BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TRUYỀN
LỰC TRÊN CÁC DÒNG XE TẢI CỦA
CÔNG TY TRƢỜNG HẢI
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
Th.S Nguyễn Quan Thanh Nguyễn Minh Tân (MSSV: 1100573)
KS Đoàn Ngọc Minh Nghành: Cơ khí giao thông - Khóa: 36
Cần Thơ 28/4/2014
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ ===== O0O =====
Cần Thơ, ngày 28 tháng 4 năm 2014
PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HK: II NĂM HỌC: 2013 - 2014
1. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Minh Tân MSSV: 1100573
Ngành: Cơ khí giao thông Khóa: 36
2. Tên đề tài: Nghiên Cứu Hệ Thống Truyền Lực Trên Các Dòng Xe Tải Của Công Ty
Trƣờng Hải.
3. Thời gian thực hiện: 13/01/2014 đến 10/05/2014
4. Cán bộ hƣớng dẫn: Th.S Nguyễn Quan Thanh
KS Đoàn Ngọc Minh
5. Địa điểm thực hiện: Khoa Công Nghệ - Đại học Cần Thơ và Công ty Cổ Phần Trƣờng Hải -
Chi nhánh Cần Thơ.
6. Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu tổng quát: Nguyên cứu hệ thống truyền lực trên các dòng xe tải của công ty
Trƣờng Hải.
Mục tiêu cụ thể: - Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống cùng với các
biểu hiện kỹ thuật của xe để chẩn đoán nguyên nhân gây hƣ hỏng, phân vùng các chi
tiết hƣ hỏng sau đó đƣa ra phƣơng án sửa chữa hợp lý nhất.
- Dùng để làm tài liệu nghiên cứu cho kỹ thuật viên, sinh viên, học
viên trong và ngoài nghành liên quan đến hệ thống truyền lực của ô tô.
7. Giới hạn của đề tài: Trong phạm vi các dòng xe tải của Trƣờng Hải.
8. Các yêu cầu hỗ chợ cho việc thực hiện đề tài: Rất mong đƣợc sự hƣớng dẫn của thầy
Nguyễn Quan Thanh, hỗ trợ tài liệu của anh Đoàn Ngọc Minh và chỉ dẫn của các anh trong tổ
máy gầm của công ty.
9. Kinh phí dự trù cho việc thực hiện đề tài: Không
Bộ môn Cán bộ hướng dẫn Sinh viên
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. Cán bộ hƣớng dẫn: Th.S Nguyễn Quan Thanh
2. Đề tài: Nguyên cứu hệ thống truyền lực trên các dòng xe tải của Công ty Trƣờng
Hải
3. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Tân, MSSV:1100573
4. Lớp: Cơ khí giao thông 1, K36
5. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét hình thức của tập thuyết minh của LVTN:
b. Nhận xét về bản vẽ của LVTN:
c. Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ)
Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
Những vấn đề còn hạn chế:
d. Nhận xét đối với từng sinh viên thực hiện đề tài:
e. Kết luận đề nghị
6. Điểm đánh giá
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Cán bộ hướng dẫn
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. Cán bộ hƣớng dẫn: KS Đoàn Ngọc Minh
2. Đề tài: Nguyên cứu hệ thống truyền lực trên các dòng xe tải của Công ty Trƣờng
Hải
3. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Tân, MSSV:1100573
4. Lớp: Cơ khí giao thông 1, K36
5. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét hình thức của tập thuyết minh của LVTN:
b. Nhận xét về bản vẽ của LVTN:
c. Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ)
Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
Những vấn đề còn hạn chế:
d. Nhận xét đối với từng sinh viên thực hiện đề tài:
e. Kết luận đề nghị
6. Điểm đánh giá
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Cán bộ hướng dẫn
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
1. Cán bộ phản biện 1:
2. Đề tài: Nguyên cứu hệ thống truyền lực trên các dòng xe tải của Công ty Trƣờng
Hải
3. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Tân, MSSV:1100573
4. Lớp: Cơ khí giao thông 1, K36
5. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét hình thức của tập thuyết minh của LVTN:
b. Nhận xét về bản vẽ của LVTN:
c. Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ)
Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
Những vấn đề còn hạn chế:
d. Nhận xét đối với từng sinh viên thực hiện đề tài:
e. Kết luận đề nghị
6. Điểm đánh giá
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Cán bộ chấm phản biện
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
1. Cán bộ phản biện 2:
2. Đề tài: Nguyên cứu hệ thống truyền lực trên các dòng xe tải của Công ty Trƣờng
Hải
3. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Tân, MSSV:1100573
4. Lớp: Cơ khí giao thông 1, K36
5. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét hình thức của tập thuyết minh của LVTN:
b. Nhận xét về bản vẽ của LVTN:
c. Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ)
Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
Những vấn đề còn hạn chế:
d. Nhận xét đối với từng sinh viên thực hiện đề tài:
e. Kết luận đề nghị
6. Điểm đánh giá
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Cán bộ chấm phản biện
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Năm học : 2013 – 2014
1. Tên đề tài thực hiện:
Nghiên Cứu Hệ Thống Truyền Lực Trên Các Dòng Xe Tải Của Công Ty
Trường Hải.
