Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Con người buổi giao thời trong tác phẩm mùa lá rụng trong vườn của ma văn kháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.71 KB, 63 trang )

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng bi ế t ơn chân thành và sâu sắc đ ế n quý thầy cô giáo Trường
ĐHQB đã tận tâm dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những ki ế n thức quý báu trong suốt khóa
học vừa qua.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đ ế n quý thầy cô giáo trong khoa Khoa học Xã hội đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi đặc biệt xin bày tỏ lòng biế t ơn đ ế n thầy giáo Lương Hồng Văn đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Xin gửi lời cảm ơn đ ế n Trung tâm học liệu Trường ĐHQB đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi về các tài liệu, cám ơn gia đình cũng như bạn bè đã luôn động viên khích lệ tôi
trong suốt khóa học và trong suốt thời gian nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, do điều kiện thời gian và năng lực còn hạn ch ế
nên chắc chắn vẫn còn tồn tại nhiều thi ế u sót, kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô
và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Chân thành cảm ơn !
Quảng Bình, tháng 6 năm 2015
Tác giả

Phan Thị Thanh Hoa





LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của thầy giáo Lương Hồng Văn. Các tài liệu, những nhận định là trung thực.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung khoa học của công trình này.


Tác giả khóa luận


Phan Thị Thanh Hoa























MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài Error! Bookmark not defined.

2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng nghiên cứu 4
4. Phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
6. Đóng góp của khóa luận 5
7. Cấu trúc của khóa luận 5
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC VÀ CÁC KIỂU CON
NGƯỜI GIAO THỜI ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NĂM
1975 ĐẾN NĂM 1986 6
1.1.Vấn đề con người trong văn học 6
1.2. Vấn đề con người trong văn học Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1986. 8
1.3. Các kiểu con người giao thời được đề cập trong văn học giai đoạn từ năm 1975
đến năm 1986. 11
1.3.1. Vấn đề con người giao thời trong văn học: 11
1.3.2. Các kiểu con người giao thời được đề cập trong văn học giai đoạn
từ năm 1975 đến năm 1986. 13
CHƯƠNG 2. CÁC KIỂU CON NGƯỜI GIAO THỜI TRONG TIỂU THUYẾT
MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN CỦA MA VĂN KHÁNG 28
2.1. Ma Văn Kháng và Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn. 28
2.1.1. Bức tranh xã hội Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1986. 28
2.1.2. Tác giả Ma Văn Kháng. 29
2.1.3. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng. 32
2. 2. Các kiểu con người giao thời trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma
Văn Kháng. 33
2.2.1. Kiểu con người truyền thống. 33
2.2.2. Kiểu con người đa diện 38
2.2.3. Kiểu con người nạn nhân 53
2.2.4. Kiểu con người tự nhận thức Error! Bookmark not defined.
2.2.5.Kiểu con người tha hóa chạy trốn thực tại Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

1



MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đi qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, cuộc sống lại dần trở lại với những quy
luật bình thường của nó, con người trở về với muôn mặt cuộc sống thường nhật, phải đối
mặt với nhiều vấn đề trong một giai đoạn có nhiều biến động, đổi thay của xã hội, giờ
đây con người là tâm điểm soi chiếu lịch sử, con người từ điểm nhìn lí tưởng hóa được
đặt vào điểm nhìn thế sự đời tư được nhìn ở nhiều vị thế và trong tính đa chiều của mọi
mối quan hệ: Con người với xã hội, con người với lịch sử, con người với gia đình, với
những người sum quanh và với chính mình.
Với văn học, con người cũng được khám phá soi chiếu ở nhiều bình diện, nhiều tầng bậc
giữa ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, dục
vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát. Văn
học càng ngày càng đi tới một quan niệm toàn diện, sâu sắc hơn về con người mà nền tảng
triết học và hạt nhân cơ bản của quan niệm ấy là tư tưởng nhân bản.
Với tư cách là một nhà văn có trách nhiệm với nghề nghiệp, Ma Văn Kháng - người
được mệnh danh là khuấy động văn đàn Việt Nam đã đóng góp một phần nhỏ của mình
trên tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại.
Vượt qua quan niệm phiến diện và một chiều của văn học sử thi, nhà văn xem xét
con người trên nhiều cung bậc, phương diện đó là con người thế sự đời tư, hướng của
Ma Văn Kháng đi tận cùng đáy con người khám phá thế giới bên trong, đầy bí ẩn của
con người, lật xới những tầng đáy sâu của tâm lí, tư tưởng, cả tiềm thức và tâm linh của
con người.

Với tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng đã có quan niệm về vấn đề
con người trong một giai đoạn hết sức đặc biệt: Giai đoạn đất nước sau chiến tranh và
trước đổi mới. Lấy bối cảnh một gia đình truyền thống vào những năm 1980, với nhiều
thay đổi tốt có, xấu có, để từ đó phản ánh một cách sinh động biến động của xã hội và
ảnh hưởng to lớn của nó tới gia đình.
Với cái nhìn mới của nhà văn, con người hiện ra không đơn thuần mà là trong tính
lưỡng diện, đa diện và biến động không ngừng. Dù vậy nhà văn vẫn luôn đặt niềm tin
vào con người, muốn dùng ngòi bút trợ lực con người, thức tỉnh con người ý thức tự vấn

2

để hướng tới toàn diện. Như vậy, tìm hiểu về con người trong thời điểm cái cũ đan xen
cái mới, sẽ giúp chúng ta khám phá tâm hồn trong trẻo nhưng nặng trĩu những nỗi niềm
của một con người đau đáu với sự đời.
Nhìn vào giai đoạn văn học sau năm 1975 tới năm 1986 nói chung và giai đoạn văn
học năm 1980 nói riêng, văn học bắt đầu có sự đổi mới, cũng như nhà văn Ma Văn
Kháng, một số nhà văn với sự táo bạo trên con đường nghệ thuật, họ đã nỗ lực đi tìm
tòi, phát hiện những vấn đề mới, những chủ đề mới về cuộc sống, đặc biệt là vấn đề con
người qua hình tượng nhân vật.
Như vậy, việc nghiên cứu con người buổi giao thời trong tác phẩm, sẽ giúp chúng ta
tìm được những nét riêng biệt, nổi bật mang phong cách mà nhà văn đã sáng tạo trong
tác phẩm của mình, mặt khác, sẽ cho chúng ta thấy được cái đa dạng, phong phú trong
tính cách của một bản thể con người, để từ đó tìm ra được phong cách nhà văn cũng như
những tư tưởng của nhà văn về nhân sinh quan, về con người và xã hội mà tác giả đang
phản ánh. Lẽ dĩ nhiên, việc nghiên cứu nhân vật là con người luôn là đề tài nóng và quan
trọng trong bất kì văn học và trường phái văn học nào.
Mỗi thời đại, con người có những nếp sống, cách sống riêng, đặc biệt là trong buổi giao
thời, với sự đan xen giữa cái cũ và cái mới, những lối sống mang hơi thở của cuộc sống thị
trường, đặt ra những vấn đề khiến chúng ta phải suy ngẫm. Với tất cả những lí do trên,
chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài Con người buổi giao thời trong tác phẩm Mùa lá rụng trong

vườn của Ma Văn Kháng để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Ma Văn Kháng là một nhà văn mà sự nghiệp văn chương đã một phần nào đó phản
ánh quá trình vận động, phát triển của văn xuôi Việt Nam đương đại.
Theo năm tháng, cùng với sự trưởng thành trong kinh nghiệm sáng tác, sự tinh tế của
ngòi bút cũng như sự đổi mới trong sáng tác, số lượng tác phẩm của ông không những
nhiều lên, mà nội dung càng ngày càng phong phú và sâu sắc, bởi thế sẽ là hiện tượng
được rất nhiều giới phê bình, nhà nghiên cứu trong nước quan tâm, có thể đó là sự đánh
giá từng tác phẩm cụ thể về hình thức nghệ thuật, thậm chí khen chê một tác phẩm trên
một phương diện, một khía cạnh nào đó. Sau đây là những nghiên cứu đánh giá của các
nhà phê bình văn học, các nhà văn về tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn
Kháng.

