Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Báo cáo thực tập tại Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.59 KB, 28 trang )

Phần I:
tổng quan về viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông
thôn.
i. Lịch sử phát triển.
Viện được thành lập theo nghị định 275 – CP ngày 8/10/1977 của
HĐCP với tên Học viện Kinh tế Nông nghiệp.
Ngày 11/05/1982 theo nghị định số 87 – HĐBT của HĐBT nay là
Chính phủ Viện được đổi tên thành Viện Kinh tế Nông nghiệp.
Hiện nay Viện có tên là Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông
nghiệp nông thôn, được thành lập trên ơ sở Viện Kinh tế Nông nghiệp theo
Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 09 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính
phủ, tổ chức hoạt động theo Quyết định số 65/2005/QĐ-BNN-TCCB ngay 27
thang 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn có tư
cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc và ngân hàng.
Viện hoạt động theo cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học
công nghệ công lập theo các quy định của pháp luật.
Tên giao dịch tiếng Anh của viện là Institute of Policy and Strategy for
Agriculture and Rural Development, viết tắt là IPSARD. Trụ sở chính của
Viện tại địa chỉ Số 6 Nguyễn Công Trứ, Hà Nội, cơ sở phía Nam của Viện đặt
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
II.Tổ chức bộ máy.
1. Lãnh đạo Viện.
Lãnh đạo Viện có Viện trưởng và các Phó Viện trưởng do Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm theo quy định hiện hành.
2. Các phòng chức năng và Bộ môn nghiên cứu:
a) Phòng Khoa học;
b) Phòng Tổ chức và Hành chính;
c) Phòng Tài chính;
d) Bộ môn nghiên cứu Chiến lược và Chính sách;
e) Bộ môn nghiên cứu Thị trường và Ngành hàng;


f) Bộ môn Hệ thống nông nghiệp;
g) Bộ môn nghiên cứu Kinh tế Tài nguyên và Môi trường.
3. Các đơn vị trực thuộc Viện.
a) Cơ sở phía Nam;
b) Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn;
c) Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp;
d) Trung tâm Phát triển Nông thôn.
Ngoài các đơn vị, bộ phận trực thuộc Viện chính thức do Bé ban hành,
Viện và các Trung tâm trực thuộc tổ chức các hội đồng tư vấn nh : Hội đồng
Khoa học, Hội đồng tư vấn Chính sách chiến lược,…
4. Cơ cấu nhân sự.
+ Viện trưởng : TS. Đặng Kim Sơn, phụ trách các lĩnh vực :
- Phụ trách chung;
- Công tác Tổ chức Cán bộ;
- Công tác Tài chính Kế toán;
- Công tác Hợp tác Quốc tế.
+ Phó Viện trưởng: PGS.TS. Nguyễn Đình Long, phụ trách các lĩnh
vực:
- Công tác Hành chính – Quản trị;
- Công tác Nhà đất và xây dựng cơ bản.
+ Phó Viện trưởng : TS. Dương Ngọc Thí, phụ trách các lĩnh vực :
- Công tác Nghiên cứu Khoa học;
- Công tác Kế hoạch.
+ Tổng số Cán bộ có trình độ đại học trở lên của tổ chức : 67
TT Cán bộ có trình độ đại học trở lên Tổng sè
1 Phã giáo sư, tiến sĩ 2
2 Tiến sĩ 7
3 Thạc sĩ 15
4 Đại học 43
+ Sè án bộ nghiên cứu của tổ chức trực tiếp tham gia Đề tài tuyển chọn

TT Cán bộ có trình độ đại học trở lên Số trực tiếp tham gia Đề tài
1 Phã giáo sư, tiến sĩ 2
2 Tiến sĩ 7
3 Thạc sĩ 15
4 Đại học 40
III. Chức năng, nhiệm vụ của Viện.
1. Chức năng.
Viện là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, có chức năng nghiên cứu khoa học, thông tin, đào tạo, tư vấn,
chuyển giao công nghệ và thực hiện các hoạt động khác theo quy định của
pháp luật nhằm phục vụ công tác xây dựng chính sách và chiến lược phát
triển nông nghiệp nông thôn.
2. Nhiệm vụ.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ công tác xây dựng chính sách,
xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn và đánh giá tác động
của các chính sách;
- Nghiên cứu cơ sở khoa học, đánh giá hiệu quả công tác quy hoạch,
chương trình, kế hoạch, dự án phát triển nông nghiệp nông thôn phục vụ công
tác quản lý nhà nước.
- Nghiên cứu ngành hàng, thị trường nông sản và hội nhập kinh tế nông
nghiệp; Nghiên cứu kinh tế xã hội nông thôn nhằm phát triển nông nghiệp,
nông thôn bền vững.
- Nghiên cứu những vấn đề về tổ chức, quản lý các loại hình doanh
nghiệp trong nông nghiệp và các lĩnh vực kinh tế liên quan tới nông nghiệp
bao gồm : Hợp tác xã, nông trường quốc doanh, công ty cổ phần, doanh
nghiệp liên doanh trong nước và liên doanh với nước ngoài và các tổ chức và
hiệp hội nông nghiệp.
- Nghiên cứu kinh tế sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, kinh tế các
nguồn lực trong nông nghiệp phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp, nông
thôn.

