Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Hệ thống câu hỏi ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm : “Hai đứa trẻ”-Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.47 KB, 30 trang )

Hệ thống câu hỏi ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm :
“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến: Hệ thống câu hỏi ôn tập theo định hướng phát

triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm : “Hai đứa trẻ”Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: bộ môn Ngữ văn
3. Thời gian áp dụng sáng kiến
4. Tác giả
Họ và tên: Trần Thị Ngọc Lan
Năm sinh: 1986
Nơi thường trú: Xóm 1 Nghĩa Thắng, Nghĩa Hưng, Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm Ngữ văn
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT C Nghĩa Hưng
Địa chỉ liên hệ: Trường THPT C Nghĩa Hưng
Điện thoại: 0164 86 45 268
5 Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT C Nghĩa Hưng
Địa chỉ: Thị trấn Rạng Đông- huyện Nghĩa Hưng- tỉnh Nam Định
Giáo viên: Trần Thị Ngọc Lan

1


Hệ thống câu hỏi ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm :
“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)

QUY ƯỚC VIẾT TẮT



SGK: Sách giáo khoa
HS: Học sinh
GV: Giáo viên
TP: Tác phẩm
THPT: Trung học phổ thông
NXB: Nhà xuất bản

Giáo viên: Trần Thị Ngọc Lan

2


Hệ thống câu hỏi ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm :
“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)

I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Nghị quyết Hội nghị Trung Ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy
và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận
dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự
học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển
năng lực”
“Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết
quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan…”. Đó là những đường
lối, chủ trương đúng đắn, khoa học của Đảng, Nhà nước và Bộ giáo dục đặt ra
đối với sự nghiệp trồng người trong giai đoạn hiện nay. Điều đó đòi hỏi những
cố gắng, nỗ lực rất nhiều của tất cả tập thể, cá nhân trong ngành
Xuất phát từ yêu cầu đó, chúng tôi nhận thấy: cần phải tích cực đổi mới

phương pháp dạy học, và đổi mới nội dung, hình thức kiểm tra, thi cử trong giai
đoạn hiện nay… Một trong những vấn đề đổi mới đó là: GV trong quá trình
soạn giáo án và soạn đề kiểm tra, đề thi cần phải đặt ra những câu hỏi phù hợp
theo các cấp độ để Hs dễ nắm bắt bài giảng và làm bài tốt trong các kì thi. Vậy
nên chúng tôi lựa chọn đề tài này để tìm hiểu. Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn
trong hai tác phẩm: “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam và “Chí Phèo” của
nhà văn Nam Cao
Mỗi TP, chúng tôi xây dựng một bộ câu hỏi gồm hai phần: Trắc nghiệm
khách quan và câu hỏi tự luận, với mong muốn:
- Về phía GV: Các đồng chí có thể dựa vào những câu hỏi này để bổ
sung cho giáo án của mình, hoặc biên soạn đề kiểm tra, đề thi, xây dựng bộ câu
hỏi ôn tập phụ đạo cho HS
- Về phía HS: Các em có thể tham khảo để làm đề cương ôn tập cho
mình.

II. THỰC TRẠNG.
Là một GV ngữ văn, chúng tôi luôn ý thức được, trong quá trình soạn
giáo án, bài kiểm tra, bài thi, phải luôn đặt ra các câu hỏi theo mức độ từ dễ đến
khó để HS dễ tiếp nhận nhưng những câu hỏi đó chưa được GV phân chia một
cách rõ ràng (trong ý thức) theo 4 cấp độ (Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp
Giáo viên: Trần Thị Ngọc Lan

3


Hệ thống câu hỏi ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm :
“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)

và vận dụng cao). Từ khi nhận được quyển “Tài liệu tập huấn: Dạy học và
kiểm tra , đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực

HS”, thì việc xây dựng các bộ câu hỏi trong quá trình giảng dạy trở nên cụ thể
hơn. HS được tiếp nhận kiến thức theo mức độ từ dễ đến khó, phù hợp với năng
lực của các em.

III. CÁC GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
III.1 Lý thuyết: Định hướng các mức độ câu hỏi phù hợp với các
mức độ nhận thức của học sinh.
1., Câu hỏi nhận biết (mức 1): Yêu cầu học sinh nắm vững, nhớ lại những
kiến thức cơ bản trong các tài liệu đã tìm hiểu . Câu hỏi ở mức độ này thường
dùng các động từ mô tả như: đánh dấu, liệt kê, chọn ra , hệ thống lại, chỉ ra,
nhắc lại……….
-> Với dạng câu hỏi nhận biết học sinh cần phải nắm vững kiến thức và tái hiện
lại một cách chính xác.
* Câu hỏi mức độ nhận biết thường yêu cầu:
- Nêu những thông tin cơ bản về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
- Nhận ra đề tài, thể loại, phương thức biểu đạt của một tác phẩm văn học.
- Nắm được cốt truyện , hệ thống các nhân vật.
- Xác định được nhân vật trung tâm của truyện.
- Nhận biết được các phong cách ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật đặc sắc,
các chi tiết, hình ảnh
- Diễn đạt hoặc mô tả lại nội dung của văn bản bằng ngôn ngữ của mình
- Nhận ra tình huống của tác phẩm………
VD: Với truyện :Hai đứa trẻ
+ Anh/chị hãy trình bày những thông tin cơ bản về cuộc đời của nhà văn
Thạch Lam?
+ Xác định đề tài của tác phẩm?
+ Hệ thống các chi tiết miêu tả âm thanh trong tác phẩm ?
+ Trong tác phẩm có những nguồn sáng nào được nhắc đến?
+ Mấy lần tác giả nhắc đến hình ảnh ngọn đèn của chị Tí?
………………………………………………………………


Giáo viên: Trần Thị Ngọc Lan

4


Hệ thống câu hỏi ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm :
“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)

2. Câu hỏi thông hiểu (mức 2): Kiểm tra học sinh khả năng hiểu biết về các
sự kiện và giải thích được các sự kiện đó. Ở mức độ câu hỏi này hay sử dụng
các động từ mô tả như: Giải thích, cho ví dụ, tóm tắt lại, viết một đoạn …
-> Với câu hỏi thông hiểu yêu cầu học sinh cần suy luận, giải thích vấn đề.
* Câu hỏi ở mức độ thông hiểu thường yêu cầu :
- Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm .
- Nêu chủ đề hoặc nội dung chính của văn bản.
- Phân tích ý nghĩa của hình ảnh, chi tiết.
- Tác động của hoàn cảnh sáng tác đến việc xây dựng cốt truyện.
- Giải thích được những yếu tố tác động đến nhân vật.
- Phân tích ý nghĩa tình huống truyện.
- Phân tích ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật.
………..
VD: Văn bản : Hai đứa trẻ:
+ Bối cảnh nào trong đời sống giúp nhà văn Thạch Lam viết về phố huyện
nghèo với hai đứa trẻ là nhân vật trung tâm?
+ Trong khung cảnh phố huyện vào lúc chiều tà, cô bé Liên có tâm trạng gì?
+ Vì sao hàng đêm chị em Liên cố thức để đợi chuyến tàu đêm đi qua phố
huyện ?
VD: Văn bản “Chí Phèo”
+ Ý nghĩa của nhan đề “ Chí Phèo”