3

Năm 1985, Câu lạc bộ báo người Hà Nội phối hợp với nhà xuất bản Hà Nội cùng tổ
chức hội thảo về tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, tiểu thuyết đã
thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, tác phẩm đã được đánh
giá cao về mặt tư tưởng. Trong hội thảo, tác giả Hoàng Kim Qúy cho rằng“Tác giả Mùa
lá rụng trong vườn đã nhìn thẳng vào cuộc sống của những gia đình với mỗi người, suy
nghĩ về vấn đề cấp thi ế t đang đặt ra cho mỗi người”. Trong cuộc bàn luận ấy độc giả
còn hướng sự chú ý tới đánh giá của tác giả Trần Đăng Xuyền, ông nhận định: “Tác
phẩm Mùa lá rụng trong vườn chủ y ế u mô tả sự bi ế n đổi của gia đình trong thời kì quá
độ hiện nay”. Đánh giá cao lòng nhân ái thái độ bao dung của tác giả: “Mùa lá rụng
trong vườn đã rọi vào luồng ánh sáng nhân đạo đánh giá con người trong thời kì khó
khăn phức tạp, nhà văn thông cảm với lo toan vất vả của người phụ nữ, đồng thời phân
tích cái sai, hạn ch ế của họ”.
Để công và dồn khá nhiều tâm huyết vào nghiên cứu về tác phẩm của Ma Văn
Kháng phải kể đến tên tuổi của tác giả Trần Cương, ông đánh giá tác phẩm của Ma Văn
Kháng trên bình diện nghệ thuật, ông phát biểu:“Càng ngày, sự k ế t hợp giữa miêu tả và

biểu hiện của Ma Văn Kháng càng nhuận nhị, cùng với văn chương duyên dáng và trong
sáng, thêm vào đó là thủ pháp nghệ thuật vận dụng một cách thuần thục như so sánh
liên tưởng lập thể, thủ pháp song hành, sử dụng đối thoại, tất cả những cái đó không bề
bộn, rối rắm, mà được điều hành nhịp nhàng, cân đối bởi một tư duy nghệ thuật cần
mẫn, sắc sảo”.
Báo cáo tặng thưởng văn xuôi xuất sắc năm 1985, Bùi Hiển đánh giá một cách đầy
đủ, trọn vẹn những ưu và hạn chế của tác phẩm, tác giả chỉ rõ: “Với tác phẩm Mùa lá
rụng trong vườn, Ma Văn Kháng đã nhìn thẳng thắn đề cập một số vấn đề xã hội đang
đặt ra cho gia đình, ngòi bút của tác giả phanh phui một cách tỉnh táo, vừa da di ế t quá
trình sa đọa, tư tưởng, lối sống của vài trường hợp điển hình, đồng thời bày tỏ niềm tin
cho những con người trung trực thẳng thắn, giữ được lí tưởng cao đẹp xã hội, truyền
thống dân tộc, trung hậu, bền vững”.
Với bài viết Những vấn đề đời sống gia đình hôm nay, Báo người Phụ nữ Việt Nam
số 17 – 1986, Trần Bảo Anh đã nhận xét về bút pháp của Ma Văn Kháng “Thông qua
tác phẩm này, ông đã bộc lộ thêm một số sở trường mới, kỉ năng phân tích một cách
khúc chi ế t thông minh, kỉ năng biện giải, tri ế t lí hay nghệ thuật vi ế t tiểu thuy ế t của Ma

4

Văn Kháng đã có bề dày, k ế t quả của một quá trình phấn đấu liên tục, bền bỉ ở tác giả
đã có một định hình rõ nét trong phong cách nghệ thuật của mình”.
Cùng với sự phát triễn của cuộc sống, văn học phải luôn theo sát với từng nhiệm vụ
của xã hội, với sự tìm tòi, sáng tạo của mình, Ma Văn Kháng đã gửi vào đời nhiều
thông điệp mới đáng trân trọng đó là sự thấu hiểu sâu sắc tinh tế về con người và cuộc
đời. Tuy nhiên, xét về mặt khách quan, thực tế, dẫu tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong
vườn” được khẳng định là tác phẩm có nhiều thành công, gây được tiếng vang trong
lòng độc giả, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu mang tính
chuyên sâu về vấn đề con người buổi giao thời trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn
của Ma Văn Kháng.
Thừa kế từ những bài nghiên cứu đi trước cùng với lòng đam mê, hâm mộ của bản

thân dành cho tác giả Ma Văn Kháng, cũng như sự hấp dẫn của tiểu thuyết Mùa lá rụng
trong vườn, như là chất men giúp chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài Con người buổi giao
thời trong tiểu thuy ế t Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng làm đề tài khóa luận
tốt nghiệp.
Hi vọng sự thành công của đề tài sẽ là một trong những cơ sở và động lực để thúc
đẩy tất cả chúng ta đến với công việc nghiên cứu tác giả Ma Văn Kháng nói chung và về
tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn nói riêng. Từ đó có cái nhìn đúng đắn khách quan
đối với những thành tựu mà văn chương hiện đại Việt Nam đã thu được trong thời gian
qua.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hệ thống nhân vật giao thời trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn
Kháng, để từ đó giúp người đọc thấy được những kiểu con người nổi bật như kiểu con
người truyền thống, con người nạn nhân, con người đa diện, con người tự nhận thức, con
người của lương tri và tri thức và kiểu con người tha hóa chạy trốn thực tại.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Các kiểu con người giao thời trong tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn
Kháng. Ngoài ra để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thiện đề tài, chúng tôi sử dụng
một số tác phẩm khác của Nguyễn Huy thiệp, Ma Văn Kháng, Kim Lân để so sánh đối
chiếu.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, người viết sử dụng các phương pháp sau đây:

5

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích để thấy được những cái hay, cái đẹp
trong cách nhìn nhận con người của tác giả, rút ra một kết luận có ý nghĩa về mặt lí luận
cũng như thực tiễn.
- Phương pháp so sánh: So sánh giữa tác phẩm của ông cùng thời về đề tài viết về
con người, hoặc so sánh sáng tác của ông với các nhà văn trước, và sau năm 1975, để
thấy được cái riêng trong cách nhìn nhận con người trong từng thời kì sáng tác của ông,

cũng như phong cách nhìn nhận con người của các nhà văn khác, để từ đó làm nổi bật tư
tưởng vấn đề cần nghiên cứu.
6. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN
Với đề tài này, ngoài việc hiểu rõ thêm về tác giả Ma Văn Kháng và tiểu thuyết của
ông, chúng tôi còn hi vọng có thể đóng góp thêm vào việc nghiên cứu về tiểu thuyết của
Ma Văn Kháng trên khía cạnh về nhân vật. Hi vọng khóa luận này sẽ được dùng như
một tài liệu hữu ích cho các bạn sinh viên yêu thích tác giả Ma Văn Kháng nói riêng và
văn học hiện đại của nước nhà nói chung.
7. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN
Ngoài phần mở đầu, k ế t luận và tài liệu tham khảo, khóa luận có 2 chương:
Chương 1. Vấn đề con người trong văn học và các kiểu con người giao thời được
đề cập trong văn học từ năm 1975 đến năm 1986.
Chương 2. Con người giao thời trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma
Văn Kháng.













6



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC VÀ CÁC KIỂU CON NGƯỜI
GIAO THỜI ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1986.
1.1.Vấn đề con người trong văn học
Từ xa xưa đến nay, văn chương đều lấy con người làm đối tượng miêu tả, phản ánh,
văn chương phục vụ con người.
Như nhà viết kịch tài ba thế giới W. Shakespear cũng đã từng phát biểu quan niệm
của mình về vấn đề con người: “Kì diệu thay là con người! con người cao quí làm sao
về lí trí, vô tận làm sao về năng khi ế u. Về hình dung với dáng vóc, nó đẹp tựa thiên thần,
về trí tuệ nó có thể sánh tài bằng thượng đ ế ”.
Thực tế trong văn học, không một tác phẩm nào hay một nền văn học nào chỉ đơn
thuần nói về thiên nhiên mà không nói tới con người, dường như tất cả các yếu tố được
sử dụng như yếu tố thần linh, ma quỷ suy tới cùng cũng nói đến hình thức tồn tại trong
đầu óc con người, góp phần thể hiện ước mơ, khát khao của con người, như một lẽ tất
yếu, con người là trung tâm của văn học.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Quan niệm nghệ thuật về con người là
hình thức bên trong, là hệ quy chi ế u ẩn chìm trong hình thức tác phẩm, nó gắn với các
phạm trù khác như phương pháp sáng tác, phong cách của nhà văn, làm thước đo của
hình thức văn học, cơ sở của tư duy nghệ thuật” [6;275]. Điều đó cũng có nghĩa trong
văn học, con người được nhà văn nhào nặn bằng một phương tiện văn học, bằng phương
tiện văn học ấy con người có thể được miêu tả kĩ hay sơ lược, sinh động hay không rõ
nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, có thể con người đó không
tên hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó, nhân vật được sáng tạo hay hư cấu cũng
nhằm mục đích để khái quát và biểu hiện tư tưởng thái độ nhà văn với cuộc sống, Tô
Hoài đã có lí khi nói rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung h ế t thảy, giải quy ế t h ế t
thảy trong một sáng tác”. Chính vì lẽ đó, tìm hiểu nhân vật là tìm hiểu về cuộc đời và
con người, tìm hiểu tư tưởng và tình cảm của tác giả.
Theo Giáo sư Trần Đình Sử trong Giáo trình Dẫn luận thi pháp học, nhà xuất bản

giáo dục, năm 1998 “Quan niệm nghệ thuật về con người là cách lí giải tầm hiểu bi ế t,
tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện

7

trong tác phẩm của mình”[22; 15]. Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người sẽ phải
phân tích, mổ xẻ đối tượng là con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc,
phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học từ đó thấy được giá trị nghệ
thuật và thẫm mĩ cho đối tượng nhân vật. Văn hào Đức, W. Goetheo đã nói“Con người
là điều thú vị nhất đối với con người và con người cũng chỉ có hứng với con người”.
Qủa đúng vậy, vấn đề con người không chỉ giữ vị trí trung tâm của mọi khoa học, mà
còn là vấn đề cốt lõi của lí luận xã hội và nhân văn, trong văn học con người là điểm
xuất phát đồng thời cũng là đích cuối cùng của mọi sáng tạo, toàn bộ thế giới nghệ thuật
trong văn học bộc lộ một quan niệm thẫm mĩ về con người. Như vậy, xét về mặt khách
quan thì quan niệm là điều cốt lõi của sáng tạo nghệ thuật, nó cung cấp một mặt bằng để
trên đó diễn ra sự lựa chọn khái quát, nhào nặn tạo ra hình tượng nghệ thuật, thậm chí
biến đổi hình dạng sự vật hoặc miêu tả không chính xác về đời sống, rõ ràng, một nền
văn học mới, bao giờ cũng gắn liền con người mới. Quan niệm con người đã tạo nên cơ
sở, thành tố, thấy bản chất nội tại của hiện thực. Nghệ thuật là quá trình vận động của
thực tế, và làm nảy sinh con người mới.
D.X Likhachiev đã nhận định: “Quan niệm nghệ thuật gắn với miêu tả con người, cái
nhìn nghệ thuật về con người trong sự miêu tả đó. Cho nên, quan niệm nghệ thuật về con
người như là cơ sở trung tâm đưa văn học vào đúng quỹ đạo nhân học của nó, chừng nào
chưa có sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người thì sự tái hiện các hiện tượng
đời sống khác nhau có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một chiều sâu, điều đó chứng tỏ
sự phát triển của tư duy nghệ thuật phải song hành cùng sự mở rộng, đào sâu các giới hạn
trong quan niệm về con người”.
Khi con người là đối tượng của văn học, thì con người phải được nhìn nhận như một
nhân cách đích thực và toàn vẹn, được soi ngắm từ nhiều mối quan hệ, được thừa nhận ở
giá trị liên quan tới nó. Vì vậy, quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học sẽ

khác với các quan niệm của con người trong hình thái ý thức xã hội. Khi nghiên cứu
quan niệm nghệ thuật về con người ta sẽ thấy được cái nhìn khác nhau về con người của
mỗi tác giả qua từng thời kì, giai đoạn khác nhau, điều đó minh chứng rõ rệt, thúc đẩy sự
đổi mới phát triển của văn học. Việc nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người
giúp chúng ta thâm nhập vào cơ chế tư duy văn học, khám phá quy luật vận động phát
triển của hình thức văn học góp phần chứng tỏ tầm vóc một nền văn học. Thực chất sự
thay đổi đó là quá trình vận động biện chứng của ý thức nghệ thuật cho phù hợp với đặc

8

điểm lịch sử xã hội, việc chuyển đổi mối quan tâm văn học chính là nguyên nhân chi
phối sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học.
Với văn học, do đặc trưng mỗi thể loại nên quan niệm về con người cũng khác: Con
người trong thơ là chân dung tâm hồn, trong kịch con người xuất hiện xoay quanh xung
đột - hành động, con người trong tiểu thuyết là con người tổng hợp. Cho nên nhân vật
con người có thể khai thác ở cả chiều sâu và chiều rộng của không gian, thời gian, ở tầm
vĩ mô, vi mô cuả đời sống nhân vật từ ngoại hình đến hành động, từ cảm xúc nội tâm
đến lí trí.
Mỗi thời đại, mỗi thời kì luôn có một cách biểu đạt quan niệm con người khác nhau. Bởi
vậy, quan niệm về con người đó là một luận đề lớn, ngày càng được nhận thức chiêm
nghiệm với chiều sâu triết học, xã hội học, văn hóa học, tâm lí học nghệ thuật.
1.2. Vấn đề con người trong Văn học Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1986
Cách mạng tháng tám thành công, lịch sử bước sang một trang mới, mở ra một kỉ
nguyên mới, kỉ nguyên độc lập - tự do, đó cũng là nền tảng mở ra thời kì mới cho văn
học dân tộc, có thể nói những thay đổi ở đây thể hiện rõ trên các bình diện, cấp độ,
nhưng ở trung tâm và chiều sâu của sự biến đổi ấy là sự thay đổi trong quan niệm về con
người, là sự vân động và hình thành của quan niệm nghệ thuật mới về con người, đúng
như Johan Bécher, nhà thơ, nhà hoạt động văn hóa của nước Đức nhận xét: “Nghệ thuật
không phải bắt đầu bằng một hình thức mới, nền nghệ thuật mới ra đời cùng với con
người mới”.

Nhìn lại văn học giai đoạn trước năm 1975, hình tượng nhân vật quần chúng được
xác định là hình ảnh công nông, binh, họ đóng vai trò là nhân vật trung tâm, trở thành
nguyên tắc xây dựng nghệ thuật và chuẩn mực đánh giá tác phẩm. Vấn đề mà tác phẩm
phải đề cập được lúc này chính là tư tưởng, tình cảm, khát vọng của quần chúng, phải
học cách nói, cách thể hiện của quần chúng. Văn chương rưng rưng một cảm hứng trước
cái cao cả, hào hùng, mỗi con người đều thể hiện như một đại diện trọn vẹn cho sức
mạnh, quyết tâm của cả dân tộc, ý chí ấy đã thấm vào máu vào hành động, suy nghĩ của
con người, với chị Út Tịch là câu nói: “Còn cái lai quần cũng đánh” hay hình tượng chị
Sứ, anh Trỗi (Dấu chân người lính), dù hoàn cảnh thử thách khác nhau, nhưng trước cái
chết họ đều giống nhau trong sự dứt khoát, thanh thản, họ là kết tinh của phẩm chất cộng
đồng.

