Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tuyển tập 20 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7 (có đáp án chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 83 trang )































PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


VIỆT YÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có
01
trang)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC
-2014 2015
MÔN THI: NGỮ VĂN 7
Ngày thi: 3/4/2015
Thời gian làm bài
150
phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt, khi tả cảnh bà con nông dân tuốt lúa trong
đêm trăng sáng, nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
Mảnh sân trăng lúa chất đầy
Vàng tuôn trong máy tiếng quay xập xình
Theo em, ở dòng thơ thứ nhất, trong hai cách ngắt nhịp dưới đây, em chọn cách
ngắt nhịp nào? Vì sao?
- Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy.
- Mảnh sân trăng/ lúa chất đầy.
Câu 2. (4,0 điểm)
Cho hai câu thơ sau:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Hồ Xuân Hương, Bánh trôi nước)
Hãy chỉ ra và phân tích ý nghĩa của quan hệ từ trong hai câu thơ trên.
Câu 3. (4,0 điểm)
Trong văn bản Cổng trường mở ra của Lý Lan, người mẹ nói: “Đi đi con, hãy

can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì
diệu sẽ mở ra”. Theo em, “thế giới kì diệu” đó sẽ là những gì? Hãy viết một đoạn văn
nói lên suy nghĩ của mình về “thế giới kì diệu” đó.
Câu 4. (10,0 điểm)
Các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam có nội dung rất phong phú nhưng vẫn
tập trung vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo.
Qua các bài thơ Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh (SGK Ngữ văn 7, tập một,
NXB giáo dục), em hãy làm sáng tỏ nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình
trung đại Việt Nam.
HẾT
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
Giám thị 1 (Họ tên và ký)
Giám thị 2 (Họ tên và ký)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆT YÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN THI: NGỮ VĂN 7
Ngày thi: 3/4/2015
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu Đáp án Điểm
1
(2.0
điểm)
Học sinh có thể khẳng định lựa chọn cách ngắt nhịp sau đó giải thích lý do lựa
chọn hoặc có thể giải thích lý do sau đó khẳng định lựa chọn cách ngắt nhịp:
- Nêu khái quát về cách ngắt nhịp: Mỗi cách ngắt nhịp có sức gợi tả, gợi cảm
riêng.

- Giải thích lý do và khẳng định lựa chọn cách ngắt nhịp:
+ Theo cách ngắt nhịp thứ nhất (Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy), câu thơ được
hiểu: Trên sân, cả lúa, cả trăng đều chất đầy, đều tràn ngập. Cảnh tượng này vừa
gợi sự no đủ, vừa gợi cảm giác thơ mộng.
+ Cách ngắt nhịp thứ hai (Mảnh sân trăng/ lúa chất đầy) thì gợi được ở người
đọc về một mảnh sân tràn ngập ánh trăng, lung linh huyền ảo, trên đó chất đầy
lúa.
+ Tuy nhiên cách ngắt nhịp thứ hai có phần khiên cưỡng, thiếu tự nhiên. Do
đó, cách ngắt nhịp thứ nhất được coi là hợp lý hơn.
(Nếu học sinh lựa chọn cách ngắt nhịp thứ hai mà lý giải hợp lý cũng vẫn được
chấp nhận)
0.5
1.5
2
(4.0
điểm)
* Quan hệ từ có trong hai câu thơ: Mặc dầu, mà.
* Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ:
- Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của
chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó. Chiếc bánh trôi nước có thể rắn hay
nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão
thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm.
- Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son
sắt của người phụ nữ.
- Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên cách nói dõng dạc và dứt khoát thể
hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất
cứ hoàn cảnh nào.
1.0
3.0
1.0

0.5
0.5
- Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực
người phụ nữ của Hồ Xuân Hương.
1.0
3
(4.0
điểm)
* Về hình thức: Học sinh diễn đạt một đoạn văn.
* Về nội dung: Học sinh viết đoạn văn đảm bảo các ý sau:
- Thế giới sau cánh cổng trường là cả một khung trời mơ ước của tuổi trẻ.
- Ngày mai, con sẽ bước qua cánh cổng trường, bước vào một thế giới khác, thế
giới mà ở đó có biết bao điều mới mẻ đang chờ đợi con khám phá và chinh phục:
+ Thế giới của tri thức, của vốn sống, của môi trường nhân cách,…
+ Thế giới của những buồn vui, ngây thơ và những kỉ niệm tinh nghịch tuổi
học trò, có những cảm xúc xao xuyến tuổi mới lớn, có niềm vui khi được điểm
cao, và cả những giọt nước mắt khi không thuộc bài, bị phạt đứng xó lớp,…
+ Có tình cảm gắn bó với thầy cô, bạn bè,…
- Bước qua cánh cổng trường là con sẽ bước vào và đi trên một hành trình khác,
nhiều điều thú vị và bí ẩn đang đón chờ. Điều đó có nghĩa là con đang đi đến con
đường của những khát khao và ước mơ. Bước qua cánh cổng trường là con đang
bước đến một tương lai tươi sáng. Đó là một thế giới kì diệu mở ra trước mắt con.
0.5
0.5
2.0
1.0
4
(10.0
điểm)
1. Yêu cầu chung:

