năng hình thành và phát triển mà còn có chức năng chăm sóc,
bảo vệ và nuôi dưỡng trẻ. Vì thế có thể nói lao động của GV mầm non là sự kết
hợp của 3 nghề: nghề nhà giáo, nghề bác sĩ và nghệ sĩ. Hơn ai hết, GV mầm non
cần trang bị cho mình đầy đủ các KNM để có thể “mềm dẻo” ứng phó với các
“biến tấu” đa dạng của nghề như đã nêu trên.
14
Như vậy, SV muốn gắn bó và phát triển nghề nghiệp của mình thật tốt, các
SV sư phạm mầm non khoa Sư phạm trường đại học Trà vinh nói riêng, và các
bạn SV sư phạm mầm non nói chung cần trang bị cho mình rất nhiều KNM mỗi
kỹ năng mềm sẽ mang đến cho các bạn những sự thuận lợi khác nhau trong
cuộc sống cũng như trong nghề nghiệp. Nhưng đối với ngành nghề GV mầm

non chúng ta cũng cần tập trung và ưu tiên hình thành cho bản thân một số kĩ
năng cần thiết nhất.
Kĩ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng
trong thế kỷ 21. Đó là một tập hợp những quy tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối
đáp được đúc kết qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp
hiệu quả.
Có thể nói, kỹ năng giao tiếp được nâng lên thành nghệ thuật giao tiếp bởi
trong bộ kỹ năng này có rất nhiều kỹ năng nhỏ khác như: kỹ năng lắng nghe, kỹ
năng thấu hiểu, kỹ năng sử dụng ngôn từ, âm điệu,…
Giao tiếp là hoạt động thường nhật xảy ra liên tiếp mọi lúc mọi nơi. Tầm
quan trọng của kỹ năng giao tiếp thể hiện rõ như sau:
+ Là cầu nối giữa người nói và người nghe
+ Trong công sở nếu có được kỹ năng giao tiếp tốt mọi mọi quan hệ
với bạn bè, đồng nghiệp trở nên gần gũi hơn
+ Cơ hội thăng tiến cũng rộng mở hơn với người có kỹ năng giao tiếp
tốt.
Người làm kinh doanh luôn cần một kỹ năng giao tiếp tốt để mở rộng mối
quan hệ khách hàng, đối tác. Riêng với chuyên ngành giáo dục mầm non thì
người GV mầm non cần có kỹ năng giao tiếp để giao tiếp tốt với nhiều tầng lớp
phụ huynh khác nhau, giao tiếp với trẻ là tấm gương cho trẻ noi theo, với đồng
nghiệp để tránh trẻ bắt chước theo cô.
Ngoài ra mọi cá nhân trong gia đình cũng cần trang bị cho mình kỹ năng
giao tiếp tốt để:
Giao tiếp tốt trong gia đình đòi hỏi mọi người trong gia đình cần phải biết
15
lắng nghe tốt, biết truyền tải thông điệp đến nhau, mới đảm bảo cuộc sống vui
vẻ hạnh phúc.
Con cái cần kỹ năng kỹ giao tiếp để thấu hiểu tâm lý và có thể giao tiếp cởi
mở, đễ dàng chia sẽ cảm xúc với ông bà cha mẹ.

