Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường giai đoạn 2001 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 195 trang )


1
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÔNG BẮC Á
____________________________
TS. TRẦN QUANG MINH
(Chủ biên)

ĐỐI SÁCH CỦA CÁC QUỐC GIA VÀ VÙNG LÃNH THỔ
ĐÔNG BẮC Á VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC VẤN ĐỀ
MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2001 – 2020
(Sách chuyên khảo)







Hà Nội, 2013




2





Tập thể tác giả:


1. TS. Trần Quang Minh
2. Th.S. Phạm Thị Xuân Mai
3. Th.S. Trần Thị Duyên


3

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - BIỂU HIỆN, HỆ LỤY VÀ ĐỐI
SÁCH CỦA CÁC QUỐC GIA VÀ VÙNG LÃNH THỔ Ở
ĐÔNG BẮC Á
4

1.1. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
5
1.1.1. Khái niệm 5
1.1.2. Biểu hiện của biến đối khí hậu 8
1.1.3. Hệ lụy của biến đổi khí hậu 11

1.2. HỆ LỤY CỦA BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU Ở MỘT SỐ
NƯỚC ĐÔNG BẮC Á
19
1.2.1. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt 19
1.2.1. Sự thay đổi thói quen và khu vực sinh sống của các loài
động thực vật
29


1.3. ĐỐI SÁCH VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
35
1.3.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu dự báo 37
1.3.2. Giảm thiểu sự tác động của biến đổi khí hậu 46
1.3.3. Thích ứng với biến đổi khí hậu 71
Chương 2: MÔI TRƯỜNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỔI BẬT VÀ ĐỐI
SÁCH CỦA CÁC QUỐC GIA VÀ VÙNG LÃNH THỔ
ĐÔNG BẮC Á
77

2.1. QUAN HỆ GIỮA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ
79
2.1.1. Một số khái niệm về ô nhiễm môi trường 79
2.1.2. Quan hệ giữa phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường 81

2.2. ĐỐI SÁCH CỦA CÁC NƯỚC VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG
93
2.2.1. Đối sách của Nhật Bản 93
2.2.2. Đối sách của Hàn Quốc 106

4
2.2.3. Đối sách của Trung Quốc 125
2.2.4. Đối sách của Đài Loan 136
Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỔI BẬT VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH
SÁCH
149
3.1 Biến đổi khí hậu và một số vấn đề môi trường nổi bật ở Việt

Nam
150
3.2. Một số kiến nghị 156

KẾT LUẬN
166

TÀI LIỆU THAM KHẢO
171


5
LỜI MỞ ĐẦU
Trong mấy thập kỷ qua Đông Bắc Á đã trở thành khu vực phát triển
năng động nhất trong nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp
hóa và đô thị hóa nhanh chóng đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về
môi trường ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển bền vững
của mỗi quốc gia nói riêng và cả khu vực nói chung. Sau sự thần kỳ của
Nhật Bản trong những năm 1960, 1970, của Hàn Quốc trong những năm
1970, 1980, và sự nổi lên của Trung Quốc trong hai thập kỷ gần đây, với
nhu cầu sử dụng năng lượng hóa thạch tăng lên tới mức khổng lồ, đã gây ra
những hậu quả nghiêm trọng về môi trường không chỉ cho bản thân các
quốc gia này mà còn ảnh hưởng lớn tới các nước trong khu vực. Trên phạm
vi toàn cầu, sự gia tăng nhanh chóng của nồng độ các loại khí nhà kính, đặc
biệt là CO2, trong bầu khí quyển do sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong quá
trình công nghiệp hóa của các nước, đặc biệt là trong mấy thập kỷ gần đây,
được coi là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay.
Biến đổi khí hậu, một trong những hệ quả nghiêm trọng của quá
trình công nghiệp hóa, cùng với hàng loạt các vấn đề về môi trường khác
như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất đã và đang gây

ra những tác động tiêu cực hết sức nghiêm trọng đe dọa sự tồn vong của sự
sống trên trái đất. Nhân loại đã ý thức được điều này và đã và đang cố gắng
khắc phục những sai lầm của mình nhằm cứu trái đất. Ở Đông Bắc Á, các
nước trong khu vực, tùy theo trình độ phát triển của mình, cũng đều đã có
những chính sách và biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu sự
xuống cấp của môi trường, xây dựng cuộc sống xanh, và phát triển bền
vững.
Tuy nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu và giải quyết các vấn đề về
môi trường là những công việc hết sức khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nỗ lực

6
chung của tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhưng hiện nay do trình độ phát
triển của các nước rất khác nhau, sự phối hợp giữa các nước cũng như việc
thực hiện cam kết của các nước về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Ngay cả
với giả định tất cả các quốc gia trên thế giới nghiêm chỉnh thực hiện Nghị
định thư Kyoto về cắt giảm khí nhà kính, thì biến đổi khí hậu vẫn sẽ tiếp
tục diễn ra trong mấy chục năm tới do hậu quả của việc phát thải quá mức
khí nhà kính vào khí quyển trong những thập kỷ vừa qua. Những thách
thức về biến đổi khí hậu và môi trường đối với các nước trong khu vực
trong những thập niên tới chắc chắn sẽ vẫn hết sức nghiêm trọng. Vì thế,
mỗi quốc gia trong khu vực phải có những đối sách của mình với những
thách thức về biến đổi khí hậu và môi trường, trước hết là để đảm bảo cho
sự phát triển bền vững và cuộc sống tốt đẹp của bản thân nước mình, sau
đó là góp phần vào nỗ lực chung của cả khu vực và thế giới giải quyết các
vấn đề này.
Việt Nam đang trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Những hệ lụy của biến đổi khí hậu không loại trừ Việt Nam. Các vấn
đề về môi trường của Việt Nam cũng hết sức nghiêm trọng. Việc nghiên
cứu kinh nghiệm của các nước trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và
giải quyết các vấn đề môi trường cũng như định hướng đối sách của các

nước trong khu vực về các vấn đề này trong thập kỷ tới chắc chắn sẽ là
những tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam
trong việc hoạch định chiến lược phát triển quốc gia đảm bảo tăng trưởng
và phát triển bền vững. Xuất phát từ yêu cầu này, Viện nghiên cứu Đông
Bắc Á, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, cho ra mắt bạn đọc cuốn sách
“Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á về biến đổi khí
hậu và các vấn đề môi trường giai đoạn 2001-2020”.
Nội dung chính của cuốn sách là phân tích và đánh giá đối sách của
một số quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á như Trung Quốc, Nhật

