Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân xã vinh thanh, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 1930 – 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.97 KB, 47 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LỊCH SỬ

LÊ THỊ TRANG
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG
CỦA NHÂN DÂN XÃ VINH THANH, HUYỆN PHÚ
VANG,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 1930 - 1945
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH: Lịch sử Việt Nam
KHÓA: 34 (2010 – 2014)
Cán bộ hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN THU HẰNG
HUẾ, 05/2014
Để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này, ngoài sự nổ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô giáo, các Cô,
Chú trong uỷ ban nhân dân xã Vinh Thanh cũng như gia đình và bạn bè.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới toàn thể Thầy, Cô
giáo trong khoa Lịch Sử, trường Đại học Khoa học Huế, những người đã
giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong thời gian tôi học tập ở trường.
Tôi xin cảm ơn Thư viện và phòng Tư liệu khoa Lịch sử, trường Đại
học khoa học Huế đã tạo điều kiện giúp tôi trong việc tìm kiếm tư liệu.
Cảm ơn Uỷ ban nhân dân xã Vinh Thanh đã giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian đi thực địa.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn Ths
Nguyễn Thu Hằng đã giành nhiều thời gian chỉ bảo tận tình trong suốt
thời gian tôi làm báo cáo.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng đề tài không thể tránh những


thiếu sót, hạn chế, vì vậy rất mong nhận được sự góp ý quý báu của toàn
thể Thầy, Cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 15 tháng 4 năm 2014
Sinh viên:
Lê Thị Trang
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Mục đích 2
3.2 Đối tượng nghiên cứu 2
3.3 Phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Nguồn tư liệu 2
6. Bố cục 3
CHƯƠNG 1 4
KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI XÃ VINH THANH, HUYỆN PHÚ
VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 4
1.1 Điều kiện tự nhiên 4
1.1.1 Vị trí địa lý 4
1.1.2 Địa hình 4
1.1.3 Khí hậu 5
1.1.4 Thuỷ văn 6
1.1.5 Thổ nhưỡng 6
1.1.6 Giao thông 6
1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 8
1.2.1 Tình hình kinh tế 8
1.2.1.1 Nông – lâm – ngư nghiệp 8

1.2.1.2 Thủ công nghiệp 9
1.2.1.3 Thương nghiệp 10
1.2.2 Tình hình xã hội 10
1.2.2.1 Dân cư 10
1.2.2.2 Quá trình tụ cư lập làng và tên gọi hành chính qua các thời kỳ 12
CHƯƠNG 2 14
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN 14
XÃ VINH THANH GIAI ĐOẠN 1930 – 1939 14
2.1 Truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của nhân dân xã Vinh Thanh
trước năm 1930 14
2.1.1 Chính sách tô thuế và đời sống nhân dân 14
2.1.2 Truyền thống đấu tranh và phong trào yêu nước chống áp bức giai cấp và kẻ
thù dân tộc 18
2.2 Phong trào đấu tranh của nhân dân Vinh Thanh giai đoạn 1930 – 1939 19
2.2.1 Tình hình chung 19
2.2.2 Phong trào đấu tranh của nhân dân Vinh Thanh giai đoạn 1930 – 1935 20
2.2.3 Phong trào đấu tranh của nhân dân Vinh Thanh giai đoạn 1936 – 1939 23
2.3 Nhân dân Vinh Thanh xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, tiến tới tổng khởi
nghĩa giành chính quyền năm 1939 – 1945 25
CHƯƠNG 3 27
PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở XÃ VINH THANH, HUYỆN PHÚ VANG
GIAI ĐOẠN 1939 – 1945 27
3.1 Tình hình chung 27
3.2 Phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân Vinh Thanh giai đoạn 1939 -
1945 28
3.3 Vinh Thanh trong cách mạng tháng Tám năm 1945 30
KẾT LUẬN 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
PHỤ LỤC 36
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Từ khi lập quốc cho đến những năm 70 của thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam đã
luôn phải đương đầu với biết bao kẻ thù xâm lược, tiêu biểu là chủ nghĩa bành
trướng Đại Hán thời cổ trung đại và chủ nghĩa thực dân phương Tây thời hiện đại.
Trải qua nhiều cuộc chiến tranh gian khổ, biết bao thế hệ cha ông ta đã ngã xuống
vì độc lập của dân tộc. Mỗi người dân Việt luôn tự hào con cháu của một dân tộc
anh hùng, với những chiến công hiển hách đã được sử sách ghi lại. Vì vậy cần phải
trân trọng gìn giữ truyền thống ấy của cha ông ta.
Dân tộc Việt Nam có một lịch sử lâu đời với nhiều thành tựu và chiến thắng
huy hoàng rất đáng tự hào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đó là lịch sử
của cuộc đấu tranh vừa bền bỉ, kiên cường, bất khuất để chống lại các thế lực phản
động, sự đàn áp của thực dân. Đồng thời đó là quá trình lịch sử tìm tòi chân lý cứu
nước, từ xu hướng phong kiến qua xu hướng dân chủ tư sản để cuối cùng dẫn tới sự
gặp gỡ có tính tất yếu của chủ nghĩa yêu nước truyền thống với chủ nghĩa xã hội.
Việc làm sáng tỏ quá khứ lịch sử mà đặc biệt là 15 năm đầu kháng chiến
chống Pháp của quân dân xã Vinh Thanh (giai đoạn 1930 – 1945) là một điều có ý
nghĩa vô cùng quan trọng. Không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ và cảm nhận sâu sắc
hơn về một quê hương có quá khứ oanh liệt, mà còn giúp củng cố niềm tin đi tới
tương lai, giáo dục tư tưởng và truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Để
tổng kết, ghi lại những trang sử vẻ vang, phát huy những truyền thống tốt đẹp vốn
có của quê hương, nhất là phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân xã Vinh
Thanh từ năm 1930 – 1945, nhằm góp phần giáo dục và phát huy truyền thống cách
mạng của địa phương, đồng thời làm phong phú thêm cho lịch sử của huyện, tỉnh…
Đó là lý do tôi chọn đề tài “Phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân xã
Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1930 – 1945” để làm
đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân xã Vinh Thanh giai đoạn
1930 – 1945 là đề tài còn ít người viết. Hầu như không có hoặc rất ít bài viết nghiên
cứu về phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân xã Vinh Thanh giai đoạn

này. Ở địa phương hầu như không còn lưu lại một tài liệu gì, do thời gian chiến tranh
đã quá lùi xa, hơn nữa, trải qua thiên tại, địch họa nên tài liệu hầu như bị mất mát và
1
tiêu hủy toàn bộ. Như vậy đề tài mà tôi đang nghiên cứu dường như còn ở dạng tiềm
ẩn chưa được khai thác hoặc mới chỉ được viết một cách tổng quát trong các tập Lịch
sử Đảng bộ của Tỉnh, huyện như Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế tập 1, Lịch
sử Đảng bộ xã Vinh Thanh tập 1. Mặc dù các công trình này mới chỉ nêu tổng quát
phong trào đấu tranh cách mạng chung của huyện, tỉnh, nhưng cũng là nguồn tư liệu
quý để tôi kế thừa, chọn lọc và hoàn thành bài báo cáo của mình.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích
Nhằm đi sâu tìm hiểu những trang sử đầy sinh động, phong phú và vẻ vang
của xã Vinh Thanh trong công cuộc chống Pháp giai đoạn 1930 – 1945, Từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm quý báu về đường lối lãnh đạo và sự chỉ đạo nhạy bén
của chi bộ Đảng, lòng gan dạ, ý chí kiên cường, dũng cảm của quân và dân xã Vinh
Thanh. Bên cạnh đó còn khẳng định vai trò và tinh thần đoàn kết của nhân dân Vinh
Thanh trong giai đoạn này.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân xã Vinh Thanh, huyện Phú
Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1930 – 1945.
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Địa bàn xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên
Huế hiện nay.
Về thời gian: Từ 1930 – 1945.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết này, tôi đã sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp
điền dã, các phương pháp khoa học chuyên ngành như: Phương pháp Lịch sử,
phương pháp logic, thống kê, so sánh… để hoàn thành đề tài này.
5. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu địa phương: Trong quá trình thực tập tôi đã tiếp cận địa bàn và

