Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Những thành tựu đạt được và phương hướng phát triển trong thời gian tới của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.76 KB, 26 trang )

Đơn vị thực tập : Tại Hội Sở Chính Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
Địa chỉ : Sè 198 - Đường Trần Quang Khải – Quận Hoàn Kiếm – TP Hà Nội.
Website : .
Giám đốc hội sở chính : Mr Nguyễn Danh Lương
Cán bé Phụ trách thực tập : Mrs Trinh
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thị Bất
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Đình Ba
Líp : Tài chính công – 44
Khoa: Ngân hàng – Tài chính
MỤC LỤC
Trang
L i m uờ ởđầ 3
Ph n I: T ng quan v Ngân h ng Ngo i th ng Vi t Namầ ổ ề à ạ ươ ệ 4
1. Sù ra i c a Ngân h ng Ngo i th ng Vi t Namđờ ủ à ạ ươ ệ 4
2. C c u t ch c c a Ngân h ng Ngo i th ng Vi t Namơ ấ ổ ứ ủ à ạ ươ ệ 4
3. Ch c n ng nhi m v c a các phòng ban CHíNH :ứ ă ệ ụ ủ 5
3.1- Phòng B o Lãnhả 6
3.2- Phòng u t d án.đầ ư ự 7
3.3 - Phòng tín d ng ng n h nụ ắ ạ 8
3.4- Phòng thanh toán thẻ… 9
4. Các ho t ng c a Ngân h ng Ngo i th ng Vi t Namạ độ ủ à ạ ươ ệ 9
ph n II: Nh ng th nh t u ã t c trong th i gian qua v ph ng ầ ữ à ự đ đạ đượ ờ à ươ
h ng phát tri n trong th i gian t i c a Ngân h ng Ngo i th ng Vi t ướ ể ờ ớ ủ à ạ ươ ệ
Nam 11
1. Nh ng th nh t u Ngân h ng Ngo i th ng Vi t Nam ã t c :ữ à ự à ạ ươ ệ đ đạ đượ 11
2. Ph ng h ng, nhi m v c a NHNTVN trong nh ng n m t iươ ướ ệ ụ ủ ữ ă ớ 23
K t lu nế ậ 26
Lời mở đầu
Trong thời gian qua nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu
rất khả quan, duy trì được tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao trong khu vực:
GDP đạt 7,6% năm 2004 và GDP đạt 8,0% năm 2005 và tiếp tục chuyển


biến theo hướng hội nhập tích cực vào nền kinh tế thế giới theo đúng các lé
trình hợp tác song phương và đa phương đã cam kết trên các lĩnh vực như
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… nhất là những thành tựu về mặt kinh tế.
Có được những thành công như vậy là nhờ sự lãnh đạo tài tình của Đảng và
Nhà nước… Đồng thời là sự đóng góp của tất cả các thành phần kinh tế, các
ngành, các vùng, các địa phương trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ
của ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
( NHNTVN ) nói riêng. Hoà cùng tiến trình phát triển chung của đất nước,
của ngành, trong năm qua Ngân hàng Ngoại thương là một trong các tổ chức
tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng giúp cho
các hoạt động kinh tế diễn ra một cách suôn sẻ hơn. Được thành lập từ năm
1963, qua hơn 40 năm hoạt động, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
( Vietcombank ) có những đóng góp rất lớn vào công cuộc kháng chiến và
kiến quốc, đặc biệt trong những năm gần đây sự phát triển của Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam đã đem lại những thúc đẩy rất tích cực đối với hoạt
động chung của ngân hàng cũng như đối với kinh tế- xã hội ở nước ta. Cho
dù chặng đường phát triển phía trước còn nhiều thử thách, nhưng Ngân hàng
ngoại thương Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục vững bước vượt qua để hoàn
thành các mục tiêu kinh doanh đã đề ra, chương trình tái cơ cấu và luôn luôn
sẵn sàng cho quá trình cổ phần hoá vào đầu năm 2007.
Dưới sự hướng dẫn của các thầy cô còng nh được sự phân công của nhà
trường và sự giúp đỡ của các anh chị cán bộ Vietcombank, em đã tìm hiểu và
đưa ra nội dung của “Bản báo cáo tổng hợp” nh sau:
Phần I: Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Phần II: Những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua và phương hướng
phát triển trong thời gian tới của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Phần I: Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
1. Sù ra đời của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Vào những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, khi miền Bắc bước sang
thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa Xã hội, làm hậu thuẫn cho

công cuộc cách mạng Việt Nam, thống nhất đất nước, thì vấn đề thành lập
một định chế tài chính chuyên về nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại đã được đặt
ra một cách khẩn trương. Ngày 30/10/1962, Hội đồng Chính phủ đã ban hành
Nghị định 115/CP thành lập Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trên cơ sở
bộ máy của Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo
nghị định này thì về mặt đối ngoại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một
ngân hàng thương mại có tư cách pháp nhân độc lập, có vốn riêng, có trụ sở
độc lập với Ngân hàng Nhà nước, có Hội đồng quản trị, Ban điều hành và
hoạt động theo điều lệ được công bố; về đối nội thì Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam còn đảm nhiệm chức năng của Cục Ngoại hối- một đơn vị tham
mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các chính sách
quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước, làm tham mưu
cho Ngân hàng Nhà nước trong quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước,
các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế…Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
còn có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là “ Bank for Foreign Trade of
Vietnam ”, tên tắt là Vietcombank. Trụ sở chính của Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam hiện nay đặt tại 198 Trần Quang Khải, Hà nội.
2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không ngừng mở rộng hệ thống nhằm
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Tính đến cuối năm 2004, hệ thống
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam bao gồm: 26 chi nhánh cấp 1, 41 chi
nhánh cấp 2 và 47 phòng giao dịch trên toàn quốc; 1 công ty tài chính và 3
văn phòng đại diện ở nước ngoài; 3 công ty trực thuộc( Công ty Chứng
khoán, Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản
); góp vốn cổ phần vào 6 doanh nghiệp ( 2 công ty bảo hiểm, 3 công ty bất
động sản, 1 công ty đầu tư kỹ thuật), 7 ngân hàng và 1 quĩ tín dụng; tham gia
4 liên doanh với nước ngoài. Trong năm 2004, Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam đã thiết lập thêm quan hệ đại lý với một số ngân hàng trên thế giới,
nâng tổng số ngân hàng đại lý lên khoảng 1250 ngân hàng tại gần 90 nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới.

