Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

VẤN đề NHÂN SINH TRONG SÁNG tác của NGUYỄN KHẢI SAU 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 83 trang )






Trờng đại học quảng bình
Khoa KHOA HọC Xã HộI





















































Hoàng thị hà thanh











Vấn đề nhân sinh trong sáNG
Vấn đề nhân sinh trong sáNGVấn đề nhân sinh trong sáNG
Vấn đề nhân sinh trong sáNG tác
tác tác
tác
của nguyễn khải sau 1975
của nguyễn khải sau 1975của nguyễn khải sau 1975
của nguyễn khải sau 1975





Khóa luận tốt nghiệp cao đẳng










Ngành: s phạm ngữ văn
hệ đào tạo: chính quy
khóa học: 2012 - 2015

giảng viên hớng dẫn:
th.s nguyễn thị quế thanh



quảng bình, năm 2015




Lôøi caûm ôn!
Lời đầu tiên, cho em xin được gửi đến cô giáo Nguyễn Thị Quế Thanh – người
đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa
luận lời cảm ơn chân thành nhất!
Cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Khoa học – Xã hội, quý thầy cô giáo của trường
Đại học Quảng Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em bồi dưỡng tri thức trong
ba năm qua. Đó không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn
là hành trang quý báu để em có thể vững bước, tự tin hơn trên con đường đời đầy
chông gai của mình.
Cảm ơn gia đình - nơi nuôi dưỡng tâm hồn và khát vọng của em. Cảm ơn bạn bè
đã chia sẻ, động viên và giúp đỡ mình trong suốt thời gian qua.
Chúc thầy cô và các bạn luôn mạnh khỏe, thành công trong cuộc sống!

Sinh viên thực hiện



Hoàng Thị Hà Thanh












LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của Th.S Nguyễn Thị Quế Thanh – Giảng viên trường Đại học Quảng
Bình. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng tài liệu của các tác giả, tôi đã trích
đầy đủ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu, kết quả trình bày trong khóa luận là
hoàn toàn trung thực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung khoa học của
công trình này.

Tác giả khóa luận


Hoàng Thị Hà Thanh

























MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 5
5. Đóng góp của đề tài 5
6. Cấu trúc khóa luận 6
B. PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG I: NGUYỄN KHẢI VÀ SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI VĂN HỌC 7
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp 7
1.2 Bối cảnh chung và những đổi mới của nền văn học sau 1975 14
1.3 Sự chuyển biến trong các sáng tác Nguyễn Khải từ sau 1975 26
CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ NHÂN SINH TRONG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ
CON NGƯỜI 29
2.1 Cuộc sống của những phồn tạp 29
2.1.1 Sự phồn tạp trong mối quan hệ với xã hội 29
2.1.2 Sự phồn tạp trong mối quan hệ với gia đình 37
2.2 Con người với nghị lực kiên cường 46
2.2.1 Tìm kiếm mối quan hệ giữa cái tôi và chúng ta 46
2.2.2 Niềm tin và niềm khát khao tự hoàn thiện mình 49
CHƯƠNG III: VẤN ĐỀ NHÂN SINH NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN 58
NGHỆ THUẬT 58
3.1 Giọng điệu trần thuật 58
3.1.1 Giọng điệu xót xa, cảm thông chia sẻ 59
3.1.2 Giọng triết lí, tranh luận 61
3.1.3 Giọng trần thuật phân thân đa ngã 64
3.2 Ngôn ngữ 68
3.2.1 Ngôn từ giàu chất trí tuệ, sinh động 68
3.2.2 Ngôn ngữ thông tục 70
3.3 Ngôi kể 72
3.3.1 Kể ở ngôi thứ nhất 72
3.3.2 Kể ở ngôi thứ ba 73
C. PHẦN KẾT LUẬN 76
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

1



A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong số các cây bút văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nguyễn Khải là nhà văn có
nhiều tài năng, thường có mặt ở vị trí hàng đầu trong đời sống văn học của dân tộc.
Ông thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp và đặc biệt có
nhiều thành tựu trong những năm sau hoà bình (từ 1954). Suốt hơn nửa thế kỷ lao
động nghệ thuật miệt mài, tận tụy, không ngơi nghỉ, ông đã cho ra đời hơn 50 truyện
ngắn, 8 cuốn tiểu thuyết, trên 60 tác phẩm ký, tạp văn, thể loại nào cũng được đông
đảo bạn đọc hào hứng đón nhận. Bằng năng lực quan sát tinh tế và trí thông minh sắc
sảo, Nguyễn Khải đã khám phá những vấn đề cơ bản của thời đại, những kiểu nhân vật
phong phú, đa dạng, hấp dẫn, những con người tiền tiến giàu tình cảm và trách nhiệm
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cái nhìn thấu suốt, thực tại, sự khám phá
sâu sắc quá trình vận động của cuộc sống, khuynh hướng sáng tác luôn tìm tòi, phát
hiện những vấn đề thuộc bình diện tư tưởng và vẻ đẹp tinh thần cao quý, lối viết văn
vừa truyền thống vừa hiện đại… tất cả đã làm cho các tác phẩm của Nguyễn Khải
ngày càng trở nên gần gũi với bạn đọc. Nhìn một cách tổng quát, tác phẩm của
Nguyễn Khải thường mang tính vấn đề - những vấn đề của hôm nay và từ đó rút ra
những ý nghĩa mang tính triết lý nhân sinh sâu sắc về cuộc đời, cuộc sống, con người.
Ông đã từng tâm sự: "Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang bề bộn, bóng tối
và ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đầy rẫy những biến động, những bất ngờ, đó mới
thật là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thả sức khai vỡ" [16,77]. Có thể nói, trong
suốt chặng đường sáng tạo gắn liền với những bước đi của đất nước, sáng tác của
Nguyễn Khải bao giờ cũng nhằm thẳng vào đời sống hiện tại. Ông luôn luôn muốn
hướng vào những vấn đề của hiện tại để thức tỉnh người đọc cùng với mình suy nghĩ.
Dù ở mỗi chặng đường, trong phương hướng bám sát những vấn đề thời sự hôm nay,
đề tài có thay đổi, thế giới nhân vật cũng có nhiều đổi khác nhưng bao giờ trái tim
Nguyễn Khải cũng thấm đẫm cảm hứng trước những vấn đề cơ bản của cuộc sống, của
dân tộc, của thời đại, những nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng. Do Nguyễn Khải có vị
trí, vai trò quan trọng như vậy, cho nên việc nghiên cứu, tìm hiểu những tác phẩm của
ông là cần thiết và chắc chắn sẽ rút ra được nhiều bài học bổ ích. Mặt khác, Nguyễn

Khải là một trong những tác giả có tác phẩm được đưa vào giảng dạy nhiều trong nhà
trường phổ thông (như Ra đảo, Mùa lạc). Các tác phẩm được chọn giảng đều tiêu biểu

2


cho phong cách sáng tác của nhà văn, thể hiện rõ nét những chiêm nghiệm, trăn trở suy
tư về con người, về cuộc đời… Việc nghiên cứu Nguyễn Khải hy vọng sẽ góp thêm
một tiếng nói giúp ích cho việc dạy và học tác phẩm của ông ở trong nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Khải là một tác giả nổi tiếng của Văn học Việt Nam hiện đại. Với số
lượng tác phẩm cũng như chất lượng trong sáng tạo nghệ thuật của mình, ông đã được
giới nghiên cứu phê bình đánh giá là một cây bút thông minh, sắc sảo trong khám phá
và nắm bắt hiện thực. Sự mẫn cảm với những gì đang diễn ra hằng ngày, với những
vấn đề hôm nay đã khiến những trang viết sắc sảo, đầy chất “văn xuôi” của Nguyễn
Khải không chỉ thu hút bao thế hệ độc giả mà còn gợi không ít hứng thú tranh luận, trở
thành nơi “giao tiếp đối thoại” với đông đảo bạn đọc. Những tác phẩm của ông sau khi
ra đời thường gây sự chú ý cho công chúng tiếp nhận và tạo ra được nhiều cuộc trao
đổi, tranh luận trong giới phê bình nghiên cứu.
Chúng ta có thể tìm thấy một số lượng khá lớn, khá phong phú những bài nghiên
cứu, phê bình được công bố dưới nhiều dạng khác nhau và đề cập đến nhiều phương
diện trong sáng tác của ông. Nghiên cứu một cách khái quát và toàn diện về tác gia, tác
phẩm của Nguyễn Khải có bài viết của Phan Cư Đệ trong cuốn Nhà văn Việt Nam
1945 - 1975 (tập II); của Đoàn Trọng Huy trong Giáo trình Văn học Việt Nam 1945 -
1975 (phần tác giả). Ngoài ra phải kể đến "Lời giới thiệu" của Vương Trí Nhàn trong
tuyển tập "Nguyễn Khải” (3 tập); bài “Nguyễn Khải - Một thời gắn bó với thời đại và
dân tộc” của Bích Thu hay những bài viết của Đào Thủy Nguyên, Nguyễn Thị Bình
Có thể nói, những công trình trên đã đưa đến cho người đọc một hình dung khá cụ
thể về Nguyễn Khải ở cả sự nghiệp sáng tác, giá trị tác phẩm cùng phong cách riêng
của ông. Hầu hết các tác giả đều khẳng định: Nguyễn Khải là một trong những nhà văn

tiêu biểu của nền văn học Việt Nam từ sau 1945. Trong đó, nhiều tác giả đã đi sâu vào
các bài viết về từng tác phẩm cụ thể hoặc đi vào các phương diện sáng tác của Nguyễn
Khải. Các bài viết về Nguyễn Khải có giá trị của nhiều nhà nghiên cứu đăng lên các
báo, tập san, tạp chí đã được tập hợp lại trong công trình Nguyễn Khải - về tác gia và
tác phẩm (do Hà Công Tài, Phan Diễm Phương tuyển chọn và giới thiệu).
Đặc biệt, những sáng tác từ sau 1975 của Nguyễn Khải đã tạo được sự chú ý của
công chúng độc giả. Các bài viết đã khẳng định những đặc điểm cơ bản trong các sáng