thu thập tài liệu thông qua lời kể của các nhân chứng tại địa phương.
Nguồn tư liệu thành văn: Bao gồm các tác phẩm, các công trình nghiên cứu
đã được in thành sách. Đặc biệt tác phẩm của ban Nghiên cứu lịch sử làng Vinh
Thanh, Lịch sử xã Vinh Thanh từ khi thành lập đến cách mạng tháng Tám, tập 1
(viết tay). Có bài viết liên quan, đã được đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu, được
biên soạn dưới sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Vang như: Đảng
bộ huyện Phú Vang 65 năm đấu tranh và xây dựng (1930 – 1995), do Ban Chấp
hành Đảng bộ huyện Phú Vang viết và được xuất bản năm 1999…
2
6. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về vùng đất con người xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang,
tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 2: Phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân xã Vinh Thanh
giai đoạn 1930 – 1939.
Chương 3: Phong trào giải phóng dân tộc ở xã Vinh Thanh giai đoạn 1939 – 1945.
3
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI XÃ VINH THANH,
HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Vinh Thanh là một xã ven biển của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế,
nằm cách thành phố Huế khoảng chừng 30 km về phía Đông Nam. Vinh Thanh có
diện tích toàn xã rộng trên 8 km
2
, với khung phân bố chiều dài theo hướng Bắc Nam
khoảng 3 km, chiều rộng Đông Tây bờ biển vào sát phá Tam Giang là 2,7 km. Giới
hạn của xã theo cách ghi lại của người xưa là: “Đông Đại hải; Tây Đại giang; Nam
Hà Úc Can Lô xứ; Bắc Xuân Thiên, Cây Lục, Bàu Nổ”. Tức là Đông giáp biển lớn;

Tây giáp sông rộng; Nam kề xứ Hà Úc, Can Lô và Bắc giáp Xuân Thiên, Cây Lục,
Bàu Nổ [2, tr. 5].
Nằm trên dải đất hẹp, hai phía Đông Tây bị bao bọc bởi biển cả, phá lớn;
phía Bắc và phía Nam nối liền với hai xã Vinh Xuân và Vinh An chạy dài nối tiếp
với các xã Vinh Hưng, Vinh Mỹ (về phía Nam); Phú Diên, Phú Thuận (về phía
Bắc), làm thành một dải xóm làng, vành đai dọc theo miền duyên hải đầm phá của
huyện Hương Phú.
1.1.2 Địa hình
Thuộc vùng duyên hải miền Trung, vì vậy địa hình của Vinh Thanh tương
đối bằng phẳng, có ít diện tích là đầm phá, có độ nghiêng dần từ Tây sang Đông,
nhưng sự chênh lệch không lớn lắm. Tuy được bao bọc bởi phá Tam Giang nhưng
lại chịu nhiều khó khăn của biển đem lại, đặc biệt việc xây dựng các hệ thống thuỷ
lợi tương đối khó khăn. Điều đó làm cho sản xuất nông nghiệp ở đây càng lệ thuộc
vào thiên nhiên, nguồn nước tưới tiêu cho đồng ruộng chủ yếu dựa vào mưa, nguồn
nước ngầm, ao hồ…, dùng sức người gánh tưới.
Vậy xét về mặt cấu tạo địa hình xã Vinh Thanh có thể được phân chia thành
4 khu vực sau:
- Chạy suốt biển Đông là vùng cát, cây lâm nghiệp.
- Trải dài theo tỉnh lộ 49 là đất khu dân cư xen lẫn đất vườn.
- Hai phía khu dân cư là đất chuyên dùng trong trồng trọt.
- Nằm giữa là khu trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá.
4
Nhìn chung, kết cấu chủ yếu là đất cát pha, độ phì nhiêu thấp, địa hình có độ
dốc tương đối lớn, diện tích đất đai không lớn nhưng gồm nhiều loại, thuận lợi cho
việc bố trí nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
1.1.3 Khí hậu
Xã Vinh Thanh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm của vùng
duyên hải miền trung. Nhiệt độ trung bình hằng năm trên 25
0
C, cao tuyệt đối là

40
0
C, thấp tuyệt đối là 7,5
0
C, mức cao trung bình là 29,5
0
C và mức thấp trung bình
là 21,5
0
C. Hằng năm có gần 1500 giờ nắng với tổng nhiệt trung bình khoảng
9300
0
C [2, tr. 7].
Mùa khô nóng, nắng hạn đến sớm và thường kéo dài vào các tháng 5, 6, 7, 8.
Mùa ẩm lạnh đến muộn vào tháng 12 và kết thúc sớm (khoảng cuối tháng 2 năm
sau). Theo tài liệu đặc biệt của trạm khí tượng thuỷ văn Huế thì bình quân trong
năm vùng này có tới hơn 160 ngày mưa và lượng mưa cao nhất trong ngày là
433mm. Lượng mưa trung bình hằng năm 3000mm, năm lớn nhất lên tới gần
5000mm, năm thấp nhất 1850mm [2, tr. 7].
Do các điều kiện nhiệt độ, lượng mưa như vậy mà độ ẩm trung bình năm là
85%, thấp tuyệt đối là 15%, lượng mưa bốc hơi trung bình cả năm gần 600mm.
Không khác gì với các xã ở miền đất cát sát biển này, xã Vinh Thanh rất
thịnh hành gió nồm thổi từ biển vào theo hướng Đông Nam – Tây Bắc với tốc độ
trung bình cao hơn nhiều so với các làng nằm sâu trong đất liền 40m/s hoặc nhiều
hơn nữa. Vì thổi từ biển vào trực tiếp mang theo nhiều hơi nước tạo nên không khí
thoáng mát, ít chịu cảnh oi nồng. Điều này có ảnh hưởng tốt đến sức khoẻ con
người và cảnh quan môi trường. Vào mùa đông tập trung ở các tháng 1, 2, 3 thường
có gió mùa Đông Bắc gây lạnh rét và mưa phùn. Nhưng vì được bao bọc xung
quanh là biển, đầm phá nước mênh mông nên tuy có lạnh rét nhưng không ít khô
hanh và giá buốt.

Vào mùa hè, xã Vinh Thanh cũng chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nhưng
đã phần nào giảm bớt sự khô nóng do luồng gió đã thổi qua vùng đầm phá và biển
cả, sông lớn nên Vinh Thanh cũng như bao làng quê dọc doi cát vùng duyên hải
Hương Phú được môi trường tự nhiên điều hoà, làm giảm bớt đi sự khắc nghiệt của
hai mùa khí hậu trong năm. Toàn xã lúc đầu chỉ là một vùng đất cát, nhưng con
người đã đến đây sinh sống và làm ăn được bởi là một vùng cát ẩm, không khô
nóng như những vùng đất khác, tạo điều kiện cho nhân dân trong việc đánh bắt và
nuôi trồng thuỷ hải sản, thuận lợi trong việc trồng hoa màu, rau quả và đặc biệt
5
vùng quê nổi tiếng với nghề nấu rượu. Tuy nhiên, con người ở đây cũng phải hứng
chịu nhiều thử thách nghiệt ngã của môi trường tự nhiên đem lại. Mùa hè chịu cái
nắng gió của đại dương và hứng chịu luôn những trận bão cát, gió xoáy. Nương
vườn, đồng ruộng, kênh rạch thường hay bị cát vùi lấp, ảnh hưởng trực tiếp đến cây
trồng, độ màu của đất. Các tháng 9, 10, 11 thường có bão, nước dâng làm nhà cửa,
cây cối bị phá huỷ, đồng ruộng bị nhiễm mặn… làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống con người và sự giao lưu với môi trường xung quanh. Mùa mưa bão nơi đây
như bán đảo chơ vơ giữa đại dương bao la.
1.1.4 Thuỷ văn
Với vị trí địa lí này, thiên nhiên đã ưu đãi cho Vinh Thanh nhiều điều kiện
thuận lợi để sinh tồn và phát triển. Cánh đồng Trầm Niên, nguyên xưa là một con
hói lớn, có đủ nước tưới, qua nhiều năm tháng nó đã bị bồi lắp cạn dần, con người
khai thác tạo nên những ruộng đồng. Biển cả, đầm phá Tam Giang là nguồn tiềm
năng vô tận mà xưa nay cha ông ta đã khai thác phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của
mình, một phần đáp ứng nhu cầu xã hội.
1.1.5 Thổ nhưỡng
Xã Vinh Thanh có đất tự nhiên không nhiều, chủ yếu lại là cát và một phần
bị nhiễm mặn cho nên diện tích trồng trọt ít đến nay chỉ chiếm 40% diện tích toàn
xã. Đất ở đây thuộc dạng địa hình bồi tụ có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài,
phức tạp, do các trầm tích sông, biển, vùng vịnh hỗn hợp tạo thành. Cùng với quá
trình lắng đọng trầm tích do phù sa, gió bão đã làm cạn dần và thu hẹp diện tích

