Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Giá trị nhân bản trong thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.36 KB, 24 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn của lịch sử văn học
dân tộc nói chung và văn học cổ điển nói riêng. Thơ văn Nguyễn
Khuyến là điểm sáng của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế
kỷ XIX - những năm đầu thế kỷ XX. Cùng với sự xuất hiện của nhiều
ngòi bút cổ điển tên tuổi, Nguyễn Khuyến là người có đóng góp rất
lớn cho sự phát triển của văn học dân tộc.
Nguyễn Khuyến sáng tác nhiều thơ văn, câu đối cả bằng chữ
Hán lẫn chữ Nôm. Có bài ông viết bằng chữ Hán rồi tự dịch ra chữ
Nôm hoặc ngược lại, cả hai đều rất điêu luyện. Phần lớn thơ văn
Nguyễn Khuyến là thơ văn biểu thị thái độ của ông đối với thời thế
và trong thơ văn của ông – thơ văn chữ Hán chiếm tỷ lệ lớn. Song
không phải do vậy mà thơ Nguyễn Khuyến trở nên khó hiểu, cứng
nhắc, trái lại thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến bình dị, tinh tế, mang
nhiều màu sắc Việt Nam với những giá trị truyền thống đạo đức, văn
hoá sâu sắc mà gốc rễ của nó đã ăn sâu vào đất Việt, góp phần tạo
nên tâm hồn Việt.
Nguyễn Khuyến là vị đại diện khá tiêu biểu cho lớp người do
xã hội phong kiến đào tạo. Nhắc đến Nguyễn Khuyến là nhắc đến
một nhà nho, một ông quan – mà cái trật tự của những quy phạm chặt
chẽ của đạo Nho, của lễ giáo phong kiến không thể không có ảnh
hưởng đến tư tưởng, tình cảm của ông. Song, vượt lên trên hết có thể
nói rằng: giáo lí Nho gia khoa bảng và xiêm áo của triều đình đã
không che lấp nổi nhà thơ nhân bản Nguyễn Khuyến, được nuôi
dưỡng từ nhân bản Việt Nam – đó chính là tiếng cười bất hủ, cái điệu
1
sống, hồn thơ gắn bó sâu nặng với quê hương, làng cảnh; tiếng nói
nhân tình, dân tình và cả tấm lòng yêu nước ở mức Nguyễn Khuyến,
theo kiểu Nguyễn Khuyến…Tất cả, quy lại là giá trị nhân bản Việt
Nam đã được kết tinh thành nghệ thuật trong thơ ca Nguyễn Khuyến.


Đó là lí do như một lực hút nam châm, thúc đẩy chúng tôi đi
đến tìm hiểu “Giá trị nhân bản trong thơ chữ Hán của Nguyễn
Khuyến”. Đề tài này được khai thác ở một bình diện mới mà chúng
tôi chỉ dám có vài ý kiến nhỏ góp phần giúp, hiểu rõ và hoàn thiện
hơn bức tranh thế giới nghệ thuật, cũng như phong cách thơ, con
người thơ của Tam Nguyên Yên Đổ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là một trong những cây đại thụ của nền văn học dân tộc,
cuộc đời cũng như sự nghiệp thơ văn Nguyễn Khuyến từ trước tới
nay đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị. Thơ văn Nguyễn
Khuyến được đăng tải đầu tiên là trên tạp chí Nam Phong vào trước
những năm 20 của thế kỷ (đăng trong mục Thơ ca Yên Đổ trên Nam
Phong Nhưng cũng phải đợi đến gần hai chục năm sau thì công tác
văn học sử trên đường hình thành mới tìm đến Nguyễn Khuyến. Với
công trình Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm (Nha học
chính Đông Pháp xuất bản, Hà Nội, 1943), ngành nghiên cứu văn học
mà trước hết là Lịch sử văn học bắt đầu chú ý đến Nguyễn Khuyến.
Dõi theo lịch trình nghiên cứu tác gia có phong cách tài hoa này, có
thể thấy lịch trình ấy diễn ra qua bốn chặng đường.
Chặng đường thứ nhất là trước 1945. Ở chặng đường này
Nguyễn Khuyến còn ít được biết đến và nếu được biết đến cũng chủ
yếu qua thơ Nôm của ông. Người có ý kiến về Nguyễn Khuyến sớm
nhất (1918) có lẽ là Phan Kế Bính, trong công trình Việt – Hán văn
khảo (1930), khi “luận riêng về phép làm thơ”.
2
Chặng đường thứ hai, từ 1945 đến 1970. Ở chặng đường này,
việc giới thiệu, tìm hiểu nghiên cứu về Nguyễn Khuyến đã có bước
phát triển mới. Ngoài Nguyễn Khuyến với tư cách một nhà thơ trào
phúng xuất sắc được tiếp tục khẳng định, thì nhiều tư cách nhà thơ
khác của Nguyễn Khuyến (nhà thơ trữ tình – yêu nước, nhà thơ thiên