3


tác của ông như: khả năng phát hiện vấn đề, ý thức tìm tòi, lật xới hiện thực, và nhất là
những vấn đề nhân sinh được thể hiện rất rõ nét qua đối thoại, qua nghệ thuật kể
chuyện hấp dẫn Như tác giả Chu Nga trong bài viết “Đặc điểm ngòi bút hiện thực
Nguyễn Khải” đã khẳng định: “Với con mắt sắc sảo của mình, nhìn vào ngõ ngách
nào của cuộc sống, Nguyễn Khải cũng có thể rất nhanh nhạy phát hiện ra những vấn
đề phức tạp” [21,65]. Hay trong cuộc bàn luận về sáng tác của Nguyễn Khải, hai nhà
nghiên cứu Lại Nguyên Ân và Trần Đình Sử cùng đi tìm nguyên nhân: Vì sao sáng tác
của Nguyễn Khải gây được chú ý của độc giả? Theo Lại Nguyên Ân thì người đọc
thích Nguyễn Khải bởi "chất văn xuôi". Đó là tính hiện thực của tác phẩm Nguyễn
Khải khi viết về những con người, những sự việc, những vấn đề của "hôm nay", những
"đề tài nhắm thẳng vào đời sống hiện tại". Cái hiện tại, những vấn đề hôm nay luôn
luôn là trung tâm chú ý của nhà văn Nguyễn Khải. Trần Đình Sử nhất trí với ý kiến đó
và chỉ ra rằng: "cái nhìn tỉnh táo" của Nguyễn Khải giúp người đọc nhận thức cuộc
sống và con người một cách chân thực.
Có thể nói, người đã dồn nhiều tâm huyết nghiên cứu về con người và văn chương
Nguyễn Khải từ sau 1975 tiêu biểu nhất là Vương Trí Nhàn. Với bài viết "Nguyễn
Khải trong sự vận động của văn học Cách mạng từ sau 1945", ông đã giúp người đọc
nhận ra nét căn bản trong các sáng tác của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới là: “Cái nhìn
sắc sảo có từ sớm và khao khát có mặt trong ngày hôm nay. Đối thoại với chính mình

và sự phát hiện trở lại - một phong cách vừa dân dã vừa hiện đại” [25,114]. Trong bài
viết, Vương Trí Nhàn cũng chỉ ra rằng: "Những truyện ngắn của Nguyễn Khải viết từ
1988 - 1999 đến thời gian gần đây, khơi vào hai cái mạch chính: Một là cuộc sống
hôm nay của những người chung quanh, bạn bè đồng nghiệp quen biết cùng tuổi tác
và tâm sự. Hai là số phận những người thân trong gia đình, họ hàng nội ngoại của tác
giả, những ông cậu, bà mợ mà tâm tư tình cảm của Nguyễn Khải còn nhiều quyến
luyến" [25,116].
Bên cạnh đó, phải kể đến Đào Thủy Nguyên trong cuốn Phương pháp tiếp cận
sáng tác của Nguyễn Khải trong giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại [22] đã lưu ý tới
cái nhìn xoáy sâu vào nhiều vấn đề của đời sống con người đương thời: con người
trong thời gian và lịch sử, con người trong các khả năng lựa chọn và thích ứng; con
người trong quan hệ gia đình; con người trong mâu thuẫn và tiếp nối các thế hệ Hay
trong bài viết “Thế giới nhân vật Nguyễn Khải trong cảm hứng nghiên cứu phân tích”

4


ta sẽ thấy: “Mỗi con người, mỗi số phận nhân vật là một tìm tòi khám phá của Nguyễn
Khải để mang đến cho người đọc một nhận thức mới về con người”, “Khát vọng
hướng tới cái đẹp, hướng tới sự hoàn thiện nhân cách trong bất kỳ cảnh ngộ và tình
huống nào là một đặc điểm phổ biến của các nhân vật Nguyễn Khải” [22, 153]. Cùng
với đó, có thể kể đến bài viết "Cảm nhận về con người trong sáng tác của Nguyễn
Khải những năm gần đây" của tác giả Nguyễn Thị Huệ đăng trên tạp chí diễn đàn văn
nghệ Việt Nam, tháng 10/1999. Ở những bài viết này tác giả cũng đã khẳng định: "Con
người trong sáng tác của Nguyễn Khải đầu những năm 80 được nhìn nhận ở nhiều tọa
độ, nhiều chiều khác nhau. Thái độ đánh giá của nhà văn đối với con người cũng trở
nên sâu sắc, phổ quát và tỉnh táo hơn" [16,148].
Ngoài ra, bài viết "Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết" của tác giả Nguyễn Thị
Bình in trong cuốn "Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm" cũng chỉ ra rằng: "Tỉnh táo
ngay từ khi đưa ra quan niệm "Nghệ thuật là khoa học thể hiện lòng người" nên các

nhân vật trong tác phẩm Nguyễn Khải giai đoạn trước nhìn chung không phải loại đơn
giản hay phiến diện. Nhưng phải nói đến giai đoạn sau này, ông mới dành toàn bộ sự
chú ý vào con người, lấy việc khám phá con người làm mục đích trung tâm. Dung
lượng hiện thực có vẻ đẹp hơn nhưng hiện thực lại có chiều sâu hơn và do đó có ý
nghĩa khái quát hơn" [2,135].
Như vậy, mặc dù các nhà nghiên cứu đã đề cập đến thế giới nhân vật trong các tác
phẩm của Nguyễn Khải nhưng trong phạm vi khảo sát của chúng tôi, hầu như có rất ít
đề tài đi sâu tìm hiểu “Vấn đề nhân sinh trong sáng tác của Nguyễn Khải từ sau
1975”. Trên tinh thần tiếp thu, phát triển ý kiến của người đi trước và một số ý kiến cá
nhân, chúng tôi xin mạnh dạn góp phần làm sáng tỏ “Vấn đề nhân sinh trong sáng tác
của Nguyễn Khải từ sau 1975”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề nhân sinh trong sáng tác của Nguyễn
Khải sau năm 1975.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của khóa luận, chúng tôi tập trung nghiên cứu những "vấn đề
nhân sinh" trong các sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Khải sau năm 1975.

5


Khảo sát những sáng tác trước 1975 để có cái nhìn đối sánh giữa hai thời kì sáng
tác và từ đó thấy được những nét phát triển trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Khải.
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến Nguyễn Khải để có cái nhìn toàn diện về tác
giả, từ đó đi tìm những đặc trưng nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Khải sau năm
1975.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:
4.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp

Để thực hiện nhiệm vụ của khóa luận, trước hết chúng tôi tiếp cận với tác phẩm,
thống kê, phân loại, chỉ ra sự lặp lại của những chi tiết có ý nghĩa quan trọng trong
việc tìm hiểu, phân tích các đặc điểm về nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Khải.
Việc phân tích từng hiện tượng riêng lẻ cũng như việc lý giải mối quan hệ giữa một
hiện tượng với một hiện tượng cùng loại hay khác loại được tiến hành đồng thời với
quá trình tổng hợp để rút ra những nhận định phổ quát, quy các hiện tượng riêng lẻ để
đi đến những kết luận chung một cách phù hợp.
4.2. Phương pháp so sánh - đối chiếu
Trong quá trình làm khóa luận, tác giả khóa luận sử dụng phương pháp so sánh -
đối chiếu để từ đó tìm ra những nét tương đồng và khác biệt của mỗi loại, đồng thời để
tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa Nguyễn Khải với tác giả khác trong
cùng một vấn đề đang xét.
4.3. Phương pháp lịch sử
Chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử nhằm tìm hiểu sâu hơn về xã hội, văn hóa
của các tác phẩm.
Ba phương pháp chính này được tiến hành một cách đồng thời, trong phương
pháp này đã có phương pháp kia và ngược lại. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các
phương pháp khác như: phương pháp khảo sát - thống kê, phương pháp trò
chuyện…nhằm thu thập các thông tin cần thiết, hỗ trợ cho việc nghiên cứu.
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần khẳng định hiệu quả của hướng nghiên cứu: tìm hiểu, đánh giá
văn học từ tư tưởng nội dung và những giá trị nghệ thuật, trong mối liên hệ giữa nội