+ Vì sao khi bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo xách thẳng dao đến nhà Bá Kiến?
+ Ý nghĩa của hình ảnh “bát cháo hành” với sự thức tỉnh trong Chí Phèo?.........
3, Câu hỏi vận dụng thấp (mức 3) : là khả năng vận dụng kiến thức vào các
tình huống mới . Yêu cầu học sinh trên cơ sở nắm vững và hiểu sâu sắc các vấn
đề, phải khái quát lên vấn đề cao hơn. Ở dạng câu hỏi này thường hay dùng các
động từ mô tả : phân tích, chứng minh, khái quát, đánh giá.
* Câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp thường yêu cầu:
- Phân tích tâm trạng, giá trị nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm.
- Phân tích tác phẩm để chứng minh cho một lời nhận định.
- Khái quát đặc điểm phong cách của tác giả.
- Chỉ ra các biểu hiện và khái quát các đặc điểm của thể loại qua tác phẩm.
…….
VD: Văn bản : “Hai đứa trẻ”:
+ Phong cách của nhà văn Thạch Lam qua tác phẩm “ Hai đứa trẻ”?
Giáo viên: Trần Thị Ngọc Lan

5


Hệ thống câu hỏi ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm :
“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)

+ Chất thơ trong văn xuôi được thể hiện như thế nào qua tác phẩm “Hai đứa
trẻ”?
VD: Văn bản “Chí Phèo”.
+ Nam Cao từng quan niệm “ Văn chương không cần đến những người thợ
khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những
người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo
những cái gì chưa có”. Sự sáng tạo ấy được thể hiện như thế nào qua cách xây
nhân vật Chí Phèo?

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình được thể hiện như thế nào qua nhân
vật Chí Phèo?..........
4. Câu hỏi vận dụng cao (mức 4): Yêu cầu ở học sinh khả năng đặt các vấn đề
với nhau để khái quát lên một vấn đề tổng hợp
- Từ vấn đề trong văn bản văn học tìm hiểu có thể tìm hiểu ở các văn bản khác
có liên quan dựa vào đặc điểm về thể loại và khuynh hướng sáng tác.
- Vận dụng ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản để giải quyết các vấn đề của
thực tiễn (học tập và đời sống), thể hiện được trải nghiệm của bản thân
- Để trả lời cho câu hỏi ở mức độ này yêu cầu học sinh cần có khả năng tổng
hợp các vấn đề, có tư duy sâu sắc, chặt chẽ và có đầu óc sáng tạo.
Ở dạng câu hỏi này thường hay dùng các động từ mô tả: Đánh giá, khái
quát, liên hệ……
* Câu hỏi ở mức độ vận dụng cao thường yêu cầu:
- So sánh tác phẩm, tác giả được tìm hiểu với các tác phẩm hoặc các tác giả
khác để làm rõ sự kế thừa cũng như sự sáng tạo mới mẻ.
- Phân tích tư tưởng mới của tác phẩm.
- Khái quát đặc điểm của của cả giai đoạn văn học .
- Phân tích rõ khuynh hướng của trào lưu văn học, giai đoạn văn học qua tác
phẩm
- Từ văn bản đã học, định hướng tìm hiểu các vấn đề ở các văn bản khác có liên
quan (cùng thể loại, cùng khuynh hướng sáng tác).
- Liên hệ các vấn đề đó với các vấn đề xã hội.
- Từ văn bản đã học có khả năng chuyển thể, sáng tạo ra các văn bản mới.
- Tạo lập các kiểu văn bản từ các kiến thức đã học .
VD: Trong tác phẩm : “Hai đứa trẻ”.
+ Đặt một nhan đề khác cho tác phẩm .
+ Nếu được quyền viết tiếp truyện ngắn Hai đứa trẻ, em sẽ viết tiếp như thế
nào ?
Giáo viên: Trần Thị Ngọc Lan


6


Hệ thống câu hỏi ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm :
“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)

+ Từ ý nghĩa của tác phẩm, em có suy nghĩ gì về ước mơ, khát vọng của con
người trong cuộc sống.
VD: Trong tác phẩm “Chí Phèo”.
+ Chuyển thể một đoạn sang loại hình sân khấu (kịch nói).
+ Tìm hiểu đặc trưng phong cách của Nam Cao qua một đoạn trong tác phẩm
“Đời thừa”
+ So sánh hình tượng người nông dân trong văn học trước cách mạng tháng
Tám trong hai tác phẩm : Hai đứa trẻ- Thạch Lam và Chí Phèo- Nam Cao.
* Khái quát: Trong quá trình soạn bài giảng và hướng dẫn câu hỏi ôn tập
giáo viên cần chú ý các cấp độ câu hỏi để phát huy được năng lực tự học
của học sinh.

III.2 Hệ thống câu hỏi ôn tập trong hai tác phẩm “Hai đứa trẻ”Thạch Lam và “ Chí Phèo”- Nam Cao.
III.2.1 Về tác phẩm: “Hai đứa trẻ”- Tác giả Thạch Lam
III.2.1.a: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
1. Tác giả nào không cùng giai đoạn với nhà văn Thạch Lam?
A. Nguyễn Tuân
B. Xuân Diệu
C. Tản Đà
D. Hàn Mặc Tử
* Đáp án: C. Mức1
2. Tác giả nào có chung khuynh hướng sáng tác với nhà văn Thạch Lam?
A. Nam Cao
C. Nguyễn Công Hoan

B. Vũ Trọng Phụng
D. Nguyễn Tuân
* Đáp án: D. Mức 2
3. Thạch Lam viết nhiều về điều gì?
A. Viết về những thú vui tao nhã, về những con người tài hoa thời phong kiến
B. Viết về cuộc sống vất vả, cơ cực, bế tắc của người dân ở phố huyện hay
ngoại ô Hà Nội và về những trí thức bình dân với một niềm cảm thương thấm
thía.
C. Viết về người nông dân và trí thức tiểu tư sản
D. Viết về nhiều lĩnh vực phóng sự, tiểu thuyết.
* Đáp án: B. Mức 2
Giáo viên: Trần Thị Ngọc Lan

7


Hệ thống câu hỏi ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm :
“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)