Ngược lại người lớn cũng phải có kỹ năng giao tiếp để có thể lắng nghe
con cái, chia sẽ những suy nghĩ của thế hệ trẻ
Có 2 phương thức giao tiếp với trẻ:
+ Phương thức giao tiếp như mẹ hiền: Dấu hiệu đầu tiên trong giao tiếp
gắn bó mẹ - con là yêu thương, tình yêu mẹ con, đặc biệt được truyền thống văn
hóa Việt Nam dành cho khái niệm “tình mẫu tử”. Tình yêu mẹ con vừa ân cần,
dịu dàng, thông hiểu là tình yêu trực giác biểu hiện và chấp nhận. Tình yêu này
tự nhiên bản năng đến mức khó dùng ngôn ngữ (của ý thức để giải thích hoặc
mô tả). Nguồn gốc của tình yêu mẹ con bắt nguồn từ sự phân chia chính những
tế bào trứng của mẹ, là phần máu thịt của mẹ (khi trẻ trong bào thai), đứa trẻ sơ
sinh là một phần con người của mẹ tách ra – chưa hề có sự tự lập nào về cuộc
sống. Như vậy, tình yêu mẹ - con mang nguồn gốc sinh học. Về sự gắn bó mẹ
con được G Heuger cho rằng “ từ 1 đến 3 tuổi người ta có thể nói rằng môi
trường tự nhiên mà đứa trẻ sống là sự kéo dài của giai đoạn thai nhi, mặc dù đã
cắt dây rốn, đứa bé chưa hề rời lòng mẹ”. Đây là quan hệ người, quan hệ xã hội
đầu tiên mà trẻ tiếp xúc, Mẹ - con quan hệ này được thiết lập trên cơ sở tình
cảm (không phải bằng lí trí) tình yêu thương vô điều kiện. Ta quan sát những
ngày đầu đứa trẻ mới sinh, bản năng người mẹ được thức dậy, chăm chút từng li
từng tí cho đứa trẻ bất luận trong hoàn cảnh nào, người mẹ hài lòng chấp nhận
tất cả để đưa con mình bú no, bình yên trong giấc ngủ (những xung đột xã hội
trong gia đình, lời khuyên của bác sĩ…). Dòng sữa mẹ không chỉ là dòng sữa có
tính chất vật chất, mà trong đó có cả tình thương yêu của mẹ. Tình thương của
mẹ ban đầu trong dòng sữa, tiếp theo nảy nở ở các hành vi ứng xử của mẹ, từ
ánh mắt, nụ cười, giọng nói…Cách bế, cách ẵm…mỗi cử chỉ, cả hơi thở nhẹ
nhàng của mẹ cũng ấm áp tình thương. “Khẩu phần tình cảm được phân chia ra
ngoài dòng sữa đi vào hành vi ứng xử của mẹ đối với con”. Như vậy, cô giáo
16
mầm non không phải là mẹ đích thực sinh ra trẻ, theo nghĩa sinh học. Nhưng cô
được quyền phân chia tình thương yêu, tình cảm người mẹ trong hành vi ứng xử
với trẻ theo phương thức mẹ con, có nghĩa cô giáo là người mẹ xã hội của trẻ.

+ Phương thức giao tiếp như cô giáo: Nhiệm vụ của cô giáo mầm non là
“Hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người XHCN Việt
Nam”. Trước hết là mạnh khỏe nhanh nhẹn cơ thể phát triển hài hòa cân đối. Để
đạt mục tiêu này cô giáo phải nuôi dưỡng cháu hợp với khoa học dinh dưỡng, đúng
khẩu phần ăn đảm bảo cho trẻ không suy dinh dưỡng. Tổ chức vận động cho trẻ từ
thấp đến cao: chui, luồn, trèo, trượt, thể dục, nhảy, chạy để kích thích phát triển cơ
bắp, gân, xương tạo những phản ứng nhanh, mạnh hài hòa. Việc tổ chức vận động
qua trò chơi vừa sức trẻ, để trẻ hứng thú, tự nguyện cùng nguyện vùng vui chơi với
các bạn. Những thao tác hành vi chăm sóc của cô, được trẻ nhập tâm, bắt chước
như một mẫu nhân cách trọn vẹn. Giáo dục lòng thương người biết quan tâm
nhường nhịn những người gần gũi (bố mẹ, bạn bè, cô giáo,…). Thật thà, lễ phép,
mạnh dạn hồn nhiên. Giáo dục lòng thương, trước hết, cô giáo trong hành vi ứng
xử với các cháu và mọi người thương người, thương yêu các cháu, nhường nhịn
cho các cháu,…Tình thương này là mẫu mực mà các cháu bắt chước, học ở cô,
