Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thực trạng kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần bốn phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 82 trang )

1










KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HÓA
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BỐN PHƢƠNG

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hoàng Liên
Lớp: Đại học Kế toán K53
GVHD: NCS.ThS Trần Tự Lực



















Tháng 5 năm 2015
2


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Bốn Phƣơng, đƣợc sự quan tâm
giúp đỡ của nhân viên Công ty đã giúp em có điều kiện tìm hiểu hoạt động kinh
doanh cũng nhƣ công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh
của Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Kế toán của Công ty Cổ
Phần Bốn Phƣơng đã tạo thuận lợi cho em trong bƣớc đầu bỡ ngỡ, cung cấp số
liệu giúp em tìm hiểu và học hỏi từ những hoạt động thực tế để em hoàn thành khóa
luận của mình.
Và em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trƣờng Đại học Quảng Bình, Khoa
Kinh tế - Du lịch đã truyền đạt những kiến thức quý báu để em có tƣ liệu ứng dụng
vào thực tế. Đồng thời, em đặc biệt cảm ơn thầy giáo NCS.ThS Trần Tự Lực đã
tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, em xin kính chúc toàn thể Công ty gặp nhiều thuận lợi trong công
việc, chúc Công ty ngày càng lớn mạnh và phát đạt.
Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, tiếp tục gặt hái thật nhiều thành công
trong sự nghiệp trồng ngƣời.
Trân trọng!
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hoàng Liên











3


DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1
1.1
Trình tự ghi sổ trong phƣơng pháp thẻ song song
11
2
1.2
Trình tự ghi sổ trong phƣơng pháp sổ số dƣ
12
3
1.3

Trình tự ghi sổ trong phƣơng pháp sổ đối chiếu luân
chuyển
13
4
1.4
Trình tự luân chuyển chứng từ bán hàng
17
5
1.5
Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và CCDV
19
6
1.6
Sơ đồ hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
20
7
1.7
Sơ đồ hạch toán chi phí giá vốn hàng bán
20
8
1.8
Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng
23
9
1.9
Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
24
10
1.10
Sơ đồ hạch toán xác định KQKD

25
11
2.1
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ Phần Bốn
Phƣơng
28
12
2.2
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ Phần
Bốn Phƣơng
30
13
2.3
Sơ đồ tổ chức ghi sổ kế toán tại Công ty Cổ Phần
Bốn Phƣơng
31
14
2.4
Sơ đồ kế toán doanh thu hoạt động kinh doanh hàng
hóa
33
15
2.5
Trình tự thủ tục bán hàng

40
16
2.6
Trình tự ghi sổ chi phí bán hàng và QLDN
57













4



DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1
2.1
Tình hình kinh doanh các mặt hàng chính cả Công ty
(giai đoạn 2012 – 2014)
34
2
2.2
Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công
ty (giai đoạn 2012 – 2014)

35

3
2.3
Tình hình tài sản dài hạn của Công ty (giai đoạn 2012
– 2014)
36

4
2.4
Tình hình vốn và cơ cấu vốn của Công ty (giai đoạn
2012 – 2014)
37
5
2.5
Cơ cấu lao động của Công ty (giai đoạn 2012 - 2014)
38




5

DANH MỤC CÁC BIỂU MẪU
STT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1
2.1

Hợp đồng mua bán hàng hóa
42
2
2.2
Hóa đơn GTGT
45
3
2.3
Nhật ký chứng từ số 8
46
4
2.4
Phiếu xuất kho
47
5
2.5
Sổ cái tài khoản 511
48
6
2.6
Phiếu nhập kho
50
7
2.7
Nhật ký chứng từ số 8
51
8
2.8
Sổ cái tài khoản 521
52

9
2.9
Nhật ký chứng từ số 8
54
10
2.10
Nhật ký chứng từ số 8
55
11
2.11
Sổ cái tài khoản 632
56
12
2.12
Hóa đơn dịch vụ viễn thông
58
13
2.13
Hóa đơn dịch vụ viễn thông
59
14
2.14
Phiếu chi
60
15
2.15
Nhật ký chứng từ số 1
61
16
2.16

Sổ cái tài khoản 641
62
17
2.17
Sổ cái tài khoản 642
63
18
2.18
Nhật ký chứng từ số 8
65
19
2.19
Nhật ký chứng từ số 8
66
20
2.20
Sổ cái tài khoản 911
67