Học sinh thực hiện các yêu cầu sau:
- Đúng kiểu văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn
nghị luận văn học).
- Biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm bài, trong đó
kết hợp giải thích, phát biểu cảm nghĩ, suy nghĩ mở rộng bằng một số bài thơ trữ
tình trung đại Việt Nam khác.
- Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn.
2. Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát thơ trữ tình trung đại Việt Nam rất phong phú nhưng tập
trung vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo.
- Giới thiệu khái quát các bài thơ Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh đã thể hiện
rõ tinh thần yêu nước của dân tộc.
b. Thân bài:
Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý cơ
bản sau:
1.0
8.0
- Giải thích nội dung yêu nước được thể hiện qua thơ trữ tình trung đại Việt Nam:
+ Là nội dung lớn của văn học nói chung, của thơ trữ tình trung đại Việt Nam
nói riêng. Nội dung yêu nước được thể hiện qua thơ trung đại rất phong phú.
+ Nội dung yêu nước thể hiện ở sự khẳng định chủ quyền về lãnh thổ, nêu
cao ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước; thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng
thái bình thịnh trị của dân tộc; đồng thời cũng thể hiện sự hòa hợp với cảnh sắc
thiên nhiên nên thơ, bình dị, sự gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã.
- Bài thơ Sông núi nước Nam:
+ Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta, khẳng định nước Nam là
của người Nam, đó là điều đã được “sách trời” định sẵn:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở

+ Bài thơ nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước, kẻ thù
không được xâm phạm, nếu xâm phạm thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại:
Giặc giữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
=> Liên hệ: Qua bài thơ HS liên hệ đến ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền về lãnh
thổ, lòng tự hào và tự tôn dân tộc.
- Bài thơ Phò giá về kinh:
+ Thể hiện hào khí chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc chống quân Mông-
Nguyên xâm lược:
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
+ Thể hiện khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần và
niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước:
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.
=> Liên hệ: Qua bài thơ HS liên hệ đến niềm tin vào chiến thắng, ý thức xây
dựng, bảo vệ và lòng yêu quê hương đất nước.
c. Kết bài:
Khẳng định lại nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình trung đại Việt
Nam nói chung và hai bài thơ nói riêng.
2.0
3.0
3.0
1.0
Ubnd huyện đông hng
Phòng giáo dục và đào tạo


đề chính thức



đề khảo sát chọn nguồn học sinh giỏi
Năm học 2013 2014
Môn : ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 120 phút

Cõu 1( 5 im)
Cm nhn ca em v on th sau:
Mt tri cng lờn t
Bụng lỳa chớn thờm vng
Sng treo u ngn c
Sng li cng long lanh
Bay vỳt tn tri xanh
Chin chin cao ting hút.
( Trớch Thm lỳa Trn Hu Thung)
Cõu 2( 3 im)
phn cui truyn Cuc chia tay ca nhng con bỳp bờ ca tỏc gi Khỏnh
Hoi, nhõn vt Thu khi ó trốo lờn xe theo m, bng tt xung, i nhanh v phớa
ging v: t con Em Nh qung tay vo con V S .
Bng mt on vn ngn (t 7-10 cõu), hóy trỡnh by suy ngh ca em v chi tit ny.
Cõu 3( 12 im)
Nhn xột v hai bi th Cnh khuya v Rm thỏng giờng ca H Chớ Minh, cú
ý kin cho rng:
Hai bi th ó cho thy v p tõm hn ca Bỏc: ú l s hũa hp thng nht
gia tõm hn ngh s vi ct cỏch ca ngi chin s .
Bng hiu bit ca em v hai bi th, hóy lm sỏng t ý kin trờn.

Hết









Họ và tên. Số báo danh .
2
Ubnd huyÖn ®«ng h−ng
Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o

HƯỚNG DẪN CHẤM CHỌN NGUỒN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn: Ngữ Văn 7


Câu1( 5 điểm)
1. Về kĩ năng:
- HS biết cách viết bài văn cảm thụ có bố cục rõ ràng, văn viết trôi chảy, giàu cảm
xúc, thể hiện chất văn, biết cách dùng từ đặt câu
- Lời văn chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả.
2. Về kiến thức:
Học sinh có những cảm nhận khác nhau song cần đảm bảo các yêu cầu sau:
* Chỉ với 6 câu thơ 5 chữ và bằng vài nét phác họa, nhà thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc
một bức tranh đồng quê quen thuộc, bình dị vào mùa lúa chín.
- Vào buổi sớm mai, khi mặt trời đã lên cao, ánh nắng chan hòa khắp không gian như
nhuộm thêm sắc vàng cho những bông lúa.
- Trên đầu ngọn cỏ, những hạt sương mai trong ánh mặt trời càng thêm lóng lánh như
muôn ngàn hạt ngọc.
- Bức tranh không chỉ có màu sắc ( màu vàng của nắng, của lúa; màu xanh của da trời)

mà còn có âm thanh của tiếng chim chiền chiện vang xa khuấy động cả không gian, tiếng
hót gợi ra niềm vui của thiên nhiên, đất trời và của lòng người trước mùa vàng bội thu.
* Bằng bút pháp tả thực và việc sử dụng các từ ngữ “ càng”, “ thêm” mang ý nghĩa nhấn
mạnh làm cho bức tranh thiên nhiên như được mở ra theo chiều rộng của cánh đồng và
chiều cao của trời xanh, khung cảnh thật khoáng đạt, nên thơ và đầy sức sống.
* Đoạn thơ cho ta thấy được một hồn thơ dân dã và tấm lòng gắn bó với quê hương.
CÁCH CHO ĐIỂM
- Điểm 4- 5: đủ nội dung, diễn đạt mạch lạc, giàu cảm xúc, biết chỉ ra được các nét đặc
sắc của bài thơ, có sự sáng tạo trong cách thể hiện.
- Điểm 2- 3: nội dung chưa thật đầy đủ, cách viết đôi chỗ còn lúng túng, thiếu sự sáng
tạo, cảm xúc chưa rõ.
- Điểm 1: Bài quá sơ sài, chưa có cảm xúc.