Năm 2004, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam bao gồm
*Các thành viên trong Hội đồng Quản trị (HĐQT):
Chủ tịch HĐQT là Ông Nguyễn Hoà Bình;
Thành viên kiêm Tổng giám đốc là Ông Vũ Viết Ngoạn;
Các thành viên còn lại là Ông Nguyễn Hữu Đức,Ông Trần Trọng Độ và bà
Nguyễn Thị Hoa;
*Các thành viên trong Ban Tổng giám đốc:
Tổng giám đốc-Ông Vũ Viết Ngoạn;
Phó Tổng giám đốc- Ông Nguyễn Phước Thanh, bà Nguyễn Thị Tâm, bà
Nguyễn Thu Hà, Ông Vũ Công Trứ, Ông Đinh Văn Mười;
Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được tổ chức theo
sơ đồ dưới đây:
3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban CHíNH :
3.1- Phòng Bảo Lãnh
Chức năng:
Phòng Bảo Lãnh là phòng nghiệp vụ thuộc sở giao dịch NHNT, có
chức năng tham mưu và giúp ban giám đốc thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh
và tái bảo lãnh của sở giao dịch NHNT đối với khách hàng theo các văn bản
quy định hiện hành về công tác bảo lãnh của nhà nước, NHNN và NHNT VN,
đồng thời tuân thủ các thoả ước quốc tế, các thông lệ quốc tế và các điều lệ
quốc tế về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng mà Việt Nam là nước thành viên
hoặc đã cam kết tham gia.
Nhiệm vô:
1.1. Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng tại Sở giao dịch theo
các quy định hiện hành của Nhà Nước, NHNN và của NHNT VN.
1.2. Chủ động tiếp xúc với khách hàng để giới thiệu dịch vụ bảo lãnh ngân
hàng, tham mưu cho Ban giám đốc Sở giao dịch chính sách khách hàng phù
hợp.
1.3. Thẩm định các dự án, phương án kinh doanh của khách hàng làm bảo
lãnh.

1.4. Lập hồ sơ khách hàng, hồ sơ bảo lãnh, viết tờ trình bảo lãnh trình Ban
giám đốc Sở giao dịch phê duyệt hoặc trình hội đồng tín dụng theo các quy
định hiện hành. Ký hợp đồng bảo lãnh theo sự uỷ quyền của Tổng Giám đốc
NHNT VN
1.5. Thu phí bảo lãnh theo các quy định hiện hành. Tham mưu cho Ban giám
đốc về mức phí dịch vụ bảo lãnh áp dụng phù hợp với thực tế kinh doanh và
chính sách khách hàng trong từng thời kỳ.
1.6 Hạch toán kế toán các nghiệp vụ bảo lãnh.
1.7. Lập hồ sơ, lưu giữu và bảo quản các hồ sơ bảo lãnh theo các quy định của
NHNT VN.
1.8. Thực hiện công tác báo cáo thống kê, báo báo trích lập dự phòng, tỷ lệ an
toàn và các báo cáo bảo lãnh theo các quy định về báo cáo thống kê.
1.9. Thông báo bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng theo yêu cầu của
ngân hàng phát hành hoặc khách hàng.
1.10. Ký hợp đồng thế chấp tài sản và văn bản giải chấp tài sản theo sự uỷ
quyền của Tổng giám đốc NHNT VN.
1.11. Thẩm định và định giá tài sản thế chấp, tài sản cầm cố, phong toả tài
khoản của khách hàng, tiến hành các thủ tục công chứng hợp đồng, đăng ký
giao dịch đảm bảo đối với tài sản thế chấp, tài sản cầm cố theo các quy định
hiện hành của Nhà nước và NHNT VN về đảm bảo tiền vay.
1.12. Thực hiện các biện pháp xử lý tài sản thế chấp, tài sản cầm cố theo các
quy định hiện hành của Nhà nước và NHNT VN về xử lý tài sản trong những
trường hợp cần thiết trong phạm vi được uỷ quyền.
1.13. Tư vấn cho khách hàng về bảo lãnh nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách
hàng.
1.14. Thực hiện tốt công tác bảo mật về hồ sơ và công nghệ thông tin có liên
quan đến nghiệp vụ bảo lãnh của Sở giao dịch NHNT; giữ bí mật các thông
tin về khách hàng theo các quy định hiện hành của NHNT VN về công tác
bảo mật ngân hàng.
1.15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao.

3.2- Phòng đầu tư dự án.
Chức năng:
Phòng Đầu tư dự án là phòng thuộc Sở giao dịch có chức năng tham
mưu và giúp Ban giám đốc Sở giao dịch trong việc thực hiện cấp tín ụng
trung và dài hạn cho các khách hàng tại Sở giao dịch NHNT theo đúng các
quy định, quy chế, thể lệ về cho vay hiện hành của NHNN VN và NHNT VN.
Nhiệm vô:
2.1. Thực hiện các nghiệp vụ cho vay trung dài hạn, hợp vốn bằng VND,
ngoại tệ đối với các đối tượng khách hàng theo đúng các chế độ thể lệ do
NHNN VN và NHNT VN ban hành.
2.2. Chủ động tìm kiếm các dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi có
hiệu quả để cho vay, chủ động tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng tốt.
2.3. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thẩm định dự án nhằm tham mưu
cho Ban giám đốc, Hội đồng tín dụng trong việc quyết định đầu tư đối với các
dự án trung, dài hạn.
2.4. Thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nhằm đảm bảo an toàn
vốn, theo dõi thu nợ (lãi và gốc) đúng hạn.
2.5. Phối hợp cùng các phòng liên quan xây dựng giới hạn tín dụng đối với
khách hàng trên cơ sở chỉ đạo của Ban giám đốc.
2.6. Lập hồ sơ kinh tế các đơn vị vay vốn và cung cấp thông tin kịp thời về
các đơn vị vay vốn theo yêu cầu của Ban giám đốc.
2.7. Tổ chức phổ biến hướng dẫn khách hàng về các chế độ thể lệ tín dụng
để khách hàng nắm chắc và thực hiện đúng quy định. Tư vấn và hỗ trợ cho
khách hàng về các nghiệp vụ ngân hàng.
2.8. Thực hiện việc cung cấp số liệu và báo cáo kịp thời các hạt động tín dụng
trung dài hạn theo đúng quy định của NHNT VN và các yêu cầu báo cáo đột
xuất của Ban giám đốc, NHNT VN, NHNN và thanh tra.
2.9. Theo dõi, giám sát, kiểm tra tài sản cầm cố thế chấp của khách hàng có
liên quan đến tín dụng.
1.10. Phân loại khách hàng tín dụng trung và dài hạn, đề xuất với Ban giám