7
Bản, Hàn Quốc, và vùng lãnh thổ Đài Loan về biến đổi khí hậu và các
thách thức về môi trường giai đoạn 2001-2020. Từ kinh nghiệm của các
quốc gia và vùng lãnh thổ này và căn cứ thực trạng các vấn đề nói trên ở
Việt Nam, đề xuất các giải pháp trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và
giải quyết các vấn đề nổi bật về môi trường của nước ta hiện nay.
Kết cấu của cuốn sách bao gồm 3 chương với các tiêu đề là:
Chương I: Biến đổi khí hậu - Biểu hiện, hệ lụy, và đối sách của các
quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á
Chương II: Môi trường - Một số vấn đề nổi bật và đối sách của các
quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á
Chương III: Một số vấn đề về biến đổi khí hậu và môi trường ở Việt
Nam và kiến nghị chính sách.
Xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc. Mặc dù nhóm tác giả đã có
nhiều cố gắng trong nghiên cứu và biên soạn cuốn sách này, song chắc
chắn không tránh khỏi còn những khiếm khuyết nhất định. Rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của độc giả.
TM tập thể tác giả

TS. Trần Quang Minh


8
Chương 1
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: BIỂU HIỆN, HỆ LỤY VÀ ĐỐI SÁCH CỦA
MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ VÙNG LÃNH THỔ Ở ĐÔNG BẮC Á
Trong mấy thập kỷ qua, nhân loại đã và đang trải qua các biến động
bất thường của khí hậu toàn cầu. Trên bề mặt Trái đất, khí quyển và thủy
quyển không ngừng nóng lên làm xáo động môi trường sinh thái, đã và
đang gây ra nhiều hệ lụy đối với đời sống loài người.
Các công trình nghiên cứu quy mô toàn cầu về hiện tượng này đã
được các nhà khoa học ở những trung tâm nổi tiếng trên thế giới tiến hành
từ đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX. Hội nghị quốc tế do Liên hiệp quốc triệu tập
tại Rio de Janeiro năm 1992 đã thông qua Hiệp định khung và Chương
trình hành động quốc tế nhằm cứu vãn tình trạng “xấu đi” nhanh chóng của
bầu khí quyển trái đất, vốn được coi là nguyên nhân chủ yếu của sự gia
tăng hiểm họa. Tổ chức nghiên cứu liên chính phủ về biến đổi khí hậu của
Liên hiệp quốc (IPCC)
1
đã được thành lập, thu hút sự tham gia của hàng
ngàn nhà khoa học quốc tế. Tại Hội nghị Kyoto năm 1997, Nghị định thư
Kyoto đã được thông qua. Đầu tháng 2/2005 nó đã được nguyên thủ của
165 quốc gia phê chuẩn và bắt đầu có hiệu lực từ 10/2/2005. Hầu hết các
quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á đã tham gia Nghị định thư Kyoto
và áp dụng nhiều biện pháp chính sách hữu hiệu ứng phó với tình trạng
biến đổi khí hậu hiện nay.
Nội dung chính của chương này là nhìn nhận một cách tổng quan về
biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu, những biểu hiện cụ thể và hệ lụy

1
. The Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC) is the leading international

body for the assessment of climate change. It was established by the United Nations
Environment Programme (UNEP) and the World Meteorological Organization (WMO)
in 1988 to provide the world with a clear scientific view on the current state of
knowledge in climate change and its potential environmental and socio-economic
impacts.

9
của nó ở các nước Đông Bắc Á, và đối sách của các quốc gia và vùng lãnh
thổ ở Đông Bắc Á về vấn đề này.
I. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ HỆ LỤY CỦA
NÓ Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG BẮC Á
1. Tổng quan về biến đổi khí hậu
- Khí hậu: Khí hậu là trạng thái khí quyển ở một phạm vi không gian
và thời gian nhất định, được đặc trưng bởi các trị số trung bình nhiều năm
về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc thoát hơi nước, mây, gió Nó là
sự phản ánh giá trị trung bình nhiều năm của thời tiết và thường có tính
chất ổn định, ít thay đổi.
- Biến đổi khí hậu: Nói một cách đơn giản, biến đổi khí hậu là sự
thay đổi trạng thái khí hậu đã được xác lập một cách tương đối ổn định theo
thời gian, gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường sống và hệ sinh
thái của trái đất. Theo công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu
2
,
“Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học
gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục
hồi, sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý, hoặc đến hoạt
động của các hệ thống kinh tế - xã hội, hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của
con người”.
Trong lịch sử địa chất của trái đất, sự biến đổi khí hậu đã từng nhiều
lần xẩy ra với những thời kỳ lạnh và nóng kéo dài hàng vạn năm mà người


2
. Trước những hiểm họa và thách thức lớn về khí hậu đối với nhân loại, Liên hợp quốc với 2
cơ quan chuyên môn chính của mình là Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Chương trình
Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), đã tập hợp nhiều nhà khoa học, chuyên gia trên thế
giới bàn bạc và đi đến nhất trí cần có một Công ước quốc tế về khí hậu và coi đó là cơ sở pháp
lý để tập trung nỗ lực chung của cộng đồng thế giới đối phó với những diễn biến tiêu cực của
biến đổi khí hậu. Sau một quá trình soạn thảo (tháng 02/1991-tháng 5/1992), Công ước khung
của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) đă được chấp nhận vào ngày 9/5/1992 tại
Trụ sở của Liên hợp quốc ở New York.

10
ta gọi là các thời kỳ băng hà và gian băng. Thời kỳ băng hà cuối cùng đã
xảy ra cách đây 10.000 năm và hiện nay là giai đoạn ấm lên của thời kỳ
gian băng. Sự thay đổi khí hậu này là do sự tiến động và thay đổi độ
nghiêng trục quay trái đất, sự thay đổi quỹ đạo quay của trái đất quanh mặt
trời, vị trí các lục địa và đại dương và đặc biệt là sự thay đổi trong thành
phần khí quyển.
Hiện tượng nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên và lạnh đi vốn là hiện
tượng tự nhiên xảy ra có tính chu kỳ trong lịch sử hình thành và phát triển
của Trái đất. Không phải chỉ bây giờ, lịch sử Trái đất hàng triệu triệu năm
đã trải qua nhiều lần nóng lên rồi lại lạnh đi kéo theo những biến động to
lớn trong đời sống sinh vật trên Trái đất, làm thay đổi cả diện mạo địa hình
lục địa và đại dương. Tính từ 1,6 triệu năm đến nay đã có 5-6 chu kỳ biến
động lớn. Đó là các thời kỳ băng hà kéo theo mực nước biển hạ thấp (biển
lùi) và các thời kỳ gian băng (băng tan) kéo theo mực nước biển dâng cao
(biển tiến). Vào các thời kỳ băng hà, nhiệt độ bề mặt Trái đất khô lạnh. Vào
thời kỳ gian băng nhiệt độ bề mặt Trái đất đan xen giữa nóng ẩm và khô
hạn. Vào các thời kỳ đó, biên độ dao động của nước biển (dâng, hạ) lên đến
hàng chục, hàng trăm mét. Mỗi chu kỳ kéo dài hàng vạn, chục vạn năm.

