Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phát triển năng lực của học sinh từ dạy học theo hướng tích hợp, liên môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.71 KB, 16 trang )

Trường THPT Lý Thường Kiệt Vũ Thị Huệ. 2015
Phần I. Mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
Từ những năm 90 của thế kỷ XX cho đến nay xu hướng đào tạo và giáo dục
trong nước cũng như quốc tế là chất lượng đầu ra, phát triển toàn diện các phẩm
chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực
tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống, các vấn đề
thực tiễn của cuộc sống và nghề nghiệp. Khi giải quyết một vấn đề trong thực
tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức
tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo
hướng tích hợp, liên môn.
Xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi
hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những
vấn đề thực tiễn. Năm học 2014 -2015 dưới sự chỉ đạo của các cấp tôi đã mạnh
dạn tổ chức một số tiết học theo hướng tích hợp, và bước đầu thấy được những
kết quả. Qua đó tôi thấy được việc dạy học theo hướng "tích hợp, liên môn" là
bước đi đúng đắn và tôi đã chọn đề tài: "Phát triển năng lực của học sinh từ dạy
học theo hướng tích hợp, liên môn" để trao đổi về kinh nghiệm giảng dạy trong
năm học này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song chắc chắn có nhiều thiếu sót, rất
mong được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp.
II. Mục tiêu, phạm vi đề tài
1. Mục tiêu
- Giáo viên:
+ Hình thành nhận thức đúng về dạy học tích hợp, liên môn
+ Nhận thấy vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức
mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong
và ngoài lớp học
- Học sinh:
+ Đào tạo học sinh theo định hướng phát triển năng lực nhận thức.Có năng
lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.
1


Trường THPT Lý Thường Kiệt Vũ Thị Huệ. 2015
+ Biến học sinh trở thành chủ thể của việc học, biết huy động tổng hợp kiến
thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học
tập.
2. Phạm vi đề tài: Chương trình sinh học THPT
3. Phạm vi áp dụng: Cấp tỉnh
III. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài nêu và giải quyết 1 số vấn đề sau:
- Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
- Cơ sở thực tiễn và hiện trạng của việc thực hiện
- Các minh chứng về "Phát triển năng lực của học sinh từ dạy học theo
hướng tích hợp, liên môn"
- Kết quả đạt được
IV. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng: + Học sinh lớp 12A3,12A4 đối chứng
+ Học sinh lớp 12D2 thí điểm
- Phạm vi và thời gian nghiên cứu: Năm học 2014-2015
2
Trường THPT Lý Thường Kiệt Vũ Thị Huệ. 2015
Phần II. Giải quyết vấn đề
I. Cơ sở lý luận
Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh
giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên
tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo. Năm học mới 2014-2015, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục khuyến
khích giáo viên dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn”, nhằm phát triển năng
lực học sinh. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và
xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều
môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn
Từ nhiều năm nay, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo tích hợp nhiều nội dung giáo dục

vào quá trình dạy học các môn học trong trường phổ thông như: giáo dục đạo
đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật;
giáo dục phòng chống tham nhũng; giáo dục chủ quyền quốc gia, tài nguyên và
môi trường về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo
vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí
hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông Về dạy học
kiến thức liên môn, Bộ cũng đã tổ chức tập huấn giáo viên về rà soát chương
trình, SGK, xây dựng các chủ đề liên môn. Từ đó hình thành chương trình giáo
dục định hướng phát triển năng lực
Sau đây là bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định
hướng nội dung và chương trình định hướng phát triển năng lực:
Chương trình định hướng nội dung Chương trình định hướng phát triển năng lực
Mục tiêu giáo
dục
Mục tiêu dạy học được mô tả không chi tiết
và không nhất thiết phải quan sát, đánh giá
được
Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể
quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ
của HS một cách liên tục
Nội dung
giáo dục
Việc lựa chọn nội dung dựa vào các khoa
học chuyên môn, không gắn với các tình
Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu
ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn.
3
Trường THPT Lý Thường Kiệt Vũ Thị Huệ. 2015
huống thực tiễn. Nội dung được quy định
chi tiết trong chương trình.