6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Chữ
Chữ đầy đủ

1
BHXH
Bảo hiểm xã hội
2
BHYT
Bảo hiểm y tế
3
CCDV
Cung cấp dịch vụ
4
CP
Chi phí
5
DT
Doanh thu
6
GTGT
Giá trị gia tăng
7
GVHB
Giá vốn hàng bán
8
KPCĐ
Kinh phí công đoàn
9
KQKD
Kết quả kinh doanh
10
QLDN
Quản lý doanh nghiệp

11
SXKD
Sản xuất kinh doanh
12
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
13
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
14
TM
Thƣơng mại
15
TSCĐ
Tài sản cố định
16
TTĐB
Tiêu thụ đặc biệt

















7

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hiện nay, nền kinh tế toàn cầu hóa làm cho mức độ cạnh tranh về
kinh tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang diễn ra ngày càng gay
gắt. Việt Nam kể từ khi gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới - thành viên thứ 150
đã không ngừng nỗ lực vƣơn lên để bắt kịp với những đổi thay và phát triển của nền
kinh tế thế giới.
Nền kinh tế ngày càng phát triển, sự xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp
với các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào
cũng đủ khả năng để có thể tồn tại và phát triển. Trên thực tế để có đƣợc thành
công, các doanh nghiệp cần tổ chức công tác quản lý và công tác kế toán sao cho
phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình mà vẫn đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu. Đối
với doanh nghiệp thƣơng mại thì hoạt động kinh doanh chính là hoạt động bán
hàng. Khi khâu bán hàng đƣợc tổ chức tốt thì các chu kỳ kinh doanh sẽ diễn ra liên
tục, nhịp nhàng, sự thu hồi và quay vòng vốn nhanh, làm giảm chi phí và tăng hiệu
suất sinh lời. Vì vậy, việc quản lý bán hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn
tại và phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thƣơng mại,
góp phần tạo lập nguồn quỹ cho doanh nghiệp, đảm bảo việc thực hiện tốt các nghĩa
vụ đối với Nhà nƣớc, với xã hội. Từ đó, có thể mở rộng quy mô sản xuất, giải quyết
đƣợc vấn đề lao động, nâng cao thƣơng hiệu cũng nhƣ uy tín trên thị trƣờng trong
và ngoài nƣớc.
Hiện nay, việc bán hàng hóa của các doanh nghiệp trên toàn quốc phải đối mặt
với không ít khó khăn thử thách. Một là, sự gia tăng ngày càng nhiều của các doanh
nghiệp với các loại hình kinh doanh đa dạng làm cho sự cạnh tranh ngày càng trở

nên gay gắt. Thêm vào đó, cùng với chính sách mở của nền kinh tế, các doanh
nghiệp Việt Nam còn phải đối mặt với sự cạnh tranh của các hãng nƣớc ngoài. Hai
là, cơ chế quản lý kinh tế còn nhiều bất cập gây không ít khó khăn trở ngại cho các
doanh nghiệp. Do vậy, để có thể đứng vững trên thƣơng trƣờng thì doanh nghiệp
phải tổ chức tốt công tác bán hàng, có chiến lƣợc bán hàng thích hợp cho phép
doanh nghiệp chủ động thích ứng với môi trƣờng, nắm bắt cơ hội, huy động có hiệu
quả nguồn lực hiện có và lâu dài để bảo toàn và phát triển vốn, nâng cao hiệu quả
kinh doanh.
8

Gắn liền với công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh (KQKD), kế
toán tiêu thụ hàng hóa và xác định KQKD giữ một vai trò hết sức quan trọng. Nó
góp phần phục vụ đắc lực và có hiệu quả trong công tác tiêu thụ hàng hóa, đồng
thời phản ánh toàn bộ quá trình bán hàng của doanh nghiệp cũng nhƣ việc xác định
KQKD, cung cấp thông tin cho nhà quản lý về hiệu quả, tình hình kinh doanh của
từng đối tƣợng hàng hóa để từ đó có đƣợc những quyết định kinh doanh chính xác
kịp thời và có hiệu quả. Các doanh nghiệp đã sử dụng kế toán tiêu thụ hàng hóa nhƣ
là một công cụ chủ yếu, quan trọng trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh
cũng nhƣ nâng cao hiệu quả tiêu thụ. Để thực hiện tốt đƣợc những yêu cầu trên thì
kế toán với tƣ cách là một công cụ quản lý phải đƣợc thay đổi và hoàn thiện kịp
thời, thƣờng xuyên cập nhật những thông tƣ, chế độ kế toán mới của Bộ Tài Chính
để phù hợp với tình hình kinh tế đang thay đổi từng ngày.
Công ty Cổ Phần Bốn Phƣơng là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
thƣơng mại. Nhận thấy đƣợc yếu tố quyết định sự thành công của Công ty trong
thời gian qua là nhờ khâu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, trên cơ sở lý
luận cùng thời gian thực tập tại Công ty, em chọn đề tài “Thực trạng kế toán tiêu
thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Bốn
Phƣơng” làm đề tài nghiên cứu.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu về thực trạng kế toán tiêu thụ