Mỗi chu kỳ như vậy còn được chia ra các chu kỳ ngắn hơn với thời gian
kéo dài nhiều trăm năm đến nghìn năm với biên độ dao động mực nước
biển 2-3 m hoặc hơn.
Bằng phương pháp khoan sâu tới 3.270m ở vùng Nam cực và phân
tích các bóng khí nằm trong các lớp băng tuyết ở độ sâu vài km, các nhà
khoa học lần đầu tiên đã có thể tìm hiểu về lịch sử biến đổi khí hậu hàng
trăm nghìn năm trước và đi đến kết luận về sự tương quan giữa nồng độ khí
CO
2
và hiện tượng tăng nhiệt độ trên Trái đất. Theo kết quả nghiên cứu,
nhiệt độ Trái đất đã ở mức cao nhất vào thời kỳ cách đây 320.000 năm, khi
mà nhiệt độ tại Nam cực nóng hơn 3-5 độ C so với ngày nay và nồng độ

11
CO
2
trong khí quyển khi đó có tỷ lệ 320 ppm (320/1 triệu đơn vị) so với
380 ppm hiện nay. Nồng độ CO
2
trong khí quyển hiện nay ở mức cao nhất
trong 800.000 năm qua. Cũng theo các nhà khoa học, 667.000 năm trước là
thời kỳ CO
2
có nồng độ thấp nhất trong khí quyển (chỉ khoảng 172 ppm) và
họ cho rằng khi đó các đại dương có thể hấp thụ một lượng khí CO
2
tốt
hơn.
Ngày nay, người ta có thể nhận biết được những diễn biến của biến
đổi khí hậu qua các trạm quan trắc của các quốc gia bằng việc đo đạc nhiệt

độ, lượng mưa, bức xạ, gió và các thông số khác sau đó tập hợp lại và đưa
ra một số liệu trung bình biểu đồ của nhiệt độ từng năm và đem so sánh với
các năm trước. Chúng ta cũng có thể nhận biết được biến đổi khí hậu một
cách đơn giản trong cuộc sống đời thường là tại sao năm nay mùa Đông lại
ngắn lại, hạn hán, mưa lũ thất thường không giống quy luật mấy chục năm
về trước. Cây trồng có sự thay đổi về thu hoạch, dịch bệnh nhiều hơn, bệnh
mới xuất hiện. Đặc biệt là cảm nhận được nhiệt độ của mùa Hè các đợt
nóng tăng lên và kéo dài, mùa Đông ngắn lại Tất cả những yếu tố này tác
động trực tiếp đến cuộc sống của mỗi con người.
- Nguyên nhân của biến đổi khí hậu hiện nay:
Nguyên nhân của biến đổi khí hậu hiện nay được quy cho hai nhân tố
khách quan và chủ quan. Nhân tố khách quan có liên quan đến chu kỳ biến
đổi tự nhiên của trái đất trong hệ mặt trời như đã được đề cập đến ở trên.
Nguyên nhân chủ quan là do sự tác động của con người. Tuy nhiên, theo
báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, nguyên nhân của hiện tượng biến đổi
khí hậu hiện nay chủ yếu (tới 90%) là do con người gây ra, chỉ có 10% là
do tự nhiên. Hầu hết giới khoa học đã khẳng định nguyên nhân chủ yếu gây
ra biến đổi khí hậu hiện nay là do nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính tăng
lên trong khí quyển ở mức độ cao đã làm cho nhiệt độ bề mặt Trái đất ấm

12
lên. Và sự ấm lên của nhiệt độ bề mặt Trái đất đã tạo ra những biến đổi
khác thường trong các vấn đề thời tiết hiện nay.
Theo các kết quả nghiên cứu được công bố, trong vòng 1.000 năm
qua, nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái đất tăng, giảm không đáng kể
và có thể nói là ổn định. Nhưng trong vòng 200 năm trở lại đây, khi nhân
loại bắt đầu khai thác và sử dụng than đá, dầu lửa và các nhiên liệu hoá
thạch trong các hoạt động công nghiệp, và đặc biệt là trong mấy chục năm
vừa qua khi công nghiệp hoá phát triển mạnh, con người đã phát thải một
lượng lớn khí CO2, nitơ ôxít, mêtan vào bầu khí quyển, trong đó lượng

khí CO2 chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong tổng lượng CO2 phát thải ra bầu khí
quyển, hoạt động của các nhà máy và sưởi của các hộ dân chiếm 33%,
nhiệt điện chiếm 33%, ô tô và xe tải chiếm 22%, máy bay, tàu thủy chiếm
12%. Ngoài ra, nạn chặt phá rừng bừa bãi làm mất nguồn hấp thụ khí CO2
càng làm cho nồng độ CO2 trong khí quyển tăng nhanh. Theo thống kê,
nồng độ CO
2
đặc biệt tăng nhanh trong hơn hai thập kỷ qua. Từ năm 1970
đến năm 2000, nồng độ CO
2
tăng trung bình 1,5 ppm/năm và trong những
năm gần đây, nồng độ này đã tăng hơn 2 ppm/năm.
Mối liên quan giữa quá trình gia tăng hàm lượng CO
2

và các khí thải
gây hiệu ứng nhà kính do con người gây ra với sự gia tăng nhiệt độ bề mặt
Trái đất đã được minh chứng qua các số liệu mấy thế kỷ và nhất là trong
vài thập kỷ gần đây. Nhiệt độ bề mặt Trái đất có được là nhờ hấp thụ nhiệt
từ Mặt trời và nhận dòng nhiệt của chính mình tỏa ra từ bên trong lòng đất.
Sự có mặt của một hàm lượng khí CO
2

cần thiết trong bầu khí quyển vốn là
tấm áo giáp ngăn chặn bức xạ nhiệt (bức xạ hồng ngoại) từ Trái đất thoát
vào vũ trụ mênh mông lạnh lẽo. Thiếu nó thì mặt đất sẽ không có được một
nhiệt độ điều hòa cho sự sinh sôi phát triển sự sống. Các công trình nghiên
cứu áp dụng công nghệ hiện đại cho chúng ta biết suốt thiên niên kỷ trước
khi có cuộc cách mạng công nghiệp, hàm lượng khí CO
2