- Nghiên cứu những vấn đề kinh tế phát triển nông thôn phục vụ kịp
thời cho việc ra chính sách liên quan tới phát triển nông thôn bao gồm : xoá
đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và phát triển bền vững.
- Thực hiện các hoạt đông tư vấn phát triển nông nghiệp và nông thôn
bao gồm : đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho phát triển nông thôn, tư
vấn cho các địa phương, các ngành trong xây dựng, thẩm định, thực hiện và
đánh giá các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn.
- Thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, hội nhập kinh tế phục vụ
sản xuất kinh doanh, đầu tư có liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông
thôn.
IV. Nhiệm vụ của các phòng, bộ môn chức năng và các đơn vị trực
thuộc Viện.
1. Nhiện vụ của các phòng chức năng.
a. Phòng khoa học
- Giúp Viện trưởng lập kế hoạch, quản lý thực hiện kế hoạch;
- Chủ trì lập dự án và quản lý triển khai dự án hợp tác quốc tế;
- Quản lý và tổ chức đối ngoại, tuyên truyền giới thiệu đơn vị;
- Quản lý đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ của Viện và đối
tượng có nhu cầu.
b. Phòng tổ chức .
- Giúp Viện trưởng quản lý tổ chức cán bộ;
- Quản lý công tác hành chính ( văn thư, lưu trữ, giao dịch tiếp tân,…);
- Quản lý công tác quản trị ( thiết bị, điện nước, thông tin liên lạc, vệ
sinh, bảo vệ, …)
- Quản lý trụ sở, kết cấu hạ tầng, đất đai, xây dựng cơ bản.
- Phòng tài chính .
- Giúp Viện trưởng lập kế hoạch tài chính, theo dõi đôn đốc thực hiện
kế hoạch;
- Thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán, đề xuất giải pháp phục vụ
công tác quản lý tài chính của đơn vị;

- Giúp Viện trưởng giám sát thu chi tài chính, quản lý tài sản, đảm
bảo hoạt động tài chính đúng quy định và chế độ;
- Giúp Viện trưởng kiểm tra công tác chuyên môn nghiệp vụ kế toán
của các đơn vị trực thuộc.
2. Nhiệm vụ của các Bộ môn.
a. Bộ môn Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách.
- Xây dựng và quản lý các mô hình kinh tế lớn, liên ngành;
- Phân tích ảnh hưởng chính sách vĩ mô;
- Đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ lãnh đạo Bộ;
- Nghiên cứu phục vụ quản lý nhà nước của Bộ;
- Cung cấp thông tin cho bản tin Phát triển và Hội nhập.
b. Bộ môn Nghiên cứu Thị trường và Ngành hàng.
- Nghiên cứu thị trường;
- Phân tích, dự báo ngành hàng nông lâm sản;
- Phân tích ảnh hưởng chính sách đến cung cầu ngành hàng;
- Phục vụ yêu cầu thông tin, nghiên cứu phục vụ quản lý thị trường và
xúc tiến thương mại của Bộ;
- Cung cấp thông tin cho bản tin Thị trường, phối hợp công tác thông
tin thị trường.
c. Bộ môn Nghiên cứu Hệ thống canh tác.
- Nghiên cứu hệ thống canh tác kinh tế hộ nông dân, trang trại;
- Nghiên cứu các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh khác trong
nông nghiệp, nông thôn.
- Nghiên cứu tổ chức, thể chế cộng đồng, tổ chức quần chúng nông
thôn;
- Nghiên cứu các hình thức liên kết sản xuất kinh doanh ( hiệp hội,
hợp tác xã,…)
d. Bộ môn Nghiêm cứu Kinh tế Tài nguyên và Môi trường.
- Nghiên cứu kinh tế tài nguyên tự nhiên nông nghiệp;
- Nghiên cứu kinh tế môi trường nông thôn;

- Phân tích chính sách quản lý tài nguyên, quản lý môi trường;
- Thông tin quản lý tài nguyên và đảm nhiệm bản tin Quản lý tài
nguyên.
3. Nhiệm vụ của các Trung tâm và cơ sở phía Nam.
Là các tổ chức khoa học công nghệ công lập tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động, trực thuộc Viện, có con dấu
và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước.
a. Cơ sở phía Nam .
- Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học của Viện tại các tỉnh phía Nam;
- Làm công tác thông tin theo chức năng của Viện tại các tỉnh phía Nam;
- Thực hiện các hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ cua Viện tại
các tỉnh phía Nam;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác của Viện tại các tỉnh phía Nam.
b. Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn.
- Thu thập, tổng hợp, phân tích và truyền bá thông tin chiến lược,
chính sách, thông tin thị trường, ngành hàng, thông tin phát triển nông thôn,
xoá đói giảm nghèo, thông tin quản lý tài nguyên nông nghiệp, hội nhập kinh tế
quốc tế;
- Biên tập, phát hành các bản in, Ên phẩm ( dưới các dạng in, tiếng,
hình ,…) thuộc phạm vi nghiên cứu và thông tin của Viện;
- Biên tập và quản lý trang Web chuyên đề, phối hợp với các cổng
điện tử, báo điện tử phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn;
- Làm dịch vụ tư vấn, đào tạo, xây dựng mô hình thông tin;
- Phối hợp cung cấp thông tin với các cơ quan truyền thông đại chóng
( truyền thanh, truyền hình, báo chí, …);
- Tổ chức các hội thảo, hội nghị, triển lãm, phục vụ hoạt động thông
tin;
- Hoạt động xúc tiến thương mại nông sản và sản phẩm kinh tế nông
thôn;
- Quản lý hệ thống tin học của Viện;

