Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Báo cáo thực tập tại phòng nông nghiệp huyện quan hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.55 KB, 28 trang )

a. phần mở đầu
Theo kế hoạch đào tạo của nhà trường, sau kết thúc học lý thuyết ở
trường, sinh viên kỳ cuối cùng của năm thứ tư sẽ thực tập tại các cơ quan thực
tế.
Là mét sinh viên chuyên ngành kế hoạch thuộc khoa Kế Hoạch và
Phát Triển , với nguyện vọng của bản thân cùng với sự giúp đỡ, tạo điều
kiện của các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn.
Đồng thời cùng sự giúp đỡ của UBND huyện, phòng nông nghiệp huyện
Quan hoá. Hiện nay tôi đang thực tập tại phòng nông nghiệp huyện Quan
Hoá, thời gian thực tập bắt đầu từ ngày 09/01/2006 đến ngày 30/4/2006.
Qua một thời gian đi thực tế ở cơ quan, được cọ xát với điều kiện làm
việc thực tế ở địa phương tôi đã phần nào năm được quy cách, tác phong
làm việc của người cán bộ cơ sở.
Căn cứ vào tình hình thực tế ở cơ quan thực tập và những suy nghĩ và
nhận xét của bản thân, tôi đã viết "báo cáo thực tập tổng hợp" Bài viết được
trình bày theo bố cục như sau:
A. PHẦN MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
Phần I: Giới thiệu tổng quan về huyện quan hoá
PHẦN II: GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN QUAN HOÁ
PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG CHỌN ĐỀ TÀI CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN
NGÀNH.
C. KẾT LUẬN.
Sau đây là nội dung trình bày chi tiết của " bài viết báo cáo thực tập
tổng hợp" của tôi.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, song không thể tránh khái những hạn
chế, thiếu sót. Vậy kính được sự giúp đỡ, góp ý kiến của thầy giáo, các cô
chú trong cơ quan để tôi có thể hoàn thành tốt đợt thực tập của mình.
Xin chân thành cảm ơn !
b. nội dung.
Phần I: giới thiệu tổng quan về huyện Quan Hoá - Tỉnh


Thanh Hoá.
I. Khái quát về huyện Quan Hoá.
1. Lịch sử hình thành huyện Quan Hoá
Trước cách mạng tháng tám 1945, huyện Quan Hoá, Bá Thước được
gọi tên chung là Mường Quan. Đến năm 1950, đất Mường Quan được phân
thành hai huyện, là huyện Quan Hoá và huyện Bá Thước. Ngày đầu mới
thành lập huyện Quan Hoá,do ông Lò Khằm Ban làm chủ tịch huyện. Từ
1950 đến năm 1998 địa phận huyện bao gồm cả tuyến đường 217, tuyến
sông Mã và trải rộng đến biên giới giáp nước Lào. Năm 1998, huyện Quan
Hoá được tách ra thành 3 huyện, là huyện Quan Sơn ( tuyến đường 217),
huyện Mường Lát và huyện Quan Hoá. Cho đến nay địa bàn huyện Quan
Hoá được thu hẹp lại so với trước kia, bao gồm có 17 xã và 1 thị trấn.
2. Về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của huyện Quan Hoá.
Quan Hoá là huyện miền núi cao của tỉnh Thanh Hoá, huyện nằm ở
phía tây Bắc của tỉnh và cách thành phố Thanh Hoá 134 km. Phía Bắc của
huyện giáp với tỉnh Hoà Bình và tỉnh Sơn La, phía Nam giáp với huyện
Quan Sơn, phía đông giáp với huyện Bá Thước, phía Tây giáp với huyện
Mường lát và nước biên giới bạn Lào.
Theo kết quả thống kê năm 2005, huyện Quan Hoá gồm có 9025 hộ
và tổng số dân là 45.735 người. Trong đó nhân khẩu nông thôn chiếm chủ
yếu (92,3%) . Nhân dân sống chủ yếu làm nông nghiệp. Dân téc Thái có số
lượng đông nhất ( chiếm 64,7%), dân téc Mường đông thứ hai(chiếm
24,4%), còn lại là dân téc H' Mông và người gốc Hoa.
Huyện Quan Hoá có mật độ dân cư thấp, trung bình có 42 người/ km
2
.
Nhìn chung mặt bằng toàn huyện đời sống nhân dân đang rất khó khăn,
trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu, đường giao thông liên
thôn còn khó khăn - ngành công nghiệp ở huyện chưa phát triển , các loại
hình dịch vụ còn thiếu, thị trường hẹp chưa hoàn chỉnh vì vậy kinh tế của

huyện chỉ dùa vào sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây có một nhà máy chế biến sắn
mới được xây dựng, các xưởng chế biến lâm sản ( cây luồng ) mới mọc lên,
nên phần nào giải quyết đầu ra của sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn
huyện.
II. giới thiệu chung về Uỷ ban nhân dân ( UBND) huyện Quan Hoá.
1. Chức năng nhiệm vụ của UBND huyện Quan Hoá.
1.1. Chức năng.
Uỷ ban nhân huyện là cơ quan quản lý Nhà nước về tất cả các lĩnh vực
hoạt dộng trên địa bàn huyện. Đồng thời UBND huyện chịu sự chỉ đạo,
quản lý của chủ tịch UBND tỉnh và các ban ngành cấp trên có liên quan
trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý của UBND huyện.
1.2. Nhiệm vụ.
- Trình UBND tỉnh các văn bản pháp quy để thực hiện luật. Pháp lệnh
và các văn bản pháp quy đề ra để thực hiện chức năng quản lý của mình.
- Trình lên UBND tỉnh chiến lược, quy hoạch tổng thể, các kế hoạch
lớn trên địa bàn huyện và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, thực hiện sau khi
được phê duyệt của UBND tỉnh về tất cả các vấn đề cần thực hiện.
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, về các mảng công việc
cho các phòng ban trong UBND và các xã cơ sở thuộc huyện.
- Luôn tạo mối quan hệ tốt với các huyện lân cận để phối hợp thực
hiện về công tác quản lý an ninh trật tự xã hội và phát triển các vấn đề liên
quan.
- Thống nhất trên toàn cơ quan về quản lý công tác của UBND về các
hoạt động trong địa phương.
- Thực hiện xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
cho địa phương.
- Thực hiện việc thanh tra giám sát các hoạt động của các phòng ban,
các công trình xây dựng trên địa bàn huyện.
- Quản lý về tổ chưc và công chức, viên chức thuộc các ban ngành

