Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Thực trạng hoạt động của Vụ hợp tác quốc tế thuộc bộ nông nghiệp và PTNT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.8 KB, 33 trang )

Lời nói đầu
Cùng với sự ra đời và phát triển của dân téc, nền Nông nghiệp nước ta
đã có lịch sử phát triển hơn 4000 năm và được coi là một trong những nền
nông nghiệp lâu đời trên thế giới.Các nhà nghiên cứu đã cho rằng hơn một
vạn năm trước đây, Nông nghiệp đã ra đời ở Đông Nam á và Việt Nam. Nhân
dân Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác cần cù lao động, sáng tạo, kiên trì
trong công cuộc đấu tranh chuyển hoá thiên nhiên đã đúc kết nhiều bài học
kinh nghiệm quý giá trong quá trình phát triển nền Nông nghiệp nước nhà.
Đứng trứơc xu thế phát triển hội nhập kinh tế quốc tế nh hiện nay Việt
Nam- Một nước Nông nghiệp đang phát triển đang từng bước tham gia vào
các tổ chức kinh tế quốc tế khu vực và toàn cầu. Một trong những yêu cầu cấp
bách đặt ra cho Việt Nam là đẩy mạnh phát triển Nông nghiệp nói riêng và
nền kinh tế nói chung để bắt kịp với các nước trong khu vực và trên toàn thế
giới.
Thấy được tầm quan trọng của Ngành Nông nghiệp Việt Nam, em dã
mạnh dạn xin thực tập tại Vụ Hợp tác Quốc tế thuộc Bộ Nông nghiệp và
PTNT mục đích nghiên cứu thực trạng phát triển của Ngành Nông nghiệp của
Việt Nam trong xu thế Hội nhập như hiện nay.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, đặc
biệt là cô giáo hướng dẫn thạc sĩ Nguyễn Thị Thuý Hồng.
I. Tổng quan về Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển tổ chức ngành Nông nghiệp Việt
Nam
1.1. Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ (1884 - 1945):
Trong thời kỳ đầu của sự phát triển kinh tế, Nông nghiệp là ngành đầu
tư Ýt vốn mà dễ dàng thu được lợi nhuận. Năm 1888, Toàn quyền Đông
Dương ra Nghị định cho bọn địa chủ thực dân được quyền lập các đồn điền ở
những vùng chúng coi là đất "vô chủ". Năm 1897, Triều đình Huế ký điều
ước nhượng cho thực dân quyền khai khẩn đất hoang. Ngày 1/5/1900, Thực
dân Pháp ra nghị định phủ nhận quyền sở hữu ruộng đất trong luật pháp
phong kiến để dễ bề cướp đoạt.


Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) nông nghiệp từ
chỗ trồng lúa là chính được chuyển một phần sang trồng các cây phục vụ
chiến tranh nh thầu dầu, đay, đậu, lạc.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến Cách mạng Tháng tám năm
1945, do nhu cầu của nền công nghiệp Pháp sau chiến tranh, giá cao su trên
thế giới lên cao, thực dân Pháp đã mở các đồn điền cao su ở những vùng đất
đỏ. ở nước ta, nhất là Miền nam Trung bộ và Miền Nam để phục vụ cho việc
khai thác thuộc địa, người Pháp đã mở trường đào tạo công chức chuyên môn
về nông nghiệp trình độ cao đẳng, trung, sơ cấp như: Trường Cao đẳng Canh
nông, Cao đẳng Thó y, Cao đẳng Thuỷ lâm, các líp đào tạo kỹ thuật trồng
trọt, kiểm lâm, thó y tá
1.2. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp từ 1945 đến 1954.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nhằm phục vụ cho công
cuộc kiến thiết đất nước, ngày 14/11/1945 Hội đồng Chính phủ ra quyết định
thành lập Bộ Canh nông do ông Cù Huy Cận làm Bộ trưởng.
- Mục đích thành lập Bộ Canh nông đã được chỉ rõ: "Nước Việt Nam là
một nước chuyên về nông nghiệp 95% dân số Việt Nam sống về đồng ruộng.
Muốn giải quyết vấn đề Canh nông vừa về phương diện xã hội, vừa về
phương diện chuyên môn cần có một cơ quan tối cao" và đề ra nhiệm vụ cho
Bé Canh nông ngoài công việc tăng gia sản xuất cấp tốc để giải quyết nạn đói.
Trong phạm vi tình thế hiện thời còn có nhiệm vụ sửa soạn một chương trình
kiến thiết về kinh tế nông nghiệp sau này và đặt ra những căn bản đầu tiên
cho cuộc kiến thiết Êy.
Về mặt tổ chức quản lý của Bộ Canh nông lúc này bao gồm các ngành:
trồng trọt, chăn nuôi (cả thó y), lâm nghiệp, nuôi cá, khẩn hoang, tín dụng
nông thôn. Bộ máy quản lý của Bộ gồm các Nha làm chức năng quản lý nhà
nước về cán bộ, tài chính, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, với cơ cấu
như sau:
- Nha Nông chính
- Nha Thó ngư (Thó y - Mục sóc - Ngư nghiệp)