9

Bằng con đường trưởng thành và vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật đó mà khẳng định xu
thế lạc quan của lịch sử, xung đột dân tộc, xung đột giai cấp buộc văn học phải nhìn
nhận con người trong điểm nhìn ý thức hệ.
Như Hoài Thanh đã phát biểu: “Đoàn thể tái tạo chúng tôi và trong bầu không khí
mới của giang sơn, chúng tôi - những nạn nhân cuả thời đại chữ tôi hay muốn gọi tội
nhân cũng được - chúng tôi thấy rằng đời sống của cá nhân không có ý nghĩa gì trong
đời sống bao la của tập thể”
[
15; 24].
Có thể nói văn học giai đoạn từ 1945 - 1975, nền văn học mới đã trải qua một giai
đoạn đầy biến động của lịch sử và con người Việt Nam, quan niệm nghệ thuật về con
người trong văn học có cơ sở từ trong đời sống xã hội - chính trị đất nước, từ hiện thực
chiến tranh và cách mạng đồng thời cũng thể hiện trình độ ý thức, mức độ phát triển của
văn học.
Nếu Nguyễn Minh Châu đã nhận định rằng, văn học trước năm 1975, con người chỉ
đóng vai trò làm đường xâu chuỗi các sự kiện lịch sử với nhau thì trước sau con người

vẫn trèo lên các sự kiện để đòi quyền sống. Quả đúng vậy, từ sau năm 1975, cuộc sống
dần trở lại với những quy luật bình thường của nó, con người trở về với muôn mặt đời
thường, phải đối mặt với nhiều vấn đề trong một giai đoạn có nhiều biến động, đổi thay
của xã hội, giờ đây con người là tâm điểm soi chiếu lịch sử, con người từ điểm nhìn lí
tưởng hóa được đặt vào điểm nhìn thế sự, đời tư, chính bối cảnh đó đã thúc đẩy sự thức
tỉnh ý thức cá nhân, đòi hỏi sự quan tâm đến mỗi người và từng số phận.
Sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã mở ra cho văn học nhiều đề tài, nhiều chủ đề mới, làm
thay đổi quan niệm, cái nhìn nghệ thuật về con người, đó là cái nhìn không đơn giản,
xuôi chiều, thay vào đó nhà văn nhìn nhận con người ở nhiều thang bậc giá trị, ở những
tọa độ ứng xử khác nhau, ở nhiều chiều kích, chân thực và toàn diện hơn nhờ sự thay đổi
quan niệm về con người mà nhà văn đã cắt nghĩa các vấn đề cuộc sống liên quan đến
con người theo hướng đa chiều, đó là sự nhếch nhác, cái xấu của những lề thói được
nuôi dưỡng ngàn đời nay sau lũy tre làng trong sáng tác của Lê Lựu, là sự khám phá con
người ở một tầng bậc khá thú vị, con người giống như đã hóa quỷ, nên nơi đâu cũng thấy
ma quỷ hiện hình biết nói thứ tiếng của con người trong sáng tác của Phạm Thị Hoài,
hay Ma Văn Kháng nói đến sự sa sút của đạo đức, sự băng hoại không thể nào níu giữ
của phong hóa.

10
Ngoài việc khám phá con người ở nhiều tầng, nhiều khía cạnh, văn học giai đoạn này
còn phát triển khuynh hướng nhận thức lại, cơ hội nhìn nhận lại, làm mới quan niệm
nghệ thuật về con người theo một trường thẫm mĩ phù hợp với nhu cầu tiếp nhận văn
học, theo đó vấn đề chiến tranh cũng được nhận thức lại từ sự tác động ghê gớm của nó
đến tính cách và số phận con người, với bao nỗi éo le, bi kịch xót xa, trong thời kì chiến
tranh và cách mạng, mối quan hệ xã hội và con người dồn lại và thu hẹp vào quan hệ
duy nhất: Sống - Chết, người ta phải sống phi thường, phi thường có thể cao cả, nhưng
phi thường cũng triệt tiêu đi bao quan hệ bình thường mà vô cùng phong phú, phức tạp
của con người, đẩy tất cả các quan hệ ấy về phía sau, dường như ngọn lửa chiến tranh đã
thui rụi, triệt tiêu những cái nhỏ nhen của cuộc sống thường ngày, nhưng hòa bình lập
lại, con người phải đối mặt với cái hằng ngày, cái bình thường mà muôn thửa, tất cả

những nhiêu khê của xã hội bị chiến tranh vùi lấp thì bây giờ trỗi dậy, vây quanh con
người. Nếu trong chiến tranh chỉ một câu hỏi duy nhất: Sống hay Chết, thì bây giờ vô số
câu hỏi muôn hình muôn vẻ dấy lên từ những tầng sâu của xã hội, tích lũy âm thầm
trong những quá trình lịch sử phức tạp và lâu dài, bày ra trước mắt con người.
Trong chặng đường của công cuộc đổi mới văn học ở thời điểm trở dạ của lịch sử
đất nước, mỗi một nhà văn với tâm hồn nghệ sĩ luôn khao khát đi tìm cái đẹp và sự thật
của đời sống, họ dứt bỏ con đường bằng phẳng, để lặng lẽ dũng cảm khai phá con
đường mới đầy cheo leo, nhưng đó là con đường giúp họ tìm đến với sự sâu xa trong đời
sống và tâm hồn con người, ngòi bút của nhà văn lật xới, thăm dò tới nhiều miền và tầng
sâu của đời sống con người, làm thay đổi sâu sắc cái nhìn nghệ thuật về con người, thế
giới con người trong sáng tác của mỗi nhà văn hiện ra với nhiều màu sắc, dáng vẻ, với
sự đa sự và đa đoan của nó, nhưng số phận không ai giống ai, và mỗi người cũng không
thể “Trùng khít với chính mình với bộ áo xã hội của nó”( Bakhtin).
Văn học giai đoạn này đã nỗ lực vượt qua giới hạn chật hẹp và cứng nhắc về cái
nhìn con người của văn học giai đoạn trước nên đòi hỏi người cầm bút phải mở rộng sự
phong phú, đa dạng dường như vô tận của thế giới nhân vật, muốn thế văn học cần được
nhận thức lại, đó là việc phải làm những cuộc đối chứng trong tư tưởng, để vuợt lên
những nhận thức sai lầm, máy móc hoặc giản đơn về con người và xã hội, sự nhận thức
lại cũng dẫn đến tinh thần tự phê phán nghiêm khắc và buộc các nhân vật phải tự thú
dưới ánh sáng của lương tâm. Có thể nói chất chiêm nghiệm, triết lí đã trở thành nhu cầu
không thiếu trong văn học giai đoạn này.

11
Đi qua thời gian văn học luôn đi bên mỗi người như một hành trang trong cuộc sống,
vấn đề mà nhà văn gửi gắm bằng cái tâm trong tác phẩm của mình đều để lại những giá
trị khác nhau trong cuộc đời, cho dân tộc, cho con người. Nhìn vào văn học nghệ thuật ta
thấy được đời sống lịch sử trong đó, mỗi thời đại khác nhau, ta lại thấy hiện thực khác
nhau, tạo nên đặc trưng của mỗi giai đoạn.
Với văn học giai đoạn sau 1975, có những thay đổi phản ánh so với nền văn học
trước 1975, đó là sự thay đổi cần thiết và tất yếu trong quá trình vận động và phát triển

của văn học, chính nhờ sự thay đổi ấy mà văn học có bước phát triển đáng kể nhận được
sự quan tâm của độc giả hơn.
1.3. Các kiểu con người giao thời trong văn học Việt Nam từ 1975 đến năm 1986
1.3.1. Vấn đề con người giao thời trong văn học
Xét về nghĩa của từ Giao thời, Từ điển ti ế ng Việt của Hoàng Phê chủ biên ghi rõ:
“Giao thời là khoảng thời gian chuyển ti ế p từ thời kì này sang thời kì khác, cái mới, cái
cũ đan xen lẫn nhau, thường có mâu thuẫn, xung đột, chưa ổn định [18; 37].
Nói tới tính giao thời trong văn học tức là đề cập tới những chuyển biến hết sức phức
tạp của văn học trong khoảng thời gian nhất định để đưa nền văn học bước sang một thời
kì mới, giai đoạn này đã diễn ra một quá trình đấu tranh quyết liệt giữa hai nền văn hóa
cũ và mới, cuộc đấu tranh đó chưa phân thắng bại.
Đây cũng là giai đoạn hết sức phức tạp, nội dung sáng tác cũ, mới đan xen nhau, nền
văn học cũ khắc phục dần những hạn chế, từng bước canh tân, nền văn học mới vừa phát
huy những nhân tố hiện đại, vừa kế thừa những thành tựu của nền văn học cũ. Nói như
Trần Đình Hựu và Lê Chí Trung: “Tính chất giao thời đó được biểu hiện ở sự tồn tại
song song hai nền văn học cũ và mới với hai lực lượng sáng tác, hai công chúng với hai
quan niệm văn học, nhưng đó chỉ là y ế u tố có tính chất bề nối, cần phải bóc tách lớp vỏ
bề ngoài để khai thác mọi vấn đề đang ẩn trong đó mới có thể phát hiện những cái cốt
lõi của nội dung có tính giao thời, hai ngôn ngữ văn học ở hai địa bàn khác nhau, ở xu
th ế thắng lợi của nền văn học mới đang ti ế n tới thay th ế nền văn học cũ đang suy y ế u
dần. Ở giai đoạn giao thời này, nền văn học cũ, tuy trên đà suy y ế u nhưng vẫn giữ vị trí
đáng kể, vẫn còn một tác dụng tích cực nhất định trong sự phát triển của văn học dân
tộc”.
Tính chất giao thời thể hiện rõ văn học thế kỉ XIX- XX với tác giả Tản Đà “ Người
vắt mình trong hai th ế kỉ”, Tản Đà nhận sứ mệnh tiên phong đưa văn thơ ra thị trường,