Chương trình chỉ quy định những nội dung chính,
không quy định chi tiết.
Phương pháp
dạy học
GV là người truyền thụ tri thức, là trung tâm
của quá trình dạy học. HS tiếp thu thụ động
những tri thức được quy định sẵn.
- GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ HS tự lực và tích
cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát triển khả năng
giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp,…;
- Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp và
kỹ thuật dạy học tích cực; các phương pháp dạy học thí
nghiệm, thực hành
Hình thức
dạy học
Chủ yếu dạy học lý thuyết trên lớp học Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải
nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin và truyền thông trong dạy và học
Đánh giá kết
quả học tập
của HS
Tiêu chí đánh giá được xây dựng chủ yếu
dựa trên sự ghi nhớ và tái hiện nội dung đã
học.
Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến
sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng
vận dụng trong các tình huống thực tiễn.
Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực không quy định những
nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá

trình giáo dục, trên cở sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội
dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện
được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Trong chương
trình định hướng phát triển năng lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập
mong muốn thường được mô tả thông qua hệ thống các năng lực . Học sinh cần
đạt được những kết quả yêu cầu đã quy định trong chương trình. Việc đưa ra các
chuẩn đào tạo cũng là nhằm đảm bảo quản lý chất lượng giáo dục theo định
hướng kết quả đầu ra. Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng phát triển
năng lực là tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định,
nhấn mạnh năng lực vận dụng của học sinh. Tuy nhiên nếu vận dụng một cách
thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ
hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức. Ngoài ra chất lượng giáo dục
không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện.
II. Cơ sơ thực tiễn
Hiện nay xã hội ngày một phát triển bên cạnh những mặt tích cực của nó
như giúp con người tiếp cận nhanh với tri thức, nắm thế giới trong tay, thì nó
4
Trường THPT Lý Thường Kiệt Vũ Thị Huệ. 2015
cũng mang lại những tiêu cực rất lớn như đại bộ phận học sinh gần như không
thích thú với việc học, vì các em bị quá nhiều có trò chơi thu hút. Đa số học sinh
dành quá nhiều thời gian cho facebook và các trò chơi điện tử trên điện thoại, dẫn
đến tình trạng các em đến lớp mà không có động lực, ngồi trong giờ không chú ý
chỉ mong hết giờ để tiếp tục các trò chơi của mình. Đặc biệt là các môn học mà
các thầy cô vẫn dạy theo phương pháp định hướng nội dung, mang tính hàn lâm
thì các em ngần như chán nản, tinh thần uể oải, thậm chí có những em bất hợp tác
thể hiện bằng việc ngục đầu trên bàn và ngủ.
Với phương pháp dạy học định hướng nội dung ở thời điểm hiện nay cho dù
giáo viên có tích cực tìm các dẫn chứng minh họa hay đến đâu, hấp dẫn như thế
nào cùng không thể thu hút được 100% học sinh chú ý như những năm trước kia.
Ví dụ khi học bài " Công nghệ gen" lớp 12, nếu như trước đây giáo viên giới

thiệu về những sinh vật chuyển gen như chuột phát quang, gạo vàng, lúa chịu hạn
và lụt thì học sinh sẽ chăm chú lắng nghe bài giảng của giáo viên, thậm chí
hăng hái đặt ra các câu hỏi có liên quan về các sinh vật đó. Nhưng 2 năm trở lại
đây học sinh đã thay đổi, các em không muốn cũng như không quan tâm đến
những gì giáo viên giảng trên lớp vì các em cho rằng nó quá hàn lâm, không thực
tiễn và không có ý nghĩa đối với đời sống của các em. Vì vậy chúng ta cần thay
đổi phương pháp dạy học, chuyển từ dạy học định hướng nội dung sang định
hướng phát triển năng lực học sinh sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh, nhấn
mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. Biết vận
dụng các kiến thức đã được học để giải quyết các tình huống trong cuộc sống và
định hướng nghề nghiệp
Năm học 2014 - 2015 theo sự chỉ đạo của các cấp tôi đã mạnh dạn đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng " tích hợp, liên môn". Bước đầu đã có những
biến đổi trong nhận thức học tập của học sinh, các em hứng thú với tiết học và có
những ý tưởng áp dụng vào đời sống. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn 1 số học sinh
vẫn còn chưa theo kịp phương pháp này, do các em quá dựa dẫm vào người khác
và được các bạn trợ giúp quá nhiều. Vậy để có thể dạy " tích hợp - liên môn" có
hiệu quả và phát triển được năng lực của học sinh thì cần làm những gì?
5
Trường THPT Lý Thường Kiệt Vũ Thị Huệ. 2015
III. Nội dung
1. Tích hợp - liên môn là gì?
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào
quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục
pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông
Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai
hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng
một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên
môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình

của môn đó và không dạy lại ở các môn khác.
Các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối
với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh.
Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức
tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một
cách máy móc.
Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh
không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác
nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng
như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
2. Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh
a. Giáo viên
- Xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn trong chương trình học
- Xác định những năng lực có thể phát triển cho học sinh trong mỗi chủ đề
- Xác định các kĩ thuật dạy học phù hợp với từng chủ đề tích hợp liên môn
để học sinh trở thành chủ thể của việc học từ đó các em sẽ phát triển được năng
lực của bản thân. Các kĩ thuật dạy học này phải làm giáo viên trở thành người tổ
chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp
học
6
Trường THPT Lý Thường Kiệt Vũ Thị Huệ. 2015
- Biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của học sinh trong dạy
học
- Thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của học sinh
b. Học sinh
- Xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân
- Lập kế hoạch học tập, kế hoạch làm việc
- Biết cách thu thập, xử lý, đánh giá, trình bày thông tin
- Biết cách làm việc trong nhóm, có ý thức tự giác cao, chủ động và sáng tạo
- Học cách ứng xử, tinh thần trách nhiệm, khả năng giải quyết xung đột

- Tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu
3. Một số kĩ thuật dạy học áp dụng đối với dạy học tích hợp, liên môn phát
triển năng lực học sinh
* Kĩ thuật giao nhiệm vụ
- Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng:
+ Nhiệm vụ giao cho cá nhân/nhóm nào?
+ Nhiệm vụ là gì?
+ Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu?
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu?
+ Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì?
+ Sản phẩm cuối cùng cần có là gì?
+ Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào?
- Nhiệm vụ phải phù hợp với: mục tiêu hoạt động, trình độ HS, thời gian,
không gian hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị
* Kĩ thuật đặt câu hỏi
Trong dạy học theo PP cùng tham gia, GV thường phải sử dụng câu hỏi để
gợi mở, dẫn dắt HS tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới, để đánh
giá kết quả học tập của HS; HS cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm
GV và các HS khác về những ND bài học chưa sáng tỏ.
7
Trường THPT Lý Thường Kiệt Vũ Thị Huệ. 2015
Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa HS - GV
và HS - HS. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của HS càng nhiều;
HS sẽ học tập tích cực hơn.
Mục đích sử dụng câu hỏi trong dạy học là để:
- Kích thích, dẫn dắt HS suy nghĩ, khám phá tri thức mới, tạo đ/k cho HS
tham gia vào quá trình dạy học
- Kiểm tra, đánh giá KT, KN của HS và sự quan tâm, hứng thú của các
em đối với ND học tập
- Thu thập, mở rộng thông tin, kiến thức

Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau :
- Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học
- Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu
- Đúng lúc, đúng chỗ
- Phù hợp với trình độ HS
- Kích thích suy nghĩ của HS
- Phù hợp với thời gian thực tế
- Sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xính
- Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc
* Kĩ thuật “Khăn trải bàn”: Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác
kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS
Cách tiến hành kĩ thuật “Khăn trải bàn”
- HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có một
tờ giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn.
- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia
phần xung quanh thành 4 hoặc 6 phần tuỳ theo số thành viên của nhóm ( 4 hoặc 6
người.)
8
Trường THPT Lý Thường Kiệt Vũ Thị Huệ. 2015
- Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình ( về một vấn đề
nào đó mà GV yêu cầu) vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình. Sau đó
thảo luận nhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa “khăn
trải bàn”
* Kĩ thuật “Hỏi Chuyên gia”
- HS xung phong (hoặc theo sự phân công của GV) tạo thành các nhóm
“chuyên gia” về một chủ đề nhất định.

