Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tình hình hoạt động của cục thống kê tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.95 KB, 29 trang )

Mở đầu
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc có diện tích
đất tự nhiên 5820 (km
2
), mật độ dân số 2003 là 116 người/ km
2
. Toàn tỉnh có
6 đơn vị hành chính gồm có một thị xã và 5 huyện với 145 xã, phường, thị
trấn.
Nền kinh tế chủ yếu của tỉnh là sản xuất nông lâm nghiệp, trên 90%
dân số của tỉnh sống ở nông thôn- nông nghiệp. Hàng năm sản xuất nông, lâm
nghiệp đem lại 53% GDP toàn tỉnh.
Trong 5 năm qua, tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8,78%, cơ cấu kinh
tế của tỉnh đang được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp,
xây dựng cơ bản, dịch vụ trong GDP. Sản xuất nông nghiệp cũng đang đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, theo hướng tăng cường phát
triển trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm nhằm tăng nguồn nguyên liệu
cung cấp cho công nghiệp chế biến như mía, chè
Cùng với sự đi lên của tỉnh, công tác thống kê được duy trì và phát
triển. Tổ chức bộ máy ngày càng được tăng cường, hoàn thiện.
Xuất phát từ điều kiện, đặc điểm của một tỉnh miền núi, ngành thống kê
Tuyên Quang được thành lập, tổ chức cơ bản theo mô hình chung của cả
nước. Tuy nhiên cục thống kê Tuyên Quang có quá trình hình thành và phát
triển riêng. Trong một số thời kỳ có những đặc thù riêng của mình.
Nội dung
A. Một số thông tin cơ bản về cục thống kê tỉnh tuyên quang.
I. Quá trình hình thành và phát triển của Cục Thống Kê Tuyên Quang
Theo quyết định 695/TTG ngày20/02/1956 của Thủ Tướng Chính phủ
ký quyết định thành lập Tổng Cục Thống Kê Trung ương thuộc Ủy ban kế
hoạch nhà nước. Với sự ra đời của ngành Thống kê nhà nước Viêt Nam dân
chủ cộng hòa, ngành thống kê Tỉnh Tuyên Quang cũng được thành lập từ năm


1956 trực thuộc Ủy ban kế hoạch tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban hành
chính tỉnh Tuyên Quang. Đến năm 1961 Chính phủ ra nghị định số 131/CP
ngày 29/09/1961 về việc thành lập Tổng Cục Thống Kê trực thuộc Chính phủ
và cũng từ cuối năm 1961 ngành Thống Kê Tuyên Quang tách khái Ủy ban
Kế hoạch Tỉnh, thành lập Chi Cục Thống Kê Tỉnh Tuyên Quang dưới sự lãnh
đạo của UBHC Tỉnh Tuyên Quang. Đồng thời chịu sự chỉ đạo trực tiếp về
chuyên môn nghiệp vụ của Tổng Cục Thống Kê. Đến năm 1974 trực thuộc
ngành dọc quản lý, và từ năm 1974 Chi Cục Thống Kê TuyênQuang chịu sự
lãnh đạo song trùng của Tổng Cục Thống Kê và UBHC tỉnh Tuyên Quang
(Hiện nay gọi là Uỷ Ban nhân dân Tỉnh).
Sau đợt Tổng tuyển cử thống nhất đất nước năm 1976, theo Nghị quyết
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sát nhập hai Tỉnh Tuyên
Quang và Hà Giang lấy tên là Tỉnh Hà Tuyên, lúc đó hai Chi cục Thống kê
Tuyên Quang và Hà Giang sát nhập lấy tên là Cục Thống kê Hà Tuyên, trụ sở
đóng tại thị xã Hà Giang (theo Tỉnh lỵ). Khi sự kiện chiến tranh biên giới phía
bắc xẩy ra, ngày 17/02/1979, Cục Thống Kê cùng Tỉnh lỵ chuyển về đóng ở
thị xã Tuyên Quang (cách thị xã Hà Giang 153 km ).
Cuối năm 1987 theo quyết định của Thủ Tướng Chính phủ xóa bỏ quản
lý ngành dọc đối với ngành Thống kê, bàn giao Cục Thống Kê các Tỉnh về
UBND Tỉnh quản lý - tùy thuộc vào mô hình quản lý của từng địa phương.
Với quyết định này UBND tỉnh Hà Tuyên đã quyết định sát nhập ngành
Thống Kê Tỉnh vào Uy ban kế hoạch Tỉnh, lấy tên Chi Cục thống kê tỉnh trực
thuộc Ủy ban KÕ hoạch tỉnh Hà Tuyên.
Tháng 08/1991, Quốc hội nước cộng hà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
quyết định tách Tỉnh Hà Tuyên , tái lập hai Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.
nh vậy Tỉnh Tuyên Quang chính thức được tái lập vào tháng 10 năm 1991.
Sau khi Tỉnh được tái lập, cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, lúc này
vai trò vị trí của ngành Thống kê là rất cần thiết, bởi vậy đầu năm 1992 Tỉnh
ủy và UBND Tỉnh Tuyên Quang đã quyết định tách Chi Cục Thống Kê Tỉnh
khỏi ủy ban kế hoạch Tỉnh lấy tên Chi Cục Thống Kê Tỉnh Tuyên Quang trực

