Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên hà nội từ năm 1888 đến năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 180 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI



LÊ THỊ THU HƢƠNG




PHONG TRÀO YÊU NƢỚC CỦA GIÁO CHỨC
VÀ HỌC SINH, SINH VIÊN HÀ NỘI
TỪ NĂM 1888 ĐẾN NĂM 1945

Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 62.22.03.13



LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN NGỌC CƠ




HÀ NỘI, 2013



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học
của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án
là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Những kết quả
khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào.

Tác giả luận án



Lê Thị Thu Hương















LỜI CẢM ƠN



Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy hướng dẫn GS.TS Nguyễn
Ngọc Cơ cùng các thầy cô giáo trong Tổ Lịch sử Việt Nam và các thầy cô giáo
trong Khoa Lịch sử - trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã động viên, chỉ bảo, giúp
đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận án .
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Trung tâm lưu trữ Quốc gia I Hà Nội, Thư viện
Quốc gia Việt Nam, Thư viện Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Ban
Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Hội cựu giáo chức
và Hội cựu học sinh Trường Bưởi - Chu Văn An đã giúp đỡ tác giả trong quá trình
thực hiện luận án.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các chuyên gia, các nhà khoa học, các
nhân chứng lịch sử đã đóng góp những ý kiến quý báu và cung cấp tư liệu để tác
giả hoàn chỉnh luận án.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bạn bè, đồng nghiệp và
những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong quá trình học tập
và hoàn thành luận án.

Tác giả luận án


Lê Thị Thu Hương



MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU
1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
7
1.1. Các công trình nghiên cứu của người nước ngoài
7
1.2. Các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam
9
Tiểu kết chƣơng 1
24
Chƣơng 2: KHÁI QUÁT VỀ HÀ NỘI TỪ NĂM 1888 ĐẾN NĂM 1945 VÀ
DIỆN MẠO PHONG TRÀO YÊU NƢỚC CỦA GIÁO CHỨC
VÀ HỌC SINH, SINH VIÊN TỪ NĂM 1888 ĐẾN NĂM 1930
26
2.1. Khái quát về Hà Nội từ năm 1888 đến năm 1945
26
2.1.1. Về địa giới hành chính
26
2.1.2. Về chính trị
26
2.1.3. Về kinh tế - xã hội
27
2.1.4. Tình hình giáo dục ở Hà Nội từ năm 1888 đến năm 1945
34
2.1.5. Sự hình thành đội ngũ giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội
thời kỳ thuộc địa
42
2.2. Những hoạt động yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà
Nội từ năm 1888 đến năm 1930
44
2.2.1. Phản ứng của thầy giáo và học sinh Hà Nội trước sự cai trị của
Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

44
2.2.2. Giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội tiếp nhận tư tưởng dân
chủ tư sản, tích cực tham gia vào các phong trào yêu nước từ
đầu thế kỷ XX đến năm 1918
47
2.2.3. Phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà
Nội từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1930
63
Tiểu kết chƣơng 2
79
Chƣơng 3: NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI TRONG PHONG TRÀO YÊU
NƢỚC CỦA GIÁO CHỨC VÀ HỌC SINH, SINH VIÊN HÀ
NỘI (1930 - 1945)
81
3.1. Phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội trong
những năm 1930-1939
81
3.1.1. Giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội tham gia các tổ chức
cách mạng, ủng hộ Xô viết Nghệ Tĩnh và đấu tranh chống thực
dân phong kiến những năm 1930 -1935
81
3.1.2. Giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội trong phong trào Dân
chủ 1936-1939
88
3.2. Phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội trong
những năm 1939-1945
102
3.2.1. Những cuộc đấu tranh của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà
Nội từ năm 1939 đến ngày 9 tháng 3 năm 1945
102

3.2.2. Giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội tham gia Cao trào kháng
Nhật cứu nước, tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
112
Tiểu kết chƣơng 3
121
Chƣơng 4: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ PHONG TRÀO YÊU NƢỚC CỦA GIÁO
CHỨC VÀ HỌC SINH, SINH VIÊN HÀ NỘI TỪ NĂM 1888
ĐẾN NĂM 1945
123
4.1. Đặc điểm của phong trào
123
4.1.1. Phong trào đã thu hút đông đảo giáo chức và học sinh, sinh viên
tham gia
123
4.1.2. Phong trào diễn ra liên tục với nhiều hình thức đấu tranh phong
phú thể hiện sự năng động, nhạy bén của giáo chức và học sinh,
sinh viên Hà Nội
128
4.1.3. Phong trào có sự kế thừa giữa các thế hệ , "châm ngòi" cho các
cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân và có sức lan tỏa lớn
134
4.2. Vai trò của phong trào đối với cách mạng Việt Nam
137
4.2.1. Sự phát triển của phong trào đã tập hợp và rèn luyện một lực
lượng cách mạng quan trọng góp phần vào sự nghiệp giải
phóng dân tộc
137
4.2.2. Từ trong phong trào, đã hình thành nên những tổ chức cách mạng
đầu tiên tại Hà Nội theo các khuynh hướng chính trị khác nhau
138

4.2.3. Một lực lượng trí thức yêu nước trưởng thành từ phong trào,
trong đó có nhiều cá nhân đã có ảnh hưởng nhất định đến tiến
trình phát triển của lịch sử dân tộc
141
Tiểu kết chƣơng 4
145
KẾT LUẬN
147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
151
TÀI LIỆU THAM KHẢO
152
PHỤ LỤC
170


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

ASI : Annuaire statistique de l‟Indochine
(Niên giám thống kê Đông Dương)
BTLSQGVN : Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam
CNTB : Chủ nghĩa tư bản
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
GGI : Gouverneur Général de l'Indochine
(Phủ Toàn quyền Đông Dương)
HN : Hà Nội
KHXH : Khoa học xã hội
MHN : Mairie de Hanoi (Toà Đốc lý Hà Nội)
Nxb : Nhà xuất bản
RST : Résidence Supérieure au Tonkin

(Phủ Thống sứ Bắc Kỳ)
SET : Service de l'Enseignement au Tonkin
(Sở học chính Bắc Kỳ)
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
Tr : Trang
TTLTQGI : Trung tâm lưu tữ Quốc gia 1
TVQG : Thư viện Quốc gia
UBND : Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC PHỤ LỤC


Trang
Phụ lục 1: Các bảng số liệu
170
Phụ lục 2: Một số bản đồ Hà Nội từ 1873-1945
174
Phụ lục 3: Hình ảnh một số nhà giáo và học sinh, sinh viên tiêu biểu của Hà
Nội giai đoạn (1888-1945)
177
Phụ lục 4: Một số hình ảnh và hoạt động của giáo viên và học sinh, sinh
viên Hà Nội
183
Phụ lục 5: Một số tờ báo trước cách mạng
187