đầm phá. Vùng biển cổ chưa bị vùi lấp hoàn toàn – mở rộng dần đồng bằng. Hoạt
động khai phá, cải tạo của con người lâu dài trong lịch sử đã tạo nên những cánh
đồng gieo cấy lúa, nương, vườn trồng rau màu, cây cối xanh tốt bốn mùa ngay trên
vùng quê cát và nắng gió. Phần ruộng đất canh tác nằm chủ yếu ở cánh đồng Trầm
Niên và các xứ đồng cạnh phá Tam Giang chạy dọc theo chiều dọc của làng bao
quanh khu dân cư theo hướng Đông và Tây. Đây là khu đồng chủ yếu dùng để gieo
cây lúa vì nó có độ màu mỡ hơn. Số diện tích còn lại chủ yếu là đất cát pha hoặc cát
trắng được khai thác và sử dụng trồng rau màu các loại: khoai, sắn, thuốc lá, ớt…
nhưng diện tích hoang hoá vẫn còn nhiều.
1.1.6 Giao thông
Ở vào vị trí này, giao thông đường bộ thật cách trở, khó khăn nhưng đường
thuỷ lại vô cùng tiện lợi. Từ xưa nhân dân Vinh Thanh cùng với các làng đã thiết
6
lập con đường đất chạy dài nối liền các xa vùng duyên hải với nhau để ngược lên
cửa Thuận (phía Bắc) và xuôi về cửa Tư Hiền (phía Nam).
Về đường thuỷ, dựa vào phá Tam Giang, Vinh Thanh có thể đi về các ngã qua
hệ thống đò dọc đò ngang. Từ bến chợ qua đò ngang sang Viễn Trình, theo huyện lộ
về thị trấn Hương Phú hay các xã bên kia phá; theo đò dọc về cửa Thuận An lên Huế,
ra Hương Điền, qua đầm đá bạc tiếp cận với quốc lộ 1A rồi toả về các hướng.
Chính nhờ có hệ thống đường sông phát triển, tiện lợi mà từ xưa nhân dân ta
đã chú trọng việc giao lưu trao đổi buôn bán hàng hoá với cư dân các làng xã gần xa
trong vùng ven đầm phá nói riêng và các xã miền đất Thừa Thiên Huế nói chung.
Điều này đã góp phần cắt nghĩa tại sao chợ Hà Thanh (Vinh Thanh ngày nay) được
hình thành sớm và trở thành một trung tâm buôn bán khá phồn thịnh dưới thời
phong kiến. Tuy nhiên, việc cách sông trở đò nhất là trong mùa mưa bão cũng đã
ảnh hưởng ít nhiều đến việc đi lại cũng như sự giao lưu phát triển kinh tế văn hoá
của địa phương.
Với vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, đất đai… như vậy đã tạo cho xã Vinh
Thanh những điều kiện thuận lợi nhất để phát triển kinh tế, nhất là các ngành khai
thác thuỷ sản và cũng đặt ra cho con người nơi đây không ít khó khăn, thử thách.

Trước hết, về kinh tế, xã Vinh Thanh có điều kiện để phát triển một cơ cấu
ngành nghề khá phong phú gồm: nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp và cả thương
nghiệp. Tuy đất đai canh tác ít, phần lớn là cát và cát pha, ruộng ít nhưng từ xưa
nhân dân ta đã khai thác, tận dụng đất đai để trồng lúa. Đó là cánh đồng Trầm Niên,
đặc biệt trước phá Tam Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, không bị ngăn
cách bởi gò cao hay đầm trũng hình thành những thửa ruộng liền bờ thuận lợi cho
việc sử dụng máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp trong tương lai. Địa hình Vinh
Thanh có độ nghiêng dần từ Tây sang Đông nên cánh đồng trước phá cao hơn, hằng
năm thường gặp hạn gây trở ngại cho sự phát triển cây lúa. Cánh đồng Trần Niên
trũng hơn bởi nguyên xưa là một con hói lớn, trải nhiều năm bị bồi lấp cạn dần, con
người khai thác tạo nên những ruộng đồng, ruộng cấy lúa nhưng độ màu kém, hiện
tượng nhiễm mặn cũng đang xảy ra, năng suất thấp. Ngày xưa làng quê chỉ toàn
ruộng loại 3, 4 vì thế lúa gạo hiếm, thường không đủ cung cấp cho nhân dân trong
xã. Hạt gạo được làm ra là cả một quá trình gian khổ của người nông dân chống lại
sự khắc nghiệt của tự nhiên.
Tiếp đến, biên giới xã Vinh Thanh có chiều dài hơn 3km là biển, phía Tây là
phá Tam Giang. Ngoài những khó khăn, thử thách do sông, biển gây nên, người dân
7
Vinh Thanh từ buổi lập ấp đã biết khai phá nguồn lợi của biển, đầm phá, bắt nó phải
phục vụ cho cuộc sống của mình. Dừng chân chọn mảnh đất nơi đầu sóng ngọn gió
– giữa biển cả và sông lớn chứng tỏ cha ông ta đã sẵn sàng đón nhận những thử
thách, khó khăn đồng thời cũng biết tìm cách chế ngự, khai thác nguồn lợi vô tận
trong lòng sông, biển. Cùng với việc mở mang ruộng đồng, phát triển nghề nông,
nghề đánh bắt cá và các loại thuỷ sản cũng ra đời. Đặc biệt nhân dân Vinh Thanh
còn có kinh nghiệm lâu đời trong việc chế biến các loài sản vật thành một mặt hàng
trao đổi, buôn bán phong phú và quan trọng, để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
đời sống nhân dân và làm giàu thêm cho quê hương. Những năm gần đây, nhân dân
trong xã đã từng bước củng cố và phát triển, tổ chức lại sản xuất theo phương
hướng mới, đưa dần năng suất và sản lượng đánh bắt cá hằng năm, đó là thế mạnh
trong sự phát triển kinh tế của xã từ xưa cho đến nay.

Kế với biển và cách khu cư trú khoảng 1km là bãi cát rộng thường gọi là khu
lạch sa, chiếm gần một nửa diện tích tự nhiên toàn xã với gần 400ha. Ở đó, trước
đây có những rú cây tự nhiên rậm rạp. Đó là nguồn cung cấp vật liệu, chất đốt quan
trọng cho dân làng từ xưa, đồng thời nó cũng là bức rào thiên nhiên ngăn cản gió
bão của biển cả, chắn cát bụi để bảo vệ ruộng đồng. Mấy thế kỷ qua, do sự khai
khẩn của con người để mở mang đất cùng với sự tàn phá của chiến tranh, của bão
tố đã đẩy lùi dần cồn hoang, rú rậm, làm cho diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp để
chắn gió biển, bão cát, bảo vệ xóm làng, ngăn chặn nạn bồi lấp đồng ruộng. Khu cát
trắng ven biển chính là tiềm năng để phát triển lâm nghiệp, mang lại lợi ích lớn cho
quê hương cả về lĩnh vực bảo vệ và góp phần xây dựng.
Tương lai không xa, khi chúng ta được trang bị phương tiện kỹ thuật tiên
tiến, nghề khai thác thuỷ hải sản sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho quê hương và góp
phần làm giàu đất nước. Ruộng đất không nhiều nhưng cũng đủ cho nhân dân trong
xã trồng cấy thâm canh, tăng vụ, đáp ứng phần lớn nhu cầu lương thực của mình.
Bên cạnh những thuận lơi cơ bản đó, điều kiện tự nhiên và đặc điểm địa hình này
cũng gây cho Vinh Thanh những khó khăn lớn trong sản xuất, đặt ra những trở ngại
trong việc ổn định đời sống và xây dựng quê hương.
1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
1.2.1 Tình hình kinh tế
1.2.1.1 Nông – lâm – ngư nghiệp
Ruộng đất công thuộc quyền quản lý của địa phương chiếm tỷ lệ nhỏ, không
có để quân cấp cho dân đinh cày cấy như nhiều thuộc địa phương khác. Trong các
8
tờ khai về ruộng đất chịu tô thuế tời Gia Long không thấy nói đến bộ phận công
điền, công thổ. Có lẽ số ruộng đất công ít ỏi đã dành để cấp cho một số họ tộc có
công đầu trong việc khai phá lập ấp và các hội tập thể. Chẳng hạn hai họ Nguyễn,
Phan đều được mỗi họ 3 mẫu ở xứ Trầm Niên để chi phí cho việc thờ cúng tổ tiên
và cũng là các vị “tiền khai canh” của phường; đình, chùa cũng chỉ được cấp mỗi
nơi không quá 2 sào…
Điều đáng chú ý ở đây là ruộng đất khai phá tập trung, không có địa chủ lớn

