Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Nghị luận xã hội về câu nói sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.21 KB, 2 trang )

Nghị luận xã hội về câu nói Sự cẩu thả trong bất cứ nghề
gì cũng là một sự bất lương
December 3, 2014 - Category: Văn mẫu lớp 9, Văn mẫu THCS - Author: admin
Đề bài: Nghị luận xã hội về câu nói “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự
bất lương”.
Bài làm
Trong cuộc sống của chúng ta, mỗi người đều có một vai trò riêng, một nhiệm vụ riêng, một
nghề nhiệp riêng. Mỗi người chỉ cần hoàn thành tốt vai trò của mình, cũng đã là một người
công dân tốt, góp sức của mình vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, có rất nhiều
người chỉ làm cho xong, làm qua loa chứ không hề có tâm huyết với nghề. Trong tác phẩm
“Đời thừa”, nhà văn Nam Cao có viết: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất
lương”. Đó chính là lời cảnh tỉnh về việc một số người không có trách nhiệm với công việc
của mình.
Đầu tiên chúng ta cần hiểu như thế nào là sự cẩu thả? Đó chính là khi một người làm việc
một cách hời hợt, không nghiêm túc, không có trách nhiệm, chỉ qua loa, không chú tâm chăm
chút cho việc làm của mình và không quan tâm đến kết quả của công việc. Tiếp đó, thế nào
là sự bất lương? Bất lương là một từ để chỉ việc làm xấu, trái với lương tâm của một người
nào đó. Như vậy, nhà văn coi việc cẩu thả trong nghề là một việc làm xấu, trái với đạo đức.
Việc không có tinh thần trách nhiệm trong công việc của mình gây ảnh hưởng xấu đến những
người xung quanh và toàn xã hội cũng được coi là một việc bất lương, của một người bất
lương.
Sự cẩu thả trong nghề nào cũng là một sự bất lương
Câu nói trên của nhà văn là vô cùng đúng đắn. Một người không có trách nhiệm với công
việc của mình, cũng là một người không có trách nhiệm với những người xung quanh. Làm
việc một cách qua loa sẽ gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Có một người dân
lương thiện, chỉ vì quan tòa xử án sai, những người tìm chứng cứ không có trách nhiệm, đã
dẫn đến việc người dân ấy phải sống mười năm trong tù, phải chịu biết bao cay đắng, tủi
nhục, xa lánh, kì thị từ nhưng người xung quanh. Và mười năm sau, khi bác ấy được ra tù,
mặc dù đã được đền bù, nhưng số tiền ít ỏi ấy, làm cách nào để bù lại mười năm oan ức của
bác ấy? Một người bác sĩ để quên dao mổ trong bụng của người bệnh, rồi sau đó lại phải
thực hiện phẫu thuật lại để lấy dao mổ ra. Hãy nghĩ đến, nếu tất cả mọi người đều không


phát hiện ra, thì sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào? Một người giáo viên, nếu không chuẩn bị
bài giảng kĩ, không cập nhật những kiến thức mới, dẫn đến việc giảng bài khô khan, thiếu hụt
kiến thức mới cho học sinh. Cả một thế hệ tương lai của đất nước, nếu như được giảng dạy
như thế, thì có thể nào phát triển hay sẽ thui chột mà chẳng kịp lớn lên? Hay trong chính
nghề văn của nhà văn Nam Cao, sự cẩu thả cũng là một sự vô cùng bất lương. Văn học có
một sự ảnh hưởng vô cùng lớn đến người đọc. Vì thế, một nhà văn cần phải chắt lọc, tìm
hiểu kĩ lưỡng, để đưa đến cho độc giả của mình những bài văn chau chuốt nhất, không viết
những thứ có thể gây cho người đọc những ý tưởng sai lầm, dẫn đến sự lệch lạc về tư
tưởng.
Như vậy, mỗi người trong chúng ta, cần xác định cho mình một tư tưởng đúng đắn về cách
sống, cách làm việc của mình. Cần phải có trách nhiệm với nghề nghiệp của mình, để công
việc đạt được kết quả tốt nhất, đem lại hiệu quả cho cả mình và những người xung quanh.
Có như thế, mỗi người chúng ta mới có thể đóng góp cho việc xây dựng quê hương, đất
nước.
Đại thi hào Nguyễn Du đã nói: “ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Một người có tâm với
nghề, đặt hết tâm huyết vào công việc của mình, thì dù sớm hay muộn cũng có thể thành
công. Còn nếu ngay cả một người có tài, mà không có cái tâm, luôn làm việc qua loa, cẩu thả
thì rồi cũng sẽ có một ngày phải nhận lấy hậu quả không tốt.

×