MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY..................................2
1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty ..........................................2
1.2. Đặc điểm của công ty............................................................................4
1.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty.............................................................4
1.2.2. Đặc điểm về sản phẩm ...................................................................7
1.2.3. Đặc điểm về thị trường....................................................................7
1.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật....................................................................8
1.2.5. Đặc điểm lao động của công ty......................................................9
1.2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty......................................................13
1.3. đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ
phần vật tư - vận tải - xi măng trong 3 năm 2006-2008.........................13
CHƯƠNG 2. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA QUẢN TRỊ NHÂN
LỰC TRONG CÔNG TY.............................................................................17
2.1. Phân tích và thiết kế công việc..........................................................17
2.2. An toàn lao động.................................................................................19
2.3. Đánh giá thực hiện công việc: ..........................................................22
2.4. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực...........................................................23
2.5.Thù lao lao động..................................................................................24
2.5.1. Thù lao cơ bản...............................................................................24
2.5.2. Các khuyến khích .........................................................................24
2.5.3. Các phúc lợi .................................................................................24
2.5.4. Các nội dung của thù lao tại công ty ............................................24
2.5.4.1. Quy chế trả lương của công ty..............................................24
2.5.4.2. Các chế độ khuyến khích và các phúc lợi..............................27
2.6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:.............................................28
2.7. Quản lý hồ sỏ nhân sự........................................................................28
2.8. Biên chế nhân sự.................................................................................29
CHƯƠNG 3. CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU ĐÃ ĐỀ RA
.........................................................................................................................30
3.1.Chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới......................30
3.2. Những giải pháp để thực hiện mục tiêu trên...................................32
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty
Tiền thân của công ty cổ phần vật tư –vận tải – xi măng là xí nghiệp
cung ứng vật tư-vận tải thiết bị xi măng được hình thành theo QĐ 195/BXD-
TCCB ngày 10/02/1982. Với nhiệm vụ cung ứng vật tư vận tải thiết bị cho
các nhà máy xi măng, đảm bảo hoạt động liên tục nhằm đem lại hiệu quả cao
trong sản xuất cho toàn nghành xi măng.
Sau gần 10 năm hoạt động và phát triển, ngày 5/1/1991 trên cơ sở sáp
nhập hai đơn vị là công ty vận tải Bộ xây dựng và xí nghiệp cung ứng vật tư –
vận tải –thiết bị xi măng theo quyết định QĐ 824/BXD-TCLĐ hình thành
công ty kinh doanh vật tư vận tải xi măng. Nhiệm vụ chủ yếu lúc này là cung
ứng vật tư đầu vào cho các nhà máy xi măng (than cám, xỉ pirit, clinke, vỏ
bao xi măng …) và kinh doanh tiêu thụ xi măng.
Đến ngày 12/02/1993, theo QĐ 022/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ xây
dựng, công ty đổi tên thành Công ty vật tư- vận tải –xi măng trực thuộc Tổng
công ty xi măng Việt Nam- Bộ xây dựng.
Đặc biệt trong những năm gần đây, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của công ty ngày 24/04/2006 công ty tiến hành cổ phần hóa doanh
nghiệp theo QĐ 280/QĐ-BXD ngày 22/2/2006 của Bộ xây dựng với tổng số
2
vốn đầu tư 25.000.000.000đ trong đó nhà nước vẫn chiếm hơn 50% cổ phần
(55,37%) thì công ty vẫn chịu sự chi phối của nhà nước.
Tên giao dịch quốc tế: Materials Transport Coment Joint Stock
Company
Viết tắt: COMATCE.
Trụ sở chính: 21B- Cát Linh- Đống Đa- Hà Nội.
Ngoài ra, công ty còn có các chi nhánh, văn phòng đại diện tại một số
địa phương do công ty trực tiếp liên hệ đăng ký.