- Quản lý thư Viện của Viện;
c. Trung tâm tư vấn Chính sách Nông nghiệp.
- Nghiên cứu độc lập để phân tích chính sách, đánh giá tác động
chính sách, đánh giá hiệu quả các chương trình ,dự án,…
- Độc lập thẩm định cơ sở kinh tế, căn cứ khoa học của các chiến
lược, chính sách, chương trình dự án, phương án quy hoạch…
- Đánh giá khách quan năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, năng
lực sản xuất kinh doanh của các tổ chức sản xuất kinh doanh, địa phương có
nhu cầu ;
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn nghiên cứu, đào tạo, hỗ trợ đầu tư, hỗ
trợ ra quyết định phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, chuyển giao công
nghệ, xây dựng mô hình liên quan đến phát triển nông nghiệp nông thôn;
- Thông tin , xuất bản kết quả nghiên cứu chính sách chiến lược.
d. Trung tâm Phát triển Nông thôn.
- Nghiên cứu tổ chức , thể chế nông nghiệp (hộ nông dân, trang trại
…)
- Nghiên cứu kinh tế xã hội nông thôn;
- Nghiên cứu cơ sở khoa học, đánh giá hiệu quả công tác quy hoạch,
chương trình, kế hoạch, dự án phát triển nông nghiệp nông thôn;
- Xây dùng mô hình, chuyển giao công nghệ, dịch vụ tư vấn, đào tạo,
phát triển nông thôn, xoá đói giảm nghèo;
- Quản lý hệ thống thông tin giám sát nông hộ nông thôn;
- Phô trách bản tin Phát triển Nông thôn.
4. Các hội đồng tư vấn.
Các hội đồng tư vấn có nhiệm vô :
- Góp ý cho lãnh dạo Viện về định hướng nghiên cứu, định hướng
chiến lược phát triển, định hướng hoạt động khoa học công nghệ của Viện;
- Đóng góp ý kiến tư vấn chuyên môn, tham gia tập huấn giảng dạy
về những phương pháp nghiên cứu mới, về lý luận phát triển, những gợi ý
giải pháp chính sách cho ngành mà Viện cần quan tâm nghiên cứu;

- Nhận xét khách quan chất lượng, nội dung các đề tài nghiên cứucủa
Viện, giúp Viện đánh giá hiêu quả các chương trình, dự án mà Viện tham gia,
đánh giá chất lượng cán bộ.
Thành Viện các Hội đồng có thể là các chuyên gia đầu ngành, cán bộ
giảng dạy, nghiên cứu, cán bộ lãnh đạo, các nhà hoạt động xã hội đang công
tác ở các tổ chức cơ quan nhà nước, tư nhân, đã về hưu, trong nước và ở ngoài
nước . Viện mời các thành viên hội đồng làm việc theo hình thức tự nguyện
và hỗ trợ điều kiện làm việc cho các hội đồng.
V. Kế hoạch và tài chính
1. Kế hoạch.
- Hàng năm, các đơn vị trực thuộc và Viện xây dựng kế hoạch tài chính, kế
hoạch hoạt động đối với các khoản kinh phí được nhà nước đầu tư, tập hợp trình
Bé khi được duyệt, Viện sẽ thông báo cho các đơn vị trong Viện để thực hiện.
- Các phòng, bộ môn chức năng và các đơn vị trực thuộc Viện thông
báo tiến độ hoạt động trên mạng tin học của Viện. Phòng khoa học theo dõi
chất lượng, tiến độ thực hiện công Việc và phòng tài chính theo dõi Việc sử
dụng kinh phí của các bộ phận và đơn vị .
- Sáu tháng một lần, các phòng, bộ môn chức năng và các đơn vị trực
thuộc Viện sơ kết và cuối năm tổng kết Việc thực hiện kế hoạch, nép báo cáo
sơ kết và tổng kết trình lãnh đạo Viện để lãnh đạo Viện tổng hợp trình Bộ.
2. Nguồn tài chính .
Các nguồn tài chính đảm bảo cho hoạt động của Viện gồm có :
* Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp bao gồm:
- Kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ do các cơ quan nhà nước
giao, đặt hàng trực tiếp hoặc thông qua tuyển chọn, đấu thầu;
- Kinh phí hoạt động thường xuyên được giao khoán tương ứng với
chức năng và bổ sung theo nhiệm vụ đột xuất.
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản; vốn đối ứng dự án; kinh phí mua sắm
trang thiết bị và sửa chữa lớn tài sản cố định;
- Các nguồn kinh phí khác ( thu phí, bán Ên phẩm, lệ phí,…)

*Nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp bao gồm :
- Nguồn thu từ hoạt động cung cấp dich vụ, hợp đồng nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước;
- Thu sự nghiệp khác ( nếu có )
*Nguồn kinh phí khác, bao gồm:
- Khấu hao tài sản cố định, thanh lý tài sản được để lại theo quy định;
- Kinh phí viện trợ;
- Các nguôn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật ( vốn
vay, vốn huy động, vốn góp, vốn liên doanh,…)
3. Sử dụng kinh phí.
Viện được quyền chủ động về tài chính , huy động các nguồn kinh phí và
sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn tài chính theo quy định của Nhà
nước và quy chế chi tiêu nội bộ. Các khoản chi kinh phí của Viện như sau:
a. Chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của nhà nước
( chương trình, dự án, nhiệm vụ đột xuất.…) theo hình thức khoán chi phí trên
cơ sở hợp đồng ký kết với các cơ quan giao nhiệm vụ.
b. Chi tiền lương, thưởng :
- Viện đảm bảo chi trả tiền lương và các khoản trích theo lương cán
bộ, viên chức và người lao động tối thiểu bằng các quy định của nhà nước về
ngạch lương, bậc lương và chức vụ.
- Viện xây dựng quy chế tiền thưởng theo hiệu quả công Việc, mức
độ chấp hành quy chế , nội quy.
- Viện thực hiện chế độ trợ cấp theo trình độ chuyên môn, ưu tiên thu
hót đãi ngộ nhân tài, theo hiệu quả đóng góp cho đơn vị.
- Viện chi thu nhập tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ.
c. Trích lập quỹ : hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí hợp
lý, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, Viện trích lập các quỹ theo quy
định của pháp luật .
d. Dù toán, kiểm toán, quyết toán: định kỳ theo quy định nhà nước,
phòng tài chính tổng hợp nhu cầu của các bộ phận, xây dựng dự toán đầu tư