3
Cõu2( 3 im)

1. V hỡnh thc
- HS biết cách viết một đoạn văn hoàn chỉnh.
- Li vn chun xỏc, khụng mắc li chớnh t.
2. V ni dung.
HS nờu c nhng cm xỳc v suy ngh ca mỡnh nhng phi phự hp vi chi tit
truyn. C bn ỏp ng c cỏc yờu cu sau:
- Chi tit tng nh gõy bt ng nhng li phù hp trong sự phát triển tâm lí nhân vật
vỡ cú liờn quan n việc bộ Thy tru trộo lờn gin d khi Thnh chia con Em Nh v con
V S
- Chi tit này cho ta thy Thy l mt em bộ rt thng anh, thng nhng con bỳp
bờ, chấp nhận chia lỡa ch khụng bỳp bờ phi chia tay, mun anh luụn cú con V S
gỏc cho gic ng c ngon lnh.
Ngi c va mn yờu trõn trng va xút xa thng cho cụ bộ cú lũng v tha

nhõn hu m chu ni au quỏ ln khi tui cũn nh ó phi chu cnh chia lỡa
- Chi tit truyn cũn mang thụng ip m nh vn mun gi n ngi c: cuc chia
tay ca cỏc em nh l rt vụ lớ, l khụng nờn cú, khụng nờn nú xy ra, chi tit ú cng
gi ni khỏt khao chỏy bng ca tui th chỳng ta, ú l tui th cn c sng trong
vũng tay yờu thng ca cha m, sng trong tỡnh cm m m ca gia ỡnh.
3. Cách cho điểm.
- Từ 2-3 điểm với bài viết đảm bảo các yêu cầu trên, bài viết mạch lạc, có cảm xúc
- 1điểm cho bài có nội dung quỏ sơ sài, còn mắc lỗi chính tả.
Câu 3( 12 điểm)
Hc sinh cú th triển khai theo nhiu cỏch khỏc nhau song cn m bo nhng yờu
cu sau:
1. V hỡnh thc
- Bài làm có b cc rừ rng, luận điểm đầy đủ chính xác.
- Li vn chun xỏc, khụng mc li chớnh t, cảm xúc sâu sắc
2. V ni dung.
*Gii thớch: HS cn gii thớch c:
+ Tõm hn ngh s: l tõm hn ca con ngi cú tỡnh yờu tha thit, sng giao hũa vi
thiờn nhiờn, cú nhng rung cm tinh t trc v p ca thiờn nhiờn.
+ Ct cỏch chin s: l lũng yờu nc, phong thỏi ung dung lc quan ca ngi chin s.
* Chng minh: Hc sinh cn lm sỏng t hai lun im c bn:
Lun im 1: V p tõm hn ngh s
- ú l s say mờ trc v p ca õm thanh ting sui t xa vng li.
- L s rung cm trc cnh p ca ờm trng :
4
+ Trong bi th Cnh khuya: ờm trng gia rng Vit Bc, ỏnh trng ta xung vũm
cõy c th, búng cõy in xung mt t nh muụn ngn bụng hoa lung linh huyn o, ip
t lng to cho bc tranh nh cú tng bc, giao hũa qun quýt
+ Trong bi Rm thỏng giờng: vng trng ờm rm sỏng vng vc, soi t khp khụng
gian. ip t xuõn c lp li 3 ln to nờn mt v tr trn y sc xuõn.
HS ly dn chng, phõn tớch lm rừ lun im

->ng sau bc tranh thiờn nhiờn tuyt p l tõm hn yờu thiờn nhiờn tha thit, s
rung cm tinh t ca thi s H Chớ Minh.
Lun im 2:
Ct cỏch chin s
- Ct cỏch chin s th hin lũng yờu nc :
+ Ni nim bn khon trn tr cho võn mnh ca t nc, thc ti canh khuya lo
vic nc. (HS ly dn chng, phõn tớch lm rừ lun im)
- Ct cỏch chin s th hin tinh thn lc quan, phong thỏi ung dung ca Bỏc:
+ C 2 bi th u c lm trong thi kỡ u ca cuc khỏng chin chng Phỏp y
gian kh nhng trong c hai bi ta u bt gp hỡnh nh ca Bỏc vi phong thỏi tht ung
dung :
+ Th hin nhng rung cm tinh t di do trc thiờn nhiờn t nc. Mc dự phi
ngy ờm lo ngh vic nc, nhiu ờm khụng ng nhng khụng phi vỡ th m tõm hn
Ngi quờn rung cm trc v p ca mt ờm trng rng.
+ Bc tranh thiờn nhiờn ờm rm thỏng giờng y sc sng trong tro rng ln ti
sỏng va mang v p ca to vt va n d cho tỡnh hỡnh khỏng chin y trin vng
lỳc by gi. ng sau bc tranh y l tinh thn lc quan, mt phong thỏi bỡnh tnh ung
dung ca Bỏc.
+ Phong thỏi ung dung lc quan cũn th hin hỡnh nh con thuyn ca v lónh t v
cỏc ng chớ sau lỳc bn vic quõn tr v lt i phi phi ch dy ỏnh trng. c bit
vi ch th tr tỡnh, t tõm th ca mt chin s lun bn vic quõn trong giõy phỳt ó
tr thnh mt thi s-mt tao nhõn mc khỏch gia thiờn nhiờn.
* Khỏi quỏt: hai biu hin trong v p tõm hn ca Bỏc cú s hũa hp thng nht
mt cỏch t nhiờn khụng tỏch ri. õy l v p trong th Ngi cng l v p nht
quỏn trong con ngi ca Bỏc. ú l mt phong cỏch thanh cao khin chỳng ta thờm
ngng m, kớnh yờu Bỏc.
3. Cách cho điểm.
- Từ 10-12 điểm với bài viết có đủ nội dung, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, cảm xúc sâu
sắc.
- Từ 7-9 điểm cho bài còn thiếu 1-2 ý, cảm xúc cha sâu.