Qua mỗi lần thay đổi thì chức năng, nhiệm vụ của công ty cũng được
thay đổi cho phù hợp. Và đến nay, Công ty hoạt động chủ yếu trên các lĩnh
vực như:
- Kinh doanh các loại vật tư dùng cho nghành xi măng
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, nhiên liệu (xăng dầu, khí đốt):
- Kinh doanh vận tải và dịch vụ vận tải;
- Kinh doanh phụ tùng ô tô vầ bảo dưỡng sửa chữa ô tô;
- Kinh doanh khai thác, chế biến các loại phụ gia và xỉ thải phục vụ cho
sản xuất xi măng và các nhu cầu khác của xã hội.
- Kinh doanh các nghành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Dựa vào đó, công ty được phếp lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt
động sản xuất kinh doanh theo quyết định của pháp luật và thực hiện các biện
pháp thích hợp để đạt được các mục tiêu của công ty. Đó là đổi mới phương
thức quản lý kinh doanh cho nghành xi măng và các lĩnh vực khác mà pháp
luạt không cấm, đa dạng hóa các nghành nghề, mở rộng qu mô kinh doanh
nhằm thu lại lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao
động, tăng lợi tức cho các cổ đông thực hiện đầy đủ đối với nhà nước để công
ty luôn ổn định.
3
1.2. Đặc điểm của công ty.
1.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty.
Những năm 80, khi còn hoạt động trong cơ chế quan liêu bao cấp, bộ
máy quản lý của công ty tỏ rõ sự cồng kềnh và kém hiệu quả: Cơ cấu quản lý
chồng chéo tất cả cán bộ quản lý từ giám dốc trở xuống đều thừa hành mệnh
lệnh cấp trên, qua những chỉ thị kế hoạch được giao. Nhưng từ năm 1991 đến
nay, đặc biệt sau giai đoạn tiến hành cổ phần hóa bộ máy quản lý của công ty
dã có nhiều thay đổi để phù hợp tính chất kinh doanh.
Với nhiệm vụ sản xuất và quản lý điều hành được phân chia như sau:
Qua sơ đồ ta thấy bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu
trực tuyến- chức năng, là mô hình đã và đang được áp dụng rộng rãi, phổ biến
trong các doanh nghiệp.
Trong đó, đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có
quyền biểu quyết,là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ
đông có quyền bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị,
thành viên kiểm soát…
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có quyền
nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến công ty trừ những vấn
đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông
- Quyết định chiến lược kinh doanh của công ty
- Thông qua các kế hoạch tác nghiệp hàng năm
- Thông qua kết quả sản xuất của công ty: Tổng lãi lỗ, chi phí của toàn
công ty, của Hội đồng quản trị và của văn phòng công ty.
- Đưa ra quy chế trả lương để thông qua Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội
đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiêm vụ kiểm soát hoạt động quản trị
4
điều hành sản xuất của công ty, Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội
đồng quản trị và ban giám đốc.
Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu
trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thưc hiên các quyền và nhiệm vụ
được giao. Giám đốc Công ty là người đai diện theo pháp luật của công ty.
- Là chủ tài khoản của công ty.
- Trực tiếp phụ trách các phòng ban, giúp Hội đồng quản trị ra quyết
định về thi đua khen thưởng, nâng bậc, tăng lương.
- Là người trực tiếp tuyển dụng và ký hợp đồng trong quyền hạn cho
phép.
Phó giám đốc trực tiếp giúp giám đốc phụ trchs một số lĩnh vực hoạt
động của công ty và khi giám đốc đi vắng, phó giám đốc thay mặt giám đốc
điều hành giải quyết những công việc chung do giám đốc ủy quyền.
Phòng ban: Cùng giúp việc cho giám đốc còn các phòng ban chuyên
môn nghiệp vụ. Các phòng này trực tiếp thực hiện các kế hoạch của công ty
và chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc chuyên môn của mình.