trong khí quyển

13
dao động ở mức 280 phần triệu (ppm). Tuy nhiên, tính từ đầu thế kỷ XIX
đến nay hàm lượng đó đã tăng liên tục đến 360 ppm. Số liệu quan trắc
trong 4 thập kỷ gần đây cho thấy, cứ mỗi thập kỷ hàm lượng CO
2

trong khí
quyển lại tăng 4%.
Nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi sự cân
bằng giữa hấp thụ năng lượng mặt trời và lượng nhiệt trả vào vũ trụ. Khi
lượng nhiệt bị giữ lại nhiều trong bầu khí quyển thì sẽ làm nhiệt độ trái đất
tăng lên. Chính lượng khí CO2 chứa nhiều trong khí quyển đã tác dụng như
một lớp kính giữ nhiệt lượng của trái đất tỏa ngược vào vũ trụ. Cùng với
khí CO2 còn có một số khí khác, được gọi chung là khí nhà kính như NOx,
CH4, CFC. Với sự gia tăng mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp và việc
sử dụng các nhiên liệu hoá thạch ngày càng nhiều, theo các nghiên cứu dự
báo, nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1,4
o
C đến 5,8
o
C từ 1990 đến 2100 và
vì vậy sẽ kéo theo những nguy cơ ngày càng sâu sắc đối với chất lượng
sống của con người. Có thể khẳng định rằng những cứ liệu và luận giải đã
được nêu ra là đầy sức thuyết phục.
- Biểu hiện của biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ bề mặt trái đất ấm lên, độ ẩm
trong không khí tăng, băng ở hai cực trái đất tan ra, nước biển dâng và các

hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán xảy ra trầm trọng…
Hiện nay, nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất đã tăng lên tới 0,3 -
0,4 độ C trong mấy chục năm vừa qua và hiện đang có xu hướng tăng tiếp.
Theo các mô hình nghiên cứu, trong thế kỷ 21 nhiệt độ trung bình của Trái
đất có thể tăng từ 1,1 – 6,0 độ C, khả năng xảy ra từ 1,8 – 4,0 độ C tùy theo
sự phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính được cắt giảm đến mức độ nào. Nếu
như ngay từ lúc này, nhân loại dừng phát thải khí nhà kính thì nhiệt độ bề
mặt Trái đất vẫn tiếp tục nóng lên, nước biển vẫn tiếp tục dâng lên trong

14
vòng 50 năm nữa. Nhiệt độ trái đất nóng lên làm cho băng của các dãy
Himalaya và Nam cực, Bắc cực và các vùng khác tan chảy. Những núi
băng này tan chảy sẽ làm cho mực nước biển tăng lên.
Mực nước biển sẽ dâng lên từ 28 - 43 cm. Nhưng có thể mực nước
biển này còn cao hơn nữa tùy theo sự phát thải của khí gây hiệu ứng nhà
kính và tác động của con người gây ra.
Các báo cáo của IPCC và nhiều trung tâm nghiên cứu có uy tín hàng
đầu trên thế giới công bố trong thời gian gần đây đã đưa ra nhiều thông tin
và dự báo quan trọng. Theo đó, nhiệt độ trung bình trên bề mặt địa cầu ấm
lên gần 1°C trong vòng 80 năm (từ 1920 đến 2005) và tăng rất nhanh trong
khoảng 25 năm nay (từ 1980 đến 2005). Mới đây, ông Mark Lowcok, quan
chức của Bộ Phát triển Quốc tế Anh đã đến thăm Việt Nam và có buổi
thuyết trình về “Báo cáo Stern” do các nhà khoa học Anh xây dựng, được
chính phủ Anh công bố về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Báo cáo cho
rằng nếu không thực hiện được chương trình hành động giảm khí thải gây
hiệu ứng nhà kính theo Nghị định thư Kyoto, đến năm 2035 nhiệt độ bề
mặt địa cầu sẽ tăng thêm 2°C. Về dài hạn, có hơn 50% khả năng nhiệt độ
tăng thêm 5°C.
Hệ quả đồng hành với việc bề mặt Trái đất ấm lên là sự tan chảy của
những khối băng vĩnh cửu ở hai đầu địa cực và trên đỉnh những dãy núi

cao. Nhưng có lẽ chưa bao giờ tốc độ tan băng lại diễn ra nhanh và với quy
mô lớn như hiện nay. Tại Nam Cực, tháng 3/2002, các nhà khoa học đã tận
mắt chứng kiến khối băng 500 tỷ tấn tan rã thành hàng nghìn mảnh; Tại
Bắc Cực, mùa hè năm 2002, lượng băng tan ở Greenland cao gấp đôi so với
năm 1992, diện tích băng tan đã lên tới 655.000 m
2
. Hơn 110 sông băng và
những cánh đồng băng vĩnh cửu ở bang Montana thuộc miền Tây Bắc Hoa
Kỳ đã biến mất trong vòng 100 năm qua. Theo dự báo các sông băng sẽ
hầu như biến mất khỏi dãy Alpes (châu Âu) vào năm 2050 (nếu tốc độ tan

15
chảy duy trì như hiện nay). Mùa hè 2002, các nhà khoa học đã ghi nhận
một khối băng 3,5 triệu tấn tách ra, gây ra lũ băng từ dãy núi Mali trên đỉnh
Kavkaz thuộc Nga. Trong vòng 13 năm gần đây, số băng tan ở châu Âu đã
tăng gấp đôi so với lượng băng tan của 30 năm trước (1961-1990).
Băng tan và nhiệt độ tăng làm nở thể tích trung bình của nước được
coi như hai nguyên nhân chính dẫn đến mực nước đại dương cao dần lên,
làm tràn ngập các đồng bằng thấp ven biển. Các số liệu quan trắc mực nước
biển thế giới cho thấy mức tăng trung bình trong vòng 50-100 năm qua là
1,8 mm/năm. Nhưng chỉ trong 12 năm gần đây, các số liệu đo đạc của vệ
tinh NASA cho thấy xu thế biển dâng đang gia tăng rất nhanh, với tốc độ
trung bình là 3 mm/năm. Báo cáo của IPCC, do hàng chục nhà khoa học
soạn thảo và hơn 2000 nhà khoa học từ 130 quốc gia tham gia đóng góp ý
kiến, đưa ra dự báo: đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ bề mặt Trái đất sẽ tăng
thêm từ 1,4 đến 4°C, mực nước biển sẽ dâng thêm khoảng 28-43 cm. Nhiều
nhà khoa học còn đưa ra những dự báo mực nước biển đang dâng nhanh
hơn nhiều, nhất là do hiện tượng tan băng đang xảy ra với tốc độ đáng kinh
ngạc trong thời gian gần đây. Nhà địa lý học Richard Alley ở Đại học
Pennsylvania, Hoa Kỳ nói: Chỉ cần 15% lớp băng ở Greenland bị tan cũng