ngoài ra cô biết tạo tình huống trong vui chơi, sinh hoạt để giúp trẻ bộc lộ tình
thương của mình qua các hành vi ứng xử khác nhau để uốn nắn trẻ, nhẹ nhàng bảo
ban trẻ. Cô giáo mầm non là điểm sáng vạn hoa, mẫu hình nhân cách cho trẻ nhập
tâm, bắt chước và học tập, cô như đại diện một nền văn hóa dân tộc trước mắt trẻ,
hơn ai hết chuyên môn của cô là tổng hợp nhiều ngành khoa học, cô dạy trẻ bằng
tình thương lòng nhân ái để chuyên chở những tri thức khoa học sơ khai của con
người vừa sức trẻ. Do vậy trước đây ông cha ta gọi những lớp học mẫu giáo là lớp
“ khai tâm”, “khai giáo”, Cô gieo vào tâm trí trẻ lòng nhân ái của con người, ý
thức, trí tuệ của con người, dù chỉ mới là sơ đẳng, nhưng đủ để định hình những
khuôn mẫu hành vi và những định hướng giá trị cho cả cuộc đời con người sau
này. Trên nền tảng thỏa mãn hợp lý những nhu cầu cơ bản của trẻ, cô giáo bằng
thành tựu khoa học đương thời về chế độ dinh dưỡng, tổ chức vui chơi, tổ chức
hoạt động âm nhạc, nghê thuật tạo hình, tìm hiểu môi trường xung quanh,…đưa trẻ
thích nghi dần với môi trường tự nhiên xã hội, sau này chính trẻ là chủ thế giới đó,
17
góp phần sáng tạo làm giàu cho thế giới mà chính trẻ sinh ra và lớn lên ở đó.

Phương thức giao tiếp ứng xử của cô giáo mầm non trên nền tảng tình thương yêu
của người mẹ, lấy tình cảm của người mẹ làm gốc, làm nền để chuyển tải những tri
thức khoa học giáo dục mầm non chăm sóc giáo dục trẻ nên người. Toàn bộ thời
gian trẻ trong vòng tay của cô là thời gian trẻ thức (trẻ ngủ ít buổi trưa) cô sẽ
truyền cảm cho trẻ những đặc trưng xã hội cần thiết của con người. Trước hết là
người công dân, có thói quen nếp sống tôn trọng mọi người, tôn trọng những quy
định xã hội sau này là ý thức tôn trọng luật pháp. Tình yêu thương mọi người là
khởi nguồn yêu mẹ, kinh trọng ông cô giáo,…rồi đến các bạn, mọi người – tình
cảm yêu thương xuất phát từ những hành vi ứng xử với mọi người. Để đảm bảo
giáo dục trẻ đúng với mục tiêu của ngành học, hai phương thức “cô – mẹ”, “mẹ -
cô” luôn thường trực, đan xen, hòa huyện với nhau vào một hành vi ứng xử của cô
một cách nhuần nhuyễn, thống nhất. Quan sát bên ngoài chỉ thấy hình dáng tận tụy
nâng niu chăm sóc trẻ của người mẹ. Phân tích kĩ tính hợp lí của hành vi ta nhận ra
được hành vi của cô giáo mầm non đại diện nền văn hóa đương thời đối với trẻ.
Chỉ có tình thương mà thiếu mà thiếu tri thức khoa học chúng ta sẽ tạo ra lớp
người thiếu sáng tạo; chỉ có tri thức khoa học mà thiếu tình yêu thương chúng ta sẽ
tạo ra những người “máy” khô, lạnh. Xã hội cần người nhân hậu, biết hành động
hướng thiện đem lại niềm vui cho mọi người, tiếp theo và đồng thời với con người
đó là những con người có trí tuệ để sáng tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần mới
phục vụ cho mọi người trong xã hội. Phương thức giao tiếp ứng xử của người mẹ
và cô giáo là nền tảng quan trọng, là định hướng tư tưởng tình cảm được thể hiện
trong toàn bộ hành vi chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Thiếu phương thức này,
hoặc phương thức kia sẽ tạo ra một nhân cách trẻ khiếm khuyết mặt này, hoặc mặt
khác. Sẽ là thiệt thòi cho trẻ khi lớn lên thiếu lòng nhân ái, hoặc trí tuệ kém phát
triển, tình cảm khô lạnh trong quan hệ với mọi người, và hoạt động khó mà thành
công đươc.