- Từ 5-6 điểm cho bài tỏ ra hiểu đề song còn cha trọn vẹn về nội dung, lập luận cha
chặt chẽ, còn mắc nhiều lỗi chính tả
- Từ 1-4 điểm cho bài viết yếu.
* Lu ý: Trên đây là định hớng chấm, trong quá trình chấm giám khảo cần linh hoạt
vận dụng biểu điểm, trân trọng những sáng tạo của học sinh.

Hết
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN HOẰNG HÓA
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7
NĂM HỌC: 2014 -2015
Môn thi: Ngữ văn
Ngày thi: 17/3/2015
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 03 câu, gồm 01 trang
Câu 1 (4.0 điểm):
Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ
sau:
CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh- Ngữ văn 7, tập I)
Câu 2 (6.0 điểm):
Cảm nhận của em về đoạn văn sau bằng một văn bản ngắn:
“Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu
của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng
thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai
thương gái, ai cấm được mẹ con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết

được người mê luyến mùa xuân.”
(Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng)
Câu 3 (10 điểm):
Trong văn bản “Lòng yêu nước” (Ngữ văn 6 – Tập 1), nhà văn I. Ê-ren-bua đã
viết:
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-
ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc.”
Từ việc hiểu nội dung đoạn văn trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình
yêu quê hương đất nước.
Hết
Họ tên thí sinh :…………………… Giám thị số 1 :………………………
Số báo danh : …………………… Giám thị số 2: ……………………….
* Giám thị không giải thích gì thêm.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN HOẰNG HOÁ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 7
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: NGỮ VĂN 7
Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang
I. Yêu cầu chung
Giám khảo cần:
- Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng
quát và chính xác, tránh đếm ý cho điểm.
- Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách
hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo
II. Yêu cầu cụ thể
Câu Nội dung cần đạt Thang
điểm
Câu 1
(4.0 đ)

HS chỉ ra được các biện pháp tu từ: So sánh, điệp ngữ.
- Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm
thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh
hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có
sức sống và ấm áp tình người.
- Điệp từ lồng với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh
đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà
còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên
một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc…
- Điệp ngữ chưa ngủ mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung
động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước.
=> Bằng các biện pháp tu từ, bài thơ giúp người đọc cảm nhận được bức
tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình người. Đồng
thời ta còn rung động trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa
tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của
Người.
0,5
1,0
1,0
1.0
0.5
Câu 2
(6.0 đ)
a. Yêu cầu về kỹ năng:
HS viết thành bài văn biểu cảm ngắn, bố cục mạch lạc, cảm xúc trong
sáng, diễn đạt lưu loát.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể cảm thụ theo ý kiến chủ quan, tuy nhiên bài làm cần đảm
bảo các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích: Mùa xuân của tôi là phần

đầu bài tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn
0,5
1.0
chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng.
- Đoạn văn mở đầu bằng câu: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa
xuân” như là sự khẳng định trực tiếp: Tình yêu mùa xuân của mỗi người là
một tình cảm rất tự nhiên.
- Tình cảm chân thực, tự nhiên và tất yếu ấy được thể hiện qua nghệ thuật
liệt kê, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu (dẫn chứng)
- Cách viết duyên dáng mượt mà làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo
dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp
ngữ đừng, đừng thương, ai bảo được…ai cấm được Chữ thương được
nhắc tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động.
0,5
2.0
2.0
Câu 3
(10 đ)
* Yêu cầu về kỹ năng:
- Làm đúng kiểu bài nghị luận (Giải thích nội dung và trình bày suy nghĩ
về một vấn đề xã hội), bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát,
mạch lạc, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,…
* Yêu cầu về kiến thức:
- Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống yêu nước của dân tộc.
- Nêu vấn đề:
+ Lòng yêu nước được hình thành từ những biểu hiện cụ thể hằng ngày.
+ Trích dẫn câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua:
1. Giải thích nội dung câu nói của nhà văn I.Ê-ren-bua:
- Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện
qua những việc làm cụ thể, bình thường hàng ngày. Câu nói của I.Ê-ren-

