SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH OAI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ BÍCH HÒA
Tên tình huống:
“ Bảo vệ môi trường ở quê hương em
Bích Hòa – Thanh Oai – Hà Nội ”
Môn học chính được vận dụng: Sinh học, GDCD.
Các môn học tích hợp: Toán, Địa lý, GDCD, Ngữ văn.
Trường Trung Học Cơ Sở Bích Hòa
Địa chỉ: Xã Bích Hòa – Huyện Thanh Oai – TP Hà Nội
ĐT: 0433979074
Email:
Thông tin nhóm học sinh:
1. Họ và tên: NGUYỄN QUANG TRƯỜNG
Ngày sinh: 08/10/2002
Lớp: 7A
2. Họ và tên: DƯƠNG KHẢ TÚ
Ngày sinh: 16/01/2002
Lớp: 7A
1
Năm học: 2014 – 2015
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH OAI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ BÍCH HÒA
Tên tình huống:
“ Bảo vệ môi trường ở quê hương em
Bích Hòa – Thanh Oai – Hà Nội ”
Môn học chính được vận dụng: Sinh học, GDCD.
Các môn học tích hợp: Toán, Địa lý, GDCD, Ngữ văn.
Trường Trung Học Cơ Sở Bích Hòa
Địa chỉ: Xã Bích Hòa – Huyện Thanh Oai – TP Hà Nội
ĐT: 0433979074
Email:
Thông tin nhóm học sinh:
1. Họ và tên: NGUYỄN QUANG TRƯỜNG
Ngày sinh: 08/10/2002
Lớp: 7A
2. Họ và tên: DƯƠNG KHẢ TÚ
Ngày sinh: 16/01/2002
Lớp: 7A
2
Năm học: 2014 – 2015
I. TÊN TÌNH HUỐNG
“ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUÊ HƯƠNG EM
XÃ BÍCH HÒA – HUYỆN THANH OAI – TP HÀ NỘI ”
Em thấy rằng nước Việt Nam ta nói chung và đặc biệt là huyện Thanh Oai -
nơi em đang sinh sống nói riêng đang bị ô nhiễm trầm trọng do số lượng rác thải
ngày càng nhiều. Vấn đề ô nhiễm môi trường không chỉ vì nguyên nhân khách
quan mà còn do ý thức của người dân nơi đây. Là một người con sống trên quê
hương Bích Hòa – Thanh Oai thì em không thể khoanh tay đứng nhìn được mà
em sẽ đưa ra một số phương án để giải quyết vấn đề này để góp phần bảo vệ
môi trường ở quê hương em.
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Để giải quyết vấn đề trên, chúng ta phải vận dụng kiến thức của nhiều môn
học, ví dụ như:
3
+ Môn Địa lý 7 bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa.
+Môn GDCD 7 bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
+Môn Sinh học 9 bài 54: Ô nhiễm môi trường
+Môn Ngữ văn 6 bài 30: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
+ Môn Ngữ văn 8 bài Ôn dịch, thuốc lá.
+Môn Toán 6 bài Phép trừ và phép chia.
- Khi vận dụng kiến thức của các môn học sẽ:
+Làm cho môi trường xung quanh trở nên trong sạch hơn.
+Thiên nhiên trở nên tươi đẹp hơn.
+Con người có nguồn nước sạch để sinh hoạt.
+Như vậy thì tỉ lệ người mắc bệnh về đường hô hấp sẽ giảm đi đáng kể.
+Học sinh chúng em có thể học tập trong một bầu không khí trong lành.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Ô nhiễm môi trường chính là hậu quả của các hành động thiếu ý thức của
mỗi chúng ta. Nó bao gồm tất cả các hành vi như: Vứt rác không đúng nơi
quy định, xả nước bẩn chưa qua xử lý ra ao hồ, . . .
- Hậu quả:
+Làm thiên nhiên hay chính cuộc sống của chúng ta bị ô nhiễm.
+Không khí sẽ không còn trong lành như trước.