Khối chi nhánh
Tham mưu giúp giám đốc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
và cung ứng các loại hàng hóa chuyên nghành phục vụ cho sản xuất của công
ty xi măng …
5
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Vật tư
vận tải xi măng
6
Đại hội đồng
Cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó Giám đốc
Khối văn phòng
Khối chi nhánh
Phòng KD vận tải
Phòng TCLĐ
Phòng Kế toán
Phòng kinh tế kế
hoạch
Phòng điều độ
Phòng đầu tư và
phát triển
Phòng Kỹ thuật
Phòng KD phụ gia
Văn phòng công ty
Đoàn vận tải
Chi nhánh tại Phả lại
Chi nhánh Quan Ninh
Chi nhánh Hoàng
Thạch
Chi nhánh Hải phòng
Chi nhánh Hà Nam
Chi nhánh Ninh Bình
Chi nhánh Bỉm Sơn
Chi nhánh Phú Thọ
Chi nhánh Hoàng Mai
Văn phòng đại diện
Tp.HCM
Ban quản lý tầu biển
Trung tâm kinh
doanh tổng hợp
Chi nhánh Kiên giang
Ban quản lý dự án
Nhân chính
1.2.2. Đặc điểm về sản phẩm
Công ty Cổ phần vật tư vận tải xi măng là doanh nghiệp thương mại dịch
vụ, đóng vai trò là người ở giữa, trung gian vứi các hình thức thu, mua,giao
nhận, vận chuyển. Đặc điểm này của công ty cũng như đặc điểm của các công
ty cung ứng dịch vụ khác mà chỉ khác về mặt hàng kinh doanh. Bên cạnh đó,
công ty cũng kiêm nhiệm một phần nhỏ sản xuất để phục vụ quá trình chế
biến nguyên liệu thô mua vê như dây chuyền tuyển xỉ và sản xuất tro bay ở
Phả Lại
Hiện nay, các mặt hàng kinh doanh của công ty khá đa dạng về chủng
loại như: Than cám, Xỉ pirit, Xỉ Phả Lại, Đá bô xít, thạch cao, Clinke…Trong
đó than cám là mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty.
Ta thấy, sản phẩm của công ty khá đa dạng nhứ thế công ty sẽ có nhiều
nguồn từ các sản phẩm này và làm thỏa mãn nhiều nhu cầu của khách hàng,
sẽ tạo nhiều điều kiện mở rộng thị trường. Như thế sẽ góp phần làm tăng thu
nhập của công ty, từ đó đảm bảo được công ăn việc làm cho người lao động
cũng như đảm bảo được viêc trả lương cho người lao động.
1.2.3. Đặc điểm về thị trường
Công ty chủ yếu cung cấp nguyên vật liệu sản xuất và phụ gia phục vụ
cho nghành xi măng ở trong nước. Công ty hiện có một số chi nhánh đóng ở
một số địa bàn khác nhau trong cả nước và thường được phân bổ ở gần các
nhà máy sản xuất xi măng để thuận lợi cho việc vận chuyển, cung cấp. Mặt
khác, mỗi địa bàn hoạt động của công ty lại có những đặc điểm thuận lợi và
khó khăn riêng về: khối lượng sản phẩm giao nhận, nơi cung cấp, chủng loại,
giá cả, điều kiện bốc dỡ, tiêu thụ. Từ đó,ta thấy địa bàn hoạt động của công ty
là trải rông trong cả nước.
Thị trường mua đầu vào của công ty tương đối thuận lợi song thị trường
bán đầu ra lại gặp không ít khó khăn. Trong nền kinh tế thị trương cạnh trạnh
7
gay gắt, ở đâu giá cả hợp lý mua bán thuận lợi thì người ta đến mua, do đó đối
tượng khách hàng của công ty là không ổn định, có đơn vị vừa mua của công
ty vừa mua trực tiếp của đơn vị sản xuất. Trước đây việc cung ứng vật tư đầu
vào được Tổng công ty duy trì ổn định qua đó lượng khách hàng của công ty
cũng được đảm bảo nhưng về sau do sự thúc ép của các sông ty xi măng cũng
như sự tác động của các quy luật thị trường Tổng công ty xi măng Việt Nam
đã cho phép một số công ty mua xỉ, than ở các đơn vị sản xuất thông qua
Công ty vật tư vẩn tải theo một tỷ lệ nhất định. Điều này làm cho thị trường
của công ty bị thu hẹp lại.