trong huyện.
2. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Quan Hoá
Theo quy định của Nhà nước, đứng đầu UBND huyện là chủ tịch
UBND. Ở dưới là các phó chủ tịch và các phòng ban trong UBND.
Căn cứ vào tình hình thực tế của UBND huyện Quan Hoá, có thể xây
dựng cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND huyện Quan Hoá như sau:
Trên đây là sơ đồ biểu diễn qua về bộ máy UBND huyện, Ngoài ra
còn có một số phòng ban khác nữa.
Nh vậy phòng Nông Nghiệp là một trong những phòng ban trực thuộc
UBND huyện.
Qua một thời gian thực tập và tìm hiểu từ phòng Nông Nghiệp tôi đã
có một số hiểu biết nhất định về phòng - sau đây tôi xin đi vào phân tích,
giới thiệu sâu về tình hình cụ thể của phòng Nông Nghiệp huyện Quan Hoá
- Tỉnh Thanh Hoá.
Phần II. Giới thiệu về phòng nông nghiệp
huyện quan hóa.
I. Giới thiệu tổng quan về phòng NÔNG NGHIệP
1. Lịch sử hình thành của phòng Nông nghiệp.
Năm 1950, Mường Quan tách ra thành 2 huyện là Huyện Quan Hóa và
Bá Thước. Chủ tịch Huyện Quan Hóa lúc bấy giê là ông Lò Khằm Ban.
Theo đặc điểm của thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp, khi Huyện
Quan Hóa được thành lập thì phòng Quản Lý sản xuất được hình thành.
Phòng Quản lý sản xuất thực hiện hoạt động quản lý của mình trong
các lĩnh vực như: Xây dựng, giao thông, thủy lợi và Nông – Lâm nghiệp.
Căn cứ theo Thông tư của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ra
ngày 24 tháng 4 năm 1996.
Năm 1996 Phòng Quản lý sản xuất được tách ra thành các phòng quản
lý các mảng chuyên môn riêng, trong đó có Phòng Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý về Nông

– Lâm – Ngư nghiệp và công tác thủy lợi trên địa bàn mình.
Đến năm 2004 Phòng nông nghiệp & phát triển nông thôn được đổi
tên thành phòng Nông nghiệp. Từ năm 2004 đến nay, phòng Nông nghiệp
Huyện Quan Hóa là một trong những cơ quan quản lý Nhà nước thuộc
UBND Huyện Quan Hóa. Công việc quản lý chính của phòng là các hoạt
động về Nông nghiệp.
Đồng thời, phòng Nông nghiệp kết hợp với trạm khuyến Nông khuyến
Lâm; Trạm thó y; Hạt kiểm lâm trên địa bàn huyện thực hiện công tác
phòng chống dịch bệnh ở các loại vật nuôi; bảo vệ và trồng mới một số đồi
rừng; . . .

2. Chức năng, nhiệm vụ chính của Phòng Nông Nghiệp.
Căn cứ vào Thông tư của Bộ Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn
về việc hướng dẫn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ
máy và biên chế của Sở Nông Nghiệp (NN) và phát triển nông thôn
(PTNT); phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn theo quyết định số
852/TTg ngày 28/12/1995 của Thủ Tướng chính phủ, chức năng, nhiệm vụ
của Phòng Nông nghiệp Quan Hóa được trình bày như sau:
Ủy Ban Nhân Dân (UBND) huyện và tương đương (gọi chung là
huyện) ra quyết định thành lập phòng NN & PTNT trên cơ sở sáp nhập và
tổ chức lại các tổ chức quản lý Nhà nước về Nông nghiệp, Lâm nghiệp,
Thủy Lợi trực thuộc UBND huyện.
2.1. Chức năng Phòng Nông Nghiệp.
Phòng Nông Nghiệp là cơ quan chuyên môn của UBND huyện giúp
UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Nông Nghiệp,
Lâm Nghiệp, Thủy lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện.
2.2. Nhiệm vụ của Phòng Nông Nghiệp.
Phòng Nông Nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây:
2.2.1. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy về quản lý Nhà nước
của Nhà nước, của tỉnh, của UBND huyện về Nông Nghiệp, Lâm Nghiệp,

Thủy Lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện.
2.2.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn
thực hiện sau khi được UBND huyện và giám đốc Sở Nông Nghiệp & Phát
triển nông thôn phê duyệt về các lĩnh vực:
- Trồng trọt; chăn nuôi và chế biến nông, lâm sản và phát triển ngành
nghề nông thôn.
- Quản lý và phát triển vốn rừng, trồng rừng, khai thác và chế biến lâm
sản (chủ yếu là cây Luồng).
- Quản lý tài nguyên nước, quản lý việc xây dựng và khai thác công
trình thủy lợi, công tác phòng chống bão lụt, bảo vệ đê điều, quản lý việc
khai thác và phát triển tổng hợp các dòng sông, quản lý nước sinh hoạt và
vệ sinh môi trường nông thôn.
- Quản lý Nhà nước các hoạt động thuộc ngành.
2.2.3. Quản lý công tác giống thực vật và động vật.
2.2.4. Phối hợp với Trạm khuyến Nông, khuyến Lâm tổ chức chỉ đạo
và thực hiện công tác khuyến nông, khuyến Lâm.
2.2.5. Tổ chức ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ thuộc các
lĩnh vực do phòng phụ trách.
2.2.6. Phối hợp với các trạm Thó y, trạm Bảo vệ Thực vật và các tổ
chức có liên quan tổ chức quản lý công tác thó y, công tác bảo vệ thực vật,
an tòan sử dụng các hoá chất trong sản xuất và bảo quản nông sản thực
phẩm, bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều và các dòng sông thuộc phạm vi
trách nhiệm được giao theo quy định của Pháp luật trên địa bàn huyện.
2.2.7. Thực hiện công tác kiểm tra các lĩnh vực thuộc phòng phụ
trách.
2.2.8. Thực hiện nhiệm vụ thường trực của ban chỉ huy phòng chống
lụt bão của Huyện.
2.2.9. Quản lý lao động, tài sản của phòng theo pháp luật.
3. Cơ cấu tổ chức Bộ máy Phòng Nông Nghiệp.
3.1. Lãnh đạo.