thuộc UBND Tỉnh quản lý.
Sau khi ngành Thống Kê Tỉnh Tuyên Quang tách khái Ủy ban kế hoạch
Tỉnh, trực thuộc UBND Tỉnh quản lý, tại Văn phòng Cục không có tổ chức
phòng chuyên môn, chỉ có 3 bộ phận trực thuộc lãng đạo: Đó là bộ phận Tổ
chức - Hành chính, bộ phận Thông kê Tổng hợp - Dân sè - Tài khoản quốc
gia, Bộ phận thống kê sản xuất kinh doanh. Cấp huyện, thị xã, mỗi huyện, thị
chỉ có một tổ Thống kê có 1 hoặc 2 cán bộ, trực thuộc UBND Huyện, Thị
quản lý.
Năm 1995, Chính phủ quyết định cho ngành Thống Kê Việt Nam quản
lý ngành dọc và đổi tên Chi Cục Thống Kê tỉnh, thành phè - thành Cục Thống
Kê tỉnh, thành phố và Cục Thống kê Tuyên Quang cũng được hình thành
quản lý theo ngành dọc cho đến nay. Sau khi trực thuộc ngành dọc, các phòng
chuyên môn của Cục và phòng Thống kê các huyện, thị được tổ chức, hình
thành theo quy định của Tổng Cục Thống Kê. Tuy nhiên, qúa trình thực hiện,
mô hình tổ chức của các phòng tại văn phòng Cục đã được củng cố, sắp xếp
lại cho phù hợp với nhiệm vụ của từng thời kỳ.
II. Chức năng và nhiệm vụ của Cục Thống Kê Tuyên Quang:
1. Chức năng:
Cục Thống Kê Tỉnh Tuyên Quang là cơ quan trực thuộc Tổng Cục
Thống Kê, có chức năng giúp việc cho Tổng Cục Thống Kê quản lý nhà nước
về công tác thống kê tại địa phương theo quy định của luật pháp, đồng thời tổ
chức thực hiện kế hoạch chương trình công tác của Tổng Cục Thống Kê giao.
Trên cơ sở đó đảm bảo thông tin bằng con số về tình hình kinh tế - xã hội, đáp
ứng yêu cầu công tác quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương.
Cục Thống kê là đơn vị dự toán của Tổng Cục Thống Kê, có con dấu,
tài khoản riêng theo quy định của nhà nước.
2. Nhiệm vô:
Tổ chức thực hiện và quản lý thống nhất công tác thống kê ở địa
phương: thu thập, tổng hợp, phân tích, công bố, lưu trữ số liệu và dự báo
thống kê, thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Tổng Cục Thống Kê

giao và đáp ứng nhu cầu thông tin trên địa bàn, phục vụ sự quản lý, điều hành
của các cấp ủy đảng chính quyền địa phương.
Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ thống kê đối với thống kê các
ngành, thống kê doanh nghiệp và thống kê xã , phường, thị trấn.
Biên soạn và xuất bản niên giám thống kê, các Ên phẩm thống kê
khác; thống nhất quản lý việc công bố, cung cấp số liệu thống kê kinh tế - xã
hội ở địa phương theo quy định của Tổng Cục Thống Kê, chịu trách nhiệm về
độ tin cậy của số liệu thông tin công bố và cung cấp.
Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế - xã hội của Tỉnh,
tổ chức khai thác, phổ biến thông tin thống kê công khai, nhanh chóng, thuận
tiện đến mọi đối tượng sử dụng theo quy định của Tổng Cục Thống Kê.
Thực hiện các dịch vụ Thống kê trên phạm vi địa bàn Tỉnh theo quy
định của pháp luật và hướng dẫn của Tổng Cục Thống Kê.
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luât pháp về công tác thống kê trên
địa bàn của Tỉnh. Thẩm định chuyên môn nghiệp vụ theo quy định phân cấp
của Tổng Cục Thống Kê.
Thực hiện công tác, nghiên cứu ứng dụng khoa học vào công tác
thống kê, nhằm góp phần cải tiến, đổi mới phương pháp thống kê để áp dụng
có hiệu quả trong công tác chuyên môn. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ
thông tin vào công tác thống kê theo quy định của Tổng Cục Thống Kê.
Quản lý tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương và tuyển chọn, quản lý
đội ngò cộng tác viên thống kê theo sự phân cấp của Tổng Cục Thống Kê, có
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức, viên chức thống kê ở địa
phương theo các tiêu chuẩn của ngạch công chức ngành thống kê.
Lập dự toán kinh phí hàng năm theo hướng dẫn của Tổng Cục Thống
Kê: quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được
phân bổ theo quy định của pháp luật.
Thường xuyên củng cố tổ chức thống kê ở địa phương, tăng cường mối
quan hệ hợp tác giữa Cục thống kê với các Sở, Ban, Ngành ở Tỉnh và UBND
huyện thị xã thuộc Tỉnh.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục Trưởng Tổng Cục Thống Kê
và lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương giao.
III. Tổ chức bộ máy Cục thống kê Tuyên Quang:
Tổng số công chức toàn ngành thống kê của Tỉnh có 52 cán bộ trong
biên chế: Trong đó có 20 cán bộ có trình độ đại học, chiếm 38,46% (Có 16
cán bộ Đại học chuyên ngành Thống kê chiếm 30,76%); 7cán bộ có trình độ
Cao đẳng, chiếm 13,46%, cán bộ Trung cấp 23 người, chiếm 44,23%; trong
tổng số cán bộ trung cấp hiện nay có 3 cán bộ đang theo học Đại học tại chức
- chuyên ngành thống kê. Toàn ngành thống kê Tỉnh Tuyên Quang có 31 cán
cán bộ nữ, chiếm 59,61%.
- Lãnh đạo Cục Thống Kê Tỉnh TuyênQuang gồm có:
+ 1 Cục trưởng
+ 2 Phó cục trưởng
- Tại văn phòng cục có 6 phòng chức năng
- Tại huyện, thị có phòng thống kê huyện, thị xã
- Các phòng có từ 4 cán bộ trở lên được bố trí 1 trưởng phòng và 1 phó
trưởng phòng.
- Việc thành lập mới, giải thể, tách, nhập các phòng trong cơ quan Cục
và phòng thống kê huyện, thị xã do Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Thống kê
quyết định, theo đề nghị của Cục Trưởng Cục Thống Kê Tỉnh và Vụ tổ chức
cán bé - đào tạo Tổng Cục Thống kê.
Hàng năm căn cứ vào số lượng biên chế được Tổng Cục Thống Kê
giao và yêu cầu, nhiệm vụ công tác, Cục Thống Kê bố trí cán bộ cho từng
phòng tại Cục và phòng Thống Kê huyện, thị xã hợp lý.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỤC THỐNG KÊ TUYÊN QUANG
a. Cục trưởng :
- Nhiệm vô chung:
Là người đứng đầu bộ máy Thống kê Tỉnh, chịu trách nhiệm trước
Tổng cục trưởng Tổng Cục Thống Kê về quản lý nhà nước và điều hành
thống nhất toàn bộ hoạt động ngành Thống kê ở địa phương theo chức năng