4. Đặc điểm truyện ngắn của Thạch Lam?
A. Bút pháp trào phúng, châm biếm bậc thầy
B. Truyện thường không có cốt truyện, lời văn bình dị mà gợi cảm, giàu tâm
trạng
C. Viết nhiều về đề tài người nông dân nghèo và người trí thức tiểu tư sản
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
* Đáp án: B. Mức 1
5. Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” có những nhân vật chính nào?
A. Bé Lan và Liên
B. Liên và An
C. Bé An và bé Sơn

D. Chị Tí và bác xẩm
* Đáp án: B. Mức 1
6. Nội dung nào sau đây không thuộc chủ đề truyện ngắn “Hai đứa trẻ”?
A. Truyện đã phản ánh đời sống tăm tối nghèo khổ của người dân lao động
B. Truyện đã thể hiện tấm lòng yêu thương và cảm thông chân thành của nhà
văn
C. Lên tiếng tố cáo những bất công trong xã hội
D. Thể hiện niềm mong ước, khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp hơn
* Đáp án: C. Mức 2
7. Nhân vật Liên trong truyện có đời sống tâm hồn đáng quý bởi vì:
A. Chị là người có tâm hồn nhạy cảm với nỗi đau khổ của những người xung
quanh
B. Là người ý thức được cuộc sống vô vị và tẻ nhạt ở hiện tại
C. Là người biết ước mơ, khát vọng cho một tương lai tươi sáng
D. Cả 3 đáp án trên
* Đáp án: D. Mức 2
8. Lựa chọn nào sau đây diễn tả không đúng đời sống tình cảm của những
người lao động nghèo nơi phố huyện?
A. Lo âu
B. Nhàm chán
C. Phấn khởi
D. Quẩn quanh
* Đáp án: C. Mức 1
9. Trong truyện tác giả dùng từ “hột sáng” để miêu tả ánh sáng hắt ra từ:
A. Cửa hàng tạp hóa của Liên
B. Gian hàng của chị Tí
C. Gánh phở của bác Siêu
D. Các cửa hiệu khác
* Đáp án: A. Mức 1
10. Đoạn văn: “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng

ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.”, đã thể hiện
phong cách nghệ thuật đặc sắc của tác giả ở phương diện ?
Giáo viên: Trần Thị Ngọc Lan

8


Hệ thống câu hỏi ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm :
“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)

A. Từ ngữ chính xác
B. Hình ảnh phong phú
C. Câu văn gợi cảm, giàu chất thơ
D. Phép tu từ điệp từ
* Đáp án: C. Mức 2
11. Đối với Liên, đoàn tàu đêm là một hình ảnh có ý nghĩa trong đời sống
tinh thần của chị, nó có sức khơi gợi những hồi ức của tuổi thơ vì:
A. Chuyến tàu mang đến một thứ ánh sáng rực rỡ. Khác với ánh sáng từ ngọn
đèn của chị Tí
B. Chuyến tàu mang đến một thứ âm thanh ồn ào. Khác với tiếng trống thu
không, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi
C. Chuyến tàu mang đến những người khách sang trọng. Khác với bóng dáng
của người dân phố huyện
D. Chuyến tàu mang đến một không khí huyên náo của Hà Nội. Khác với
không khí tẻ nhạt của phố huyện
* Đáp án: D. Mức 2
12. Sau khi đoàn tàu đi khuất hẳn sau rặng tre, Liên nắm tay em nhìn
đoàn tàu đi qua với tâm trạng:
A. Buồn bã, nuối tiếc
B. Buồn bã, thất vọng

C. Đau khổ, nuối tiếc
D. Hụt hẫng, chơi vơi
* Đáp án: A. Mức 2
13. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu
ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi
đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt
chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào
tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy
lòng……….trước cái giờ khắc của ngày tàn.”
13.1: Chọn từ hoặc cụm từ đúng để điền vào chỗ trống của đoạn văn trên
A. Buồn xao xuyến
B. Buồn man mác
C. Nao nao mong đợi
D. Nao nao
* Đáp án: B. Mức 1
13.2: Đoạn văn trên đã sử dụng phương thức diễn đạt nào?
A. Miêu tả kết hợp với thuyết minh và biểu cảm
B. Biểu cảm kết hợp với nghị luận
C. Tự sự kết hợp với nghị luận
D. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
* Đáp án: D. Mức 1
13.3: Đoạn văn trên tập trung phản ánh nội dung gì?
Giáo viên: Trần Thị Ngọc Lan

9


Hệ thống câu hỏi ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm :
“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)


A. Cảnh chiều tàn nơi phố huyện
B. Miêu tả hoạt động của con người trong buổi chiều tà
C. Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Liên trước giờ khắc của ngày tàn
D. Nghệ thuật tả cảnh, tả tình rất tinh tế
* Đáp án: C. Mức 2
13.4: Đoạn văn trên khiến em liên tưởng đến câu thơ của nhà thơ nào?
* Đáp án: Huy Cận: “ Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”. Mức 4

III.2.1.b. Câu hỏi tự luận:
1. Hãy nêu những đặc điểm cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và văn
phong của tác giả Thạch Lam?
* Đáp án (gợi ý) Mức 1
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác (Gv dựa vào SGK, TLTK) biên soạn
- Phong cách sáng tác:+ Tiêu biểu cho khuynh hướng lãng mạn tích cực
+ Sở trường truyện ngắn trữ tình
+Truyện không có cốt truyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật
với những cảm giác mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày
….
+Giọng văn trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu sắc
2. Tóm tắt truyện ngắn “Hai đứa trẻ” và nêu một vài cảm nhận, đánh giá về TP
này.
- Ý 1 mức 1, ý 2 mức 2
3. TP có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
- Mức 2
4. Bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc chiều tà được Thạch Lam khắc họa qua
những chi tiết nào (âm thanh, màu sắc, hình ảnh, đường nét)? (Mức 1) Anh chị
có cảm nhận như thế nào về bức tranh thiên nhiên này? (Mức 2)
* Đáp án:

- Ý 1: chỉ ra những chi tiết (hình ảnh, âm thanh, màu sắc…), Hs dựa vào SGK
- Ý 2: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên (ý kiến của bản thân): Một “bức họa
đồng quê” quen thuộc, gần gũi và gợi cảm. Một bức tranh quê hương bình dị và
thơ mộng, mang đậm hồn quê Việt Nam

Giáo viên: Trần Thị Ngọc Lan

10


Hệ thống câu hỏi ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm :
“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)

5. Vào thời điểm trời nhá nhem tối, Thạch Lam đã miêu tả cuộc sống của
những nhân vật nào? (Mức 1) Qua đó, em bước đầu hiểu được điều gì về cuộc
sống của người dân ở phố huyện? (Mức 2)
* Gợi ý:
- Ý 1: Cuộc sống của mẹ con chị Tí hàng nước, gian hàng tạp hóa của chính chị
em Liên, và bà cụ Thi- một bà lão hơi điên với tiếng cười ám ảnh
- Ý2: Bước đầu, Hs thấy được: những gian hàng ế ẩm, không có khách đến
mua; cuộc sống nghèo khổ, quẩn quanh, mất phương hướng cuả những mảnh
đời cơ cực
6. Trong đêm tối, cảnh phố huyện được miêu tả có những đặc điểm gì nổi bật?
(Mức 1) Ý nghĩa của những hình ảnh này? (Mức 2)
- Ý 1: Hs liệt kê những chi tiết nói về:
+ Bóng tối dày đặc: “Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối.
Tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ
vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa......”
+ Ánh sáng yếu ớt: “Vệt sáng leo lét, chấm lửa vàng và lơ lửng, hột sáng, khe
sáng...”