12
chuyển văn học thành tiếng nói của số đông, đáp ứng nhu cầu của lớp độc giả mới trong
trí thức và trong đời sống thị thành. Tản Đà đã làm giàu cho thơ ca dân tộc về mặt nội
dung và hình thức, bởi ông nằm vắt mình qua hai thế kỉ thế kỉ XIX và XX, chuẩn bị cho

sự ra đời của thơ mới. Ông đã phá vỡ cấu trúc của thơ ca truyền thống để cho nguồn cảm
xúc tuôn trào, bất chấp vần luật cả âm điệu.
Những năm 80, 90 của thế kỉ trước, xã hội và con người Việt Nam trải qua những
cuộc “trở dạ” lớn lao và không ít đau đớn, phải tự tìm hình ảnh của chính mình cùng
việc phải tự hình thành từng bước các tiêu chí giá trị mới, trong tình hình ấy, đời sống
văn hóa tư tưởng cũng có diện mạo và diễn biến khá phức tạp, bên cạnh những đề tài cũ,
một số nhà văn đã có sự tìm tòi trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống đa dạng, phức
tạp. Các tác giả như Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng là những tác giả tiêu biểu trong giai
đoạn này. Mỗi sáng tác của tác giả bên cạnh đề cập con người sử thi trong văn học trước,
thì còn có cả những sáng tác đề cập tới con người đời thường, vốn giai đoạn trước chưa
đề cập.
Nói như giáo sư Trần Đình Hựu : “N ế u đặt nó trong đấu tranh giữa cái cũ và cái mới,
nội sinh và ngoại nhập, Đông và Tây ta sẽ thấy bộc lộ ở đây những vấn đề h ế t sức thú vị về
quy luật vận động và bi ế n đổi của văn học từ truyền thống đ ế n hiện đại”.
Trong mỗi tác phẩm, đứng trước thời khắc giao thời, con người cũng có sự chồng
chềnh giữa sự đan xen giữa con người mang tính truyền thống với con người mang
trong mình tính hiện đại dưới sự tác động của yếu tố xã hội, khi đất nước đang trở mình
đi lên thì con người cũng hội nhập trong sự đi lên đó, có những con người trở về sau
chiến tranh, trong chiến tranh họ là những con người mang phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ,
sẵn sàng hi sinh cho tổ quốc, nhưng hòa bình lập lại trở về với những lo toan thường
nhật của miếng cơm manh áo, những phẩm chất của một thời oanh liệt đã qua, dường
như chỉ ở dạng ẩn, con người lúc này lại có sự gằng xé giữa cái tôi và cái ta, họ vừa
mang trong mình cái cũ lẫn cái mới, cái tốt lẫn cái xấu trong tư tưởng, hành động.
Nhưng dù miêu tả, phản ánh vấn đề con người thời đại nào đi chăng nữa, bằng cách này
hay cách khác, con người vẫn luôn một bản thể chứa trong đó những mâu thuẫn giữa cái
cái bi, cái hài, cái cao cả, lẫn cái thấp hèn, nhưng con người trong hành trình tìm kiếm có
những lúc vấp ngã nhưng họ vẫn hướng tới cái thiện, cái chân, cái mĩ, trong cuộc đời.
Giao thời là thời kì phức tạp trong lịch sử văn học, diễn ra giằng co quyết liệt giữa
cái cũ và cái mới trên mọi phương diện văn học. Văn học thời kì này vừa chuyển mình


13
để phá vỡ mô hình văn học cũ, vừa tập hợp các yếu tố mới để thử nghiệm nhằm thiết lập
một cấu trúc mới, điều đó cũng có nghĩa là các hiện tượng đan cài, phức tạp, chuyển hóa
trong văn học, biểu hiện dưới nhiều hình thức, với nhiều mức độ khác nhau, tất cả tạo
nên diện mạo cho văn học không thể tìm thấy ở giai đoạn trước đó.
1.3.2. Các kiểu con người giao thời được đề cập trong văn học giai đoạn từ năm
1975 đến năm 1986
1.3.2.1. Kiểu con người truyền thống
Theo Từ điển ti ế ng Việt định nghĩa: “Truyền thống là những thói quen hình thành đã
lâu đời, trong lối sống, n ế p nghĩ, được truyền lại từ th ế hệ này sang th ế hệ khác”[ 18;
256], điều đó cũng có nghĩa là truyền thống đã ăn sâu vào tư tưởng, tình cảm của con
người, mà rộng hơn là dân tộc, nó không phải là hành động ngẫu nhiên, bất kì mà có tính
chuẩn mực, tính ổn định, tính cộng đồng. Nói đến truyền thống đó là vấn đề rất rộng,
nhìn nhận ở nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề, thuộc phần những giá trị tinh thần và giá trị
về vật chất. Vẻ đẹp truyền thống đã được hun đức qua chiều dài của lịch sử, được kiểm
nghiệm qua những cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập.
Trải qua sự thay đổi cuộc sống, thăng trầm của lịch sử, con người Việt Nam vẫn giữ
trong mình những nét đẹp riêng, những phẩm chất riêng, những nhà văn, nhà thơ với
trách nhiệm là “Người thư kí trung thành của thời đại” đã ghi chép một cách đầy đủ,
chân thực những vẻ đẹp rạng ngời của con người Việt Nam, ý thức độc lập dân tộc đã
vượt qua tình yêu đất nước để hướng trọn tình yêu ấy cho đất nước nói như Chế Lan
Viên: “Những năm đất nước có chung tâm hồn, có chung khuôn mặt, nụ cười tiễn đưa
con, nghìn bà mẹ như nhau” .
Vẻ đẹp của con người Việt Nam còn được xây dựng trên mặt trận lao động, đó là vẻ
đẹp của tinh thần lao động say sưa, của tinh thần làm chủ cuộc sống, của ý thức xây
dựng tổ quốc làm giàu đẹp cho quê hương. Bằng cách sống có lí tưởng, của tinh thần
dám ước mơ, biết vươn lên có ý nghĩa để cống hiến, để thành người có ích cho cộng
đồng, Truyện ngắn Lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long đã khắc họa vẻ đẹp của con
người lao động bình dị ấy.
Bên cạnh những vẻ đẹp truyền thống, người Việt được biết đến là con người mang

vẻ đẹp trong tâm hồn sâu kín, đời sống nội tâm phong phú, đó là tình đồng chí, đồng đội,
những người bạn tâm giao trên chiến hào, họ chia sẻ ngọt bùi “Đêm rét chung chăn”,
“thành đôi tri kỉ”, đó còn là tình yêu thủy chung trước sau như một.

14
Con người Việt Nam hiện lên trong tác phẩm văn học vừa mang vẻ đẹp truyền thống
của dân tộc vừa mang vẻ đẹp của con người dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, các tác phẩm
phác họa vẻ đẹp của con người Việt Nam bằng sự thấu hiểu sâu sắc, bằng thái độ ngợi ca
và trân trọng hết mình, qua đó cho thấy văn học đã phát huy được tinh hoa, bản sắc và
tâm hồn dân tộc Việt, có sự kế thừa và phát triễn những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc,
đồng thời góp phần bồi đắp tâm hồn, tính cách cho thế hệ con người Việt Nam.
Với nền văn học sau năm 1975, bên cạnh vẻ đẹp truyền thống, con người hiện đại
còn đẹp ở sự văn minh, văn hóa, ở vẻ đẹp mang tầm trí thức đó là hình ảnh của bà Hiền (
Một người Hà Nội của Nguyễn Khải) một con người mang trong mình vẻ đẹp của sự
sang trọng, quý phái của xứ Hà Thành, bà không chỉ đẹp trong vai trò là vợ, trong hôn
nhân, mà còn sáng ngời ở vẻ đẹp làm mẹ, dạy con trong cách ứng xử, giữ phép tắc ứng
xử của người Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Mỗi thời đại con người đều có một nét đẹp riêng để đảm bảo sự văn minh cần thiết
cho cuộc sống ngày hôm nay trước những cám dỗ, bụi bặm của cuộc sống, không từ
chối truyền thống mà sử dụng truyền thống, nhưng không lặp lại nó như ủ đóng tro tàn,
như mang thứ áo hình nộm rỗng tếch, mà phải hiện đại hóa, phải đưa lửa, đưa sinh khí,
phải làm mới như không bao giờ đã cũ, muốn thế, Nhân Tông nhấn mạnh: “Cần rốt ráo
đ ế n tận cùng cả cũ lẫn mới, thấu triệt văn hóa truyền thống rồi mở toang cách cử a nhất
thể biện biệt, thong dong hội nhập cái mới với một thực chất sinh động chưa từng có”.
1.3.2.2. Kiểu con người nạn nhân
Theo Từ điển ti ế ng Việt định nghĩa: “Nạn nhân là người bị nạn, hoặc người phải
chịu hậu quả của một tai nạn xã hội, hoặc một ch ế độ bất công”.
Cuộc sống vốn dĩ đã mang trên mình những chấn động nặng nề như một lẽ tất yếu
con người trong hoàn cảnh ấy đã trở thành nạn nhân khốn khổ rất đáng trách và đáng
thương.