Phòng Nông Nghiệp Huyện Quan Hóa gồm có trưởng phòng và một
phó phòng.
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân
huyện và trước Giám đốc Sở Nông Nghiệp về tòan bộ hoạt động của
phòng.
Phó phòng giúp việc cho trưởng phòng, được trưởng phòng phân công
từng lĩnh vực công tác hoặc từng khối công việc.
Trưởng phòng và phó phòng do chủ tịch UBND Huyện bổ nhiệm,
miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật.
Cán bộ lãnh đạo của phòng Nông Nghiệp Quan Hóa:
Đồng chí: 1. Cô: 1. C«: Phạm Thị Thìn (Trưởng phòng).
2. Chó: Hà Quyết Thắng (Phó phòng).
3.2. Nhân viên:
Căn cứ vào trình độ chuyên môn thực có của mỗi người, trưởng phòng
sẽ phân công cho nhân viên của mình vào các mảng công việc phù hợp.
Hiện tại phòng chỉ có 2 nhân viên.
Như vậy, nguồn cán bộ hiện có của phòng Nông Nghiệp Quan Hóa
chỉ có 4 người. Với một huyện miền núi có hơn 90% dân số sống bằng
Nông Nghiệp, đòi hỏi diện quản lý của phòng rộng, khối lượng công việc
nhiều mà chỉ có 4 người đảm nhận. Theo tôi đây là khó khăn khá lớn và đòi
hỏi sự nỗ lực của mỗi cán bộ trong phòng.
Từ tình hình thực tế của phòng, có thể mô tả cơ cấu tổ chức bộ máy
của phòng Nông Nghiệp Quan Hóa theo sơ đồ sau:
4. Đánh giá năng lực của phòng Nông Nghiệp Quan Hóa.
4.1. Nguồn nhân lực.
Như đã trình bày ở phần trên, phòng Nông Nghiệp huyện Quan Hóa
hiện nay chỉ có 4 cán bộ. Trong đó, gồm 2 nam và 2 nữ, đã biên chế 3 và 1
cán bộ hợp đồng. Với đặc điểm đều là người địa phương, tuổi còn khá trẻ
(từ 28-46 tuổi) nên rất am hiểu tình hình thực tế trong địa bàn huyện và
nhanh nhẹn, sáng tạo trong công tác chuyên môn.

Trëng phßng
Phã phßng
Nh©n viªn Nh©n viªn
Hơn nữa, trình độ chuyên môn của cán bộ phòng Nông Nghiệp tương
đối tốt, đảm bảo thực hiện đem lại kết quả cao trong mảng phụ trách của
mỗi người. Điều này thể hiện cụ thể qua chuyên ngành đào tạo của mỗi cán
bộ.
1. Bác sĩ thó y: Phạm Thị Thìn.
Tốt nghiệp khoa Thó y – Trường Đại học Lâm Nghiệp.
2. Thạc sĩ: Hà Quyết Thắng.
Tốt nghiệp chuyên ngành trồng trọt – Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.
3. Đồng chí: Nguyễn Phi Hùng.
Tốt nghiệp Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
4. Đồng chí: Đỗ Nguyệt Nhung.
Tốt nghiệp trường trung cấp Thủy Lợi – Thanh Hóa.
(Hiện nay đang theo học líp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn tại thành
phố Thanh Hóa).
Qua quá trình tìm hiểu, quan sát trong thời gian thực tập tại phòng, tôi
thấy đội ngò cán bộ phòng Nông Nghiệp tuy Ýt về số lượng nhưng tinh
thần, hiệu quả làm việc thì rất đáng kể.
Tuy nhiên, trong tiến trình họat động chuyên môn của mình, cán bộ
phòng cũng không thể tránh khỏi những khó khăn nhất định. Với địa bàn
miền núi phức tạp, hiểm trở khi phải xuống xã làm việc, việc đi lại rất vất
vả, nhất là đối với nữ giới. Đi xuống xã đôi lần phải nghỉ lại mấy ngày, mà
phòng thì Ýt người, nên mỗi khi cả 4 mảng công việc đều phải đi thì dễ dẫn
đến tình trạng không có ai trực ở phòng.
4.2. Cơ sở vật chất của phòng Nông Nghiệp.
Đầu năm 2005, cơ quan UBND huyện Quan Hóa đã được xây dựng
xong và đưa vào sử dụng. Phòng Nông Nghiệp là một trong những phòng

