Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT VỀ ĐỐI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Ở PHƯƠNG DIỆN QUẢN LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.97 KB, 6 trang )

NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT VỀ ĐỐI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Ở PHƯƠNG DIỆN QUẢN LÝ

Tóm tắt: Kiểm tra, đánh giá (KTĐG) người học là một khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học. Bộ
giáo dục và Đào tạo đã và đang có nhiều giải pháp cải tiến việc KTĐG đối với học sinh phổ thông nhằm hướng
đến đánh giá năng lực học sinh. Đối với bậc đại học, hiện nay Bộ giáo dục và Đào tạo đã giao quyền tự chủ cho
các trường Đại học nên các vấn đề về nội dung chương trình đào đạo cũng như quy định về KTĐG người học các
cơ sở giáo dục đại học phải tự đề ra và thực hiện. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến một số văn bản hướng
dẫn giáo viên phổ thông KTĐG học sinh theo hướng tiếp cận năng lực của Bộ giáo dục và Đào tạo. Từ đó, chúng
tôi đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới KTĐG theo hướng tiếp cận năng lực người học (cụ thể là sinh viên
ngành sư phạm Toán) ở phương diện quản lý.
1. Đặt vấn đề
Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 theo định hướng tiếp cận năng lực
học sinh là một chủ trương lớn của Việt Nam. Nội dung đó được thể hiện trong Nghị quyết số
29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết nêu rõ: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi,
kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm
tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và
cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá
trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người
học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”. Chương trình hành động
của chính phủ thực hiện nghị quyết 29-NQ/TW đã nêu “Đổi mới hình thức thi, kiểm tra đánh
giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực người học; kết hợp đánh giá cả quá trình
với đánh giá cuối học kỳ, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển”.
Bộ môn Toán – Khoa Toán Công nghệ - Trường Đại học Hùng Vương với nhiệm vụ
chính là đào tạo sinh viên sư phạm Toán, khi ra trường sẽ trở thành các thầy cô giáo dạy THCS,
THPT cũng đã những điều chỉnh, bổ sung về chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và
KTĐG phù hợp với yêu cầu của thời đại. Tuy nhiên, vấn đề KTĐG theo hướng tiếp cận năng
lực người học vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Do đó chúng ta cần có những quy định, hướng
dẫn cụ thể hơn.
2. Nội dung nghiên cứu


2.1. Những chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kiểm tra đánh giá học sinh
phổ thông trong những năm gần đây.
Nghị quyết số 88/NQ-QH ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đối mới chương trình sách
giáo khoa giáo dục phổ thông nêu rõ mục tiêu đổi mới là “Đổi mới chương trình sách giáo
khoa phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng, hiệu quả giáo dục phổ
thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyền nền giáo dục
nặng về truyến thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng
lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”; Nội dung đổi
mới mà nghị quyết nêu cũng kèm theo“ Đổi mới căn bản phương pháp đánh giá chất lượng
giáo dục theo hướng hỗ trợ phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; phản ánh mức độ đạt
chuẩn quy định trong chương trình; cung cấp thông tin chính xác, khách quan, kịp thời cho
việc điều chỉnh hoạt động dạy, hướng dẫn hoạt động học nhằm nâng cao dần năng lực học
sinh. Thị và đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa vào chương trình giáo dục phổ thông
phù họp với lộ trình thực hiện Đề án. Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung
học phổ thông theo hướng gọn nhẹ, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn đảm bảo độ tin
cậy, trung thực đánh giá đúng năng lực học sinh, cung cấp dữ liệu cho việc tuyển sinh giáo dục
nghề nghiệp và giáo dục đại học”.
Công tác chỉ đạo KTĐG của Bộ giáo dục và Đào tạo trong những năm gần đây thông qua
hệ thống các văn bản sau:
Cấp tiểu học: Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT Ban hành quy định đánh giá học sinh
tiểu học, ngày 28 tháng 08 năm 2014. Quy định này có một số điểm mới như sau:
1. Mục đích của việc đánh giá là giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình
thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai
đoạn dạy học, giáo dục,….
2. Việc đánh giá được thực hiện trên nguyên tắc không so sánh học sinh này với học sinh
khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
3. Hình thức cơ bản trong đánh giá học sinh tiểu học là đánh giá thường xuyên bằng nhận
xét, cụ thể là: trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi
hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong bài học, giáo viên tiến hành một số công việc như
quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh,