và cũng không có sự manh mún 1 hoặc 2 sào như nhiều làng quê khác. Theo thống
kê ruộng đất năm 1811, phường có 66 mẫu 1 sào 7 thước 5 tấc ruộng tư. Cuối thế
kỷ XIX, ruộng đất tư phường có 115 mẫu 3 sào 11 thước 9 tấc 5 phân 2 ly.
Trước sau làng bị nước mặn của biển cả, đầm phá bao bọc. Đất đai nhiều
nhưng độ màu mỡ ít nên làng sử dụng những cánh đồng trũng gần đầm lạch, tiện
nguồn nước hoặc bãi bồi trước phá có độ ẩm lớn, màu mỡ để cấy lúa. Những cánh
đồng cao không có nước được người dùng đôi thùng gánh nước để tưới cho cây lúa.
Để khai thác hết đất đai, tăng thêm nguồn lương thực, người dân trồng thêm
các loại hoa màu: ngô, khoai, sắn, đậu mà nhiều nhất là khoai trên ruộng 1 vụ lúa để
vừa tăng thu nhập vừa cải tạo đất… Ngoài ra trong vườn nhà, đều được trồng các
loại rau quả, cây gia vị, cây ăn quả. Những năm đầu thế kỷ XX, dân làng còn học
thêm nghề trồng dâu nuôi tằm nhưng không phát triển được nghề ươm tơ dệt vải lụa
mà phải bán tằm và kén cho làng Mỹ Lợi.
Trước năm 1975, dân làng còn trồng cây thuốc lá cung cấp cho nhu cầu địa
phương và các làng lân cận. Nghề chăn nuôi chủ yếu là trâu bò lợn gà để hỗ trợ cho
việc làm ruộng và cung cấp thực phẩm. Theo thống kê của làng năm 1916, cả ấp khi
ấy có 201 gia đình nuôi được 39 con trâu, 63 con bò, bình quân hai nhà có 1 con.
Lợn thì nuôi phổ biến hơn, hầu như gia đình nào cũng nuôi, có khi đến 5 – 6 con.
Vinh Thanh là nơi cung cấp lợn giống cho nhiều làng xã trong tỉnh…
Bờ biển bãi ngang và phá Tam Giang rộng là ngư trường thuận lợi cho việc
đánh bắt thuỷ hải sản. Văn bản thời Vĩnh Thịnh đã nói đến nghề ngư trong xã. Họ
dùng thuyền nhỏ bủa lưới hoặc đi câu cá ngoài biển. Tuy nhiên, số lượng ngư dân
chuyên nghiệp đánh bắt cá biển không nhiều, quy tụ lại thành một xóm nhỏ và trở
thành những chủ ghe thuyền. Ra đời sớm nhưng nghề ngư phát triển chậm.
1.2.1.2 Thủ công nghiệp
Các tư liệu của làng cũng như ghi chép trong sử sách có nhắc đến nghề làm
muối khá phát triển của làng. Những ruộng nào không trồng lúa được vì nhiễm mặn
9
thì cư dân tận dụng vào việc sản xuất muối. Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn cho
biết, “Về thuế diêm đinh, làng Hà Thanh (Vinh Thanh ngày nay), huyện Hương Trà,

năm Kỷ Sửu nộp 918 sọt muối, lễ 10 sọt; năm Quý Hợi nộp 850 sọt”. Thuế diêm
đinh ở đây chính là đánh vào các làng xã sản xuất muối dựa vào số đinh tham gia.
Nhìn vào số thuế diêm đinh của làng phải nộp hàng năm cho chúa Nguyễn như thế
thì có thể thấy người làm muối trong làng khá đông đảo.
Ngoài ra còn có một số nghề khác cũng có sự phát triển, phục vụ cho nhu
cầu của đời sống nhân dân như: thợ nề, thợ mộc, chằm nón…
1.2.1.3 Thương nghiệp
Việc lưu thông buôn bán chủ yếu được thực hiện trên tuyến đường thuỷ từ chợ
Vinh Thanh đến các nơi với phương tiện thuyền đò. Nhu cầu trao đổi sản phẩm giữa
nhân dân vùng ven biển với vùng đồng bằng chuyên làm ruộng, thủ công, vùng núi
đặt ra sớm. Các sản phẩm đa dạng của làng và vùng lân cận đã đáp ứng nhu cầu đó.
Trước đây, nhiều thương nhân từ các tỉnh phía Nam theo đường biển ra vùng
Thuận Hoá, chở theo chum, vại, lu, om, vải, đường… tới trao đổi với dân làng và
các xã xung quanh. Điểm tụ tập, trao đổi, buôn bán diễn ra kề con hói trong
phường, cũng là nơi để hình thành nên chợ làng sau này. Trên cơ sở phát triển của
nhu cầu trao đổi ngày càng lớn, năm 1813, các ông Trùm Lạch, Trùm Thuộc…
đứng ra làm đơn xin lập chợ Hà Thanh (Vinh Thanh ngày nay). Chợ được họp ở vị
trí gần như trung tâm của xã, tiện lợi về giao thông “trên bến dưới thuyền”. Chợ ở
sát bên bờ phá Tam Giang, các thuyền buôn, đò chở khách từ các làng cập bến, rồi
lên chợ buôn bán và chợ sớm trở thành trung tâm buôn bán của cả một vùng, bao
gồm các làng xã lân cận.
Ở thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII, nền kinh tế hàng hoá cả nước và trong
vùng đang phát triển mạnh, hình thành các luồng buôn bán thường xuyên giữa các
vùng. Đầu thế kỷ XIX, nghề buôn của làng phát triển hơn khi chợ ra đời. Những
hàng nông sản, cây gia vị, chăn nuôi lợn, thuỷ hải sản và muối trở thành những mặt
hàng trao đổi chính. Hơn nữa, ngoại thương của nhà nước suy yếu đã ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phát triển của nghề buôn ở làng lúc này.
1.2.2 Tình hình xã hội
1.2.2.1 Dân cư
* Về dân số và sự biến động dân số

Trải qua mấy trăm năm xây dựng và phát triển, từ một ấp với vài chục dân
định cư, nay Vinh Thanh trở thành một trong những xã lớn của huyện Phú Vang,
với số dân trên 10.000 người, hơn một nửa số làm nghề buôn bán nhỏ.
10
Buổi đầu lập làng, đại diện của hai dòng họ Nguyễn Công và Phan Bá đã kêu
gọi và khuyến khích bà con, họ hàng mình đi di dân khẩn hoang, vì thế dân cư lúc
này còn rấy thưa thớt, nhưng số dân di cư vào đã tăng dần theo cấp số nhân. Đó là
kết quả của tấm lòng cởi mở, nhiệt tình của cha ông ta, luôn sẵn sàng đón nhận, thu
nạp dân di cư từ các vùng, miền đến đây sinh sống, làm ăn. Vì vậy mà mảnh đất này
phát triển một cách nhanh chóng cả về dân cư lẫn lãnh thổ ở thế kỷ XIX. Tờ khai
dân số của Vinh Thanh vào năm 1813 cho biết, khi ấy Vinh Thanh chỉ có 21 dinh.
Sau 5 năm từ năm 1819 số dân đinh của phường là 52 người, đến năm Tự Đức thứ
24 (1880) dân đinh các loại là 81 người. Sang thế kỷ XX, tốc độ tăng dân số của xã
rất nhanh, trước cách mạng tháng Tám năm 1945, dân số mới hơn 1000 người 30
năm sau – năm 1975 toãn xã có 6800 người. Qua 3 đợt phân bố lại năm 1976, 1977,
1978, chi bộ và chính quyền đã vận động bà con đi xây dựng vùng kinh tế mới, vì
vậy số dân giảm xuống còn 5700 người. Những năm 1997, 1998 số dân của xã vượt
quá con số 6000 người [2, tr. 19 – 20] và cho đến nay tổng số dân của xã vượt tầm
10000 người. Sự biến động dân số theo chiều tăng dần của Vinh Thanh là nguồn bổ
sung sức lao động cần thiết để khai thác xây dựng quê hương.
* Về nguồn gốc dân cư và thành phần dân cư
Là những người dân đi theo chính sách khuyến khích di dân, khẩn hoang, lập
làng. Vì vậy mà phần lớn cư dân xã Vinh Thanh trong buổi đầu đều có quê gốc từ
Thanh Hoá vào. Gia phả họ Nguyễn Công và Phan Bá đều cho biết, tổ tiên của họ
đều là người làng Thanh Đồng, tổng Ngọc Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá.
Các họ Trần, Đỗ, Lê, Huỳnh đều từ đất Thanh Hoá tới. Tất nhiên, những người ra đi
đến đây vào những thời gian khác nhau và hoàn cảnh khác nhau. Ngoài một số
người là bộ khúc, nghĩa dũng đi cùng Nguyễn Hoàng được họ Nguyễn trọng dụng
và ưu đãi, còn phần đông là các gia đình nông dân nghèo bị chính sách thuế khoá,
binh dịch của chính quyền Lê Trịnh làm cho kiệt quệ, đói khổ, xô đẩy đến con