+Con người sẽ phải sống trong sự lo lắng về các bệnh đường hô hấp.
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Sử dụng các môn đã học như: Sinh học, Toán, Ngữ văn, … để giải quyết
tình huống đã nêu ở trên.
- Chúng ta làm một số việc dễ và đơn giản như: Vứt rác đúng nơi quy định,
trồng rừng để chúng ta có một bấu không khí trong lành, …
4
- Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường
và để cùng nhau có ý thức bảo vệ môi trường để nó mãi Xanh – Sạch –
Đẹp.
V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Qúa trình thực hiện:
- Tìm ý chính => Tìm hiểu thêm qua sách, báo, mạng Internet => Viết lời =>
Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- Các tư liệu được sử dụng: Sách, báo, phim ảnh.
- Các thiết bị được sử dụng: Máy tính tìm kiếm Google.
1. Tiến hành nghiên cứu về mặt lý thuyết
Môi trường là mọi thứ xung quanh chúng ta, cho ta biết bao nhiêu điều
tốt đẹp. Từ thuở xa xưa, khi loài người mới xuất hiện, họ đã được che chở
bởi những hang đá rộng rãi của đất mẹ.
Nhưng càng ngày, xã hội loài người càng phát triển. Theo năm tháng, có
nhiều thiết bị hiện đại dần thay thế cho những đồ dung thô sơ. Tuy chúng
có làm chúng ta thoải mái hơn nhưng bây giờ, ô tô, xe máy càng ngày càng
thải ra những chất khí thải và khói bụi bốc lên làm bầu không khí dần mất
đi sự trong lành vốn có từ lúc ban đầu. Không chỉ vậy mà chúng ta còn đã
đốt rác, cao su,… cũng đã làm bầu không khí thêm ô nhiễm.
5
2. Những việc làm của con người làm ô nhiễm môi trường
Không chỉ ở không khí, một số xí nghiệp, công ty đã lén lút đổ ra sông,
ao, các chất thải mà chưa qua xử lí.
6
Thế là chẳng còn những dòng sông xanh nữa, giờ đây chúng đã biến thành những
dòng nước thải đen kịt chất đầy rác rưởi. Dưới đây là hình ảnh con sông Hòa Bình
mang nước về tưới tiêu cho đồng ruộng quê em. Với dòng nước ô nhiễm đen ngòm
cùng rác thải không phân hủy nổi lềnh bềnh như vậy… Liệu những cây lúa, củ
khoai hay mớ rau mẹ em trồng có còn là rau sạch nữa không? Liệu sức khỏe của
chúng em cũng như toàn bộ người dân quê em có còn được đảm bảo? Em nghĩ đó
là câu hỏi chung cho tất cả mọi người.
7
Vậy thì tại sao mà những dòng sông, những hồ nước ấy thành ra như
vậy? Theo em, đó là một phần do kinh tế còn khó khăn, nhiều công ty vẫn
chưa có hệ thống xử lí nước thải nên họ mới phải làm vậy. Nhưng đó
không phải là nguyên nhân lớn nhất. Lí do làm nguồn nước bị ô nhiễm như
vậy chủ yếu là do ý thức của con người còn chưa tốt. Họ đã chỉ nghĩ cho
mình mà không hề nghĩ cho những người khác và cả mai sau nữa. Dù nước
ngọt chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ thôi vậy mà chúng ta lại đang làm nguồn nước quý
đó bị ô nhiễm từng ngày một.
Từ xa xưa, trên hành tinh của chúng ta được bao phủ bởi màu xanh bát
ngát của những cánh rừng. Những cây gỗ to giúp con người dựng nhà,
dựng cửa, gây nên cơ đồ. Những nền công nghiệp ngày một phát triển đã
làm hao hụt bao nhiêu tài nguyên quý giá như sắt, đồng, chì,…một cách
trầm trọng. Điều đó làm diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, những cánh
rừng ngày nào giờ chỉ còn là đồi trọc.