ban thuộc ủy ban nhân dân huyện, Phòng Nông Nghiệp được phân cho 2
phòng ở tầng 2 của cơ quan. Kết cấu phòng rộng, thoáng và khá đầy đủ về
các đồ dùng cần thiết cho công tác chuyên môn. Phòng gồm: 1 máy vi tính,
4 tủ đựng tài liệu, 4 bàn làm việc, 1 bàn tiếp khách, và một số đồ dùng cần
thiết khác. Đồng thời có 1 phòng riêng cho trưởng phòng. Cả hai phòng
đều có hệ thống điện bố trí hợp lý và có điện thoại phục vụ cho việc trao
đổi thông tin rất thuận lợi cho công việc.
Nhìn chung cơ sở vật chất đã đáp ứng được phần lớn đòi hỏi của công
việc. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số khó khăn như: Hay mất điện trên
địa bàn huyện, chưa có máy phôtô, mà công việc của phòng lại cần phải
phôtô tài liệu rất nhiều, . . .
4.3. Nguồn tài chính hoạt động hàng năm của phòng Nông Nghiệp.
Nguồn tài chính cho việc họat động hàng năm của phòng được chia
thành 2 khỏan chính. Tất cả được trình bày bằng văn bản và rút từ phòng
TC-KH.
a) Khoản thứ nhất, là kinh phí cho việc quản lý hành chính của phòng,
bao gồm: tiền công tác phí, chè nước, thăm hỏi ốm đau, phôtô tài liệu . . .
Nguồn này mỗi năm phòng có thể được phép chi khoảng gần 50 triệu/năm.
Đối với một phòng ban chỉ có 4 cán bộ, có nguồn kinh phí gần 50
triệu đồng/năm là một khoản tiền không nhỏ, có thể đủ trang trải đối với cơ
quan ở địa bàn thuận lợi. Tuy nhiên, thực tế ở huyện Quan Hóa, một địa
bàn đi lại khó khăn, các dịch vụ mua bán hàng hóa đắt đỏ, chi phí đi lại tốn
kém (vì có xã cách xa thị trấn đến 60 km đường rừng). Trong hoạt động các
mảng, đều đòi hỏi cần phôtô tài liệu với lượng lớn. Vì thế, nguồn kinh phí
này mới tạm đủ trang trải cho hoạt động của phòng.
b) Khoản thứ hai là nguồn kinh phí sự nghiệp.
Theo phân bổ kinh phí họat động của ủy ban nhân dân huyện, mỗi
năm phòng nông nghiệp nhận được khoảng 350 – 400 triệu/năm dùng cho
hoạt dodọng sự nghiệp. Trong đó, sẽ phải phân chia cho cả 4 mảng hoạt
động của phòng: Thủy Lợi, chăn nuôi, Lâm nghiệp và Nông nghiệp.

Là huyện miền núi cao của tỉnh Thanh Hóa, Quan Hóa thường xảy ra
sạt lở đất, lũ lụt gây hư háng các công trình thủy lợi; với nguồn kinh phí
hiện tại thường không đủ để trang trải hết năm. Tốn kém nhất là việc tái
tạo, làm mới các kênh mương, đập nước ở các con suối lấy nước tưới cho
đồng ruộng và cây trồng khác.
Nguồn kinh phí sự nghiệp hạn hẹp nên một số công trình thủy lợi
trong phạm vi xử lý của phòng đã không thể đầu tư như mong muốn. Từ đó
gây không Ýt khó khăn trong việc canh tác mùa màng của nhân dân ở một
số địa điểm trong địa bàn huyện.
Mặc dù còn có những khó khăn nhất định, song nhìn chung phòng
Nông Nghiệp huyện Quan Hóa đã và đang đấu mối kết hợp với các cơ quan
ban ngành có liên quan từng bước tháo gỡ dần những vướng mắc. Thời
gian tới, cùng với ban lãnh đạo huyện, các cơ quan khác trong địa bàn,
phòng Nông Nghiệp sẽ triển khai các mô hình thử nghiệm và trình diễn
công trình nghiên cứu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ trình độ chuyên
môn đã có, cùng với kinh nghiệm thực tiễn hoạt động của mình, nhất định
cán bộ phòng Nông Nghiệp sẽ giúp nhân dân lao động có cuộc sống ngày
càng khá giả hơn.
II. Phân tích nghiệp vụ lập kế hoạch của Phòng Nông Nghiệp.
1. Nội dung của kế hoạch sản xuất Nông Nghiệp.
Kế hoạch sản xuất nông nghiệp còng nh các kế hoạch phục vụ chuyên
ngành khác đều rất quan trọng. Xây dựng được kế hoạch này thì mới
hướng dẫn được tiến trình sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
Nội dung của kế hoạch là phải phản ánh được tốc độ và quy mô phát
triển nông nghiệp của huyện trong thời gian tới. Đồng thời phải có các giải
pháp, mục tiêu cụ thể cho từng loại cây trồng, vật nuôi của ngành, sao cho
họat động thực hiện thu được kết quả nh kế hoạch đề ra.
2. Quy trình xây dựng kế hoạch.
Đối với phòng Nông Nghiệp huyện Quan Hóa, để xây dựng được một
kế hoạch cho ngành nông nghiệp cần phải theo quy trình sau:

- Bước 1: Đánh giá chính xác về kết quả thực hiện kế hoạch của giai
đoạn trước. Từ đó có phương hướng xây dựng kế hoạch cho giai đoạn sau.
- Bước 2: Tổng hợp số liệu các kế hoạch của bộ phận chuyên môn
do cán bộ chuyên môn ở cấp dưới (cấp xã) gửi lên.
- Bước 3: Xử lý số liệu, căn cứ vào tình hình thực tế, phòng sẽ xây
dựng nên một kế hoạch chung cho ngành.
- Bước 4: Trình kế hoạch lên chuyên trách, thuộc UBND huyện (chủ
tịch hoặc phó chủ tịch huyện) xem xét và phê duyệt.
- Bước 5: Gửi bản kế hoạch xuống các cơ sở và có kèm hướng dẫn
thực hiện.
Từ đó, bằng công tác nghiệp vụ của mình, cán bộ phòng Nông Nghiệp
kết hợp với cơ sở và ban ngành có liên quan triển khai, thực hiện kế hoạch
đó.
3. Phương pháp xây dựng kế hoạch.
Theo xu thế chung của đất nước, theo hướng kế hoạch hóa theo hướng
phát triển, với Phòng Nông Nghiệp huyện Quan Hóa phương pháp xây
dựng kế hoạch không theo chỉ tiêu giao xuống đơn vị nữa, mà áp dụng theo
cách căn cứ vào mô hình kinh tế để dự báo và hoạch định chính sách chung
của UBND huyện.
Cho dù cán bộ ở phòng đã rất cố gắng để xây dựng những kế hoạch
hoạt động thiết thực và hiệu quả, song do quy trình xây dựng kế hoạch phải
căn cứ vào số liệu hình thành từ các kế hoạch cơ sở gửi lên; Đồng thời,
huyện Quan Hóa luôn gặp phải các thiên tai trong thời kỳ thực hiện kế
hoạch (lũ lụt, hạn hán, . . .) nên cuối năm tổng kết lại thì có thể không đạt
được kế hoạch, hay một số trường hợp thiên tai xảy ra thậm chí còn không
thực hiện được theo như kế hoạch đề ra.
4. Đánh giá chung về chất lượng công việc.
Theo phương pháp quản lý hiện tại, nhìn chung đều thu được kết quả
tốt. Cụ thể, đối với mảng Nông Nghiệp, theo kế hoạch gieo mạ, cấy, . . . ở
các xã, bản, làng đều tuân theo tiến trình chung của phòng. Công tác tiêm

