Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM( VP BANK)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.53 KB, 20 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH( VP BANK).
1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh(VP bank).
VP bank được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép ngày 12 tháng 08 năm
1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày
04 tháng 09 năm 1993 theo Giấy phéo thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04
tháng 09 năm 1993.
Các chức năng hoạt động chủ yếu của VP bank gồm:
• Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức
tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và
phát triển của các tổ chức trong và ngoài nước; Vay vốn của các tổ
chức tín dụng khác.
• Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; Chiết khấu thương phiếu, trái
phiếu, và giấy tờ có giá; Hùn vốn và liên doanh theo luật định.
• Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
• Kinh doanh ngoại tê, vàng bạc và thanh toán quốc tế; Huy động các
loại vốn từ nước ngoài và thựchiện các dịch vụ ngân hàng có liên
quan đến nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho
phép.
• Hoạt động bao thanh toán.
Vốn điều lệ khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát
triển, VP bank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006, vốn
điều lệ của VP bank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VP bank nhận
được chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước cho phép bán 10% cổ phần
cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC- một Ngân
hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750
tỷ đồng. Đến tháng 7/2007 vốn điều lệ của VP bank tăng lên 1500 tỷ
đồng. Đến 31/12/2007 VP bank chính thức tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ


đồng.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VP bank luôn chú ý đến
việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành
phố lớn. Cuối năm 1993, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận
cho VP bank mở Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng
11/1994, Vp bank được phép mở thêm Chi nhánh Hải Phòng và tháng
7/1995, được mở thêm Chi nhánh Đà Nẵng. Trong năm 2004, Ngân
hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận cho VP bank được mở thêm 3
Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực
tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế;
Chi nhánh Sài Gòn. Trong năm 2005, VP bank tiếp tục được Ngân
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hàng Nhà nước chấp thuận cho mở một số Chi nhánh nữa là Chi nhánh
Cần Thơ; Chi nhánh Quảng Ninh; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh
Thanh Xuân; Chi nhánh Thăng Long; Chi nhánh Tân Phú; Chi nhánh
Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang.Cũng trong năm 2005, Ngân hàng Nhà
nước đã chấp thuận cho VP bank được nâng cấp một số phòng giao
dịch thành chi nhánh đó là Phòng giao dịch Cát Linh, Phòng giao dịch
Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch
Giảng Võ, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng giao dịch Chương
Dương. Năm 2006, VP bank tiếp tụcđược Ngân hàng Nhà nước cho mở
thêm Phòng Giao dịch Hồ Gươm( đặt tại Hội sở chính của Ngân hàng )
và Phòng Giao dịch Bách khoa, Phòng Giao dịch Đông Ba( trực thuộc
Chi nhánh Huế), Phòng giao dịch Vĩ dạ, Phòng Giao dịch Tràng
An( trực thuộc chi nhánh Hà Nội), Phòng giao dịch Tân Bình(Chi
nhánh Sài Gòn), Phòng giao dịch Khánh Hội( Thuộc chi nhánh Hồ Chí
Minh), phòng giao dịch Cẩm phả( thuộc chi nhánh Quảng Ninh), phòng
giao dịch Phạm Văn Đồng( thuộc chi nhánh Thăng Long), phòng giao
dịch Hưng lợi( thuộc chi nhánh Cần Thơ). Bên cạnh việc mở rộng

mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm 2006, VP bank cũng đã mở
thêm hai công ty trực thuộc đó là công ty Quản Lý nợ và khai thác tài
sản; Công ty Chứng khoán. Cũng trong năm 2006, VP bank mở thêm
các chi nhánh mới tại Vinh(Nghệ An); Thanh hoá, Nam định, Nha
trang, Bình Dương; Đồng Nai, Kiên giang và các phòng giao dịch,
nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn hệ thống của VP bank lên 50 chi
nhánh và phòng giao dịch.
Số lượng nhân viên của VP bank trên toàn hệ thống tính đến nay có
trên 2600 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ
đại học và trên đại học( chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội
ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng. Giúp VP bank sẵn
sang đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử
thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngày 31/12 VP bank đã chính thức nâng vốn điều lệ từ 1500 tỷ đồng
lên 2000 tỷ đồng. Đây là một trong những bước tiến quan trọng trong
chiến lược phát triển của VP bank trong thời gian tới nhằm mở rộng
quy mô mạng lưới hoạt động, đầu tư công nghệ, cơ sở hạ tầng… để có
thể đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách
hàng một cach thuận tiện và hiệu quả hơn.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VP BANK.
.
Chức năng, nhiệm vụ:
 Hội đồng cổ đông:
 Hội đồng quản trị:
3
Đại hội cổ đông
Ban điều hành
Hội đồng quản trị