1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo chức và học sinh, sinh viên là một bộ phận thuộc tầng lớp trí thức, luôn
đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ cuối thế
kỷ XIX, khi đất nước bị xâm lăng, giáo chức và học sinh, sinh viên trở thành một
lực lượng không thể thiếu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, tiến lên giải phóng
dân tộc. Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, trong "Sách lược
vắn tắt của Đảng", Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ muốn giành thắng lợi trong cuộc giải
phóng dân tộc, phải tăng cường sức mạnh cho khối liên minh công nông, "Đảng phải
hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v để kéo
họ đi vào phe vô sản giai cấp" [105, tr.3]. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt
Nam, từ năm 1930 đến năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương luôn đưa ra những
hình thức để tập hợp lực lượng trí thức trong đó có một bộ phận là giáo chức và học
sinh, sinh viên, tham gia vào phong trào giải phóng dân tộc như: Mặt trận Việt Minh
(năm 1941), Đảng Dân chủ Việt Nam (năm 1944),
Thăng Long - Hà Nội là trung tâm văn hóa - cái nôi đào tạo và nuôi dưỡng
nhân tài cho đất nước. Từ năm 1888, Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp, là thủ
phủ của Liên bang Đông Dương, là trung tâm giáo dục của cả Đông Dương, vì vậy
nơi đây có số lượng giáo viên và học sinh, sinh viên tập trung đông nhất cả nước.
Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội
trở thành lực lượng của phong trào yêu nước, cách mạng giải phóng dân tộc và có
nhiều đóng góp nổi bật. Tuy vậy, phong trào yêu nước của lực lượng này, cho đến

nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ.
Ngày nay, trong công cuộc xây dựng đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam
chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vì vậy vai
trò của đội ngũ trí thức trong đó có giáo chức và học sinh, sinh viên ngày càng trở
nên quan trọng. Tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X
đã ra Nghị quyết 27 NQ/ TW, khẳng định: "Ngày nay, đội ngũ trí thức trở thành
nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược
phát triển". Hà Nội, với vị thế là thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa giáo
dục của cả nước, có nhiệm vụ đi trước một bước trong sự nghiệp công nghiệp hóa,

2
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ này của Hà Nội là hết sức nặng nề và vẻ
vang. Để đáp ứng được yêu cầu mới đó của cách mạng, cần phát huy tổng hợp các
nguồn lực, trong đó trí thức phải được coi là lực lượng tiên phong. Nghiên cứu đề
tài Phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội từ năm 1888
đến năm 1945, ngoài việc làm rõ đặc điểm, vai trò của bộ phận trí thức ngành Giáo
dục trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước kia, mà còn góp phần giáo
dục truyền thống yêu nước, ý thức trách nhiệm của đội ngũ giáo chức và học sinh,
sinh viên Hà Nội ngày nay trước yêu cầu mới của lịch sử.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi chọn vấn đề Phong trào
yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội từ năm 1888 đến năm 1945
làm đề tài luận án của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Luận án góp phần làm sáng tỏ những đóng góp của giáo chức và học sinh,
sinh viên Hà Nội trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Hà Nội thời Pháp
thuộc. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án làm rõ thêm truyền thống yêu nước
của nhân dân Hà Nội, truyền thống đó cần phát huy trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ

Để thực hiện được các mục đích trên, luận án có nhiệm vụ đi sâu nghiên cứu và
phản ánh một số nội dung cơ bản sau:
1. Làm rõ những tiền đề dẫn tới sự hình thành và phát triển của đội ngũ giáo
chức và học sinh, sinh viên Hà Nội từ năm 1888 đến năm 1945;
2. Phản ánh diện mạo phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà
Nội qua các giai đoạn (1888 -1930) và (1930 -1945). Xác định mối quan hệ của nó với
phong trào yêu nước cách mạng của các tầng lớp khác ở Hà Nội và các địa phương trong
cả nước;
3. Từ việc nghiên cứu, rút ra một số nhận xét về đặc điểm, vai trò phong trào
yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội trong thời kỳ 1888 - 1945.
Khái quát truyền thống tốt đẹp của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội, nhằm
phát huy trong công cuộc xây dựng Thủ đô và đất nước hiện nay.

3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là phong trào yêu nước của giáo chức và
học sinh, sinh viên Hà Nội trong phong trào yêu nước cách mạng giải phóng dân tộc
ở Hà Nội và cả nước từ năm 1888 đến năm 1945.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận án nghiên cứu những hoạt động của giáo chức và học
sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội tính theo địa giới hành chính từ năm 1888 đến năm
1945. Khi địa giới của Hà Nội có sự điều chỉnh thì các hoạt động yêu nước của giáo
chức và học sinh, sinh viên được nghiên cứu trong phạm vi điều chỉnh.
Về thời gian: Phạm vi thời gian mà luận án nghiên cứu là từ tháng 10 năm
1888, khi Hà Nội chính thức bị trở thành nhượng địa của thực dân Pháp đến ngày 2
tháng 9 năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ra đời.
Tuy nhiên, đây là một đề tài lịch sử nên một số chi tiết và sự kiện diễn ra
trước năm 1888 hoặc sau năm 1945, trên phạm vi rộng hơn địa bàn Hà Nội cũng sẽ

được luận án đề cập đến, nhưng không phải là nội dung chính.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành luận án, tác giả dựa vào các nguồn tài liệu sau:
Tài liệu có tính chất lý luận:
Những quan điểm của Lê - nin, các nhà lý luận mácxit về vai trò của trí thức
trong phong trào yêu nước và cách mạng giải phóng dân tộc. Quan điểm của Hồ Chí
Minh, các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ thành phố Hà Nội
về giáo dục, về lực lượng giáo viên, học sinh, sinh viên. Nguồn tài liệu này đã giúp
tác giả có quan điểm và định hướng nghiên cứu đúng đắn.
Tài liệu lưu trữ:
Chủ yếu là nguồn tài liệu bằng tiếng Pháp, lưu tại Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia I, các phông: Fonds du Gouverneur General de L'Indochine (Phông
Phủ toàn quyền Đông Dương); Fonds de la Mairie de Hanoi (Phông Đốc lý Hà
Nội); Fonds de la Résidence Supérieure au Tonkin (Phông Phủ Thống sứ Bắc

4
Kỳ); Annuaire statisque de l'Indochine 1913 -1945,(Niên giám thống kê Đông
Dương) Cùng với đó, các nguồn báo, tạp chí đương thời xuất bản từ năm 1913
đến ngày 2 tháng 9 năm 1945, hiện đang lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt
Nam, Thư viện Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam có thể coi là nguồn
tư liệu gốc, có giá trị, giúp tác giả dựng lại hiện thực lịch sử về phong trào yêu
nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội thời kỳ 1888 -1945.
Tài liệu tham khảo khác:
Sách, báo, luận văn, luận án và những bài viết của các tác giả trong và
ngoài nước có liên quan đến nội dung mà luận án nghiên cứu. Đây là nguồn tài
liệu tham khảo cung cấp thêm tư liệu lịch sử. Những ý kiến nhận định, đánh giá
trước đó về vai trò của lực lượng giáo chức và học sinh, sinh viên trong phong
trào yêu nước đã giúp tác giả có thêm cơ sở để đối chứng, so sánh với kết quả
nghiên cứu của luận án.