- Nha Thủy lâm
- Nha Khẩn hoang di dân
- Nha Tín dụng sản xuất;
Sắc lệnh số 62 ngày 8/5/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân
chủ cộng hoà quy định các chức vụ trong Văn phòng, các Phòng Sù - Vụ và
các Nha thuộc Bộ Canh nông gồm:
1) Văn phòng: Đổng Lý văn phòng; Chánh Văn phòng; Phó Văn
phòng; Bí thư; Tham chính Văn phòng.
2) Các phòng sự Vụ: Đổng Lý sự vụ; Phó Đổng Lý sự vô.
3) Các Nha: Giám đốc Nha Nông chính; Giám đốc Nha Nông nghiệp
tín dụng; Giám đốc Nha Thó y, Mục súc, Ngư nghiệp.
1.3. Thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1999.
1.3.1 Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1960:
Nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền, Miền Bắc được hoàn toàn giải
phóng, Miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân téc. Cả nước có 2
nhiệm vụ chiến lược là khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng CNXH ở
Miền Bắc và tiếp tục đấu tranh hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ giải
phóng Miền Nam. Với yêu cầu hoàn cảnh mới, công tác lâm nghiệp hiện đang
phát triển và có một địa vị quan trọng bên cạnh những công tác nông nghiệp
(trồng trọt và ngành chăn nuôi) trong nền kinh tế quốc dân. Vì thế nhằm tập
trung đầu mối để phục vụ tốt hơn cho nhiệm vụ của Bộ quản lý trên cả 2 lĩnh
vực nông nghiệp và lâm nghiệp để phù hợp với nhiệm vụ của thời kỳ mới, tại
phiên họp các ngành 1,2,4 tháng 2 năm 1955 của Hội đồng Chính phủ dã ra
Nghị quyết đổi tên Bộ Canh nông thành Bộ Nông Lâm.
Bộ gồm 8 đơn vị:
- Văn phòng
- Vô Nông nghiệp
- Vô Lâm nghiệp
- Vô Ngư nghiệp
- Sở Quốc doanh nông nghiệp

- Viện khảo cứu Nông - Lâm
- Phòng tổ chức cán bé
- Trường Nông Lâm Trung ương
- Các đơn vị do Bộ quản lý.
Đến ngày 17/2/1955 Bộ Nông Lâm đã có Nghị định số 03NL/QT/ND
tổ chức một quốc doanh lâm khẩu thuộc Bộ, quy định nhiệm vụ và tổ chức
gồm: ở Trung ương có 02 phòng là phòng chuyên môn và phòng quản trị; ở
địa phương tổ chức thành chi nhánh…
Ngày 23/2/1955, Bộ trưởng Bộ Nông Lâm ban hành Nghị định số
04/NL/NĐ/QT bãi bỏ các Viện trồng trọt, Việt chăn nuôi và Phòng kỹ thuật ở
Vụ Thuỷ lâm và thành lập Viện khảo cứu Nông - Lâm; Nghị định quy định tổ
chức của Viện gồm những phòng khảo cứu hay Ban khảo cứu ở Trung ương
và các trại trực thuộc. Viện Khảo cứu Trung ương do một giám đốc phụ trách,
các phó giám đốc giúp việc; mỗi phòng hay Ban Khảo cứu có một trưởng
phòng phụ trách, có thể có phó trưởng phòng giúp việc. Mỗi Trại có Trưởng
Trại phụ trách, có thể có Phó trưởng trại giúp việc. Nghị định quy định cụ thể
tổ chức của các phòng và trạm thí nghiệm ở Trung ương gồm:
- Phòng Quản trị
- Phòng Kỹ thuật trồng trọt
- Phòng Kỹ thuật Chăn nuôi
- Phòng Kỹ thuật Lâm nghiệp
- Phòng Sinh lý thực vật
- Phòng Côn trùng và nấm
- Phòng Hoá học
- Bệnh Viện gia sóc Trung ương
- Phòng nghiên cứu sử dụng gỗ
* Các trại Trung ương gồm:
- Trại thí nghiệm lâm sinh
- Trại thí nghiệm Chăn nuôi đại gia sóc
- Trại thí nghiệm trồng trọt Sông Lô

- Trại thí nghiệm trồng trọt Phú Thọ
- Trại thí nghiệm trồng trọt Thanh Hoá
- Trại thí nghiệm trồng trọt Thái Bình.
Ngày 23/2/1955, Bộ Nông Lâm ban hành Nghị định số 05 NL/NĐ/QT,
thành lập Hội đồng khảo cứu Nông - Lâm học để giúp Bộ đẩy mạnh công tác
khảo cứu thí nghiệm về kỹ thuật nông lâm nghiệp; Hội đồng bao gồm chuyên
gia của các Bộ ngành Nông - Lâm; Y tế; Công chính, Công thương và Trường
đại học.
Năm 1956, thành lập Trường Đại học Nông nghiệp. Năm 1959, nhập
Viện về Trường thành Học viện Nông - Lâm, các Viện thành các ban trong
học Viện.
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1961 - 1975.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế ở Miền
Bắc.Tháng 4/1961 Hội đồng Chính phủ đã quyết định tách Bộ Nông - Lâm và
thành lập Tổng Cục Lâm nghiệp và Bộ Nông trường.
Tổ chức bộ máy của Bộ Nông trường gồm có:
1. Văn phòng
2. Ban Thanh tra
3. Vụ Tổ chức cán bé
4. Vụ kế hoạch tài vô
5. Cục kiến thiết cơ bản
6. Cục Cung tiêu
7. Cục Quy hoạch
8. Cục Khai hoang nhân dân
9. Cục sản xuất nông nghiệp
10. Cục chăn nuôi
11. Cục cơ khí
Các đơn vị sự nghiệp, xí nghiệp do Bộ quản lý.
Tổ chức bộ máy của Tổng Cục Lâm nghiệp gồm có:
1. Văn phòng

2. Ban Thanh tra
3. Vụ Tổ chức cán bộ và lao động tiền lương
4. Vụ Kế hoạch
5. Vụ Tài vô
6. Cây Trồng rừng
7. Cục Điều tra quy hoạch
8. Cục Khai thác lâm sản
9. Cục vận chuyển phân phối
10. Cục Chế biến lâm sản
11. Viện nghiên cứu Lâm nghiệp
Các đơn vị sự nghiệp, xí nghiệp do Tổng cục quản lý.
Bộ nông trường được đổi tên thành Bộ nông nghiệp.
* Tổ chức bộ máy Bộ Nông nghiệp gồm 14 Cục, Vụ, Ban như sau:
- Văn phòng Bé
- Vô Tổ chức cán bé
- Vô tuyên giáo
- Vô kế hoạch
- Vô Tài vô - Kiến thiết - Vật tư
- Vô Khoa học kỹ thuật
- Vô quản lý ruộng đất
- Vô Hợp tác xã nông nghiệp
- Vô Trồng trọt
- Vô Chăn nuôi
- Cục bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Cục giống và phân bón
- Cục nông cụ và cơ khí nông nghiệp
- Ban Thanh tra
- Học Viện Nông - Lâm
- Các đơn vị sự nghiệp, Xí nghiệp do Bộ quản lý.
1.3.3. Giai đoạn từ năm 1971 - 1976:

Lúc này chúng ta còn lúng túng về việc tổ chức quản lý ngành nông
nghiệp, sau khi khảo sát mô hình của một số nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta
đã chọn mô hình của Cộng hoà Dân chủ Đức.
Năm 1969, thực hiện chủ trương phân cấp quản lý các Nông - Lâm
trường, vì vậy hầu hết các Nông - Lâm trường đã bàn giao phân cấp về cho
các Tỉnh quản lý. ở Bộ Nông trường, Bộ Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp chỉ
quản lý trực tiếp một số Nông, Lâm, Trường, Trạm trại chủ yếu làm giống và
thí nghiệm. Đồng thời Chính phủ mèn có một tổ chức đủ mạnh để điều hành
sản xuất Nông nghiệp đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, Uỷ Ban thường vụ Quốc hội đã ra Nghị quyết số 1066/TVQH,
ngày 1/4/1971 về thành lập Uỷ ban Nông nghiệp Trung ương. Trên cơ sở sáp
nhập Bộ Nông nghiệp và Bộ Nông trường. Bộ máy tổ chức quản lý của Uỷ
ban Nông nghiệp Trung ương gồm các bộ phận sau:
- Văn phòng Uỷ ban
- Vô Kinh tế kế hoạch
- Vô Kế toán tài vô
- Vô Tổ chức cán bé
- Vô Tuyên giáo
- Vô Quản lý ruộng đất
- Vô Lao động Nông nghiệp và lao động tiền lương
- Vô Khoa học kỹ thuật
- Ban Thanh tra
- Ban Phân vùng và quy hoạch
- Ban Quản lý hợc tác xã nông nghiệp
- Ban Quản lý Nông trường Quốc doanh
- Ban Kinh tế Nông nghiệp miền núi và vùng kinh tế mới
- Cục Cây công nghiệp, cây ăn quả và cây làm thuốc
- Cục Chăn nuôi gia súc lớn
- Cục Chăn nuôi gia súc nhá
- Cục Nuôi cá nước ngọt

- Cục Dâu tằm
- Cục Chế biến nông sản
- Cục Thuỷ nông
- Cục Công cụ và cơ giới hoá nông nghiệp
- Cục Xây dùng
- Cục Công ty Vật tư nông nghiệp
- Viện Khoa học Nông nghiệp
- Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
- Viện Cây công nghiệp, Cây ăn quả và Cây làm thuốc
- Viện Thổ nhưỡng nông hoá
- Viện Chăn nuôi
- Viện Thó y
- Viện Bảo vệ thực vật
- Viện Công cụ và cơ giới hoá nông nghiệp
- Các Trường đại học nông nghiệp I, II, III.
- Các Trường nghiệp vụ, trung cấp thực hành, trường đào tạo công
nhân kỹ thuật.
- Học Viện kinh tế nông nghiệp.
Có thể nói, thời kỳ này bộ máy quản lý nông nghiệp có nhiều thay đổi
và trong trạng thái tìm kiếm mô hình quản lý phù hợp nhằm thúc đẩy nông
nghiệp phát triển và phục vụ tốt nhất cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ và
giải phóng Miền Nam, bảo vệ Miền Bắc. Sự thay đổi liêntục tên gọi và cơ cấu
tổ chức chứng tỏ thêm rằng, chúng ta đang trên con đường học hỏi và thử
nghiệm cho quá trình hoàn thiện bộ máy quản lý của ngành nông nghiệp.
1.3.4. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1999
Sau khi thống nhất đất nước, cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế,
chính trị, xã hội, nền nông nghiệp nước ta cũng đặt trước những nhiệm vụ
mới trong quản lý; xây dựng và phát triển nông nghiệp trên địa bàn cả nước.
Về mặt cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Bộ lúc này được thiết lập theo
Nghị định số 275/CP ngày 8/10/1977 của Hội đồng Chính phủ.

Bộ máy quản lý của Bộ gồm 3 nội dung chính đó là:
- Quản lý Nhà nước;
- Quản lý sản xuất kinh doanh;
- Các tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật; kinh tế vào đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công nhân nông nghiệp.
1.3.5. Năm 1987
Nhằm thực hiện chủ trương phát triển một nền Nông nghiệp Việt Nam
theo hướnggắn nông nghiệp với công nghiệp; trước hếtlà công nghiệp chế
biến, gắn sản xuất với tiêu thụ, nghĩa là: sản xuất - chế biến - tiêu thụ thành
một quy trình khép kín. Mặt khác, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới của
đất nước nói chung cũng như đổi mới trong ngành nông nghiệp nói riêng, để
có một nền nông nghiệp sản xuất chất lượng và hiệu quả, ngày 16/12/1987,
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã có Nghị quyết số 782 NQ HĐNN 7 về việc
thành lập Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm trên cơ sở sáp nhập 3
Bộ: Bộ Nông nghiệp; Bộ lương thực (Nghị quyết ngày 22/1/1981 của Uỷ Ban
thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc thành lập Bộ Lương thực) và Bộ Công
nghiệp thực phẩm (Nghị quyết ngày 22/1/1981 của UBTVQH phê chuẩn việc
thành lập Bộ Công nghiệp thực phẩm).
Các đơn vị tổ chức từ 3 Bé giao sang Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp
thực phẩm gồm có:
- 46 Cục, Vụ, Ban, Văn phòng quản lý nhà nước
- 26 Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học trực thuộc Bé.
- 13 trường quản lý, kỹ thuật và công nhân các loại.
- 53 đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Bộ ở cấp công ty, Tổng
công ty, Liên hiệp các xí nghiệp, Xí nghiệp liên hợp (quản lý trên 400 đơn vị
kinh tế cơ sở).
- 9 nhà máy, xí nghiệp trực thuộc Bé.
* Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước của ngành nông nghiệp -
Công nghiệp thực phẩm theo Nghị định 46/HĐBT được tổ chức theo 4 cấp
chính quyền.