bua đã diễn tả tình yêu tổ quốc một cách đơn giản, sinh động và dễ hiểu
bằng hình ảnh so sánh: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở
nên lòng yêu tổ quốc” cũng giống như “dòng suối đổ vào sông, sông đổ
vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển”.
Tại sao I.Ê-ren- bua có thể nói như vậy?
+ Mỗi con người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ
xóm, một đường phố hay một làng quê, với những người thân thiết như
cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè,…
+ Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến của
con người đối với quê hương.
+ Tình yêu Tổ quốc được bắt đầu từ chính tình yêu những điều nhỏ bé, đơn
sơ, giản dị ấy.
2. Những suy nghĩ của bản thân về quê hương đất nước:
+ Đất nước Việt Nam còn nghèo nàn lạc hậu nhưng không vì vậy mà
chúng ta không yêu Tổ quốc.
1.0
0.5
1.0
1.5
+ Suốt mấy chục năm xây dựng CNXH, chúng ta đã thu được những thành
tựu đáng kể nhưng cuộc sống người dân vẫn còn nhiều thiếu thốn. Vì vậy,
mỗi người cần cố gắng góp sức mình để xây dựng đất nước giàu mạnh.
+ Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển nên người dân Việt
nam cần phát huy tinh thần yêu nước, tự hào, tin tưởng và quyết tâm đưa
đất nước vững bước đi lên…
3. Cách thể hiện lòng yêu nước của thế hệ học sinh:
+ Yêu nước nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất như: ông bà,
cha mẹ, thầy cô, bạn bè,…
+ Yêu nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình
thường, gần gũi như: ngôi nhà, mái trường, môi trường sống xung

quanh,…
+ Lòng yêu nước của lứa tuổi học sinh còn phải được biểu hiện bằng
những hành động thiết thực cụ thể như: Chăm học, chăm làm, tích cực rèn
luyện tu dưỡng để trở thành người có ích cho xã hội…
4. Khẳng định tình yêu nước là thiêng liêng, cần thiết. Liên hệ, rút ra suy
nghĩ của bản thân.
* Lưu ý: Giám khảo căn cứ vào thực tế làm bài của học sinh để cho các
mức điểm phù hợp. Trân trọng những bài viết thể hiện sự sáng tạo và có
sức thuyết phục.
3.0
2.0
1.0
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN HÒA AN

Đ
Ề THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2011-2012
Môn: Ngữ văn – Lớp 7
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)



Câu 1: ( 5 điểm)
Bài thơ “Qua đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan có câu:
“Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.”
Em hãy chỉ ra các từ láy trong hai câu thơ trên và nêu tác dụng của việc sử
dụng các từ láy ấy?


Câu 2: ( 5 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn (có độ dài khoảng 8 đến 10
câu) nêu lên suy nghĩ của em về câu tục ngữ:
“ Thương người như thể thương thân”

Câu 3: (10 điểm)
Cảm nghĩ của em về mái trường em yêu.







***********Hết**********











ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI
Môn: Ngữ văn lớp 7.

Năm học: 2011-2012

Đề số 1
Câu 1: có 2 ý
- Ý 1 (1,0đ)
Các từ láy trong 2 câu thơ: lom khom, lác đác.
- Ý 2 (4,0đ)
Tác dụng của việc sử dụng các từ láy:Cái hay của các từ ngữ trên là gợi hình:
- Lom khom: từ gợi tả tư thế cúi người nhưng luôn chuyển động, đó là động
tác cúi nhặt củi của người tiều phu, gợi nên cảm giác buồn bã về đời sống lam lũ
của người dân nơi đây. ( 2,0 đ )
- Lác đác: từ gợi tả sự thưa thớt, vắng vẻ của con người nơi Đèo Ngang.
Cùng với các từ chỉ số lượng ít ỏi như “vài”, “mấy”, các từ láy trên tô đậm ấn
tượng về 1 vùng Đèo Ngang bát ngát, hoang sơ, vắng vẻ giữa cảnh chiều tà. (2,0 đ )

Câu 2.( 5đ)

- Hình thức: Học sinh viết thành một đoạn văn nghị luận hoàn chỉnh.
Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, đúng chính tả. (1,0đ)
- Nội dung:
+ Khẳng định được đây là một câu tục ngữ hay, ngắn gọn, có tính giáo dục con
người. (0,5đ)
+ Giải thích được: Đây là câu tục ngữ dùng cách nói so sánh cụ thể. “Thương
người” là thương yêu đồng loại. “Thương thân” là thương chính mình.(1,0đ)
+ Câu tục ngữ khuyên răn người đời phải biết đồng cảm, thương xót người bất
hạnh; biết an ủi động viên, nhường cơm sẻ áo cho những người có hoàn cảnh đau
ốm, bệnh tật, hoạn nạn; biết giúp đỡ những người sống xung quanh mình với tấm
lòng chân thành (1,0đ)
+ Người biết yêu thương đồng loại sẽ được mọi người yêu mến và ngược
lại (0,5đ)

+ Câu tục ngữ dạy cho ta bài học về lòng nhân ái cao cả (1,0đ)


Câu 3 (10đ)
Bài viết của học sinh phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau:
* Hình thức:
- HS viết được một bài văn biểu cảm hoàn chỉnh có bố cục ba phần: Mở bài, thân
bài, kết bài.
- Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, logic. Đúng chính tả.
- Lời văn trong sáng, có cảm xúc, có chất văn.
- Yếu tố biểu cảm phải nổi bật - đóng vai trò chủ đạo trong bài văn
* Nội dung:
1. Mở bài: Giới thiệu chung về ngôi trường và tình cảm của em đối với ngôi
trường đó. ( 1,0đ)