đốc các biện pháp cụ thể để củng cố và mở rộng quan hệ với khách hàng
truyền thống, thu hót phát triển thêm khách hàng mới.
1.11.Thực hiện việc thẩm định tài chính và phi tài chính của khách hàng phục
vụ công việc liên quan đến các loại hình cấp tín dụng cho khách hàng.
1.12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao.
3.3 - Phòng tín dụng ngắn hạn
Chức năng:
Phòng tín dụng ngắn hạn là phòng nghiệp vụ thuộc sở giao dịch NHNT
có chức năng thực hiện triển khai nghiệp vụ cho vay đối với những phương án
kinh doanh của đối tượng khách hàng theo đúng các quy định, quy chế, thể lệ
về cho vay hiện hành của NHNNVN và NHNT VN
Nhiệm vô:
3.1. Phổ biến, hướng dẫn cho khách hàng về quy chế cho vay của NHNT VN
và các quy định khác có liên quan.
3.2. Thực hiện đúng các quy định về quy chế cho vay và các bước trong quy
trình nghiệp vụ của NHNT VN.
3.3. Xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho vay và kế hoạch lao động hàng năm
của phòng.
3.4- Phòng thanh toán thẻ…
4. Các hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một ngân hàng lớn trong hệ thống
ngân hàng Việt Nam do đó hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam cung cấp cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng nh:
+ Nhận tiền gửi vào tài khoản, tiết kiệm Đồng Việt Nam và ngoại tệ;
+ Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu Đồng Việt Nam và ngoại tệ;
+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ;
+ Chuyển tiền trong và ngoài nước;
+Thanh toán xuất nhập khẩu (L/C- D/A- D/P);
+Nhận mua bán giao ngay, có kỳ hạn và hoán đổi các loại ngoại tệ mạnh;

+Bảo lãnh và tái bảo lãnh;
+Thực hiện nghiệp vụ hối đoái, đổi séc du lịch, nhờ thu trơn…;
+Phát hành thẻ tín dụng Vietcombank- Visa Card, Vietcombank- Master
Card, Vietcombank American Express( sử dụng trong và ngoài nước rút tiền
mặt trên máy VCB-ATM) và thẻ ATM-Connect 24 sử dụng trong nước;
+Làm đại lý thanh toán cho các loại thẻ quốc tế nh: Visa, Master Card,
American Express, JCB và Dines Club;
+Thực hiện thanh toán quốc tế thông qua hệ thống SWIFT, Money Gram…;
+Thực hiện nghiệp vụ thuê mua tài chính;
+Dịch vô E-Banking, Home-Banking;
Bằng việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng không chỉ
trong nước mà còn cả khách hàng nước ngoài Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam đã góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thương mại trong nước phát
triển và thóc đẩy sự giao thương buôn bán giữa Việt Nam với các tổ chức
quốc tế, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Như vậy, qua hoạt động
cung cấp các dịch vụ của mình Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã thực
hiện đầy đủ chức năng của một ngân hàng thương mại đó là trung gian tài
chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư là cầu nối giữa
người cần vốn và người có vốn, đồng thời tạo phương tiện thanh toán và là
trung gian thanh toán đặc biệt giúp cho các cuộc giao dịch mua bán giữa trong
nước với nước ngoài diễn ra một cách an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết
kiệm hiệu quả.
Ngoài việc hoàn thành nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước, bình ổn tỷ
giá góp phần giữ vững sự phát triển của nền kinh tế khi có biến động mạnh
trên thị trường quốc tế, phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế,
phát triển đất nước của Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn
tham gia các hoạt động xã hội , qua đó đã giúp cho mối quan hệ giữa Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam với các địa phương, các khách hàng của mình
ngày càng gắn bó chặt chẽ.
phần II: Những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua và

phương hướng phát triển trong thời gian tới của Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam
1. Những thành tựu Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã đạt được :
Trong hơn 40 năm hình thành và phát triển Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam đã và đang ngày càng vững bước trên đà phát triển, qua hơn 40
năm Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã trải qua rất nhiều thăng trầm, rất
nhiều khó khăn, thử thách dưới sự dẫn dắt của Đảng và Nhà nước cũng như
sự cố gắng nỗ lực không ngừng của đội ngò cán bộ lãnh đạo, công nhân viên
của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã đem lại cho Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam bộ mặt như ngày hôm nay. Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam đã có rất nhiều những công lao trong công cuộc kháng chiến kiến quốc,
đặc biệt là những đóng góp trong giai đoạn mới, giai đoạn mà nước ta chuyển
từ thời kỳ bao cấp, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị
trường có sự định hướng của nhà nước. Có thể nói, 40 năm xây dựng và
trưởng thành của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gắn liền với thời kỳ
cách mạng vẻ vang của đất nước, của ngành ngân hàng.
Trước hết chúng ta sẽ xem xét những đóng góp, những thành tựu mà
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã đạt được trong thời kỳ đầu thành lập.
Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam góp phần vào thực hiện
hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc và hoàn
thành cách mạng dân téc dân chủ nhân dân ở miền Nam, khôi phục và phát
triển kinh tế. Nhiệm vụ đối nội của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là
tham mưu cho Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước trong quá trình xây dựng
các chính sách tiền tệ, tín dụng, thanh toán quốc tế nhằm phục vụ chủ trương
đẩy mạnh xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ. Hoạch định chính sách quản lý
ngoại hối trong điều kiện nhà nước thực hiện độc quyền ngoại thương, ngoại
tệ; xây dựng cơ chế đa tỷ giá ngoại tệ, áp dụng trong các quan hệ thanh toán
mậu dịch quốc tế, phi mậu dịch nhằm thúc đẩy các quan hệ kinh tế, văn hóa,
hợp tác khoa học, kỹ thuật và giáo dục giữa Việt Nam với các nước thuộc các
khu vực khác nhau. Về hoạt động ngân hàng, ngoài nhiệm vụ cho vay nhằm