Kĩ năng lập kế hoạch
Có nhiều khái niệm về lập kế hoạch, tùy theo các lĩnh vực (trong kinh
doanh, trong sản xuất, trong dịch vụ, trong công tác quản lý hành chánh, trong
các tổ chức sự kiện, trong dạy học…), mà có nhiều cách hiểu khác nhau:

18
Kế hoạch công tác là một loại văn bản hành chính được sử dụng để dự kiến
những công việc chính phải thực hiện trong một thời gian nhất định. Cũng có
thể lập kế hoạch tổ chức thực hiện một công việc cụ thể trong một thời gian
nhất định. (Sở GD&ĐT Hà Nội, 2006, Giáo trình nghiệp vụ thư ký văn phòng
thương mại – tập 2, NXB Hà Nội, tr 112)
Kế hoạch là loại văn bản được dùng để xác định mục tiêu, yêu cầu, chỉ tiêu
của nhiệm vụ cần hoàn thành trong một thời gian nhất định và các biện pháp về
tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó. (Vương Thị
Kim Thanh, 2009, Quản trị hành chính văn phòng, NXB Thống Kê, tr 362)
Tuy nhiên, ta có thể hiểu “Lập kế hoạch là một tổng hợp những hoạt động
theo mục tiêu đã đề ra, những hoạt động đó được sắp xếp theo lịch trình, có thời
hạn, nguồn lực và biện pháp thực hiện để đạt được mục tiêu đó”.
- Phân loại kế hoạch: Tùy theo lĩnh vực, theo đặc thù công việc mà có các
kiểu kế hoạch khác nhau như: Kế hoạch chiến lược, Kế hoạch tác nghiệp, Kế
hoạch dự án, Kế hoạch mục tiêu hoặc Kế hoạch năm, Kế hoạch tháng, Kế hoạch
tuần,…
- Phương pháp lập kế hoạch: Khi bắt đầu một công việc mới, làm thế nào
để triển khai công việc đó một cách hoàn hảo? Nếu không có phương pháp để
xác định đầy đủ các yếu tố thì rất có thể chúng ta sẽ bỏ sót nhiều nội dung công
việc và đó chính là một lỗ trong hoạch định công việc.
   Kế hoạch có thể được lập theo dạng liệt kê công việc, cũng có thể
được lập với dạng bảng. Nhưng nhìn chung, một kế hoạch hoàn chỉnh cần đảm
bảo các yếu tố sau:
   Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc
   Khi phải làm một công việc, điều kiện đầu tiên mà bạn cần quan tâm
là:
   Tại sao bạn phải làm công việc này?
   Nó có ý nghĩa như thế nào với tổ chức, bộ phận hay cá nhân của bạn?
   Hậu quả nếu bạn không thực hiện chúng?

   Xác định được yêu cầu, mục tiêu giúp bạn luôn hướng trọng tâm các
19
công việc vào mục tiêu và đánh giá hiệu quả cuối cùng.
   Xác định nội dung công việc
   Nội dung công việc đó là gì?
   Hãy chỉ ra các bước để thực hiện công việc đó?
   Hãy chắc rằng, các bước công việc được xếp theo đúng trật tự.
   Xác định địa điểm, thời gian, người (đơn vị, bộ phận) thực hiên
   Về địa điểm: Công việc đó thực hiện tại đâu? Nếu là kiểm tra thì
kiểm tra tại bộ phận, khâu nào?
   Về thời gian: Công việc đó thực hiện khi nào? công việc đó kết thúc
khi nào? Để xác định được thời hạn phải làm công việc, chúng ta cần xác định
được mức độ khẩn cấp và mức độ quan trọng của từng công việc. Có 4 loại
công việc khác nhau: Công việc quan trọng và khẩn cấp; Công việc không quan
trọng và không khẩn cấp. Cần ưu tiên thực hiện trước các công việc quan trọng
và khẩn cấp.
Về người (đơn vị, bộ phận) thực hiện, bao gồm các khía cạnh sau:
     + Ai làm việc đó?
     + Ai kiểm tra?
     + Ai hỗ trợ?
     + Ai chụi trách nhiệm?