2. Họ và tên cán bộ hƣớng dẫn:
Th.S Nguyễn Quan Thanh
KS Đoàn Ngọc Minh
3. Họ và tên sinh viên thực hiện:
Nguyễn Minh Tân MSSV : 1100573
Ngành: Cơ khí giao thông Khóa : 36
4. Đặt vấn đề
Nước ta là một nước đang phát triển và đang trong thời kỳ công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước. Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành một nước công
nghiệp. Cho nên vấn đề đầu tư phát triển công nghiệp là một vấn đề cấp bách được đặt
lên hàng đầu.
Với xu thế phát triển sản xuất ngày càng chuyên môn hóa và hiện đại hóa, nhu
cầu trao đổi, lưu thông hàng hóa giữa các nơi ngày càng tăng lên. Trước tình hình đó
các loại phương tiện vận tải ngày càng được đưa vào sử dụng rộng rãi. Trong số đó xe
tải là phương tiện được sử dụng rộng rãi nhất vì nó phù hợp với đặc điểm mạng lưới
giao thông đường bộ của nước ta hiện nay.
Một trong những hệ thống quan trọng của ô tô là hệ thông truyền lực. Hệ thống
này có chức năng truyền và phân phối momen quay và công suất từ động cơ đến các
bánh xe chủ động, làm thay đổi momen và chiều quay của bánh xe theo yêu cầu. Vì
những chức năng quan trọng trên mà người ta không ngừng nguyên cứu về nó.
Đề tài: “Nghiên Cứu Hệ Thống Truyền Lực Trên Các Dòng Xe Tải Của Công
Ty Trường Hải” mà em nghiên cứu hi vọng sẽ đóng góp một chút công sức của mình
cho việc tìm hiểu sâu hơn để khắc phục sự cố trên ô tô hiệu quả hơn, giúp cơ sở sửa
chữa ô tô và chủ sở hữu tiết kiệm tối đa kinh phí và thời gian.
5. Mục đích của đề tài
Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống cùng với các biểu hiện kỹ
thuật của xe để chẩn đoán nguyên nhân gây hư hỏng, phân vùng các chi tiết hư hỏng
sau đó đưa ra phương án sửa chữa hợp lý nhất.
Dùng để làm tài liệu nghiên cứu cho kỹ thuật viên, sinh viên, học viên trong và
ngoài nghành liên quan đến hệ thống truyền lực của ô tô.
6. Địa điểm và thời gian thực hiện
a. Địa điểm :
- Công ty CP Ô Tô Trường Hải - CN Cần Thơ
- Khoa Công Nghệ - Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ
b. Thời gian thực hiện:
Từ 13/01/2014 đến 10/05/2014
7. Giới thiệu về thực trạng có liên quan đến đề tài
Ô tô tải là một phương tiện vận tải quan trọng của hệ thống giao thông đường
bộ. Trong hoạt động của cộng đồng, ô tô tải được sử dụng hết sức đa dạng và linh hoạt
để chở hàng hóa với các khoảng cách khác nhau, trên nhiều loại địa hình.
Trước nhu cầu sử dụng ô tô tải ngày càng cao như hiện nay, một số công ty nhà
nước và doanh nghiệp tư nhân đã mạnh dạng đầu tư vào các phân xưởng sửa chữa và
bảo trì ô tô với phương tiện trang bị kỹ thuật khá hiện đại và đầy đủ. Tuy nhiên, hiện
tại các phân xưởng vẫn còn thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật hiểu biết thông thạo về ô tô
xe tải. Do đó, việc nghiên cứu chuyên sâu sẽ là một tài liệu chuyên môn hữu ích cho
cán bộ kỹ thuật về ô tô xe tải. Và làm tài liệu nghiên cứu cho các sinh viên, học viên
sau này
8. Các nội dung chính của đề tài
Chương 1: Tổng quan về nghành công nghiệp ô tô tại Việt Nam
Chương 2: Thông số kỹ thuật về HTTL của các dòng xe tải Trường Hải
Chương 3: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống truyền lực
Chương 4: Kiểm tra và sửa chữa hệ thống truyền lực
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
9. Phƣơng pháp thực hiện đề tài
Tham khảo tài liệu
Khảo sát thực tế
Viết và hoàn chỉnh bản thuyết minh
10. Kế hoạch thực hiện:
Từ 13/01/2014 đến 16/01/2014: viết đề cương chi tiết và hoàn thành các thủ tục
cơ bản theo qui định của nhà trường.
Từ 13/01/2014 đến 30/3/2014: Thực tập thực tế tại Công ty CP Ô Tô Trường
Hải - CN Cần Thơ
Từ 31/3/2014 – 10/05/2014: hoàn thành bản thuyết minh và báo cáo.
i
LỜI CẢM ƠN
Sau hơn ba tháng thực hiện đề tài, hôm nay đề tài " Nghiên Cứu Hệ Thống
Truyền Lực Trên Các Dòng Xe Tải Của Công Ty Trường Hải" của em cơ bản đã hoàn
tất. Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã gặp không ít khó khăn trong việc nghiên
cứu, tham khảo, tiềm kiếm tài liệu có liên quan và khảo sát kinh nghiệm thực tế. Tuy
nhiên được sự giúp đỡ tận tình giúp đỡ của các thầy trong bộ môn Kỹ Thuật Cơ Khí và
các anh chị làm việc trong Công Ty Cổ Phần Trường Hải - Chi nhánh Cần Thơ nên bài
luận văn của em cơ bản đã hoàn thành.
Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Quan Thanh đã tận tình hướng dẫn và sắp
xiếp nơi thực tập cho chúng em.
Xin chân thành cảm ơn thầy Trần Thanh Tâm, thầy Nguyễn Nhựt Duy và các
thầy trong bộ môn Kỹ Thuật Cơ Khí đã giảng dạy, hướng dẫn em qua những học phần
và tài liệu bổ ích.
Xin chân thành cảm ơn Công Ty CP Trường Hải - CN Cần Thơ đã tạo điều kiện
cho em thực tập thực tế tại công ty. Đặc biệt xin cảm ơn các anh trong văn phòng
xưởng và tổ máy đã nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập.
Cần Thơ, ngày 28 tháng 4 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Minh Tân
ii
TÓM TẮT NỘI DUNG
Trong luận văn này, em nguyên cứu hệ thống truyền lực trên các dòng xe tải của
công ty Trường Hải. Bao gồm các bộ phận trên hệ thống truyền lực đặc trưng cho các
dòng xe tải là: Ly hợp 1 đĩa ma sát khô, hộp số có cấp thông thường, các đăng khác
tốc, cầu chủ động.
Bằng phương pháp thực tập thực tế và tham khảo tài liệu em đã tìm hiểu cấu
tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống. Cùng với đó là các biểu hiện kỹ thuật của xe để
chẩn đoán nguyên nhân gây hư hỏng, phân vùng các chi tiết hư hỏng sau đó đưa ra
phương án sửa chữa hợp lý nhất.
Đề tài này dùng để làm tài liệu nghiên cứu cho kỹ thuật viên, sinh viên, học viên
trong và ngoài nghành liên quan đến hệ thống truyền lực của ô tô.
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT NỘI DUNG ii
MỤC LỤC CHÍNH iii
MỤC LỤC BẢNG xiii
MỤC LỤC HÌNH ix
LỜI NÓI ĐẦU xii
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ TẠI
VIỆT NAM 1
1.1. Vị trí và vai trò của nghành công nghiệp trong nền kinh tế quốc
dân 1
1.2. Thực trạng nghành công nghiệp ô tô Việt Nam 2
1.3. Thực trạng tình hình sử dụng và khai thác ô tô hiện nay 2
1.3.1. Trên thế giới 2
1.3.2. Tại Việt Nam 3
CHƯƠNG II: THÔNG SỐ KỸ THUẬT VỀ HTTL CỦA CÁC DÕNG
XE TẢI TRƯỜNG HẢI 5
2.1. Giới thiệu tổng quan về Trường Hải 5
2.2. Thông số kỹ thuật về HTTL của các dòng xe tải Trường Hải 5
2.2.1. THACO TOWNER 6
2.2.2. THACO OLLIN 7
2.2.3. THACO AUMAN 8
2.2.4. THACO HYUDAI 9
2.2.5. THACO FORLAND 10
2.2.6. THACO AUMARK 11
2.2.7. THACO FRONTIER 12
CHƯƠNG III: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ
THỐNG TRUYỀN LỰC 13
3.1. Công dụng 13
3.2. Các dạng HTTL cơ bản 14
3.2.1. Hệ thống truyền lực cơ khí 14
3.2.2. Hệ thống truyền lực trên ô tải 14
iv
3.2.2.1. Nhóm ô tô vận tải đa dụng 14
3.2.2.2. Nhóm ô tô có tính cơ động cao 16
3.3. Cụm li hợp 19
3.3.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại 19
3.3.1.1. Công dụng của li hợp 19
3.3.1.2. Yêu cầu 19
3.3.1.3. Phân loại 20
3.3.2. Li hợp một đĩa ma sát 21
3.3.2.1. Cấu tạo 21
3.3.2.2. Nguyên lý làm việc 22
3.3.3. Các bộ phận cơ bản trong ly hợp ma sát 24
3.3.3.1. Lò xo ép 24
3.3.3.2. Đĩa ép 26
3.3.3.3. Đĩa bị động 26
3.3.3.4. Đòn mở, ổ bi tỳ 29
3.3.4. Dẫn động điều khiển ly hợp ma sát 30
3.3.4.1. Dẫn động điều khiển dạng cơ khí 30
3.3.4.2. Dẫn động điều khiển li hợp bằng thủy lực 31
3.3.4.3. Dẫn động thủy lực có trợ lực bằng khí nén 32
3.4. Hộp số 33
3.4.1. Hộp số trên ô tô 33
3.4.1.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu 33
a) Công dụng 33
b) Yêu cầu 33
c) Phân loại 34
3.4.1.2 Hộp số có cấp thông thường 35
a) Cấu trúc truyền và biến đổi mô men hộp số 3
trục năm số tiến 36
b) Bộ phận điều khiển chuyển số 38
3.4.2. Hộp phân phối 47
3.4.2.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại 47