6


dung và nghệ thuật với từng giai đoạn phát triển của văn học, làm nổi bật vị trí và đóng
góp của nhà văn Nguyễn Khải trong quá trình đổi mới văn xuôi Việt Nam hiện đại,
thấy được dấu ấn riêng của Nguyễn Khải qua những sáng tác sau năm 1975. Đây sẽ là
tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng khối ngành sư

phạm, tập thể giáo viên dạy văn, các bậc phụ huynh và các em học sinh.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo, phần nội dung có 3
chương:
CHƯƠNG I: Nguyễn Khải và sự nghiệp đổi mới văn học
CHƯƠNG II: Vấn đề nhân sinh trong quan niệm nghệ thuật về con người
CHƯƠNG III:
Vấn đề nhân sinh nhìn từ phương diện nghệ thuật




































7


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NGUYỄN KHẢI VÀ SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI VĂN HỌC
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp
Nguyễn Khải tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ngày 3 tháng
12 năm 1930 tại Hà Nội. Quê nội ở thành phố Nam Định nhưng tuổi nhỏ sống ở nhiều
nơi. Lúc ông đang học trung học thì gặp Cách mạng tháng Tám. Trong kháng chiến
chống Pháp, Nguyễn Khải gia nhập tự vệ chiến đấu ở thị xã Hưng Yên, sau đó vào bộ
đội, làm y tá rồi làm báo. Bắt đầu viết văn từ những năm 1950, được chú ý từ tiểu
thuyết Xung đột (phần I năm 1959, phần II năm 1962). Sau năm 1975 Nguyễn Khải
chuyển vào sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1988, ông rời quân đội với
quân hàm đại tá để về làm việc tại Hội Nhà văn Việt Nam. Nguyễn Khải từng là ủy
viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa II, III và là phó tổng thư ký khóa
III. Ông là Đại biểu Quốc hội khóa VII. Năm 1982, ông nhận giải thưởng của Hội Nhà
văn Việt Nam với tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm. Năm 2000, nhà văn được phong tặng

giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về Văn học nghệ thuật. Ông mất ngày 15 tháng 01
năm 2008 tại thành phố Hồ Chí Minh do bệnh tim. Ông ra đi để lại một sự nghiệp văn
chương phong phú và đa dạng từ thể loại đến hình thức sáng tác.
Từ năm 1965 trở về trước: tác phẩm của ông là những khúc tráng ca lãng mạn của
công cuộc xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa. Chủ đề của giai đoạn này
khá phong phú: về nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới, về bộ đội trong
những năm chiến tranh chống Mỹ, về những vấn đề xã hội - chính trị có tính thời sự và
đời sống tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp
của đời sống. Nhiều tác phẩm của ông đã được xuất bản và có một số tác phẩm đã
được đưa vào chương trình sách giáo khoa. Ông sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn,
tiểu thuyết, ký sự, kịch. Trong đó, Nguyễn Khải để lại dấu ấn qua nhiều tác phẩm tiêu
biểu như: Xây dựng (truyện vừa, 1952), Xung đột (ghi chép nhiều tập, truyện, 1959-
1962), Câu chuyện giữa một người đọc và một người chép (Nghiên cứu lý luận, 1959),
Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Sức mạnh của ngòi bút là được chiến đấu cho lẽ
phải, cho chân lý (trao đổi, báo Văn học, 1962), Hãy đi xa hơn nữa (tập truyện vừa,
NXB Văn học, 1963), Người trở về (Tập truyện vừa, NXB Văn học, 1964)…
Từ năm 1965 – 1975: Ông chủ yếu viết về người anh hùng trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước. Có thể kể đến như: Ra đảo (tiểu thuyết, NXB Quân đội

8


nhân dân, 1970), Đường trong mây (tiểu thuyết, NXB Văn học, 1970), Hãy đi xa hơn
nữa (tập truyện vừa, NXB Văn học, 1971), Chủ tịch huyện (truyện, NXB Văn học
1972), Chiến sĩ (tiểu thuyết, NXB Quân đội nhân dân, 1973), Đối mặt (kịch, Tạp chí
Tác phẩm mới, 1974)…
Đặc biệt, từ sau năm 1975: Nguyễn Khải viết nhiều về những miền đất mới, tiêu
biểu như: Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người. Trong đó, nổi lên là các trang viết
rất sâu sắc về Hà Nội như Một người Hà Nội, Người của ngày xưa. Ngoài ra, có thể kể
đến Tháng ba ở Tây Nguyên (ký sự, NXB Quân đội nhân dân, 1976), Cách mạng (kịch

4 màn, NXB Quân đội nhân dân, 1978), Cha và Con và (tiểu thuyết, NXB Tác phẩm
mới, 1979), Gặp gỡ cuối năm (tiểu thuyết, NXB Tác phẩm mới, 1982), khoảnh khắc
đang sống (kịch bản phim, truyện ngắn, NXB Văn nghệ, 1982),Thời gian của
người (tiểu thuyết, NXB Tác phẩm mới, 1982), Điều tra về một cái chết (tiểu thuyết,
NXB Tác phẩm mới, 1986), Cái thời lãng mạn (truyện vừa, Báo Văn nghệ, 1987) hay
tác phẩm Một cõi nhân gian bé tý (tiểu thuyết, NXB Văn nghệ, 1989), Cặp vợ chồng ở
chân động Từ Thức (truyện ngắn, báo Văn nghệ, 1991), Chuyện tình của mỗi người
(truyện ngắn, Tạp chí Văn nghệ quân đội, 1992), Sư già chùa Thắm và ông đại tá về
hưu (tập truyện, NXB Hội nhà văn, 1993), Một thời gió bụi (tập truyện ngắn, NXB
Lao động, 1993), Thượng đế thì cười (tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn, 2003. Cuối đời,
ông dành thời gian đúc kết những nghĩ suy, đau đáu trong tùy bút: Nghĩ muộn (Tùy
bút, 2000), Đi tìm cái tôi đã mất (Tùy bút, 2006).
Với những đóng góp to lớn ấy, Nguyễn Khải đã nhận nhiều giải thưởng văn học
như: Giải thưởng Văn học Lê Thanh Nghị (Liên khu III, 1951), Giải thưởng Văn nghệ
Việt Nam (1951-1952), Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1982), Giải thưởng Văn
học Đông Nam Á (2000), Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt II -
2000) và Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.
Những thành tích, những sáng tác cũng như những quan niệm trên của Nguyễn
Khải ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng của lịch sử. Hoàn cảnh lịch sử thay đổi, kéo theo đó
là sự thay đổi của thị hiếu công chúng. Chủ nghĩa đề tài mất ý nghĩa do quan niệm về
hiện thực được mở rộng. Thay vì coi trọng biến cố lịch sử, văn học lấy con người làm
tâm điểm khám phá. Ngòi bút Nguyễn Khải như trẻ lại với niềm say mê “cái hôm nay
ngổn ngang, bề bộn” (Gặp gỡ cuối năm). Ông chiếm lĩnh nhiều vùng đất mới mà vùng
đất nào cũng để ông không ngừng trăn trở về số phận con người, về giá trị làm người.