Xác định cách thức thực hiện: Bao gồm các nội dung, tài liệu hướng dẫn
thực hiện là gì (Cách thức thực hiện từng công việc)? Tiêu chuẩn là gì? Nếu có
máy móc thì cách thức vận hành như thế nào?
Xác định nguồn lực thực hiện: Nhiều kế hoạch thường chỉ chú trọng đến
công việc mà lại quên đi việc chú trọng đến các nguồn lực. Nên nhớ rằng chỉ có
nguồn lực mới đảm bảo cho kế hoạch đảm bảo cho kế hoạch được khả thi.
Nguồn lực có thể bao gồm các yếu tố:
     + Man = nguồn nhân lực
     + Money = Tiền bạc

     + Material = nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng
     + Machine = máy móc/công nghệ
20
     + Method = phương pháp làm việc
Xác định phương pháp kiểm tra: Phương pháp kiểm tra liên quan đến các
nội dung sau: Có những bước công việc nào cần phải kiểm tra? Thông thường
thì có bao nhiêu công việc thì cũng cần số lượng tương tự các bước kiểm tra.
      Tần suất kiểm tra như thế nào? Việc kiểm tra đó thực hiện 1 lần
hay thường xuyên? (Nếu vậy thì bao lâu một lần?)
      Ai tiến hành kiểm tra?
      Những điểm kiểm tra nào trọng yếu?
Kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định
Kỹ năng ra quyết định ra quyết định liên quan đến giải quyết vấn đề và giải
quyết vấn đề cần phải ra quyết định. Vì vậy không cần thiết phải tách hai từ này
ra. Chúng ta sẽ đồng thời xem xét việc giải quyết vấn đề và việc ra quyết định.
Hàng ngày mỗi người đều phải ra nhiều quyết định, có nhiều quyết định hướng
đối đơn giản và có thể không ảnh hưởng nghiêm trọng đến định hướng cuộc
sống, nhưng cũng có những quyết định nghiêm túc liên quan đến các mối quan
hệ, tương lai, cuộc sống, công việc, học tập … và ra quyết định là một trong
những kỹ năng chủ yếu của con người. Mỗi người luôn luôn được mời ra quyết
định và thực hiện quyết định. Chất lượng và kết quả quyết định của con người
có khả năng ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến chính họ hay người khác.
Điều chủ yếu là mỗi người phải biết tối đa hóa khả năng ra quyết định của mình
và hướng được những hậu quả trước khi đưa ra quyết định, phải lên kế hoạch
cho những lựa chọn và quyết định này. Như vậy có thể hiểu: Kỹ năng ra quyết
định là một loạt các kết luận và hoạt động của bản thân để đưa ra một quyết
định đảm bảo đạt được một kết quả nào đó theo mong muốn của bản thân.
- Phân loại kĩ năng ra quyết định:
   Quyết định theo chuẩn Quyết định theo chuẩn bao gồm những quyết
định hàng ngày theo thường lệ và có tính chất lặp đi lặp lại. Giải pháp cho

những quyết định loại này thường là những thủ tục, luật lệ và chính sách đã
được quy định sẵn. Quyết định loại này tương đối đơn giản do đặc tính lặp đi
lặp lại của chúng. Con người có khuynh hướng ra những quyết định này bằng
21
cách suy luận logic và tham khảo các qui định có sẵn. Vấn đề có thể phát sinh
nếu con người không thực hiện theo đúng các qui tắc sẵn có. Dĩ nhiên là có
những quyết định theo chuẩn không được trực tiếp giải quyết bằng những qui
trình của tổ chức. Nhưng mỗi người vẫn có khuynh hướng ra những quyết định
loại này gần như một cách tự động. Vấn đề thường chỉ nảy sinh nếu bản thân
người đó không nhạy cảm và không biết tác động đúng lúc. Một lời cảnh giác
cho mỗi người: Không nên để những quyết định theo chuẩn trở thành những
chứng cứ biện hộ cho những quyết định cẩu thả hoặc tránh né.
   Quyết định cấp thời Quyết định cấp thời là những quyết định đòi hỏi
động tác nhanh, chính xác và cần phải được thực hiện gần như tức thời. Đây là
loại quyết định thường nảy sinh bất ngờ không được báo trước và đòi hỏi mỗi
người phải chú ý tức thời và trọn vẹn. Tình huống của quyết định cấp thời cho
phép rất ít thời gian để hoạch định hoặc lôi kéo người khác vào quyết định.