tạo ra một khối nước mới trong các đại dương đủ để làm ngập tiểu bang
Florida của Hoa Kỳ và nhiều vùng duyên hải khác trên thế giới.
Theo Báo cáo đánh giá lần thứ 4 (AR4) của IPCC, nếu nhiệt độ
trung bình toàn cầu tiếp tục ở mức cao hơn 1-4°C so với giai đoạn năm
1990 đến 2000, các dải băng ở Greenland và Tây Nam cực
3
sẽ tan chảy
trong một vài trăm năm hay vài ngàn năm, nâng cao mực nước biển từ 4
đến 6m hoặc hơn. Nếu dải băng ở Greenland hoàn toàn tan chảy, dự báo

3
Tại đường kinh độ 0 đến 180 độ, bên bán cầu phía đông của Nam Cực được gọi là
"Đông Nam Cực" và phía tây bán cầu được gọi là “Tây Nam Cực”. Bán đảo Nam Cực
mở rộng về phía Nam Mỹ, biển Ross và biển Weddell nằm trong khu vực này.

16
mực nước biển dâng khoảng 5m, và nếu dải băng Tây Nam cực biến mất,
có thể làm tăng mực nước biển lên đến 7m.
Hình 1: So sánh độ bao phủ nhỏ nhất băng biển Bắc cực được chụp bởi vệ tinh
Trong tháng 9 năm 1979 (trái) và tháng 9 năm 2007 (phải)
4


Nguồn: Cơ quan Thám hiểm Không gian Vũ trụ Nhật Bản (Japan Aerospace Exploration
Agency)
2. Hệ lụy của Biến đổi khí hậu nói chung và ở một số nước Đông
Bắc Á
a. Gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan
Biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu có thể nhận thấy là sự thay đổi
một cách bất thường của tình hình thời tiết như: rét đậm, mưa lớn, bão to,

nắng nóng gay gắt và kéo dài…Rất nhiều minh chứng đã cho thấy hệ lụy
của biến đổi khí hậu được biểu hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của
khí hậu trong thời gian gần đây. Khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi
những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Các nước Nam Âu đang
đối mặt với nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy
rừng, sa mạc hóa, còn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những
trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá

4
. Đối với mức độ băng biển vào năm 1979, sử dụng dữ liệu do NASA SMMR quan
sát; về mức độ băng biển trong năm 2007, sử dụng dữ liệu do Cơ quan Thám hiểm
Không gian vũ trụ Nhật Bản (JAXA) AMSR-E quan sát.


17
mùa Đông khốc liệt. Những trận bão lớn vừa xẩy ra tại Mỹ, Trung Quốc,
Nhật Bản, Ấn Độ có nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong
nhiều thập kỷ qua. Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy
số lượng các trận bão không thay đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ
mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, Tây Nam Thái Bình
Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Đại Tây Dương. Số lượng các trận bão lớn, lốc
xoáy cường độ mạnh tăng gấp đôi, trùng hợp với nhiệt độ bề mặt đại dương
tăng lên. Trận sóng thần ở Ấn Độ Dương (2004) cướp đi sinh mạng
225.000 người thuộc 11 quốc gia, hay cơn bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ
(2005) gây thương vong lên đến hàng ngàn người và thiệt hại kinh tế ước
tính 25 tỷ USD, và gần đây nhất siêu bão Nargis đánh vào Myanmar (2008)
là thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất trong năm tính theo số lượng người
thiệt mạng. Trận bão này đã cướp đi sinh mạng của hơn 135.000 người và
đẩy hơn một triệu người vào cảnh không nhà cửa. Tính ra, thiên tai đã cướp
đi mạng sống của hơn 220.000 người trong năm 2008 và gây thiệt hại

khoảng 200 tỷ USD, biến nó thành một trong những năm đáng sợ nhất
trong lịch sử loài người tính theo tổn thất thiên tai về người và của. Diễn
biến mới nhất của thiên tai là trận cháy rừng khủng khiếp do thời tiết quá
khô hạn xảy ra ở nước Úc (2/2009) đã giết chết ít nhất 210 người và làm bị
thương hơn 500 người cùng những thiệt hại nặng nề về vật chất. Một
nghiên cứu dự báo với xác suất lên tới 90% cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ
người rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên
của Trái đất.
Biến đổi khí hậu không phải là vấn đề hàn lâm mà thực tế nó có tác
động rất lớn đến cuộc sống, là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và cuộc
sống của con người. Đã đến lúc con người phải nhận thức được những việc
sai lầm mà mình đã làm và phải cứu vãn hành tinh này.

18
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi cơ bản nhất của các hệ thống môi
trường của trái đất bao gồm cả nhiệt độ và lượng mưa. Vì vậy, hiệu ứng
của nó có thể được nhận thấy trong phạm vi nhiều lĩnh vực rộng lớn, chẳng
hạn như lưu thông thủy văn và tài nguyên nước, hiểm họa về nước và bờ
biển, hệ sinh thái trên cạn và trên biển, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, sức khoẻ con người và công nghiệp. Những ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu có thể theo các hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Một ví dụ về
ảnh hưởng tích cực là các hoạt động quang hợp tăng lên do nồng độ CO2
tăng trong khí quyển. Điều này sẽ dẫn đến năng suất ngũ cốc cao hơn (thụ
phấn có hiệu quả). Tuy nhiên, các nghiên cứu đến thời điểm này đều cho
thấy những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu là rất nghiêm trọng và
lớn hơn rất nhiều so với những tác động tích cực.
Theo Báo cáo đánh giá số 4 của IPCC (AR4), trong thế kỷ 21 con
người sẽ phải đối mặt với những ảnh hưởng nghiêm trọng từ biến đổi khí
hậu như: giảm nguồn nước ngọt, sự tuyệt chủng của một số loài, bão lũ và
ngập lụt do ảnh hưởng của mực nước biển dâng, khủng hoảng lương thực

và sức khỏe. Trên quy mô toàn cầu, khi nhiệt độ trung bình tăng 1-3°C so
với mức của giai đoạn 1980-1999, một số lĩnh vực có thể có lợi như nông
nghiệp ở các vùng lạnh hơn. Tuy nhiên, hiệu ứng tiêu cực về kinh tế được
dự báo sẽ chiếm ưu thế trong tất cả các nơi trên thế giới nếu nhiệt độ tăng
2-3°C hoặc lớn hơn. Bốn khu vực được xác định là đặc biệt dễ bị tổn
thương với biến đổi khí hậu là Bắc Cực; Châu Phi; các quốc gia đảo nhỏ;
và các khu vực đồng bằng châu thổ
5
lớn ở Châu Á có nguy cơ cao về nước
biển dâng, bão và lũ sông.