nhiên) được phát hiện và tìm hiểu trên nhiều khía cạnh. Tìm hiểu
những phương diện ấy trong tư tưởng - thẩm mỹ Nguyễn Khuyến,
các tác giả cũng đã đề cập và phân tích ít nhiều đến bút pháp nghệ
thuật của nhà thơ. Công trình bề thế nhất trong nghiên cứu về
Nguyễn Khuyến chặng đường này là của Văn Tân với tên gọi
Nguyễn Khuyến, nhà thơ Việt Nam kiệt xuất, gồm 204 trang, 5
chương.
Chặng đường thứ ba, từ 1971 đến 1984. Bắt đầu từ năm
1971, NXB. Văn học, Hà Nội cho in cuốn Thơ văn Nguyễn Khuyến,
dày ngót 500 trang do Xuân Diệu giới thiệu. Kể từ đây việc nhìn
nhận, đánh giá Nguyễn Khuyến đã mở ra một giai đoạn mới. Năm
1984, Nguyễn Khuyến tác phẩm, công trình sưu tầm biên dịch, giới
thiệu về Nguyễn Khuyến đầy đủ nhất ra đời do Nguyễn Văn Huyền
thực hiện (NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1984). Có thể coi đây
như một năm mốc khép lại một chặng đường dài và chuẩn bị mở ra
một chặng đường mới trong tìm hiểu nghiên cứu Nguyễn Khuyến.
Chặng đường thứ tư, từ năm 1985 đến nay. Đây là chặng
đường có thành tựu lớn nhất trong tìm hiểu nghiên cứu về Nguyễn
Khuyến, trước hết được đánh dấu bằng Hội nghị khoa học lớn kỷ
niệm 150 năm sinh nhà thơ (do Viện Văn học phối hợp với Sở Văn
hóa thông tin và Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh tổ chức ngày
15.2.1985). Nhiều phát hiện và ý kiến mới, có giá trị trong khảo cứu,
nhận định về Nguyễn Khuyến, từ con người lịch sử đến con người
thơ tác giả được công bố, phần lớn sau này được lựa chọn, tập hợp
3
trong Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ (Nguyễn Huệ Chi chủ biên,
NXB. Giáo dục, Hà Nội, 1994). Có thể coi đây là công trình chuyên
khảo quy mô nhất về Nguyễn Khuyến. Gần đây, cuối năm 1998, cuốn
sách Nguyễn Khuyến, về tác gia và tác phẩm, do Vũ Thanh tuyển
chọn và giới thiệu, NXB. Giáo dục, Hà Nội, 1998, “tập hợp một cách