đường cùng, phải vượt biển vào Nam tìm kế sinh nhai, lập quê hương mới và trở
thành tên gọi chính thức của xã nhà từ buổi đầu thành lập chính là để ghi nhớ về cố
hương của mình.
* Những biến động về địa giới, hành chính qua các thời kỳ
Việc gia tăng nhân khẩu là nguyên nhân, động lực đầu tiên thúc đẩy quá
trình mở mang lãnh thổ, tăng diện tích đất canh tác và nơi cư trú. Châu bộ của làng
cho biết, năm Gia Long thứ 11, riêng số ruộng tư của ấp là 66 mẫu [2, tr. 20]. Hằng
năm các gia đình trong ấp khai phá thêm, mở dần diện tích đất canh tác. Năm 1995,
11
tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1253,85 ha. Có thể nói sự biến động đất đai của
xã theo chiều hướng tăng dần trong các thời kỳ, nhưng tiềm năng của quê hương
đang còn nhiều, sự cạn dần của đầm phá, dãi đất ven biển cho phép người dân Vinh
Thanh có thể mở rộng thên diện tích. Thuận lợi này không phải ở đâu cũng có, thế
nhưng thuở trước do chưa đủ nhân lực, điều kiện để khai thác hết đất hoang cũng
như các nguồn lợi khác của tự nhiên ưu đãi, sự gia tăng diện tích, mở rộng diện tích
canh tác của xã trong thời kỳ qua đã nói lên điều đó.
1.2.2.2 Quá trình tụ cư lập làng và tên gọi hành chính qua các thời kỳ
Làng Hà Thanh (Vinh Thanh ngày nay) được thành lập cuối thế kỷ XVI do 4
họ Nguyễn, Phan, Trần, Đỗ từ làng Thanh Đồng, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh
Hoá vào khai canh kiến lập nên làng mang tên phường Hà Thanh. Tên gọi này có
nhiều ý nghĩa, Hà là sông, Thanh là xanh trong hoặc để chỉ xứ Thanh mà cha ông ta
đã từ đó ra đi. Hà Thanh là làng bên con sông xanh trong hoặc làng ven sông từ xứ
Thanh Hoá.
Một xã đồng thời một làng, Vinh Thanh ngày đầu thành lập được gọi làng
Hà Thanh, trải qua mỗi thời kỳ khác nhau, tên gọi của làng – xã dường như cũng có
sự thay đổi nhằm phù hợp với điều kiện lich sử xã hội, chính vì lẽ đó mà dưới thời
phong kiến Vinh Thanh được gọi phường Hà Thanh, nhưng sang thời kỳ kháng
chiến chống Pháp làng Hà Thanh đượcc sáp nhập vào quận Vinh Lộc và được gọi là
xã Phú Ngạn. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ - tức dưới thời Ngô Đình Diệm.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Chính quyền cách mạng được thiết lập

trên cương vực và cư dân như cũ, tên gọi Hà Thanh chính thức đổi thành xã Vinh
Thanh, tức xã Vinh Thanh đã được tách ra từ Phú Ngạn (Vinh Xuân, Vinh Thanh,
Vinh An).
Mặc dù có sự thay đổi về tên gọi, nhưng đến nay làng Hà Thanh vẫn giữ
nguyên cương vực và đã trở thành một làng độc lập với tên gọi làng Hà Thanh – xã
Vinh Thanh.
Xã Vinh Thanh được thành lập sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Đó chỉ là sự đổi tên của phường Hà Thanh thời phong kiến hay xã Hà Thanh trước
đây. Như thế, trong lịch sử hình thành Vinh Thanh vừa là xã đồng thời cũng là một
làng với cương vực và cư dân ngày càng phát triển nhưng không có biến động lớn.
Đó là một nhân tố tạo nên sự phát triển thống nhất, mối liên hệ chặt chẽ trong cộng
đồng cư dân về tâm lí tình cảm biểu hiện phong tục tập quán, sinh hoạt văn hoá và
cả trong hoạt động kinh tế. Trải qua mấy trăm năm xây dựng và phát triển, từ một
12
ấp với vài chục dân đinh nay Vinh Thanh trở thành một trong những xã lớn của
huyện Hương Phú. Hơn nữa, số lao động là nông dân tập thể, số còn lại là ngư dân,
thợ thủ công và một số làm nghề buôn bán nhỏ. Sự phát triển của Vinh Thanh ngày
nay là sự kế thừa, tiếp tục quá trình hoạt động của tập thể cư dân mà cha ông đã
từng gắn bó với nhau trong suốt chặng đường khai phá, tạo dựng quê hương. Từ
một địa bàn hẻo lánh nằm kề bên biển và phá Tam Giang, cồn hoang, sú vẹt bao
phủ, cha ông ta đã chung sức lao động, bám trụ, làm chủ mảnh đất gây dựng, phát
triển phường ấp mấy trăm năm nay.
13
CHƯƠNG 2
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN
XÃ VINH THANH GIAI ĐOẠN 1930 – 1939
2.1 Truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của nhân dân xã Vinh
Thanh trước năm 1930
2.1.1 Chính sách tô thuế và đời sống nhân dân
Xã Vinh Thanh tuy thành lập không sớm, nhưng từ lâu nó đã trở thành đơn

vị thống trị và bóc lột của nhà nước phong kiến. Hai nguồn thu quan trọng của nhà
nước cũng như loại thuế chính mà chính quyền bổ cho các đơn vị cơ sở là thuế đinh
và thuế điền.
Về thuế đinh, theo số thuế của làng lập ngày 25 tháng 10 năm Gia Long thứ
18, dân số của xã ta phải nạp thuế là 37 người phân thành nhiều loại khác nhau:
hạng tráng. hạng lính mỗi người 1 quan 4 tiền, hạng dân thường mỗi người 1 quan,
hạng dân đinh 7 tiền, hạng không đủ cũng 7 tiền [2, tr. 43 – 44].
Như vậy theo nguyên tắc của Nhà nước, thuế đinh đánh theo từng hạng
người dựa trên cơ sở kinh tế là chủ yếu. Ngoài mức thuế chính, nhà nước còn đặt
thêm lệ nộp tiền dầu đèn, đây mây cả phường là 3 quan hai tiền 30 đồng [2, tr. 44].
Theo lệ này, tất cả dân đinh đều phải đóng thuế, các lão nhiêu từ 60 tuổi trở lên
được miễn, những người nghèo khổ, không có đất đai tài sản, cuộc sống quá túng
quẩn trong sổ liệt vào hạng bần cùng với được miễn thuế. Quan viên và binh lính
được ưu tiên miễn thuế và sưu. Dân số trong phường càng gia tăng thì số thuế đinh
cũng tăng lên dần. Theo các tài liệu còn lưu lại, bình quân hằng năm mỗi dân đinh
phải nộp hơn một quan tiền thuế thân. Mức thuế theo từng hạng ít biến đổi qua các
thời kỳ. Tháng có năm mất mùa nặng, đói kém, nhà nước mới ban lệnh cho giảm
một phần nào. Ví dụ năm 1835, theo quy định, thực nạp dân hàng huyện của xã ta là
73 người với số tiền 79 quan 8 tiền [2, tr. 44]. Mất mùa, Minh Mạng xuống chiếu
cho được miễn khoản đóng góp cho lính hương cũng 6 quan 6 tiền và miễn giảm
thuế đinh 5/10 nên chỉ phải nạp 36 quan 6 tiền. Khoảng thuế này nhà nước căn cứ
vào sổ đinh của phường để bổ thuế, hằng năm có tăng, giảm thì bổ sung, sửa đổi.
Việc tổ chức thu thuế như thế nào hoàn toàn do địa phương quy định.Trong những
thập kỷ đầu, khi phường còn có ruộng đất công, khoản thuế này có lẽ do tập thể lấy
hoa lợi từ đó mà đóng góp luôn, giống như nhiều làng xã khác. Năm mất mùa đói
kém, không đủ để nộp thuế thì phường phải bán dần công điền đi. Trong châu bộ
14
của làng nay vẫn còn lưu được những tờ đơn xin bán ruộng công của phường vào
cuối thế kỷ XVIII. Đó là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ruộng đất công bị
thu hẹp dần và sang đầu thế kỷ XIX không còn nữa. Từ đó về sau thuế đinh và điền