a) Công dụng 48
v
b) Yêu cầu 48
c) Phân loại 48
3.4.2.2. Cấu tạo hộp phân phối 48
a) Hộp phân phối đơn giản 48
b) Hộp phân phối hai cấp số truyền 49
3.5. Cụm cầu ô tô 51
3.5.1. Các khái niệm chung về cầu ô tô 51
3.5.1.1. Phân loại và cấu tạo chung của cầu ô tô 51
3.5.1.2. Công dụng của cầu ô tô 52
3.5.1.3. Cấu tạo chung của cầu ô tô 52
3.5.2. Cầu chủ động 52
3.5.2.1. Truyền lực chính 52
a) Công dụng, phân loại, yêu cầu truyền lực chính 52
b) Cấu tạo bộ truyền lực chính 54
3.5.2.2. Bộ vi sai 57
a) Công dung, phân loại 57
b) Bộ vi sai côn đối xứng 58
3.5.2.3. Bán trục 62
a) Công dụng và phân loại 62
b) Cấu tạo bán trục 62
3.5.2.4. Dầm cầu 64
3.6. Các đăng và khớp nối 65
3.6.1. Công dụng, phân loại các đăng 65
3.6.1.1. Công dụng 65
3.6.1.2. Phân loại khớp các đăng dùng trên trục truyền 66
3.6.2. Nguyên lý hình thành và cấu tạo các đăng khác tốc 66
3.6.2.1. Nguyên lý và quan hệ động học 66
3.6.2.2. Bố trí trục truyền với các đăng khác tốc trên ô tô 68
a) Trục truyền cơ sở với hai khớp các đăng 68
b) Trục truyền ba khớp có ụ đỡ mềm, trục truyền
một khớp với khớp nối mềm 69
CHƯƠNG IV: KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRUYỀN
LỰC 71
4.1. Kiểm tra và sửa chữa ly hợp ma sát 71
vi
4.1.1. Các hư hỏng thường gặp của ly hợp ma sát 71
4.1.2. Kiểm tra, sửa chữa đĩa ma sát 73
4.1.3. Kiểm tra, sửa chữa cụm đĩa ép, lò xo và vỏ ly hợp 74
4.1.4. Lắp bộ ly hợp và điều chỉnh độ cao đồng điều của các
cần bẩy 75
4.1.5. Kiểm tra khớp trượt - vòng bi nhả ly hợp 75
4.1.6. Lắp cơ cấu điều khiển và điều chỉnh hành trình tự do của
bàn đạp ly hợp 76
4.2. Kiểm tra và sửa chữa hộp số điều khiển bằng tay 78
4.2.1. Các hư hỏng của hộp số 78
4.2.2. Kiểm tra và điều chỉnh hộp số trên xe 80
4.2.3. Tháo hộp số 80
4.2.4. Kiểm tra, sửa chữa các chi tiết của hộp số 81
4.2.5. Lắp ráp hộp số sau khi sửa chữa và lắp trở lại xe 83
4.3. Sửa chữa trục truyền các đăng 84
4.3.1. Các hư hỏng của trục truyền các đăng 85
4.3.2. Kiểm tra, sửa chữa trục khớp các đăng 85
4.4. Kiểm tra, sửa chữa cầu xe 86
4.4.1. Các hư hỏng thường gặp 86
4.4.2. Tháo, kiểm tra bán trục, truyền lực chính và bộ vi sai 87
4.4.3. Sửa chữa các chi tiết 88
4.4.4. Kiểm tra khe hở của các bánh răng hành tinh 89
4.4.5. Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ vòng bi của bánh răng chủ
động 89
4.4.6. Kiểm tra, điều chỉnh khe hở sườn răng (độ rơ ăn khớp) 90
4.4.7. Kiểm tra độ rơ của các vòng bi bánh răng bị động 91
4.4.8. Kiểm tra và điều chỉnh vết tiếp xúc răng giữa hai bánh
răng 91
4.4.9. Điều chỉnh độ rơ của bán trục 93
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
5.1. Kết luận 94
5.2. Kiến nghị 94
5.2.1. Đối với Công Ty CP Trường Hải - CN Cần Thơ 94
vii
5.2.2. Đối với Bộ môn Kỹ Thuật Cơ Khí, Khoa Công Nghệ,
Đại học Cần Thơ 95
xiii
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thông số HTTL của THACO TOWNER 6
Bảng 2.2: Thông số HTTL của THACO OLLIN 7
Bảng 2.3: Thông số HTTL của THACO AUMAN 8
Bảng 2.4: Thông số HTTL của THACO HYUDAI 9
Bảng 2.5: Thông số HTTL của THACO FORLAND 10
Bảng 2.6: Thông số HTTL của THACO AUMARK 11
Bảng 2.7: Thông số HTTL của THACO FRONTIER 12
Bảng 4.1: Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp sửa chữa ly hợp 71
Bảng 4.2: Một số hiện tượng hư hỏng của hộp số, nguyên nhân và cách
khắc phục 78
Bảng 4.3: Các hiện tượng hư hỏng của trục truyền các - đăng 85
Bảng 4.4: Các hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