rộng rãi những bài viết và công trình khoa học tiêu biểu về cuộc đời
và sự nghiệp của Nguyễn Khuyến từ xưa đến nay”.
Ngoài ra, chúng tôi lần lượt đi khảo sát ở một số công trình
nghiên cứu khác về con người cũng như thơ văn Nguyễn Khuyến.
Đặc biệt tìm hiểu về giá trị nhân bản trong thơ chữ Hán của
Nguyễn Khuyến có công trình nghiên cứu của Nguyễn Đình Chú
(1985), “Nguyễn Khuyến với thời gian”, Tạp chí Văn học, số 4, đã
khẳng định Nguyễn Khuyến là nhà thơ nhân bản của Việt Nam.
Nguyễn Bá Thành (2006) với Bản sắc Việt Nam qua giao lưu
văn học, Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, NXB. Quốc gia,
Hà Nội, cũng khẳng định ý kiến đó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi khảo sát trên toàn tập thơ chữ Hán
của Nguyễn Khuyến, đặc biệt đi sâu vào khảo sát bản dịch thơ chữ
Hán của Nguyễn Khuyến trong Tuyển tập thơ chữ Hán của Nguyễn
Khuyến do Trần Văn Nhĩ tuyển chọn và dịch thơ, NXB. Văn Nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Giá trị nhân bản trong thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến.
4
4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Giá trị nhân bản trong thơ chữ Hán của
Nguyễn Khuyến”, chúng tôi sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp khái quát hoá.
5. Cấu trúc khoá luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của khoá luận
được tổ chức thành ba chương:
Chương 1: Cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Khuyến
Chương 2: Giá trị nhân bản trong thơ chữ Hán của Nguyễn
Khuyến nhìn từ bình diện nội dung và phương thức biểu hiện
Chương 3: Tư tưởng nhân bản của Nguyễn Khuyến trong
dòng chảy chung văn học trung đại
Ngoài ra còn có phần Tài liệu tham khảo với 36 công trình lớn nhỏ.
5
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP THƠ CA CỦA
NGUYỄN KHUYẾN
1.1. Cuộc đời:
Nguyễn Khuyến sinh ngày 18 tháng giêng năm Ất Mùi, Minh
Mệnh thứ 16 (tức 15/2/1835) ở quê mẹ làng Hoàng Xá, huyện Ý
Yên, Nam Định; nhưng ông lớn lên và sống chủ yếu ở quê cha, làng
Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Tên ông lúc đầu là Thắng,
mãi đến 1865, thi Hội không đỗ mới đổi là Khuyến (Khuyến là cố
gắng). Người địa phương quen gọi Nguyễn Khuyến lúc về già là cụ
Tam (ba lần đậu đầu), cụ Hoàng Và (Và là tên Nôm của xóm Vị Hạ)
hay cụ Hoàng Thắng (Hoàng là học vị Hoàng Giáp). Hiệu là Quế
Sơn.
Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, hai bên nội
ngoại đều có truyền thống khoa bảng. Cha là Nguyễn Tông Khải, đỗ ba
khoa tú tài, chuyên nghề dạy học. Cuộc sống thanh bạch, giản dị, trọng
đạo lý và tính tình hào phóng của cụ đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhà thơ sau
này. Mẹ là Trần Thị Thoan, một ngưòi phụ nữ hiền lành, chịu thương,
chịu khó, nuôi chồng, nuôi con ăn học và thi cử.
Năm 17 tuổi (1852) nhà thơ lấy vợ và đi thi Hương lần thứ
nhất với cha, song không đỗ. Năm sau (1853) địa phương có dịch

thương hàn, cha và em ruột, bố mẹ vợ nhà thơ cùng nhiều họ hàng
thân thuộc đều qua đời vì cơn dịch bệnh khủng khiếp ấy. Gia đình
lâm vào cảnh khốn cùng. Năm 1854, nhà thơ đã nối lại nghề cha đi
dạy học để lấy lương ăn và tiếp tục ôn thi, song ba khoa thi Hương
tiếp theo 1855, 1858, 1861 ông đều không đỗ. Bấy giờ có tiến sĩ Vũ
6
Văn Lý, người làng Vĩnh Trụ, huyện Nam Xang (tức huyện Lý
Nhân) tỉnh Hà Nam thấy Nguyễn Khuyến học giỏi nhưng khoa cử lận
đận nên đem về nuôi cho ăn học. Năm Giáp Tý (1864), nhà thơ đỗ
đầu kì thi Hương ở Hà Nội. Tiếp theo ông lại trượt các kì thi Hội năm
1865, 1868, 1869. Năm Tân Mùi (1871), Nguyễn Khuyến đỗ đầu kì
thi Hội, sau đó vào thi Đình, đỗ đầu kì thi Đình. Cả ba lần thi: thi
Hương, thi Hội, thi Đình, nhà thơ đều đỗ đầu nên người ta gọi ông là
Tam nguyên Yên Đổ, và vua Tự Đức ban cờ biển cho ông cũng viết
hai chữ “Tam Nguyên”. Sau khi thi đỗ, Nguyễn Khuyến được cử làm
quan ở Sử quán trong triều. Năm 1873, ông được cử ra làm Đốc học
tỉnh Thanh Hoá, rồi Án sát tỉnh Thanh Hoá. Năm 1874, mẹ mất, ông
xin về quê để tang mẹ. Mãn tang, ông vào kinh làm Biện lý Bộ hộ.
Năm 1877, đổi làm Bố chánh tỉnh Quảng Ngãi; trong năm này, ông
và các quan đầu tỉnh Quảng Ngãi bị phạt tội vì không kịp thời “đảo
vũ” và không dẹp nổi loạn lạc. Năm 1879, Nguyễn Khuyến bị điều
về kinh sung chức Trực học sĩ và làm Toản tu ở Quốc Sử quán. Năm
1883, triều đình Huế cử ông làm phó sứ cùng với Lã Xuân Oai làm
chánh sứ đi công cán nhà Thanh, nhưng tình hình biến đổi: tháng 8
năm 1883 Thuận An (Huế) thất thủ. Việc đi sứ bị đình, ông lại về
chức cũ. Tháng 12/1883, thực dân Pháp đem quân đánh chiếm Sơn
Tây. Nguyễn Hữu Độ cử Nguyễn Khuyến làm Tổng đốc, nhưng ông
dứt khoát từ chối. Mùa thu năm 1884, ông lấy cớ đau mắt nặng xin
cáo quan trở về Yên Đổ, khi mới 50 tuổi. Tuổi già ông vừa dạy học
vừa làm thơ, ông mất ngày 15 tháng giêng năm Kỷ Dậu (tức