5
Hình thành vùng đất bùn phẳng và thấp được tạo ra trong khu vực nơi sông giao với
biển. Vùng đồng bằng rộng lớn được hình thành ở cửa sông lớn như sông Hằng và sông
Mekong được gọi là đồng bằng châu thổ.

19
Tại Nhật Bản: Những hệ lụy của biến đổi khí hậu được thể hiện rất
rõ nét ở Nhật Bản. Thời tiết, khí hậu tại Nhật Bản đã có sự thay đổi đáng
kể. Nhiệt độ ấm lên, mực nước biển dâng cao, những thay đổi về quy luật
mưa và tuyết rơi cũng như các trường hợp thời tiết khắc nghiệt đã và đang
ảnh hưởng đến Nhật Bản ở nhiều khía cạnh như nông nghiệp, lâm nghiệp,
sức khỏe con người, cơ sở hạ tầng, du lịch, và hệ sinh thái. Dưới đây là một
số biểu hiện đã được nhận thấy và được dự báo từ biến đổi khí hậu ở Nhật
Bản.
Theo nhiều bài phân tích, Nhật Bản đang ấm lên. Nhiệt độ trung bình
hàng năm của Nhật Bản đã tăng khoảng 1,0°C trong thế kỷ qua (Cruz et al.,
2007). Hơn nữa, số lượng những ngày nắng nóng ở Nhật Bản ngày càng
nhiều hơn qua mỗi năm (những ngày có nhiệt độ tối đa cao hơn 35°C),
trong khi số lượng những ngày lạnh cực độ lại giảm đi (JMA, 2005). Tại

Hokkaido, sự thay đổi này thậm chí còn nhiều hơn mức trung bình của cả
nước. Nhiệt độ trung bình hàng năm tại Hokkaido đã tăng 1,33°C so với
mức trung bình quốc gia 1,09°C (JMA, 2006).
Tổng lượng mưa trên toàn Nhật Bản không có sự thay đổi rõ rệt,
song số lượng các trận mưa và cường độ mưa đã có sự thay đổi rất rõ rệt.
Theo Báo cáo đánh giá số 4 của IPCC, xét về tổng thể, tại Nhật Bản không
có xu hướng tăng hoặc giảm đáng kể về lượng mưa trong suốt thế kỷ 20.
Tuy nhiên, thời gian, mùa vụ, và số lượng các trận mưa đã có sự thay đổi rõ
rệt. Đây là loại thay đổi rất khó dự báo, làm cho việc quy hoạch quản lý tài
nguyên nước và nông nghiệp trở nên khó khăn hơn. Sự phân bố lượng mưa
trong các vùng cũng có sự thay đổi đáng kể. Tại một số khu vực của Nhật
Bản, lượng mưa có xu hướng giảm trong khi ở một số khu vực khác lại gia
tăng (Cruz et al, 2007).

20
Một hiện tượng nữa có thể nhận thấy rất rõ về biến đổi khí hậu ở
Nhật Bản là thời gian băng trôi và mức độ của băng biển ở phần phía Nam
của Biển Okhotsk (Ishizaka 2004; Hirota et al, 2006), bao gồm cả phần
biển dọc theo bờ biển Hokkaido (JMA, 2007a) cũng có những thay đổi rõ
rệt. Hình ảnh vệ tinh trên biển Okhotsk cho thấy mỗi năm đã có 4,4%
lượng băng trên biển suy giảm trong ba thập kỷ qua (EORC, 2008). Trong
4 năm (2005-2008), số lượng trung bình các ngày quan sát thấy băng trôi
trên khu vực biển phía Bắc của Nhật Bản đã giảm từ 87 ngày xuống 65
ngày mỗi năm (JMA, 2008).
Có thể nói rằng các trường hợp thời tiết khắc nghiệt ở Nhật Bản đã
tăng lên cả về tần suất và cường độ. Trong suốt 100 năm qua, tần suất của
các trận mưa đỉnh điểm đã gia tăng. Trong đó, đặc biệt là giai đoạn từ sau
những năm 1960 đến nay, số lượng các trận mưa cực lớn đã tăng mạnh
(Isobe 2002; Kanai et al, 2004).
Theo dự báo, nhiệt độ trung bình hàng năm đối với toàn bộ khu vực

Đông Á (Lal et al, 2001;. Alam et al, 2007) sẽ tăng khoảng 3°C vào năm
2050 và 5°C vào năm 2080. Đối với Nhật Bản, nhiệt độ được dự báo cũng
tương tự, với nhiệt độ trung bình hàng năm dự kiến sẽ tăng 2-3°C trong
vòng 100 năm tới (MOE, 2006). Ở Hokkaido nhiệt độ được dự báo tăng lên
sẽ vượt mức 4°C ở xung quanh khu vực biển Okhotsk (Kurihara et al,
2005; MOE, 2006a). Tỷ lệ nóng lên được dự báo thay đổi theo mùa và thời
gian trong ngày, với sự ấm lên trong mùa Đông tăng nhanh hơn trong mùa
Hè và sự ấm lên vào buổi đêm tăng nhanh hơn vào ban ngày (Kurihara et
al, 2005). Số ngày sương giá trên khắp Nhật Bản được dự báo sẽ giảm 20
đến 45 ngày vào năm 2090 với những thay đổi lớn nhất ở Hokkaido và dọc
theo bờ biển Nhật Bản (Mizuta et al, 2005). Tần suất, thời gian và cường
độ của các đợt nóng vào mùa hè và số lượng những ngày nóng cũng được
dự báo sẽ tăng lên khắp khu vực Đông Á (Gao et al, 2002;. Meehl, 2004;