nhiệm vụ được Tổng Cục Thống Kê quy định. Đồng thời chịu sự kiểm tra,
giám sát của Tổng Cục Thống Kê và UBND Tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ
do Tổng Cục Thống Kê và UBND Tỉnh giao
- Nhiệm vụ cô thể:
+ Phối hợp với Cấp ủy, Ban cán sự, các đoàn thể quần chúng chăm lo
công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Tổ chức cho cán bộ công chức học tập
quán triệt đầy đủ, kịp thời các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và
pháp luật của nhà nước. Chăm lo đào tạo bồi dưỡng kiến thức, năng lực cho
đội ngò cán bộ công chức trong ngành theo tiêu chuẩn chức danh công chức.
+ Căn cứ vào chương trình, kế hoạch công tác của Tổng Cục Thống
Kê và cấp ủy, chính quyền địa phương, xây dựng và tổ chức, thực hiện
chương trình, kế hoạch công tác ngắn hạn, dài hạn đáp ứng nhu cầu thông tin,
báo cáo tổng Cục và phục vu cấp uỷ, chính quyền địa phương.
+ Tổ chức chỉ đạo, xây dựng các văn bản, nhằm cụ thể hóa chế độ quản
lý công tác nghiệp vụ, chuyên môn tại địa phương phù hợp với quy định của
Tổng Cục Thống Kê.
+Tổ chức kiểm tra, thanh tra và kiến nghị các biện pháp sử lý theo nội
dung Luật thống kê và các văn bản hướng dẫn của thanh tra Tổng Cục.
+ Tổ chức sơ, tổng kết các mặt công tác thống kê tại địa phương.
Nghiên cứu rót ra những bài học kinh nghiệm trong tổ chức, chỉ đạo đề xuất
những ý kiến với Tổng Cục Thống Kê, Cấp ủy và UBND về công tác tổ chức
cán bộ, các biện pháp quản lý và công tác nghiệp vụ của ngành.
+ Quản lý công chức, viên chức và tài sản, kinh phí hoạt động của cơ
quan theo quy định phân cấp quản lý của Tổng Cục.
+ Tổ chức phối hợp công tác giữa Cục thống kê và các ngành, các cấp
các đơn vị có liên quan, nhằm đảm bảo sự hiệp đồng chặt chẽ, thực hiện có
hiệu quả công tác thống kê tại địa phương.
Ngoài nghiệp vụ phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo các mặt công tác cụ
thể do sự phân công trong lãnh đạo.
+ Là chủ tài khoản cơ quan.

- Tiêu chuẩn:
+ phẩm chất chính trị:
Là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, trung thành với tổ quốc, với
Đảng, với nhân dân. Tích cực thực hiện công cuộc đổi mới của đảng, nhà
nước. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, giám nghĩ, giám làm, giám chịu trách
nhiệm cá nhân. Tích cực đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực, bảo thủ, trì trệ
trong công tác. Có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, giản dị, phong
cách làm việc dân chủ, bình đẳng với mọi người. Gương mẫu trong công tác,
thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.
- Trình độ:
Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành thống kê, có 10 năm công tác trong
ngành, trong đó Ýt nhất có 3 năm giữ chức vụ quản lý cấp phòng. Có trình độ
lý luận chính trị cao cấp, qua líp bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà
nước, ngạch chuyên viên. ngoại ngữ trình độ B, biết sử dụng máy vi tính.
- Năng lực
+ Nắm vững chủ trương, chính sách của đảng, pháp luất của nhà nước
có liên quan đến công tác thống kê và phương hướng nhiệm vụ của ngành.
+ có trình độ chuyên môn thống kê, nắm vững các văn bản pháp quy
của ngành, có kiến thức pháp luật và kinh tế ngành có liên quan. Am hiểu về
tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và trong nước.
b. Phó cục trưởng
- Nhiệm vô chung:
+ Là công chức lãnh đạo giúp việc cho Cục trưởng, được phân công
phụ trách chỉ đạo một số phần việc cụ thể, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng
và cấp trên về những phần việc được phân công, thay Cục trưởng điều hành
công việc của cơ quan khi Cục trưởng đi vắng.
- Nhiệm vụ cụ thể:
+ Trực tiếp chỉ đạo các nghiệp vụ công tác thống kê, phụ trách các
phòng nghiệp vụ và phòng thống kê các huyện, thị được phân công.
+Hàng năm qua tổ chức, chỉ đạo, chủ động có kế hoạch sơ, tổng kết rút