đều bổ về các gia đinh tự lo toan gánh vác.
Ngoài thuế đinh, người nông dân còn phải đóng một khoản nặng nề là thuế
điền đánh vào tư liệu sản xuất chính là ruộng đất. Căn cứ vào bộ điền của làng có
phân thành các hạng, các nhà nước bổ thuế. Chính quyền cấp trên không trực tiếp thu
từng chủ ruộng mà giao cho đội ngũ quản lí xã thôn đứng đầu là xã trưởng hay lí
trưởng chịu trách nhiệm thừa hành công việc này. Họ đôn đốc, bắt ép bằng mọi hình
thức để buộc mọi người trong làng phải làm trọn nghĩa vụ tô thuế. Có hiện tượng lý
trưởng, ngũ hương cùng với lão hạng và dân phường xã ẩn dấu bớt đinh và điền để
đỡ gánh nặng cho dân và đội ngũ lý hương cũng có điều kiện kiếm chác đựơc. Vài
thế kỷ trước, ruộng đất ở quê ta không ít so với số dân lúc ấy nhưng vì đất đai không
màu mở, không có nhất, nhị đẳng điền. Mức thuế đóng đều là ruộng loại 3, 4 nhưng
năng suất lúa thấp hơn lượng thuế đó vẫn là quá nặng đối với người cày ruộng. Mặc
khác, phần đông người nghèo quê ta không có ruộng, phải lĩnh canh, cày thuê của các
chủ ruộng mà mức thu sản phẩm của họ tất nhiên phải lớn hơn mức thuế họ nộp cho
nhà nước. Thu nhập của người nghèo quá ít ỏi nên đời sống thấp. Hằng năm nhân dân
ta phải đóng góp khoản thóc và tiền thuế ruộng đất khá lớn. Riêng năm 1891, cả ấp
chỉ có 115 mẫu 3 sào 11 thước 9 tấc 5 phân ruộng đất tư, trong đó ruộng tư 98 mẫu 3
sào 5 thước 2 tấc 5 phân 2 ly toàn là loại 3 và 4 mà phải nạp cả thảy 1689 thăng 3 hợp
6 đấu thóc cộng thêm 29 quan 5 tiền 1 đồng; đất tư có 17 mẫu 6 thước 7 tấc, tiền thuế
phải nạp 18 quan 7 tiền 30 đồng. Đó là con số ghi trên sổ sách, thực tế có khi nhân
dân phải đóng góp nhiều hơn vì sự tham nhũng của quan lại, nhân dân thu thuế, của
lý hương ở xã thôn… Vì tô thuế nặng nề đã làm cho đời sống của nhân dân quê ta
cũng như nhiều vùng quê thuở đó đói khổ, túng thiếu [2, tr. 45].
Ngoài thuế đinh và điền là hai khoản đóng góp lớn nhất, nhà nước còn đặt
thêm nhiều khoản phụ thu thóc bóc lột nhân dân và đặt ra nhiều thứ thuế đánh vào
mọi nghề làm ăn. Ở quê ta, những người làm nghề đánh bắt cá trên sông, biển, chính
quyền chúa Nguyễn và triều Nguyễn sau này căn cứ vào số thuyền, số lưới để định
mức thuế bằng tiền và nước mắm hằng năm. Lê Quý Đôn cho biết, dưới thời các
chúa Nguyễn “các xã ven biển trấn Thuận Hoá gián hoặc có xã theo nghề đánh cá thì
chiếu theo thuế mắm. Lấy số người và lấy có lưới hay không có lưới làm chuẩn.

Hạng tráng, người có lưới nộp thuế mắm 4 chỉnh, người không có lưới 3 chỉnh”.
15
Những năm thời tiết thất thường, nghề ngư thu hoạch kém, dân thường phải
xin miễn thuế. Năm Vĩnh Thạnh thứ 17 (1721) dân phường làm đơn xin miễn thuế
ngư chính quyền cấp trên phải chấp nhận. Sang thế kỷ XIX dưới triều các vua triều
Nguyễn, hằng năm, dân quê ta vẫn phải nộp thuế bằng nước mắm hoặc bằng tiền để
góp phần cung ứng cho quan lại các cấp trong và ngoài triều. Năm Gia Long thứ 6
(1807) và thứ 7 (1802) ngư thuế ấp Hà Thanh là 10 chỉnh nước mắm, thay đổi chỉnh
nộp 8 tiền. Mười năm sau, năm 1817 mức thuế này vẫn là 10 chỉnh.Như thế lệ đánh
thuế khá ổn định. Ngoài thuế đánh vào những người làm nghề ngư nói chung,
những gia chủ có thuyền chài, nhà nước đặt lệ thu riêng. Theo tài liệu còn lưu lại,
năm Minh Mạng thứ 15 (1834) và 16 (1835) ấp Hà Thanh có hai thuyền chài, mỗi
chiếc phải đóng thuế 1 quan 4 tiền 24 đồng và thuế mắm 5 hủ, mỗi hủ nộp thay
bằng tiền là 8 tiền. Cộng cả thảy 10 quan 8 tiền 48 đồng [2, tr. 46]. Trong điều kiện
làm ăn của ngư dân bấp bênh, phương tiện thô sơ, lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên thì
sự đóng góp các khoản thuế ngư, thuế đinh và phụ thu thóc cộng lại đã là con số
lớn, quá nặng. Điều đó không những làm cho đời sống của ngư dân thêm phần khó
khăn và một phần cũng ảnh hưởng đến sự phát triển mở rộng của nghề này.
Những người làm nghề buôn bán nhỏ cũng phải nộp thuế. Do có những
thuận lợi nhất định mà ngay từ hồi thế kỷ XVII, nghề buôn bán muối rất phát triển ở
quê ta. Dù sao cũng đã ghi nhận một thục tế, nghề buôn muối đã có thời rất phát đạt
trên mảnh đất này mà các thời gian sau không có nữa. Thế kỷ XIX, ấp chúng ta vãn
phải buôn bán nhưng ít đi nhiều chắc vì nghề này đã quá sa sút. Năm 1837 thuế
buôn bán ở xã ta theo quy định là 4 quan, tiền được nhà nước miễn cho một nửa.
Như vậy, suốt mấy thế kỷ hình thành và phát triển dưới thời phong kiến nhân
dân quê ta bất cứ làm nghề gì, giàu hay nghèo đều phải gánh vác nghĩa vụ tô thuế
với nhà nước. Chỉ có đội ngũ quan lại, binh lính, những người trực tiếp bảo vệ chế
độ đó mới đựơc ưu tiên miễn thuế đinh. Cùng với tô thuế, nghĩa vụ binh dịch, sưu
dịch cũng là gánh nặng đè lên cuộc sống mỗi con người. Hằng năm, tất cả các dân
đinh đều phải có nghĩa vụ đi phu phen tạp dịch để xây dựng đường sá, thành quách,