Phòng kiểm toán
nội bộ
Ban kiểm soát
Văn phòng hội
đồng quản trị
Hội đồng tín
dụng
Hội đồng quản
lý TS nợ, TS có
Phòng TTQT-
Kiều hối
Phòng kế toán
Phòng pháp chếPhòng ngân
quỹ
Công ty chứng
khoàn VP bank
Công ty quản lý
TS VP bank
Trung tâm thẻTrung tâm đào
tạo
Văn phòngPhòng tổng hợp
và phát triển
sản phẩm
Trung tâm
Western Union
Trung tâm tin
học
Các chi nhánh
Phòng giao dịch
Website: Email : Tel : 0918.775.368

 Ban kiểm soát: do Đại hội cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên
trong đó có hai thành viên chuyên trách
 Hội đồng tín dụng và ban tín dụng: có nhiệm vụ giải quyết các
khoản vay vượt hạn mức để hạn chế mức thấp nhất rủi ro tín dụng, VP bank
đã và đang áp dụng Hệ thống chấm điểm tín dụng do Hội đồng quản trị ban
hành.
 Hội đồng quản lý tài sản nợ- tài sản có: có nhiệm vụ quản lý
thanh khoản, quyết định cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn hợp lý và hiệu quả,
quyết định triển khai các sản phẩm mới. Đồng thời, HĐ GLTSN-TSC cũng
có nhiệm vụ theo dõi sát diễn biến thị trường về lãi suất, tỷ giá và những khả
năng có thể gây rủi ro khác để có giải pháp phù hợp trong việc quản lý
nguồn và sử dụng nguồn đạt hiệu quả cao nhất cho VP bank, đảm bảo khả
năng sinh lời cao nhất, đồng thời đáp ứng đúng các yêu cầu của Ngân hàng
nhà nước về các chỉ số an toàn.
 Phòng kiểm toán nội bộ: kiểm tra, đánh giá mức độ đầy đủ,
tính hiệu lực hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển VP bank Chi nhánh Hà Nội:
1.2.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức
VP bank nhận được công văn chấp thuận số 3595/UB-KT, ngày 1/10/2004
của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội, công văn chấp thuân số
1128/NHNN-CNH, ngày 6/10/2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam cho
phép mở Chi nhánh cấp 1 Hà nội (Số 4 Dã Tượng, Quận Hoàn Kiếm, Hà nội).
Ngày 2/11/2004 , Hội đồng quản trị VPBank đã ban hành Quyết định số 81-
2004/QĐ-HĐQT thành lập Chi nhánh Hà Nội và Chi nhánh đã chính thức đi
vào hoạt động kể từ ngày 04/01/2005.
Từ chiến lược mở rộng mạng lưới chi nhánh của VP bank, trong năm 2005
Chi nhánh Hà nội( chi nhánh cấp 1) được thành lập( trên danh nghĩa là tách
bộ phần trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà nội ra khỏi Hội sở chính nhưng
thực ra là xây dựng hoàn toàn Hội sở chính). Như vậy, trên danh nghĩa Chi
nhánh Hà Nội chính thức hoạt động từ 4/1/2005 nhưng thực chất đơn vị này

đã hoạt động từ khi VP bank chính thức đi vào hoạt động từ năm 1993. Tổng
số cán bộ nhân viên của chi nhánh hiện nay khoảng 160 người, mạng lưới chi
nhánh gồm 10 chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch trực thuộc

4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CƠ CẤU TỔ CHỨC VP BANK HÀ NỘI
Ban giám đốc
Phòng giao dịch-
kho quỹ
Phòng kế toán
Phòng A/O doanh
nghiệp
Chi nhánh Cát Linh
Chi nhánh Trần
Hưng Đạo
PGD Tràng An
Phòng A/O cá nhân
Phòng thẩm định
tài sản đảm bảo
Phòng TTQT và
Kiều hối
Phòng thu hồi nợ
PGD Yên Phụ
PGD Thuỵ Khê
PGD Khâm Thiên
PGD Tôn Đức
Thắng
5
Phòng hành chính-

tổ chức
PGD Trần Xuân
Soạn
PGD Đội Cấn
PGD Hàng Giấy
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Giám đốc chi nhánh:
 Có trách nhiệm điều hành hoạt động của chi nhánh
 Lập kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh
 Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ của chi nhánh
 Quản lý nhân sự của chi nhánh
 Kiến nghị và chủ động đề xuất với Tổng giám đốc
 Kiểm tra, giám sát, đôn đốc các bộ phận nghiệp vụ, nhân viên
dưới quyền. Báo cáo lên ban Tổng giám đốc nội dung các vụ
việc về tham nhũng, tiêu cực( nếu có) tại đơn vị mình.
 Xử lý theo quyền hạn, trách nhiệm được Tổng giám đốc giao và
kiên nghị cấp có thẩm quyền xử lý những vi phạm về các nghiệp vụ và dịch
vụ ngân hàng có liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Phó giám đốc chi nhánh: được giám đốc chi nhánh uỷ quyền chỉ đạo điều
hành một số mặt các công tác, ký thay giám đốc và chịu trách nhiệm trước
giám đốc về các nhiệm vụ được phân công.
Các phòng ban:
 Phòng giao dịch ngân quỹ:
 Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp:
 Phòng phục vụ khách hàng cá nhân:
 Phòng thẩm định tài sản bảo đảm:
 Phòng thu hồi nợ:
 Phòng kế toán:
 Phòng thanh toán quốc tế và kiều hối:
 Phòng hành chính-tổ chức:

Ngoài các phòng ban trên còn có các chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch
trực thuộc chi nhánh Hà Nội.
Chi nhánh Hà Nội cũng thực hiện các hoạt động chủ yếu mà VP
bank đã được Ngân hàng nhà nước cho phép:
Huy động vốn:
- Khai thác, nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi
thanh toán cá nhân, tổ chức kinh tế, trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam,
ngoại tệ.
- Thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của VP bank
Cho vay:
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam,
đồng ngoại tệ với các tổ chức kinh tế.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam đối
với cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.
Kinh doanh ngoại hối:
- Huy động vốn, cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế
và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính
phủ, Ngân hàng nhà nước,VP bank .
Kinh doanh dịch vụ:
- Chi nhánh thực hiện thu chi tiền mặt, cung cấp các dịch vụ
ngân hàng được chính phủ, ngân hàng nhà nước, VP bank cho phép.
Cân đối điều hoà vốn:
- Thực hiện cân đối, điều hoà vốn kinh doanh ngoại tệ với các
chi nhánh trên cùng địa bàn
Hạch toán kinh doanh, phân phối thu nhập:
- Thực hiện hạch toán kinh doanh, phân phối thu nhập theo quy
định của VP bank
Tổ chức cán bộ:

- thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo thi đua khen
thưởng theo phân cấp uỷ quyền của VP bank.
Kiểm tra, kiểm soát:
- Thực hiện kiểm tra kiểm soát nội bộ việc chấp hành thể lệ,
chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của VP bank.
Phổ biến pháp luật:
- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ
chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, ngành ngân hàng,
của VP bank liên quan đến hoạt động chi nhánh.
Chấp hành chế độ, thực hiện nhiệm vụ:
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Chấp hành đầy đủ các báo cáo thống kê theo chế độ quy định,
theo yêu cầu của lãnh đạo VP bank, thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu
của lãnh đạo ngân hàng.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC
DOANH VIỆT NAM( VP BANK)
1. Tình hình hoạt động kinh doanh của VP bank.
1.1 Tình hình huy động vốn.
Huy động vốn là một hoạt động được VP bank rất chú trọng, với mục
tiêu bảo đảm vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh tài sản Có,
nâng cao vị thế của VP bank trong hệ thống ngân hàng. Do đó, trong các năm
qua, các hoạt động động vốn từ khu vực dân cư cũng như từ khu vực liên
ngân hàng đều được VP bank khai thác triệt để.
Việc cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng
trong những năm gần đây diễn ra vô cùng gay gắt, đặc biệt trong năm 2005,
cuộc chạy đua tăng lãi suất của các ngân hàng thương mại diễn ra rất mạnh.
Năm 2006, mức độ cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng không còn sôi động
như những năm trước, nhưng các ngân hàng lại tăng cường các chiến dịch

khuyến mãi với cơ cấu quà tặng phong phú, thậm chí có giá trị rất lớn như
nhà ở biệt thự, căn hộ chung cư cao cấp, ô tô…Thêm vào đó, sự phát triển khá
sôi động của thị trường chứng khoán cũng đồng thời làm chuyển luồng vốn
dân cư và các doanh nghiệp vào đầu tư chứng khoán.
.
Tình hình huy động vốn 2004-2007 của VP bank.
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
Số dư % Số dư % Số dư % Số dư %
Nguồn vốn huy động 3 858 967 100 5638 001 100 9 065 194 100
Ngắn hạn 3 202 943 83 4 397 641 78 7 252 155 80
Trung và dài hạn 656 024 17 1 240 360 22 1 813 039 20
Mặc dù có những tác động trên, nguồn vốn huy động của VP bank vẫn
tăng trưởng cao. Đó là nhờ vào chính sách lãi suất phù hợp, đa dạng hoá các
sản phẩm huy động, cùng với các chương trình khuyến mãi với quà tặng hấp
dẫn. Mặt khác, trong những năm gần đây, VP bank đã tích cực mở rộng mạng
lưới hoạt động đồng thời thương hiệu ngân hàng cũng đã chiếm được vị trí
vững chắc trong tiềm thức dân cư và các doanh nghiệp do vậy việc huy động
vốn cũng trở nên thuận lợi hơn. Đến cuối năm 2006, nguồn vốn huy động đạt
8

×