kinh nghiệm trong từng khâu công tác, đề xuất với ngành biện pháp đẩy mạnh
hoạt động Thống kê tại địa phương.
+ Tham gia đóng góp vào những công việc chung của cơ quan, thực
hiện các nhiệm vụ công tác khác khi có yêu cầu.
- Tiêu chuẩn:
+Phẩm chất chính trị :
Là Đảng viên Đảng cộng sản việt nam, trung thành với Tổ quốc, với
Đảng, với nhân dân. Tích cực thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, Nhà
nước. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, giám nghĩ, giám làm, giám chịu trách
nhiệm cá nhân. Tích cực đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực, bảo thủ, trì trệ
trong công tác. Có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, giản dị, phong
cách làm việc dân chủ, bình đẳng với mọi người. Gương mẫu trong công tác,
thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.
- Trình độ:
Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành thống kê, có tối thiểu 7 năm công tác
trong ngành, trong đó Ýt nhât có 3 năm giữ chức vụ quản lý cấp phòng. Có
trình độ lý luận chính trị cao cấp. Nghạch chuyên viên, qua líp bồi dưỡng kiến
thức quản lý nhà nước, ngoại ngữ trình độ B, biết sử dụng máy vi tính.
- Năng lực:
Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước có
liên quan đến công tác thống kê và phương hướng nhiệm vụ của ngành.
Có trình độ chuyên môn thống kê, nắm vững các văn bản pháp quy của
ngành, có kiến thức pháp luật và kinh tế ngành có liên quan. Am hiểu về tình
hình kinh tế - xã hội của địa phương và trong nước.
Chuyên sâu nghiệp vụ thuộc khối phụ trách. Đồng thời phải có hiểu
biết cần thiết đối với các nghiệp vụ thống kê khác.
Có năng lực tổ chức điều hành các mặt hoạt động, biết phối hợp với các
cấp, các ngành, các đơn vị để triển khai công tác có hiệu quả.
c. Trưởng phòng:
- Trách nhiệm chung:

Là công chức lãnh đạo giúp việc cho lãnh đạo cục. Chịu trách nhiệm
trước lãnh đạo Cục và cấp trên về những phần việc thuộc chức năng, nhiệm
vụ của phòng, trực tiếp quản lý, điều hành các công việc của phòng.
- nhiệm vụ cụ thể:
Phô trách chung, trực tiếp thực hiện công tác chuyên môn trọng yếu
trong phòng, làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với cán bộ công
chức, xây dựng nội bộ thực sự đoàn kết, nhất trí, phụ trách phòng thống kê
huyện thị được phân công.
Hàng tháng chủ động, tổ chức họp phòng rút kinh nghiệm và triển khai
chương trình công tác tháng sau. Hàng quý, 6 tháng họp sơ kết, hết năm tổng
kết rút kinh nghiệm trong từng khâu công tác, đề xuất với ngành biện pháp
đẩy mạnh hoạt động công tác thống kê của phòng tại địa phương.
Tham gia đóng góp vào những công việc chung của cơ quan. Thực hiện
các nhiệm vụ công tác khác được lãnh đạo Cục giao.
- Phẩm chất chính trị:
Là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, có quan điểm, lập trường
chính trị vững vàng, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ chính sách của Đảng,
pháp luật của nhà nước. Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy trong
công tác, tác phong sinh hoạt lành mạnh, được mọi người tín nhiệm.
- Trình độ
Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành thống kê, có thời gian công tác trong
ngành thống kê từ 6 năm trở lên. Là Đảng viên, phải có trình độ trung cấp
chính trị. Ngạch chuyên viên. Phải qua đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý
hành chính nhà nước, ngoại ngữ chình độ A, biết sử dụng máy vi tính vào
công tác.
- Năng lực:
Nhận thức đầy đủ chủ trương chính sách của đảng, pháp luật của nhà
nước. Am hiểu về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và chương trình
kế hoạch công tác của ngành. Nắm vững nghiệp vụ chuyên môn, có khả năng
tổng hợp đề xuất và tổ chức, chỉ đạo các mặt công tác được giao đạt hiệu quả.

Phải tập hợp được quần chúng trong phòng, tổ chức, lãnh đạo thực hiện
có hiệu quả những công việc được phân công.
d. Phó trưởng phòng:
- Trách nhiệm chung
Là công chức lãnh đạo giúp việc cho trưởng phòng. Chịu trách nhiệm
trước trưởng phòng, và cấp trên về những phần việc được phân công, trực tiếp
quản lý, điều hành các công việc của phòng khi trưởng phòng đi vắng.
- Nhiệm vụ cụ thể:
Thực hiện một số công tác chuyên môn, nghiêp vụ chủ yếu được
trưởng phòng phân công, làm tôt công tác chính trị tư tưởng đối với cán bộ
công chức, xây dựng nội bộ thực sự đoàn kết nhất trí.
Tham gia đóng góp vào những công việc chung của phòng, cơ quan,
thực hiện các nhiệm vụ công tác khác do lãnh đạo cục và trưởng phòng giao.
- Trình độ
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành thống kê, có thời gian công tác trong
ngành thống kê từ 5 năm trở lên; là Đảng viên, phải có trình độ trung cấp
chính trị. Ngạch chuyên viên, phải qua đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý
hành chính nhà nước, ngoại ngữ chình độ A, biết sử dụng máy vi tính vào
công tác.
- Năng lực:
Nắm chắc chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước,
định hướngphát triển kinh tế - xã hội của địa phương và chương trình kế
hoạch công tác của ngành, nắm vững nghiệp vụ chuyên môn có khả năng tổng
hợp đề xuất và tổ chức, chỉ đạo các mặt công tác được giao đạt hiệu quả.
Phải có năng lực tập hợp quần chúng, tổ chức thực hiện có hiệu quả
những công việc được phân công.
e. Cán bộ công chức:
- Chức trách nhiệm vụ:
Thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác được trưởng, phó phòng và lãnh
đạo Cục phân công.