Vấn đề con người nạn nhân đã được đặt ra trong các sáng tác của dòng văn học phê
phán 1930 - 1945 với những cây bút danh như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, tuy nhiên
tính chất nạn nhân của con người trong văn học hiện thực chưa được chỉ mặt đặt tên,
điều đó cũng có nghĩa là chưa được trở thành khái niệm công cụ. Trong nền văn học
hiện đại, các nhà văn đã có một cái nhìn mới về kiểu con người nạn nhân.
Trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, cái nhìn về trạng huống con người nạn nhân
của Ma Văn Kháng được biểu hiện do quan niệm con người trên tinh thần giai cấp, văn

15
học hiện thực vì thế lí giải căn nguyên của con người nạn nhân là do phải tồn tại trong
một môi trường xã hội phi nhân tính. Khi những chuẩn mực giá trị cũ đã lỗi thời, còn
những chuẩn mực giá trị mới lại chưa hình thành để thay thế: Đó là sự chao đảo, những
biến dạng của giá trị đạo đức của truyền thống gia đình, là lối sống vụ lợi, thực dụng
đến trắng trợn trong quan hệ giữa người với người đang hoành hành xã hội. Đó còn là
sự chuyên quyền độc đoán, thói tư lợi của những kẻ a dua, xu thời đang nắm trong tay
quyền lực nhà nước tạo nên bất công vô lí đến nghẹt thở, tất cả đã rơi vào hỗn tạp, biến
dạng khiến cuộc sống trở nên chao đảo, bất an.
Đời sống xã hội càng ngày càng vận động theo hướng khẳng định cá nhân, những
tác động xã hội bên ngoài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến từng thành viên của cộng đồng,
cho nên mọi mặt cuộc sống đều biến đổi, nhân tố riêng tư cá nhân xé rào đòi giải phóng
trước một môi trường xã hội hết sức năng động bên ngoài, kiểu gia đình nặng nề ràng
buộc cá nhân sẽ là điểm nóng, gánh nặng trung tâm tác động đến số phận con người đẩy
con người vào bi kịch của sự bảo thủ, lỗi thời, tù túng và đẩy họ vào bi kịch hoặc là sống
cô đơn, hoặc chấp nhận cái chết.
Con người trong xã hội ấy, đặc biệt là người có tâm huyết, có trách nhiệm với cuộc
đời đều lâm vào bi kịch. Bị chà đạp, bị vùi dập, bị rơi vào khủng hoảng niềm tin và bế
tắc không lối thoát, đó là những biến động, thay đổi trong cuộc sống của một nhà trí thức
trong Mùa lá rụng trong vườn, đó là thân phận, bi kịch của đội ngũ trí thức và bộ mặt
thật của nền giáo dục đang diễn ra trong một ngôi trường trung học số 5 trong “Đám
cưới không có giá thú”, từ điểm nhấn này, cái nhìn của Ma Văn Kháng hướng ra ngoài

cuộc sống để đến với những vấn đề có ý nghĩa rộng lớn hơn.
Bức tranh toàn cảnh trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng vì thế được soi rọi nhiều chiều,
nhiều bình diện, tính chất thế sự vì thế mà nổi bật hơn. Tính chất nạn nhân của con
người trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thể hiện cái chân dung khái quát và những
nguyên tắc xây dựng nhân vật. Đọc tiểu thuyết của ông, ta cảm nhận được tính chất bức
bí, bị kìm nén làm cho băng hoại phẩm giá của nhân vật.
Trong tác phẩm “B ế n không chồng” của nhà văn Dương Hướng, trong nhiều trường
hợp con người vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm của tấn bi kịch của mình, họ phải chịu
trách nhiệm về phần số phận của mình, là một chiến sĩ Điện Biên, một thương binh về
làng, nhân vật Vạn sống trong sáng, hết lòng vì công việc chung mà không nghĩ đến bản
thân, nhưng ở Vạn niềm tin ở tính giản đơn, thô sơ, không khỏi nhiều lúc bị lợi dụng,

16
Vạn cũng chưa có ý thức về cá nhân và hạnh phúc, anh tự chọn một cuộc sống khổ hạnh
mà anh cho là một người chiến sĩ, tự kìm hãm mối tình tốt đẹp với chị Nhân, vợ của một
đồng đội đã hi sinh, Vạn và Nhân không vượt qua được định kiến, e ngại, họ đã để mất
một hạnh phúc mà đáng ra họ được hưởng.
Trong thời khắc giao thời, khi hệ thống chuẩn giá trị xã hội cũ đã bộc lộ những mặt
không tốt nên con người hoang mang, dao động, mất phương hướng cũng là đương
nhiên, nhiều người nhận thức được đều quyết tâm cố thủ giữ gìn phẩm giá của mình thì
phải chịu một kết cục thiệt thòi, còn những người không ý thức được thì bị rơi vào sự tha
hóa. Dù con người đó là con người nạn nhân của hoàn cảnh hay nạn nhân của chính
mình thì đều khiến cho tác phẩm đậm chất luận đề. Như vậy, cắt nghĩa, lí giải trạng
huống nạn nhân của con người như để bộc bạch, chia sẻ, đồng cảm như để thức tỉnh,
cảnh báo đã trở thành tôn chỉ và lòng nhiệt thành nghề nghiệp của nhà văn.
Mỗi tác phẩm là một quá trình vật lộn với những vấn đề bức xúc, nhức nhối của xã
hội để nói lên tiếng nói chân thành, tha thiết của mình dẫu biết rằng tiếng nói thật, sự
ngay thẳng đôi lúc phải trả giá.
1.3.2.3. Kiểu con người tha hóa
Theo Từ điển ti ế ng Việt của nhiều tác giả, NXB Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học,

2003, trang 909 viết: “Tha hóa là khái niệm chỉ hiện tượng con người bi ế n chất thành
xấu đi”[ 28; 909]. Ở Việt Nam, nhân vật tha hóa xuất hiện cùng với trào lưu văn học
phê phán (1930 – 1945) trong các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng
Phụng, đặc biệt là Nam Cao. Sau năm 1975, nhân vật tha hóa có sự xuất hiện ở nhiều
cây bút văn xuôi: Ma Văn Kháng, PhạmThị Hoài.
Hệ thống nhân vật tha hóa được nhà văn tái hiện có khá đầy đủ các tầng lớp xã hội
chứng tỏ không đơn giản trong cách nhìn nhận, khám phá hiện thực cuộc sống, con người.
Trong cuộc sống đời thường muôn mặt, nhà văn đã có độ lùi cần thiết về thời gian để
nhìn về quá khứ, nhà văn nhìn kĩ hơn về góc khuất, về nỗi đau của con người Việt Nam
khi chiến tranh đi qua số phận họ, bức tranh hậu chiến của một đất nước mà ở đó con
người luôn phải gồng mình lên để gánh chịu những nỗi đau, mất mát về vật chất lẫn tinh
thần, lẽ dĩ nhiên trong cái ngổn ngang, bề bộn đầy biến động, quay đảo hỗn tạp của thế
giới, con người dễ bị tha hóa, biến chất. Sống một đời sống bất ổn, sự tha hóa diễn ra
nhiều cấp độ, và biểu hiện vô cùng đa dạng, kẻ chớm hư hỏng, có khả năng thức tỉnh, kẻ
bị nhuộm đen hoàn toàn và chỉ là con người đội lốt người, sự tha hóa có thể do tình thế