8
Vấn đề nghiêm trọng làm cho quê hương em trở nên ô nhiễm một cách
trầm trọng chính là vấn đề về rác thải. Sau đây là một số hình ảnh về việc
vứt rác bừa bãi ở quê hương em.
Căn nhà bỏ không cũng trở thành nơi tập kết rác.
9
Con đường dẫn ra cánh đồng ngập chìm trong rác thải.
10
Con đường quốc lộ 21B qua địa phận xã Bích Hòa ngập chìm trong
rác.
Theo số liệu từ Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội cho thấy hiện mỗi ngày Hà Nội
phát sinh 5.370 tấn chất thải rắn (CTR) sinh hoạt, trong đó ở khu vực các quận, thị
xã là 3.200 tấn, còn lại là trên địa bàn các huyện, với trên 2.000 tấn mỗi ngày. Tuy
nhiên, năng lực thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt đến các khu xử lý tập trung chỉ
là 3.875 tấn, đạt tỷ lệ 72%. Hà Nội hiện có 7 khu xử lý CTR sinh hoạt, trong đó có
4 bãi chôn lấp là Nam Sơn, Kiêu Kỵ, Xuân Sơn, Núi Thoong và có 3 nhà máy xử lý
CTR ở Kiêu Kỵ, Cầu Diễn, Sơn Tây. Trong số 3.875 tấn CTR được xử lý mỗi ngày
thì khối lượng rác được giải quyết bằng phương pháp chôn lấp là 3.670 tấn/ngày
(xấp xỉ 95%).
11
Tính tới thời điểm hiện tại, chỉ có 4 quận trung tâm TP có tỷ lệ thu gom, xử lý CTR
đạt tỷ lệ 100%, còn lại các quận, thị khác, tỷ lệ thu gom, xứ lý chỉ đạt từ 80 - 85%.
Tỷ lệ này ở các huyện ngoại thành thấp hơn rất nhiều, trung bình đạt khoảng 60 -
70%. Ở các huyện này, 36% số xã có tổ chức thu gom, vận chuyển CTR đến các
khu xử lý rác thải tập trung, 64% số xã còn lại tuy có thu gom nhưng không được
vận chuyển đi mà tập trung tại các khu đất trống để đốt, tự phân hủy.
3. Biện pháp
Liệu thế giới này sẽ như thế nào nếu tình trạng ô nhiễm môi trường này
vẫn còn tiếp tục? Đó chính là câu hỏi có lẽ không phải chỉ riêng mình em
mà còn là của rất nhiều bạn học sinh khác trạc tuổi em nữa. Theo em, nếu
chúng ta không hành động ngay từ bây giờ thì sẽ rất nguy hiểm cho thế hệ
tương lai. Cho nên, ngay từ lúc này, chúng ta cần có biện pháp thiết thực để
giải quyết vấn đề gấp rút này.
Sau đây là một số biện pháp em nghĩ là thực sự cần thiết:
a. Đối với xã hội
- Điều đầu tiên chúng ta phải làm để làm cho cuộc sống này không còn ô
nhiễm nữa chính là chúng ta phải trồng rừng vì rừng có thể làm cho bầu
không khí trở lên trong sạch và dễ chịu hơn. Không những thế, trồng
rừng còn góp phần phủ xanh đồi trọc và hơn tất cả nó làm cho môi
trường bớt ô nhiễm đi.
12
- Không phải môi trường bị ô nhiễm như bây giờ là do thiên nhiên mà
chính là do ý thức của mỗi chúng ta. Như em đã nói ở trên thì con người
chúng ta làm rất nhiều điều sai trái mà không một chút suy nghĩ nên em
mới tham gia cuộc thi này để có thể tuyên truyền cho mọi người biết tác
hại của nó và em cũng mong mọi người cũng sẽ hiểu và tuyên truyền
cho mọi người biết điều đó. Chúng ta cần đẩy mạnh hoạt động này để có
thể làm cho cuộc sống chung sẽ trở nên tươi đẹp, trong lành như ở thiên
đường. Chúng ta cần xem xét lại mình, kể cả em cũng vậy để biết ý thức
hơn với môi trường.