phòng cho vật nuôi theo định kỳ cũng được tiến hành đầy đủ, kịp thời.
Công tác lâm nghiệp, Thủy lợi cũng được hướng dẫn thực hiện theo kế
hoạch. Do thực hiện có khoa học nên kết quả công việc thu được rất tốt, tạo
được sự ủng hộ và lòng tin đối với nhân dân.
Trong những năm gần đây, nhất là năm 2004 – 2005 được bà con
nông dân hưởng ứng kế hoạch chỉ đạo của phòng nên phòng luôn đạt, thậm
chí vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Số hộ trồng giống lúa, ngô lai ngày càng
tăng, đem lại năng suất cao. Diện tích trồng mới cây Lâm Nghiệp (nhất là
cây Luồng) đang được mở rộng. Người dân quan tâm nhiều hơn đến việc
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Tóm lại, từ các kế hoạch thiết thực đã đem lại hiệu quả cao tạo cuộc
sống Êm no cho dân bản.
III. Đánh giá kết quả đạt được của phòng trong năm 2005.
1. Tình hình chung.
Thực hiện mục tiêu kế hoạch về công tác phát triển Nông – Lâm
Nghiệp – Thủy Lợi trên địa bàn huyện. Được sự phân giao của HĐND –
UBND huyện, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của chuyên môn, phòng
Nông Nghiệp luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của Thường Trực UBND
huyện, của lãnh đạo sở Nông Nghiệp, các đơn vị, phòng ban thuộc sở Nông
Nghiệp & Phát triển nông thôn cùng sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính
quyền huyện. Kết hợp sự phối hợp chặt chẽ hài hòa của các đơn vị có liên
quan trên địa bàn. Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng cán bộ phòng Nông
Nghiệp đã hòan thành kế hoạch và nhiệm vụ chuyên môn của phòng.
Năm 2005, do thời tiết diễn biến rất phức tạp, rét đậm ở vụ xuân, hạn
hán và nắng nóng kéo dài từ cuối vụ xuân sang nửa đầu vụ thu mùa, những
trận mưa to kéo dài với lượng mưa lớn gây sạt lở đất và lũ quét, làm ảnh
hưởng rất lớn đến tài sản của nhân dân. Đặc biệt là sản xuất Nông – Lâm
Nghiệp và hoạt động chuyên môn của phòng. Nhưng với đội ngò cán bộ
chuyên môn có trình độ, có năng lực và tận tâm gắn bó, gần gũi với cơ sở,
nhiệt tình và tâm huyết với nghề, không nản những khó khăn; Đã đem hết

tài năng, trí tuệ của mình chỉ đạo nhân dân chuyển đổi nhận thức về khoa
học kỹ thuật Nông – Lâm Nghiệp, từng bước khắc phục những khó khăn về
thời tiết, khí hậu, phong tục canh tác lạc hậu của nhân dân. Đưa các tiến bộ
Khoa học kỹ thuật áp dụng vào trong sản xuất ngày càng có hiệu quả. Đời
sống nhân dân ngày càng ổn định, góp phần tăng trưởng kinh tế chung trên
toàn huyện.
2. Kết quả đạt được trong năm 2005.
Phòng Nông Nghiệp với chức năng tham mưu cho UBND huyện về
công tác chuyên môn trên các lĩnh vực Nông – Lâm Nghiệp – Thủy Lợi.
Năm 2005 phòng Nông Nghiệp đã thực hiện tốt nhiệm vụ được phân giao.
Kết quả cụ thể đạt được như sau:
2.1. Công tác tham mưu cho UBND huyện:
- Thực hiện công tác quản lý Nhà nước, phòng luôn chủ động tham
mưu cho UBND huyện trong việc triển khai các thông tư, chỉ thị, nghị
quyết, các chương trình, dự án thuộc ngành quản lý và chỉ đạo đảm bảo
đúng, đủ, kịp thời đến cơ sở, đến tận hộ gia đình.
- Chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất Nông – Lâm Nghiệp – Thủy
Lợi cho các đơn vị cơ sở. Phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành có liên
quan, tổ chức chỉ đạo đến cơ sở. Thực hiện kiểm tra, giám sát nội dung
theo đúng chức năng, nhiệm vụ quy định.
- Tiếp tục triển khai thực hiện các quyết định của chủ tịch UBND tỉnh,
chủ tịch UBND huyện về việc ổn định sản xuất Nông – Lâm Nghiệp gắn
với tiêu thụ sản phẩm thuộc chương trình 135CP năm 2004. Thực hiện kế
hoạch trợ giá, trợ cước giống lúa lai, ngô lai đối với miền núi theo đúng
thông tư hướng dẫn.
2.2. Kết quả của hoạt động chuyên môn của phòng trong năm 2005.
Năm 2005 phòng Nông Nghiệp có 5 đồng chí, nhưng đến cuối năm thì
đồng chí trưởng phòng chuyển công tác khác. Mặc dù với lực lượng cán bộ
Ýt như vậy (4 người) nhưng các bộ phận chuyên môn luôn chủ động công
việc của mình để xây dựng kế hoạch, đấu mối phối kết hợp với các đơn vị