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang tiến hành công nghiệp hóa,
hiện đại hóa thì nhu cầu xi măng của xã hội tăng lên là tất yếu, đây là một
thuận lợi cho sự phát triển của công ty. Nhưng mặt khác, do sự làm ăn kém
hiệu quả của một số nhà máy xi măng( đặc biệt là nước ta đã gia nhập WTO)
làm cho tình hình tiêu thụ của các nhà máy xi măng trong nước gặp không ít
khó khăn, đây là một thách thức không nhỏ đối với công ty trong giai đoạn
mới khi trị trường của công ty vẫn chỉ là những công ty xi măng trong nước
thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam.
Để thích ứng trong giai đoạn mới đòi hỏi công ty phải mở rộng thị
trường nhằm tránh việc quá lệ thuộc vào các công ty xi măng trong nước, mặt
khác công ty nên có hệ thống các loại mặt hàng kinh doanh đa dạng đồng thời
xác định mặt hàng thế mạnh để đầu tư nhằm tạo ra ưu thế trong kinh doanh.
Thị trường đầu ra của công ty gặp không ít khó khăn nên ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, có thể làm giảm doanh thu
của công ty và tất nhiên quỹ lương cũng sẽ giảm theo, hay công ty cũng
không có điều kiện khuyến khích người lao động qua hình thức đãi ngô tài
chính.
1.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Hiện nay công ty có:
8
- Xưởng tuyển xỉ tại phả Lại: sản xuất tro bay từ xỉ thải tại nhà máy
nhiệt điện Phả Lại công suất trên 2.500 tấn/tháng. Nguyên giá 3.628 triệu
đồng, giá trị còn lại 947 triệu đồng
- Đoàn vận tải: gồm 12 xà lan boong nổi, tổng trọng tải 2.400 tấn và 3
tầu đẩy công suất 190 mã lực/tầu. Nguyên giá 6.762 triệu đồng, giá trị còn lại
3.475 triệu đồng.
- Hệ thống kho, bãi, tại Nhân Chính: tổng diện tích đất công ty đang thuê
là 6.500m2.
- Tổng diện tích hệ thống kho, bãi, nhà xưởng công ty đang thuê là khá
lơn 25.108m2.
Quy mô cơ sở vật chất của công ty lớn sẽ làm tăng chi phí của công ty.
Nếu công ty sử dụng không tốt sẽ làm chi phí tăng nhanh hơn doanh thu. Do
đó, công ty cần có những chính sach kinh doanh hiệu quả để đảm bảo cho tình
hình phát triển của công ty cũng như đảm bảo đến tiền lương cho công nhân.
1.2.5. Đặc điểm lao động của công ty
Do đặc điểm là công ty cung ứng dịch vụ nên lao động chủ yếu là nhân
viên văn phòng,nhân viên giao nhận, nhân viên KCS…
Số lượng alo động của công ty từ khi thành lập đến nay có sự biến động
rất lớn. Khi mới thành lập(1981) công ty chỉ có 13 lao động, đến năm 1990
công ty có 320 lao động, năm 1991 do có sự sáp nhập 2 đơn vị là: Công ty
vận tải xây dựng và Xí nghiệp cung ứng vật tư vận tải thiết bị xi măng nên số
lao động tăng lên 960 người. Năm 1994 công ty lại tách ra nên số lao động
giảm xuống còn 307 người, đến năm 1997 có 338 lao động. Đến năm 1999 do
có sự sáp nhập của các chi nhánh Công ty xi măng Hoàng Thạch tại Thái
Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai vào công ty và hai trung tâm bán buôn, bán lẻ xi
măng số 1 và số 2 ở khu vực phía bắc Sông Hồng nên số lượng công nhân
viên và lao động của công ty là 823 lao động( tính đến ngày 01- 01- 1999)
9
Đến năm 2000 Công ty lại tách ra một lần nữa và số lượng lao động còn
lại 306 người, từ đó đến nay Công ty không có sự biến động lớn về số lượng
công nhân viên, tính đến cuối năm 2005 số công nhân viên của công ty là 336
người.