13
- Không chỉ vậy những người dân chúng ta cũng phải thực hiện một số
việc làm để cùng với mọi người xung quanh bảo vệ môi trường đặc biệt
là những người làm nông phải tuyệt đối hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu,
các loại phân bón hóa học . . . Em nói vậy, bởi lẽ nó không chỉ làm hại
đến thực vật mà còn làm hại tới sức khỏe của chúng ta.
- Như em đã nói ở phần đầu thì rừng làm cho bầu không khí trở lên trong
lành nhưng nó còn cho ta khí oxy để thở. Thử hỏi thiếu Oxy thì ta có thể
sống được không ? Vậy nên từ nay chúng ta phải biết bảo vệ rừng. Nếu
từ bây giờ chúng ta có thể trồng nhiều rừng thì mai sau, Trái Đất sẽ
ngày càng trở nên xanh.
14
b. Đối với nhà trường
- Các bạn học sinh nên vứt rác đúng nơi quy định.
- Các thầy cô nên có hình thức kỷ luật đối với các bạn học sinh không
tuân thủ các quy định về xử lí rác.
- Các thầy cô còn nên tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về bảo vệ môi
trường cho các bạn học sinh để các bạn cùng nhau bảo vệ môi trường.
- Rác thải cần được phân loại riêng trước khi mang đi tiêu hủy. Ví dụ 10
thùng rác của trường THCS Bích Hòa sẽ được chia ra làm 2 loại: 5
thùng đựng rác hữu cơ như giấy, lá cây 5 thùng còn lại đựng rác vô cơ
như nylon…
- Tích cực trồng cây xanh tạo bóng mát và cung cấp ôxi cho môi trường
trong lành hơn.
15
c. Đối với gia đình
- Chúng ta nên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, xử lý các loại rác thải đúng quy
định. Đặc biệt là các loại túi nilon, hộp nhựa . . .
- Thực hiện tốt các chỉ tiêu, yêu cầu mà thôn xóm đưa ra.
- Chúng ta nên sử dụng các túi đựng bằng giấy, lá, mây, tre đan thay vì
túi bóng nylon nhất là để gói thức ăn. Vì túi nylon có chứa chất hóa học
nên khi ta đựng thức ăn bằng nó thì sẽ có không những có hại cho sức
khỏe của chính chúng ta mà còn làm cho lượng túi này càng nhiều trên
Trái Đất.
16
a. Đối với cá nhân
- Em đã vứt rác đúng nơi quy định và đã thực hiện đủ các quy tắc của nhà
trường và nơi ở để bảo vệ môi trường.
- Ngoài ra em còn tuyên truyền cho các bạn học sinh khác, mọi người về
tầm quan trọng của môi trường để có thể cùng nhau bảo vệ môi trường.
17
18
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Cuộc thi này em thấy thật ý nghĩa đối với tất cả các bạn học sinh chúng em.
Qua cuộc thi này giúp chúng em có thể vận dụng các kiến thức mà mình đã
được học được để giải quyết những vấn đề thường ngày trong cuộc sống và cho
chúng em cơ hội được quan sát, lắng nghe từ thực trạng môi trường hiện nay mà
không phải được biết qua sách báo hay một cuốn sách.
Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng, suy thoái tài nguyên, biến
đổi khí hậu đã và đang làm thay đổi toàn diện các hệ sinh thái tự nhiên, đời sống
kinh tế - xã hội, đe dọa an ninh môi trường, năng lượng, nguồn nước và lương
thực trên toàn cầu.
Vậy nên, em mong sau khi đọc bài dự thi này thì mọi người sẽ hiểu ra và có ý
thức bảo vệ môi trường hơn nữa.
Các cấp, các ngành cần phải tăng cường công tác bảo vệ môi trường một cách
bài bản khoa học hơn để có được một môi trường luôn “Xanh – Sạch – Đẹp”.
Nhóm học sinh
NGUYỄN QUANG TRƯỜNG
DƯƠNG KHẢ TÚ
19