và xác định KQKD tại Công ty Cổ Phần Bốn Phƣơng.
- Phạm vi không gian: Thực hiện nghiên cứu tại Công ty Cổ Phần Bốn
Phƣơng.
- Phạm vi thời gian:
 Thời gian thu thập số liệu:
Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập trong ba năm từ 2012 đến 2014.
Số liệu sơ cấp đƣợc dùng để đánh giá về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả
kinh doanh trong năm 2014.
 Thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài: Từ 12/01/2015 đến 30/05/2015.



9

3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Vận dụng lý thuyết kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ và xác định KQKD
nói riêng để nghiên cứu thực tiễn công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định
KQKD tại Công ty Cổ Phần Bốn Phƣơng. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp
nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định KQKD tại Công ty.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu đề tài này nhằm đạt đƣợc các mục tiêu sau đây:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ và xác định KQKD trong
doanh nghiệp thƣơng mại làm nền tảng cơ sở cho thực hiện nghiên cứu.
- Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Bốn
Phƣơng.
- Đánh giá thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định KQKD tại Công ty
Cổ Phần Bốn Phƣơng.
- Một số đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác
định KQKD tại Công ty Cổ Phần Bốn Phƣơng.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để phân tích, tổng hợp hệ thống cơ sở lý luận về kế
toán tiêu thụ và xác định KQKD trong doanh nghiệp thông qua tài liệu từ sách, báo, giáo
trình, các thông tin tổng hợp trên internet, khóa luận tốt nghiệp của các khóa học trƣớc.
- Phương pháp thu thập số liệu
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tìm hiểu hoạt động kinh doanh của đơn vị
cũng nhƣ các số liệu cần thiết khác phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Phƣơng pháp hỏi trực tiếp ngƣời cung cấp thông tin, dữ liệu cần thiết cho việc
nghiên cứu đề tài. Phƣơng pháp này sử dụng trong giai đoạn thu thập những thông
tin cần thiết và số liệu thô liên quan tới đề tài.
- Phương pháp xử lý số liệu
 Phƣơng pháp chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là phƣơng pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành các
nghiệp vụ kinh tế. Để phản ánh và có thể kiểm chứng đƣợc các nghiệp vụ kinh tế,
10

kế toán có một phƣơng pháp là: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải lập các
chứng từ là giấy tờ hoặc vật chứa đựng thông tin, làm bằng chứng xác nhận sự phát
sinh và hoàn thành của các nghiệp vụ kinh tế.
Phƣơng pháp chứng từ kế toán nhằm sao chụp nguyên tình trạng và sự vận
động của các đối tƣợng kế toán, đƣợc sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian, địa điểm phát sinh vào các bản
chứng từ kế toán.
Hệ thống chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ tài sản và xác
minh tính hợp pháp trong việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế pháp lý thuộc đối
tƣợng hạch toán kế toán, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD).
 Phƣơng pháp tính giá
Tính giá là phƣơng pháp thông tin và kiểm tra về chi phí trực tiếp và gián tiếp

cho từng loại hoạt động, từng loại tài sản nhƣ: tài sản cố định, hàng hóa, vật tƣ, sản
phẩm và lao vụ
Phƣơng pháp tính giá sử dụng thƣớc đo tiền tệ để tính toán, xác định giá trị
của từng loại tài sản của đơn vị thông qua việc mua vào, nhận góp vốn, đƣợc cấp,
đƣợc tài trợ hoặc sản xuất ra theo những nguyên tắc nhất định.
 Phƣơng pháp đối ứng tài khoản
Đối ứng tài khoản là phƣơng pháp thông tin và kiểm tra quá trình vận động
của từng loại tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh theo mối quan hệ biện chứng
đƣợc phản ánh vào trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phƣơng pháp đối ứng tài
khoản đƣợc hình thành bởi cặp phƣơng pháp tài khoản và ghi sổ kép. Trong đó:
Phƣơng pháp tài khoản: Là phƣơng pháp phân loại và hệ thống hóa các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh theo từng nội dung kinh tế, nhằm theo dõi tình hình biến động
của từng loại tài sản, nguồn vốn, từng nội dung thu chi trong quá trình SXKD của
đơn vị.
Phƣơng pháp ghi sổ kép: Là phƣơng pháp phản ánh sự biến động của các đối
tƣợng kế toán, theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trong mối liên hệ khách quan
giữa chúng, bằng cách ghi số tiền kép (một số tiền ghi 2 lần) vào các tài khoản kế
toán có liên quan.