- Ở Trung ương có Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm
- Ở cấp Tỉnh có Sở Nông nghiệp, có nơi là Sở Nông lâm (gồm :Sở
Nông nghiệp và công ty lương thực).
- Ở cấp Huyện gồm phòng nông nghiệp và lương thực.
- Ở cấp xã có Ban sản xuất Nông nghiệp hoặc Ban nông nghiệp.
Trải qua quá trình lịch sử phát triển của ngành nông nghiệp, bộ máy
quản lý ngành cũng như tên gọi đã có những thay đổi cho phù hợp với tình
hình và nhiệm vụ mới. Những thay đổi đó cũng chính là quá trình tìm kiếm
mô hình để hoàn thiện bộ máy quản lý của Bộ, là quá trình chuyển từ phương
thức quản lý theo kiểu kế hoạch hoá tập trung sang quản lý nhà nước mang
tính chất định hướng vĩ mô thông qua hệ thống chính sách, pháp luật để định
hướng tổng thể cho sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam.
1.3.6. Năm 1995:
Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý từ quan liêu bao cấp sang nền kinh
tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN của nền
kinh tế quốc dân nói chung và của ngành nông nghiệp nói riêng đã và đang
đẳta nhiều vấn đề phải tiếp tục đổi mới, việc quản lý của Bộ Nông nghiệp -
CNTP. Mặt khác, nhằm khắc phục việc trùng chéo về chức năng quản lý nhà
nước của các Bộ, để từ đó nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực
Nông - Lâm - Ngư nghiệp và phát triển nông thôn, giảm được đầu mối hành
chính và biên chế. Tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá IX ngày 21/10/1995,
Quốc hội đã có Nghị quyết thành lập Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
trên cơ sở hợp nhất ba bộ: Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, Lâm
nghiệp, Thuỷ lợi (Chính phủ đã có Nghị định số 15 - CP ngày 2/3/1993 quy
định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ
quan ngang Bé bao gồm cả Bộ Lâm nghiệp và Bộ Thuỷ lợi).
Cơ cấu tổ chức của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm có:
1. Các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước.
a) Các Vô:
- Vô Kế hoạch và quy hoạch

- Vô Đầu tư và xây dựng cơ bản
- Vô khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm
- Vô Chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Vô Hợp tác quốc tế
- Vô Tài chính - Kế toán
- Vô Tổ chức cán bé
b) Các Cục quản lý nông nghiệp chuyên ngành:
- Cục phát triển lâm nghiệp
- Cục Kiểm lâm
- Cục Bảo vệ thực vật
- Cục Thó y
- Cục khuyến nông và khuyến lâm
- Cục Chế bién Nông lâm sản và ngành nghề nông thôn
- Cục Quản lý nước và công trình thuỷ lợi
- Cục Phòng chống lụt bão và quản lý đê điều (kiêm văn phòng Ban chỉ
đạo chống lụt bão Trung ương).
- Cục định canh, định cư và vùng kinh tế mới.
c) Thanh tra
d) Văn phòng
- Khối sự nghiệp khoa học đào tạo (các viện nghiên cứu khoa học, các
trường và sự nghiệp khác).
- Khối các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc (sau khi đã thành lập
4 Tổng công ty theo quyết định 91 TTg); có 161 đơn vị trực thuộc Bộ.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
2.1. Vị trí và chức năng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ,
thực hiện chức năng quản lý nông nghiệp về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm
nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước; quản lý nhà
nước các dịch vụ công và thực hiện đại điện chủ sở hữu phần vốn của nhà

nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo
quy định của pháp luật.
2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-Chính phủ ngày 05/11/2002
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
2.2.1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh
và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bé.
2.2.2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược quy hoạch
phát triển kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm và các chương trình, dự án
quan trọng thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bé.
2.2.3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bé.
2.2.4. Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các
chương trình, dự án, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật về nông nghiệp,
lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn đã được phê duyệt,
thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bé.
2.2.5. Về nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi):
- Quản lý nhà nước về sản xuất, thu hoạch, bảo quản nông sản.
- Thống nhất quản lý về chế biến nông sản.
- Thống nhất quản lý vật tư nông nghiệp, phân bón và thức ăn chăn
nuôi.
- Quản lý nhà nước về giống cây trồng nông nghiệp, giống vật nuôi
nông nghiệp.
- Quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật, thó y, kiểm dịch thực vật, kiểm
dịch động vật; tổ chức kiểm dịch đối với động vật nuôi nông nghiệp, động vật