Tư liệu điền dã:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã gặp gỡ, trao đổi với các nhân
chứng lịch sử - những người đã trực tiếp tham gia phong trào đấu tranh ở Hà Nội.
Một số tư liệu tranh ảnh, bản đồ, thơ ca, hò vè, các tập hồi ký, ghi chép, v.v. là
nguồn tư liệu phong phú tồn tại trong nhân dân cũng đã được tác giả khai thác, góp
phần bổ sung cho những thiếu sót của nguồn tư liệu thành văn đã có.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận mácxít về chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Vận dụng các quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam để nghiên cứu.
Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp để nghiên cứu như: kết hợp
phương pháp lịch sử với phương pháp lôgic, trong đó phương pháp lịch sử là
chủ yếu.
Phương pháp lịch sử để tìm hiểu, nghiên cứu về những hoạt động yêu nước
của giáo chức, học sinh, sinh viên trong bối cảnh lịch sử cụ thể để có cách nhìn
nhận khách quan, trung thực về đối tượng và nội dung cần nghiên cứu.

5
Phương pháp lôgic được sử dụng để tìm ra các mối liên hệ về bản chất giữa
các sự kiện, thấy được bước chuyển biến về lượng cũng như về chất trong phong
trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội.
Phương pháp liên ngành: thống kê số lượng giáo chức, học sinh và sinh viên
Hà Nội phát triển qua các giai đoạn lịch sử, số lượng giáo chức và học sinh, sinh
viên Hà Nội tham gia các phong trào đấu tranh để từ đó so sánh với số lượng dân cư
của ở Hà Nội và so với giáo chức và học sinh, sinh viên ở Bắc Kỳ và cả Đông
Dương; Phương pháp tổng hợp, phân tích tư liệu và đối chiếu để thấy được tính xác
thực của tư liệu. Để luận án tăng thêm tính trung thực của nguồn tư liệu và các sự
kiện lịch sử, phương pháp điền dã cũng được áp dụng khi thực hiện đề tài.
5. Những đóng góp về khoa học của luận án

Đây là công trình đầu tiên, đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về phong
trào yêu nước của đội ngũ giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội trong một giai
đoạn lịch sử từ khi Hà Nội chính thức trở thành thành phố nhượng địa của thực dân
Pháp (tháng 10 năm 1888) đến khi Hà Nội giành được chính quyền về tay nhân dân,
lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tháng 9 năm 1945).
Trên cơ sở đó, tác giả luận án đưa ra một số nhận xét về đặc điểm và vai trò
của một lực lượng cách mạng tương đối đặc thù ở Hà Nội trong sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc.
Những kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cụ thể hóa nhận thức về vai
trò của đội ngũ giáo chức và học sinh, sinh viên - một bộ phận của trí thức Việt
Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đúc kết kinh
nghiệm để xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Thủ đô, nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với các nguồn tài liệu lần đầu tiên được công bố, luận án sẽ góp phần
đánh giá đầy đủ hơn vai trò của phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh,
sinh viên Hà Nội thời Pháp thuộc. Đồng thời, qua khai thác nguồn tài liệu lưu
trữ, sẽ có thêm cơ sở đánh giá đúng về những đóng góp của một số cá nhân
xuất sắc trong phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà
Nội, cũng như vai trò của họ trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.

6
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu
lịch sử Hà Nội và lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1888 đến năm 1945 và góp
phần giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng của ngành Giáo dục và nhân dân
Thủ đô.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận
án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề.
Chương 2: Khái quát về Hà Nội từ năm 1888 đến năm 1945 và diện mạo

phong trào yêu nước của giáo chức, học sinh, sinh viên Hà Nội từ năm 1888 đến
năm 1930.
Chương 3: Những chuyển biến mới trong phong trào yêu nước của giáo chức
và học sinh, sinh viên Hà Nội (1930 -1945).
Chương 4: Đặc điểm, vai trò phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh,
sinh viên Hà Nội từ năm 1888 đến năm 1945.


7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Các công trình nghiên cứu của ngƣời nƣớc ngoài
Ngay trong thời kỳ thực dân Pháp còn đang thống trị nước ta đã có một số học
giả người Pháp viết về giáo dục ở Bắc Kỳ, trong đó có Hà Nội. Năm 1887,
G.Dumoutier đã có công trình Les Debuts de l’enseignement franscais au Tonkin,
viết về bước đầu của nền giáo dục Pháp ở Bắc Kỳ. Tác giả đã đề cập đến những
khó khăn của chính quyền Pháp khi bắt đầu thiết lập một nền giáo dục mới ở Hà
Nội, trong bối cảnh, nơi đây từng là cái nôi của khoa cử Hán học và cũng là nơi tập
trung nhiều sĩ phu yêu nước. Vì vậy, số giáo viên và học sinh Hà Nội tham gia vào
chương trình giáo dục Pháp - bản xứ lúc đầu rất ít [249].
Phản ánh thực trạng chính quyền thực dân Pháp tìm cách ngăn cản hệ thống
giáo dục Hán học, hạn chế ảnh hưởng của tư tưởng Trung Hoa đến tầng lớp trí thức
Việt Nam, tạo ra một đội ngũ giáo viên làm nhiệm vụ truyền bá tư tưởng Đại Pháp
và đào tạo ra các thế hệ học sinh, sinh viên chỉ biết trung thành với chính quyền
thực dân, đã được tác giả Frank.D, năm 1960 thể hiện trong công trình The Reform
and Abolition of the Traditional Chinese Examination System (Cải cách và xóa bỏ
hệ thống tổ chức thi cử Hán học truyền thống) [197].
Năm 1971, trong luận án Tiến sĩ bảo vệ tại trường Đại học Berkeley,
California, tác giả David Marr trong cuốn Vietnamese Anti-colonialism, 1885-1925,

đã đề cập đến các cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam, trong đó
lực lượng giáo viên và học sinh, sinh viên đóng vai trò tiên phong trên lĩnh vực văn
hóa, tư tưởng [199].
Năm 1975, Kelly Gail đã bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục học
tại trường Đại học Wisconsin - Madison, với tiêu đề: "Franco - Vietnamese School,
1918 -1938", (trường Pháp - Việt trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh
thế giới). Tác giả Kelly Gail đã đưa ra những phân tích cụ thể và chi tiết về chế độ
giáo dục tại Việt Nam, đặc biệt là mối quan hệ giữa bản chất “chính trị” với tính
chất “chuyên môn” của các cơ quan giáo dục. Luận án này đã đưa ra những nhận
định: "chính sách giáo dục của Pháp thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh (1918 -1938)