Nhà nước cấp cho Viện. Sau khi được Bộ duyệt sẽ phân bổ cho các bé phận
thực hiện. Các nguồn cấp từ nhà nước sẽ thực hiện chế độ kiểm toán của nhà
nước. Các khoản thu từ các nguồn khác sẽ được quyết toán, kiểm toán theo
quy định của pháp luật và cam kết, quy định của dự án, chương trình trong
nước và quốc tế.
VI. Kinh nghiệm và thành tựu KH&CN trong 5 năm gần nhất.
Từ khi thành lập tới nay, với bê dầy28 năm kinh nghiệm viện dă thực
hiện rất nhiều đề tài, dù án trong và ngoài nước. Viện luôn lấy tiêu chuẩn
chất lượng nghiên cứu làm trọng tâm, nhiều kết quả nghiên cứu của viện đă
được sử dụng là cơ sở khoa học xây dựng các chính sách phục vụ công tác
quản lý, chỉ đạo và quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn.
Hiện nay,toàn viện có 67 cán bộ nghiên cứu, trong đó có 2 PGS.TS ,
7tiến sỹ, 15 thạc sỹ và 43 đại học. Cán bộ nghiên cứu của viện , có sự đan xen
kết hợp giữa những cán bộ có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu, và những cán
bộ có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ, có kiến thức về kinh tế thị trường,
sử dụng thành thạo nhiều chương trình phần mền máy tính trong công tác
nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng các công trình nghiên cứu. Ngoài
ra, Viện còn thường tổ chức nhiều hội thảo khoa học trao dổi kinh nghiệm,
mời các chuyên gia đầu ngành trong từng lĩnh vực tham gia hoặc cộng tác vào
các đề tài, dự án.
Một số công trình nghiên cứu trong năm gần đây nhất của Viện bao
gồm
Những vấn đề kinh tế của thị trường nông sản
1. Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế
của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp, 2005;
2. Nghiên cứu chính sánh thuế quan và phi thuế quan trong tiến trình
tự do hoá thương mại nông sản với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Ên Độ, 2005;
3. Nghiên cứu đánh giá các hình thức giao dịnh thương mại nông sản ở
Việt Nam , 2005;

Các vấn đề tổ chức, quản lý các loại hình doanh nghiệp trong nông
nghiệp và các lĩnh vực kinh tế liên quan tới nông nghiệp
1. Nghiên cứu xu thế biến động của các yếu tố ảnh hưởng đến giá
thành một số nông sản chủ yếu trong 5 năm tới, 2004-2005;
2. Nghiên cứu hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa trong các hộ gia
đình, 2005;
3. Phân tích hiệu quả kinh tế phát triển chăn nuôi lợn và gà ở nông
thôn và trang trại, 2005;
4. Nghiên cứu cơ sở khoa học cho các giải pháp phát triển bền vững
cây vải ở miền núi và trung du phía Bắc, 2005;
5. Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế tổng thể ngành hàng lúa
gạo vùng đồng bằng sông Hồng, 2005;
6. Hợp phần nghiên cứu kinh tế trong Dự án thúc đẩy phát triển
khoai tây Việt Nam - Đức, 2003-2005;
7. Nghiên cứu phát triển sản xuất ngô trong hệ thống canh tác vùng
đồng bằng sông Hồng, 2004;
8. Nghiên cứu đề xuất chính sách và phương thức thúc đẩy chuyển
giao kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp vùng miền núi và trung du
phía Bắc, 2003;
9. Nghiên cứu đề xuất giải pháp và chính sách phát triển ngành hàng
sữa dứa ở nước ta, 2003;
10. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn
thịt ở vùng đồng bằng sông Hồng, 2003;
11. Đánh giá tác động của khoa học công nghệ vào tăng trưởng nông
nghiệp năm 2002: nghiên cứu tác động của khoa học công nghệ vào tăng
trưởng vào sản xuất lúa đồng bằng sông Hồng, 2002;
12. Đánh giá tác động của khoa học công nghệ vào tăng trưởng và
sản xuất lúa đồng bằng sông Hồng, 2002;
13. Nghiên cứu đề xuất chính sách phát triển ngành hàng sữa và dứa
ở nước ta, 2002;