rừng và thực vật xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật và các
Điều ước quốc tế mà nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết
hoặc tham gia.
2.2.6. Về lâm nghiệp:
- Quản lý nhà nước về trồng rừng, phát triển tài nguyên rừng, khai thác,
bảo quản lâm sản;
- Thống nhất quản lý về chế biến lâm sản;
- Quản lý nhà nước về giống cây lâm nghiệp, vật tư lâm nghiệp.
- Quản lý nông nghiệp về bảo vệ tài nguyên rừng.
2.2.7. Về diêm nghiệp:
- Quản lý nhà nước về sản xuất, bảo quản muối và các sản phẩm của
muối;
- Thống nhất quản lý về chế biến muối và các sản phẩm của muối.
2.2.8. Về thuỷ lợi:
- Thống nhất quản lý việc xây dựng, khai thác, sử dụng và bảo vệ các
công trình thuỷ lợi, công trình cấp thoát nước nông thôn;
- Thống nhất quản lý lưu vực sông, khai thác sử dụng và phát triển tổng
hợp các dòng sông theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt;
- Thống nhất quản lý về xây dựng, bảo vệ đê điều, công trình phòng,
chống lụt, bão và công tác phòng, chống lũ, lụt, bão, hạn hán, sạt lở ven sông
ven biển.
2.2.9. Về phát triển nông thôn:
- Tổng hợp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch,
chương trình, chính sách về phát triển nông thôn.
- Thống nhất quản lý về công tác điều chỉnh bố trí lại dân cư trong
nông nghiệp và nông thôn theo quy định của pháp luật.
- Thống nhất quản lý về xây dựng và phát triển kinh tế hộ, trang trại,
kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp và nông lâm trường của Nhà nước;
- Thống nhất quản lý công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến diêm

và phát triển ngành nghề nông thôn;
- Thống nhất quản lý về khai thác và sử dụng nước sạch nông thôn.
2.2.10. Quản lý về dự trữ quốc gia những vật tư, thiết bị theo phân công
của Chính phủ.
2.2.11. Về khoa học, công nghệ:
- Thống nhất quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch, đề tài
nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong các lĩnh
vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn
theo quy định của pháp luật;
- Quản lý nhà nước về quỹ gen động thực vật (kể cả thực vật rừng và
động vật hoang dã), vi sinh vật dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm
nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Quản lý tiêu chuẩn, chất lượng vật tư và sản phẩm nông, lâm, diêm
nghiệp. Giám định chất lượng thiết bị chuyên dùng và công trình xây dựng
thuộc phạm vi quản lý của Bé;
- Quản lý công tác thông tin khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ chuyên
ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của
pháp luật.
2.2.12. Về xúc tiến thương mại:
- Phối hợp với Bộ Thương mại xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ cơ chế, chính sách phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông,
lâm, diêm nghiệp;
- Phối hợp với Bộ Thương mại xây dựng và dự báo định hướng phát
triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp;
- Thống nhất quản lý việc tổ chức hội chợ, triển lãm về nông nghiệp,
lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn theo quy định của
pháp luật.
2.2.13. Thực hiện hợp tác quốc tế trong tác lĩnh vực nông nghiệp, lâm
nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp
luật.

2.2.14. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ
sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
2.2.15. Về hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công:
- Quản lý và chỉ đạo hoạt động của các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ;
- Quản lý nhà nước các tổ chức dịch vụ công trong nông nghiệp, lâm
nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp
luật.
2.2.16. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các hội và các tổ chức
phi Chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
theo quy định của pháp luật.
2.2.17. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham
nhòng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm
nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
2.2.18. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành
chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà
nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2.2.19. Làm thường trực công tác phòng, chống lụt, bão Trung ương,
công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, công tác chống sa mạc hoá; thường
trực Văn phòng Uỷ ban sông Mê Kông Việt Nam, cơ quan thẩm quyền quản
lý về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp, Chương
trình an ninh lương thực quốc gia theo quy định của pháp luật.
2.2.20. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền
lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi
dưỡng, xây dựng đội ngò cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong nông
nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn.
2.2.21. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân
sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Vụ Hợp tác

quốc tế
3.1. Vị trí và chức năng
Vụ Hợp tác quốc tế là cơ quan quản lý tổng hợp của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thực hiện chức năng quản lý
nhà nước ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn về hợp tác quốc tế và
hội nhập kinh tế quốc tế trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Vụ Hợp tác quốc tế được Bộ trưởng giao thực hiện nhiệm vụ quản lý
tổng hợp về hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế thuộc phạm vu quản
lý nhà nước của Bộ, cụ thể như sau:
3.2.1. Tổng hợp trình Bộ trưởng chiến lược, chính sách, kế hoạch năm
năm, hàng năm, chương trình, đề án, dự án về hợp tác quốc tế, hội nhập kinh
tế quốc tế và công tác đối ngoại thuộc phạm vi quản lý của Bé.
3.2.2. Chủ trì, tham gia xây dựng, trình Bộ trưởng các văn bản quy
phạm pháp luật, điều ước quốc tế liên quan đến hợp tác quốc tế, hội nhập kinh
tế quốc tế của ngành theo quy định của pháp luật.
3.2.3. Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế và hội
nhập quốc tế.
3.2.4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng và
tham gia thẩm định các dự án có nguồn vốn nước ngoài, các chương trình hội
nhập kinh tế quốc tế và lùa chọn đối tác để thực hiện.
3.2.5. Chủ trì, tổng hợp trình Bộ trưởng chương trình xúc tiến đầu tư
trực tiếp nước ngoài, nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại quốc tế;
xúc tiến chương trình hợp tác khoa học, công nghệ quốc tế về các lĩnh vực
nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn thuộc
phạm vi quản lý của Bé.
3.2.6. Quản lý, hướng dẫn việc thực hiện các thủ tục xuất cảnh, nhập
cảnh và hoạt động có liên quan đến người nước ngoài thuộc các chương trình
hợp tác quốc tế của ngành theo quy định của pháp luật.