5/2/1909), thọ 75 tuổi.
1.2. Sự nghiệp thơ văn
Nguyễn Khuyến đã để lại cho văn học nước nhà một khối
lượng thơ ca đồ sộ và vô cùng quý giá.
7
- Quế Sơn thi tập có trên 300 bài thơ chữ Hán, chữ Nôm, hát
nói, câu đối.
- Yên Đổ thi tập.
- Bách Liêu thi văn tập.
- Cẩm ngữ và những bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền
miệng.
Riêng về thơ chữ Hán, chúng tôi khảo sát trong cuốn Tuyển
tập thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến do Trần Văn Nhĩ tuyển chọn và dịch
thơ, NXB. Văn Nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2005; gồm các tập:
Yên Đổ tiến sĩ thi tập (72 bài).
Quế Sơn thi tập (135 bài).
Quế Sơn Tam nguyên thi tập (73 bài).
Các tập thơ khác:
Hải Vân Am thi tập (22 bài).
Quế Sơn thi tập tục biên (33 bài)
Yên Đổ Tam nguyên thi tập (13 bài)
Quế Sơn cựu lục (4 bài)
Sưu tầm (Bùi Văn Cường) (5 bài).
8
Chương 2: GIÁ TRỊ NHÂN BẢN TRONG THƠ CHỮ HÁN
CỦA NGUYỄN KHUYẾN NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN
2.1. Nguyễn Khuyến – nhà thơ nhân bản của Việt Nam
2.1.1. Những vấn đề liên quan tới nhân bản và giá trị
nhân bản

Theo từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, NXB. Đà
Nẵng, 2006:
“Nhân bản là nhân văn, mà nhân văn thuộc về văn hoá của
loài người. Nhân văn chủ nghĩa thuộc về chủ nghĩa nhân văn”.
Theo quan niệm của Nho giáo, nhân văn (chủ nghĩa nhân
văn) nghĩa đen là nét đẹp của con người. Trời cũng có nét đẹp của
trời, gọi là thiên văn. Đất có nét đẹp của đất, gọi là địa lý. Đẹp của
người gọi là nhân văn, nhưng lý của địa là nét đẹp hình thức. Văn của
trời và người là nét đẹp nội dung, đẹp của tâm hồn.
Từ điển Văn học (bộ mới), NXB. Thế giới, 2004 cũng đã đưa
ra định nghĩa chủ nghĩa nhân văn khá đầy đủ.
Chủ nghĩa nhân văn là một từ bao trùm chủ nghĩa nhân đạo.
Nội dung nhân văn thực chất là nhân đạo, đều là mối quan hệ con
người với con người, lấy con người làm gốc. Rõ ràng, những gì liên
quan tới con người đều được gọi là nhân bản.
Theo cách hiểu của Nguyễn Đình Chú trong công trình
“Nguyễn Khuyến với thời gian”, nhân bản có nghĩa trước hết là đối
lập với phi nhân bản. Nhân bản bao gồm mọi phẩm chất, mọi thuộc
tính, mọi tư chất làm nên giá trị cao quý của con người với tư cách là
động vật cao cấp, một thực thể tồn tại đẹp đẽ nhất, đáng quý trọng
9

×