liên quan, bám sát cơ sở, tổ chức chỉ đạo và thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch
đề ra.
2.2.1. Về nông nghiệp.
a. Trồng trọt.
- Đầu năm gặp thời tiết rét đậm rét hại gây hạn hán ở cuối vụ xuân,
giữa và cuối năm lại có nắng nóng kéo dài, một số ngày mưa nhiều gây lũ
lụt, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và các công trình thủy lợi. Phòng đã lên kế
hoạch phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn kỹ thuật phòng
chống rét cho mạ chiêm xuân đến cán bộ cơ sở. Đồng thời hỗ trợ ni lông
che phủ mạ cho nông dân thực hiện.
- Phối hợp với trạm Bảo vệ Thực vật thường xuyên kiểm tra, giám sát
và dự báo tình hình sâu bệnh hại đến cây trồng. Kịp thời đưa các biện pháp
phòng chống, cung ứng đầy đủ giống ngô, lúa lai cho nhân dân đưa vào
gieo cấy kịp thời vụ với tổng lượng giống thực hiện trong năm 31.160 kg.
-Tập trung bám điểm, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, áp
dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ. Do đó, tổng diện tích gieo trồng cả
năm đạt 6.078,82 ha, đạt 103,1% kế hoạch = 102,12% cùng kỳ. Năng suất
bình quân đạt 49 tạ/ha.
Tuy nhiên do nắng hạn ở vụ xuân, lũ quét vào vụ mùa nên đã gây
những thiệt hại đáng kể, làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây
trồng.
- Chỉ đạo thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo tinh
thần NQ01 được nông dân đồng tình, hưởng ứng. Nhiều xã đưa từ 80-95%
diện tích gieo cấy vào trồng lúa lai như: Xuân Phú, Phú Nghiêm, Hồi Xuân,
Thiên Phủ, Hiền Chung, . . .
- Phòng đã phối hợp với các ban ngành liên quan chỉ đạo các xã khắc
phục hậu quả lũ quét, hỗ trợ được 1720 kg ngô lai vào sản xuất. Tổ chức
triển khai tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ cơ sở, tập huấn kỹ
thuật cho nông dân 12 thôn bản với 480 hé tham gia.
b. Chăn nuôi – Thó y.

- Căn cứ vào kế hoạch năm 2005 về phát triển chăn nuôi. Phòng đã tập
trung chỉ đạo hướng dẫn nhân dân, thực hiện chăn nuôi theo hướng hàng
hóa. Tổng đàn gia súc vẫn được duy trì ổn định và có xu hướng phát triển
mạnh. Tăng cường phát triển đàn bò, đàn dê, nâng cao chất lượng đàn lợn
(nạc hóa đàn lợn). Duy trì và khôi phục ổn định giống gia cầm.
Tổng đàn thực hiện cụ thể như sau:
+ Tổng đàn trâu: 7519 con, đạt 103% kế hoạch, tăng 8,9% cùng kỳ.
+ Tổng đàn bò: 13803 con, đạt 107% kế hoạch, tăng 15,58% so với
cùng kỳ. Trong đó bò laisin 31 con, bê con laisin 98 con tăng 32 con so với
năm 2004.
+ Tổng đàn lợn: 19.461 con, đạt 115,11% kế hoạch năm, tăng 17,58%
cùng kỳ.
+ Tổng đàn dê: 5.225 con, đạt 104,5% kế hoạch, tăng 17,49% cùng
kỳ. Trong đó, dê lai bách thảo 172 con.
+ Tổng đàn gia cầm: 107.303 con, giảm so với kế hoạch 17,46%.
- Phối hợp với các ban ngành chuyên môn tuyên truyền biện pháp kỹ
thuật nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe đàn gia sóc, gia cầm. Tổ chức tiêm
phòng dịch bệnh gia sóc 2 đợt/năm đạt tỷ lệ cao.
- Tham mưu cho UBND huyện triển khai kế hoạch tiêm phòng dịch
cóm gia cầm đến tận cơ sở. Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống
khẩn cấp dịch cóm A )H
5
N
1
) và đại dịch cóm ở người đến tất cả các cơ sở
và ban ngành đóng trên địa bàn. Đến nay chưa xảy ra hiện tượng nhiễm
dịch cóm ở người và vật nuôi trên địa bàn Huyện.
2.2.2. Về Lâm Nghiệp.
- Phòng đã phối hợp với lực lượng kiểm lâm, tổ chức tuyên truyền các
văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước có liên quan đến rừng kịp thời.

Tuy nhiên do nắng nóng kéo dài và ý thức về bảo vệ rừng ở một số người
còn hạn chế (đốt rừng làm rẫy) nên đã xảy ra 4 vụ cháy lớn ở 2 xã Hiền
Kiệt và Trung Thành, với diện tích 7,72 ha. Đến nay đã được chuyên môn
chỉ đạo trồng cây lâm nghiệp phủ xanh toàn bộ diện tích rừng bị cháy.
- Phát động và chỉ đạo nhân dân trồng rừng, tập trung được 405 ha.
- Thực hiện mô hình trồng keo xen luồng với diện tích 128,6 ha, tổng
cây trồng là 9007 cây.
- Tiếp tục triển khai thực hiện dự án khoán khoanh nuôi tái sinh rừng
được 2.500 ha.
- Theo dõi tổng hợp đầy đủ số liệu tiêu thụ lâm sản các xưởng chế
biến lâm sản, nguyên liệu sử dụng 304.341 cây luồng. Giá trị đạt 4752,64
triệu đồng.
- Duy trì tốt 6 vườn ươm cây lâm nghiệp tại địa bàn huyện để có đầy
đủ cây Lâm nghiệp phục vụ cho công tác trồng rừng trong năm 2006.
2.2.3. Công tác Thủy lợi.
- Tập trung tu bổ kênh mương nội đồng, phai trạm để đưa đủ nguồn
nước tưới tiêu cho vụ xuân. Khối lượng thực hiện: Đất đào đắp 10.850 m
3
và 152 km dài kênh mương. Giá trị ngày cộng 300 triệu đồng.
- Tập trung chỉ đạo các xã bị ảnh hưởng lũ quét khắc phục kênh
mương, phai tạm, guông nước tưới tiêu phục vụ sản xuất.
- Phối hợp với phòng Công Thương tham mưu cho UBND huyện
kiểm tra, khảo sát, thiết kế thẩm định cấp vốn nâng cấp một số đập trên địa
bàn huyện.
- Có văn bản trình lên sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh xin
nguồn vốn và đã được tỉnh phê duyệt xây dựng công trình đập nước lớn ở
xã Phú Nghiêm, kịp đưa vào sử dụng trong năm 2006.
Qua tổng kết thành quả đạt được của Phòng Nông Nghiệp mặc dù còn
có những khó khăn, thiếu thốn trong công tác chuyên môn trên địa bàn
huyện, nhưng cán bộ phòng cùng với nhân dân đã có sự nỗ lực và đạt được