17
đưa lại, do hoàn cảnh ép buộc, sự tha hóa thuộc về bản chất do hám vật chất, tiền bạc và
quyền lực.
1.3.2.3.1. Kiểu con người tha hóa do hoàn cảnh
Con người là một tập hợp đa dạng của các lối sống, Như Ban – Zắc đã từng nói
“Phải chăng xã hội đã từ những con người, tùy theo những hoàn cảnh trong đó nó hoạt
động, tạo nên được bao nhiêu người khác nhau”. Hoàn cảnh xã hội có ảnh hưởng rất lớn
đối với việc hình thành nhân cách, lối sống của mỗi con người, tính cách chính là con đẻ
của hoàn cảnh, được giải thích bởi hoàn cảnh. Đại thi hào Nga Macxim - Gorki cũng cho
rằng: “N ế u hoàn cảnh tạo nên tính cách thì phải làm cho hoàn cảnh trở nên nhân đạo
hơn”.
Cuộc đời của con người được hình thành bởi điều kiện và hoàn cảnh nên bản chất
con người mới được bộc lộ như Ban – Zắc nói: “Bản chất của con người thường bị bánh
xe của số phận che đậy và khi lao vào bão tố, dù tốt hay xấu tự nó bộc lộ”.

Với sự nhạy bén của mình, nhà văn đã tạo được một cái nhìn về một thế giới mà ở
đó“Đồng tiền lên ngôi thượng đ ế ”, nhà văn đã nhìn thẳng vào mặt cắt của dòng đời,
những bi kịch nhân sinh, gián cách mổ xẻ nó một cách trung thực, táo bạo, từ đó lật tẩy
những trớ trêu, những nghịch cảnh cuộc sống để xây dựng mô hình nhân vật tha hóa,
điều quan tâm của tác giả là chú trọng miêu tả các hành động ứng xử của nhân vật trong
các mối quan hệ, thái độ tôn thờ đồng tiền một cách mù quáng là nguyên nhân dẫn đến
tấn bi kịch trong cuộc đời của họ, mức độ tha hóa của loại nhân vật tha hóa chạy theo sự
cám dỗ của đồng tiền và dục vọng quyền lực trong văn xuôi của nhiều tác giả lại dừng
lại ở thái độ ích kỉ, nhẫn tâm, lạnh lùng trước nỗi khổ, mất mát của người khác hoặc là
một hành động gì đó làm tổn thương, gây đau khổ cho người khác.
Điều dễ nhận thấy để tạo dựng nhân vật bị tha hóa, nhà văn thường đặt nhân vật
trong hoàn cảnh có vấn đề, trong quá trình nếm trải hoàn cảnh mang tính thách đố đó
thường thì nhân vật không thể, hoặc chưa thể vượt qua. Họ cố vùng dậy để thoát khỏi bi
kịch cá nhân và trong quá trình tìm đường, họ rơi vào những kết cục khác nhau có nhân
vật xuôi theo cái xấu, có nhân vật ý thức rõ về sự tha hóa của bản thân và cố gắng vượt
qua mình nhưng thật khó khăn và chẳng đi đến đâu. Tác giả chủ yếu miêu tả trạng thái
tinh thần, những việc làm, cử chỉ thói quen, có tính chất lặp lại của nhân vật, dường như
cuộc đời họ buồn tẻ, dậm chân tại chổ: “Cuộc đời là một vòng quay” nếu ép và dồn đẩy

18
họ tới chân tường của sự thống khổ thì họ sẽ không thể thoát ra khỏi sự bủa vây của vấn
đề cơm áo ghì sát đất.
Ý thức được điều này, Lê Minh Khuê đã tỉnh táo chỉ ra căn nguyên sâu xa dẫn đến
bi kịch của con người hiện đại không hẳn là chuyện cơm áo mà chính là sự trì trệ, bảo
thủ, lạc hậu so với bước tiến của xã hội, họ kém một bản lĩnh để vượt mình, để vươn tới
ánh sáng văn hóa văn minh, cứ tự giam mình trong cái vòng luẩn quẩn của cuộc sống để
rồi bị mài mòn tất cả, họ bị buông xuôi đi theo những thói xấu của cuộc sống mà không
thể cứu vãn nỗi lòng tự trọng và nhân cách của mình phải chấp nhận cuộc sống tầm
thường, bạc nhược.
Dù được miêu tả, phản ánh thế nào đi chăng nữa, nhà văn cũng chỉ có một mục đích

duy nhất là cảnh báo về hiện tượng đánh mất mình một cách vô thức trong xã hội hiện
đại, sự suy thoái này như một căn bệnh ngấm ngầm khó chữa và không chừa một ai kể
cả những người có bằng cấp, học vị xã hội, nếu cá nhân không tự khẳng định mình,
không tự giải phóng chính mình thì sẽ phải làm nô lệ của hoàn cảnh.
Đem đến cho văn học sự tự vấn với những suy tư, triết lí, trải nghiệm của những con
người tự đi tìm nhân cách cho mình trong đời sống tinh thần phong phú, hiện thực bề
bộn không đơn giản như trước đây thúc giục con người nhìn lại, đặt ra những câu hỏi,
khái quát thành vấn đề, rút ra chiêm nghiệm lẽ đời, cuộc sống cá nhân như một tất yếu.
1.3.2.3.2 Kiểu con người tha hoá trong lối sống - hành vi
Qua thực hiện hành động, hành vi, việc làm của bản thân, con người đã thực
hiện được một chức năng đó là chức năng giao tiếp với xã hội, hành vi của con người
luôn tồn tại trong đó hai thuộc tính, hai mặt, nếu hành vi đó tốt sẽ thúc đẩy sự tiến bộ
của xã hội, nhưng ngược lại cũng có thể kìm hãm, gây phương hại xấu về đời sống vật
chất và tinh thần cho cộng đồng, khi nói tới sự tha hóa về hành vi điều đó cũng nhấn
mạnh đến sự sai lệch, chí ít cũng gây tác hại tới những người xum quanh và chính bản
thân người thực hiện hành vi. Sự xuống cấp, tha hóa trong hành vi của con người thể
hiện qua cách ứng xử với nhau: đó có thể là sự tính toán chi li, là lối sống thấp hèn, chắt
bóp, bủn xỉn, keo kiệt…
Với chức năng của mình, văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực cuộc sống,
trong đó, con người là trung tâm trong hiện thực phản ánh, điều đó cũng có nghĩa hành
vi của con người luôn là tâm điểm đề lí giải, phân tích, từ đó phân chia được tuyến nhân
vật thiện và ác.

19
Trước đây, văn học đã từng đề cập đến sự tha hóa trong hành vi của nhân vật, đó là
sự méo mó về hình dạng, là sự quằn quại, tha hóa về phẩm chất người của Chí Phèo
trong hành vi rạch mặt ăn vạ, chửi rủa, hay sự tha hóa về lối sống nửa tây nửa ta cuả
những kiểu con người học đòi trong Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng hay tình cảnh đáng
thương của bà lão trong tác phẩm “Một bữa no” của Nam Cao, nhấn mạnh vấn đề này,
tác giả viết “Thuê một bà lão hơn một thằng bé, bà già rồi, ăn lại chẳng bao nhiêu, bữa