9


Vẫn là cây bút năng nổ, sung sức, Nguyễn Khải liên tục xuất hiện trên văn đàn với
nhiều thể loại: Kịch (Cách mạng, Khoảnh khắc đang sống, Hành trình đến tự do), bút

kí, tạp văn, tiểu luận (Chuyện nghề), truyện ngắn (các tập Một người Hà Nội, Hà Nội
trong mắt tôi, Sư già chùa Thắm và ông đại tá về hưu…), tiểu thuyết (Cha và Con
và…, Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì
cười…). Có thể kể đến những sáng tác tiêu biểu cho thời kì này của ông:
Về tiểu thuyết:
- Cha và con (1979): tên tác phẩm có xuất xứ từ Kinh Thánh (“Nhân danh Cha và
Con và Thánh Thần”). Tiểu thuyết này là sự trở lại của Nguyễn Khải với các vấn đề
tôn giáo đã được đặt ra trong Xung đột, Nằm vạ, Một đứa con chết. Với đề tài này,
Nguyễn Khải có nhiều duyên nợ. Ông nói rằng từ nhỏ ông đã “có thiên hướng về cái
thiêng liêng, cái thế giới bên kia để tìm một chỗ ẩn náu cho thân phận bấp bênh” của
mẹ con ông và cũng “là nơi giải toả cho nhiều ẩn ức của một tuổi thơ có quá nhiều
nỗi buồn”. Giai đoạn trước, ông nhìn tôn giáo từ tiêu chí ý thức hệ. Cách xử lí vấn đề
trong tác phẩm của ông dựa chủ yếu vào kinh nghiệm cộng đồng: Cha và con và… như
một khảo luận triết học, nghiên cứu tôn giáo từ cả hai phía: phía ý thức hệ và phía nhu
cầu tâm linh có tính tự nhiên của con người. Nhân vật chính là cha Thư – vị linh mục
trẻ tuổi, mang niềm tin thánh thiện bước vào sự nghiệp hành đạo tại một vùng nông
thôn công giáo đang trở nên yên bình, ổn định với con đường tập thể hoá. Giáo dân
chứng kiến nhiều chuyện chẳng hay ho gì của những linh mục tiền nhiệm, không dễ
gửi trọn niềm tin vào sự “chăn dắt” của cha Thư, đấy là chưa kể những kẻ lợi dụng vị
linh mục thiếu kinh nghiệm sống để thực hiện các mưu đồ xấu xa. Cha Thư rơi vào tấn
bi kịch tinh thần không lường trước: ông khao khát thắp sáng đức tin cho mọi người
nhưng chính ông lại thấy lòng tin nơi mình đang “rạn nứt”. Tác giả trình bày khá sinh
động quá trình tâm lí – tư tưởng phức tạp ở cha Thư để đẩy tới kết luận: tôn giáo muốn
tồn tại phải thấm nhuần tư tưởng vì dân. Chúa không ở trong giáo lí, kinh viện mà
“Chúa ở cùng và ở trong những con người trung thực, chất phác, những người lao
động chịu đựng mọi khó nhọc”. Hướng xử lí chủ đề cơ bản vẫn theo nhãn quan chính
trị: chủ nghĩa xã hội được khẳng định chính qua quá trình suy giảm niềm tin tôn giáo -
sự suy giảm ngay trong lòng một “đấng chăn chiên”. Cha Thư “khốn khó” vì “con
chiên” của ông đã quen với một đức tin mới, thiết thực hơn và lành mạnh hơn. Có điều
tác phẩm được tổ chức như một cuộc đối thoại tôn giáo giữa chủ nghĩa xã hội và trong


10


tư thế đối thoại ấy, dự cảm của nhà văn về khả năng tự điều chỉnh để tiếp tục tồn tại
của lí tưởng tôn giáo là có cơ sở. Chất tiểu thuyết đậm nét ở thân phận cha Thư và ở
cái xu hướng mở cửa vấn đề, cùng những chi tiết sinh hoạt tươi tắn, sống động.
- Gặp gỡ cuối năm (1982): lấy bối cảnh đô thị miền Nam sau ngày giải phóng.
Một bàn tiệc tất niên trong một gia đình thượng lưu của chế độ cũ. Thực khách đều là
trí thức và đều có quan hệ họ hàng nhưng đại diện cho những xu hướng chính trị khác
nhau, có quan niệm sống khác nhau. Trước thời khắc chuyển giao năm cũ – năm mới,
đồng thời cũng là thời điểm mà tình thế lịch sử đã rõ ràng, họ thẳng thắn bộc bạch tâm
trạng, thái độ đối với thời thế. Không khí đối thoại dân chủ, khi thân tình ấm áp, lúc
căng thẳng vì các chính kiến đối lập va xiết nhau làm bật lên vấn đề: Người thắng cuộc
cần phải chinh phục được đối phương bằng nhân cách cao cả, còn kẻ thua cuộc cần
phải chấp nhận hoà nhập, thích nghi với chính thể mới. Vì “không ai có thể sống mãi
trong tâm trạng mặc cảm bị dồn đuổi, bị thua cuộc”. Ở tác phẩm này, tính đối thoại và
màu sắc triết luận của ngòi bút Nguyễn Khải là một nét mới. Ngay khi khẳng định sự
thắng thế của cách mạng, nhà văn vẫn không ngần ngại để cho nhân vật nêu lên những
non kém, ấu trĩ trong cách quản lí điều hành xã hội và bệnh lí luận của chúng ta. Đây
cũng là lần đầu tiên, Nguyễn Khải đưa “cái tôi tiểu sử” vào tác phẩm, tạo cho người
đọc cảm giác tin cậy, thân tình.
- Thời gian của người (1984): là câu chuyện về những cách sống đẹp. Ở đây,
khuynh hướng triết luận, cảm quan văn hoá đã giúp Nguyễn Khải mở rộng nội hàm
“sống đẹp”. Các nhân vật chính: Quân – chiến sĩ tình báo lão luyện, Ba Huệ - bí thư
huyện uỷ, cựu chiến sĩ biệt động, Hai Riềng – vị giám đốc nông trường đã sống trải
mấy chế độ nhưng lúc nào cũng một niềm say mê cây cao su, say mê cống hiến cho
đời, cha Vĩnh – vị linh mục dành trọn đời mình làm giảm nhẹ những đau khổ của thế
gian, mỗi người đều là một nhân cách cao cả, là mẫu người “phát triển quá mau lẹ
khiến cái mảnh đất sinh ra nó trở nên chật chội” (Tác phẩm – NXB Tác phẩm mới,

trang 291). Họ mang vẻ đẹp của trí thức sống hết mình cho một niềm tin nên họ đã có
những khoảnh khắc “chói sáng, rực rỡ, ăm ắp những xúc cảm, những kỷ niệm”, họ là
biểu tượng sâu sắc về tự do, về khả năng “để lại dấu vết”, chuẩn bị cho tương lai. Với
họ, khái niệm thời gian là khái niệm giá trị vì nó luôn gắn với khát vọng tiến bộ, hoàn
thiện của con người. Tác phẩm tiếp tục cảm hứng đối thoại - triết luận nhưng giọng
văn trầm tĩnh, khoan hoà, nhiều sắc thái chiêm nghiệm hơn so với các cuốn trước.

11


- Điều tra về một cái chết (1986): tập trung khắc hoạ một mẫu nhân vật “dám đi
đến tận cùng số phận của mình, dám kết thúc cuộc hành trình gian nan của niềm tin
bằng cái chết chứ quyết không chịu rời bỏ niềm tin ban đầu”. Tư Tốn là một chức sắc
đạo Cao Đài, có niềm tin trong sáng, khao khát làm cuộc cách mạng chấn hưng Đại
Đạo nhưng lại ảo tưởng có thể “một mình gánh vác sự nghiệp to lớn trong đơn độc”,
có thể quy chiếu tất cả vào một chữ "tâm". Con người ham suy nghĩ, luôn day dứt về
chân lí ấy đã tự đưa mình đến một kết cục bi hài vì chỉ trước khi chết mới kịp nhận ra
mình là ai. Qua Tư Tốn, Nguyễn Khải muốn trình bày kinh nghiệm từng trải và suy
ngẫm của ông về người trí thức. Tác phẩm có cái tên hơi “hình sự” nhưng thực ra là
một tiểu thuyết luận đề. Người đọc chờ đợi những tình tiết ly kỳ sẽ thất vọng khi gặp
các đoạn tự luận dài dặc và những tư liệu về một giáo phái được nhiều người biết tới,
tuy rằng tác giả gửi vào cuốn sách nhiều tâm huyết và tâm đắc.
- Vòng sóng đến vô cùng (1987): vừa tiếp tục Thời gian của người ở chủ đề khẳng
định quá khứ, khẳng định những cách sống tích cực để có thể “gieo hạt vào tương lai”
vừa tăng thêm cảm hứng chống tiêu cực, đặt ra nhu cầu bức xúc cần đổi mới cơ chế xã
hội. Cuộc đối thoại lớn của tác phẩm là đối thoại giữa hai thế hệ lịch sử. Gia tài vô giá
là nền hoà bình và một lí tưởng cao cả làm chuẩn mực, lớp con cháu hình như chờ đợi
nhận được nhiều hơn thế, họ không tìm được trong quá khứ của cha anh những kinh
nghiệm thật sự quan trọng đối với nhu cầu cơm áo, phát triển ngoài kinh nghiệm chiến
đấu. Tác phẩm là một triết lí về hành trình tiếp nối theo thời gian của các thế hệ người

Việt trong và sau chiến tranh, lí giải sự khác biệt thế hệ với những vấn đề cần nhận
thức để tự hoàn thiện.
- Một cõi nhân gian bé tí (1989): chủ yếu viết về những nhân vật “lạc thời” hoặc
do sự xô đẩy đầy ngẫu nhiên của số phận, như ông Mọn, ông Định, hoặc do ảo tưởng
mà chọn lầm đường hoặc vì bất đắc chí mà thành tội phạm, như Mọ Vũ, Hải, một số bị
cáo mà Chính xét xử, hoặc do căn bệnh duy ý chí làm xơ cứng khả năng cảm nhận
cuộc đời như Chính, Tiến. Cõi nhân gian tưởng lớn rộng hoá ra chật chội chỉ vì con
người quá nhiều tham vọng và lầm lạc. Nhưng đấy cũng là lẽ thường tình của kiếp
người. Cách sống thích hợp chính là biết chấp nhận nghịch lí và những ngẫu nhiên,
may rủi để có được sự thanh thản tinh thần. Tác phẩm giàu sắc thái ảm đạm và có âm
hưởng buồn.