thành quả đáng kể. Góp phần giải quyết dần những khó khăn thiết yếu cho
đời sống nhân dân ở huyện vùng cao Quan Hóa.
3. Khó khăn tồn tại và nguyên nhân chủ yếu.
- Công tác tổng hợp báo cáo số liệu tuy đầy đủ, nhưng đôi lúc còn
chậm so với thời gian quy định. Nguyên nhân là do số liệu của phòng có
liên quan đến nhiều đơn vị, nhiều bộ phận ngòai cơ quan, phòng ban quản
lý như: Trạm Thó y, Trạm bảo vệ Thực vật, Trạm khuyến Nông khuyến
Lâm, cơ sở xã . . .
- Công tác chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi còn chậm, một
số xã đầu tư cho sản xuất chưa cao. Nguyên nhân là do phong tục tập quán
sản xuất, ý thức của một số Ýt hộ dân, trình độ chuyên môn của cán bộ chỉ
đạo cơ sở còn yếu, chưa thật nhiệt tình với công việc được phân giao. (Tuy
đã được phòng tập huấn nhiều lần).
- Các chương trình phối hợp giữa các đơn vị như: Hội Nông Dân Tập
Thể; Hội Phụ nữ; Công đòan huyện; huyện Đòan đã đưa vào nghị quyết
đầu năm nhưng đưa vào thực hiện chưa đều đặn, chưa có sự thống nhất cao
trong chỉ đạo, dẫn đến kết quả công việc chưa cao.
- Nguồn kinh phí sự nghiệp hàng năm còn Ýt so với yêu cầu thực tế,
vì vậy một số hoạt động (nhất là công tác thủy lợi) đôi khi làm việc không
đạt được kết quả cao.
IV. Kế hoạch hoạt động của Phòng Nông Nghiệp Quan Hóa năm 2006.
Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, cùng với thành quả đạt
được trong năm 2005 phòng Nông Nghiệp huyện Quan Hóa xây dựng kế
hoạch hoạt động cho năm 2006 như sau:
1. Phối hợp thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước, tham mưu cho
ủy ban nhân dân huyện trên các lĩnh vực hoạt động thuộc phòng phụ trách.
2. Tổ chức thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội theo kế hoạch của
phòng đã định. Triển khai đầy đủ chủ trương, chế độ, chính sách của Đảng,
Nhà nước đến tận cơ sở về lĩnh vực Nông – Lâm nghiệp – Thủy Lợi kịp
thời. Để làm sao phục vụ tốt nhất cho việc triển khai thực hiện mùa vụ sản

xuất trên địa bàn huyện.
3. Đòan kết thống nhất nội bộ, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương,
chính sách, pháp luật Đảng và Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan.
4. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình cải tạo đàn bò, cân đối hỗ trợ
kinh phí chi trả đúng đối tượng, đúng mục đích. Phấn đấu năm 2006 đưa từ
2 – 4 con bò đực giống Laisin vào thực hiện lai tạo giống ở đàn bò các xã
chưa tham gia.
5. Phòng xây dựng chỉ đạo thực hiện từ 1 – 2 mô hình cánh đồng sản
xuất đạt giá trị sản xuất 30 triệu đồng/ha/năm.
Phối hợp với Trạm Khuyến Nông khuyến Lâm xây dựng từ 1 – 2 mô
hình nuôi lợn nái MCSS, để chủ động lượng giống lợn thịt phục vụ yêu cầu
của địa phương về giống lợn nuôi.
6. Năm 2006, phòng Nông Nghiệp thực hiện tham quan mô hình trồng
song mây tại tỉnh Thái Bình để phát triển làng nghề nông thôn trên địa bàn
huyện vào quý 2 năm 2006.
7. Phòng phải luôn duy trì chế độ giao ban hàng tháng, hàng quý với
cán bộ phụ trách Nông – Lâm nghiệp xã. Xây dựng kế hoạch tập huấn cho
cán bộ chuyên trách theo định kỳ.
8. Thực hiện tốt nội quy, quy chế của cơ quan. Phấn đấu đạt danh hiệu
phòng tiên tiến xuất sắc.
V. Định hướng chọn đề tài “Chuyên đề thực tập chuyên ngành”.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế ở địa bàn huyện
Quan Hóa, theo nội dung và yêu cầu đào tạo của chuyên ngành kế hoạch,
tôi đã có định hướng chọn đề tài viết bài “Chuyên đề thực tập chuyên
ngành” như sau:
Sau đây là 3 đề tài tôi lùa chọn và được trình bày theo thứ tự ưu tiên
từ 1 đến 3.
1. Đề tài ưu tiên thứ nhất.
1.1. Tên đề tài:
Nghiên cứu xây dựng kế hoạch chuyển dịch giống cây trồng, vật nuôi