lăng tẩm và phục vụ trong các cung, phủ… với số ngày quy định chung. Nhiều
người vì phải lao động nặng nhọc ở đây “rừng thiêng nước độc” ăn uống thiếu thốn
đã đau ốm, bệnh tật thậm chí có người phải giữ lại nắm xương tàn nơi “đất khách
quê người”. Bên cạnh đó, nạn bắt lính cũng trở nên nỗi lo âu đối với bao thanh
niên,trai tráng. Số dân phường ấp chúng ta không đông nhưng thời nào cũng thấy số
người tại ngũ khá lớn. Năm 1819, dân trong phường chỉ có 48 người, trong đó đã có
16
11 người vừa là lính hoặc đội trưởng, ngũ trưởng. Ngoài đóng góp sức người làng
áp còn phải gánh vác nghĩa vụ quân lương nuôi số binh lính đó. Tất cả các khoản
nghĩa vụ: tô thuế, sưu dịch, binh dịch đều đè lên vai người lao động nghèo khổ.
Nhàn giàu con cái họ không bao giờ phải đi lính đi xâu. Nếu có nhập quân đội họ
cũng lo lót để được ưu tiên cất nhắc làm chỉ huy, hưởng quyền ưu đãi.
Dưới ách thống trị của thực dân phong kiến đời sống nhân dân ngày càng khổ
cực hơn bởi sưu cao thuế nặng, phu phen tạp dịch càng nhiều. Các nghề làm ăn chính
của cư dân quê ta như nông, ngư đều thuộc vào thiên nhiên mà thiên tai thì thường
xuyên đe doạ làm cho nguồn thu nhập của ngưòi lao động vốn ít ỏi lại bấp bênh, đóng
góp nhiều nên đời sống của phần đông các gia đình trong ấp khó khăn, túng thiếu.
Nhiều nhà thu hoạch không đủ nộp tô thuế nên nợ nần, trốn thuế, trốn lính xảy ra.
Ngoài khoản đóng góp cho nhà nước, mỗi dân đinh, chủ hộ còn phải có nghĩa
vụ với công việc xã, thôn, xóm. Mỗi năm có biết bao ngày tế lễ, đình đám, hội hè của
xã mà mọi chi phí vật chất đều rất lớn. Xây đình, lập miếu, tu sửa đền, chùa và các
công trình công cộng khác đều cần tiền, thóc, lao động. Khổ nỗi quê ta không còn
ruộng đất công như nhiều nơi khác, nên mọi khoản đều bắt dân góp, dân làm.
Tất cả các khoản đóng góp trên cộng với sự đè nén bóc lột của quan lại, địa
chủ, cường hào, sự khó khăn của sản xuất làm cho đời sống người dân qua ta những
thế kỷ dài dưới thời phong kiến và sau đó là thực dân phong kiến thống trị vô cùng
cực khổ, khó khăn. Người lao động lam lũ quanh năm nhưng ăn vẫn không đủ no,
mặc không đủ ấm. Cuộc sống túng thiếu nên nhà ở chỉ là những túp lều tranh, vách
đất. Nhà giàu mới “lợp ngói lõi mít”. Đồ dùng trong nhà cũng mộc mạc, đơn sơ phần
nhiều bằng tre nứa, đun nấu, đựng bằng sản phẩm gốm. Nồi đồng, mâm thau là của

đắt, thường nhà khá giả mới sắm được. Bữa ăn hằng ngày của người dân quê ta tuy
không sung túc nhưng có nguồn thuỷ sản nên cũng không quá thanh đạm. Cá, tôm,
cua và nhiều sản vật ở biển, đầm phá cùng các chế phẩm của nó: ruốc, nước mắm,
các loại mắm… là món ăn thường ngày giàu đạm, đảm bảo chất bổ. Gạo thóc không
nhiều nên ăn thêm màu: khoai, sắn, bắp… trong bữa ăn hằng ngày cũng trở nên bình
thường. Mức sống của dân làng không đồng đều, nhìn chung người lao động cần
mẫn, lam lũ quanh năm nhưng do sưu cao thuế nặng, thiên tai gây mất mùa, sự bóc
lột của quan lại địa chủ cường hào… ngày càng nặng nề thâm hiểu nên phần đông
túng thiếu. Thiếu và đói là că bệnh xảy ra thường xuyên đối với cư dân làm nông
cũng như làm ngư. Đó cũng là khung cảnh chung của nhiều làng quê cả nước trong
thời kỳ khủng hoảng của chế độ phong kiến và sự thống trị của thực dân Pháp.
17
2.1.2 Truyền thống đấu tranh và phong trào yêu nước chống áp bức giai cấp và
kẻ thù dân tộc
Trong lịch sử phát triển của dân tộc ta, quá trình dựng nước và giữ nước bao
giờ cũng gắn chặt với nhau. Cha ông chúng ta vừa phải đấu tranh bền bỉ để chế ngự
thiên nhiên xây dựng quê hương, đồng thời luôn luôn phải chiến đấu chống kẻ thù
ngoại xâm nhằm bảo vệ đất nước và cũng là để bảo vệ quê hương mình.
Vào những năm cuối thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến ở cả Đàng Trong và
Đàng Ngoài đều đã lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc. Chính sách thống trị của các
tập đoàn phong kiến đã xô đẩy các tầng lớp nhân dân lao động đến con đường cùng.
Mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt, làm bùng nổ phong trào khởi nghĩa nông dân
rộng khắp mà đỉnh cao và tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Cuộc khởi
nghĩa đã nhanh chóng phát triển trở thành phong trào có quy mô toàn quốc. Nhân
dân các làng quê Vinh Thanh cũng đã vùng dậy góp phần nhỏ xứng đáng vào phong
trào chung đó của nhân dân cả nước lật nhào các tập đoàn phong kiến phản động,
lập lại nền thống nhất nước nhà và tham gia tích cực, sôi nổi vào công cuộc giữ
nước vĩ đại. Phát huy truyền thống của quê hương và dân tộc khi thực dân Pháp
xâm lược, thống trị nước ta, bao lớp chiến sĩ đã đứng lên chống giặc. Từ những năm
cuối thế kỷ XIX, khi vua Hàm Nghi rời kinh đô Huế, ban hịch Cần Vương, kêu gọi

nhân dân đứng lên chống Pháp, nhân dân xã ta cùng với nhiều vùng quê trên đất
Bình Trị Thiên ngày nay là những nơi hưởng ứng sớm nhất. Tiếp sau còn có nhiều
người hưởng ứng và ủng hộ phong trào, vì sự tham gia nhiệt tình của nhân dân
trong phong trào này cho nên sau đó chính quyền thực dân phong kiến đã tìm cách
trả thù, chúng thực hiện nhiều chính sách sưu cao thuế nặng một cách nặng nề.
Do chính sách áp bức, bóc lột trên qui mô lớn của thực dân Pháp, tính chất
xã hội Việt Nam thay đổi, từ xã hội phong kiến đã chuyển sang xã hội thuộc địa nữa
phong kiến. Cùng với quá trình chuyển biến đó là quá trình bần cùng hóa và phá sản
của đông đảo nhân dân lao động mà trước hết là nông dân. Phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc ở nước ta tiếp tục phát triển theo khuynh hướng mới. Phong trào
yêu nước do các sĩ phu cấp tiến lãnh đạo mà tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Chu
Trinh đã ảnh hưởng trực tiếp đến vùng đất Vinh Thanh. Nhân dân ta đã hưởng ứng
tích cực và tham gia các phong trào yêu nước sôi động của dân tộc lúc bấy giờ. Khi
phong trào chống thuế nổ ra sôi nổi rộng khắp các tỉnh miền Trung. Khí thế đấu
tranh sổi nổi khắp các làng đã khích lệ sâu sắc truyền thống yêu nước của nhân dân,
thôi thúc họ đấu tranh đòi chính quyền thực dân phong kiến phải hủy bỏ chính sách
sưu cao thuế nặng và chế độ bóc lột hà khắc.
18
Xuất phát từ nguồn gốc là những người nông dân nghèo từ đất Bắc di cư vào,
sớm phải trải qua cuộc sống tha hương li tổ, chống chọi với bao trở lực của thiên
nhiên và con người. Hơn ai hết nhân dân Vinh Thanh đã nhận thức được sức mạnh
của tình thương yêu, cảm thông, chia sẻ và đoàn kết lẫn nhau. Chính điều này đã
giúp họ vượt qua tất cả. Tình yêu quê hương gắn liền với đất nước đã khién nhân
dân nơi đây sẵn sàng đứng lên đấu tranh chống áp bức giai cấp và kẻ thù dân tộc, vì
sự nghiệp chung và vì cả quê hương mình [9, tr. 13].
Gần 4 thế kỷ qua, bao thế hệ con cháu đã nối tiếp nhau làm chủ mảnh đất
yêu thương, đã từng thấm mồ hôi và nước mắt của tổ tiên mình, cuộc sống lao động
gian khổ của các thế hệ đã viết nên những trang sử thầm lặng, nhưng không kém
phần vẻ vang, tạo nên những truyền thống quý báu, tinh thần lao động cần cù,
truyền thống đoàn kết đã được chiều dài thời gian thử thách và hun đúc nên. Đó là