- Các ”chuyên gia” nghiên cứu và thảo luận với nhau về những tư liệu có
liên quan đến chủ đề mình được phân công.
- Nhóm ”chuyên gia” lên ngồi phía trên lớp học
- Một em trưởng nhóm ”chuyên gia” (hoặc GV) sẽ điều khiển buổi “tư vấn”,
mời các bạn HS trong lớp đặt câu hỏi rồi mời ”chuyên gia” giải đáp, trả lời.
Ngoài ra còn rất nhiều các kĩ thuật dạy học tích cực khác cũng có nhiều ưu
điểm và có thể áp dụng trong dạy học sinh học để tăng hứng thú học tập và sự
sáng tạo của học sinh giúp các em linh hoạt và có khả năng vận dụng kiến thức
vào cuộc sống.
4. Ví dụ minh họa
VD1: Khi dạy bài "Công nghệ gen" sinh học 12 tại lớp 12D2 tôi chia lớp
thành 4 nhóm tìm hiểu các mảng kiến thức khác nhau
+ Tổ 1: Tìm hiểu về động vật biến đổi gen
+ Tổ 2: Tìm hiểu về thực vật biến đổi gen
+ Tổ 3: Tìm hiểu về vi sinh vật biến đổi gen
+ Tổ 4: Tìm hiểu chung về sinh vật biến đổi gen
Yêu cầu: Các thành viên trong tổ cùng nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề được
giao, làm thành bài trình chiếu powerpoint, nộp vào mail của tôi
() trước ngày học bài mới là 2 ngày. Tôi đã xem bài làm của
các em, chỉnh sửa đôi chút nhưng không làm thay đổi nội dung và ý tưởng của
các em, sau đó gửi lại để các em xem và nghiên cứu lại.
Thực hiện: Trong tiết học tôi cho các 3 tổ (1-3) lần lượt lên trình bày mảng
kiến thức đã được phân công trên máy chiếu, và yêu cầu cả lớp chú ý lắng nghe.
9
Trường THPT Lý Thường Kiệt Vũ Thị Huệ. 2015
Sau khi mỗi 1 tổ trình bày tôi yêu cầu 1 học sinh trong lớp lên viết lại một số loài
sinh vật biến đổi gen mà bạn vừa trình bày vào phần thứ 4 của bảng, từ đó làm
căn cứ đi vào bài học tìm hiểu công nghệ gen và là VD về các sinh vật biến đổi
gen mà bài học cần tìm hiểu. Tôi đã tổ chức cho các em trong lớp đặt các câu hỏi
đối với các tổ về mảng kiến thức mà các em chuẩn bị như: kĩ thuật tạo ra các sinh