ở huyện Quan Hóa trong tương lai (giai đoạn 2006 – 2010).
1.2. Lý do lùa chọn đề tài.
Quan Hóa là huyện vùng núi cao của tỉnh Thanh Hóa, Nông Nghiệp là
nguồn sống chính của đại đa số dân cư trong huyện. Do vậy, phát triển sản
xuất cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao là cơ sở để giải quyết
các vấn đề kinh tế – xã hội của Huyện, đảm bảo an toàn lương thực, nâng
cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài nguyên, xóa đói giảm nghèo và ổn
định đời sống của nhân dân tòan huyện.
Với mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu tình hình cụ thể của giống
cây trồng, vật nuôi ở huyện nên tôi đã chọn đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng kế hoạch, chuyển dịch giống cây trồng, vật
nuôi ở huyện Quan Hóa trong tương lai”.
Qua đề tài nghiên cứu này, tôi muốn làm rõ “Việc chuyển đổi giống
cây trồng, vật nuôi có đem lại hiệu quả kinh tế cao không? Và so với cây
trồng, vật nuôi truyền thống của địa phương nó có gì khác, lợi nhuận tăng
ra sao?”
1.3. Khả năng triển khai đề tài.
Như đã trình bày ở trên, người dân Quan Hóa sống chủ yếu làm nông
nghiệp (chiếm hơn 90% dân số toàn huyện). Vì vậy, vấn đề nghiên cứu của
đề tài rất gần gũi và thiết thực với bản thân tôi, nhân dân Quan Hóa và các
cơ quan ban ngành trong huyện đều quan tâm và có đầy đủ thông tin về
Nông nghiệp.
Do đó, khả năng tìm kiếm số liệu, tham khảo ý kiến sẽ có nhiều thuận
lợi khi viết đề tài.
Hơn nữa, hiện nay tôi đang thực tập tại phòng Nông Nghiệp, là phòng
ban (cơ quan) cọ sát thường xuyên, trực tiếp nhất trong ngành Nông
Nghiệp, cụ thể là việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn
huyện. Đây lại là điều kiện tốt nữa cho tôi khi khai thác thông tin viết đề tài
này.
Thuận lợi nữa là, cán bộ hướng dẫn của tôi là Thạc sĩ Hà Quyết

Thắng, Chú Thắng vừa bảo vệ xong luận văn Thạc sĩ khoa học ngành nông
nghiệp vào năm 2005. Với kinh nghiệm, trình độ chuyên môn hiện có,
những ý kiến, sự hướng dẫn của chú sẽ rất bổ Ých cho đề tài nghiên cứu
của tôi.
2. Đề tài ưu tiên thứ hai.
2.1. Tên đề tài.
“Phân tích thực trạng đói nghèo và kế hoạch hành động nhằm giảm tỷ
lệ đói nghèo ở huyện Quan Hóa giai đoạn 2006 – 2010”.
2.2. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây huyện Quan Hóa đã có bước phát triển rõ
rệt, cuộc sống nhân dân dần được nâng cao và hơn hẳn so với vài năm
trước. Tuy nhiên, đời sống nhân dân nói chung vẫn gặp nhiều khó khăn,
nhất là nhân dân các xã, bản/ làng xa xôi trong Huyện.
Từ thực tiễn nhức nhối đó, Tôi muốn tìm hiểu xem thực trạng đói
nghèo của nhân dân hiện nay như thế nào. Và liệu lãnh đạ huyện cùng các
cơ quan ban ngành đã có kế hoạch, phương hướng cụ thể nào, hiệu quả
thực hiện trong thời gian qua ra sao để giải quyết vấn đề này không? . . .
Vì thế, tôi thấy đây cũng là đề tài đáng quan tâm nghiên cứu.
2.3. Khả năng triển khai đề tài.
Theo tôi được biết, trong thời gian vừa qua theo kế hoạch hành động
chung của cả nước, tỉnh Thanh Hóa đã và đang có rất nhiều chương trình
cụ thể nhằm thực hiện xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Từ thực tế đó, chắc chắn trong UBND huyện nhất định sẽ có khá
nhiều tài liệu, chương trình hoạt động cụ thể liên quan đến vấn đề này.
3. Đề tài ưu tiên thứ ba.
3.1. Tên đề tài.
“Nghiên cứu kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở huyện Quan
Hóa trong những năm tới:.
3.2. Lý do lùa chọn đề tài.
Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình

phát triển kinh tế – xã hội của cả nước nói chung và các địa phương nói
riêng.
Ở huyện Quan Hóa, hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu nhất đó là các
công trình: Điện, đường giao thông, trạm y tế, trường học và nguồn nước.
Là một công dân của địa phương, hàng ngày luôn gặp, chứng kiến những
khó khăn trong cuộc sống của nhân dân trong huyện, Tôi có ý muốn tìm
hiểu xem sắp tới huyện Quan Hóa sẽ đầu tư xây dựng các công trình ra
sao? Tuy nhiên, đây là vấn đề có liên quan rất nhiều đến nguồn kinh phí
(tài chính), mà Quan Hóa lại đang là huyện nghèo. Xin nguồn tài trợ, đầu
tư từ trung ương, từ tỉnh thì cũng không phải dễ và chưa biết trước được là
sẽ được đầu tư ra sao, khi nào?
3.3. Khả năng triển khai đề tài.
Đề tài nghiên cứu này ở huyện Quan Hóa là đề tài khá mới. Hầu như
từ trước đến nay chưa có nghiên cứu lớn nào về vấn đề này mà chỉ có số
liệu thống kê, thông tin tài liệu được các phòng ban liên quan nắm. Chưa có
thông tin, số liệu rộng rãi.
Hơn nữa, hiện nay tôi lại đang thực tập tại phòng Nông Nghiệp, phòng
không có liên quan nhiều và sâu vào mảng cơ sở hạ tầng của huyện. Đồng
thời trình độ chuyên môn của cán bộ hướng dẫn cũng không chuyên sâu
vào mảng đề tài này. Vì thế, khả năng triển khai viết đề tài sẽ rất khó khăn.

×