nhóm học sinh theo tiến trình dạy học,…
4. Đối với đánh giá về học tập, quy định mới đã bãi bỏ việc dùng điểm số để đánh giá
thường xuyên, đồng thời bãi bỏ việc xếp loại học tập theo thang Giỏi - Khá - Trung bình như
trước đây.
5. Đánh giá về hạnh kiểm được thay thế bằng việc đánh giá về năng lực và phẩm chất của
học sinh như khả năng tự phục vụ, tự quản; giao tiếp và hợp tác; tính chăm chỉ, tự tin, tự chịu
trách nhiệm
6. Học sinh được lên lớp khi được xác nhận hoàn thành chương trình học, trường hợp
không hoàn thành thì phải báo cáo để hiệu trưởng xét, quyết định việc lên lớp hay ở lại lớp.
7. Sẽ không còn danh hiệu học sinh Giỏi, Tiên tiến với học sinh tiểu học; Cuối học kỳ 1
và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh bình bầu những học sinh đạt thành
tích nổi bật một trong nội dung đánh giá trở lên, đạt thành tích nổi bật trong các phong trào thi
đua hoặc thành tích đột xuất khác; tham khảo ý kiến cha mẹ học sinh; tổng hợp và lập danh
sách đề nghị hiệu trưởng xét tặng giấy khen hoặc dề nghị cấp trên khen thưởng. Nội dung, số
lượng học sinh được khen do hiệu trưởng nhà trường quyết định.
Cấp THCS, THPT: Quyết định 40/2006/QĐ-BGD&ĐT (Quyết định 40) ngày 05-10-
2006 ban hành quy chế ĐG, xếp loại học sinh THCS, THPT; Thông tư số 51/2008/TT-
BGD&ĐT ngày 15-09-2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định 40; Thông tư
58/2011/TT-BGD&ĐT (Thông tư 58) ngày 12-12-2011 ban hành quy định đánh giá và xếp loại
học sinh THCS, THPT; Công văn số 8773/BGDĐT – GDTrH ngày 30-12-2010 của Bộ giáo
dục và Đào tạo về việc hướng dẫn soạn đề kiểm tra và một số quyết định, thông tư liên quan
đến tuyển sinh THCS, THPT, thi tốt nghiệp THPT,…
Quyết định 40: Theo quyết định này, đánh giá, xếp loại học sinh có 2 lĩnh vực: (i) Đánh giá
hạnh kiểm học sinh phải căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử
trong mối quan hệ với thầy cô giáo, với bạn bè và quan hệ xã hội, ý thức phấn đấu vươn lên
trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và hoạt động xã
hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường; và (ii) Đánh giá xếp loại học lực:
Căn cứ đánh giá học lực của học sinh là hoàn thành các chương trình các môn học trong kế
hoạch giảng dạy của cấp THCS, THPT, kết quả đạt được ở các bài kiểm tra. Học lực được xếp
thành 5 loại: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu và Kém. Hình thức kiểm tra bao gồm kiểm tra thường