khai thác các nguồn hàng xuất khẩu, cho vay mở rộng các dịch vụ đối ngoại
như vận tải, bảo hiểm, du lịch, cung ứng tàu biển… các nghiệp vụ thanh toán
quốc tế, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho
Chính phủ trong quan hệ thanh toán, vay nợ viện trợ với các nước bạn bè đều
được tập trung toàn bộ vào Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Chính từ vị
thế đặc biệt trên, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã sớm thành ngân
hàng thương mại chuyên nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng đối
ngoại duy nhất ở Việt Nam sánh vai với các ngân hàng quốc tế ở khắp các
châu lục.
Tiếp đến là thời kỳ sau khi thống nhất tổ quốc, Việt Nam bước vào thời
kỳ xây dựng và phát triển đất nước. Khi đó Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam là một ngân hàng duy nhất nắm giữ độc quyền trên ba phương diện: độc
quyền ngoại tệ, độc quyền cung ứng tín dụng xuất nhập khẩu, độc quyền giao
dịch thanh toán quốc tế.
Với chức năng độc quyền ngoại tệ, Vietcombank nắm giữ quỹ ngoại tệ
quốc gia. Mọi nguồn ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư phải ký gửi
hoặc bán ngay cho ngân hàng. Ngân hàng cũng là người duy nhất được mở tài
khoản ký gửi ngoại tệ ở hải ngoại, là người duy nhất được vay mượn, bảo
lãnh sự vay mượn của các tổ chức tài chính, các chủ nợ thương mại và trong
nhiều trường hợp được Chính phủ uỷ nhiệm ký và nhận nợ các khoản vay nhà
nước. Do đó, ngân hàng cũng là người trực tiếp tham gia xử lý cân đối ngoại
tệ của quốc gia để nhập khẩu hàng hóa và thanh toán dịch vụ. Ngoài việc cấp
phát ngoại tệ (cấp phát ngoại tệ hiểu theo cơ chế bao cấp là bán ngoại tệ theo
tỷ giá cố định của Nhà nước) theo kế hoạch nhập khẩu, Vietcombank còn cấp
phát ngoại tệ chi tiêu phi mậu dịch như chi phí ngoại giao, kinh phí cho các
đoàn ra nước ngoài.
Với chức năng độc quyền tín dụng xuất nhập khẩu, Vietcombank là người
duy nhất cho vay ngoại tệ trong nền kinh tế quốc dân (xuất nhập khẩu, dịch
vụ, du lịch…), đồng thời cũng là người duy nhất quản lý việc hạch toán và
cấp “quyền sử dụng ngoại tệ ”. Vietcombank cũng là người duy nhất đầu tư

hùn vốn và bảo lãnh cho các liên doanh Việt Nam với nước ngoài.
Với chức năng độc quyền thanh toán quốc tế, Vietcombank đã nắm giữ
100% thị phần thanh toán quốc tế của cả nước qua các phương thức thanh
toán Clearing xã hội chủ nghĩa, thanh toán qua Rúp chuyển nhượng, thanh
toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Các hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong thời gian
này diễn ra một cách sôi động trong đời sống kinh tế của đất nước đều phản
ánh các chức năng độc quyền của nó. Có thể kể ra đây những hoạt động của
nó trong thời kỳ này đó là hoạt động huy động vốn trong và ngoài nước, hoạt
động cho vay xuất nhập khẩu, dịch vụ và du lịch,Vietcombank với ngành vận
tải biển và ngành dầu khí, tìm kiếm ngoại tệ để nhập khẩu và thực hiện các
hiệp định tài chính của Chính phủ, thực hiện chính sách kiều hối, thanh toán
quốc tế…Đầu tiên là hoạt động huy động vốn; vốn là một vấn đề cực kỳ quan
trọng đối với mọi tổ chức kinh tế, mọi doanh nghiệp và nó càng quan trọng
hơn đối với các ngân hàng vì nó quyết định khối lượng tín dụng được cung
ứng, khả năng thanh toán, cấp bậc xếp hạng của một ngân hàng trên thương
trường.Vietcombank vốn điều lệ chỉ có 5 triệu đồng, sau nhiều đợt đổi tiền
vốn chỉ còn 500.000 đồng vào cuối những năm 80. Trong nhiều năm dù
không có vốn tự có nhưng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn hoạt động
trên thương trường trong và ngoài nước, bởi lẽ người ta nhận thấy đó là một
ngân hàng của Nhà nước được độc quyền về ngoại tệ, về cung ứng tín dụng
xuất nhập khẩu và về thanh toán với nước ngoài. Nguồn vốn huy động của
Vietcombank khá đa dạng: vốn trên các tài khoản ký gửi của khách hàng, vốn
vay bao cấp từ Ngân hàng Nhà nước, vốn vay nước ngoài, vốn trong thanh
toán khác. Vốn huy động tiền gửi trong nước có tỷ trọng không đáng kể, đó
chủ yếu là tiền gửi của các đơn vị xuất nhập khẩu ngoại thương, các công ty
du lịch, dịch vụ, các cửa hàng Intershop, Vietcombank chưa huy động vốn
tiền gửi tiết kiệm trong dân cư. Vốn vay mượn nước ngoài là nguồn vốn có tỷ
trọng lớn nhất và là nguồn vốn chủ yếu trong cơ cấu vốn của Vietcombank,
nguồn vốn này tăng trưởng với tốc độ khá cao từ 2.821 triệu đồng vào thời