của cầu xe 86
ix
MỤC LỤC HÌNH
Hình 2.1: THACO TOWNER 6
Hình 2.2: THACO OLLIN 7
Hình 2.3: THACO AUMAN 8
Hình 2.4: THACO HYUDAI 9
Hình 2.5: THACO FORLAND 10
Hình 2.6: THACO AUMARK 11
Hình 2.7: THACO FRONTIER 12
Hình 3.1: Sơ đồ cấu trúc trong HTTL của ô tô 4 x 2 13
Hình 3.2: Sơ đồ HTTL ô tô vận tải đa dụng 15
Hình 3.3 Các sơ đồ HTTL ô tô tải cơ động cao 2 và 3, 4 cầu chủ động 17
Hình 3.4: Cấu tạo và sơ đồ nguyên lý làm việc của li hợp ma sát khô một
đĩa có lò xo ép dạng đĩa 21
Hình 3.5: Các dạng lò xo ép và đặc tính làm việc 24
Hình 3.6: Các phương pháp bố trí lò xo ép 25
Hình 3.7: Các dạng liên kết đĩa chủ động với bánh đà 26
Hình 3.8: Đĩa bị động của ly hợp 26
Hình 3.9: Phương pháp tán đĩa bị động 27
Hình 3.10: Kết cấu bộ giảm chấn xoắn 28
Hình 3.11: Kết cấu đòn mở ly hợp 29
Hình 3.12: Kết cấu dẫn động ly hợp dạng cơ khí 30
Hình 3.13: Dẫn động điều khiển bằng thủy lực 31
Hình 3.14: Dẫn động thủy lực có trợ lực bằng khí nén 32
Hình 3.15: Cấu tạo của hộp số ô tô tải 5 số tiến 35
Hình 3.16: Sơ đồ cấu trúc bố trí trục và truyền mô men 37
Hình 3.17: Các chi tiết trong cơ cấu điều khiển 39
Hình 3.18: Bố trí các trục trượt trong hộp số 39
Hình 3.19: Cơ cấu điều khiển dùng trục nối dài 40
Hình 3.20: Cơ cấu điều khiển dùng cáp nối dài 40
Hình 3.21: Cơ cấu định vị, khóa hãm, bảo hiểm gài số lùi 41
Hình 3.22: Gài trục tiếp và gài qua ống dễ gài số 43
Hình 3.23: Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ đồng tốc quán tính hoàn
toàn có chốt hướng tâm 46
Hình 3.24: Bộ đồng tốc với các bề mặt ma sát là li hợp nhiều đĩa 47
Hình 3.25: Bộ đồng tốc có tấm định vị 47
Hình 3.26: Vị trí hộp phân phối trong HTTL 48
Hình 3.27: Sơ đồ cấu tạo của hộp phân phối đơn giản 49
Hình 3.28: Cấu tạo của hộp phân phối hai cấp số truyền 49
Hình 3.29: Hình dạng chung của cầu ô tô tải 51
x
Hình 3.30: Cấu tạo chung cầu chủ động với bộ bánh răng côn 52
Hình 3.31: Sơ đồ bố trí truyền lực chính 53
Hình 3.32: Các dạng truyền lực chính kép 53
Hình 3.33: Cấu trúc các cặp bánh răng của truyền lực chính 54
Hình 3.34: Truyền lực chính đơn 55
Hình 3.35: Các phương án bố trí ổ lăn trên trục chủ động truyền lực chính 57
Hình 3.36: Sự sai lệch tốc độ các bánh xe khi quay vòng 57
Hình 3.37: Cơ cấu vi sai phẳng (a) và cơ cấu vi sai côn (b) 58
Hình 3.38: Các trạng thái làm việc của vi sai côn đối xứng 58
Hình 3.39: Quan hệ truyền mô men xoắn 59
Hình 3.40: Cấu tạo bộ vi sai bánh răng côn đối xứng 61
Hình 3.41: Cấu tạo của bán trục liền 62
Hình 3.42: Bố trí ổ lăn của bán 63
Hình 3.43: Kết cấu bố trí các bán trục liền 63
Hình 3.44: Cấu tạo dầm cầu chủ động 64
Hình 3.45: Cầu bị động dẫn hướng với hệ thống treo phụ thuộc 65
Hình 3.46: Bố trí các dạng các đăng trên ô tô 65
Hình 3.47: Cấu tạo và quan hệ động học của khớp các đăng khác tốc kiểu
Hooke 67
Hình 3.48: Sơ đồ trục các đăng kiểu Hooke 68
Hình 3.49: Trục các đăng kiểu Hooke 69
Hình 3.50: Trục truyền ba khớp có ụ đỡ mềm 70
Hình 4.1: Kiểm tra và nắn phẳng đĩa ma sát 73
Hình 4.2: Sự biến dạng mặt tì mở ly hợp của một lò xo màng trên cụm đĩa
ép - vỏ ly hợp 74
Hình 4.3: Lắp bộ ly hợp lên động cơ 75
Hình 4.4: Xả khí hệ thống thủy lực điều khiển cắt ly hợp 77
Hình 4.5: Tháo vòng bi phía trước của hộp số 81
Hình 4.6: Tháo bánh răng cảm biến tốc độ khỏi trục thứ cấp của hộp số 81
Hình 4.7: Kiểm tra độ mòn của vành răng đồng tốc 82
Hình 4.8: Kiểm tra độ mòn của càng gặt số và rãnh trên ống răng của bộ