- Ý2
+ Bóng tối biểu tượng cho cuộc sống nghèo khổ, bế tắc; cho xã hội lúc bấy giờ
còn nhiều ngột ngạt
+ Ánh sáng biểu tượng cho những kiếp người nhỏ bé, sống lay lắt, vô danh
7. Sau bức tranh thiên nhiên, cảnh sống của những người dân phố huyện hiện
lên như thế nào? Cảnh sống đó gợi cho em những suy nghĩ gì?
- Ý1: mức 1
+ Hình ảnh bác phở Siêu
+ Mẹ con chị Tí hàng nước
+ Gia đình bác xẩm.......
- Ý2: mức 2: Thấy được:
+ Tình trạng trì trệ, tù đọng của XH Việt Nam trước Cách mạng tháng 8
+ Cuộc sống cơ cực... của người dân
+ Đời sống tâm hồn của họ: thuần hậu, ấm áp tình người
+ Thái độ đồng cảm của nhà văn...
8. Với cuộc sống nghèo khổ, cơ cực nơi phố huyện, hình ảnh đoàn tàu từ Hà
Nội đi qua có ý nghĩa như thế nào?
- Mức 2
+ Tàu đến mang theo ánh sáng xóa tan đêm tối
+ Mang theo âm thanh, làm cuộc sống phố huyện bớt đơn điệu, buồn tẻ
Giáo viên: Trần Thị Ngọc Lan

11


Hệ thống câu hỏi ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm :
“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)

+ Mang theo sự văn minh của thị thành
-> Con tàu trở thành niềm khát khao, chờ đợi của mỗi người dân

9. Với chị em Liên, con tàu có ý nghĩa gì mà đêm nào chúng cũng cố thức để
đón đợi?
- Mức 2
+ Đoàn tàu đến xua tan sự buồn tẻ ở phố huyện
+ Đoàn tàu gợi nhớ về những kỉ niệm khi gia đình Liên ở Hà Nội
+ Khơi gợi trong tâm hồn hai đứa trẻ những ước mơ, hi vọng về cuộc sống tươi
đẹp hơn
........
10. Phân tích tâm trạng đợi tàu của chị em Liên? Qua chi tiết này Thạch Lam
muốn nói điều gì với bạn đọc?
- Ý 1: Mức 3
- Ý 2: Mức 4
+ Thông điệp nhà văn gửi tới bạn đọc: Hãy biết sống một cuộc sống có ý nghĩa,
đừng để cuộc sống của mình trôi đi “mờ mờ nhân ảnh”
11. Phân tích ý nghĩa chi tiết nói về giấc ngủ của Liên ở cuối câu chuyện?
(Mức 2)
12. Chi tiết ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí có ý nghĩa gì? (Mức 2)
13. Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của “Hai đứa trẻ” (Mức 3)
14. Chất thơ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”? (Mức 3)
15. Qua truyện “Hai đứa trẻ”, anh(chị) hãy nêu một vài nhận xét khái quát về
đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Thạch Lam? ( Mức 3). So sánh với một vài
truyện ngắn của các nhà văn cùng thời để làm rõ điểm khác biệt. (Mức 4)
16. Em có thể đặt một nhan đề khác cho truyện ngắn “Hai đứa trẻ” và viết tiếp
câu chuyện được không? (Mức 4)
17. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một TP tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật
của Thạch Lam. Hãy trình bày những nét đặc sắc nghệ thuật của TP trên. (Mức
3)
* Gợi ý:
- Truyện không có cốt truyện, chất thơ
- Nghệ thuật miêu tả, PT nội tâm nhân vật

- Giọng điệu riêng: giọng tâm tình thủ thỉ…
- Nghệ thuật tương phản đối lập làm nổi bật những cảnh đời lầm than…
18. Phân tích tâm trạng cô bé Liên trong tác phẩm (Mức 3)

Giáo viên: Trần Thị Ngọc Lan

12


Hệ thống câu hỏi ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm :
“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)

19. Nhà văn Thạch Lam quan niệm: “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi
khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật bình thường”. Qua tác phẩm
“Hai đứa trẻ” của nhà văn, em hãy làm sáng tỏ quan niệm trên. (Mức 3)
20. Qua phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, anh (chị) hãy trả
lời câu hỏi: Vì sao chị em Liên đêm đêm lại cố thức để được nhìn chuyến tàu đi
qua? Thể hiện tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ, nhà văn muốn nói điều gì với
người đọc? (Mức 3)
21. “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn không có cốt truyện, nhưng hấp dẫn và gợi
lên trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ. Theo anh (chị) điều gì đã làm nên sức
hấp dẫn cho thiên truyện? Đồng thời, TP đã gợi cho người đọc những suy nghĩ
như thế nào về những cảnh đời cũ? (Mức 4)
22. Thạch Lam viết: “Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến
cho người đọc một sự thoát li hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí
giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo, vừa thay đổi một thế
giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thên trong sạch và phong phú
hơn”. Hãy phân tích “Hai đứa trẻ” để làm sáng tỏ cho quan niệm sáng tác trên
của nhà văn? (Mức 3)
23. Nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét như sau: “Truyện có một hương vị

thật man mác. Nó gợi một nỗi niềm thuộc về quá vãng, đồng thời cũng dóng
lên một cái gì còn ở trong tương lai…Đọc “Hai đứa trẻ”,
.thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín”. Anh (chị)
hãy phân tích và làm sáng tỏ nhận định trên (Mức 3)
24. Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu viết: “Có thể thấy ở Hai đứa trẻ , truyện
của xung đột giữa bóng tối và ánh sáng, bóng tối hay nghèo nàn và cô đơn, ánh
sáng chỉ là ước mơ thoáng qua…”. Anh (chị) có đồng ý với ý kiến trên không?
Hãy phân tích truyện ngắn để làm sáng tỏ cho quan điểm của mình. (Mức 3)
25. Hai đứa trẻ là đặc trưng của hồn văn Thạch Lam. TP là “một bài thơ trữ
tình đầy xót thương”. Hãy phân tích truyện ngắn để chứng minh cho lời nhận
định trên (Mức 3)
26. Thế Lữ viết: “Lòng yêu thương con người của Thạch Lam ở trong văn
chương thật phức tạp và muôn màu muôn vẻ nhưng ở đâu cũng bộc lộ một tâm
hồn nhân hậu, đằm thắm và nghẹn ngào một chút lệ thầm kín của tình thương”.
Hãy phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong TP để chứng minh cho lời
nhận định trên (Mức 3)
27. Từ truyện ngắn Hai đứa trẻ, Anh(chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến của GS
Phong Lê, Lời giới thiệu sách Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học 1988: “
Hai đứa trẻ, một truyện không có chuyện mà ngập đầy không khí và tâm trạng.
Giáo viên: Trần Thị Ngọc Lan