điểm 31-12-1980 lên 21.361 triệu đồng vào thời điểm 31-12-1985. Vốn vay
nước ngoài bao gồm nhiều nguồn khác nhau: vay trực tiếp bằng ngoại tệ (như
năm 1980 vay Ngân hàng Tiệp Khắc 5 triệu USD kỳ hạn 5 năm, vay Ngân
hàng hợp tác kinh tế quốc tế năm 1985 với số tiền 40 triệu DM kỳ hạn trả
năm 1990, vay IMF khoảng 200 triệu USD vào những năm 1978-1981 …);
các khoản vay nhập hàng hóa, từ năm 1976 đến 1990 Vietcombank đã vay
nhập theo kế hoạch Nhà nước trên thương trường quốc tế khoảng 572 triệu
USD, tương đương 5,2 tỷ đồng Việt Nam (tính theo tỷ giá 18VNĐ/USD); vốn
hình thành trên tài khoản thanh toán Clearing với các nước Xã hội Chủ nghĩa,
đặc biệt là với Liên Xô…Về cơ cấu vốn không thể không nhắc tới quan hệ về
vốn với ngân sách nhà nước là quan hệ hai chiều, sự có đi có lại trong nền
kinh tế bao cấp. Cơ cấu vốn của Vietcombank thời hỳ này chủ yếu là vốn vay
nước ngoài và vốn bao cấp trong thanh toán vãng lai với Ngân hàng Nhà
nước.
Tiếp theo là hoạt động cho vay xuất nhập khẩu, dịch vụ và du lịch,
Vietcombank là ngân hàng thương mại, được độc quyền cung ứng tín dụng
cho các đơn vị sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, du lịch và dịch vụ đối
ngoại trong cả nước. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cho vay cả bằng
đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ, bảo lãnh ngoại tệ, liên doanh- hình thức mới
trong đầu tư. Những năm sau thống nhất đất nước, với nguồn vốn đã huy
động được trong và ngoài nước và tiếp nhận nguồn vốn của Nhà nước, Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam đã tiến hành hoạt động cho vay, đầu tư, tài trợ
cho các hoạt động kinh tế của đất nước. Vietcombank cung ứng cho các đơn
vị xuất nhập khẩu, các đơn vị kinh doanh dịch vụ, du lịch, các khoản tín dụng
bằng VND để thu mua hàng xuất khẩu để thanh toán hàng nhập, kinh doanh
dịch vụ và đầu tư nâng cấp hệ thống khách sạn, đầu tư mở rộng hoặc đầu tư
chiều sâu kho tàng, các cơ sở chế biến hàng xuất khẩu. Vốn tín dụng bằng
VND thời kỳ này được cung ứng dưới dạng cho vay hàng xuất khẩu( tập
trung cho thu mua hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch lớn như gạo, cà phê,
tôm đông lạnh, than đá…), cho vay hàng nhập (cấp phát để thanh toán tiền

nhập hàng của các nước xã hội chủ nghĩa và các nước ngoài xã hội chủ
nghĩa), cho vay cung ứng dịch vụ. Dưới đây là một vài số liệu thể hiện hoạt
động cho vay bằng VND của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong một
số năm.
Bảng 1. Doanh sè cho vay và thu nợ qua một số năm
Đơn vị: triệu VND
Năm Cho vay Thu nợ Dư nợ
1979 6.025 806
1983 55.000 53.000 7.600
1987 327.790 321.269 26.481
1988 850.988 756.292 147.674
Bảng 2. Phân loại cho vay
Đơn vị: triệu VND
Năm Cho vay
hàng xuất
Cho vay
hàng nhập
Cho vay
dịch vô
1979 1.137 4.870 18
1988 298.154 529.066 23.828
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn cho vay ngoại tệ từ năm 1980 sau
khi có chủ trương cho địa phương xuất khẩu, xuất khẩu ngoài kế hoạch, hàng
loạt đơn vị tiếp cận với nguồn vốn ngoại tệ của Vietcombank. Các đơn vị đó
là các công ty lớn như viễn thông, hàng không, lương thực, vật tư nông
nghiệp, tàu biển, khách sạn quốc tế, các công ty xuất nhập khẩu địa phương,
các nhà máy, xí nghiệp, các trung tâm lắp ráp điện tử thuộc các viện, các
trường đại học, các đơn vị kinh tế của quân đội, công an, của các tổ chức đoàn
thể… Các nguồn vốn ngoại tệ nhập hàng do Vietcombank cung ứng thực sự
là cứu cánh, là những giải pháp hữu hiệu để chống lạm phát, để thực hiện ba

chương trình kinh tế lớn “ sản xuất lương thực và hàng tiêu dùng, tăng hàng
xuất khẩu “ trong giai đoạn này. Vietcombank còn thực hiện bảo lãnh ngoại tệ
cho các ngành, các địa phương và các doanh nghiệp, vào những năm cuối
thập kỷ 80, doanh số các khoản bảo lãnh ngoại tệ của Vietcombank đã đạt
mức khá cao, như năm 1987, tổng số vay bảo lãnh đã đạt 410 triệu USD, trả
được 219 triệu USD, còn nợ lại 191 triệu USD … Ngoài ra, Vietcombank còn
thực hiện liên doanh- đây là một hình thức đầu tư mới trong thời kỳ này như
công ty Golden Star Shipping Company Ltd, Công ty Vietimex Hongkong,
công ty Vinafaco tại Hồng Kông. Vietcombank có một vai trò không nhỏ
trong sù ra đời và phát triển của ngành vận tải và ngành dầu khí, là một trong
những thành viên sáng lập ra đội tàu viễn dương Việt Nam, góp phần tạo ra
những tấn dầu đầu tiên của đất nước trong năm 1987, ngoài những đóng góp
xây dựng ngành dầu khí của Vietcombank còn thể hiện ở những hoạt động
tiền tệ- tín dụng đối ngoại khác; những thương vụ đàm phán gay cấn để vay
nợ, ký kết với Ngân hàng Ngoại thương Liên Xô từ những năm đầu thập kỷ
80 để góp vốn vào Vietsopetro, quản lý tập trung nguồn thu xuất khẩu từ dầu
thô để đảm bảo chi trả cho 2 phía góp vốn đầu tư, những năm gần đây là các
chương trình cho vay tiền Đồng tài trợ cho ngành dầu khí, các dự án phát
triển hàng nhiều trăm triệu USD. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn tìm
kiếm ngoại tệ để nhập khẩu và thực hiện các hiệp định tài chính của Chính
phủ, thực hiện các chính sách kiều hối, hoạt động thanh toán quốc tế cũng
diễn ra rất sôi nổi, Vietcombank vẫn nắm giữ vị trí độc quyền trong thanh
toán quốc tế, dịch vụ ngân hàng đối ngoại, thực hiện thanh toán với các nước
xã hội chủ nghĩa và các nước ngoài khối xã hội chủ nghĩa, bán vàng lấy ngoại
tệ.
Như vậy, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có những đóng góp vô
cùng lớn đối với công cuộc khôi phục đất nước sau chiến tranh và vai trò này
càng được thể hiện rõ nét hơn trong thời kỳ đổi mới; thời kỳ phát triển kinh tế
thị trường của nước ta. Cơ chế thị trường đặt ra một yêu cầu bức bách là phải
năng động, nhạy bén, sáng tạo mới thích nghi được với môi trường mới. Có