2. Thân bài:
- Những suy nghĩ, tình cảm cảm xúc của em về ngôi trường: về lớp học, sân bãi,
vườn hoa, cây cảnh ( Em đã có những kỉ niệm gì với chúng? ) (2,0đ)
- Những suy nghĩ, cảm xúc về thầy cô, bè bạn, tình cảm thầy trò:
+ Kính yêu, ngưỡng mộ và biết ơn thầy cô, ấn tượng về những bài giảng, về giọng
nói của thầy cô (2,0đ)

+ Yêu mến, trân trọng bạn bè, những đứa bạn vô tư, nghịch nhợm nhưng cũng rất
đáng yêu (2,0đ)

- Nhắc lại một vài kỉ niệm sâu sắc nhất của em với ngôi trường, qua đó thể hiện sự
gắn bó tha thiết.(2,0đ)

3. Kết bài :(1,0đ)
- Khái quát những suy nghĩ, tình cảm của em dành cho mái trường.

- Suy nghĩ về trách nhiệm học tập, rèn luyện để xứng đáng với mái trường em yêu.



PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN HÒA AN

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2011-2012
Môn: Ngữ văn – Lớp 7
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)


Đề bài:
Câu 1: (4,0 điểm)
Bài thơ “Qua đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan có câu:
“Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.”
a) Em hãy chỉ ra các từ láy trong hai câu thơ trên?
b) Nói rõ cái hay của việc sử dụng các từ láy ấy
Câu 2: (4,0 đ)
Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng phát biểu cảm nghĩ về mùa xuân, trong
đó sử dụng ít nhất một cặp từ đồng nghĩa và một cặp từ trái nghĩa.
Câu 3: (12,0đ)
Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý nhất.


Hết

ĐỀ CHÍNH THỨC
Đáp án chấm: ngữ văn 7

Câu 1: có 2 ý (a, b)
a, (1,0đ)
Các từ láy trong 2 câu thơ: lom khom, lác đác.
b, (3,0đ)
Cái hay của các từ ngữ trên là gợi hình:
- Lom khom: từ gợi tả tư thế cúi người nhưng luôn chuyển động, đó là động
tác cúi nhặt củi của người tiều phu, gợi nên cảm giác buồn bã về đời sống lam lũ
của người dân nơi đây.
- Lác đác: từ gợi tả sự thưa thớt, vắng vẻ của con người nơi Đèo Ngang.
Cùng với các từ chỉ số lượng ít ỏi như “vài”, “mấy”, các từ láy trên tô đậm ấn
tượng về 1 vùng Đèo Ngang bát ngát, hoang sơ, vắng vẻ giữa cảnh chiều tà.
Câu 2: (4,0đ)
- Yêu cầu: Biết viết đoạn văn biểu cảm thể hiện cảm xúc cá nhân về mùa
xuân, biết dùng từ, đặt câu, hành văn lưu loát, thể hiện được cảm xúc chân thành
(2,0đ)
- Sử dụng hợp lý cặp từ đồng nghĩa (1,0đ)
- Sử dụng hợp lý cặp từ trái nghĩa (1,0đ)
*Lưu ý:
- Không tính điểm những cặp từ đồng nghĩa, trái nghĩa, học sinh không gạch
chân.
- Điểm trừ tối đa đối với đoạn văn không đảm bảo kiểu bài biểu cảm và độ
dài là 1 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với đoạn văn không đúng về ý là 1.0 điểm.
Câu 3: (12,0đ)
Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, hành văn lưu loát.
Về cơ bản phải nêu bật được các nội dung sau:
a, Mở bài: (1,0đ)

- Giới thiệu người thân mà em yêu quý nhất (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị…)
- Cảm xúc chung của em về người thân đó.
b, Thân bài: (10,0đ)
Bày tỏ tình cảm của em đối với người thân dựa vào một số ý sau:
- Hình ảnh người thân trong khoảnh khắc em có ấn tượng sâu sắc nhất.
- Vật kỉ niệm (món quà, tấm ảnh, vật dụng) khơi gợi hình ảnh của người
thân.
- Kỉ niệm đáng nhớ nhất với người thân.
- Tình cảm với người thân hiện tại.
c, Kết bài: (1,0đ)
Điều mong ước cho người thân trong tương lai.
*Lưu ý:
- Điểm trừ tối đa bài viết không đảm bảo kiểu bài và bố cục bài văn biểu cảm
là (4,0 điểm)
- Bài viết không đúng ý, lập luận trừ (2,0 điểm)
- Mắc nhiều lỗi chính tả, đặt câu, diễn đạt trừ (2,0điểm)
=> Giáo viên cần linh hoạt trong lúc chấm bài
trừ 1 điểm.
PHềNG GIO DC & O TO

HUYN KHOI CHU



( thi gm cú 01 trang)
THI CHN HC SINH GII CP HUYN
Nm hc 2011 - 2012
Mụn: Ng vn - Lp 7

Thi gian: 90 phỳt (khụng k thi gian giao )



Câu 1 (3,0 điểm):
Ma xuõn. Khụng phi ma. ú l s bõng khuõng gieo ht xung mt t
nng m, mt t lỳc no cng php phng, nh mun th di vỡ bi hi, xn xang
Hoa xoan rc nh nhung xung c non t m. i t lm tm mt thm hoa
tru trng.
(V Tỳ Nam)
Xỏc nh, phõn tớch giỏ tr cỏc t lỏy v bin phỏp tu t cú trong on vn trờn
thy c nhng cm nhn ca nh vn V Tỳ Nam v ma xuõn.
Câu 2 (7,0 điểm):
Cm nhn ca em v hỡnh nh vầng trăng chiến khu và tấm lòng chiến sĩ - nghệ sĩ
Hồ Chí Minh qua hai bi th Cảnh khuya (1947) và Rằm tháng Giêng (1948).