13


Hệ thống câu hỏi ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm :
“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)

Không khí cảnh quê, nơi có một ga xép nhỏ, một chuyến tàu đúng giờ ấy, khắc
ấy chạy qua mà mang được chút dư âm, một tâm trạng buồn vui lẫn lộn trước
một cái gì vừa thuộc về quá vãng, vừa hướng tới tương lai” (Mức 3)

28. Nguyễn Tuân nhận xét: “Nhiều truyện ngắn của Thạch Lam không có
chuyện mà man mác như một bài thơ. Truyện của Thạch Lam xa lạ với mọi thứ
hấp dẫn bên ngoài, nhưng đọc truyện của ông, đời sống tâm hồn ta trở nên
phong phú, tế nhị hơn, chúng đem đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm,
thơm lành và mát dịu”. Hãy làm sáng tỏ cho ý kiến trên thông qua hai truyện
ngắn “Hai đứa trẻ” và “Dưới bóng hoàng lan” (Mức 4)
29. Em hãy cho biết truyện ngắn “Hai đứa trẻ” có những đóng góp như thế nào
cho tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc? (Mức 4)
30. Tác phẩm đã gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống của người lao động
nghèo ở nông thôn Việt Nam trước CM tháng 8/1945? (Mức 4)
31. So sánh hình tượng người nông dân trong văn học trước cách mạng tháng
Tám trong hai tác phẩm : Hai đứa trẻ- Thạch Lam và Chí Phèo- Nam Cao.
(Mức 4)

III.2.2. Về tác phẩm: “Chí Phèo”- Tác giả Nam Cao
III.2.2.a: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
1: Những thông tin nào sau đây không chính xác về nhà văn Nam Cao?
(mức 1)
A: Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam cả hai
giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám.
B: Ông là nhà văn có quan điểm nghệ thuật tiến bộ .
C: Ông là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn.
D: Nam Cao có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình yêu thương với quê hương
và những người nông dân nghèo khổ.
* Đáp án: C
2: Tác phẩm nào không phải của Nam Cao? (mức 1)
A: Đời thừa
B: Trăng sáng.
C: Đôi mắt
D: Đồng hào có ma.

* Đáp án D
3: Tác giả nào không cùng giai đoạn sáng tác với Nam Cao? (mức 1)
A: Ngô Tất Tố
B: Vũ Trọng Phụng
Giáo viên: Trần Thị Ngọc Lan

14


Hệ thống câu hỏi ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm :
“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)

C: Thạch Lam
D: Tản Đà.
* Đáp án: D
4: Tác giả nào không cùng khuynh hướng sáng tác với Nam Cao? (mức 2)
A: Nguyễn Công Hoan
B: Thế Lữ.
C: Nguyên Hồng
D: Vũ Trọng Phụng
* Đáp án B.
5: Đề tài nổi bật trong sáng tác của Nam Cao là (mức 1)
A: Người nông dân và người trí thức nghèo.
B: Người nông dân và người công nhân.
C: Người trí thức nghèo và người lính chống Pháp.
D: cả 3 phương án trên.
* Đáp án A
6. Hãy nối thông tin ở cột A với các đáp án ở cột B (mức 1)
A
1. Đề tài người nông dân

2. Đề tài người trí thức tiểu tư sản

B
a. Chí Phèo
b. Đời thừa
c. Trẻ con không được ăn thịt chó
d. Lang Rận
e. Sống mòn
f. Một bữa no

* Đáp án: 1-a-c-d-f; 2-b-e
7. Năm 1941 tác phẩm Chí Phèo có tên là (mức 1)
A: Chí Phèo
B: Đôi lứa xứng đôi.
C: Cái lò gạch cũ.
D: Làng Vũ Đại ngày ấy.
* Đáp án B
8. Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao xoay quanh không gian? (mức 1)
A. Làng Đại Hoàng
B. Làng Vũ Đại
C. Cái lò gạch cũ
D. Xóm ngụ cư nghèo
* Đáp án: B
9. “Chí Phèo” được in trong tập? (mức 1)
A. Luống Cày
B. Tiểu thuyết thứ bảy
C. Phong hóa
D.Nắng trong vườn
* Đáp án: A


Giáo viên: Trần Thị Ngọc Lan

15


Hệ thống câu hỏi ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm :
“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)

10. Ý định đầu tiên của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở cự tuyệt? (mức 1)
A. Dự định đến nhà Bá Kiến
B. Dự định đến nhà Thị Nở
C. Tự sát
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
* Đáp án: A
11. Nội dung nào không thuộc chủ đề của tác phẩm Chí Phèo ?(mức 2)
A: Phản ánh nỗi đau khổ, bế tắc của người nông dân trước cách mạng tháng
Tám.
B: Tiếng nói lên án xã hội phong kiến, thực dân đã chà đạp lên nhân phẩm,
khát vọng sống của con người.
C: Thể hiện khát vọng trong cuộc sống của người nông dân.
D: Phản ánh bộ mặt của tầng lớp tư sản thành thị.
* Đáp án D
12. Đặc điểm nghệ thuật nào không đúng trong truyện ngắn “Chí Phèo”?
(mức 2)
A: Bút pháp trữ tình lãng mạn.
B: Cách xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
C: Ngôn ngữ hiện thực sắc sảo phong phú.
D: Miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật.
* Đáp án A
13. Trong truyện ngắn Chí Phèo, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến mấy lần (mức

1)
A: Hai lần
B: Ba lần
C: Bốn lần
D: Năm lần .
* Đáp án B
14. Tác phẩm Chí Phèo và tác phẩm Đời thừa có điểm gì giống nhau?
(mức 4)
A: Cùng viết về nỗi bất hạnh của người nông dân.
B: Khắc họa sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo.
C: Đều xây dựng được những tuyến nhân vật mâu thuẫn, xung đột.
D: Đi sâu vào miêu tả diễn biến tâm lí để thể hiện khát vọng trong cuộc sống.
* Đáp án D

III.2.2.b: Câu hỏi tự luận
1. Trình bày hiểu biết của em về cuộc đời, sự nghiệp và phong cách sáng tác
của nhà văn Nam Cao?
Giáo viên: Trần Thị Ngọc Lan