12


- Thượng đế thì cười (2003): Nhan đề có xuất xứ từ ngạn ngữ Do Thái “Con
người suy nghĩ còn Thượng đế thì cười”. Đây là một tiểu thuyết tự truyện hoặc một
dạng hồi lí được cấp cho dáng về tiểu thuyết nhờ sự khách thể hoá cái tôi tác giả. Từ
tình huống trớ trêu của một nhà văn quen được vợ tôn thờ như ông chủ, nhưng lúc về
già lại bị vợ cắn dứt, dằn vặt, phải chịu mặc cảm tội lỗi, Nguyễn Khải như muốn nhìn
lại toàn bộ đời văn của mình bằng cái nhìn chiêm nghiệm, đồng thời cũng để giãi bày
với bạn đọc nhiều nỗi niềm riêng. Ông đã vẽ chân dung mình khá tỉ mỉ, từ ngoại hình
đến tâm tính, từ tư tưởng đến số phận. Có lẽ ở đây, Thượng đế thì cười thuộc số hiếm
hoi những tiểu thuyết lấy nghề viết văn, người viết văn làm đối tượng mổ xẻ với cái
nhìn suồng sã đời thường đến thế.
Nhìn chung, từ 1978 đến nay, qua bảy cuốn tiểu thuyết đã công bố của Nguyễn
Khải, người đọc nhận ra ở ông sức sáng tạo dồi dào và một phong cách tiểu thuyết rõ
nét. Cả bảy cuốn tiểu thuyết đều có dung lượng gọn gàng (ngắn nhất là Một cõi nhân
gian bé tí: 131 trang, dài nhất là Thượng đế thì cười: 246 trang). Mỗi tác phẩm có dạng
tiểu thuyết tư liệu, khi là dáng dấp tiểu thuyết vụ án, lúc nghiêng về tự luận, lúc tự

thuật – tự trào… Điều này cho thấy tác giả rất có ý thức đổi mới ngòi bút, có nhiều
trăn trở để mở rộng quan niệm về thể loại. Vai trần thuật trong đa số các tiểu thuyết
của ông ở chặng đường này là nhân vật nhà văn, nhà báo, người mang đậm cái tôi tiểu
sử, cái tôi hoài cổ, cái tôi tác giả. Khuynh hướng triết luận nhất quán biểu hiện khá rõ
qua màu sắc luận đề và lối kết cấu mô hình hoá bằng những tình huống suy lí – giả
định (Gặp gỡ cuối năm, Cha và Con và , Thời gian của người, Thượng đế thì cười).
Có người cho rằng những cái kết của Nguyễn Khải thường đuối vì gượng ép và chỉ là
giả định. Thực ra tính giả định sẽ đảm bảo cho tác phẩm một độ mở cần thiết, có điều
nó hơi lạ so với kinh nghiệm đọc tiểu thuyết truyền thống.
Về truyện ngắn, ở giai đoạn sáng tác thứ hai này, truyện ngắn của Nguyễn Khải
có nhiều khởi sắc, tuy ông không thuộc số cây bút thực sự tạo ra bước đột phá thể loại.
Đó là thế giới phong phú những cảnh ngộ cá biệt, những hành trình sống đầy nhọc
nhằn do bao hệ lụy thường tình, những cuộc vật lộn kiên cường của con người với
hoàn cảnh để bảo vệ một niềm tin cá nhân, những cá nhân với bảng giá trị tự nó xác
lập cho nó. Mỗi truyện như một phát hiện cảm động về con người và tất cả đều nhằm
trả lời cho câu hỏi khắc khoải suốt cuộc đời cầm bút: Con người là ai? So với tiểu
thuyết, truyện ngắn Nguyễn Khải tính luận đề mờ đi nhiều, khung thể loại hoàn toàn

13


truyền thống nhưng cách nhìn, cách lí giải con người và hiện thực thì ngả hẳn về tinh
thần hiện đại. Ông đặt con người vào các mối quan hệ đời thường để quan sát tư cách
làm người của nó và nhận ra chính cái đa đoan, đa sự trong bản chất tinh thần của con
người làm nên vẻ đẹp của cuộc sống, nhận ra trong số phận cá nhân, yếu tố may - rủi
có vai trò rất lớn. Nếu ở truyện ngắn giai đoạn trước, nhân vật của ông hầu hết là trẻ
tuổi, tự tin khẳng định tương lai của mình thì đến giai đoạn này, ông viết nhiều về
những người già, những người thất bại, “lạc thời”, đơn độc, lạc lõng: một người mẹ cả
đời hy sinh vì con cái, lúc tuổi già phải sống vạ vật vỉa hè để con không bị “mất thể
diện” trước bạn bè (Mẹ và các con); một người vợ sống như nô lệ bên ông chồng gia

trưởng ích kỷ và thực chất vô tích sự mà lúc nào cũng mang mặc cảm mình không
xứng đáng với chồng (Đời khổ); một trí thức vốn là giáo sư dạy văn chương Pháp ở
trường trung học, là cựu sinh viên trường đại học Sorbone danh tiếng mà phải ăn nhờ
ở đậu, bưng bát cơm ăn với vẻ mặt “nhẫn nhục, hãi sợ và thèm thuồng” (Hai ông già
ở Đồng Tháp Mười); một ông lão ăn mày mắc bệnh lao phải trốn chạy khỏi đứa cháu
nội duy nhất để cho cháu khỏi mất cơ hội có công ăn việc làm (Ông và cháu); một nhà
báo có công lớn với tỉnh nhà nhưng bị những người lãnh đạo hắt hủi, lạnh nhạt chỉ vì
ông dám phanh phui cái xấu của địa phương họ (Lạc thời); một nhà văn có tài, ôm ấp
dự định viết cuốn sách lớn của đời mình nhưng đến ngoài tuổi 60 vẫn chưa thực hiện
được vì phải lo kiếm tiền mua sữa, mua bột cho cháu (Người kể chuyện thuê)… Một
nhà văn vừa thức tỉnh khỏi “cái thời lãng mạn” gặp lại nhân vật của mình năm xưa là
anh lính phục viên sáng ngời với bao hoài bão to lớn bất ngờ rơi vào cảnh “gà trống
nuôi con”, cuộc gặp gỡ của bao nhiêu ngậm ngùi thấm thía “năm xưa chúng tôi nói
chuyện đạo, bữa nay gặp lại nói toàn chuyện đời, một người, đời người đến là luân
khổ ải…” (Cái thời lãng mạn). Sau có những người chọn lối sống ẩn dật, cố tách mình
ra khỏi không khí ganh đua sôi sục như Hồ Dzếnh, Kim Lân (Đất kinh kỳ), cặp vợ
chồng ở chân động Từ Thức (truyện cùng tên)… Không phải Nguyễn Khải không còn
quan tâm đến những tính cách mạnh mẽ, lãng mạn, những người luôn chiến thắng
hoàn cảnh, nhưng cả ở trường hợp này, ông cũng chú ý nhiều đến “phía khuất mặt
người”, đến những gì thực sự làm nên bản lĩnh, giá trị cá nhân. Đó là sự chuyển hướng
quan trọng. Ông tự bạch: “Bằng sự từng trải của tuổi tác, hắn đã nhận ra vẻ đẹp của
đời thường và sự bất biến của những tính cách mới được xác lập trong nửa thế kỷ qua
sẽ thành máu huyết của dân tộc, thành tính cách Việt Nam. Nói thì dễ nhưng hiểu được