Như vậy có thể thấy sự biến động về số lao động trong công ty trong giai
đoạn vừa qua chủ yếu do sự chí tách và sáp nhập của Công ty, còn lại lượng
lao động vẫn được duy trì khá ổn định.
Riêng năm 2006 so với 2005 lương lao động giảm đi đáng kể( 63 người)
nguyên nhân chính là do Công ty tiến hành cổ phần hóa vào thời điểm
24/04/2006, trong quá trình đó có một bộ phận lớn công nhân về theo chế độ
41( 53 người ) một số bộ phận về hưu và chỉ nhận thêm một số ít nhân viên
mới.
Tính đến 01/12/2008 Công ty có 311 người.
Để làm rõ đặc điểm lao động của Công ty ta cũng cần nghiên cứu thấy rõ
cơ cấu lao động của công ty:
Bảng 1.2.: Cơ cấu lao động( Nguồn: Phòng lao động tổ chức lao động)
Bảng1. 2.1: Cơ cấu lao động theo giới
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
1.Tổng 282 100 284 100 311 100
2. Nam 180 63.83 183 64.44 197 63.34
- khối VP 58 32.23 60 32.78 70 35.53
- khối đơn vị 122 67.77 124 67.22 117 64.46
3. Nữ 102 36.17 101 35.56 104 36.66
- Khối VP 59 57.84 61 60.4 62 59.6
- khối đơn vị 43 42.16 40 39.6 42 40.4
( Nguồn: phòng tổ chức lao động )
10
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Số lao động của công ty không có sự
thay đổi nhiều qua máy năm gần đây, điều này chứng tỏ công ty rất ổn định
về lực lao động cũng như chất lượng lao động. Mặt khác ta cũng thấy, tỷ lệ
lao động nam và lao động nữ chênh lệch nhau khá lớn, biểu hiện năm 2006 là
nam chiếm 63.83% so với nữ chiếm có 36.17%; năm 2007 nam chiếm
64.44% so với 35.56% nữ và năm 2008 thì nam chiếm 63.34% so với nữ chỉ
chiếm 36.66% và sự chênh lệch này là phù hợp với tình hình hoạt động kinh
doanh, phù hợp với đặc thù của công việc như: vận tải, giao nhận, bốc xếp, áp
tải hàng hóa. Điều này cũng được biểu hiện rõ ở khối các đơn vị tỷ lệ nam
chiếm 67.77%(2006), 67.22%(2007), 64.46%(2008) tương ứng tỷ lệ nữ là
42.16%(2006), 39.6%(2007), 40.4%(2008) còn trong khối văn phòng không
có sự chênh lệch nhiều lắm nhưng tỷ lệ nữ lại lớn hơn nam(ví dụ năm 2008
thì 42.31%(nữ)>41.63%(nam)).
Bảng 1.2.2: Cơ cấu lao động theo tuổi
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2007
Số
lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Tổng 282 100 284 100 311 100
Độ tuổi: 20-30 51 18.09 60 21.13 65 20.90
Độ tuổi: 31-40 86 30.50 82 28.87 90 28.94
Độ tuổi: 41-50 120 42.55 121 42.60 140 45.02
Độ tuổi: 50+ 25 8.86 21 7.40 24 5.14
( Nguồn: phòng tổ chức lao động)
Qua cơ cấu lao động theo độ tuổi ta thấy: ở độ tuổi 50+ trở lên là ít nhất
chỉ chiêm khoảng từ 6%-7% , trong khi đó những công nhân viên ở độ tuổi từ
31-40 và 41-50 chiếm tương đối cao tưng ứng vào khoảng 29% và 43% còn
nhưng người lao động ở độ tuổi 20-30 không nhiều chỉ chiếm khoảng 19%.