14. Điều tra đánh giá hiệu quả kinh tế một số nông sản hàng hoá
( dừa , tiêu , điều…), 2002;
15. Đánh giá khả năng và định hướng chuyển đổi đất trồng lúa sang
sản xuất nông sản khác ở vùng ven biển phía Bắc, 2001;
16. Điều tra, đánh giá hiệu quả kinh tế của một số nông sản xuất
khẩu của Việt Nam, 2000-2001;
Những vấn đề kinh tế phát triển nông thôn
1. Nghiên cứu thực tiễn lý luận 20 năm đổi mới, 2004- 2005;
2. Điều tra, đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình
thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, 2004-2005;
3. Điều tra đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, 2004-
2005;
4. Các nguồn và kênh chuyển vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho
kinh tế nông thôn : tác động của nguồn vốn lên sự tăng trưởng của kinh tế
nông thôn huyện Du Xuyên, Quảng Nam, Đà Nẵng, 2004
5. Nghiên cứu tác động thay đổi giá cánh kéo một số loại phân bón
hoá học so với thóc đến thu nhập cho hộ nông dân, 2003;
6. Nghiên cứu cơ sở khoa học và tiêu chí phát động phong trào: nâng
cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và thu nhập cho hộ nông dân, 2003;
7. Nghiên cứu tác động giá cánh kéo giữa một số loại phân bón hoá
học chủ yếu so với thóc đến thu nhập từ sản xuất lúa của nông dân ở Thái
Bình và Bắc Giang, 2001;
8. Điều tra quy hoạch mô hình phát triển nông thôn theo hướng công
nghiệp hoá, 2000-2001;
9. Nghiên cứu thị trường lao động trong nông thôn;
10. Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và sử dụng có
hiệu quả nguồn lực lao động trong nông thôn, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp
CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn tới.
Các hoat động tư vấn phát triển nông nghiệp và nông thôn bao
gồm đào tạo phát triển ngồn nhân lực cho phát triển nông thôn, tư vấn

cho các địa phương, các ngành trong xây dựng, thẩm định, thực hiện và
đánh giá các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn. Các công trình
đã được xuất bản thành sách, báo, tạp chí.
1. Ba cơ chế : Thị trường, Nhà nước và Cộng đồng – ứng dụng cho
Việt Nam;
2. Báo cáo tổng quan ngành hàng lúa gạo Việt Nam;
3. Báo cáo tổng quan ngành hàng chăn nuôi;
4. Triển vọng thương mại nông sản Việt Nam trong khu vực mậu
dịch tự do ASEAN – Nhật Bản – Hàn Quốc;
5. Khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trong hội nhập
AFTA;
6. Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành cà phê Robusta Việt
Nam;
7. Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động xã hội của ngành
công nghiệp mía đường trong bối cảnh hội nhập quốc tế ;
8. Nghiên cứu thực tiễn dồn điền đổi thửa ở một số tỉnh và đề xuất
chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở
đồng bằng sông Hồng;
9. Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi bò sữa Việt
Nam;
10. Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của một số ngành sản xuất
nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi ( ngô, đậu tương ) ở Việt Nam;
11. Đánh giá tác động của thực tiễn sử dụng đầu vào cho sản xuất cà
phê tỉnh Đăk Lăk;
12. Kỷ yếu khoa học nghiên cứu kinh tế nông nghiệp và phát triển
nông thôn 1996-20.02
nh tranh XK cà phê Việt nam.
Phần II: Tổng quan về tài liệu có liên quan đến hướng dự định chọn
đề tài
Tờn sách:

Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách
cạnh tranh ở Việt Nam.
Tác giả:
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương - Ban chính sách
kinh tế vĩ mô
Năm xuất bản: 2000
Nhà xuất bản: Lao động
Số trang: 164 trang
Tóm tắt:
Cạnh tranh là đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị
trường, vì thế chính sách cạnh tranh - một chính sách của Nhà
nước nhằm bảo đảm môi trường cạnh tranh - là công cụ không
thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường. Nhằm giúp độc giả
có những hiểu biết thêm về lĩnh vực này, Nhà xuất bản lao động
đã xuất bản cuốn sách " Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc
xây dựng chính sách cạnh tranh ở Việt Nam " Cuốn sách bao
gồm 4 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về lý thuyết cạnh
tranh - Chương 2: Chính sách cạnh tranh của một số nước -
Chương 3: Thực trạng cạnh tranh trong nền kinh tế Việt Nam -
Chương 4: Những khuyễn nghị cho việc xây dựng chính sách
cạnh tranh ở Việt Nam
Tờn sách: Bàn về cạnh tranh toàn cầu
Tác giả: Bạch Thụ Cường
Năm xuất bản: 2002
Nhà xuất bản: Thông Tấn
Số trang: 408 trang
Tóm tắt:
Cuốn sách bao gồm những nội dung chính như sau: -
Chương 1: Cạnh tranh quốc tế trong điều kiện toàn cầu hoá kinh
tế - Chương 2: Sự thay đổi của lý luận cạnh tranh trong điều kiện

toàn cầu hoá kinh tế - Chương 3: Chính sách cạnh tranh -
Chương 4: Sự hình thành lý luận cạnh tranh quốc tế và sự lựa
chọn chính sách cạnh tranh ở Trung Quốc
Tờn sách:
Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước
( Kinh nghiệm của Nhật Bản và ý nghĩa
áp dụng đối với Việt Nam )
Tác giả:
PTS. Lê Đăng Doanh, Ths. Nguyễn Thị Kim Dung , PTS.
Trần Hữu Hân
Năm xuất bản: 1998
Nhà xuất bản: Lao động
Số trang: 259 trang
Tóm tắt: Cuốn sách bao gồm 5 chương và tài liệu tham khảo: -
Chương 1: Cạnh tranh và bảo hộ trong bối cảnh phát triển kinh tế
của Nhật Bản giai đoạn sau chiến tranh thế giới lần thé II -
Chương 2: Các chính sách tăng cường cạnh tranhvà bảo hộ trong
khu vực công nghiệp của Nhật Bản - Chương 3: Cạnh tranh và
bảo hộ trong các chính sách kinh tế đối ngoại của Nhật Bản -
Chương 4: Chính sách bảo hộ và ảnh hưởng của nó đối với việc
nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành nông nghiệp Nhật Bản
sau chiến tranh thế giới thứ 2 - Chương 5: Chính sách thị trường
lao động, phát triển nguồn nhân lực và tác động của nó đến nâng
cao năng lực cạnh tranh ở Nhật Bản - Tài liệu tham khảo: tài liệu
tiếng nước ngoài và tài liệu tiếng Việt
Tờn sách: Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
Năm xuất bản: 2003
Nhà xuất bản: Giao thông vận tải
Số trang: 328 trang
Tóm tắt:

Cuốn sách bao gồm những nội dung chính như sau: - Phần 1: Cơ
sở lý luận và phương pháp luận đánh giá năng lực cạnh tranh -
Phần 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia - Phần 3: Các giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
Tờn sách:
Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của
Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: TS. Lê Thị Anh Vân
Năm xuất bản: 2003
Nhà xuất bản: Lao động
Số trang: 347 trang
Tóm tắt: Cuốn sách bao gồm những nội dung chính như sau: - Chương 1:
Lý thuyết thương mại quốc tế và kinh nghiệm của các nước trong
việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá - Chương 2: Thực trạng hoạt
động xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang các
nước trong khu vực Châu á - Chương 3: Những giải pháp cơ bản
nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam
sàng các nước trong khu vực Châu á ( giai đoạn 2001 - 2010
Tờn sách:
Hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh hội
nhập Đông Á
Tác giả: Viện khoa học xã hội Việt Nam
Năm xuất bản: 2005
Nhà xuất bản: Khoa học xã hội
Số trang: 559 trang
Tóm tắt:
Cuốn sách bao gồm những nội dung chính như sau: - Hội nhập
kinh tế Đông Á và tác động của nó tới quan hệ kinh tế Việt Nam
- Hàn Quốc - Sự phát triển gần đây của tiến trình hội nhập kinh
tế khu vực Đông Á - FDI và ODA của Hàn Quốc vào Việt Nam:

Thực trạng và triển vọng - Sự phát triển và tương lai của ODA
song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam - Hợp tác kinh tế giữa
Việt Nam và Hàn Quốc thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI - Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc - Hợp tác
thương mại và công nghiệp song phương giữa Hàn Quốc và Việt
Nam - Quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực
phát triển nguồn nhân lực Việt Nam: Thực trạng, xu hướng và
kiến nghị giải pháp - Trao đổi nguồn nhân lực giữa Hàn Quốc:
xu hướng và triển vọng trong sự hội nhập kinh tế Đông Á - Quan
hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc: Thực trạng và triển vọng
Tờn sách: Hội nhập với AFTA : Cơ hội và thách thức
Tác giả: GS.PTS.Tụ Xuân Dõn ,PTS. Đỗ Đức Bình
Năm xuất bản: 1997
Nhà xuất bản: Thống kê
Số trang: 162 trang
Tóm tắt: Ngày nay xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế
đang gia tăng mạnh mẽ. Phù hợp với xu thế này Việt Nam đã và
đang tham gia tích cực và có hiệu quả cao vào Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á ( ASEAN) và khu vực mậu dịch tự do AFTA.
Đây là những điều kiện và bước ngoặt đáng ghi nhận. Đồng thời
cũng là vấn đề hết sức mới mẻ với Việt Nam. Điều đó đòi hỏi
phải tiếp tục nghiên cứu, cân nhắc và lựa chọn các hình thức,
bước đi . thích hợp nhằm phát huy có hiệu quả những lợi thế
của đất nước trong quá trình hội nhập Nhằ góp phần vào quá
trình nghiên cứu đú, cỏc tác giả là cán bộ giảng dạy, các nhà
nghiên cứu khoa học kinh tế, các cán bộ quản lý vĩ mô và vi mô
đất nước hiện đang công tác tại Đại học kinh tế quốc dân và một
số cơ quan Bộ, cơ quan ngang Bộ và doanh nghiệp phối hợp xuất
bản cuốn sách " Hội nhập AFTA - Cơ hội và thách thức " Cuốn
sách nhằm góp phần cung cấp cho người đọc những kiến giải về

lý luận và thực tiễn đối với tiến trình Việt Nam gia nhập AFTA,
chỉ ra những có hội và thách thức của quá trình hội nhập
Tờn sách:
Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế ( Sách tham khảo )
Tác giả: GS.TS. Bựi Xuõn Lưu
Năm xuất bản: 2004
Nhà xuất bản: Thống kê
Số trang: 360 trang
Tóm tắt:
Cuốn sách bao gồm những nội dung chính như sau: - Chương 1:
Những bảo hộ và các phương thức bảo hộ nông nghiệp - Chương
2: Xu hướng bảo hộ nông nghiệp trên thế giới - Chương 3: Thực
trạng bảo hộ nông nghiệp ở Việt Nam - Chương 4: Một số giải
pháp bảo hộ hợp lý nông nghiệp trong quá trình Việt Nam hội
nhập kinh tế quốc tế
Tờn sách:
Hội nhập kinh tế - Áp lực cạnh tranh trên thị trường và đối
sách của một số nước
Tác giả: Lờ Xuõn Bỏ
Năm xuất bản: 0
Nhà xuất bản: Giao thông vận tải
Số trang: 384 trang
Tóm tắt:
Cuốn sách bao gồm những nội dung chính như sau: - Hội nhập
kinh tế khu vực và tăng cường áp lực cạnh tranh trên thị trường
trong nước - Phân tích môi trường đầu tư - Các dịch vụ thúc đẩy
thương mại - Lựa chọn chính sách cho tương lai
Tờn sách: Sức mạnh của nhãn hiệu công nghiệp trong marketing
Tác giả: Thanh Hoa