16


Hệ thống câu hỏi ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm :
“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)

- Mức 1: Hs dựa vào SGK, TLTK trình bày
2. Hãy nêu những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam
Cao (Mức 1)
3. TP “Chí Phèo” có những nhan đề nào? (Mức 1) Ý nghĩa của mỗi nhan đề
(Mức 2)

4. Tác phẩm viết về đề tài gì? (Mức 1). Tóm tắt truyện ngắn? (Mức 1). Nêu chủ
đề TP (Mức 2)
5. Cuộc đời của nhân vật Chí Phèo có thể chia làm mấy giai đoạn? (Mức 2).
Em hãy tóm tắt những sự việc chính? (Mức 1)
- Có thể chia ra làm 4 giai đoạn nhỏ
+ Trước khi đi tù
+ Từ khi ra tù đến trước khi gặp Thị Nở
+ Từ sau khi gặp Thị Nở đến trước khi bị Thị Nở cự tuyệt
+ Khi bị Thị Nở cự tuyệt
6. Ở đầu tác phẩm Chí Phèo đã chửi những ai, chửi điều gì? (Mức 1). ý nghĩa
của tiếng chửi? (Mức 2)
7. Dựa vào SGK (đoạn trích và những dòng hồi tưởng của CP khi tỉnh rượu),
em thấy trước khi đi tù CP là người như thế nào, sống một cuộc sống ra sao?
- (Mức 2)
-Gợi ý: + Xuất thân
+ Tuổi thơ cơ cực, thân phận thấp hèn: không cha mẹ, không tấc đất cắm dùi, đi
làm thuê
+ Có một ước mơ giản dị
-> Người nông dân lương thiện
8. Sau khi đi tù về Chí Phèo đã thay đổi như thế nào? Ý nghĩa sự thay đổi
- Ý1: (Mức 1): + Hình dáng
+ Cách ăn mặc +nói năng + Cách sinh hoạt...
- Ý2: (Mức 2)
+ Chí đã bị tha hóa, nhà tù thực dân đã biến Chí thành một kẻ lưu manh
9. Tâm trạng Chí Phèo trong buổi sáng sau khi tỉnh rượu được miêu tả như thế
nào? (Mức 1)
10. Sự chăm sóc của Thị Nở đã tác động tới tâm trạng của CP ra sao?
( Mức 2)
11. Chi tiết: bát cháo hành của Thị Nở có ý nghĩa như thế nào với cuộc đời của
Chí? (Mức 2)

12. Sau khi bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo đã rơi vào tâm trạng như thế nào?
(Mức 2)
Giáo viên: Trần Thị Ngọc Lan

17


Hệ thống câu hỏi ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm :
“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)

13. Hành động đâm chết Bá Kiến rồi tự sát của Chí Phèo có phải là một hành
động của kẻ lưu manh, côn đồ không? Cái chết của Chí có ý nghĩa như thế nào?
* Mức 2
-Ý nghĩa: + Chí Phèo đã thấy được cảnh ngộ bế tắc của mình
+ Thể hiện sự thức tỉnh, muốn được hoàn lương nhưng không được
+ Diễn tả xung đột giai cấp gay gắt, quyết liệt ở xã hội nông thôn Việt Nam
trước cách mạng-> Xã hội đó khiến cho con người phải sống ác
14. Tóm tắt những đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn “Chí Phèo”
- (Mức 2)
- Gợi ý:+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình
+ Lối kết cấu mới mẻ: Đi từ hiện tại- quá khứ- hiện tại; kết cấu vòng tròn: mở
đầu và kết thúc truyện đều có chi tiết “Chiếc lò gạch cũ”
+ Cốt truyện hấp dẫn, giàu kịch tính
+ Ngôn ngữ: đa dạng, linh hoạt nhiều giọng điệu đan xen
+ Cách trần thuật: linh hoạt: Nhà văn có khả năng nhập vai vào các nhân vật
hay chuyển từ vai này sang vai nhân vật khác rất tự nhiên
15. Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của
Nam Cao. (Mức 3)
* Gợi ý:
- Chí phèo từ một người nông dân hiền lành trở thành kẻ lưu manh

+ Trước khi đi tù
+ .Sau khi ra tù
- Không dừng lại ở đó, Chí trượt dài trên con đường xuống dốc, từ một tay lưu
manh trở thành một con quỷ dữ
16. Phân tích tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí trong TP “Chí
Phèo” của nhà văn Nam Cao
- (Mức 3)
- Gợi ý: + Ước mơ muốn làm người lương thiện
+ Bi kịch bị cự tuyệt: -> Bà cô kiên quýêt ngăn cản mối tình
-> Thị nở ruồng rẫy Chí
+ Giải quyết bi kịch biến thành thảm kịch: Xã hội cự tuyệt không cho Chí con
đường sống, Chí đâm Bá Kiến và tự kết liễu đời mình
17. Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo? (Mức 3)
18. Phân tích nhân vật Bá Kiến (Mức 3)
19. Cảm nghĩ của anh(chị) về nhân vật Thị Nở (Mức 3)
20. Từ truyện ngắn Chí Phèo, Hãy phân tích nghệ thuật viết truyện của Nam
Cao (Mức 3)
Giáo viên: Trần Thị Ngọc Lan

18


Hệ thống câu hỏi ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm :
“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)

+ Xây dựng nhân vật điển hình
+ Miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật
+Cốt truyện kịch tính
+Truyện của Nam Cao có tính triết lí sâu sắc
+ Nghệ thuật trần thuật: Giọng điệu, ngôi kể, điểm nhìn....

21. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo trong TP (mức 3)
22. So sánh thân phận của người nông dân trong 2 truyện ngắn : Hai đứa trẻ và
Chí Phèo (Mức 4)
* Gợi ý: - Giống nhau: Nỗi khổ đau, bi kịch của người nông dân, sự bế tắc...
- Khác:+ Hai đứa trẻ: Bi kịch của cuộc sống đói nghèo, quẩn quanh nhưng có
ước mơ hi vọng
+ Chí Phèo: Bi kịch con người bị tha hóa nhân phẩm, ước mơ hoàn lương
nhưng bị cự tuyệt-> tự sát
23. “TP văn học lớn hấp dẫn người đọc bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới
về những điều, những việc ai cũng biết cả rồi” (Nhà văn nói về TP- NXB Giáo
dục 1998). Từ truyện ngắn “Chí Phèo”, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. (Mức 3)
24. Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ,
một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân
sinh”. Anh(chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua TP “Chí Phèo” của Nam Cao
(Mức 3)
25. “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm một công việc giống như kẻ
nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi
dồn đến chân tường; để bênh vực cho những người không còn ai bênh vực
(Nguyễn Minh Châu). Hãy chứng minh và làm sáng tỏ nhận xét trên qua việc
phân tích hai truyện ngắn của nhà văn Nam Cao: “Chí Phèo và Tư cách mõ”
(GV có thể cung cấp văn bản truyện “Tư cách mõ” để HS tự tìm hiểu, rút ra ý
nghĩa, phân tích) (Mức 4)
26. “Điều đặc sắc là khi miêu tả người nông dân trên bước đường bị lưu manh
hóa, Nam Cao không hề bôi nhọ nông dân, mà trái lại đã đi sâu vào nội tâm
nhân vật để phát hiện và khẳng định nhân phẩm, ngay cả khi họ bị xã hội cướp
mất cả nhân hình lẫn nhân tính”. Phân tích truyện ngắn “Chí Phèo” để chứng
minh cho ý kiến trên (Mức 3)
27. Nguyễn Minh Châu nhận xét: “Nam Cao thường lấy bản thân mình ra để
mà kiểm nghiệm”. Từ hai TP “Giăng sáng và Đời thừa”, hãy phân tích và làm
sáng tỏ ý kiến trên (Mức 4)