lưng, bữa cực th ế nào cũng no, mà đã không no, các cụ lại im lặng, không ấm ức như trẻ
con, hơi một tí là đem chuyện nhà chủ đi kể với mội người xum quanh, nhưng thuê bà ít
lâu người ta lại chán vì thuê một đứa trẻ, tức lên cốc dăm ba cái không ai kêu ác, nhưng
bà già lại khác, người ta tức bà tới sặc ti ế t cũng không thể chửi, mắng một câu đủ mang
ti ế ng là tệ bạc”.
Con người ta không chỉ tính toán đến việc dùng người mà còn tính cả chuyện hành
hạ người khác, người ở vừa là người giúp việc, những công việc không tên, và họ cũng
là người câm để chủ hành hạ. Đau đớn thay, cùng là kiếp người không đùm bọc nhau lại
cố đè lên nhau mà tồn tại.
Trong văn học hiện đại, sự tha hóa trong lối sống, hành vi được các tác giả đề cập rất
nhiều, đó là hình ảnh một cô Thủy sẵn sàng lấy nhau thai cho chó ăn trong tác phẩm
Tướng Về hưu, là một cô Lí trong Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng sẵn sàng
bỏ một khoản tiền lớn mua cây quất chỉ vì muốn hơn vợ của trưởng phòng, và còn biết
bao kẻ sẵn sàng dùng thủ đoạn dìm người khác xuống để đạt mục đích. Suy cho cùng
cuộc sống con người thật sự tốt đẹp khi con người sống với nhau chan hòa, đối xử với
người khác như đối xử với chính mình, điều này văn học đã thực hiện được chức năng
truyền chở đạo lí cho con người - cái đạo ở đời.
1.3.2.3.3 Kiểu con người tha hóa trốn tránh thực tại
Theo Từ điển ti ế ng Việt “Thực tại là tổng thể nói chung những gì hiện đang tồn tại
chung quanh chúng ta”[18;213].
Trong cuộc sống “Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” ( Mác), còn phần
con là hoạt động tự nhiên với bản chất người, con người nhận ra chính đời sống tình cảm
đã tác động mạnh mẽ tới tinh thần của con người.
Nói tới sự trốn tránh thực tại là đề cập tới một quá trình nhân vật phải đối diện với
chính mình, với thực tại, nhân vật luôn có sự đấu tranh, đấu tranh trong tư tưởng để
vươn lên cuộc sống, sự trốn chạy ấy suy cho cùng cũng là sự chạy trốn có ý thức, khi họ

20
biết họ không thể sống trong hoàn cảnh như thế. Từ xa xưa, các nhà nho cũng đã chọn
cách ở ẩn để chạy trốn thực tại của chế độ thối nát, nơi mà ở đó họ nhận thấy nếu cam

chịu sống dưới chế độ đó thì lòng tự trọng, khí tiết của họ sẽ bị vẫn đục.
Trong văn học hiện đại, nhân vật Cừ trong tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn” cũng
là một ví dụ điển hình cho lối sống đó. Nhân vât Cừ xuất hiện thông qua hình thức bức
thư, đó là kiểu nghệ thuật mà Ma Văn Kháng thể hiện, thông qua nghệ thuật lắp ghép mà
chúng ta thấy được tính cách, con người, số phận của nhân vật Cừ. Anh ta muốn thay đổi
cuộc sống, muốn thoát khỏi nó, nhưng không biết phải làm như thế nào, chính vì vậy
chạy trốn cuộc sống hiện tại và tới vùng đất mới tìm kiếm một sự thoát xác nhưng bi
kịch thay, đó lại là nơi kết thúc cuộc đời anh.
Với tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn sai lầm của Cừ là hiện nhiên trong việc nhận
đường, nhưng chính bi kịch cuộc đời anh giúp ta nhận ra rằng cuộc sống là một sự lựa
chọn, bi kịch luôn nằm trong sự lựa chọn. Như C. Chaplien nói “Vốn dĩ cuộc đời là một
tác phẩm khổng lồ, nhìn gần là bi kịch, nhìn xa là hài kịch”.
Cuộc sống đó là một quá trình chinh phục của con người, nên cho dù con người có
vấp ngã cũng để đứng lên, một con người chân chính không thể cúi đầu khuất phục,
trước bất kì khó khăn nào mà phải đi lên bằng trái tim yêu thương và nhiệt huyết, cuộc
sống chúng ta cần có những trái tim của Đan Cô rực lửa, Lôicô ( Truyện ngắn của Mác
Xim Gorki), nhất định ta sẽ tới đích cho dù muôn vàn trắc trở bởi vì “ không thể lấy máu
mình dìm chân lí” ( M. Gorki)
Văn học mãi mãi như dòng sông đỏ nặng phù sa bồi dắp tâm hồn con người
những tình cảm cao đẹp, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng viết: “Đời sống mới không phải cái gì cũng bỏ h ế t, không phải cái gì cũng làm
mới, cái gì cũ mà xấu thì phả i bỏ, cái gì cũ mà không xấu nhưng nhiều phiền phức thì
phải sửa lại cho hợp lí, cái gì cũ mà tốt thì phải gắng phát triển thêm, cái gì mới mà
hay, thì ta phải làm ”.
Để cho cuộc sống tốt đẹp hơn, đòi hỏi con người phải sống tốt hơn hiện tại, bởi
vậy con người phải điều chỉnh hành vi của mình đúng với các chuẩn mực đạo đức. Với
kiểu nhân vật tha hóa, nhà văn dáng hồi chuông cảnh báo xã hội về nguy cơ băng hoại
giá trị đạo đức, đồng thời thức tỉnh con người cảnh giác với mình, cần phải bản lĩnh, tỉnh
táo, chịu đựng hi sinh, mỗi chúng ta phải có thái độ chủ động để tạo nên sự hài hòa cuộc
sống vật chất và tinh thần.


21
1.3.2.4 Kiểu con người đa diện
Nhân vật đa diện là những nhân vật có tính cách phức tạp, được miêu tả từ nhiều
chiều và được nhìn qua nhiều lăng kính khác nhau, đó là những con người mang tính
nhân loại, phổ quát, không chỉ là con nguời cộng đồng mà còn là con người cá nhân. Nói
như Milan Kundra : “con người là hiển minh của sự lưỡng lự”.
Nếu tính cách con người đơn diện, hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu thì tính cách
nhân vật đa diện vừa có ưu thế, vừa có khuyết điểm, bên trong bản thể nhỏ nhoi ấy bao
giờ cũng tồn tại hai mặt đối lập: đẹp - xấu, thiện - ác, cao cả - thấp hèn. Có lúc là thần
thánh có lúc là quỉ dữ nghĩa là nó có tính cách góc cạnh, phức tạp, có sự chuyển biến và
tạo nên nhiều cách đánh giá khác nhau, đại đa số loại nhân vật này tạo được hình ảnh
khó phai trong lòng độc giả.
Thông thường, các anh hùng cách mạng vô sản thường có tính cách bất biến, không
thay đổi, dẫu phải trải nhiều khó khăn thử thách. Còn tính cách của nhân vật đa diện
thường không ổn định, nhất quán mà luôn thay đổi liên tục. Nhân vật Ba Râu trong tác
phẩm “Trên mảnh đất này” của Hoàng Ngọc Bổn là một minh chứng rõ nét, anh ta đi hết
sai lầm này sang sai lầm khác, sai lầm đầu tiên của anh ta là cách dùng người, không phải
anh không cẩn thận, anh ta đã từng thử lòng gan dạ của Út, hoặc giả vờ báo động có giặc
để thử mưu trí cô bé, nhưng tính cách độc đoán của Ba Râu dần dần mất sau khi bị Út Nhỏ
phá hoại hạnh phúc gia đình anh, Ba Râu đau đớn để những ý nghĩ không tốt, để cho nghi
kị, ngờ vực về Út Nhỏ len vào lòng tin của anh ta.
Sai lầm thứ hai trong việc cách chức Long, vì cho rằng anh ta hèn nhát, nhưng trong
thời gian ở tù, chứng kiến lòng dũng cảm của Long, Ba Râu nhận ra sự mù quáng của
mình. Ba Râu xoa đi những định kiến, những ý nghĩ ông đã nhận xét, đã gán cho một
người nào đó, cuộc đời không ai tránh khỏi những sai lầm, chính vì luôn dằn vặt về
những sai lầm của mình mà nhân vật mang tính nhân loại phổ quát đã thuyết phục được
bạn đọc.
Có thể nói con người Ba Râu có tính cách thất thường, chuyển biến qua từng giai
đoạn, vừa nghiêm túc vừa buồn cười, vừa người lớn vừa trẻ con, vừa sắc sảo vừa ngớ

ngẩn, vừa tỉnh vừa điên. Có khi Ba Râu toan bắn chính trị viên Thuần vì anh này chủ
trương rút khỏi Biên Hòa, Ba Râu “Nổi giận đùng đùng xông đ ế n móc họng chính trị
viên”. Nhưng rồi nể phục những lời nói thẳng thắn “Ruột để ngoài da” của người anh
hùng mà ông nhận anh làm con nuôi, nên Ba Râu chua xót, ân hận và trong cơn xúc

×