đồng tốc 82
Hình 4.9: Tháo vòng hãm bán trục với bánh răng bán trục trong bộ vi sai 87
Hình 4.10: Điều chỉnh truyền lực chính 89
Hình 4.11: Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ ăn khớp bằng điệm điều chỉnh ở
hai đầu ổ bi bánh răng bị động 90
Hình 4.12: Vết tiếp xúc tốt trên mặt răng của vành răng bị động 92
Hình 4.13: Vết tiếp xúc khi vành răng xa tâm bánh răng chủ động (bánh
răng chủ động đúng) 92
Hình 4.14: Vết tiếp xúc khi vành răng gần bánh răng chủ động (bánh răng
chủ động đúng) 92
xi
Hình 4.15: Vết tiếp xúc khi bánh răng chủ động xa tâm vành răng (vị trí
vành răng đúng) 93
Hình 4.16: Vết tiếp xúc khi bánh răng chủ động gần tâm vành răng (vị trí
vành răng đúng) 93
xii
LỜI NÓI ĐẦU
Từ khi nền kinh tế sản xuất hàng hoá ra đời cho đến nay, vận tải hàng hoá luôn
đóng vai trò là một mắt xích trọng yếu của quá trình sản xuất, đảm trách khâu phân
phối và lưu thông hàng hoá.
Các nhà kinh tế học đã ví rằng: “Nếu nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ
thống giao thông là các huyết mạch thì vận tải là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến
nuôi các tế bào của cơ thể sống đó”. Vận tải hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong
hoạt động lưu thông hàng hoá góp phần phát triển của xã hội.
Khi vận hành xe trong một thời gian dài, chúng ta không tránh khỏi những hư
hỏng. Đặt biệt là hệ thống truyền lực do hoạt động liên tục trong quá trình xe vận hành.
Nguyên nhân do nhiều yếu tố khánh quan hay chủ quan như: Điều kiện đường xá, đặc
tính kỹ thuật của xe, kỹ thuật khai thác và sử dụng xe Do đó việc nguyên cứu hệ
thống truyền lực là điều vô cùng cần thiết.
Theo số liệu của VAMA (hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam), tháng
3/2014, thị phần của hãng xe này đã vượt qua các đối thủ lớn để đứng đầu toàn thị
trường. Trong đó các dòng xe tải của THACO chiếm ưu điểm vượt trội.
Với đề tài "Nghiên Cứu Hệ Thống Truyền Lực Trên Các Dòng Xe Tải Của
Công Ty Trường Hải" mà em nghiên cứu, hi vọng sẽ góp phần khắc phục những sự cố,
hỏng hóc gặp phải trên HTTL của các dòng xe tải một cách hiệu quả.
Chương I: Tổng quan về nghành công nghiệp ô tô tại Việt Nam
SVTH: Nguyễn Minh Tân
1
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NGHÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ TẠI VIỆT NAM
1.1. Vị trí và vai trò của nghành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Điều này đã ghi rất rõ trong Chiến lược phát triển công nghiệp ôtô giai đoạn
2010 tầm nhìn đến 2020 do Chính phủ phê duyệt. Theo đó công nghiệp ôtô rất quan
trọng được ưu tiên phát triển để phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và an
ninh quốc phòng.
Theo các chuyên gia công nghiệp ôtô vốn được coi là xương sống của ngành
công nghiệp. Bởi công nghiệp ôtô hàm chứa rất nhiều những công nghệ cơ bản như chế
tạo máy, luyện kim, đúc, khuôn mẫu, vật liệu và điện tử Những công nghệ này hoàn
toàn có thể áp dụng sang các lĩnh vực sản xuất khác và công nghiệp ôtô phát triển sẽ
thúc đẩy những ngành công nghiệp như điện tử, luyện kim, hoá chất, nhựa cùng phát
triển theo. Khi chúng ta có một ngành công nghiệp ô tô mạnh đồng nghĩa với các
ngành công nghiệp phụ trợ cũng phải phát triển theo, các ngành này hiện nay vẫn đang
là thiếu sót trong tổng thể nền kinh tế. Nếu lấp đầy được khoảng trống này sẽ tạo động
lực cho nên kinh tế phát triển vững chắc hơn.