-phẩm chất chính trị:
Lập trường chính trị vững vàng, chấp hành nghiêm chế độ chính sách
của Đảng, pháp luật của nhà nước. Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận
tụy trong công tác; tích cực, chủ động, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
- Trình độ:
Đối với cán bộ nghiên cứu tổng hợp phải tốt nghiệp Cao đẳng hoặc
Đại học chuyên ngành thống kê, hay tương đương. Nếu là đảng viên phải có
trình độ trung cấp lý luận chính trị. Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên,
ngoại ngữ trình độ A, biết sử dụng máy vi tính thành thạo trong công tác.
- Năng lực:
Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước
có liên quan đến công tác thống kê và chương trình nhiệm vụ công tác của
ngành.
Nắm vững nghiệp vụ thống kê và các văn bản pháp quy của ngành, có
kiến thức pháp luật và kinh tế ngành liên quan. Am hiểu về tình hình kinh tế -
xã hội của địa phương.
IV. Nhiệm vụ của các phòng chức năng tại văn phòng cục
a. Phòng tổng hợp:
Bao gồm các nghiệp vụ thống kê tổng hợp, tài khoản quốc gia và công
nghệ thông tin có nhiệm vụ:
+ Tổ chức triển khai, thực hiện tốt chương trình, kế hoạch công tác
được giao
+Thu thập, tổng hợp, phân tích, công bố, cung cấp, lưu trữ số liệu và dự
báo thống kê trong phạm vi chung của ngành thống kê.
+ Thường xuyên quan tâm, đôn đốc, kiểm tra, hướng đẫn các cấp, các
ngành, các đơn vị cơ sở thực hiện nhiệm vụ công tác thống kê. Đối với những
nội dung phòng được phân công quản lý.
+ Phối hợp với các ngành, các phòng tại văn phòng cục, phòng thống
kê các huyện, giải quyết tốt những nội dung công việc có liên quan đến chức

năng nhiệm vụ công tác của phòng.
+ Thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác khác được lãnh đạo cơ quan
giao.
b. Phòng thống kê nông - lâm nghiệp - thủy sản:
Phòng thống kê Nông - lâm nghiệp - thủy sản bao gồm các nghiệp vụ:
+ Tổ chức triển khai, thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch công tác
được giao.
+ Lưu trữ sè liệu, bảo đảm an toàn bí mật tài liệu thống kê theo quy
định.
+phối hợp với các ngành, các phòng tại văn phòng cục, phòng thống kê
các huyện, thị xã, giải quyết tốt những nội dung công việc có liên quan đến
chức năng nhiệm vụ của phòng quản lý.
+ Thường xuyên quan tâm đôn đốc kiểm tra hướng dẫn các cấp, các
ngành các đơn vị, thực hiện đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ công tác thống kê đối
với những nội dung thuộc chức năng của phòng.
+ Thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác khác được lãnh đạo cơ quan
giao.
S NG I S LIU CA PHềNG NễNG - LM NGHIP - THY SN
c. Phũng thng kờ cụng - thng nghip:
Bao gm cỏc ch bỏo cỏo thng kờ cụng nghip, xõy dng giao
thụng, bu in, thng mi, khỏch sn nh hng, du lch, dch v giỏ c, cú
nhm v:
+ T chc trin khai, thc hin tt cỏc chng trỡnh, k hoch cụng tỏc
c giao.
+ qun lý, lu tr số liu thng kờ m bo theo ỳng quy nh.
Tổng Cục Thống Kê
( Vụ Tổng Hợp Thông
Tin )
Vụ Nông - Lâm
nghiệp - Thủy

sản
Phòng tổng hợp
thông tin - cục
thống kê Tỉnh
Phòng nông -
lâm nghiệp -
thủy sản - CTK
Phòng thống
kê các huyện,
thị ( phần nông
- lâm nghiệp -
thủy sản )
sở nông nghiệp
và phát triển
nông thôn, công
ty thủy sản
UBND Tỉnh
+ Thường xuyên quan tâm, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các cấp, các
ngành các đơn vị, thực hiện đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ công tác thống kê đối
với những nội dung thuộc chức năng của phòng quản lý.
+ phối hợp với các ngành, các phòng tại văn phòng cục, phòng thống
kê các huyện, thị xã giải quyết tốt những nội dung công việc có liên quan đến
chức năng nhiệm vụ của phòng quản lý.
+ Thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác khác được lãnh đạo cơ quan
giao.
d. Phòng thống kê Dân sè - văn xã:
Bao gồm các nghiệp vụ thống kê Dân sè, lao động, mức sống, văn hóa
- xã hội, y tế giáo, giáo dục và môi trường, có nhiệm vụ:
+ Tổ chức triển khai, thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch công tác
được giao.

+ quản lý, lưu trữ số liệu thống kê đảm bảo an toàn bí mật tài liệu theo
đúng quy định.
+ Thường xuyên quan tâm đôn đốc kiểm tra hướng dẫn các cấp, các
ngành, các đơn vi trong phạm vi quản lý thực hiện đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ
công tác được giao
+ phối hợp với các ngành, các phòng tại văn phòng cục, phòng thống
kê các huyện, thị xã giải quyết tốt những nội dung công việc có liên quan đến
chức năng nhiệm vụ của phòng quản lý.
+ Thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác khác được lãnh đạo cơ quan
giao.
e. Phòng phương pháp chế độ - thanh tra - thi đua:
Bao gồm cấc nghiệp vụ về phương pháp chế độ - thanh tra, kế hoạch
chương trình công tác và thi đua, có nhiệm vụ:
+ Triển khai thực hiện tốt chương trình, kế hoạch công tác được giao.
+ Xây dựng, theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch công tác
hàng tháng, hàng quý, năm của ngành, định kỳ theo quy định tổ chức; sơ, tổng
kết, rút kinh nhiệm trong công tác của toàn ngành giúp cho việc tổ chức, triển
khai đạt kết quả.
+Tổ chức tốt phong trào thi đua trong ngành.
+ Thực hiện công tác tiếp dân, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo, chống tham nhòng và tiêu cực, sử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực thống kê theo thẩm quyền.
+ Phối hợp với các ngành, các phòng tại văn phòng cục, phòng thống
kê các huyện, thị xã giải quyết tốt những nội dung công việc có liên quan đến
chức năng nhiệm vụ của phòng quản lý.
+ Thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác khác được lãnh đạo cơ quan
giao.
f. Phòng tổ chức hành chính:
Bao gồm các nghiệp vụ về tổ chức cán bộ, đào tạo, hành chính quản trị
và tài vụ cơ quan có nhiệm vụ:

+ Triển khai, thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch công tác được
giao.
+ Chủ động nắm tình hình của các đơn vị, các ngành, tham gia bố trí,
sắp xếp bộ máy, cán bộ làm công tác thống kê, đảm bảo quản lý, sử dụng có
hiệu quả, đồng thời có kế hoạch đào tạo lại đội ngò cán bộ công chức trong
ngành phù hợp với yêu cầu phát triển công tác thống kê trong thời kỳ mới.
+ Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ cơ quan theo phương
án đã xây dựng, giải quyết kịp thời các chế độ chính sách cho cán bộ công
chức theo quy định.
+ Quan tâm thực hiện tốt công tác quản lý tài chính, tài sản, công khai
hóa tài chính, thực hiện tốt công tác văn thư, lưu trữ.
+ phối hợp với các ngành, các phòng tại văn phòng cục, phòng thống
kê các huyện, thị xã giải quyết tốt những nội dung công việc có liên quan đến
chức năng nhiệm vụ của phòng quản lý.
+ Thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác khác được lãnh đạo cơ quan
giao.
V. Cơ cấu tổ chức của các phòng thống kê huyện thị
a. phòng thống kê thị xã Tuyên Quang
Cán bộ biên chế có 3 cán bộ, trong đó có 1 trưởng phòng, 2 nhân viên.
Trong 3 cán bộ, có 1 cán bộ trình độ Đại học Tài chính – kế toán
b. Phòng thống kê huyện Nà Hang (huyện vùng cao của tỉnh ):
Số lượng cán bộ biên chế có 3 cán bộ, trong đó có 1 cán bộ trình độ
Cao đẳng, 2 cán bộ Trung cấp.
c. Phòng thống kê huyện Chiêm Hóa:
Số lượng cán bộ biên chế có 5 cán bộ, trong đó có 1 cán bộ đại học, 2
cán bộ Cao đẳng, 2 cán bộ trung cấp.
d. Phòng thống kê huyện Hàm Yên:
Sè lượng cán bộ có 4 người, trong đó có 1 Đại học, 3 Trung cấp
e. Phòng thống kê huyện Yên Sơn:
Số lượng cán bộ có 5, trong đó có 1 Đại học, 2 Cao đẳng, 2 Trung cấp.

f. Phòng thống kê huyện Sơn Dương:
Sè lượng cán bộ có 5 cán bộ, trong đó có 2 Đại học, 3 Trung cấp.
VI. Nhiệm vụ cụ thể của Phòng thống kê huyện, thị:
+ Phòng thống kê các huyện, thị xã là một phòng chuyên môn của Cục
Thống Kê, không phải là một đơn vị dự toán riêng, có con dấu để giao dịch và
chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn theo hướng dẫn của Tổng Cục Thống Kê.
Phòng Thống kê các huyện, thị có nghiệm vụ cụ thể:
+ Giúp lãnh đạo Cục giải quyết những công việc thuộc chức năng của
ngành, theo sự phân cấp của Cục Thống Kê.
+ Tổ chức triển khai, thực hiện chế độ báo cáo nhanh, định kỳ chính
thức, đột xuất, các cuộc điều tra chuyên môn về tình hình kinh tế - xã hội, đã
được Cục Thống Kê giao kế hoạch hàng năm.
+ Tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ báo cáo, các
cuộc điều tra đối với các đơn vị trên địa bàn thuộc huyện, thị quản lý. Phát
hiện những vi phạm để uốn nắn. Đồng thời cung cấp thông tin để thanh tra
ngành tiếp tục có kế hoạch phối hợp sử lý.
+ Hệ thống hóa số liệu, biên soạn niên giám thống kê cấp huyện, thị tổ
chức lưu giữ, quản lý, cung cấp số liệu cho các đối tượng sử dụng, đảm bảo
thực hiện đúng quy định.
+ Tham gia với các ngành đóng trên địa bàn huyện, thị, các xã phường,
thị trấn, kiện toàn củng cố tổ chức, cán bộ làm công tác thống kê cơ sở, đảm
bảo đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ.
+ quản lý lao động trong phòng và quản lý tài sản, kinh phí chi tiêu chặt
chẽ. Thanh quyết toán kịp thời, đúng chế độ chính sách. Thực hiện chế độ
công khai hóa, dân chủ hóa công chức theo chế độ hiện hành.
+ Xây dựng kế hoạch chương trình công tác của từng năm theo quy
định của nghành dọc cho từng cán bộ và của cả phòng.
B. Tình hình hoạt động của cục thống kê tỉnh tuyên quang trong những năm qua.
I. Thực trạng, nguyên nhân, Kết quả hoạt động :
1. Công tác đảm bảo thông tin:

* Đối với chế độ báo cáo nhanh định kỳ:
Để đảm bảo yêu cầu của trung ương, địa phương về thông tin thống kê
trong công tác quản lý kinh tế-xã hội. Việc thực hiện tốt chế độ báo cáo nhanh
hiện đang là công việc hết sức cần thiết.
Trong những năm vừa qua, các bộ phận nghiệp vụ và bộ phận tổng hợp
tại văn phòng cục thống kê, phòng thống kê các huyện, thị xã đã có triển biến
tích cực hơn trong việc thực hiện chế độ báo cáo. Hỗu hết các bộ phận nghiệp
vụ đều quan tâm đôn đốc cơ sở, các ngành, các huyện, thị xã để thu thập đủ
số đơn vị, đảm bảo phạm vi, nội dung các chỉ tiêu báo cáo.
Việc khai thác thêm thông tin ở các báo cáo chính thức, kết hợp sử
dụng số liệu chính thức và số liệu ước tính trong báo cáo được chú ý đúng
mức hơn, đã giúp cho các bé phận nghiệp vụ hạn chế, khắc phục được những
mâu thuẫn, bất hợp lý trong các báo cáo ở các thời kỳ, thời gian khác nhau.
Trong các báo cáo ngoài phần số liệu nhiều bộ phận đã có nhận xét tình
hình, giải thích sự biến động của số liệu. Một số báo cáo đã phân tích đánh
giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch nhà nước, các mục tiêu kinh tế xã
hội theo nghị quyết của địa phương đề ra. Riêng đối với báo cáo tổng hợp của
toàn ngành 6 tháng và cả năm đã kết hợp chặt chẽ với các ngành, các bộ phận
có liên quan. Dự báo các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của địa phương, kịp thời
phục vụ các kỳ họp của tỉnh uỷ, HĐND và uỷ ban nhân dân
* Báo cáo đột xuất:
Được tập trung chỉ đạo cụ thể từ đơn vị cơ sở đến các phòng thống kê
huyện, thị xã, văn phòng cục thống kê. Trong những năm vừa qua, tuy không
có xảy ra thiên tai, lũ lụt lớn trên địa bàn, nhưng ở một số huyện: Na Hang,
Hàm Yên, Chiêm Hoá có xảy ra sạt lở đất, gió xoáy, lũ quét trong mùa mưa,
đã thu thập được số liệu báo cáo.
* Công tác số liệu cung cấp thông tin:
Trong những năm gần đây, do có biện pháp tổ chức, chỉ đạo cụ thể, phù
hợp các phòng nghiệp vụ tại văn phòng cục thống kê, phòng thống kê các
huyện, thị xã có sự phối hợp chặt chẽ. Nên cục thống kê Tuyên Quang đã

hoàn thành niên giám tóm tắt, niên giám đầy đủ của địa phương, niên giám
của cấp huyện theo quy định của Tổng cục thống kê.
Đối với niên giám Ngành đã có sự cải tiến, phát hành sớm, phù hợp với
yêu cầu sử dụng của các cấp, các ngành ở địa phương.
Niên giám của cấp huyện, do việc ban hành chế độ báo cáo, điều tra
chưa đồng bộ, do đó để khai thác, thu thập hệ thống chỉ tiêu trong niên giám
còn là công việc khá phức tạp, tốn nhiều công sức của toàn Ngành, nên mới
hoàn thành được những nội dung theo chỉ đạo của Tổng cục thống kê.
Nhìn chung, các chỉ tiêu trong niên giám thống kê luôn được quan tâm,
bổ xung kịp thời và hoàn thiện, nên các số liệu thu thập được khá đầy đủ về
tất cả các mặt kinh tế – xã hội của Tỉnh như công- thương nghiệp, nông- lâm
nghiệp, các chỉ tiêu tổng hợp khác Thu thập số liệu chính xác đóng một vai
trò quan trọng trong việc phân tích, hoạch định chính sách của Tỉnh.
Có số liệu về GDP theo giá hiện hành phân theo Ngành kinh tế năm
2000-2004 nh sau:
(triệu đồng)
Năm
Ngành
2000 2001 2002 2003 2004
Nông lâm
nghiệp và
thuỷ sản
824668 838572 2114454 987392 1100660
Công nghiệp,
xây dựng.
296737 392747 691471 627042 791090
Các ngành
DV khác
524485 600616 478389 848215 1008469
Tổng 1645890 1831935 944594 2462649 2900219

Nhìn vào bảng số liệu thu thập được ta thấy rằng GDP của các Ngành
tăng dần theo các năm2000, 2001, 2002. Tuy nhiên đến năm 2003 đã có sự
chuyển dịch giảm tỷ trọng GDP trong các Ngành Nông lâm nghiệp, thuỷ sản
và công nghiệp xây dựng, tăng tỷ trọng GDP trong các Ngành dịch vụ khác.
Tuy nhiên mức tăng này rất lớn do đó nó làm cho GDP của cả Tỉnh tăng hơn
nhiều so với năm 2002.
Trong đó, khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2004 tăng 33.47%
so với năm 2000 và tăng 11.47% so với năm 2003. Khu vực Công nghiệp, xây
dựng năm 2004 tăng 66.6% so với năm 2000 và tăng 26.16% so với năm
2003. Các ngành dịch vụ khác năm 2004 tăng 92.28% so với năm 2000 và
tăng 18.89% so với năm 2003. Nh vậy các ngành dịch vụ khác là tăng mạnh
nhất.
Từ những phân tích trên có thể đề ra những phương án nhằm duy trì
mức tăng GDP như hiện nay, trong đó đặc biệt chú trọng vào các ngành dịch
vụ khác
Trong những năm gần đây, do tình hình kinh tế xã hội của đất nước
đang có những chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc. Do đó để thu thập được kịp
thời, đầy đủ, chính xác thông tin thống kê, phục vụ có hiệu quả yêu cầu của
các cấp, các ngành trong công tác quản lý thì công tác điều tra thống kê có
một vị trí quan trọng.
<=>Tuy nhiên trong công tác bảo đảm thông tin vẫn còn những hạn chế
sau:
Hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế xã hội được Tổng cục thống kê ban
hành, phục vụ cho yêu cầu quản lý vĩ mô của cả nước. Để đảm bảo phục vụ
địa phương thiết thực, hiệu quả, cần được nghiên cứu, bổ xung thêm những
chỉ tiêu đặc thù, phản ánh những đặc trưng về kinh tế xã hội của Tỉnh.
Việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện chế độ báo cáo, điều tra thống kê có
nơi, có lúc chưa được nghiêm túc, cụ thể, chặt chẽ. Nên chất lượng một số nội
dung báo cáo, điều tra chưa cao. Sử dụng, công bố số liệu giữa tỉnh, huyện thị
và các ngành ở địa phương đôi khi không thống nhất.