21
Cruz et al, 2007). Tương tự như vậy, khả năng các mùa nóng đỉnh điểm tại
Nhật Bản được dự báo có sự gia tăng lớn và nhiệt độ trung bình ban ngày
mùa hè (tháng 6, tháng 7 và tháng 8) ở Nhật Bản được dự báo tăng từ 3,0
đến 4,2°C vào năm 2100 (MOE, 2006a; JMA, 2007a). Hơn nữa, một
nghiên cứu Nhật Bản gần đây đã cho thấy số lượng những ngày trên 30°C
sẽ tăng mạnh từ khoảng 40 ngày một năm hiện nay lên hơn 100 ngày một
năm vào năm 2100 (CCSR, 2004). Sự thay đổi nhiệt độ như vậy có nghĩa là
Nhật Bản có thể chuyển đổi từ một quốc gia có bốn mùa thành quốc gia chỉ
có ba mùa, điều này sẽ đưa đến những thay đổi có thể gây tác động ngược
trong toàn bộ nền văn hóa Nhật Bản. Các đại dương có khả năng sẽ tiếp tục
ấm lên, với nhiệt độ bề mặt biển tăng từ 1 đến 6°C, bao gồm cả dọc theo bờ
biển phía Đông của Hokkaido (Murazaki et al, 2005).
Lượng mưa và tần suất của các trận mưa cường độ cao cũng được dự
báo sẽ tăng trên toàn khu vực Đông Á (Ichikawa, 2004; Emori et al, 2005;.
JMA, 2005; Cruz et al, 2007;. Christensen et al, 2007). Lượng mưa trung

bình tại Nhật Bản được dự báo sẽ tăng hơn 10% trong thế kỷ 21, đặc biệt là
trong những mùa ấm áp (Kimoto et al, 2005). Sự khác biệt giữa các khu
vực và các mùa về tần suất và cường độ mưa sẽ tiếp tục gia tăng. Lượng
mưa trong mùa Hè (từ tháng 6 đến tháng 9) ở Nhật Bản được dự báo sẽ
tăng 17 đến 19% (MOE, 2006a), trong khi lượng mưa trong mùa Đông trên
khắp Nhật Bản được dự báo hoặc không thay đổi hoặc giảm nhẹ.
Biến đổi lớn hơn về cường độ của các trận mưa được dự báo diễn ra
trên khắp Nhật Bản, số ngày mưa lớn (những ngày có lượng mưa trên
30mm/ngày) dự báo sẽ tăng 5 ngày một năm và số ngày không có mưa
được dự báo sẽ tăng 10 ngày một năm (Kimoto et. al, 2005). Hokkaido
được dự báo có tần suất và cường độ mưa tăng mạnh nhất so với các khu
vực khác trên cả nước (Nishimori và Kitoh, 2006; Mizuta et al, 2005).

22
Sự gia tăng tần suất và/hoặc cường độ của các trường hợp thời tiết
khắc nghiệt, như hạn hán, lũ lụt và lốc xoáy nhiệt đới, cũng được dự báo sẽ
diễn ra ở một số khu vực của Nhật Bản (Cruz et. al, 2007). Trong thực tế,
sự gia tăng nhiệt độ bề mặt biển từ 2°C đến 4°C so với nhiệt độ hiện tại có
thể làm gia tăng 10% đến 20% cường độ của các cơn bão nhiệt đới, tùy
thuộc vào độ nhạy khí hậu (Knutson và Tuleya, 2004).
Đi liền với các hiện tượng thời tiết cực đoan là nước biển dâng. Dọc
theo bờ biển của Nhật Bản, mực nước biển đã tăng lên với tốc độ nhanh
chóng 3,3 mm mỗi năm kể từ giữa những năm 1980 và với tốc độ 5,0 mm
mỗi năm từ năm 1993 (JMA, 2007a). Tốc độ mực nước biển dâng tối đa đã
được ghi nhận tại Kushiro, Hokkaido, tăng 9,3 mm mỗi năm từ 1970 đến
năm 2003 (JMA, 2004). Theo các dự báo về biến đổi khí hậu, mực nước
biển toàn cầu sẽ tăng thêm từ 0,18m đến 0,59m vào năm 2100 (IPCC,
2007). Ở Đông Á, tốc độ mực nước biển dâng hàng năm được dự báo sẽ
tăng lên 5 mm mỗi năm trong thế kỷ tới (Cruz et al, 2007). Sự gia tăng
nhanh của mực nước biển như vậy đã và đang đe dọa nghiêm trọng 34.000

km bờ biển của Nhật Bản - nơi có một bộ phận lớn dân cư sinh sống và
nhiều hoạt động kinh tế quan trọng của Nhật Bản (Kojima, 2004). So với
các nước khác, Nhật Bản có số lượng người dân lớn thứ sáu (hơn 30 triệu
người) sống trong phạm vi 10 km tính từ bờ biển (IIED, 2007). Các thành
phố ven biển của Nhật Bản chiếm khoảng 32% tổng diện tích, 46% tổng
dân số, sản xuất khoảng 47% sản lượng công nghiệp của cả nước (Kojima,
2004). Nước biển dâng cũng làm trầm trọng thêm các cơn bão biển, sóng
thần, xói mòn bờ biển Đây chính là những mối đe dọa lớn đối với cộng
đồng dân cư ven biển và các hoạt động kinh tế (Kojima, 2004). Trận sóng
thần kinh hoàng tàn phá gần như toàn bộ khu vực Đông Bắc của Nhật Bản
ngày 11/3/2011 là một trong những ví dụ điển hình về tai họa thảm khốc do
thiên nhiên gây ra tại quốc gia này.

23
Những tác động liên quan đến sự gia tăng mực nước biển là lũ lụt
ngày càng trở nên nghiêm trọng, sự xâm nhập của nước mặn vào các con
sông và các tầng chứa nước ngầm, và xói mòn vùng đất ven biển của Nhật
Bản. Con người và các loài động vật hoang dã sẽ trải nghiệm những tác
động gia tăng mức độ của lũ lụt, bão, nước biển dâng và sự xâm lấn của
thủy triều vào hệ thống các sông và cửa sông (McLean et al.,2001). Trong
thực tế, sự gia tăng mực nước biển trung bình 0,3m đã có khả năng loại bỏ
hơn 50% bãi cát trên bờ biển của Nhật Bản. Nếu mực nước biển dâng tới 1
mét thì hơn 90% các bãi biển của Nhật Bản sẽ biến mất cùng với nhiều
vùng đất ngập nước thủy triều, nơi cung cấp nguồn thức ăn cho các loài
chim di cư (Hulme và Sheard năm 1999; MOE, 2004; Harasawa 2006).
Chính phủ Nhật Bản ước tính các chi phí liên quan đến việc bảo vệ đất
nước này khỏi tình trạng nước biển dâng 1m sẽ vào khoảng 115 tỷ
USD, trong khi giá trị các tài sản có nguy cơ rủi ro từ việc mực nước biển
dâng 1m vượt quá 1 nghìn tỷ USD (Kojma, 2006).
Tại Hàn Quốc: Dấu hiệu rõ nhất của biến đổi khí hậu là rét đậm vào