Như vậy, qua những năm qua công ty có lực lao động trẻ là khá lớn chiếm
11
khoảng 50%, ở độ tuổi 41-50 là vao khoảng 43% và tất nhiên như vậy công ty
sẽ phát huy được nhiều mặt tích cực song số lượng lao động xắp về hưu của
công ty cũng là khá lớn do vậy trong thời gian tới công ty nên có nhưng kế
hoạch thích hợp về nhân sự để phù hợp với tình hình kinh tế mới như hiện
nay.
Bảng 1.2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2007
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Tổng 282 100 284 100 311 100
Tốt nghiệp đại
học
115 46.89 120 42.25 140 45.02
Tốt nghiệp cao
đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp
56 19.86 58 20.42 62 19.94
Tốt nghiệp phổ
thông
111 33.25 106 37.33 109 35.04
( Nguồn: phòng tổ chức lao động)
Qua bảng số liệu trên ta thấy những người có trình độ của công ty là khá
lớn, số lượng những người có trình độ đại học chiếm khoảng 44%. Cao đẳng,
trung cấp chiếm khoảng 20%, những người lao động phổ thông chiếm vào
khoảng 34%.
Bảng 1.2.3: Bảng cơ cấu lao động theo hợp đồng :
Chỉ tiêu Năm 2008
Số Lượng (Người) Tỷ lệ (%)
Không thuộc diện kí
hợp đồng
5 1.66
Hợp đồng dưới 1 năm 10 3.22
Hợp đồng không xác
định thời hạn
296 95.12
Tổng số lao động 311 100
( Nguồn: phòng tổ chức lao động)
12
Qua bảng số liệu ta thấy số những người lao động co hợp đồng không
xác định thời hạn là khá lớn chiếm 95.12% trong khi đó số người lao động có
hợp đồng dưới 1 năm và những người không thuộc diện ký hợp đồng là rất ít
tương ứng chiếm 3.22% và 1.66%. Điều này cho thấy sự ổn định trong công
việc của công ty là khá lớn và nó cũng giải thích vì sao trong những năm gần
đây sự biên động công nhân viên của công ty là không đáng kể.
1.2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Tổ chức và thực hiện kinh doanh vật tư đầu vao cho sản xuất của các nhà
máy sản xuấ xi măng và phibrôximăng( nguyên nhiên liệu, vật tư và phụ tùng
thiết bị),đảm bảo đủ số lượng chất lượng , giá cả theo hợp đồng kinh tế đã ký
kết
Tổ chức và thực hiện hiện lưu thông và kinh doanh tiêu thụ xi măng,
phibrôximăng theo địa bàn, khu vực được Tổng công ty Xi măng Việt Nam
phân công cụ thể để đogns góp phần cùng các đơn vị khác của Tổng Công ty
đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xi măng cho toàn xã hội.
Tận dụng năng lượng,phương tiện vận tải của đơn vị mình và của toàn
xã hội để kinh doanh vận tải vật tư đầu vào cho sản xuất của các nhà máy xi
măng và lưu thông tiêu thụ xi măng một cách có hiệu quả.
Ngoài ra, công ty còn tổ chức các cửa hàng bán lẻ, đại lý phân phối xi
măng theo đúng quy chế nghành nghề kinh doanh xi măng của Bộ đã ban
hành để phục vụ trực tiếp, thuận lợi cho nhu cầu sử dụng của nhân dân.
1.3. đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
vật tư - vận tải - xi măng trong 3 năm 2006-2008
Nhận xét: Qua bảng ta thấy
Doanh thu năm 2008 tăng khá nhanh so với năm 2007 là 471.711,296
triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 68,945%. Ta có thể nhận ra nguyên nhân
13