   Quyết định có chiều sâu: Quyết định có chiều sâu thường không phải
là những quyết định có thể giải quyết ngay và đòi hỏi phải có kế hoạch tập
trung, thảo luận và suy xét. Đây là loại quyết định thường liên quan đến việc
thiết lập định hướng hoạt động hoặc thực hiện các thay đổi. Chúng cũng là
những quyết định gây ra nhiều tranh luận, bất đồng và xung đột. Những quyết
định có chiều sâu thường đòi hỏi nhiều thời gian và những thông tin đầu vào
đặc biệt. Điểm thuận lợi đối với quyết định loại này là bạn có nhiều phương án
và kế hoạch khác nhau để lựa chọn. Quyết định có chiều sâu bao gồm quá trình
chọn lọc, thích ứng, và sáng tạo hoặc đổi mới. Việc chọn lọc từ những phương
án của quyết định cho phép đạt được sự thích hợp tốt nhất giữa quyết định sẽ
được thực hiện và một số giải pháp đã được đem thực nghiệm. Tính hiệu quả
của bạn tùy thuộc vào việc bạn chọn quyết định, quyết định này phải được chấp
thuận nhiều nhất, sinh lợi và hiệu quả nhất.

* Các bước ra quyết định:
   - Xác định vấn đề.
    - Phân tích nguyên nhân
   - Đưa ra các phương án / giải pháp
22
   - Chọn giải pháp tối ưu.
   - Thực hiện quyết định.
   - Đánh giá quyết định.
Kĩ năng tư duy sáng tạo
Nghề GV mầm non là nghề khó đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo vì:
   + Xét từ góc độ cá nhân: Trẻ em có sự khác biệt trong quá trình phát
triển và năng lực thiên hướng riêng của trẻ.
   + Xét từ góc độ xã hội: Xã hội luôn luôn vận động phát triển đòi hỏi
sự thay đổi về yêu cầu giáo dục, đáp ứng nhu cầu chung của xã hội; đáp ứng
nhu cầu phát triển toàn diện cho trẻ.
   + Và để giảm chi phí và tiết kiệm trong các hoạt động chăm sóc và
giáo dục trẻ người GV đòi hỏi sự sáng tạo như: Sử dụng các nguyên vật liệu phế
liệu để làm đồ dùng, trang trí lớp học, các hoạt động vui chơi học tập, văn nghệ
chào đón cá ngày lễ hội, …đảm bảo sự phong phú và đa dạng trong các lĩnh vực
hoạt động sư phạm.
Qua đó chúng ta có thể thấy kĩ năng tư duy sáng tạo rất cần thiết đối với
GV mầm non bởi những đòi hỏi cần thiết kế, xây dựng từ các kế hoạch năm
học, giáo án, các hoạt động cho đến các đồ dùng, dụng cụ dạy học sao cho vừa
phù hợp với trẻ vừa đa dạng để có thể thu hút trẻ bởi đặc điểm tâm lý của trẻ tò
mò và thích khám phá những cái mới.
Tư duy sáng tạo là kiểu suy nghĩ tạo ra những cách nhìn mới về mọi sự
vật. Tư duy sáng tạo có ở bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống cả vật chất và
tinh thần: Khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật,…và cả trong đời sống sinh hoạt hằng
ngày.
Kĩ năng tìm kiếm và ghi nhớ tài liệu

Người GV mầm non là người đặc những nền tảng tri thức đầu tiên cho trẻ,
là người cung cấp cho trẻ những tri thức sơ đẳng đầu tiên của xã hội loài người
như những kiến thức sơ đẳng về biểu tượng toán học, pha chế một số màu sắc
cơ bản trong mỹ thuật, kiến thức khoa học, tự nhiên và xã hội,… để cung cấp
cho trẻ ở dưới dạng hình thức cơ bản nhất nhưng cần chính xác mà đơn giản, dễ
23
hiểu, dễ nhớ.