Ht











H v tờn thớ sinh:.S bỏo danh:
Ch ký ca giỏm th s 1:..


Ghi chỳ:
- Thớ sinh khụng s dng ti liu.
- Cỏn b coi thi khụng gii thớch gỡ thờm.
CHNH THC

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÁI THỤY
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2013-2014
Môn: Ngữ văn 7

Thời gian: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)


Câu 1. (4 điểm)
Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không gì
thay thế được việc đọc sách. Cuốn sách tốt là người bạn giúp ta học tập, rèn luyện
hằng ngày.
Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên bằng một đoạn văn nghị
luận ngắn 15 đến 20 dòng tờ giấy thi.

Câu 2. (4 điểm)
CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
1947

Hồ Chí Minh
(Sách Ngữ văn 7 tập một - Nhà xuất bản Giáo dục)
Trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn.

Câu 3. (12 điểm)
Các nhà văn, nhà thơ thường gửi vào sáng tác của mình một cách nhìn sâu
sắc về cuộc sống và con người, cách nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và cảm
xúc.
Qua bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan (Sách Ngữ văn 7
tập một - Nhà xuất bản Giáo dục), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.


Họ và tên: …………………………………………… ; Số báo danh: …………



ĐỀ CHÍNH THỨC

2

PHÒNG GD&ĐT
THÁI THỤY
HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2013-2014
Môn: Ngữ văn 7
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát
bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài
làm của học sinh.

- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt
trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng
tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25
điểm (không làm tròn).
II. Đáp án và thang điểm
Câu 1. 4 điểm
Yêu cầu chung:
Đây là một đề văn mở, yêu cầu chính là kiểm tra kỹ năng vận dụng kiến thức
của học sinh để trình bày ý kiến dưới hình thức một đoạn văn nghị luận. Vì thế
nên yêu cầu hs viết đoạn văn nghị luận có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ và dẫn chứng
thuyết phục, có sáng tạo trong cách nêu và trình bày vấn đề…
Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu được các
ý cơ bản như sau:
- Mục đích của việc đọc sánh là để phát triển trí tuệ, tâm hồn, nâng cao sự hiểu
biết của mỗi người. Với học sinh, việc đọc sách lại càng quan trọng. 1 điểm

- Biết chọn lựa những cuốn sách có nội dung tốt, nội dung thiết thực để đọc.
Không đọc những cuốn sách có nội dung xấu, không phù hợp với chuẩn mực đạo
đức… 1 điểm
- Với mỗi học sinh, việc đọc sách giúp ta học tập, rèn luyện hằng ngày, bổ sung
kiến thức, cuốn sách tốt với ta như người bạn thân tình; muốn phát huy tác dụng
của việc đọc sách, chúng ta cần phải biết cách đọc sách, cách ghi chép lại những
nội dung hay sau mỗi cuốn sách đã đọc… 1 điểm
- Biết trao đổi sách với bạn bè, có ý thức xây dựng tủ sách cá nhân, tủ sách nhà
trường, đồng thời có ý thức bảo quản để sách được sử dụng lâu dài… 1 điểm

Câu 2. 4 điểm
Học sinh trình bày cảm nhận về bài thơ “Cảnh khuya”.



3

Yêu cầu chung:
Học sinh trình bày cảm nhận về bài thơ bằng một bài viết ngắn gọn, không yêu
cầu phân tích bài thơ. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng
cần nêu được một số ý cơ bản (như ở Phần yêu cầu cụ thể).
Yêu cầu cụ thể:
- Giới thiệu khái quát về Chủ tịch Hồ Chí Minh: là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc
và cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một danh nhân văn hoá thế
giới, một nhà thơ lớn. Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: bài thơ được Bác Hồ
viết ở chiến khu Việt Bắc năm 1947, trong những năm đầu gian khổ của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp 1 điểm
- Nêu cảm nghĩ chung: bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể
hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và
phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ… 1 điểm
- Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của tâm hồn nghệ sỹ, chiến sĩ -
đó cũng chính là biểu hiện cụ thể và sinh động nhất của lòng yêu nước, của cốt
cách người chiến sĩ ở Bác Hồ. 1 điểm
- Mặc dù phải ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ, nhưng
không phải vì thế mà tâm hồn Người quên rung cảm trước vẻ đẹp của một đêm
trăng rừng, một “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”; Phong thái ung dung lạc
quan của Người toát ra từ giọng thơ vưa cổ điển, vừa hiện đại, khoẻ khoắn, trẻ
trung bài thơ làm cho người đọc xúc động và càng thêm kính yêu Bác.
1 điểm
Lưu ý: Khuyến khích bài làm sáng tạo, giàu cảm xúc, có mở rộng bằng một số
bài thơ khác cùng chủ đề.