vật đó; ý nghĩa của các kĩ thuật Từ những điểm chung của 3 sản phẩm các em sẽ
rút ra được khái niệm công nghệ gen và qui trình của kỹ thuật chuyển gen. Sau
khi nghiên cứu xong phần I. Công nghệ gen, chuyển sang phần II. Sinh vật biến
đổi gen, tôi yêu cầu tổ 4 lên trình bày cho cả lớp và sau đó các thành viên trong
lớp đã đặt ra các câu hỏi cho tổ 4 trả lời. Cuối cùng tôi là người chốt lại các vấn
đề, nhận xét đánh giá sự chuẩn bị và thực hiện của các nhóm, cho điểm theo
nhóm theo thang điểm: chuẩn bị nội dung (4) - trình bày (3) - tương tác giữa các
nhóm (3). Phần kết của bài tôi đã yêu cầu học sinh chỉ ra được những ưu và
nhược điểm của sinh vât biến đổi gen từ đó học sinh có ý thức trong việc an toàn
thực phẩm, vệ sinh nông sản. Học sinh đã hình thành được ý trong bảo vệ môi
trường trong việc sử dụng các thực vật biến đổi gen có thể chống được sâu bệnh
hại mà không phải sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật
Kết quả: Tiết học rất sôi nổi học sinh đã được trải nghiệm, thể hiện khả năng
của mình, đa số các em hào hứng trong từng phần của tiết học (97,6% chỉ duy
nhất 1 học sinh không hợp tác). Tiết học được các đồng nghiệp dự giờ đánh giá
giỏi. Tiết học đã giúp các em biết và hiểu về công nghệ gen, phát huy khả năng
diễn thuyết tự tin trước đám đông, và trở thành chuyên gia cho lĩnh vực mà mình
nghiên cứu, ngoài ra kĩ thuật tin học cũng được phát triển.
Trong khi đó với các lớp 12A3 và 12A4 tôi vẫn áp dụng phương pháp định
hướng nội dung với tiết học này thì gần như 70% học sinh thích thú với tiết học
nhưng đến 30% là không tập trung.
VD2: Khi dạy: Bài 34 " Sự phát sinh loài người" tại lơp 12D2 tôi đã
nghiên cứu bài rất kĩ, đặc biệt là theo chuẩn kiến thức kĩ năng cần đảm bảo
học sinh có thể:
10
Trường THPT Lý Thường Kiệt Vũ Thị Huệ. 2015
+ Giải thích được nguồn gốc động vật của loài người dựa trên các bằng
chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh học so sánh, đặc biệt là sự giống nhau giữa
người và vượn người.
+ Trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người,

trong đó phản ánh được điểm đặc trưng của mỗi giai đoạn : các dạng vượn
người hoá thạch, người tối cổ, người cổ, người hiện đại.
Khi họp tổ nhóm chuyên môn thảo luận về bài chúng tôi đã thống nhất
được nội dung của bài có 1 phần mà môn Lịch sử 10 có nghiên cứu là Bài 1: Sự
xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy (vượn cổ, người tối cổ và người
hiện đại). Đây chính là nội dung có thể liên môn giữa Sinh học với Lịch sử.
Tôi đã cấu trúc lại bài thành 2 phần:
I. Nguồn gốc loài người
1. Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người.
2. Sự giống nhau giữa người và vượn người
II. Quá trình hình thành loài người và tiến hóa văn hóa
1. Quá trình hình thành loài người
Các dạng vượn người

người tối cổ

người cổ

người hiện đại
2. Tiến hóa văn hóa
Khi giao nhiệm vụ cho học sinh tôi chia lớp thành 2 nhóm lớn để tìm hiểu
phần I, học sinh cần phải nghiên cứu thông tin trong SGK và tìm hiểu thêm trên
mạng internet và hoàn thiện bài của nhóm bằng powerpoint
- Nhóm 1: Đưa ra các bằng chứng chứng minh nguồn gốc động vật của loài
người.
+Bằng chứng giải phẫu so sánh
+Bằng chứng phôi sinh học
+Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử
+Hiện tượng lại tổ, cơ quan thoái hóa
- Nhóm 2: Đưa ra các bằng chứng chứng minh sự giống nhau giữa người và

vượn người
11
Trường THPT Lý Thường Kiệt Vũ Thị Huệ. 2015
Yêu cầu chung:

Sử dụng các hình ảnh minh họa và có thuyết minh ngắn
gọn cùng ảnh.
Thực hiện

: Khi nghiên cứu phần I tôi đã để 2 nhóm lần lượt trình bày phần
nghiên cứu của nhóm, từ đó tôi đi đến một kết luận chung về nguồn gốc của loài
người và mối quan hệ giữa người với vượn người ngày nay. Học sinh học phần
này cảm thấy dễ gần do đã tự tìm hiểu từ trước và hứng thú do các hình ảnh
minh họa rất dễ nhớ, dễ hiểu mà không quá nhiều chữ. Khi nghiên cứu mục II.1
tôi đã sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để học sinh tìm hiểu các giai đoạn phát
sinh, phát triển của loài người (các em hoạt động theo nhóm 4 người, do chưa
chuẩn bị được giấy Ao nên tôi chuẩn bị mỗi nhóm 5 tờ PHT, để mỗi cá nhân tự
điền số vào PHT cá nhân và sau đó các em thảo luận thống nhất ý kiến và điền
vào tờ PHT chung)
Phiếu học tập: Nghiên cứu mục I trang 185 - 187 SGK sinh học 12 nâng cao, kết hợp
kiến thức lịch sử 10, hoàn thiện bảng sau:
Tiêu chí Vượn cổ Người tối cổ Người cổ Người hiện đại
Thời gian tồn
tại