mùa Đông, mưa kéo dài và số lượng những ngày nắng nóng gia tăng vào
mùa Hè. Tuyết dày gần 100cm đã xẩy ra ở tỉnh Gangwon trong tháng 2
năm 2010 (110cm ở Samcheok và 100cm ở Donghae). Tuyết dày nhất
trong vòng 80 năm qua cũng đã xẩy ra Ulsan làm tê liệt thành phố này và
buộc hãng motors Hyundai phải ngừng sản xuất xe hơi (ngày 4 tháng 2).
Mật độ tuyết dày nhất 52cm trong vòng 60 năm qua cũng đã xẩy ra ở
Pohang vào tháng 1 năm 2010. Tuyết dày 25,8cm đã xẩy ra ở Seoul. Đây là
trận mưa tuyết dày nhất kể từ năm 1937.
Tháng 2 năm 2010, tại Hàn Quốc đã xẩy ra một đợt rét lạnh kỷ lục
nhất (nhiệt độ thấp nhất xuống dưới âm 20 độ C) đã gây thiệt hại lớn chưa
từng có đối với thủ đô Seoul trong vòng 10 năm và thành phố Busan trong
vòng 96 năm.

24
Sóng lạnh bất thường và mưa tuyết dày đã làm cho tất cả các phương
tiện giao thông vận tải như ô tô, tàu thuyền và máy bay đều bị tạm dừng,
hoa màu bị hư hại, niềm tin của người tiêu dùng bị suy giảm, phục hồi kinh
tế chậm lại và việc cung cấp các nguồn nguyên liệu bị trì hoãn.
Mưa lớn bất thường cũng đã xảy ra ở Hàn Quốc trong mùa mưa năm
2010. Tại Thủ đô Seoul, mưa đã kéo dài trong suốt 24 ngày trong tháng
8/2010, dài nhất kể từ khi hệ thống dự báo thời tiết hiện đại lần đầu tiên
được giới thiệu ở đây vào năm 1908.
Cơ quan Dự báo khí tượng Hàn Quốc cho biết, chỉ riêng trong tháng
8/2010, cả nước đã có lượng mưa 374,5 mm, cao hơn so với 304,2 mm
trong thời điểm gió mùa của nước này vào giữa tháng 6 và tháng 7. Cơ
quan này cũng cho biết, tình hình bất thường này vẫn được tiếp tục trong
tháng 8 với lượng mưa 933,2 mm ở Seoul từ ngày 1 tháng 8 đến ngày 11
tháng 9, chiếm gần 75% lượng mưa hàng năm của thủ đô Seoul.
Tổ máy số 1 và 2 trong nhà máy điện hạt nhân Kori đã phải ngừng
hoạt động vì mưa lớn trong tháng 7 năm 2010. Lượng mưa trên toàn quốc

trong tháng 8 năm 2010 đạt 374,5mm (tăng 141,3% so với lượng mưa
trung bình hàng năm). Mưa lớn cục bộ đỉnh điểm 98mm cũng đã xẩy ra
trong khu vực Thủ đô trong những ngày nghỉ lễ Chuseok (từ ngày 21 đến
22 tháng 9 năm 2010). Cùng với mưa lớn, cơn bão Kompasu đã lấy đi 6
sinh mệnh và những thiệt hại do cơn bão gây ra đã lên tới 167,4 tỷ won.
Mưa lớn cục bộ làm cho cuộc sống của người dân bị xáo trộn bao gồm cả
sự gián đoạn về cung cấp năng lượng do lũ lụt.
b. Đe doạ đời sống của con người
Biến đổi khí hậu gây nguy hiểm do nó làm cho Trái đất nóng lên,
nước biển dâng lên. Trái đất có 7 tỷ người và hiện giờ, có đến hơn một nửa
số người này sống ở vùng duyên hải của Trái đất trong phạm vi 100 km trở

25
lại từ vùng bờ biển. Khi nước biển dâng lên làm ảnh hưởng đến cuộc sống
của hàng tỷ người. Theo dự báo của các nhà khoa học, thủ đô Bangkok
(Thái Lan) trong vòng hai mươi năm nữa sẽ bị ngập. Đồng bằng sông Cửu
Long của Việt Nam cũng là một trong những vùng rất "nhạy cảm" với tác
động của biến đổi khí hậu.
Sức khỏe con người là một trong những lĩnh vực bị tác động nhiều
nhất của biến đổi khí hậu. Sự thay đổi của khí hậu sẽ kéo theo những dịch
bệnh, trong đó có nhiều dịch bệnh xảy ra với con người. Chẳng hạn, nắng
nóng sẽ làm muỗi sinh sôi nảy nở mà muỗi chính là mầm bệnh của bệnh sốt
rét. Hay nhiệt độ tăng cao và mưa lớn trái quy luật là một trong những
nguyên nhân quan trọng dẫn đến sốt xuất huyết tăng cao đột biến. Theo Tổ
chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 150.000 người tử vong do
biến đổi khí hậu liên quan đến các bệnh như sốt rét, tiêu chảy , đáng chú ý
một nửa trong số này tập trung ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong
đó có Việt Nam
.
Việt Nam là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng mạnh nhất

của biến đổi khí hậu. Lũ lụt liên tiếp đã xảy ra ở miền Trung. Tình trạng
thiếu nước ngọt đã xẩy ra ở khu vực vốn được coi là có nguồn nước dồi dào
như Đồng bằng sông Hồng Biến đổi khí hậu cũng làm gia tăng nguy cơ
mắc bệnh ở người già, trẻ em. Trong thời gian qua, nhiều dịch bệnh nguy
hiểm mới đã xuất hiện như SARS, H5N1 Trước sự thay đổi của khí hậu
việc tìm hiểu về các loại bệnh mới là rất cần thiết để có những cách phòng
chống
6
.
Chết vì nóng, vì bệnh dịch, vì ô nhiễm không khí - trong tương lai sẽ
có thêm nhiều nạn nhân của biến đổi khí hậu toàn cầu. Đó là kết luận của
một nghiên cứu do Bộ Môi trường Mỹ thực hiện. Bản báo cáo này gồm 149
trang vừa được công bố tại Washington là một trong nhiều phân tích khoa

6
. />3516.html

×