Câu 3. 12 điểm

Các nhà văn, nhà thơ thường gửi vào sáng tác của mình một cách nhìn sâu sắc
về cuộc sống và con người, cách nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và cảm
xúc.
Qua bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan (Sách Ngữ văn 7 tập
một - Nhà xuất bản Giáo dục), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
1. Yêu cầu chung:
Học sinh thực hiện các yêu cầu sau:
- Văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị luận
văn học).
- Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm
bài, trong đó có kết hợp giải thích, phát biểu cảm xúc, suy nghĩ và mở rộng bằng
một số bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam khác để làm phong phú thêm bài làm…
- Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn…

4

2. Yêu cầu cụ thể:
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu rõ được
nội dung: qua cảnh thoáng đãng nhưng heo hút, hoang sơ của Đèo Ngang, bài thơ
đã thể hiện rõ tâm trạng của nhà thơ - đó là nỗi niềm nhớ nước, thương nhà, nỗi
buồn thầm lặng, cô đơn của người lữ khách…
- Khẳng định: Bài thơ tả cảnh để ngụ tình; nhà thơ đã gửi vào sáng tác của
mình một cách nhìn sâu sắc về cuộc sống và con người, cách nhìn này hướng đến
đời sống nội tâm và cảm xúc.

Mở bài: 2 điểm
- Giới thiệu khái quát về Bà Huyện Thanh Quan: tên thật là Nguyễn Thị Hinh,
sống ở thế kỉ XIX, bà là một nữ sĩ tài danh, thơ Đường luật của bà có phong cách
điêu luyện, trang nhã và đượm buồn… 1 điểm
- Giới thiệu về bài thơ Qua Đèo Ngang , trích dẫn nội dung cần chứng minh…

1 điểm
Thân bài: 8 điểm
- Bài thơ Qua Đèo Ngang là một bài thơ tả cảnh ngụ tình, cảnh sắc thiên nhiên
hiện ra thể hiện rõ tâm sự, tâm trạng của tác giả, ngay từ những câu thơ đầu. Nhà
thơ đã gửi vào sáng tác của mình một cách nhìn sâu sắc về cuộc sống và con
người, cách nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc. 2 điểm
- Cảnh Đèo Ngang hiện lên trong buổi chiều tà, bóng xế có hình ảnh, màu sắc,
âm thanh …
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Và có cả sự xuất hiện của con người: tiều vài chú - chợ mấy nhà. Cảnh Đèo Ngang
hiện lên là cảnh thiên nhiên bát ngát, tuy có thấp thoáng sự sống con người, nhưng
còn hoang sơ, vắng lặng…cảnh hiện lên vào lúc chiều tà, bóng xế nên càng gợi
cảm giác buồn, tâm trạng cô đơn… 2 điểm

- Tâm trạng của nữ sĩ khi qua Đèo Ngang là tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ.
Tiếng chim cuốc nhớ nước, tiếng chim đa đa thương nhà cũng chính là tiếng lòng
thiết tha, da diết của tác giả: nhớ nước, thương nhà, hoài cổ… Hai câu thơ cuối
bài là hai câu thơ biểu cảm trực tiếp làm cho người đọc thấy và cảm nhận rõ sự cô
đơn thầm kín, hướng nội của nhà thơ trước cảnh trời, non, nước bao la…
2 điểm
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.


5

- Cảnh trời, non, nước càng rộng mở bao nhiêu thì mảnh tình riêng lại càng cô
đơn, khép kín bấy nhiêu. Cụm từ ta với ta bộc lộ sự cô đơn (nhà thơ đối diện với
chính mình)…Bài thơ Đường luật tả cảnh ngụ tình trang nhã, thể hiện tâm trạng

buồn, cô đơn của người nữ sĩ khi qua Đèo Ngang, đồng thời cũng thể hiện tấm
lòng yêu nước, thương nhà của nhà thơ … 2 điểm


Kết bài: 2 điểm
- Khẳng định lại cảm nghĩ chung, ấn tượng chung về bài thơ. Nhà thơ đã gửi
vào sáng tác của mình một cách nhìn sâu sắc về cuộc sống và con người, cách
nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc.

- HS có thể mở rộng và nâng cao bằng một số văn bản khác có cùng chủ đề mà
các em đã được học và đọc ( nhất là các bài thơ viết về tình yêu quê hương, đất
nước: Côn Sơn ca, Thiên Trường vãn vọng, Tĩnh dạ tứ
… )
VẬN DỤNG CHO ĐIỂM
11 - 12 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội
dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc về bài thơ, diễn đạt tốt.

9 - 10 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung
và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ tương đối sâu sắc về bài thơ, diễn đạt
tương đối tốt.

7 - 8 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung
và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ tương đối sâu sắc về bài thơ, còn có chỗ
diễn xuôi lại nội dung bài thơ, có thể có một số lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt .

5 - 6 điểm: Hiểu tương đối rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng các yêu cầu về nội dung
và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ tương đối sâu sắc về bài thơ, còn có chỗ
diễn xuôi lại nội dung bài thơ, còn một số lỗi về chính tả, diễn đạt.

3 - 4 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cầu cơ

bản về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ, còn nhiều
chỗ diễn xuôi ý bài thơ, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.

1 - 2 điểm: Không hiểu yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về
nội dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang phân tích hoặc diễn xuôi lại bài
thơ, còn mắc nhiều lỗi về chính tả và diễn đạt .
0 điểm: bỏ giấy trắng .

×