8
mang nặng tính chất chính trị khiến tư duy giáo dục trở nên méo mó và tác động
tiêu cực đến sự phát triển của người dân bản xứ" [198] Tuy nhiên chính các cuộc
đấu tranh của giáo chức và học sinh, sinh viên diễn ra chủ yếu ở Hà Nội đã cho thấy
sự thất bại trong mục đích giáo dục của thực dân Pháp ở Đông Dương.
Phản ánh cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong đó có giáo chức và
học sinh, sinh viên ở Hà Nội, tác giả William J, Duiker vào năm 1976, có công
trình The Rise of Nationalism in Vietnam, 1900-1941 (Sự trỗi dậy của chủ nghĩa
dân tộc ở Việt Nam, 1900-1941) [196]. Tại công trình này, tác giả bàn đến vai trò
của những trí thức Pháp học (Francophile), những người tham gia giảng dạy tại
các nhà trường Pháp - Việt. Một trong những hoạt động của giáo chức và học
sinh, sinh viên Hà Nội là truyền bá chữ Quốc ngữ, dùng Quốc ngữ để đưa văn
hóa Việt Nam đến với đông đảo người Việt Nam và người nước ngoài, qua đó
còn làm giàu các giá trị tinh thần của người Việt [196].
Năm 1981, tác giả David Marr, công bố một công trình viết về Việt Nam:
Vietnamese Tradition on Trial 1920-1945,(Thử thách truyền thống Việt Nam 1920 -
1945), trong đó ở trang 33, tác giả đã đề cập đến vai trò của các sĩ phu và trí thức
Việt Nam trong cuộc chiến chống thực dân Pháp, tác giả cho rằng đến giữa những
năm 20 của thế kỷ XX, ở Việt Nam đã hình thành nên một đội ngũ trí thức mới,

được học tập trung trong các trường ở Hà Nội, số lượng đông: "Đến giữa những
năm 1920 có khoảng 5000 trí thức Việt Nam mới, phần lớn họ đều rất trẻ, được học
từ ba đến mười năm chính khóa tại trường. Cuối những năm 1930, con số này lên
đến khoảng 10.000. Đa số những trí thức Tây học, chủ yếu những học sinh, sinh
viên này đã trực tiếp hoặc gắn tiếp tham gia các phong trào yêu nước theo những
khuynh hướng chính trị khác nhau [200, tr.33]. Trong tác phẩm của mình David
Mar cũng đánh giá cao vai trò của học sinh, sinh viên trong việc truyền bá chữ
Quốc ngữ khiến cho "số lượng sách Quốc ngữ trong các gia đình bằng với sách
Quốc ngữ sử dụng trong các trường học" [200, tr.139].
Nghiên cứu về phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam và quan hệ của phong
trào này với Nhật Bản và châu Á, tác giả người Nhật Shiraishi Masaya (Nhà Việt
Nam học- trường Đại học Yokohama) đã nghiên cứu và xuất bản cuốn Phong trào
dân tộc Việt Nam và quan hệ của nó với Nhật Bản và châu Á (tập 1), do nhà xuất

9
bản Gannando shoten Tôkyô ấn hành năm 1993 và được dịch ra tiếng Việt. Trong
tác phẩm này, tác giả đã dành nhiều trang đề cập đến thái độ của tầng lớp trí thức
Nho học Việt Nam đầu thế kỷ XX: "Văn thân cách mạng lúc bấy giờ là những
người đã từ bỏ lợi ích trước mắt, hy sinh vì đại nghĩa cách mạng, chấp nhận sự
đe dọa, đàn áp, một số sống lưu lạc và bần cùng" [101, tr.244]. Tác giả cũng cho
rằng: "Tầng lớp thân hào truyền thống là nguồn trữ nước để bổ sung, cung cấp
nhân tài cho đất nước, là sợi dây nối liền nhà nước với làng quê. Mặt khác các
văn thân cách mạng là lực lượng nòng cốt để thực hiện sự nghiệp cách mạng
trước mắt, cũng là những người được kỳ vọng sẽ trở thành những người lãnh đạo
công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam sau khi "Duy tân". Mặt khác văn thân
cách mạng là thực thể được kỳ vọng sẽ đóng vai trò khai sáng, lãnh đạo các tầng
lớp nhân dân lớp dưới trong sự nghiệp cách mạng, giáo hóa để đem lại cho họ
"tư cách quốc dân" sau "Duy tân" [101, tr.245]. Nghiên cứu về các sĩ phu văn
thân ở đầu thế kỷ XX, tác giả Shiraishi Masaya nhận xét: " Nho sĩ phong kiến,
phát ngôn cho lợi ích của giai cấp tư sản thành thị đang hình thành trong xã hội Việt

Nam hay là được cảm hóa bởi nền dân chủ tư sản phương Tây được hấp thu qua con
đường "tân thư" từ Trung Quốc truyền tới, hướng tới mục tiêu hiện đại hóa tư bản chủ
nghĩa Việt Nam hay là cách mạng dân chủ tư sản [101, tr.252].
Như vậy các học giả người nước ngoài khi nghiên cứu về Hà Nội, về phong trào
đấu tranh của nhân dân Hà Nội chống lại chủ nghĩa thực dân đều đã ít nhiều đề cập đến
vai trò của lực lượng giáo chức và học sinh, sinh viên.
1.2. Các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam
1.2.1. Các công trình đề cập đến lịch sử Việt Nam giai đoạn 1888 -1945 có
liên quan đến đề tài
Phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội là một bộ
phận trong phong trào yêu nước và các mạng Việt Nam, vì vậy các công trình
nghiên cứu về cách mạng Việt Nam giai đoạn 1888 -1945 đều ít nhiều đề cập đến.
Tháng 11-1955, trong Tập san Văn - Sử - Địa, Trần Huy Liệu có bài viết
phản ánh về luồng tư tưởng mới đã ảnh hưởng đến lớp nho sĩ, trí thức nói chung
trong đó có lớp nho sĩ trí thức Hà Nội đầu thế kỷ XX nói riêng: "Họ đã thổi một
luồng gió mới vào phong trào cách mạng Việt Nam, nó khác hẳn với các phong trào