thể khằng định, với bề dày kinh nghiệm hoạt động ngân hàng đối ngoại và sau
nhiều bước đi quá độ, đến nay Vietcombank đã chuyển hẳn sang kinh doanh
theo cơ chế thị trường. Nhờ đó Vietcombank đã giữ được vị thế là ngân hàng
thương mại được Nhà nước tin tưởng, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc
biệt, được tổ chức theo mô hình tổng công ty 90, 91, là ngân hàng thương mại
phục vụ đối ngoại lâu đời nhất tại Việt Nam, là ngân hàng thương mại đầu
tiên quản lý vốn tập trung, là trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng của
trên 100 ngân hàng trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại
Việt Nam, là ngân hàng thương mại đầu tiên ở Việt Nam hoạt động kinh
doanh ngoại tệ, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng, cũng là thành viên của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân
hàng Châu Á, tổ chức thanh toán toàn cầu Swift, tổ chức thẻ quốc tế Visa,
Master Card.
Vietcombank là ngân hàng thương mại đầu tiên phát hành và thanh
toán thẻ quốc tế Visa, Master Card và là đại lý thanh toán thẻ lớn nhất tại Việt
Nam: Visa, American Express, Master Card, JCB… Hiện là ngân hàng độc
quyền phát hành thẻ American Express tại Việt Nam đồng thời cũng là đại lý
thanh toán chuyển tiền nhanh toàn cầu Money Gram lớn nhất tại Việt Nam, là
ngân hàng chiếm tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh lớn nhất
Việt Nam, là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam đạt tỷ lệ trên 95% điện Swift
được xử lý hoàn toàn tự động theo tiêu chuẩn của Mỹ, liên tiếp trong 8 năm
liền: 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002 và 2003 được công nhận là
ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất về thanh toán Swift theo tiêu chuẩn
quốc tế.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được lùa chọn làm ngân hàng
chính trong việc quản lý và phục vụ cho các khoản vay nợ, viện trợ của Chính
phủ và nhiều dự án ODA tại Việt Nam, là ngân hàng thương mại hàng đầu
Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh
ngoại hối, ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng, là ngân hàng

thương mại duy nhất tại Việt Nam được tạp chí “The Banker” một ngân hàng
có tiếng trong giới tài chính quốc tế của Anh quốc bình chọn là “Ngân hàng
tốt nhất Việt Nam” liên tục trong 5 năm 2000, 2001, 2002, 2003 và 2004.
Để có được những thành quả nh vậy là do sự nỗ lực không ngừng của tất
cả các cán bộ lãnh đạo còng nh các nhân viên trong mạng lưới Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam. Tất cả đều nhận thức được rằng muốn giữ vai trò là
một ngân hàng chủ chốt thì Vietcombank cần phải tham gia vào những dự án
lớn, nhất là trong khi Vietcombank đã có một số ngoại tệ tương đối lớn trong
tay. Hầu hết các dự án lớn ở Việt Nam: Viễn thông, điện, xây dựng đường xá,
các khách sạn… đều là sân chơi của các nhà đầu tư nước ngoài. Ở một nước
mà các dự án lớn đều các chủ đầu tư nước ngoài đầu tư, ngân hàng trong nước
không tham gia, thì uy tín của ngân hàng chưa thể coi là vững vàng, vậy nên
kể từ những năm 1996-1998 Vietcombank bắt đầu đầu tư vào những dự án
hàng trăm triệu USD, đó là điều trước kia chưa có. Hình thức tham gia là đầu
tư, đồng tài trợ, mời các ngân hàng trong và ngoài nước cùng tham gia. Đối
với những dự án lớn Vietcombank không đủ sức tham gia thì cam kết sẽ tham
gia một phần, phần còn lại dành cho nước ngoài, ý tưởng này được thực hiện
đầu tiên với hai Tổng công ty Điện lực và Tổng công ty Dầu khí, việc đẩy
mạnh đầu tư vốn cho các dự án lớn có ý nghĩa rất quan trọng đối với giai đoạn
này: Khi đã có một nguồn ngoại tệ huy động vào nhiều thay vì chỉ gửi tại các
chi nhánh nước ngoài, tức là một phương thức sử dụng vốn thụ động.
Vietcombank đã chuyển sang phương thức phổ biến của nhừng ngân hàng
mạnh là đầu tư vốn vào các dự án lớn việc đó đã đem lại những lợi Ých kinh
tế rõ rệt không chỉ cho riêng bản thân Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam mà
còn đem lại hiệu quả cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Mặt khác, đây
cũng là lần đầu tiên một ngân hàng Việt Nam có thể đầu tư vào những dự án
hàng trăm triệu USD, trước đây với những dự án lớn như vậy Nhà nước Việt
Nam phải đi vay nước ngoài vì không có khả năng về vốn, cũng không có đủ
trình độ tổ chức dự án. Với hoạt động đầu tư này, Vietcombank đã chứng
minh được không những tiềm lực kinh tế của mình mà còn thể hiện tình hình