11

 Phƣơng pháp tổng hợp và cân đối kế toán
Tổng hợp và cân đối kế toán là phƣơng pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn
vốn và kết quả hoạt động SXKD của đơn vị hạch toán qua từng thời kỳ nhất định
bằng cách lập các báo cáo có tính tổng hợp và cân đối nhƣ: Bảng cân đối kế toán,
Báo cáo kết quả hoạt động SXKD, Báo các lƣu chuyển tiền tệ
Như vậy, mỗi phƣơng pháp có vị trí, chức năng nhất định nhƣng giữa chúng
lại có mối quan hệ chắt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống phƣơng pháp kế toán.
Muốn có những thông tin tổng hợp về tình hình trạng tài chính của đơn vị thì phải

lập bảng cân đối tài sản tức là sử dụng phƣơng pháp tổng hợp và cân đối kế toán.
Nhƣng chỉ có thể tổng hợp và cân đối các loại tài sản của doanh nghiệp trên cơ sở
theo dõi chặt chẽ sự hình thành và vận động biến đổi của các loại tài sản qua các
giai đoạn SXKD. Việc ghi chép vào các tài khoản kế toán bắt buộc phải dùng đơn vị
đo lƣờng tiền tệ do đó cần phải tính giá các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình
SXKD.
Muốn tính giá và ghi chép vào các tài khoản có liên quan một cách chính xác
thì phải có những thông tin chính xác về từng hoạt động cụ thể của đơn vị tức là
phải có những chứng từ hợp lệ phản ánh nguyên vẹn nghiệp vụ kinh tế phát sinh và
có đầy đủ cơ sở pháp lý để làm căn cứ ghi sổ kế toán. Nhƣng nếu chỉ dựa vào chứng
từ thì không thể phản ánh hết sự biến đổi của tài sản. Trong thực tế có những hiện
tƣợng không thống nhất giữa hiện vật và chứng từ, sổ sách do điều kiện khách quan
gây ra nhƣ: đƣờng dôi thừa do ẩm ƣớt, xăng dầu bị hao hụt do bốc hơi Để khắc
phục tình trạng trên, kế toán phải tiến hành kiểm kê để kiểm tra số lƣợng và tình
hình cụ thể của hiện vật, đối chiếu giữa sổ sách với thực tế trong từng thời điểm có
khớp đúng với nhau hay không. Nếu không khớp đúng thì lập biên bản (cũng là chứng
từ) mà điều chỉnh lại sổ sách kế toán cho khớp với thực tế. Đảm bảo cho các số liệu của
kế toán phản ánh chính xác và trung thực về các loại tài sản của doanh nghiệp.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài kết cấu trong 03 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định
KQKD trong doanh nghiệp thƣơng mại.
- Chƣơng 2: Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định
KQKD tại Công ty Cổ Phần Bốn Phƣơng.
- Chƣơng 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ hàng
hóa và xác định KQKD tại Công ty Cổ Phần Bốn Phƣơng.