14


vẻ đẹp của đời thường với riêng hắn cũng phải mất nửa thế kỷ. Nhận ra vẻ đẹp một
cách nên thơ trong ánh sáng của bình minh thì hắn đã nhận ra từ Mùa lạc, Hãy đi xa
hơn nữa (…). Nhưng nhận ra vẻ đẹp của thất bại, của vất vả trầm luân trong cái

quầng sáng vàng úa của hoàng hôn thì phải từ năm hắn đã 50 tuổi, khi hắn viết “Hai
ông già ở Đồng Tháp Mười” (Thượng đế thì cười). Như vậy, cùng với kinh nghiệm
sống, kinh nghiệm thẩm mỹ của nhà văn cũng có nhiều thay đổi. Từ chỗ bị hấp dẫn bởi
vẻ đẹp của con người chính trị, con người lịch sử, ông dần chuyển niềm say mê sang
vẻ đẹp nhân bản của những con người khiêm nhường về phận vị nhưng biết tự trọng,
và dù hoàn cảnh nào cũng không chịu đánh mất niềm khát khao tự hoàn thiện. Có thể
nói, truyện ngắn Nguyễn Khải chặng này chứa đựng nhiều chiêm nghiệm về nhân thế,
hay nói cách khác là cách chắt lọc tính người từ cuộc mưu sinh đầy phồn tạp. Nguyễn
Khải đo cái đẹp bằng nhãn quan văn hoá mà tiêu biểu là cái đẹp nữ tính (Mẹ và con,
Chúng tôi và bọn hắn, Người vợ, Đời khổ, Một người Hà Nội, Má đào, Chút phấn của
đời, Người của nghề…) và cái đẹp thanh lịch, hào hoa của đất kinh kỳ (tập truyện Hà
Nội trong mắt tôi). Từ góc độ văn hoá, ông đặt ra những vấn đề rất có ý nghĩa như nhu
cầu hạnh phúc của người già (Nắng chiều), nhu cầu tự do cá tính (Lãng tử, Má đào),
sự công bằng đối với con trẻ (Người vợ)… Có một Nguyễn Khải thật sắc sảo mà cũng
thật nhân hậu, khoan hoà trong truyện ngắn.
1.2 Bối cảnh chung và những đổi mới của nền văn học sau 1975
Sự thay đổi của lịch sử – xã hội kéo theo sự thay đổi trong văn học. Tuy nhiên,
văn học nghệ thuật có quy luật riêng của nó. Ở Việt Nam, sau 1975 hoàn cảnh xã hội
đã đổi thay. Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khép lại một thời chiến tranh khói lửa, mở ra
một thời kì mới trong lịch sử dân tộc. Sau 1975 không khí chiến trận đi qua, con người
không còn phải đối mặt với sự sống - cái chết trên chiến hào, trong trận đánh giữa ta
và địch… Con người trở về cuộc sống thường nhật vốn đa sự và đa đoan của nó. Trong
dòng chảy thời gian, sự đổi thay vĩ đại ấy cũng đã khiến không ít người “khó hòa
nhập” với cuộc sống mới. “Thiên đường” của hòa bình không giản đơn như người ta
vẫn xây đắp trong mơ ước và ảo tưởng trước đây. Trải qua những tháng năm gồng
mình trong chế độ bao cấp, cùng bao thảm họa của chiến tranh để lại, đất nước không
phát triển đi lên được. Nhân dân đói cơm rách áo, đời sống tinh thần nghèo nàn. Cũng
chịu chung cái cảnh ấy, người nghệ sĩ đâu còn cảm hứng để sáng tạo nghệ thuật,
“cánh chim bằng chưa bay đã hóa cu nhà, chim sâu ăn đất”. Cùng với đời sống vật


15


chất thiếu thốn, đời sống văn hóa cũng bị bủa vây khép kín. Trong thời gian dài, những
tư tưởng, học thuật, văn hóa về cơ bản chúng ta chỉ có ảnh hưởng từ hệ thống phe xã
hội chủ nghĩa, vì vậy nó đơn điệu, thậm chí độc tôn một vài quan điểm nào đấy. Đặc
biệt là vào những năm 1980, tình hình kinh tế xã hội nước ta gặp nhiều khó khăn và
rơi vào khủng hoảng ngày một trầm trọng. Trước tình hình đó, tháng 12 năm 1986, Đại
hội lần thứ VI của Đảng đã xác định đổi mới toàn diện: “Đổi mới là nhu cầu bức thiết
của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn”; “Phải đổi mới, trước hết là
đổi mới tư duy, chúng ta mới có thể vượt qua khó khăn” [4]. Ngay sau đó, Bộ Chính
trị ra Nghị quyết 05 “Về đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo quản lí văn học nghệ
thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học nghệ thuật và văn hóa phát
triển lên một bước mới”, động viên văn nghệ đổi mới: văn hóa, văn nghệ nước ta càng
phải được đổi mới, đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm”. Đảng khuyến khích
văn nghệ sĩ tìm tòi sáng tạo, khuyến khích và yêu cầu có những thể nghiệm mạnh bạo
và rộng rãi trong sáng tạo nghệ thuật, trong phát triển các loại hình và các thể loại
nghệ thuật. Những việc làm ấy đã làm cho văn nghệ nước nhà có điều kiện giao lưu
với nhiều nền văn hóa, văn học trên thế giới. Văn học nước ngoài được dịch và giới
thiệu đa dạng phong phú hơn.
Nếu trước đây các tác phẩm được dịch chủ yếu là của nền văn nghệ Xô viết với tư
tưởng chủ đạo là ngợi ca chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản thì nay tiếng nói ấy
không còn độc tôn. Văn học tiến gần đến tinh thần dân chủ. Sự giao thoa, hợp lưu các
nền văn hóa đã làm cho thế giới quan, nhân sinh quan người nghệ sĩ sắc bén và tươi
mới hơn, tư duy của họ thay đổi. Thực tế cho thấy, văn học sau 1975 có hai thời kỳ.
Thời kỳ đầu là từ 1975 cho đến đầu năm 80. Văn học thời kỳ này tuy có một số biến
đổi như mở rộng đề tài, đề cập đến nhiều vấn đề hơn… nhưng về cơ bản vẫn gần với
đặc điểm của giai đoạn trước. Nghĩa là ở những sáng tác này, cảm hứng sử thi vẫn giữ
một vai trò quan trọng trong tư duy nghệ thuật. Có thể kể đến những sáng tác văn học
ở thời kỳ này như Tháng ba ở Tây Nguyên của Nguyễn Khải, Năm 1975 họ đã sống

như thế của Nguyễn Trí Huân, Trong cơn gió lốc của Khuất Quang Thụy, Nắng đồng
bằng của Chu Lai, Miền cháy của Nguyễn Minh Châu… Phải từ những năm 80 văn
xuôi mới thật sự có những bước chuyển đáng kể. Trước hết là sự tự đổi mới của các
nhà văn đã có sáng tác khá vững vàng ở giai đoạn trước. Người ta thấy trong văn xuôi
của Nguyễn Minh Châu, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng, Ma Văn Kháng, Xuân Thiều,

16


Nguyễn Trọng Oánh, Lệ Lựu…trong đó có cả Nguyễn Khải đã bắt đầu có những đổi
mới. Ở đây không chỉ đổi mới ở phạm vi đề tài, vấn đề mà còn là ở tư duy nghệ thuật,
cảm hứng, cách viết… Quá trình đổi mới này đã diễn ra đầy khó khăn và thử thách. Tư
duy nghệ thuật đã dần dần chuyển sang tư duy tiểu thuyết là phù hợp với đối tượng
phản ánh và là một quá trình tất yếu trong sự phát triển của văn học. Có thể thấy quá
trình chuyển biến này trong cả lớp nhà văn đã được khẳng định cũng như ở lớp nhà
văn mới xuất hiện trong thời kỳ này. Đọc những tâm tưởng của Bùi Hiển, Gió từ miền
cát của Xuân Thiều, Sống với thời gian hai chiều của Vũ Tú Nam, … đã bắt đầu thấy
có cách tiếp cận khác trước. Ở đây các tác giả không chỉ ngợi ca khâm phục mà còn là
sự phân tích, lý giải các hiện tượng của hiện thực. Nếu trước đây chủ yếu là cách nhìn
đơn diện, rạch ròi thiện ác, địch ta, cao cả thấp hèn… thì bây giờ cách nhìn nhiều
chiều hơn, đa diện hơn, phức tạp hơn. Đến Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu
và nhất là ở lớp nhà văn trẻ sau 1975 cách nhìn tiểu thuyết mới thật sự chiếm vị trí chủ
yếu và trở nên có sức thuyết phục trong việc nắm bắt và lý giải hiện thực. Truyện ngắn
của Nguyễn Khải xuất hiện sau 1975 đã gây nên tranh luận khá sôi nổi. Nổi bật là
những vấn đề về đời tư thế sự với những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh rộng lớn, không
chỉ dừng lại ở chiến đấu và xây dựng.
Qua đây, ta có thể nói rằng: văn học sau 1975 đã có những phát triển đáng kể. Sự
phát triển này không chỉ ở chỗ ngày càng xuất hiện đông đảo đội ngũ các nhà văn,
ngày càng nhiều tác phẩm mới ra đời, mà cái quan trọng hơn, sự phát triển của văn
xuôi được ghi nhận trên việc đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, đổi mới tư

duy nghệ thuật, đổi mới thể tài và phương thức thể hiện… Tất cả những phát triển này
không chỉ là luận chứng chứng tỏ bước phát triển của văn xuôi sau năm 1975, mà còn
là cơ sở để xem văn xuôi sau năm 1975 là một giai đoạn phát triển độc lập trong sự
phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại với những vấn đề mới mẻ đa chiều Đó
cũng là qui luật và xu thế tất yếu của mọi nền văn học nói chung và của văn học hiện
đại Việt Nam nói riêng.
Sau chiến tranh, đất nước hòa bình, người nghệ sĩ lại được sự cổ vũ bởi không khí
đổi mới, nhất là từ 1980. Với khát vọng sáng tạo và sự đổi thay ấy, lúc này nhiều nhà
văn thực sự sống và viết. Những Lê Lựu, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khắc Trường,
Chu Lai, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải… đã có những hướng tìm tòi mới trong sáng
tạo văn học. Họ có một sự may mắn là “lớp người của hai thời đại”: thời của chiến