Khi ngành ô tô trong nước đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân, việc
sở hữu và sử dụng một chiếc xe hơi là dễ dàng và tiết kiệm hơn nhiều so với một chiếc
xe nhập ngoại. Nhu cầu sử dụng ô tô tăng cao thì nhu cầu về một hệ thống giao thông
tốt là điều hết sức cần thiết. Do vậy phát triển ngành công nghiệp ô tô cũng tác động và
buộc hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng phát triển theo, tạo điều kiện tốt cho hang loạt
các ngành kinh tế khác.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp ôtô phát triển sẽ tạo ra hàng triệu việc làm với
sự tham gia của nhiều doanh nghiệp. Theo tính toán với quy mô thị trường khoảng
500.000 xe/năm thì công nghiệp ôtô sẽ tạo ra khoảng hơn 1 triệu việc làm với sự tham
gia của hàng nghìn doanh nghiệp. Ngành công nghiệp ô tô thực sự rất có tiềm năng và
sẽ là một ngành chủ lực trong nền kinh tế quốc dân. Điều quan trọng nữa khi sản xuất
đáp ứng được nhu cầu trong nước, thậm chí là xuất khẩu sẽ làm thay đổi cán cân
thương mại. Theo tính toán của các chuyên gia Nhật Bản thuộc Viện Nghiên cứu chính
sách quốc gia Nhật Bản, với nhu cầu về ôtô tăng mạnh, nếu Việt Nam không có một
ngành công nghiệp ôtô thì vào năm 2020 mỗi năm sẽ phải chi khoảng 3 tỷ USD để
Chương I: Tổng quan về nghành công nghiệp ô tô tại Việt Nam
SVTH: Nguyễn Minh Tân
2
nhập xe. Như vậy có thể nói không riêng gì chúng ta mà nhiều quốc gia trên thế giới
mong muốn có một ngành công nghiệp ôtô mạnh.
1.2. Thực trạng nghành công nghiệp ô tô Việt Nam
Sau hơn 10 năm được phát triển trong những điều kiện tốt nhất có thể, theo Tổng
thư ký Hội Kỹ sư ôtô Việt Nam (VSAE) Dương Đức Thịnh, so với các nước trong khu
vực ASEAN thì ngành sản xuất và lắp ráp ôtô của Việt Nam hiện chỉ xếp trên
Lào,Campuchia và Myanmar!
Ngành công nghiệp ô tô trong nước còn rất non trẻ và gặp nhiều khó khăn. Lí giải
cho điều này là vì nghành công nghiệp ô tô của nước ta có xuất phát điểm thấp hơn rất
nhiều so với các nước khác trên thế giới và trong khu vực. Chúng ta có những thế
mạnh về một thị trường tiềm năng, về nguồn lao động dồi dào nhưng chúng ta vẫn còn
rất hạn chế về vốn, khoa học công nghệ cũng như những ngành công nghiệp phụ trợ
còn non trẻ. Người dân với mức thu nhập trung bình thấp cũng không đủ khả năng sở
hữu một chiếc xe cho riêng mình trong khi mức giá ô tô là khá cao. Sự xâm nhập của
các hãng xe lớn và có uy tín trên thế giới cũng làm các hãng xe nội địa khó lòng cạnh
tranh. Những doanh nghiệp tham gia vào ngành đa phần đều đi theo con đường liên
doanh liên kết với các hãng này để lắp ráp ô tô. Để sản xuất ra những dòng xe tiện nghi
của riêng người Việt vẫn đang là mong đợi của những doanh nghiệp tham gia vào
ngành.
1.3. Thực trạng tình hình sử dụng và khai thác ô tô hiện nay
1.3.1. Trên thế giới
Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số năm 2013 của thị trường ôtô toàn cầu vượt
ngưỡng 80 triệu USD. Số liệu khả quan này vừa được đưa ra trong một báo cáo của
hãng tư vấn IHS Automotive.
Hãng tin CNBC dẫn số liệu từ IHS Automotive cho biết, năm 2013, doanh số thị
trường ôtô toàn cầu đạt 82,84 triệu xe, tăng 4,2% so với năm 2012. Con số này đồng
nghĩa với việc, trong năm ngoái, cứ mỗi giây đồng hồ lại có 2,6 chiếc ôtô mới được
bán trên phạm vi toàn thế giới.
Động lực cho sự tăng trưởng doanh số tích cực của thị trường ôtô thế giới trong
Chương I: Tổng quan về nghành công nghiệp ô tô tại Việt Nam
SVTH: Nguyễn Minh Tân
3
năm qua là hai thị trường xe lớn nhất thế giới Trung Quốc và Mỹ.
Theo dự báo, khi thống kê doanh số ôtô của Trung Quốc được công bố vào tuần
tới, mức doanh số đạt được cả năm tại thị trường này sẽ là hơn 21 triệu xe. Trong khi
đó, nước Mỹ đã tiêu thụ 15,6 triệu xe trong năm 2013, tăng 7,6% so với năm 2012.
IHS Automotive dự báo, doanh số thị trường ôtô toàn cầu sẽ tiếp tục tăng, lên
mức 85 triệu xe trong năm nay và tăng vững cho tới năm 2018, thời điểm mà doanh số
thị trường xe toàn cầu được nhận định sẽ vượt ngưỡng 100 triệu xe/năm.