10
trước đó" [94]. Đồng thời qua bài viết của mình tác giả đã phản ánh những đóng
góp của trí thức Hà Nội trong phong trào Đông du, Đông Kinh nghĩa thục.
Trong hai năm 1956 và 1957, Trần Huy Liệu đã chủ biên, biên soạn 12 tập
Tài liệu tham khảo lịch sử Cách mạng cận đại Việt Nam (Nxb Văn - Sử - Địa 1956-
1957). Đây là những cơ sở ban đầu để sau đó, Trần Huy Liệu (chủ biên) ra mắt cuốn
sách Lịch sử 80 năm chống Pháp (3 tập), và cuốn Lịch sử thủ đô Hà Nội, trong hai
công trình này đều phản ánh cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam mà
những nhà giáo và các thế hệ học sinh, sinh viên Hà Nội là những người đã góp phần
ngay từ khi tiếng súng xâm lược của Pháp nổ ra ở Đà Nẵng [97].
Cũng năm 1956, Trần Huy Liệu tiếp tục viết bài "Trí thức Việt Nam trong
quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc" đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 1-
1956. Trong bài viết này, tác giả đưa ra những nhận định về đóng góp của lớp trí thức

Việt Nam nói chung và trí thức Hà Nội nói riêng trong công cuộc đấu tranh giành độc
lập cho dân tộc, nhất là trong giai đoạn cách mạng tháng Tám năm 1945 [95].
Năm 1967, Nguyễn Trọng Hoàng và Nguyễn Anh có một số bài đăng trên
Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử về giáo dục Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, Nguyễn
Trọng Hoàng trong bài "Chính sách giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam" đã
phân tích khá chi tiết về số học sinh ở Việt Nam năm 1943 mà Hà Nội chiếm số lượng
lớn để từ đó cho thấy, Hà Nội là một trung tâm hội tụ của tầng lớp trí thức trẻ [66].
Năm 1985, tác giả Nguyễn Văn Khánh đã công bố trên tạp chí Nghiên cứu Lịch
sử số 223 bài viết "Thanh niên trí thức và phong trào cộng sản ở Việt Nam trước năm
1930". Tác giả đã phản ánh sự háo hức của thanh niên trí thức Việt Nam nhất là thanh
niên trí thức ở Hà Nội đón nhận chủ nghĩa Mác - Lênin do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm
thấy và truyền bá vào Việt Nam.
Năm 1987, tại khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) có các luận văn
tốt nghiệp của Tạ Thị Thúy Thanh "Trí thức yêu nước với công cuộc vận động giải
phóng dân tộc ở Việt Nam đầu thế kỷ XX"; Lê Thị Thanh Hòa với "Trí thức Việt
Nam với cuộc vận động giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến
năm 1930". Các công trình này trong một chừng mực nào đó đã có tác dụng gợi mở
một số vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án.

11
Năm 1994, Vũ Ngọc Khánh phản ánh một phần đời sống của giáo chức và học
sinh, sinh viên Hà Nội trong cuốn "Tìm hiểu giáo dục Việt Nam trước năm 1945".
Trong mục Thầy giáo và sách vở, tác giả nhận định: "Những nhà Nho yêu nước đầu
thế kỷ XX tham gia trong Đông Kinh nghĩa thục đều là những chiến sĩ duy tân,
những học giả có trình độ, họ đã tỏ ra là những thầy giáo có tinh thần trách
nhiệm. Họ vừa lên lớp, vừa cổ động, vừa tuyên truyền không biết mệt mỏi".
Đông Kinh nghĩa thục, không chỉ là nơi đi về của các Nho sĩ vong quốc mà còn
là nơi cung cấp tiền nong cho những người hoạt động bí mật, họ đã biến nhà
trường vừa là nơi dạy học, truyền đạt kiến thức mới, vừa là cơ sở hoạt động cách

mạng. Tác giả cũng đã đưa ra những nhận xét của mình: “Có lẽ, ở lớp nhà Nho
Đông Kinh nghĩa thục, người thầy, người quân tử và người chiến sĩ đã kết hợp
với nhau trong một quan hệ tổng hòa, phù hợp với yêu cầu cách mạng của giai
đoạn” [76, tr.53]. Bên cạnh đó, tác giả Vũ Ngọc Khánh cũng nhận thấy, Đông
Kinh nghĩa thục còn vận động cho công cuộc “chấn hưng kinh tế", mặc dù đây
không phải là hoạt động hàng đầu của Trường, nhưng các nhà giáo đã "đi tiên
phong về chấn hưng thực nghiệp, lấy đó làm sự nghiệp mới của nhà trường” [76,
tr.92-93]. Cũng trong cuốn sách này, Vũ Ngọc Khánh đã giới thiệu cho người
đọc thấy được vai trò của lớp trí thức cách mạng ở Hà Nội hoạt động trong các
nhà trường Pháp - Việt mà tác giả gọi là "thầy giáo và học sinh Đỏ" [76, tr.217].
Nhận định về nguồn gốc mang tính dân tộc và tiến bộ của tầng lớp trí thức
Việt Nam, trong đó có giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội, năm 1995, Phạm
Tất Dong trong cuốn Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vong, cho rằng: "Ở nước
ta, tầng lớp trí thức ra đời trong bối cảnh một nước thuộc địa. Địa vị xã hội cũng
như tâm lý của họ rất gần gũi với quần chúng lao động và các giai cấp cần lao".
Năm 1997, các tác giả Nguyễn Quang Thắng, Trần Bá Thế đã cho ra mắt cuốn:
"Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam". Về thân thế, sự nghiệp và những đóng góp của một
số nhà giáo tiêu biểu của Hà Nội cũng được ít nhiều đề cập đến trong cuốn sách [150].
Lý giải cho sự chuyển biến trong tư tưởng của giới nho sĩ phong kiến, vốn được
đào tạo từ "cửa Khổng", "sân Trình", nhưng lại dễ dàng tiếp nhận một luồng tư tưởng
mới, là do "tân văn", "tân thư" truyền vào, tác giả Đinh Xuân Lâm, năm 1997 đã chủ
biên cuốn "Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX" [89].