Như vậy với số lượng kiến thức khổng lồ trên trên internet thì GV mầm
non cần có kĩ năng tìm kiếm tài liệu để có thể cung cấp cho trẻ các tri thức khoa
học ngành giáo dục mầm non. Người GV mầm non không còn phải vất vả tìm
kiếm tài liệu, tranh ảnh, thơ ca, bài hát,…mà có thể tìm kiếm dễ dàng, nhiều sự
lựa chọn hơn, rút ngắn thời gian chuẩn bị mà vẫn đảm bảo độ phong phú của
nội dung giảng dạy.
Có 2 công cụ tìm kiếm trên internet là máy tìm kiếm và danh mục chủ đề.
Máy tìm kiếm có cơ sở dữ liệu là các tệp tin (file) trang web được tập hợp bởi
robot va tìm kiếm bằng cách so sánh các từ được gõ trong cửa sổ tìm kiếm với
các từ được viết trong trang web. Nó có thể tìm các chủ đề khó phân loại nhưng
số lượng kết quả lớn đối với một yêu cầu tìm kiếm đơn giản gây ra sự lúng túng
và mất thời gian cho tìm kiếm. Danh mục chủ đề là các trang web được lựa
chọn và sắp xếp theo danh mục bởi các nhà biên tập bằng cách so sánh các từ
được gõ trong của sổ tìm kiếm với các từ được viết trong phần mô tả của danh
mục. Nó cung cấp thông tin chất lượng cao, ít kết quả tìm kiếm nhưng vì soạn
bởi các nhà biên tập nên nó không có cơ sở dữ liệu riêng, không thể chỉ đến
trang web đã bị xóa.
Các bước tìm kiếm tài liệu trên internet bao gồm:
Bước 1: Phân tích yêu cầu cần tìm.
Bước 2: Diễn đạt lệnh tìm kiếm. Một số thủ thuận diễn đạt lệnh tìm kiếm
sau:
   + Dấu “+”: ở trước các từ mà bạn muốn phải xuất hiện trong kết quả
   + Dấu “-”: ở trước các từ mà bạn muốn không xuất hiện trong kết

quả
   + Dấu “ ”: cho cụm từ mà bạn muốn cụm từ đó xuất hiện chính xác
trong kết quả.
   + Sử dụng các toán tử : AND, OR, NOT
   + Tìm tài liệu ở các dạng file: .pdf, .ppt, .doc, .xls, với cú pháp (từ
khóa) filetype: (dạng file)
24
Dưới đây là một phần mềm thông dụng:
      com : Các tổ chức, công ty thương mại.
      org : Các tổ chức phi lợi nhuận.
      net : Các trung tâm hỗ trợ về mạng
      edu : Các tổ chức giáo dục.
      gov : Các tổ chức thuộc chính phủ
      mil : Các tổ chức quân sự.
      int : Các tổ chức được thành lập bởi các hiệp ước quốc tế.
Bước 3: Đánh giá kết quả tìm kiếm. Cần phải đánh giá thông tin trên
internet vì internet lưu trữ với số lượng khổng lồ, thay đổi liên tục, nhanh chóng
và thiếu tính ổn định, ai cũng có thể xuất bản thông tin lên Internet và chất
lượng thông tin không đồng đều, khó kiểm soát.Chúng ta dựa vào 5 tiêu chí sau
để dánh giá một thông tin:
     Tiêu chí 1: Cần tìm hiểu rõ thông tin về tác giả & địa chỉ liên hệ,
trình độ tác giả, địa chỉ trang wed vào phần tham khảo, kiểm tra tên miền của tài
liệu, ưu tiên các tên miền có phần mở rộng là .edu, .gov, .org
     Tiêu chí 2: Cần cập nhật về thời gian tác phẩm được xuất bản,
thời gian trang web được cập nhật lần cuối, tài liệu có thể hiện thông tin về
những vấn đề hiện tại?