17


tranh cách mạng và thời bình. Đối với những nhà văn này “hiện thực không chỉ là hiện
thực cách mạng, các biến cố lịch sử và đời sống cộng đồng mà nó còn là hiện thực của
đời sống hàng ngày, với các quan hệ thế sự vốn dĩ đa đoan, đa sự, phức tạp, chằng
chịt, đan dệt nên những mạch nổi và mạch ngầm của đời sống. Hiện thực đó còn là đời
sống cá nhân của mỗi con người với những vấn đề riêng tư, số phận, nhân cách, với
khát vọng mọi mặt, cả hạnh phúc và bi kịch. Hiện thực đời sống trong tính toàn vẹn
của nó đã mở ra những không gian vô tận cho văn học thỏa sức chiếm lĩnh, khám phá,
khai vỡ” [18,132].
Một trong những nét biểu hiện phong cách nhà văn là sự lựa chọn đề tài. Đề tài
trong văn học vô cùng phong phú đa dạng, bởi có bao nhiêu loại hiện tượng đời sống
thì có bấy nhiêu đề tài. Đề tài mang tính khách quan của đời sống nhưng sự lựa chọn
đề tài nào của nhà văn lại là do cái tạng của người viết. Vì vậy, đề tài cũng mang dấu
ấn chủ quan của nhà văn. Nó giúp cho độc giả thấy được cái nhìn toàn cảnh về một
thời kì lịch sử, đồng thời hiểu hơn những khó khăn mà nhà văn đã trải qua để có được
thành tựu như ngày hôm nay. Vì vậy dấu ấn thời đại, hoàn cảnh sống ít hoặc nhiều đều

tác động đến cảm quan nghệ thuật của nhà văn. Cuộc sống vô cùng phong phú, đa
dạng nhà văn dù có tài năng bao nhiêu đi chăng nữa thì ngòi bút của anh ta cũng khó
lòng bao quát hết được cuộc đời vốn đa sự như nó vốn có. Trước “tình cảnh” ấy mỗi
một nhà văn đều tìm lấy cho mình một góc, một mảng cuộc đời để từ đó xây cất nên
ngôi nhà nghệ thuật với tất cả niềm say mê, hứng khởi và cả sự lao động trầy trật, gian
khổ. Trước những ngổn ngang của hiện thực đời sống, nhà văn chỉ lựa chọn những gì
mình thích, hợp với cái gu riêng của mình. Quá trình lựa chọn ấy thể hiện tính chủ
quan của nhà văn đối với việc phản ánh hiện thực. Nhà văn thông qua thế giới nghệ
thuật để khám phá, thể hiện bản chất thẩm mĩ của đời sống, phát hiện ra cái đẹp, cái
cao cả, cái bi, cái hài… Người cầm bút tiếp cận hiện thực bằng cách riêng của mình.
Hiện thực trong văn học được nhà văn nghiền ngẫm, đánh giá, trở trăn. Hiện thực ấy
mang dấu ấn cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Có thể kể đến những tác phẩm tiêu
biểu của giai đoạn sau 1975 như: Đất trắng (1979 - 1984) của Nguyễn Trọng Oánh;
Thời xa vắng (1987) của Lê Lựu; Thân phận tình yêu (1991) của Bảo Ninh; Sóng lừng
(1991) của Triệu Xuân; Ác mộng (1990) của Ngô Ngọc Bội (1989); Cơ hội của chúa
(1999) của Nguyễn Việt Hà; Gặp gỡ cuối năm (1982), Thời gian của người (1985),
Thượng đế thì cười (2003)… của Nguyễn Khải; Cõi mê (2004) của Triệu Xuân…

18


Được sống trong thời bình với những đổi thay của thời đại, tác giả đã tìm về quá
khứ, lịch sử của dân tộc với những cuộc chiến đầy cam go và oanh liệt… Khi đất nước
còn bóng quân thù cả dân tộc cùng chung một nhiệm vụ là đánh đuổi kẻ thù giành độc
lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân. Những xóm dưới làng trên, con trai, con gái sẵn
sàng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Tuy nhiên, sáng tác sau 1975 nhìn về hiện thực
chiến tranh cách mạng không phải chỉ một chiều giản đơn. Từ đề tài chiến tranh cách
mạng, các nhà văn muốn qua đó đề cập đến những vấn đề thuộc về con người, thuộc
về đời sống sau chiến trận. Họ viết về chiến tranh để có điều kiện nhìn rõ hơn cuộc
sống hiện taị, có thể viết về chiến tranh với những mất mát lớn lao của con người, hoặc

để tìm “thời gian đã mất”. Mỗi một nhà văn, tùy thuộc vào mục đích của mình, cùng
một đề tài chiến tranh mà đem đến cho công chúng những cảm nhận khác nhau. Đó là
sự phong phú đa dạng trong văn học.
Cũng như đề tài về chiến tranh cách mạng, đề tài về nông thôn cũng đã từng được
các nhà văn khai thác khá thành công ở giai đoạn sau 1975. Trong quá trình đổi mới,
chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nhiều vấn đề của đời sống thôn quê được phát lộ, là
mảnh đất phì nhiêu để các nhà văn canh tác. Những nét đẹp truyền thống, những lề
thói hủ tục, cùng những cảnh đời bất hạnh sau lũy tre xanh hiện lên khá sắc sảo.
Ở thời bình cuộc sống thật đa sự, con người thật đa đoan. Đề tài thế sự đời tư là đề
tài trung tâm của tiểu thuyết giai đoạn này. Rất nhiều nhà văn đi vào khai thác mảng
thế sự, đời tư. Trong không khí đổi mới, nhà văn có quyền cất tiếng hót bằng chính
giọng của mình. Điểm nhìn của nhà văn được mở rộng với nhiều chiều kích, không bị
khúc xạ bởi một yếu tố bên ngoài nào mà phụ thuộc vào lương tâm, trách nhiệm của
người cầm bút với cuộc đời. Vì vậy, tác phẩm của họ có chiều rộng lẫn bề sâu hơn.
Những góc khuất, những mảng vỡ của kiếp nhân sinh, những xung đột trong gia đình,
trong mỗi cá nhân, bản thể người được nhà văn khám phá và lí giải tận cùng. Có thể
thấy ngòi bút tinh vi của các nhà văn đã dò la vào tận những ngóc ngách, những miền
sâu thẳm của cuộc sống thực tế để phơi bày lên trang viết tâm sự với bạn đọc.
Đời sống thị thành trong những năm đổi mới cũng là mảng đề tài có nhiều cây bút
theo đuổi. Nhà văn từ việc khắc họa hiện thực cuộc sống phố phường đã cố gắng đi
sâu vào khai thác những mặt trái của chốn thị thành: đồng tiền, quyền lực làm tha hóa
biến chất con người, những đố kị, thù hằn, dục vọng nảy sinh từ đó. Đây là mảng đề tài
khá hấp dẫn với nhiều nhà tiểu thuyết.