cội nguồn, là sức mạnh tạo nên sức bật của quê hương trong giai đoạn mới.
2.2 Phong trào đấu tranh của nhân dân Vinh Thanh giai đoạn 1930 – 1939
2.2.1 Tình hình chung
Phong trào cách mạng Việt Nam, sau ngày thành lập Đảng 3 – 2 – 1930 đã
phát triển vượt bậc, rộng khắp cả nước. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng nhân ngày
thành lập, một phong trào đấu tranh lan rộng khắp toàn quốc, thu hút đông đảo mọi
tầng lớp nhân dân tham gia mà đỉnh cao là cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Nó như một
tiếng sét giáng vào đầu thực dân Pháp xâm lược và bè lũ phong kiến tay sai, làm
chúng hoảng hốt, khiếp sợ phải thẳng tay đàn áp, “Khủng bố trắng” phong trào cách
mạng. Bắt bớ, giam cầm các chiến sĩ cộng sản cũng như ra sức tuyên truyền, lừa bịp
quần chúng nhân dân, xuyên tạc các chiến sĩ cộng sản. Mặt khác, nó như một làn
gió mát thổi đến, đem lại niềm tin vững chắc cho giai cấp nông dân vào sự lãnh đạo
của Đảng, vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.
Ở miền Trung, nơi phải chịu đựng hai tầng áp bức, bóc lột của thực dân Pháp
và phong kiến Nam Triều, phong trào cách mạng cũng diễn ra sôi nổi, rầm rộ. Quần
chúng nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động không thể chịu dựng nỗi ách áp
bức bóc lột tàn bạo của kẻ thù, đã theo Đảng vùng dậy đấu tranh một cách quyết
liệt. Ở Vinh Thanh, thời kỳ này, đời sống kinh tế cũng như chính trị, xã hội gặp rất
nhiều khó khăn. Người nông dân Vinh Thanh cũng như đa số nông dân Việt Nam
đều có rất ít ruộng hoặc không có ruộng. Tuy ở đây, trong thời phong kiến, có một
đặc điểm riêng là tầng lớp địa chủ không phổ biến, song không vì thế mà người
nông dân ít bị bóc lột mà mặt khác chứng tỏ rằng bình quân ruộng đất ở đây không
cao. Cũng chịu chung số phận của người nông dân mất nước, bị bóc lột nặng nề.
19
Về đời sống chính trị, do hoảng sợ trước ảnh hưởng to lớn của phong trào cách
mạng đã nổ ra và đang tiếp tục khắp nơi trong cả nước, nhất là cao trào Xô Viết
Nghệ Tĩnh mà tiếng vang đã lan rộng đến tận địa phương, bọn quan lại, hào lý,
hương thôn tìm mọi cách tuyên truyền, lừa bịp, tung ra nhiều luận điệu xuyên tạc bỉ
ổi cho rằng “cộng sản là ăn cướp”, “cộng sản là ma quỷ”, “cộng sản là vô thần, vô
gia đình, vô tổ quốc”,… Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của một số

người dân nơi đây.
Bước sang năm 1936, tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến chuyển
mới. Ở Đông Dương, chính quyền thực dân buộc phải ban bố một số cải cách dân
chủ. Trước nguy cơ đó, Quốc tế Cộng sản họp Đại hội lần thứ VII (tháng 7 – 1935)
tại Matxcova để ra nhiệm vụ trước mắt cho toàn thể giai cấp vô sản và các Đảng
cộng sản trên trên thế giới là phải chống nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh.
Ở nước ta, diễn biến tình hình có nhiều thuận lợi, sau một thời gian hồi phục và
kiệm toàn tổ chức từ Trung ương đến tận cơ sở. Đảng họp đại hội lần thứ nhất (3 –
1935) tại Ma Cao đã đề ra một loạt nhiệm vụ cấp bách, trong đó có các vấn đề phát
triển và củng cố Đảng, chống chiến tranh đế quốc, thu phục quảng đại quần chúng,
mở rộng mặt trận thống nhất phản đế. Sau đó tháng 7 – 1936, Đảng họp Hội nghị
toàn quốc lần thứ nhất và vạch ra đường lối đấu tranh trong giai đoạn mới, đặt vấn
đề thành lập mặt trận Dân chủ Đông Dương nhằm giáo dục, giác ngộ quần chúng
nhân dân, động viên họ tham gia đấu tranh công khai hợp pháp và nửa hợp pháp, lợi
dụng điều kiện thuận lợi khi mặt trận bình dân Pháp đang nắm quyền.
Nhờ vậy, Phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước lại tiếp tục dâng cao. Ở
miền Trung, các hoạt động dân chủ, hợp pháp trên lĩnh vực văn hóa, báo chí phát
triển mạnh. Lúc đó, tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (hiện nay), một số tờ báo của
Đảng hoạt động có kết quả như “Nhành lúa”, “Sông Hương”, “Dân”. Chủ trương
của xứ ủy Trung Kỳ truyền bá rộng rãi đường lối, chính sách của Đảng, khẩu hiệu
đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ chống áp bức, bóc lột, chống phát xít và chiến
tranh được thực hiện rất có hiệu quả. Phong trào đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ
trong toàn tỉnh dâng cao. Đường lối chiến lược, sách lược của Đảng truyền bá về
địa phương thông qua xứ ủy, tỉnh ủy có tác dụng to lớn trong việc chỉ đạo phong
trào cách mạng của nhân dân toàn xã.
2.2.2 Phong trào đấu tranh của nhân dân Vinh Thanh giai đoạn 1930 – 1935
Ngày 3 – 2 – 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước
ngoặc vĩ đại trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Chấm dứt thời kỳ
20
phân tán lực lượng và sự lãnh đạo phong trào cách mạng của các tổ chức cộng sản

riêng lẻ. Dưới ngọn cờ cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Muốn cứu nước
và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
Là một trong những trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước, thành phố Huế trở
thành nơi hội họp, gặp gỡ của các nhà yêu nước và cách mạng từ trong Nam ra,
ngoài Bắc vào. Chính vì vậy, các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản có nhiều cơ
sở hoạt động ở Huế và các vùng xung quanh. Đó là cơ sở cho sự hình thành sớm
của Tỉnh Đảng bộ Thừa Thiên Huế, chỉ hơn một tháng sau khi Đảng ra đời.
Nhân dân khắp nơi đã vùng lên như vũ bão quyết đập tan xiềng xích gông cùm
của thực dân và phong kiến để đi đến độc lập, tự do. Là một bộ phận của đất nước,
nhân dân Vinh Thanh từng bước tham gia vào vận hội mới của dân tộc.
Trước năm 1930 xã Vinh Thanh có đồng chí Trương Luyện là người sớm
giác ngộ cách mạng. Ông nằm trong nhóm 3 người thành lập nên chi bộ Đông
Dương Cộng Sản Liên Đoàn huyện Phú Vang – Phú Lộc. Việc thành lập Đông
Dương Cộng Sản Liên Đoàn lúc đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó góp phần vào
việc tuyên truyền, giác ngộ những người thanh niên yêu nước theo con đường cách
mạng mới.
Tháng 4 – 1930, Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế
cũng được thành lập trên cơ sở thống nhất hai tổ chức cộng sản trong tỉnh là Đông
Dương Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, do đồng chí Nguyễn
Phong Sắc, đại diện Xứ uỷ Trung Kỳ đã truyền đạt chỉ thị của Xứ uỷ về tăng cường
vận động nhân dân, nông dân tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1 – 5 – 1930.
Ở Phú Vang dưới sự chỉ đạo của đồng chí Lê Bá Dị các đảng viên nòng cốt
đã bí mật chuẩn bị cờ đỏ, truyền đơn. Đêm 30 – 4 rạng sáng 1 – 5 – 1930 các đồng
chí Lê Đức Anh, Đỗ Tram treo cờ Đảng lên ngọn cây phi lao ở chợ Trừng Hà.
Truyền đơn cũng được rải ở làng Hà Thanh, Thanh Lam… nội dung của truyền đơn
là kêu gọi nông dân đấu trang giảm tô thuế, chống đế quốc, chống chiến tranh,
tuyên truyền Đảng. Những tin tức trên đây đã gây nên một tiếng vang lớn khắp các
địa phương trong toàn tỉnh làm cho bọn hương lý tức tối lo sợ trước sự hoạt động
của cộng sản. Mặt khác, đã làm cho quần chúng lao khổ biết đến hoạt động của
Đảng, để họ phấn khởi sáng lên niềm tin ở tương lai của mình. Từ đầu khi Đảng

mới ra đời, con em xã Vinh Thanh đã tích cực hưởng, đồng thời nó mở đầu cho quá
trình gắn bó chặt chẽ giữa nhân dân địa phương với Đảng từ trong suốt quá trình
cách mạng.
21

×