Các nhà phân tích của IHS Automotive cũng cho rằng, chỉ trong vòng 4 năm tới,
Trung Quốc sẽ đạt mức doanh số 30 triệu ôtô được bán mỗi năm. Đến năm 2018,
Trung Quốc được cho là sẽ chiếm khoảng 1/3 doanh số hàng năm của thị trường ôtô
toàn cầu, nhưng phần lớn tốc độ tăng trưởng của thị trường xe thế giới khi đó sẽ đến từ
các thị trường mới nổi như Ấn Độ, Nga và Brazil - theo HIS Automotive.
Hiện các chuyên gia của IHS vẫn đang tính toán mức doanh số của từng hãng xe
và từng thương hiệu cụ thể trong năm qua. Tuy nhiên, cuộc chiến giành “ngôi vương”
về doanh số được dự báo sẽ là cuộc giằng co giữa hãng xe Mỹ General Motors (GM)
và đối thủ Nhật Toyota. Hãng xe Đức Volkswagen được nhận định là sẽ đứng ở vị trí
thứ ba về doanh số, dù không thua nhiều so với đối thủ về nhì là mấy.
Theo dự báo, cả ba hãng xe lớn nhất này đều bán được hơn 9 triệu xe trong năm
ngoái. Điều này có nghĩa là ba hãng chiếm khoảng 1/3 của tổng doanh số ngành công
nghiệp ôtô toàn cầu.
1.3.2. Tại Việt Nam
Theo số liệu mới nhất của VAMA, nếu tính cả xe nhập khẩu thì trong tháng 3-
2014 thị trường tiêu thụ tới 11.647 xe, tăng 59% so với tháng 2-2014 và tăng 39% so
với cùng kỳ năm ngoái. Trong số này, xe con đạt 7.170 xe và xe tải đạt 4.477, mức
tăng tương ứng là 59% và 60% so với tháng trước.
Đáng chú là trong số tiêu thụ này, xe lắp ráp trong nước đạt đến 8.275 xe, tăng
đến 58% so với tháng trước; xe nhập khẩu nguyên chiếc là 3.372 xe, tăng 62% so với
tháng trước.
Doanh số thị trường ô tô toàn cầu 4 năm gần nhất (triệu xe)
2013
2012
2011
2010
82,8
79,5
76,7
73,2
Nguồn: IHS Automotive
Chương I: Tổng quan về nghành công nghiệp ô tô tại Việt Nam
SVTH: Nguyễn Minh Tân
4
Tính riêng từng hãng xe cũng cho thấy các hãng đều có kết quả kinh doanh khá
tốt.
Ford Việt Nam, trong tháng qua bán được 817 xe, tăng 64% so với cùng kỳ năm
ngoái, đưa thị phần của Ford lên 7% từ mức 5.9% cùng kỳ năm trước.
Toyota Việt Nam vẫn dẫn đầu thị trường với mức tiêu thụ trong tháng qua là
2.712 xe, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp Toyota Việt
Nam đạt mức tăng trưởng về lượng xe bán ra.
Honda Việt Nam và Vivamazda (Mazda) trong tháng qua bán được thứ tự là gần
600 xe và 676 xe, với mức tăng tương ứng là 162% và 230% so với cùng kỳ năm
ngoái,
CTCP Ô tô Trường Hải - Thaco - doanh nghiệp nội địa lớn nhất trong ngành -
cũng tăng 3,4 nghìn lên 28,3 nghìn xe.
Mặc dù sản lượng xe bán ra chỉ tăng 14% nhưng doanh thu lại tăng tới 28% so
với năm 2012, đạt hơn 13.300 tỷ đồng so với mức 10,4 nghìn tỷ của cùng kỳ. Tăng
trưởng mạnh về doanh thu đã kéo lợi nhuận tăng gần gấp 5 lần, từ 242 tỷ lên 1.140 tỷ
đồng. Đây đều là mức doanh thu và lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay.
Những tháng đầu năm 2014, tình hình tiêu thụ Trường Hải khá khả quan. Theo
số liệu của VAMA, tháng 3/2014, thị phần của hãng xe này đã vượt Toyota để đứng
đầu toàn thị trường nhờ tăng trưởng tốt từ các dòng xe KIA và Mazda.
Tính chung toàn thị trường ô tô trong quý đầu tiên của năm nay đạt hơn 30.000
xe bán ra, tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó xe ô tô con tăng 48% (đạt hơn
20.000 xe) và xe tải tăng 24% (đạt hơn 10.000 xe).
Giới kinh doanh nhận định thị trường ô tô đang có chiều hướng thuận lợi hơn,
một phần là do TPHCM - một trong hai thị trường ô tô lớn nhất cả nước từ đầu năm
nay áp dụng việc giảm phí trước bạ xe dưới 10 chỗ ngồi xuống còn 10% cho đăng ký
lần đầu, thay vì là 15% như trước đó.
Kỳ vọng thị trường xe hơi sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, VAMA đã điều
chỉnh dự báo toàn thị trường ô tô tiêu thụ năm nay có thể đạt 125.000 xe, thay vì mức
120.000 xe trước đó.