tổ chức dự án, khả năng thu xếp vốn trên quy mô lớn, thông qua đó cải tạo
được uy tín của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trên thương trường quốc
tế, minh chứng cho chủ trương của Đảng về phát huy nội lực. Có thể kể ra
đây một số dự án lớn mà có sự tham gia đầu tư của Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam: Đối với ngành dầu khí: đường ống Nam Côn Sơn 100 triệu USD,
nhà máy Đạm Phú Mỹ 150 triệu USD (năm 2000), nhà máy Điện Cà Mau 190
triệu USD, nhà máy lọc dầu Dung Quất 250 triệu USD …
Đối với ngành điện: đuôi hơi Phú Mỹ 2.1 là 45 triệu USD, đuôi hơi Phú Mỹ
2.1 mở rộng là 19,36 triệu USD, Thủy điện Sêsan 3 là 15 triệu USD, Dự án
Thủy điện Yaly là 5 triệu USD.
Đối với ngành Bưu chính viễn thông: Hệ thống Vinaphone, hệ thống
Cardphone, mở rộng các tổng đài trung tâm … là 55 triệu USD, hiện nay
Vietcombank đang được VNPT yêu cầu dàn xếp vốn cho trạm vệ tinh Vinasat
đầu tiên của Việt Nam với tổng số tiền dàn xếp là 165 triệu USD.
Đối với ngành xi măng: xi măng Ching Phong Hải Phòng là 20 triệu
USD, xi măng Hải Phòng là 15 triệu USD, xi măng Sông Gianh là 15 triệu
USD, xi măng Sao Mai là 10 triệu …
Đối với ngành Thép: thép cán nguội Phú Mỹ là 51 triệu USD, thép cán
nóng và phôi thép là 10 triệu USD và nhiều dự án lớn khác.
Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới có nhiều biến cố lớn như
nhiều biến cố lớn như cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ năm 1997, đồng
tiền chung Châu Âu ra đời, sự cố máy tính, sự sát nhập của các tập đoàn kinh
tế, định chế trong hệ thống tài chính ngân hàng thế giới tiếp tục diễn ra đã ảnh
hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam trên các lĩnh vực đầu tư nước
ngoài, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nên tốc độ phát triển kinh tế chỉ được duy
trì ở mức khiêm tốn. Tuy vậy, cùng với những biện pháp tháo gỡ khó khăn
linh hoạt của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì với những cố
gắng, nỗ lực lớn lao của mình Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn duy trì
được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định liên tiếp qua các năm. Mặc dù môi
trường kinh doanh có nhiều khó khăn nhưng hoạt động Tín dụng của Ngân

hàng Ngoại thương Việt Nam đã được cải tiến về chất lượng và đa dạng hóa
nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Ngoài các hoạt
động cho vay thông thường của Ngân hàng Ngoại thương đã tăng cường hoạt
động qua thị trường liên ngân hàng trong nước và quốc tế nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn, góp phần tăng trưởng lợi nhuận. Trong những năm qua
Ngân hàng Ngoại thương luôn phát huy vai trò là một ngân hàng uy tín nhất
trong các lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối,
bảo lãnh và các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế, do vậy trong điều kiện
cạnh tranh gay gắt Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn giữ vững được thị
phần ở mức cao và ổn định.
Chóng ta có thể điểm qua vài nét về tình hình tài chính của Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam qua một số năm gần đây:
ĐIỂM TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA CÁC NĂM
Đơn vị: Triệu VND
Năm
Các chỉ tiêu
2002 2003 2004
Tổng tích sản 81.495.679 97.320.504 121.200.151
Dư nợ tín dụng 29.295.181 39.629.761 51.772.554
Tổng giá trị tiền gửi của khách hàng 56.422.051 71.810.035 85.340.881
Vốn chủ sở hữu và các quỹ 4.397.848 5.734.965 7.832.792
Tổng thu nhập 3.873.146 4.840.356 6.561.983
Thu lãi 3.347.317 4.040.134 5.425.834
Thu nhập ròng từ lãi 860.727 1.132.903 1.929.508
Tổng số nhân viên (người) 4.185 4.937 5.589
Các chỉ số tài chính
Vốn và các quỹ/ Tổng tích sản 5,4% 5,9% 6,46%
Dư nợ tín dụng/ Tổng giá trị tiền gửi 51,9% 55,2% 60,67%
Dự phòng/ Tổng dư nợ 2% 2% 2%
ROA 0,4% 0,9% 0,76%

ROE 7,48% 15,3% 11,72%
Thông qua bảng điểm tình hình tài chính qua 3 năm 2002, 2003 và 2004
của Ngân hàng Ngoại thương ta cũng có thể thấy được phần nào tình hình
hoạt động của Vietcombank. Nhìn chung các chỉ tiêu qua các năm đều có xu
hướng tăng và các chỉ tiêu này tăng rất nhanh; tổng tích sản năm 2003 so với
năm 2002 tăng 15.824.825 triệu VND, năm 2004 so với năm 2003 tăng
23.879.647 triệu VND như vậy có thể thấy rằng tổng tích sản tăng qua các
năm và năm sau thì tăng nhiều hơn năm trước, khi lượng vốn huy động cũng
như vốn tự có của mình tăng lên ngân hàng có thể cho vay được nhiều hơn,
tổng thu nhập của ngân hàng cũng tăng đồng thời thu lãi cũng được nhiều
hơn, hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương không ngừng phát triển điều này
cũng được thể hiện qua chỉ tiêu tổng số nhân viên của ngân hàng năm 2002 là
4.185 người, năm 2003 là 4.937 người và đến năm 2004 lên tới con sè 5.589
người như vậy có thể thấy sự phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam là rất mạnh mẽ, vừa tăng cả về quy mô cũng như tăng về chất lượng.
Vietcombank không ngừng nỗ lực vươn lên để xứng đáng với vị thế dẫn
đầu của mình điều này được thể hiện qua những số liệu cụ thể của các báo cáo
tài chính thường niên mà Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã đưa ra.
BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT Nam
(Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2002, 31/12/2003 và 31/12/2004)
Đơn vị: Triệu VND
Mục 2002 2003 2004
Tài sản có
Tiền mặt và tương đương tiền mặt 1.042.623 1.511.773 1.869.330
Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước 1.866.498 4.892.625 2.607.245
Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng 36.227.738 28.927.10 38.128.223
7
Cho vay các tổ chức tín dụng khác 1.811.091 1.327.910 1.194.197
Dư nợ tín dụng 29.295.180 39.629.761 51.772.554
Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng (650.476) (794.699) (1.078.008)