3.2.7. Xây dựng trình Bộ trưởng ban hành các quy chế quản lý dự án,
đoàn ra, đoàn vào, tiếp khách nước ngoài và các hoạt động đối ngoại khác có
liên quan đến hợp tác quốc tế của ngành. Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc
thực hiện các quy chế được duyệt.
3.2.8. Quản lý nội dung, chương trình hợp tác quốc tế của các cơ quan,
đơn vị trực thuộc Bộ; các đoàn đi học tập, công tác và hợp tác chuyên gia ở
nước ngoài theo phân cấp và quy chế của Bé.
3.2.9. Được Bộ trưởng giao tiếp xúc, giao dịch,trao đổi công thư đối
ngoại đối với các đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và công ty nước ngoài;
chuẩn bị, đàm phán để trình Bộ trưởng ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế,
các tổ chức quốc tế có liên quan về hợp tác kinh tế, khoa học, công nghệ, đào
tạo, hợp tác lao động, chuyên gia; tổ chức thực hiện các điều ước đã ký kết
hoặc gia nhập theo phân công của Bộ trưởng.
3.2.10. Quản lý việc tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế của ngành
và báo cáo kết quả theo quy định của pháp luật.
3.2.11. Tham gia giải quyết các khiếu nại, tranh chấp, vi phạm pháp
luật Việt Nam và luật pháp quốc tế trong việc thực hiện các cam kết đã ký.
3.2.12. Thường trực các phân ban hợp tác quốc tế song phương, đa biên
và thường trực hội nhập kinh tế quốc tế của ngành.
3.2.13. Tham gia các hội đồng thẩm định, nghiệm thu chương trình, đề
án, dự án điều tra cơ bản, dự án quy hoạch, dự án đầu tư phát triển nông
nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn được Bộ
trưởng phân công.
3.2.14. Tham gia thực hiện các nội dung cải cách hành chính theo
chương trình, kế hoạch của Bé.
3.2.15. Tổng hợp kế hoạch kinh phí đoàn vào, đoàn ra hàng năm của
Bộ; phối hợp với Vụ Tài chính và Văn phòng Bộ quản lý việc thực hiện.
3.2.16. Quản lý đội ngò công chức, viên chức, tài sản và các nguồn lực
khác được giao theo quy định.
3.2.17. Thu thập thông tin, tổng hợp báo cáo, đề xuất với Bộ trưởng các

giải pháp về hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế.
3.2.18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
3.3. Tổ chức bộ máy
3.3.1. Lãnh đạo Vô
Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm theo quy định.
Vụ trưởng điều hành hoạt động của Vụ, chịu trách nhiệm trước Bộ
trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Vụ và nhiệm vụ được giao.
Các Phó Vụ trưởng giúp việc Vụ trưởng và được Vụ trưởng phân công
một số nhiệm vụ cụ thể, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và pháp luật về
nhiệm vụ được giao. Số lượng Phó Vụ trưởng không quá ba người; trường
hợp vượt quá phải báo cáo Bộ trưởng.
3.3.2. Công chức, viên chức của Vụ chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng
và trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ được giao; có nghĩa vụ và quyền
lợi theo quy định của pháp luật.
Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế xây dựng Quy chế làm việc của Vụ trình
Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện; bố trí công chức, viên chức phù
hợp với chức danh, tiêu chuẩn và nhiệm vụ được giao.
II.Thực trạng hoạt động của vụ hợp tác quốc tế
Trong thời gian qua Vụ Hợp tác Quốc tế được bộ giao cho các nhiệm vụ
chính:
- Xây dựng văn kiện, tiếp xúc, đàm phán và quản lý việc thực thi các dự
án, chương trình viện trợ ODA, trong đó có hoạt động của ISG: Tổng hợp
báo cáo toàn bộ nguồn vốn ODA.
- Quản lý toàn bộ công tác hội nhập của Bộ (ASEAN, WTO, Hiệp định
song phương và các tổ chức quốc tế ) kể cả công tác thương mại trong
hội nhập.
- Chương trình đầu tư trực tiếp FDI.
- Đầu mối trong hợp tác về khoa học công nghệ.
- Văn phòng hỏi đáp SPS.

- Công tác lễ tân: Visa, hộ chiếu, đoàn ra đoàn vào, phục vụ đón đưa các
đoàn khách lớn (cấp Bộ Thứ trưởng trở lên) đến thăm và làm việc với bộ.
Dựa trên những nhiệm vụ được giao Vụ Hợp tác Quốc tế đã đạt được những
kết quả sau:
1.Các kết quả đạt được
1.1.Về công tác ODA
Trong năm 2005, ngoài việc hỗ trợ cho các dự án đang thực hiện, Vụ
Hợp tác Quốc tế đã làm việc với các nhà tài trỡõy dựng, đàm phán trình độ lý
kết ra quyết định cho 34 dự án với tổng kinh phí là: 365.502.439USD ( trong
đó KHL là 122.095.209USD, vốn vay là 243.402.230USD). Trong đó nguồn
vốn KHL chủ yếu là từ các nhà tài trợ song hương như Nhật Bản, Đức, Hà
Lan, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ và các nhà tài trợ đa phương như EC, ADB So
với kế hoạch đặt ra đầu năm ta đó cú thờm 6 dự án được phê duyệt ( vượt
58% về số dự án).
Trong năm 2005, Vụ cũng đã tập trung cùng với các nhà tài trợ song
phương ( Nhạt Bản, Đức, Tây Ban Nha, Đan Mạch ) và đa phương ( ADB,
WB, UNICEF ) các tổ chức phi chính phủ xây dựng các chương trình kế
hoạch hợp tác cho 5 năm tới ( giai đoạn 2006- 2010) trên cơ sở tập trung theo
các ưu tiên phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đề ra trong kế
hoạch 5 năm nhằm đảm bảo đủ nguồn vốn ODA hỗ trợ cho ngành.
Đẩy mạnh cách tiếp cận ODA theo ngành( trỏnh cỏc dự án lẻ) thông
qua chương trình ISG và các đối tác ngành giảm nhẹ thiên tai ( NDM- P), đối
tác lâm nghiệp ( FSSP) và gần đây là việc xây dựng đối tác cấp nước và
VSMTNT.
Bên cạnh đó Vụ Hợp tác Quốc tế đã đẩy mạnh công tác theo dõi và
đánh giá viẹc thực hiện các dự án ODA nhằm cùng với các đơn vị thực hiện
các dự án kịp thời giải quyết các vướng mắc nhằm đẩy nhanh tốc độ giải ngân
và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA.
1.2. Về công tác Hội nhập:
Là Thường trực Ban hội nhập kinh tế quốc tế của Bộ, Vụ Hợp tác Quốc