19


Cùng với đó, tình yêu luôn là đề tài muôn thuở của nghệ thuật. Tùy thuộc vào
từng hoàn cảnh xã hội lịch sử cụ thể mà tình yêu được thể hiện trong văn học với mức
độ đậm nhạt khác nhau. Trước 1975 trong văn học nước nhà đề tài này có phần hạn

chế. Nó nhường cho đề tài về quê hương đất nước. Hơn nữa nếu được đề cập thì cơ
bản các nhà văn nhìn nhận trên lập trường giai cấp, lí tưởng xã hội. Sau 1975 vấn đề cá
nhân được quan tâm, những vấn đề thuộc về tính nhân bản, nhân văn được quan tâm,
đặt lên hàng đầu, tình yêu, hạnh phúc riêng tư vì thế trở thành một đề tài lớn trong các
sáng tác.
Để khai thác thành công những mảng đề tài đó, đầu tiên người cầm bút phải có
một quan điểm, cách nhìn nhận riêng về đề tài sao cho phù hợp với bối cảnh chung của
xã hội lúc bấy giờ. Đặc biệt là giai đoạn sau 1975, nền văn học Việt Nam thực sự đã có
những đổi mới đáng kể.
Trước hết là sự đổi mới cách nhìn về hiện thực
Văn học theo khuynh hướng sử thi trước 1975 đã tồn tại quan niệm về hiện thực
lớn của văn học đó là đời sống cách mạng ở những nơi mũi nhọn, là cuộc sống mới và
con người mới. Nói thật công bằng, trong nền văn học sử thi, việc tập trung vào những
hiện thực lớn của đời sống cách mạng, việc đề cao một số đề tài ưu tiên là lẽ tất yếu,
phù hợp với tính chất và mục đích của nền văn học ấy. Tuy nhiên, nhìn theo chiều
hướng phát triển của văn học thì nó cũng bộc lộ những điều cần phải được thay đổi khi
có điều kiện. Một thời gian dài người ta đánh giá giá trị tác phẩm theo nội dung hiện
thực. Hiện thực được xem là thước đo của sự tiến bộ nghệ thuật. Khái niệm hiện thực
được hiểu giản đơn, máy móc, giáo điều. Vai trò sáng tạo của nhà văn ít được đề cao.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nhìn nhận: “Tôi không hề nghĩ rằng mấy chục năm
qua nền văn học cách mạng - nền văn học ngày nay có được là nhờ bao nhiêu trí tuệ,
mồ hôi và cả máu của bao nhiêu nhà văn - không có những cái hay, không để lại
những tác phẩm chân thực. Nhưng về một phía khác, cũng phải nói thật với nhau
rằng: mấy chục năm qua, tự do sáng tác chỉ có đối với lối viết minh họa, với những
cây bút chỉ quen với công việc cài hoa kết lá, vờn mây cho những khuôn khổ đã có
sẵn, cho chữ nghĩa những văn bản vốn đã có sẵn mà chúng ta quy cho đấy là tất cả
hiện thực đời sống đa dạng và rộng lớn” [3].
Từ sau năm 1975, nhất là đầu những năm 1980 cuộc sống thời bình đã thực sự
trở lại, con người hàng ngày phải đối mặt với nhiều vấn đề và thực tiễn đời thường,


20


các quan hệ thế sự, đời sống riêng tư. Những nhà văn có sự mẫn cảm với cuộc sống đã
không thể bỏ qua hiện thực đời thường ấy và họ nhìn ra nhiều vấn đề đáng quan tâm.
Từ Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Thời xa vắng của Lê Lựu, rồi Gặp gỡ
cuối năm, Thời gian của người của Nguyễn Khải… đã có một cái nhìn nhiều chiều, thể
hiện quan niệm mới của nhà văn về hiện thực. Đề tài về lịch sử dân tộc vốn là chủ đề
chính chi phối mạnh mẽ mọi bình diện của hiện thực. Văn học đã chuyển sự quan tâm
sang chủ đề thế sự và đời tư. Với quan niệm về hiện thực đời thường phong phú, vô
tận như thế, các cây bút đã đi vào khám phá và thể hiện hiện thực đời sống trong tính
muôn mặt và muôn vẻ của nó. Văn học được giải phóng khỏi “chủ nghĩa đề tài” thì
cũng đồng nghĩa với thuận lợi và thách thức đối với nhà văn. Nhà văn có thể viết mọi
điều, có thể viết cả những điều trước đây bị cho là cấm kị, nhưng điều quan trọng nhất
là ở chỗ anh ta có phát hiện ra điều gì mới, biểu đạt được cái gì của mình trong những
cái quen thuộc hay xa lạ với người đọc. Sự lựa chọn hiện thực không quan trọng bằng
cách đánh giá về hiện thực ấy. Lê Ngọc Trà nêu quan điểm văn học nghiền ngẫm về
hiện thực. Đây là sự đổi mới tích cực và đúng đắn trong quan niệm về hiện thực của
văn học Việt Nam sau 1975 nói chung và thể loại tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 nói
riêng. Bên cạnh đó, thế giới nghệ thuật không chỉ phản ánh thực tại ngoài đời mà còn
là thế giới do nhà văn sáng tạo. Thế giới đó có thể có thực hoặc ảo, nó tồn tại bên cạnh
những hình ảnh của hiện thực.
Không dừng lại ở đó, quan niệm về con người cũng dần được đổi mới: Quan niệm
nghệ thuật về con người được hiểu như là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người
vốn có của hiện thực. Quan niệm nghệ thuật không phải là những nhận xét thoáng qua
mà là những cảm nhận, những cách thức lí giải và cắt nghĩa về thế giới đã được hóa
thành nguyên tắc. Mỗi một nhà văn bao giờ cũng có nguyên tắc riêng trong quá trình
chiếm lĩnh và lí giải hiện thực.
Trong thời kì chiến tranh cách mạng, văn học nhìn con người chủ yếu ở tư cách
con người công dân, con người dân tộc, giai cấp. Đó là điều rất cần thiết. Chính vì thế

nên trong một thời gian dài những tư cách khác, những góc khuất khác của con người
đã bị bỏ qua, nếu được nhìn thì cũng nằm trong hệ quy chiếu của các giá trị cộng đồng,
thống nhất với con người dân tộc, con người giai cấp. Những sáng tác sau 1975 đã tiếp
cận con người ở mọi mặt với nhiều tư cách. Các nhà văn đã dần đi tới một quan niệm
đầy đủ hơn, biện chứng hơn về con người. Các nhà văn đã chạm đến và đi sâu vào

21


những nỗi niềm, những băn khoăn về tự do, hạnh phúc, về sự tồn tại của mỗi con
người trong cuộc đời. Nếu văn học thời chiến tranh cách mạng chưa quan tâm đến cái
riêng, hoặc đề cập đến cái riêng một cách dè dặt thì văn học thời đổi mới đã xem đó
như là một yêu cầu cần phải khám phá, thể hiện. Trong văn học xuất hiện những con
người đa diện, nhiều chiều, phức tạp. Người đọc không dễ gì mà kết luận nhân vật xấu
hay tốt, sang hay hèn theo một cách đơn giản như trước đây đã từng tồn tại. Mỗi con
người là một thực thể sống với suy nghĩ, xúc cảm riêng. Muốn thấu hiểu được nhân
vật, kết luận về họ, độc giả phải có sự trải nghiệm, am hiểu lẽ đời và cũng cần một ít
“vốn liếng” về nghệ thuật để hiểu rõ ý đồ nghệ thuật của nhà văn khi người nghệ sĩ
xây dựng hình tượng. Những sáng tác sau 1975 đặc biệt quan tâm đến con người như
một cá thể, một thực thể sống, trong đó chứa đựng cả phần nhân loại phổ quát.
Con người giai đoạn này xuất hiện trước hết là con người trần thế với tất cả mọi
mặt của nó. Thế giới bên trong của mỗi cá nhân con người luôn luôn là một thế giới
chứa đầy bí mật. Thế giới ấy luôn thu hút sự kiếm tìm của nhà văn. Nếu trước 1975
văn học cách mạng đã chú ý đến “bề nổi” của con người trong mối quan hệ với đất
nước, cộng đồng, lịch sử, thì văn học sau thời đổi mới đã đi vào khám phá con người ở
“chiều sâu lẫn bề rộng” của nó. Nhà văn đã đi vào mọi ngõ ngách của đời sống của
con người để khám phá, biểu hiện. Hòa âm và nghịch âm, bè trầm và bè nổi, chát chúa
lẫn êm dịu, ánh sáng lẫn bóng tối đều được cất lên trong bản tấu muôn màu của con
người. Những nhân vật trên sân khấu cuộc đời ấy không còn chỉ đóng đơn vai chính
diện hay phản diện nữa mà hòa điệu phức hợp. Tạ Duy Anh viết Thiên thần sám hối đã

đề cập đến nỗi đau làm người với câu chuyện của một hài nhi đang băn khoăn lựa
chọn có nên làm người hay không. Vì sao hài nhi ấy lại có sự băn khoăn đó? Bởi vì
những ngày cuối của thai kì, đứa bé sắp chào đời đã nghe được những âm thanh cuộc
sống của người dội vào tai nó qua bụng mẹ. Nó thấy cuộc đời sao nhơ nhuốc, con
người đối xử với nhau thật táng tận lương tâm… Còn cõi người trong Mười lẻ một đêm
của Hồ Anh Thái cũng thật cằn cỗi và cùn trơ bởi lòng đố kị, nhỏ nhen. Chiến tranh,
tuổi trẻ đã đi qua, để lại nỗi buồn, bi kịch và mất mát. Bảo Ninh, Chu Lai với Nỗi buồn
chiến tranh, Ăn mày dĩ vãng đã dũng cảm và thành thực chỉ ra cái ác, cái mất mát của
cuộc chiến vừa qua còn dai dẳng, hiện hữu với những di họa của nó không biết bao giờ
mới hết.

×