Đặc điểm
+ Tư thế
+ Hộp sọ
+ Công cụ LĐ
+PT sống

+ Văn hóa -
Nghệ thuật



Nơi phát hiện di
cốt

Dựa vào những gợi ý sau điền số chứa thông tin chính xác vào bảng:
+ Thời gian tồn tại:
1. 4 vạn năm trước
2. 6-18 triệu năm trước
3. 35000-2 triệu năm trước
4.2-8 triệu năm trước
+ Tư thế
12
Trường THPT Lý Thường Kiệt Vũ Thị Huệ. 2015
1. Đứng thẳng
2. Đã đứng thẳng, đi lom khom
3. Giống người hiện nay
4. Đi bằng 2 chân
+ Hộp sọ
1. Hộp sọ khá lớn
2. 450-750 cm3
3. 1700 cm3
4.600-1400 cm3
+ Công cụ lao động:
1.Biết sử dụng công cụ có sẵn, chưa biết chế tạo CCLĐ
2. Đã biết chế tạo công cụ lao động tinh xảo, biết dùng lửa
3.Đã biết chế tạo công cụ lao động thô sơ, biết dùng lửa

4. Chưa biết sử dụng công cụ lao động
+Phương thức sống
1. Sống thành bầy người nguyên thủy
2.Sống thành đàn trên cây
3.Sống thành bầy đàn dưới đất
4. Sống thành bộ lạc
+ Văn hóa - Nghệ thuật
1.Chưa có nền văn hoá.
2.Chưa có nền văn hoá.
3. Có tiếng nói, bắt đầu có nền văn hoá.
4.Nền văn hóa phức tạp, có mầm mống mỹ thuật, tôn giáo
+ Nơi phát hiện di cốt
1. ở khắp các châu lục
2. Châu phi, châu âu, châu á
3. Nam phi và Đông Phi
4. Đông phi, Tây á
Sau đó tôi yêu cầu đại diện nhóm nhanh nhất trình bày kết quả của nhóm (tôi
đã thu PHT của các cá nhân trong nhóm này để đánh giá cá nhân và trả lại PHT
cho các cá nhân khi nhóm hoàn thành phần trình bày), các nhóm khác nhận xét
bổ sung và cuối cùng tôi đưa ra kết luận thống nhất:
Tiêu chí Vượn cổ Người tối cổ Người cổ Người hiện đại
Thời gian tồn
tại
2 4 3 1
Đặc điểm
+ Tư thế
+ Hộp sọ
+ Công cụ LĐ
+PT sống
+ Văn hóa -

Nghệ thuật
4 2 1 3
1
2 3 4
4 1 3 4
2 3 1 4
1 2 3 4
13
Trường THPT Lý Thường Kiệt Vũ Thị Huệ. 2015
Nơi phát hiện di
cốt
4 3 2 1
Khi giáo viên đưa ra tờ nguồn học sinh sẽ chữa vào PHT cá nhân về nhà các
em sẽ ghim lại vào vở để ghi nhớ. Vì thực ra đây là những kiến thức đã được học
rồi nhưng lại là các thông tin mang tính lịch sử nên rất khó tiếp cận nếu như học
theo các học truyền thống là giáo viên giảng giải, mà khi tổ chức theo phương
pháp này học sinh sẽ phải tự nghiên cứu là 1 lần các em ghi nhớ, sau đó nhờ có
thảo luận các em sẽ hiểu rõ dựa vào trình tự xuất hiện các giai đoạn của người mà
các em xác định được thời gian cũng như đặc điểm phù hợp với từng giai đoạn.
Như vậy các em sẽ hứng thú hơn với phần kiến thức này và ghi nhớ phần kiến
thức cơ bản.
Kết quả: Học sinh rất chủ động, sáng tạo và tích cực với tiết học mặc dù đây
là 1 tiết học về tiến hóa thường được đánh gia rất khô khan và khó với học sinh.
Tôi cảm thấy tiết học không quá nặng nề như khi dạy ở 2 lớp 12A3 và 12A4 (vẫn
áp dụng phương pháp định hướng nội dung với tiết học) với đôi chút tò mò khi
nghiên cứu ở phần I, còn khi sang phần II các em gần như thụ động tiếp nhận
kiến thức, mà không có sự tư duy.
Phần III. Kết luận
14
Trường THPT Lý Thường Kiệt Vũ Thị Huệ. 2015