12
Nghiên cứu về sự phát triển tư tưởng ở Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX
đến Cách mạng tháng Tám, tác giả Trần Văn Giàu năm 1997 cho ra mắt tập 2:
"Sự phát triển tư tưởng ở Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng
Tám", trong đó tác giả đã phản ánh về sự phát triển tư tưởng yêu nước từ lập
trường yêu nước phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản và sau đó là lập
trường vô sản. Trần Văn Giàu nhận xét: "Sức hấp dẫn của Đảng Cộng sản và

Mặt trận Dân tộc thống nhất do Đảng lãnh đạo mạnh quá, đường lối đại đoàn
kết đúng đắn và ý thức đoàn kết chân thành cho nên nhiều tầng lớp tư sản, địa
chủ, thân sĩ ngả về với cách mạng" [56, tr.473].
Cũng năm 1997, phản ánh những hoạt động của thanh niên trí thức trẻ Việt Nam
trong đó có thanh niên Hà Nội những ngày hoạt động xa đất nước, tại Quảng Châu -
Trung Quốc, tác giả Song Thành có bài: "Những người cách mạng Việt Nam và Công xã
Quảng Châu", đăng trên Tạp chí Xưa và Nay số 46 [149].
Năm 1998, dưới dạng những công trình biên niên sử thời cận đại, hai tác giả
Dương Kinh Quốc và Dương Trung Quốc đã cho xuất bản hai tập Việt Nam - Những sự
kiện lịch sử giai đoạn 1858 - 1918 và 1919 - 1945. Đây là những sách công cụ rất cần
thiết cho những người nghiên cứu về Lịch sử Việt Nam thời cận đại. Nội dung hai tập
sách này đã cung cấp nhiều thông tin chi tiết về các hoạt động của những nhà giáo và
học sinh, sinh viên học trong các trường trên địa bàn Hà Nội thời Pháp thuộc.
Cũng năm 1998, tác giả Nguyễn Thành đã có bài viết đăng trên tạp chí Xưa
và Nay số 11: "Bản tuyên ngôn của Đảng Cộng sản vào Việt Nam như thế nào?
Qua bài viết cho thấy, thế hệ thanh niên trí thức trẻ Hà Nội là những người tích cực
tìm đến và truyền bá tư tưởng Cộng sản vào phong trào cách mạng trong nước.
Năm 1999, Lê Minh Quốc cho ra mắt cuốn "Danh nhân sư phạm Việt Nam",
đã giới thiệu về các danh nhân sư phạm ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử trong đó
có những nhà giáo nổi tiếng của Hà Nội tích cực tham gia các phong trào cách
mạng trước năm 1945 [133].
Năm 2000, Nhà xuất bản Phụ nữ cho ra cuốn sách "Thiếu nữ Hà Nội và mùa thu
lịch sử", phản ánh nữ học sinh, sinh viên của Hà Nội luôn có mặt trong các cuộc đấu
tranh, họ sát cánh cùng với nam sinh, dưới sự dẫn dắt của các thầy cô giáo đã đóng góp
phần mình cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Hà Nội [122].

13
Năm 2000, tác giả Đặng Đức An cho ra mắt "Những mẩu chuyện lịch sử thế
giới", tập 2. Trong cuốn sách có những mẩu chuyện phản ánh những hoạt động của học
sinh, sinh viên trên thế giới đấu tranh đòi giải phóng dân tộc như Phong trào Ngũ Tứ của

học sinh, sinh viên Trung Quốc năm 1919 đã lôi kéo giai cấp công nhân cùng tham gia
đấu tranh và tạo điều kiện thúc đẩy sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuộc đấu
tranh của học sinh, sinh viên Trung Quốc phần nào đã có ảnh hưởng đến học sinh, sinh
viên Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất [1, tr.204 -205].
Năm 2001, phản ánh về quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt
Nam mà Hà Nội là đầu mối quan trọng, tác giả Phạm Xanh cho ra mắt công
trình: "Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam
(1921 -1930)". Trong công trình này, Phạm Xanh đã đưa ra những dẫn chứng về
quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam của lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc, chủ yếu thông qua các hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên,
mà Hội này "có đến hơn 90% là trí thức tiểu tư sản, vốn là những học sinh, sinh
viên". Chủ nghĩa Mác - Lênin vào Hà Nội và lan rộng được là do có sự truyền bá
tích cực từ các hội viên Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (vốn là cựu học
sinh của các trường học trong thành phố Hà Nội). "Vào những năm 1928 -1929,
ở các trường học mà điển hình như Trường Bưởi, học sinh đã bí mật truyền tay
nhau đọc báo Thanh niên, Đường Cách mệnh, " [194].
Ghi nhận những nét đẹp của người Hà Nội mà tuổi trẻ Hà Nội (học sinh, sinh
viên) là những người làm nên những chiến công vang dội trong lịch sử dựng nước
và giữ nước, năm 2002, tác giả Nguyễn Vinh Phúc đã cho ra mắt cuốn "Hà Nội
thành phố nghìn năm" [128].
Năm 2004, Phùng Hữu Phú chủ biên cuốn Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội
từ 1930 -2000. Cuốn sách đã ghi nhận những đóng góp của học sinh, sinh viên Hà
Nội khi được giác ngộ cách mạng và tham gia các tổ chức chính trị tại Hà Nội như
Chi bộ Cộng sản đầu tiên thành lập tại số nhà 5D phố Hàm Long - Hà Nội gồm 7
người thì có 4 người vốn là học sinh học tại Hà Nội. Các tổ chức chính trị như Sinh
hội, Tổng hội sinh viên dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ đặt tại Hà Nội đã đem
lại nhiều thắng lợi cho phong trào cách mạng ở Hà Nội và cả nước [127].

14
Năm 2005, Nxb Hà Nội xuất bản cuốn Hà Nội mùa thu năm ấy của nhiều tác

giả đã ghi lại những hồi ký của những người trực tiếp viết lên trang sử oanh liệt của
Hà Nội, trong đó nhiều người đã từng là giáo chức và học sinh, sinh viên [169].
Cũng năm 2005, Nxb Thanh niên, xuất bản cuốn "Lịch sử Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam (1925 -2004), cuốn sách
đã phản ánh cả một chặng đường đấu tranh không mệt mỏi của các thế hệ thanh
niên được ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin soi đường [119].
Năm 2006, Đỗ Thanh Bình viết cuốn "Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc
thế kỷ XX một cách tiếp cận". Trong cuốn sách này, có một phần tác giả giới thiệu
về phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước, trong đó lực lượng trí thức trẻ (học
sinh, sinh viên) luôn có vai trò nhất định đối với phong trào giải phóng dân tộc [10].
Cũng vào năm 2006, Trần Viết Ngạc trên tạp chí Xưa và Nay số 256 có bài:
"Phong trào yêu nước qua đám tang Phan Châu Trinh", đây không phải là bài viết
đầu tiên về phong trào yêu nước qua sự kiện đám tang Phan Châu Trinh nhưng qua
bài viết đã cho thấy học sinh, sinh viên Hà Nội rất tích cực hưởng ứng các hoạt
động chính trị, cho dù họ biết rằng, tham gia vào các hoạt động đó sẽ không còn có
cơ hội quay lại trường để tiếp tục học [115].
1.2.2. Các công trình liên quan trực tiếp đến giáo chức và học sinh, sinh
viên Hà Nội
Các công trình nghiên cứu về phong trào yêu nước của Hà Nội từ năm 1888
đến năm 1945 và các công trình viết riêng về giáo dục Hà Nội thời Pháp thuộc đều
đề cập đến các hoạt động yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên với những
khía cạnh khác nhau.
Ngay từ năm 1950, tác giả Bạch Diện đã có cuốn sách Nguyễn Thái Học và
Việt Nam Quốc dân đảng", ca ngợi những tấm gương trung nghĩa trong tổ chức Việt
Nam Quốc dân đảng, mà nhân vật Nguyễn Thái Học là điển hình. Cuốn sách còn
nói đến các hoạt động của học sinh, sinh viên tại Nam Đồng Thư xã, tích cực phát
tán các sách báo tiến bộ ra khắp Bắc Kỳ [28].
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi đã tiếp xúc với các nguồn tư liệu
khác nhau, trong đó có cuốn Việt Nam Quốc dân Đảng xuất bản năm 1970, của Hoàng