28. Có ý kiến cho rằng: chủ đề của TP “Chí Phèo” (Nam Cao) là viết về tình
trạng người nông dân có bản chất lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa,
Giáo viên: Trần Thị Ngọc Lan

19


Hệ thống câu hỏi ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm :
“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)

lưu manh hóa trong xã hội cũ. Có quan điểm khác: Chí Phèo viết về người
nông dân bị tha hóa nay trở về con đường lương thiện nhưng gặp bi kịch trên
con đường ấy. Vậy ý kiến của anh(chị) như thế nào? (Mức 3)
29. Trình bày quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao và chứng minh rằng
Nam Cao đã thực hiện triệt để những quan điểm ấy trong sáng tác của mình?
(Mức 4)
30. Nhà văn Nam Cao đã có lời tuyên ngôn về quan điểm sáng tác của mình,
trong “Đời thừa” ông viết: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo
tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người
biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì
chưa có”.
Anh(chị) hãy chứng minh rằng, trước CMT8, Nam Cao đã thực hiện
được những yêu cầu nói trên của văn chương trong sáng tác của mình? (Mức 4)
31. Vì sao sau khi giết được kẻ thù là Bá Kiến, Chí Phèo lại tự kết liễu đời
mình? Từ bi kịch đó, hãy nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo đặc sắc của
TP “Chí Phèo”? (Mức 3)
32. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở đến khi
kết thúc truyện? (Mức 3)
33. Đoạn kết truyện “Chí Phèo” là một bi kịch đầy xót xa: Chí Phèo muốn trở
lại làm người lương thiện mà không được. Chí đã đâm chết Bá Kiến và tự kết

liễu đời mình. Anh(chị) hãy nêu cảm nghĩ của mình về cảnh kết thúc ấy? (Mức
3)
34. Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong Chí Phèo thể hiện ở khát vọng làm
người của nhân vật chính. Trong truyện mấy lần Chí Phèo ý thức về nhân phẩm
của mình? Phân tích diễn biến tâm trạng mỗi lần? (Mức 3)
35. “Tình yêu của Thị Nở chẳng những đã thức tỉnh Chí Phèo mà còn hé mở
cho anh con đường trở lại làm người, trở lại cuộc đời và anh hồi hộp hi vọng”
(Giảng văn VHVN). Phân tích mối tình Chí Phèo- Thị Nở để làm sáng tỏ nhận
định trên. (Mức 3)
36. Anh(chị) hãy phân tích và làm sáng tỏ nhận định sau: “Giá trị nổi bật của
Chí Phèo là ở chỗ, TP đã đi sâu vào nội tâm nhân vật, phát hiện và khẳng định
nhân phẩm của Chí Phèo ngay cả khi nhân vật này đã mất hết cả nhân hình lẫn
nhân tính” (Mức 3)
37. Đỗ Ngọc Thống nhận xét: “Đọc Chí Phèo nói riêng và các TP của Nam
Cao nói chung, người đọc thấy rõ sau những trang viết với những con chữ lành
lùng và tưởng như nhạo báng ấy lại là một trái tim đang phập phồng, thổn thức
vì những kiếp người và những bất công ngang trái trên đời”. Từ TP “Chí
Giáo viên: Trần Thị Ngọc Lan

20


Hệ thống câu hỏi ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm :
“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)

Phèo” và một vài TP khác mà anh(chị) biết của nhà văn, hãy làm sáng tỏ nhận
định trên (Mức 4)
38. Nguyễn Minh Châu đã chỉ ra diện mạo mới của nhân vật Chí Phèo:
“Vạch ra cái tàn ác của giai cấp địa chủ phong kiến ở nông thôn ta trước CMT8
tưởng không có cuốn nào vạch ra một cách cụ thể, tàn nhẫn hơn Tắt đèn.

Nhưng so với Tắt đèn cũng cùng trong chủ đề tố cáo thì Chí Phèo là một khám
phá mới. Cái dị dạng người trong tính cách Chí Phèo là một khám phá của Nam
Cao và thực sự là một đóng góp lớn”. Hãy phân tích và so sánh hai TP “Chí
Phèo và Tắt đèn” để chứng minh cho ý kiến trên. (Mức 4)

III.3. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
III.3.1 Đề kiểm tra 15 phút (ví dụ)
Mức độ
Chủ đề

Thông hiểu
Nhận biết

Vận dụng
thấp

Vận dụng cao

I. TNKQ

- Nhớ được
thông tin trong
văn bản
- Xác định
được phương
thức diễn đạt
của đoạn văn

- phân biệt
được khuynh

hướng sáng
tác của các
nhà văn
- Xác định
được nội dung
của đoạn văn

- Vận dụng sự
liên tưởng để tìm
một câu thơ
tương tự với nội
dung thể hiện
trong đoạn văn

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
II. Tự luận

2
1
10%

2
2
20%
- Nêu được ý
nghĩa của một
chi tiết


1
1
10%

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Tổng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ

1
6
60%
2
1
10%

Giáo viên: Trần Thị Ngọc Lan

3
8
80%

Tổng

5
4
40%


1
6
60%
1
1
10%

6
10
100%

21


Hệ thống câu hỏi ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm :
“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)

Đề kiểm tra
Thời gian làm bài : 15 phút
I. Trắc nghiệm khách quan
1. Tác giả nào có chung khuynh hướng sáng tác với nhà văn Thạch Lam?
(0,5đ)
A. Nam Cao
C. Nguyễn Công Hoan
B. Vũ Trọng Phụng
D. Nguyễn Tuân
2. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu
ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi

đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt
chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào
tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy
lòng……….trước cái giờ khắc của ngày tàn.”
2.1: Chọn từ hoặc cụm từ đúng để điền vào chỗ trống của đoạn văn trên
(0.5đ)
A. Buồn xao xuyến
B. Buồn man mác
C. Nao nao mong đợi
D. Nao nao
2.2: Đoạn văn trên đã sử dụng phương thức diễn đạt nào? (1đ)
A. Miêu tả kết hợp với thuyết minh và biểu cảm
B. Biểu cảm kết hợp với nghị luận
C. Tự sự kết hợp với nghị luận
D. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
2.3: Đoạn văn trên tập trung phản ánh nội dung gì? (1đ)
A. Cảnh chiều tàn nơi phố huyện
B. Miêu tả hoạt động của con người trong buổi chiều tà
C. Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Liên trước giờ khắc của ngày tàn
D. Nghệ thuật tả cảnh, tả tình rất tinh tế
2.4: Đoạn văn trên khiến em liên tưởng đến câu thơ của nhà thơ nào? (1đ)
II. Tự luận
Câu hỏi: Với chị em Liên, hình ảnh đoàn tàu đêm chạy qua phố huyện có ý
nghĩa gì mà đêm nào chúng cũng cố thức để đón đợi? (6đ)
Giáo viên: Trần Thị Ngọc Lan

22


Hệ thống câu hỏi ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm :

“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)

III.3.2 Đề kiểm tra 90 phút (ví dụ)
Mức độ
Chủ đề
I. TNKQ

Thông hiểu
Nhận biết

Vận
thấp

dụng

- Xác định
được đề tài
sáng tác của
nhà văn
- Xác định
được các TP
thuộc 2 đề tài
của nhà văn
- Nhớ được
thông tin trong
tác phẩm
3
2
20%
- Nhớ được

những nhan đề
của TP

- Nêu ý nghĩa
của mỗi nhan
đề

- Phân tích TP
để
chứng
minh cho một
lời nhận định

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ

0.5
0.5
5%

0.5
1
10%

1
5.5
55%

Tổng

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ

3.5
2.5
25%

0.5
1
10%

1
5.5
55%

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
II. Tự luận

Vận dụng cao

Tổng

- So sánh được
điểm giống nhau
giữa 2 TP

1

1
10%

4
3
30%

2
7
70%

1
1
10%

6
10
100%

Đề kiểm tra
Thời gian làm bài : 90 phút
I. Trắc nghiệm khách quan
1: Đề tài nổi bật trong sáng tác của Nam Cao là (0.5 đ)
A: Người nông dân và người trí thức nghèo.
B: Người nông dân và người công nhân.
C: Người trí thức nghèo và người lính chống Pháp.
D: cả 3 phương án trên.
2. Hãy nối thông tin ở cột A với các đáp án ở cột B (0.5 đ)
Giáo viên: Trần Thị Ngọc Lan


23


Hệ thống câu hỏi ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm :
“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)

A
1. Đề tài người nông dân
2. Đề tài người trí thức tiểu tư sản

B
a. Chí Phèo
b. Đời thừa
c. Trẻ con không được ăn thịt chó
d. Lang Rận
e. Sống mòn
f. Một bữa no

3. Trong truyện ngắn Chí Phèo, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến mấy lần (1 đ)
A: Hai lần
B: Ba lần
C: Bốn lần
D: Năm lần .
4. Tác phẩm Chí Phèo và tác phẩm Đời thừa có điểm gì giống nhau? (1 đ)
A: Cùng viết về nỗi bất hạnh của người nông dân.
B: Khắc họa sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo.
C: Đều xây dựng được những tuyến nhân vật mâu thuẫn, xung đột.
D: Đi sâu vào miêu tả diễn biến tâm lí để thể hiện khát vọng trong cuộc sống.
II. Tự luận
Câu 1: Truyện ngắn Chí Phèo có những nhan đề nào? Ý nghĩa của mỗi nhan

đề? (1.5 đ)
Câu 2: “Tình yêu của Thị Nở chẳng những đã thức tỉnh Chí Phèo mà còn hé
mở cho anh con đường trở lại làm người, trở lại cuộc đời và anh hồi hộp hi
vọng” (Giảng văn VHVN). Phân tích mối tình Chí Phèo- Thị Nở để làm sáng
tỏ nhận định trên. (5.5 đ)

IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
- Về phía các đồng nghiệp và bản thân tôi nhận thấy: Trước khi tạo ra sáng kiến
chúng tôi cũng đã được tìm hiểu một số tài liệu về xây dựng câu hỏi trong
giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực của HS nhưng về phần lý thuyết
nhiều chỗ tài liệu còn nói chung chung, chưa rõ. Sau khi tạo ra sáng kiến,
chúng tôi thấy đã phân biệt được đâu là câu hỏi nhận biết, thông hiểu, vận dụng
thấp và vận dụng cao. Tuy nhiên việc phân chia ranh giới rõ ràng giữa các mức

Giáo viên: Trần Thị Ngọc Lan

24


Hệ thống câu hỏi ôn tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Qua hai tác phẩm :
“Hai đứa trẻ”- Thạch Lam, “ Chí Phèo”- Nam Cao)

độ chỉ mang tính tương đối, một số câu hỏi vẫn còn có những ý kiến khác nhau,
có người cho rằng nó là câu hỏi ở mức 3, người cho rằng câu hỏi ở mức 4...
+ Chúng tôi cũng đã thiết kế giáo án: xây dựng câu hỏi theo các cấp độ để học
sinh dễ tiếp nhận; có ý thức xây dựng ma trận khi ra đề thi, đề kiểm tra
GV
Chưa phân biệt được
câu hỏi theo các mức
độ

Phân biệt được
Phân biệt chính xác

Trước khi tạo ra sáng
kiến
85%

Sau khi tạo ra sáng
kiến
0%

10%
5%

100%
60%

- Về phía HS: Nhờ việc các thầy cô đặt ra các câu hỏi theo cấp độ phù hợp với
năng lực của HS nên các em tiếp thu bài học dễ dàng hơn: trong một giờ học,
từ HS yếu đến HS giỏi đều có thể giơ tay phát biểu ít nhất là 1 đến 2 lần/ 1 em.
Trong bài kiểm tra, HS yếu nếu có cố gắng, cũng có thể đạt được điểm 5

V. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
Đối với bản thân chúng tôi- những GV ngữ văn THPT, việc đổi mới
phương pháp, tư duy dạy học, lấy HS làm trung tâm là rất cần thiết. Một trong
số ít những đổi mới đó là xây dựng hệ thống câu hỏi trong giảng dạy, đánh giá
phù hợp với năng lực của HS. Chúng tôi sẽ chú ý vận dụng đề tài này trong quá
trình soạn giảng.
Đề tài chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, rất mong được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô đồng nghiệp. Chúng tôi xin trân trọng cảm

ơn !

Nghĩa Hưng ngày 1 tháng 6 năm 2015
Tác giả sáng kiến

Trần Thị Ngọc Lan

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo viên: Trần Thị Ngọc Lan

25


×