Góp vốn liên doanh, mua cổ phần 543.362 583.712 536.890
Đầu tư chứng khoán 8.793.663 13.256.999 17.454.139
Tài sản cố định 296.471 334.498 501.244
Tài sản khác 2.269.529 7.650.818 8.214.337
Tổng tài sản có 81.495.679 97.320.50
4
121.200.151
Tài sản nơ, vốn và các quỹ
Tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước
và Kho bạc Nhà nước
2.460.115 5.947.664 7.008.449
Tiền vay Ngân hàng Nhà nước 2.511.097 807.094 3.128.766
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng
khác
5.805.213 4.105.529 6.550.659
Tiền vay các tổ chức tín dụng 2.780.637 3.421.045 5.973.739
Tiền gửi của khách hàng 56.422.051 71.810.03
5
85.340.881
Vốn nhận tài trợ ủy thác đầu tư 193.744 151.330 118.822
Các tài sản nợ khác 6.924.974 5.342.842 5.246.043
Tổng tài sản nợ 77.097.831 91.585.539 113.367.359
Vốn chủ sở hữu 2.445.245 3.030.733 4.843.309
Các quỹ 565.521 446.324 276.362
Lợi nhuận chưa phân phối 1.058.131 1.381.093 1.438.404
Lãi (lỗ) năm nay 328.951 876.815 1.274.717
Tổng vốn và các quỹ 4.397.848 5.734.965 7.832.792
Tổng tài sản nợ, vốn và các quỹ 81.495.679 97.320.50
4
121.200.151


CÁC KHOẢN MỤC NGOẠI BẢNG NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
VIỆT Nam
(Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2002, 31/12/2003 và 31/12/2004)
Đơn vị: Triệu VND
Mục 2002 2003 2004
Cam kết bảo lãnh cho khách hàng 14.930.072 16.246.706 19.715.714
Các cam kết giao dịch ngoại hối 3.765.606 2.095.991 2.399.319
Tài sản dùng để cho thuê tài
chính đang giao cho khách hàng
415.256 660.829 988.331
Tổng tài sản ngoại bảng 19.110.934 19.003.526 23.103.364
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
VIỆT Nam
(Cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2002, 31/12/2003 và 31/12/2004)
Đơn vị: Triệu VND
Mục 2002 2003 2004
Thu lãi và tương tự 3.347.318 4.040.134 5.425.834
Trả lãi và tương tự 2.486.590 2.907.231 3.496.326
Thu nhập lãi ròng 860.728 1.132.903 1.929.508
Thu nhập ngoài lãi 525.829 800.221 1.136.149
Chi phí ngoài lãi 1.057.606 1.056.309 1.790.940
Thu nhập ròng ngoài lãi (531.777) (256.088) (654.791)
Lợi nhuận trước thuế 328.951 876.815 1.274.717
Thu nhập sau thuế 223.687 596.234 917.796
2. Phương hướng, nhiệm vụ của NHNTVN trong những năm tới
Với mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành
Ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở Khu vực trong thập kỷ tới, hoạt động đa năng,
kết hợp điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm “ Luôn mang
đến cho Khách hàng sự thành đạt “ trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói

chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng đang trong quá trình hội
nhập, Ngân hàng ngoại thương đã xây dùng cho mình một chiến lược phát
triển từ nay đến năm 2010 với những nội dung chính sau :
1. Nâng cao năng lực, nâng cao sức cạnh tranh bằng việc phấn đấu nâng
chỉ số CAR đạt mức 10% - 12% và các chỉ số tài chính quan trọng khác
theo chuẩn quốc tế, phấn đấu đạt mức xếp hạng AAA theo chuẩn mực
của các tổ chức xếp hạng quốc tế.
2. Hoàn thành quá trình tái cơ cấu Ngân hàng để có một Mô hình tổ chức
hiện đại, Khoa học, phù hợp với mục tiêu và bảo đảm hiệu quả kinh
doanh, kiểm soát được rủi ro, có khả năng cung ứng các sản phẩm dịch
vụ Ngân hàng, đa dạng tổng hợp, đáp ứng được được đòi hỏi ngày càng
cao của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của Khách hàng thuộc mọi
thành phần.
3. Phát triển và mở rộng các kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ qua việc
thiết lập chi nhánh cấp 1, cấp 2, các phòng giao dịch, lắp đặt 1 mạng
lưới rộng khắp các máy rút tiền tự động cùng với hàng ngàn đơn vị chấp
nhận thẻ ở hầu hết các tỉnh, thành trên toàn quốc, đáp ứng nhanh chóng,
kịp thời và có hiệu quả sử dụng các sản phẩm của Khách hàng. Để phát
huy tối đa, Vcb đã có thoả thuận hợp tác đa phương và song phương.
4. Tiếp tục tăng cường hơn nữa hoạt động đối ngoại là mảng hoạt động
truyền thống và cũng là thế mạnh của Ngân hàng ngoại thương, thông
qua việc tăng cường mở rộng mạng lưới các Ngân hàng đại lý trên toàn
cầu cũng như chủ trương thành lập các chi nhánh tại Singapore, Nga,
văn phòng đại diện tại Mỹ và nâng cấp mở rộng hoạt động của Công ty
tài chính Việt Nam – Vinafico tại Hồng Kông, phát triển hơn nữa dịch
vụ Ngân hàng quốc tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của Khách hàng
trong và ngoài nước.
Mét số nhiệm vụ cần giải quyết trước năm 2010 :
1. Hoàn thiện Mô hình tổ chức hiện đại.
2. Nâng cao năng lực quản lý, đặc biệt là quản lý rủi ro.

3. Ưng dụng các chuẩn mực quốc tế trong Ngân Hàng.
4. Nâng cao năng lực tài chính.
5. Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing và mở rộng mạng lưới phân
phối.


×