15
Văn Đào (nguyên là đảng viên của Việt Nam Quốc dân đảng), ông đã tham khảo ý kiến
của 30 người vốn là thành viên của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng trong những năm
20 của thế kỷ XX, để cho ra mắt cuốn sách Việt Nam Quốc dân đảng, viết lời tựa cho
cuốn sách là Mai Lâm Nguyễn Đắc Lộc (nguyên Chủ nhiệm, Chủ bút Tuần Báo Tân
Dân). Cuốn sách ra đời trong bối cảnh đất nước đang diễn ra cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước, do sự tuyên truyền của đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn về những
người cộng sản còn sai lệch nên tác giả cuốn sách còn bị hạn chế khi đánh giá về
những người cộng sản. Nhưng cũng tại cuốn sách này, tác giả Hoàng Văn Đào lại trình
bày rất chi tiết về những hoạt động của các thành viên trong tổ chức Việt Nam Quốc
dân đảng từ khi được thành lập ở Hà Nội năm 1927 đến năm 1930. Trong phần thứ
nhất của cuốn sách [54, tr.19-180] đã nêu rõ quá trình các nhà giáo Hà Nội (Phạm Tuấn
Tài, Phạm Tuấn Lâm) cùng một số trí thức yêu nước khác xúc tiến thành lập Nam
Đồng Thư xã, sinh viên một số trường học trên địa bàn Hà Nội đã tham gia vào dịch
sách, xuất bản sách báo tiến bộ, cũng được phản ánh khá chi tiết; quá trình thành lập
tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng ở Hà Nội vào năm 1927, cuộc khởi nghĩa Yên Bái
nổ ra và kết cục của nó cũng đã được phản ánh đầy đủ trong cuốn sách này. "Trong 227
người bị bắt sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái có đến 46 người là giáo viên trường công,
trường tư và sinh viên đang làm việc và học tập trên địa bàn Hà Nội" [54, tr.61].
Cũng năm 1970, Phùng Bảo Thạch có bài "Một chuyện về Trường Bưởi",
đăng trên Tạp chí Lớp người tháng Tám, số 8 do Hội Văn nghệ Hà Nội ấn hành đã
ghi lại hoạt động sôi nổi của học sinh Trường Bưởi, Hội ái hữu học sinh Trường
Bưởi đã giúp đỡ các học sinh nghèo học tập, những cuộc ẩu đả giữa học sinh
"trường ta"(Trường Bưởi) với học sinh "trường Tây" (Trường Anbe Xarô) [193].
Năm 1974, tại Sài Gòn, Nguyễn Hiến Lê đã cho ra đời cuốn sách nghiên cứu
về phong trào Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội. Tác giả cho rằng: "giáo viên giảng
dạy trong Đông Kinh nghĩa thục đều là những trí thức yêu nước ở các nơi về hội tụ
tại Hà Nội" [119, tr.57].
Chương Thâu là tác giả có nhiều công trình nghiên cứu về Đông Kinh nghĩa
thục và các nho sĩ Việt Nam đầu thế kỷ XX. Năm 1982, ông đã viết cuốn "Đông

Kinh Nghĩa Thục và phong trào cải cách văn hóa đầu thế kỷ XX". Tại công trình
này, tác giả đã nêu rõ bối cảnh nước ta đầu thế kỷ XX với những tác động của tình

16
hình thế giới. Đứng trước hoàn cảnh đó, chính tầng lớp sĩ phu yêu nước - bộ phận
tiến bộ nhất được phân hóa từ giai cấp phong kiến đã ít nhiều hấp thụ "tân văn, tân
thư", đứng ra đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam [39, tr.28]. Trong
chương 2 của cuốn sách, tác giả đã nêu rõ sự ra đời và hoạt động của Đông Kinh
nghĩa thục, từ công tác tổ chức nhà trường đến nội dung giáo dục và sự lan tỏa của
Đông Kinh nghĩa thục từ Hà Nội đến các tỉnh khác,v.v[39, tr.69]. Tại chương 3, tác
giả đã khẳng định vị trí của Đông Kinh nghĩa thục trong phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX "Đông Kinh nghĩa thục không phải là một
trường học thuần túy, không đơn thuần là một phong trào cải cách văn hóa, xã hội,
mà thực chất nó là một cuộc vận động chính trị tự xuất hiện ở nước ta đầu thế kỷ
XX mà Hà Nội là mảnh đất tốt để nó phát triển" [39, tr.88]. Cũng trong chương 3,
tác giả còn đưa ra những dẫn chứng cho thấy Đông Kinh nghĩa thục là sự kết hợp
hài hòa giữa hai xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XX là bạo động và cải cách. Trong
phần thứ II của cuốn sách, tác giả cũng đã sưu tầm các tài liệu giảng dạy học tập và
tuyên truyền của Đông Kinh nghĩa thục như: Văn minh Tân học sách; Quốc dân độc
bản; Nam Quốc địa dư; Đề tỉnh quốc dân ca (Á -tế- á -ca); Hải ngoại huyết thư,
Đặc biệt, ở phần thứ III của cuốn sách đã nêu tiểu sử vắt tắt của 16 nhân vật trong
phong trào Đông Kinh nghĩa thục [39, tr.231-244].
Năm 1987, Sở Giáo dục và Công đoàn thành phố Hà Nội cho ra mắt tập san
"Thăng Long trường học anh hùng", trong đó ghi lại các bài phát biểu của các cựu giáo
viên và học sinh của Trường tư thục Thăng Long trước Cách mạng tháng Tám. Tập san
này có đăng trích một số bài nói chuyện tại buổi họp mặt kỉ niệm lần thứ 65 thành lập
trường, trong đó có bài của cựu nhà giáo Hoàng Minh Giám "65 năm ấy biết bao nhiêu
tình", qua bài nói chuyện này, Hoàng Minh Giám đã đưa ra nhiều thông tin liên quan
đến những hoạt động của giáo viên Hà Nội trong thời kỳ trước cách mạng mà Trường
tư thục Thăng Long là nơi các nhà giáo đã rất thành công trong việc vừa dạy chữ vừa

tuyên truyền cách mạng. Cựu nhà giáo Hoàng Minh Giám đã nhận định: "Chính
nhờ lòng yêu nước thiết tha cộng với ý thức tư tưởng tiến bộ, chủ động mà các giáo
sư của Trường tư thục Thăng Long vừa dạy tốt, vừa khéo léo, kín đáo không để bọn
thanh tra, mật thám kiếm cớ bắt đóng cửa trường, chính vì vậy mà ở ngay trung tâm
đầu não của địch, một ngôi trường cách mạng vẫn duy trì được" [192, tr.32-33].