xuyên (miệng, 15 phút), kiểm tra định kỳ (1 tiết, học kỳ). Việc đánh giá học tập được thực hiện
bằng cách kiểm tra và cho điểm các bài kiểm tra, tính điểm trung bình môn học, điểm trung
bình các môn học cuối học kỳ và cuối năm học.
Công văn số 8773/BGDĐT –GDTrH về việc hướng dẫn soạn đề kiểm tra, một số yêu cầu đặt ra
như: KTĐG dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình THCS, THPT đã được Bộ ban
hành; tăng cường câu hỏi mức độ thông hiểu, sáng tạo; ra đề bằng ma trận kiến thức, kỹ năng;
khuyến khích đánh giá bằng nhiều phương pháp và một số kỹ thuật mới như kỹ thuật Rubric,
đánh giá môn Giáo dục công dân vừa cho điểm vừa nhận xét,…
Ngoài ra, năm 2014 Vụ giáo dục trung học đã kết hợp với Chương trình phát triển giáo
dục trung học đã tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo về KTĐG theo hướng phát triển năng lực
học sinh theo từng môn học, trong đó có môn Toán. Trước hết, chúng ta cần phải hiểu thế nào
là đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh và sự khác biệt giữa đánh giá theo năng lực
với đánh giá theo kiến thức kỹ năng là gì? Vấn đề này đã được trình bày trong báo cáo của ….
Tại trường Đại học Hùng Vương, trong quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy
theo học chế tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 377/QĐ-ĐHHV-ĐT ngày 12/06/2013)
cũng nêu rõ cách tổ chức kiểm tra và thi học phần. Kèm theo đó là Quyết định số 576/QĐ-
ĐHHV-TTr, KT&ĐBCL, ngày 26-08-2013 về việc ban hành quy định về công tác KTĐG của
Trường Đại học Hùng Vương. Và trong năm học 2014-2015, trường Đại học Hùng Vương cũng
có quy định bổ sung về việc tăng cường hình thức thi vấn đáp và trắc nghiệm nhằm bồi dưỡng
cho người học một số kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Tuy nhiên, với xu hướng KTĐG của Bộ giáo
dục và Đào tạo cho giáo dục phổ thông, Trường Đại học Hùng Vương đào tạo cần phải có
những quy định, hướng dẫn cụ thể hơn về việc KTĐG người học theo hướng tiếp cận năng lực.
2.2 Một số kiến nghị, đề xuất nhằm đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực
người học của Bộ môn Toán - Khoa Toán – Công nghệ, Trường Đại học Hùng Vương.
Căn cứ vào chuẩn đầu ra của sinh viên ngành Đại học sư phạm Toán, căn cứ Thông tư số
07/2015/TT-BGDĐT ngày 16./04/2015 của Bộ giáo dục và Đào tạo “Quy định về khối lượng
kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi
trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình
đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ”, dựa trên nền tảng bài viết “Những năng lực cần có của sinh
viên ĐHSP Toán Trường Đại học Hùng Vương sau khi tốt nghiệp” của ThS. Nguyễn Văn

Nghĩa. Đồng thời nhận thấy được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc kiểm tra đánh giá,
đặc biệt là công tác kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực của người học. Chúng tôi
mạnh dạn đưa ra những kiến nghị, đề xuất đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng
lực người học ở phương diện quản lý như sau:
- Trước hết cần phải có một cuộc cách mạng đề thay đổi về mặt nhận thức, cách thức tiếp cận
công tác kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực của người học đến từng đơn vị, từng
bộ môn và từng cá nhân trong nhà trường.
- Triển khai đến các khoa, các bộ môn các cuộc hội thảo, các chuyên đề hẹp về công tác kiểm
tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực của người học để tìm ra các năng lực cần có của
người học và công tác kiểm tra đánh giá có hiệu quả các năng lực đó đối với từng hệ, ngành học
riêng. Đặc biệt chú ý kiểm tra đánh giá chuyển từ đánh giá chú trọng đến kiến thức của người
học biết được, hiểu được sang đánh giá quá trình, cách thức người học biết, hiểu được kiến thức
đó như thế nào, chú trọng đến kĩ năng cơ bản, năng lực cá nhân. Và kiểm tra đánh giá cần nhắm
hướng đến 4 yếu tố sau:
+ Phát triển toàn diện người học: Kiểm tra đánh giá phải thể hiện ở các mặt đức, trí, thể,
mĩ, xã hội;
+ Cá biệt hóa giáo dục: Kiểm tra đánh giá phải chú trọng đến sự phân hóa người học,
đến việc phát hiện năng lực của từng cá nhân người học;
+ Dân chủ hóa giáo dục: Kiểm tra đánh giá phải đảm bảo công khai, công bằng và dựa
vào mục tiêu đặt ra từ đầu, tôn trọng sự tự đánh giá của người học;
+ Thực dụng hóa giáo dục: Kiểm tra đánh giá nhằm hướng đến năng lực thực tiễn của
người học, các đề kiểm tra đánh giá không chú trọng quá nhiều đến kiến thức lý thuyết, hàn lâm
mà nên chú trọng đến việc vận dụng các kiến thức đã học vào đời sống, những kiến thức hữu
ích cho công việc của người học sau này.
- Các bộ môn cần phối hợp với Phòng Thanh tra, khảo thí và đảm bảo chất lượng xây dựng một
bộ đề mẫu mô phỏng cho công tác kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học.
Từ đó, bộ môn sẽ nhân rộng ra các học phần khác trong chương trình đào tạo.
- Xác định giảng viên và người học chịu trách nhiệm chính trong công tác kiểm tra đánh giá,
đặc biệt giảng viên có vai trò, trách nhiệm cao trong công tác kiểm tra đánh giá. Do đó cần
thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận và phương pháp kiểm tra đánh giá cho đội

ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục.
- Việc đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực của người học hiện
nay là một việc làm có tính cấp bách, chúng ta cần phải có sự nghiên cứu kĩ lưỡng, khoa học rồi
mới triển khai thí điểm, để tránh tình trạng ban hành quy chế rồi thay đổi, điều chỉnh. Đồng thời
cũng cần phổ biến cụ thể cách kiểm tra đánh giá cho giảng viên và người học để có sự phối hợp
tốt giữa đào tạo, thanh tra, giảng viên và người học nhằm mục đích cuối cùng là đạt hiệu quả
nhất trong quá trình đào tạo.
3. Kết luận
Kiểm tra đánh giá người học là khâu rất quan trọng trong quá trình dạy và học Đối mới
kiểm tra đánh gia theo hướng tiếp cận năng lực của người học là một yêu cầu cấp thiết để nâng
cao chất lượng giáo dục nói chung và đáp ứng được yêu cầu về nhân lực của xã hội hiện nay
nói riêng.
Chúng tôi tin tưởng rằng, với sự phối hợp thống nhất, đồng bộ của cấp lãnh đạo, của khoa, bộ
môn, và sự đồng lòng của tất cả các thầy cô. Cộng với sự quyết tâm của tập thể và các cá nhân
trong đơn vị, chúng ta sẽ bước đầu đạt được hiệu quả trong công tác kiểm tra, đánh giá theo
hướng tiếp năng lực của người học. Từ đó góp phần xây dựng khoa, nhà trường thực hiện sứ
mệnh: Trường ĐH Hùng Vương là một trường đại học đa cấp, đa ngành đào tạo nguồn nhân lực
có chất lượng cao, một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cho
sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Phú Thọ và trong khu vực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành TW khóa
XI về đối mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.
[2]. Nghị quyết số 88/NQ-QH ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đối mới chương trình sách
giáo khoa giáo dục phổ thông.
[3] Hồ Sỹ Anh (2013), Tìm hiểu về kiểm tra đánh giá học sinh và đổi mới kiểm tra, đánh giá
học sinh theo hướng tiếp cận năng lực, Tạp chí Khoa học ĐHSP Thành phố Hồ Chí
Minh.
[4]. Tài liệu tập huấn giáo viên về dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực. Vụ giáo dục Trung học, Bộ giáo dục và Đào tạo.
[5] Quyết định số 377/QĐ-ĐHHV-ĐT ngày 12/06/2013 Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ

chính quy theo học chế tín chỉ.
[6] Quyết định số 576/QĐ-ĐHHV-TTr, KT&ĐBCL, ngày 26-08-2013 về việc ban hành quy
định về công tác KTĐG của Trường Đại học Hùng Vương.

×