Như vậy để có thể phát triển năng lực học sinh trong dạy và học thì giáo
viên cần phải thay đổi phương pháp dạy học của mình, chuyển từ dạy học định
hướng nội dung sang định hướng phát triển năng lực cho học sinh bằng phương
pháp dạy tích hợp, liên môn. Dạy học tích hợp, liên môn sẽ mang lại nhiều lợi ích
như giúp học sinh áp dụng được nhiều kỹ năng, nền tảng kiến thức tích hợp giúp
việc tìm kiếm thông tin nhanh hơn, khuyến khích việc học sâu và rộng, thúc đẩy
thái độ học tập tích cực đối với học sinh. Không đòi hỏi phải tăng cường quá
nhiều về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
Việc dạy tích hợp, liên môn góp phần hình thành và phát triển kĩ năng quyết
định, giao tiếp và làm việc nhóm. Nội dung được giảm tải nhằm tăng thời gian và
không gian cho giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học sáng tạo và tương
tác, học sinh phát huy tốt hơn quyền chủ động học tập của mình. Việc dạy học
không chú trọng vào việc dạy kiến thức mà nhấn mạnh vào việc hình thành cho
học sinh phương pháp và kỹ năng tư duy trong học tập, đòi hỏi giáo viên phải có
những sáng tạo trong phương pháp dạy học
Phần IV. Đề xuất
Qua năm học 2014 - 2015 thực hiện dạy học tích hợp, liên môn tôi có một số
đề xuất sau:
- Cần phải tổ chức tập huấn nhiều hơn cho giáo viên về kĩ năng cơ bản trong
việc tổ chức thực hiện dạy tích hợp, liên môn.
- Đối với học sinh: vẫn còn 1 số em chưa ý thức trong việc học do các em có
tính ỷ lại rất cao vì được các bạn bao che, giúp đỡ . Hầu hết học sinh cấp 1 và cấp
2 hiện nay không có hiện tượng ở lại lớp nên các em không hình thành được ý
thức phấn đấu, cạnh tranh. Do đó cần tạo ra sự cạnh tranh giữa các học sinh trong
việc học bằng các biện pháp triệt để ngay từ lớp dưới để lên lớp trên các em ý
thức hơn về sự phấn đấu của bản thân, cũng như là mình làm mình hưởng mà
người khác không được hưởng. Có như thế thì mục tiêu giáo dục của Việt Nam
mới có thể đạt được
Người thực hiện
Vũ Thị Huệ

Phụ lục
15
Trường THPT Lý Thường Kiệt Vũ Thị Huệ. 2015
Phần I. Mở đầu trang 1.
I. Lí do chọn đề tài trang 1.
II. Mục tiêu, phạm vi đề tài trang 1.
III. Nhiệm vụ của đề tài trang 2.
IV. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu trang 2.
Phần II. Giải quyết vấn đề trang 3.
I. Cơ sở lý luận trang 3.
II. Cơ sở thực tiễn trang 4.
III. Nội dung trang 6.
1. Tích hợp - liên môn là gì? trang 6.
2. Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trang 6.
3. Một số kĩ thuật dạy học áp dụng đối với dạy học tích hợp, liên môn phát triển
năng lực học sinh trang 7.
4. Ví dụ minh họa trang 9.
Phần III. Kết luận trang 15.
Phần IV. Đề xuất trang 15.
16

×