Công tác phân tích, dự báo còn hạn chế, nên Ýt có kiến nghị, đề xuất
với cấp trên những giải pháp thiết thực hiệu quả, để phát triển kinh tế xã hội
của địa phương.
2. Công tác cải cách hành chính:
Trong những năm qua đã bổ xung, hoàn thiện quy chế hoạt động của
Ngành cho phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác hiện nay. Tiến hành phân
công, giao nhiệm vụ công tác cho từng phòng cá nhân, để chủ động có kế
hoạch thực hiện
Triển khai, tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ trong Ngành. Qua đó
phát huy quyền dân chủ của mọi người, chủ động tham gia xây dựng cơ quan,
các tổ chức đoàn thể vững mạnh.
Xây dùng quy chế phối hợp với các Ngành chức năng có liên quan
trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Đảm bảo mỗi cơ quan thực hiện tốt
nhiệm vụ được giao.
Với những kết quả đã thực hiện, giúp cho việc điều hành, thực hiện các
mặt công tác trong Ngành được triển khai thuận lợi, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế: Phương thức quản lý, điều hành công
việc của Lãnh đạo phòng chưa phù hợp nên chưa thực hiện được chức năng
giám sát, kiểm tra đối với công chức, cơ sở trong việc thực hiện nhiệm vụ
được giao.
Chưa đúc kết, rót ra được những bài học cần thiết, để đề ra những nội
dung cụ thể trong việc giải quyết mối quan hệ giữa Ngành và cấp, giữa các
phòng tại văn phòng Cục với phòng Thống kê huyện, thị xã.
* Tóm lại:
Được sù quan tâm giúp đỡ sát sao của lãnh đạo chính quyền các cấp và
Tổng Cục Thống Kê, với sự nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vu của Đảng
và nhà nước giao cho Ngành. Trong những năm qua, ngành Thống Kê Tỉnh
tuyên Quang đã góp phần đáng kể trong việc cung cấp số liệu Thống kê giúp
cho các cấp lãnh đạo đề ra phương hướng nhiệm vụ trong công cuộc đổi mới
Tỉnh nhà.

* Những đóng góp đó là :
- Đáp ứng được nhu cầu thông tin kinh tế - xã hội bằng con sè cho các
cấp lãnh đạo bảo đảm tính trung thực, khách quang, chính xác, đầy đủ, kịp
thời Trên cơ sở đó đề ra chính sách và những bước đi phù hợp với đặc điểm,
tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.
- Với đáp ứng bằng số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội cho
lãnh đạo địa phương, ngành thống kê đã nâng được vai trò, vị trí của mình lên
một bước quan trọng hơn, đó là chính quyền địa phương coi con số thống kê
phát ra là con số pháp lý và yêu cầu tất cả các ngành thống nhất sử dụng
nguồn tài liệu Thống kê phát ngôn. Đồng thời ngành Thống kê còn được tham
gia vào Ban tài liệu và phụ trách tổ số liệu phục vụ các kỳ Đại hội Tỉnh Đảng
bộ.
- Báo cáo kịp thời và đầy đủ tất cả các báo cáo và biểu báo cáo Thống
kê tháng, quý, năm và hệ thống hóa số liệu gửi cho các Vụ nghiệp vô - Tổng
Cục Thống Kê theo chế độ quy định (có báo cáo phân tích kèm theo). Hàng
năm Cục đều biên soạn và in Ên xuất bản Niên giám thống kê. sau một nhiệm
kỳ Đại hội Đảng, Cục biên soạn và in Ên số liệu niên giám thống kê 5 năm
liền. Đến nay tất cả các nghiệp vụ công tác Thống kê của Cục được Tổng cục
Thống kê xếp đạt kế hoạch điểm thi đua hàng năm từ 95% trở lên.
- Tổ chức chỉ đạo tốt các cuộc điều tra Thống kê thường xuyên, các
cuộc Tổng điều tra đúng quy trình. Thông qua các cuộc điều tra đã đánh giá
được bước tiến bộ mới của ngành và đúc rút được nhiều kinh nghiệm.
Luôn luôn cải tiến, đổi mới công tác Thống kê, duy trì bộ máy hoạt
động của ngành thường xuyên liên tục. Không ngừng củng cố, nâng cao mạng
lưới thống kê từ tỉnh đến cơ sở, luôn đề xuất với Chính quyền địa phương cải
tiến mạng lưới thống kê cơ sở, xin cấp kinh phí để tập huấn nghiệp vụ cho cán
bộ thống kê xã, phường, thị trấn. Nhưng do biên chế tổ chức ở các xã,
phường, thị trấn có hạn, do vậy ở các xã, phường, thị trấn không có cán bộ
thống kê chuyên trách mà do cán bộ văn phòng hoặc kế toán kiêm thống kê.
Đối với các cơ sở sản xuất - kinh doanh, các cơ quan sự nghiệp cũng không

có cán bộ thống kê chuyên trách mà do cán bé kế hoạch kiêm. Đây là khó
khăn lớn của nghành về mạng lưới Thống kê cơ sở chưa ổn định, bởi vậy đã
phần nào ảnh hưởng đến công tác thông tin của ngành.

×