tế đã nỗ lực phấn đấu, vừa làm vừa học hỏi, phối hợp với các Bộ liên quan và
các Cục, Vụ trong Bộ để thực hiện một số các hoạt đồng kinh tế.
1.2.1. Tham gia các Hiệp định
Xây dựng và trình Chính phủ tổng thể thực hiện CEPT/AFTA của Việt
Nam giai đoạn 2001 - 2006 để giảm thuế cho toàn bộ 97% số mặt hàng trong
hơn 6,200 mặt hàng của Biểu thuế nhập khẩu hiện hành. Trong đó đối với
nông sản, đã đưa 762 đống thuế trong biểu thuế). Nhóm hàng được bảo hộ
cao nhất là hàng nông sản chế biến là nhóm cuối cùng đưa vào cắt giảm, hiện
có thuế suất là 20%, sẽ tiến hành giảm dần xuống 15% (1/2004) 10% (1/2005)
và 5% (1/2006), các mặt hàng khác đã giảm đáng kể. Hiện nay, thuế suất thuế
NK bình quân cho hàng nông sản chỉ vào khoảng trên dưới 7%.
Bộ Nông nghiệp & PTNT đang là thành viên hoặc đang tham gia thực
hiện các cam kết của 59 định chế quốc chế. Trong đó có những định chế có
tiếng nói quan trọng toàn cầu như UNDP, IMF, FAO, ADB, ASEAN, Hiệp
định thương mại Việt Mỹ (BTA) và sắp tới là Tổ chức Thương mại Thế giới
WTO. Hiện Bộ đã ký 46 nghị định thư hợp tác song phương với 28 nước.
1.2.2. Đàm phán gia nhập WTO
Được sự phân công của Lãnh đạo Bộ, Vụ Hợp tác Quốc tế cùng với Vụ
Kế hoạch đã tham gia tích cực đoàn đàm phán của Việt Nam gia nhập WTO
và đã thực hiện được những công việc cụ thể như sau:
- Hoàn thành Biểu khai báo của ta trong giai đoạn 1999 - 2001 theo qui
định của Hiệp định Nông nghiệp (A.O.A). Biểu ACC4 đã được đàm phán và bổ
sung tại các phiên nhiều bên về nông nghiệp theo yêu cầu các nước thành viên.
- Hỗ trợ sản xuất trong nước: Duy trì mức tổng hỗ trợ gộp (AMS) ở
mức 10% (Deminimis) giá trị sản lượng nông nghiệp theo quy định của
WTO.
- Trợ cấp xuất khẩu: Mức trợ cấp xuất khẩu của ta rất nhỏ so với các
nước khác và so với kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam nhưng do
xu thế chung của vòng đàm phán mới, các nước mới gia nhập WTO đều phải
cam kết không trợ cấp xuất khẩu. Vì vậy, ta đã cam kết không trợ cấp xuất

khẩu khi gia nhập WTO.
- Duy trình hạn ngạch thuế quan (TQ) với đường, muối và lá thuốc lá
- Việt Nam cam kết thực hiện các nghĩa vụ của Hiệp định SPS/WTO
ngay khi gia nhập; xây dựng Chương trình hành động thực hiện Hiệp định Vệ
sinh kiểm dịch động thực vật (SSPS/WTO) và báo cáo Chính phủ kế hoạch
thực hiện Hiệp định ngay khi gia nhập WTO. Triển khai hoạt động của văn
phòng SPS Việt Nam vào đầu năm 2006.
1.2.3. Hợp tác với FAO:
Chuẩn bị nội dung để Bộ trưởng tham gia làm Chủ tịch Đại hội đồng
FAO lần thứ 33 tổ chức tại Rome, Italia từ ngày 19-26/11/2005. Đây là hội
nghị 2 năm tổ chức một lần gồm toàn thể 188 nước thành viên của FAO. Hội
nghị lần này là một sự kiện đặc biệt vì vào thời gian kỷ niệm 60 năm thành
lập FAO, bầu lại tổng giám đốc nhiệm kỳ 6 năm, chủ tịch độc lập và thành
viên ban điều hành FAO và riêng với Việt Nam cũng đúng 30 hợp tác với
FAO và lần đầu tiên ta đăng ký ứng cử làm Chủ tịch phiên họp Đại hội đồng
FAO.
Qua quá trình chủ trì Đại hội đồng ta đã tranh thủ nhận được sự hợp tác
tốt nhất của các cán bộ chủ chốt của FAO, đặc biệt là cá nhân tổng giám đốc
FAO, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ta trong thời gian tới. Đồng thời
cũng đã tranh thủ sự hợp tác và giúp đỡ của nhiều nhà tài trợ quốc tế, trao đổi
về biện pháp tăng cường sự hợp tác với các nước.
Tham dự Đại hội đồng FAO lần này gồm 166 đoàn, các nước đều đánh
giá cao việc ta chủ trì tốt hội nghị và rõ ràng vị thế chính trị của ta tăng lên rất
mạnh. Đại hội đồng cũng đánh giá cao sự đóng góp của Việt Nam với tư cách
Chủ tịch phiên Đại hội đồng đã thành công rất lớn, có nhiều vấn đề phức tạp
như giải quyết nợ cho các nước nghèo, chương trình cải tổ FAO, bầu tổng
giám đốc mới và thông qua chương trình hoạt động và ngân sách của FAO.
1.2.4. Hợp tác khu vực
- Hợp tác ASEAN:
AFTA: Bộ Nông nghiệp và PTNT đang tích cực kết hợp với các Bộ,