17
Bài phát biểu của cựu nhà giáo Đặng Thai Mai [192, tr.34] cũng cho biết nhiều
thông tin về những hoạt động của các nhà giáo Hà Nội trong phong trào Dân chủ
1936 -1939. Đặc biệt, trong tập san còn có bài nói chuyện của cựu nhà giáo - Đại
tướng Võ Nguyên Giáp: "Chúng tôi vừa giảng dạy vừa hoạt động cách mạng", bài
viết này nêu rất cụ thể về phương pháp dạy lịch sử của chính Đại tướng Võ Nguyên
Giáp khi ông là thầy giáo dạy lịch sử tại Trường tư thục Thăng Long, giai đoạn
1936 -1939 [192, tr.34-35]. Ngoài ra, trong tập san này còn có các bài viết của
những người nắm các chức vụ cao cấp của Đảng và Nhà nước, đã từng là học sinh
Trường tư thục Thăng Long trước cách mạng.
Một số học sinh, sinh viên Hà Nội còn dũng cảm tham gia "Đội danh dự Việt
Minh", trừ khử Việt gian. Những sự kiện này được phản ánh trong cuốn "Đội danh
dự Việt Minh" của Quân khu Thủ đô, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân xuất bản
năm 1998 [164].
Cũng năm 1999, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho ra mắt cuốn sách
"Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Hoàng Diệu". Qua các
hoạt động của tổ chức này cho thấy, đây là lực lượng vũ trang đầu tiên của Hà Nội,
có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ lực lượng chính trị giành chính quyền ở Hà
Nội những ngày Cách mạng tháng Tám. Trong cuốn sách này, từ trang 16 đến trang
39, các tác giả đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về thanh niên, học sinh qua các
văn kiện của Đảng từ năm 1925 đến năm 1945. Từ trang 40 đến trang 78, ghi lại
"Biên niên tóm tắt một số sự kiện hoạt động của Đoàn Thanh niên Cứu quốc Hoàng
Diệu từ năm 1938 đến năm 1945", cùng với đó là biểu bảng ghi tên 323 thanh niên
tham gia Đoàn Thanh niên Cứu quốc Hoàng Diệu, trong đó nhiều người khi tham

gia đang là học sinh, sinh viên hoặc là cựu học sinh, sinh viên. Phần II của cuốn
sách, ghi lại những hồi ký, hồi ức của một số cá nhân, tổ chức thuộc Đoàn Thanh
niên Cứu quốc Hoàng Diệu về một giai đoạn mà họ tham gia hoạt động, chống
Pháp, đuổi Nhật tiến lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ngày 19 tháng 8 năm
1945 tại Hà Nội [93, tr.80 - 412]. Phần III của cuốn sách, ghi lại những ý kiến của
một số nhà hoạt động chính trị, quân sự, văn hóa, nghiên cứu sử học trong và ngoài
nước nhận xét về lực lượng tham gia cuộc Tổng khởi nghĩa ngày 19 tháng 8 năm
1945 ở Hà Nội. Trong phần III này, còn có những nhận định đánh giá của các nhà

18
lãnh đạo là những người tham gia trực tiếp vào phong trào cách mạng ở Hà Nội
trong những ngày Cách mạng tháng Tám như Vũ Oanh (nguyên Ủy viên BCH
Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Thành ủy Hà Nội, cựu học sinh Trường Bưởi
trước cách mạng (tr.472); Ý kiến của A.L.A. Patti tác giả của cuốn Why Vietnam?
(Tại sao Việt Nam?) lý giải cho những cơ hội hòa bình giữa Pháp và Việt Nam đã bị
bỏ lỡ. Đặc biệt ở trang 478, có nêu ra ý kiến "Tư tưởng mệnh trời" của một học giả
người Nhật Imai Akio: "Một điều rõ ràng là cách mạng Việt Nam đồng thời cũng là
cuộc cách mạng trí thức đã khai sinh ra một ý nghĩa mới của mệnh trời - trí thức
Việt Nam đã gắn với chủ nghĩa xã hội" [93, tr.478].
Năm 2000, những hoạt động của giáo viên và học sinh, sinh viên Hà Nội từ
những năm 1930 trở đi được phản ánh qua hồi ký của các cựu học sinh, sinh viên,
được tác giả Nguyễn Xuân Sanh viết và tập hợp trong tác phẩm Hồi tưởng về
phong trào sinh viên yêu nước thời Tiền khởi nghĩa, "Này sinh viên ơi, đứng lên
đáp lời sông núi" (2000). Vốn là một trong những người lãnh đạo Tổng hội sinh
viên ở Hà Nội, Nguyễn Xuân Sanh đã nhớ lại những tháng ngày hoạt động sôi
nổi của sinh viên lúc bấy giờ, với những người hội trưởng năng động nhiệt tình
như Phan Anh, Dương Đức Hiền, Đặng Ngọc Tốt, [189, tr.18-98]. Trong hồi
ký này còn lưu lại nhiều bài hát của sinh viên được phổ lời theo nhạc của nhạc sĩ
Lưu Hữu Phước, ca ngợi tinh thần yêu nước, sự xả thân của tuổi trẻ Hà Nội cho
nền độc lập của dân tộc,

Năm 2003, Ban liên lạc học sinh Trường trung học tư thục Thăng Long cho
ra mắt cuốn sách Trường trung học tư thục Thăng Long (1935 -1945). Cuốn sách đã
tổng hợp các bài viết, hồi ký của các thầy cô giáo, của các cựu học sinh của Trường
tư thục Thăng Long trong những năm 1935 -1945 [98].
Ghi nhận những đóng góp của trí thức Hà Nội trong Đông Kinh nghĩa thục đã
có nhiều công trình, nhiều bài viết và có cả các Hội thảo khoa học bàn luận đến
vấn đề này. Năm 2005, Lý Tùng Hiếu với công trình "Lương Văn Can và phong
trào Duy tân Đông du", tác giả đã nghiên cứu những hoạt động của trí thức Hà
Nội đầu thế kỷ XX, trong đó người Thục trưởng Trường Đông Kinh nghĩa thục -
nhà giáo Lương Văn Can đã được tác giả nghiên cứu khá chi tiết cùng với các
nhà giáo yêu nước khác trong Đông Kinh nghĩa thục. "Chính họ đã làm nên một

×