     Tiêu chí 3: Sau khi đã đánh giá xong về hai tiêu chí trên, cần xem
xét nội dung có phù hợp với mục tiêu
Kĩ năng lắng nghe
   Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương"

Vậy thế nào là lắng nghe? Để hiểu rõ khái niệm, bạn hãy làm bài tập sau
đây: Nhắm mắt lại 1 phút. Bạn nghe được gì? Những gì bạn nghe được là đó gọi
là nghe thấy. Nghe thấy là quá trình sóng âm đập vào màng nhĩ và chuyển lên
não. Nghe thấy là quá trình hoàn toàn tự nhiên từ khi bạn sinh ra đã như vậy rồi.
Lúc bạn ngủ thì quá trình đó vẫn xảy ra.Bây giờ bạn hãy làm bài tập thứ hai:
Nhắm mắt lại và cố nghe xem người ở phòng bên cạnh đang nói gì? Đây chính
là quá trình lắng nghe. Quá trình này nối tiếp ngay sau quá trình nghe thấy. Nó
25
biến đổi sóng âm thanh thành ngữ nghĩa. Quá trình này cần sự tập trung và chú
ý rất cao.Như vậy lắng nghe là quá trình tập trung chú ý để giải mã sóng âm
thanh thành ngữ nghĩa."Ba tuổi đủ để học nói nhưng cả cuộc đời không đủ để
biết lắng nghe". Có miệng không có nghĩa là biết nói. Có mắt không có nghĩa là
biết đọc. Có tay không có nghĩa là biết viết. Vậy có tai đâu có nghĩa là biết lắng
nghe. Ta được học nói, học đọc, học viết rất nhiều. Vậy ta học lắng nghe ở đâu
và ai dạy ta? Một kỹ năng mà chiếm đến 53% thời gian giao tiếp lại không được
dạy. Từ bé ta được dạy nói, dạy đọc, dạy viết rất nhiều. Nhưng lắng nghe ta chỉ
được dạy vẻn vẹn có vài câu: "Con phải biết nghe lời bố mẹ!", "Có nghe không
thì bảo?!" Nhưng làm thế nào để nghe hiệu quả thì không bao giờ được
dạy. Thiên nhiên cho ta 2 tai chỉ để dùng mỗi một việc là lắng nghe. Đôi khi ta
dùng vào việc phụ như đeo khuyên tai, hay để cho người khác kéo tai. Còn chỉ
có mỗi một cái miệng để nói, để ăn và rất nhiều việc phụ khác nữa. Phải chăng
ta nên nói ít và nghe nhiều gấp đôi. Khi ta có kỹ năng lắng nghe tốt thì công
việc sẽ thuận lợi hơn, cuộc sống gia đình vui vẻ hơn, giải quyết xung đột dễ
dàng hơn."Nói là gieo, nghe là gặt". Nhưng một thực tế đáng buồn là ta dùng
hơn một nửa thời gian giao tiếp cho lắng nghe mà hiệu quả chỉ đạt 25 – 30%.
Nếu ta thực tế ta đi gặt mà như vậy thì chắc là chết đói. Vậy ta còn 75% tiềm
năng nữa chưa khai thác. Nếu bạn là nhà đầu tư khôn ngoan thì tôi tin chắc bạn
sẽ đầu tư vào mảnh đất tiềm năng 75% này. Vậy điều gì làm ta nghe không hiệu
quả? Thái độ lắng nghe chưa tốt: Điếc hơn người điếc là người không muốn
nghe. Ta thường hay ngộ nhận là ta biết rồi nên không muốn nghe hoặc chỉ

nghe một phần, nhưng đến khi cần nhắc lại thì ta lại không nhớ. Tệ hại hơn nữa
là ta chỉ nghe xem đối tác có gì sai, xấu để phản ứng lại. Không chuẩn bị: Để
nói một điều gì ta chuẩn bị rất kỹ tất cả các phương án. vậy mà trong giao tiếp
ta chưa bao giờ chuẩn bị lắng nghe cả. Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại.
Đó chính là nguyên nhân làm ta nghe kém hiệu quả.Lắng nghe như thế nào?"
Cuộc hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước nhỏ". Để nghe hiệu quả bước
đầu chúng ta cần thay đổi một số thói quen nhỏ:Thay đổi thái độ: Muốn lắng
nghe hiệu quả thì đầu tiên phải Muốn. Nếu không muốn lắng nghe thì mọi kỹ

×