ngành liên quan triển khai thực hiện AFTA và đàm phán FTA với các nước:
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ên độ, úc và Newzealand. Nhìn chung,
việc mở rộng FTA giữa ASEAN với các nước đối tác ASEAN không mang
lại nhiều cơ hội cho ngành nông nghiệp do các nước này có xu hướng bảo hộ
thị trường nông sanr cao và thường loại trừ danh mục hàng nông sản ra ngoài
Chương trình thu hoạch sớm và các chương trình đàm phán cắt giảm thuế.
Trong khuôn khổ hợp tác với các nước ASEAN, Việt Nam đã kết hợp
với ASEAN hài hoà hoá 599 định mức của 42 loại thuốc sâu khác nhau; và Sổ
tay các quy định và thủ tục đăng ký vắc xin động vật trong khu vực ASEAN.
Các tiêu chuẩn công nhận cơ sở chăn nuôi động vật và các cơ sở giết mổ và
chế biến khu vực ASEAN nhằm tăng cường thương mại nông sản trong khu
vực và quốc tế.
Việt Nam đã kết hợp với các nước ASEAN xây dựng "Kế hoạch khung
của ASEAN về kiểm soát và xoá bỏ dịch cóm gia cầm trong khu vực", trên cơ
sở đó hợp tác với các tổ chức quốc tế như OIE, FAO, WHO thực hiện các
hoạt động hợp tác kiểm soát bệnh cóm gia cầm.
Hợp tác với các tổ chức khu vực và quốc tế để thực hiện nhiều dự án
nghiên cứu khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực trồng và phát triển nông sản chất
lượng cao để tiêu thụ trong nội bộ khu vực và xuất khẩu, và tăng cường đối
tác nghiên cứu để sử dụng hiệu quả hơn các nguồn gen, công nghệ và chuyên
môn của ASEAN và thế giới.
Thực hiện các dự án hợp tác khoa học, kỹ thuật và phát triển nguồn
nhân lực trong khu vực như Phát triển trung tâm nghiên cứu nông nghiệp và
mạng lưới cơ sở dữ liệu ASEAN; Tăng cường năng lực thử nghiệm dư lượng
hoá chất nông nghiệp trên một số loại nông sản; Hệ thống cảnh báo sớm thiên
tai cho ngành nông nghiệp; Công nghệ sử dụng khí ga sinh học (Biogas);
Tăng cường năng lực giám sát, đánh giá và báo cáo trong công tác quản lý
rừng bền vững
- Hợp tác APEC:
Nhìn chung các hoạt động hợp tác APEC trong lĩnh vực nông nghiệp

(thông qua Nhóm Công tác Kỹ thuật Nông nghiệp - ATCWG) chưa nhiều.
Hình thức hợp tác chính là các hội thảo chuyên đề về khoa học công nghệ
cao. Trong năm 2003 và 2004, Bộ Nông nghiệp và PTNT được giao làm đầu
mối của ATCWG về vấn đề Giới. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây
dựng và chủ trì thực hiện 3 dự án: Nghiên cứu trong khu vực APEC về giới và
toàn cầu hoá trong nông nghiệp (2003 - 2004): Hội thảo về Tăng cường hợp
tác chuyển giao công nghệ sau thu hoạch giữa các nền kinh tế APEC (tháng
10/2004); và Đào tạo tại các nước thứ ba về Tài chính nông nghiệp (2004).
- Hợp tác với các nước tiểu vùng Mê -kông mở rộng (GMS):
Chuẩn bị tốt Hội nghị thượng đỉnh cao cấp GMS tại Côn Minh. Trung
Quốc vào tháng 7; tham gia chuẩn bị tích cực và ký kết MOU kiểm soát và
phòng dịch bệnh động vật qua biên giới giữa các nước GMS. Chuẩn bị cho
cuộc họp nhóm công tác Nông nghiệp lần thứ 3 (WGA - 3) tổ chức tại Huế
(15 - 17/02/2005).
- Hợp tác Nam - Nam:
Phối hợp với Vụ TCCB tổ chức tốt hội nghị tổng kết 9 năm hợp tác
Nam - Nam. Trong hợp tác Nam - Nam ta đã làm rất tốt với một số nước
Châu Phi. Sắp tới FAO đề nghị Việt Nam chuẩn bị 300 cán bộ về trồng lúa,
cây ăn quả, chăn nuôi, thuỷ lợi để tham gia các dự án hợp tác với Châu Phi.
Nhiều nước Châu Phi đã bày tỏ mong muốn hợp tác với Việt Nam.
1.3. Về đầu tư trực tiếp (FDI).
Song phương hợp tác với các nước APEC về nông nghiệp ngày càng
được tăng cường cả về ODA, thương mại nông sản, phòng chống dịch bệnh
và các hoạt động khác có liên quan đến hội nhập hợp tác quốc tế.
Do mới được bổ sung thêm thêm chức năng theo Quyết định
17/2005/QĐ - BNN ngày 22 tháng 3 năm 2005, nên công tác quản lý nguồn
FDI cũng chưa có nhiều hoạt động song bước đầu cũng đã có một số công
việc được triển khai, bao gồm:
- Góp ý kiến xây dựng Qui chế phối hợp liên ngành (Bộ KH và Đầu tư.
Các Bộ chuyên ngành và địa phương (cấp Tỉnh).

- Thống kê, tổng hợp, rà soát và cung cấp danh mục các văn bản pháp
qui liên quan cho các nhà đầu tư (FDI) và Nông nghiệp và CN chế biến nông
lâm sản cần biết.
- Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực
Nông nghiệp và PTNT đến năm 2005, kết quả và phương hướng thực hiện
nhiệm vụ 2005 - 2010.
- Tham gia với các Cục, Vụ chức năng, Tỉnh, Thành phố (sở Nông
nghiệp) xây dựng và bổ sung danh mục gọi vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giai
đoạn 2005 - 2010.
- Tổng hợp các câu hỏi trả lời và chuyển các công việc có liên quan đến
các cơ quan liên quan nhằm giải quyết các vướng mắc của Doanh nghiệp có

×