Năm xuất bản: 2004
Nhà xuất bản: Thanh niên
Số trang: 269 trang
Tóm tắt: Nhãn hiệu là một công cụ đầy năng lực với tính sáng tạo cùng
với công việc nghiên cứu hỗ trợ của chính mình, nhãn hiệu sẽ
khiến doanh thu gia tăng, khả năng sinh lợi lớn hơn và thái độ
trung thành của khách hàng đối với sản phẩm được cải thiện
nhiều hơn Sức mạnh của nhãn hiệu công nghiệp đã đưa nhãn
hiệu công nghiệp ra khỏi bóng tối sản phẩm tiêu dùng khác, làm
nổi bất những nét khác biệt quan trọng giữa nhãn hiệu sản phẩm
tiêu dùng và công nghiệp. Sự phân biệt này sẽ giúp bạn thêm khả
năng nắm bắt những ứng dụng của nhãn hiệu trong công ty giữ
vai trò quyết định - đây là biểu hiện sự nhận thức của khách hàng
đối với sản phẩm, giá cả, cách giao hàng cùng với chất lượng
dịch vụ trong công ty Quyển sách bao gồm những nội dung chính
như sau: - Phần 1: Thái độ khi mua sản phẩm công nghiệp - Phần
2: Nhãn hiệu và thị trường công nghiệp - Phần 3: Phân tích nhãn
hiệu - Phần 4: Xây dựng nhãn hiệu công nghiệp - Phần 5: Quản
lý nhãn hiệu
Tờn sách: Tư duy mới trong kinh doanh
Tác giả: Thế Nghĩa
Năm xuất bản: 1998
Nhà xuất bản: Thống kê
Số trang: 295 trang
Tóm tắt:
Cuốn sách bao gồm những nội dung chính như sau: - Phần 1:
Tiến nhanh hơn, tốt hơn - Phần 2: Xây dựng sự quan tâm chú ý
thật sự đến khách hàng - Phần 3: Quản lý trong thế giới dao động
- Các nguồn thay đổi dao động - Phần 4: Tạo và giữ thành công -
Phần 5: Tạo môi trường làm việc tốt

Tờn sách: 10 nguyên tắc sinh tồn của doanh nghiệp
Tác giả: Tiêu Vệ
Năm xuất bản: 2005
Nhà xuất bản: Văn hoá thông tin
Số trang: 379 trang
Tóm tắt: Kinh doanh luôn là một công việc đầy rẫy những thử thách. Đối
với người làm công tác quản lý ngày nay thì càng như vậy.
Người quản lý phải ứng phó với hai sự thay đổi: một là họ phải
dẫn đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vô cùng phức tạp và
khó khăn của công ty mình, đồng thời còn phải sinh tồn trong
một môi trường kinh tế khốc liệt với hàng trăm vạn đổi thay
trong nháy mắt. Cuốn sách này hi vọng giúp bạn nhìn thấy rõ
những cảnh tượng ảm đạm của kinh tế, chủ nghĩa khủng bố và cả
những đau thương mà chiến tranh để lại, miêu tả lộ trình mà các
doanh nghiệp sẽ đi đến trong tương lai Cuốn sách bao gồm
những nội dung chính như sau: - Chương 1: Quản lý, thông tin,
công nghệ - Chương 2: Tri thức, chính sách và sáng tạo -
Chương 3: Khách hàng và thương hiệu - Chương 4: Chiêu mộ, "
giữ chân " và đào tạo - Chương 5: Internet và văn hoá doanh
nghiệp - Chương 7: Chiến lược cung ứng sản phẩm - Chương 8:
Cơ cấu doanh nghiệp - Chương 9: Lãnh đạo và quản lý - Chương
10: Doanh nghiệp của tương lai
Tờn sách:
Một số chủ trương chính sách mới về nông nghiệp , lâm
nghiệp , thuỷ sản , thuỷ lợi và phát triển nông thôn( Sách
biếu )
Năm xuất bản: 2000
Nhà xuất bản: Nông nghiệp
Số trang: 336 trang
Tóm tắt: Trong nhiều năm qua, nhờ thực hiện đường lối Đổi mới, nông

nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và nông thôn nước ta đã đạt được
những thành tựu to lớn, cải thiện rõ rệt đời sống của đại đa số
nông dân, góp phần quan trọng làm ổn định tình hình kinh tế
chính trị - xã hội của đất nước. Bước sang giai đoạn mới, đòi hỏi
chúng ta phải có những nỗ lực lớn tạo ra sự chuyển biến mạnh
mẽ, vượt qua những khó khăn thử thách, xây dựng một nền nông
nghiệp hàng hoá bền vững có năng suất, chất lượng và khả năng
cạnh tranh cao, nông thôn giàu đẹp, công bằng, dân chủ, văn
minh, đậm đà bản sắc dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương,
chính sách mới nhằm tiếp tục khơi dậy những tiềm năng sẵn có
trong nước, nhất là đất đao lao động, tài năng sáng tạo của nhân
dân, phát huy lợi thế của mỗi địa phương và các nhân tố mới, áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, thực hiện chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt hiệu
quả cao hơn, đồng thời bảo vệ và phát triển các tài nguyên đất,
nước, rừng và nguồn lợi thuỷ sản, phát triển cơ sở hạ tầng, văn
hoỏ, xó hộ, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp và nông thôn Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc
nghiên cứu và áp dụng, Nhà xuất bản nông nghiệp đã ấn hành
cuốn sách " Một số chủ trương chính sách mới về nông nghiệp,
lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng nông thôn được
ban hành từ năm 1998 đến nay Cuốn sách này bao gồm những
nội dung chính như sau: - Phần 1: Chủ trương chung - Phần 2:
Chính sách về nông nghiệp - Phần 3: Chính sách về lâm nghiệp -
Phần 4: Chính sách về thuỷ sản - Phần 5: Chính sách về đất đai -
Phần 6: Chính sách tài chính, ngân hàng đối với nông nghiệp,
lâm nghiệp, thuỷ sản và nghề muối - Phần 7: Chính sách về nông
thôn, phát triển thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng
Tờn sách:

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn trong quá
trình công nghiệp hoá và chuyển sang nền kinh tế thị trường
Tác giả: PTS.Dương Bá Phượng
Năm xuất bản: 1996
Nhà xuất bản: Nông nghiệp
Số trang: 268 trang
Tóm tắt: Nông thôn và phát triển nông thôn là một trong những mối quan
tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới.Việt Nam với hơn
80% dân số sống ở nông thôn, nông nghiệp và nông thôn vẫn
được xác định là mặt trận hàng đầu. Từ ngày có nghị quyết 10
của Bộ Chính trị, cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý, việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đã thúc đẩy
nông thôn phát triển nhiều mặt: số hộ gia đình đi vào sản xuất
hàng hoá ngày càng nhiều, ở nhiều địa phương đã và đang hình
thành doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để giỳp cỏc nhà quản lý, các
chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ cú thờm tài liệu nghiên cứu tham
khảo, Nhà xuất bản nông nghiệp cho xuất bản cuốn sách: " Phát
triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn trong quá trình công
nghiệp hoá và chuyển sang nền kinh tế thị trường " do TS.
Dương Bá Phượng làm chủ biên Cuốn sách bao gồm những nội
dung cơ bản như sau: - Cơ sở lý luận của việc phát triển các
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn trong quá trình công
nghiệp hoá - Tổng quan kinh nghiệm xúc tiến phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước và khu vực trên thế giới - Thực
trạng phát triển và quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới - Thực trạng và tiềm
năng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn Hải Hưng -
Những giải pháp kinh tế - xã hội chủ yếu nhằm xúc tiến phát
triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.
Tờn sách:

Kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường ở các nước
ASEAN và khả năng vận dụng vào Việt Nam.
Tác giả: PTS. Nguyễn Thị Luyến
Năm xuất bản: 1997
Nhà xuất bản: Chính trị quốc gia
Số trang: 181 trang
Tóm tắt:
Cuốn sách bao gồm những nội dung chủ yếu như sau: - Kinh tế
thị trường: Cơ sở lý luận và mô hình phát triển - Thực trạng phát
triển kinh tế thị trường ở các nước ASEAN - Bài học kinh
nghiệm phát triển kinh tế thị trường ở các nước ASEAN, một số
gợi ý vận dụng vào Việt Nam
Tờn sách:
Hướng phát triển thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam tới
năm 2010
Tác giả: PTS. Phạm Quyền , PTS. Lê Minh Tâm
Năm xuất bản: 1997
Nhà xuất bản: Thống kê
Số trang: 342 trang
Tóm tắt:
Phương hướng phát triển đối ngoài thời kỳ 1996 - 2010 của Việt
Nam là tiếp tục mở rộng hoạt động ngoại thương theo hướng đa
dạng hoá, đa phương hoá, tích cực hội nhập vào kinh tế khu vực
và thế giới. TUy nhiên khi chấp nhận vào kinh tế khu vực và
kinh tế thế giới là chấp nhận xu hương hợp tác trong cạnh tranh
gay gắt. Đây vừa là thời cơ vừa là thách đố đỏi hỏi các cơ quan
quản lý cũng như các doanh nghiệp phải cú cỏc định hướng phát
triển thị trường xuất nhập khẩu và các biện pháp phù hợp, hoàn
thiện các chính sách ngoại thương, nhằm thúc đẩy hoạt động xuất
nhập khẩu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Trong quá trình công nghiệp hoá, sự chuyển dịch cơ cấu xuất
nhập khẩu không chủ phản ánh sự tiến hoỏ cỏc hiành thái nhu
cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong phạm vi từng quốc gia,
mà còn phản ảnh sự phân bố lại năng lực sản xuất trên phạm vi
toàn cầu. Chính vì vậy, công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu là
một định hướng vô cùng quan trọng đưa nền kinh tế đất nước đến
thành công. Cuốn sách, chính vì vậy, nhằm cung cấp những
thông tin quan trọng về hướng phát triẻn thị trường xuất nhập
khẩu của Việt Nam tới năm 2010 Cuốn sách bao gồm những nội
dung chính như sau: - Những căn cứ để xây dựng định hướng
phát triển xuất nhập khẩu 1996 - 2000 - Chính sách xuất nhập
khẩu của các nước đối với Việt Nam - Định hướng phát triển
xuất nhập khẩu 1996 - 2000 và sau năm 2000

×