12


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HÓA
VÀ XÁC ĐỊNH KQKD TRONG DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KQKD
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng, ý nghĩa của hoạt động bán hàng và xác
định KQKD trong doanh nghiệp thƣơng mại
1.1.1.1. Khái niệm
- Bán hàng là quá trình vận động của vốn kinh doanh từ hình thái vốn hàng
hóa sang vốn bằng tiền và hình thành kết quả kinh doanh thƣơng mại.
- Xác định KQKD chính là xác định phần chênh lệch giữa một bên là doanh
thu thuần với một bên là toàn bộ chi phí đã bỏ ra.
1.1.1.2. Đặc điểm
Có thể khái quát đặc điểm cơ bản của quá trình bán hàng nhƣ sau:
- Đó là sự mua bán có thỏa thuận : Doanh nghiệp đồng ý bán và khách hàng
đồng ý mua, đã trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.
- Doanh nghiệp giao cho khách hàng một lƣợng hàng hóa và nhận đƣợc từ
khách hàng một khoản tiền hoặc một khoản nợ. Khoản tiền này đƣợc gọi là doanh
thu bán hàng, dùng để bù đắp các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình kinh doanh.
- Căn cứ vào số tiền hay khoản nợ mà khách hàng chấp nhận trả để hạch toán
KQKD trong kỳ của doanh nghiệp.
1.1.1.3. Chức năng
- Xét về mặt kinh tế học, bán hàng là một trong bốn khâu của quá trình tái sản
xuất xã hội. Đó là một quá trình lao động kỹ thuật nghiệp vụ phức tạp của doanh
nghiệp thƣơng mại nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cho xã hội. Chỉ có thông qua
bán hàng thì tính hữu ích của hàng hóa mới đƣợc thực hiện, tạo điều kiện để tái sản
xuất xã hội. Việc thúc đẩy bán hàng hóa ở doanh nghiệp thƣơng mại là cơ sở để
thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung.
- Xét về phương diện xã hội, bán hàng có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng
nhu cầu ngƣời tiêu dùng. Thông qua công tác bán hàng, các đơn vị kinh doanh có

thể dự đoán nhu cầu tiêu dùng của xã hội nói chung và từng khu vực nói riêng với
từng sản phẩm hàng hóa, từ đó doanh nghiệp sẽ xây dựng đƣợc các kế hoạch kinh
13

doanh phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Chính qua đó, doanh nghiệp đã góp
phần điều hòa giữa cung và cầu trong nền kinh tế.
- Ngoài những chức năng trên, công tác bán hàng là cơ sở để có KQKD. Giữa
bán hàng và xác định KQKD có mối liên hệ hết sức mật thiết và tác động qua lại lẫn
nhau. Bán hàng là cơ sở để xác định KQKD, quyết định KQKD cao hay thấp; còn
KQKD là căn cứ quan trọng để đƣa ra các quyết định và tiêu thụ hàng hóa. Nhƣ
vậy, có thể khẳng định rằng KQKD là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, còn
bán hàng là phƣơng tiện để thực hiện mục tiêu cuối cùng đó.
- Việc xác định KQKD chính là xác định phần chênh lệch biểu hiện “lãi” hoặc
“lỗ”. Xác định đúng KQKD là cơ sở để đánh giá hiệu quả của các hoạt động SXKD
trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp, xác định nghĩa vụ mà doanh nghiệp
phải thực hiện đối với Nhà nƣớc, lập các quỹ tạo điều kiện mở rộng sản xuất. Ngoài
ra, việc xác định đúng KQKD còn là cơ sở để lập kế hoạch cho kỳ kinh doanh tiếp
theo, đồng thời nó cũng là số liệu cung cấp thông tin cho các đối tƣợng quan tâm
nhƣ các nhà đầu tƣ, các ngân hàng
1.1.1.4. Ý nghĩa
Trong điều kiện hiện nay, khi mà các doanh nghiệp đang phải tiến hành kinh
doanh trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trƣờng, việc
xác định KQKD có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xử lý, cung cấp các thông tin
không những cho các nhà quản lý của doanh nghiệp để lựa chọn phƣơng án kinh doanh
có hiệu quả mà nó còn là căn cứ để các cơ quan quản lý tài chính, cơ quan thuế thực
hiện giám sát việc chấp hành các chính sách, chế độ tài chính của doanh nghiệp.
Kế toán bán hàng và xác định KQKD nếu đƣợc thực hiện tốt sẽ đem lại hiệu
quả thiết thực cho công tác bán hàng nói riêng và cho hoạt động kinh doanh nói
chung của doanh nghiệp. Nó giúp cho ngƣời sử dụng những thông tin của kế toán
nắm đƣợc toàn diện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho ngƣời quản

lý trong việc ra quyết định kịp thời cũng nhƣ trong việc lập kế hoạch kinh doanh
trong tƣơng lai.
1.1.2. Phƣơng pháp tính giá vốn của hàng bán
Giá vốn hàng bán là giá gốc của sản phẩm, hàng hóa đƣợc tiêu thụ. Trong hoạt
động thƣơng mại, tùy thuộc vào tính chất kinh doanh và tổ chức kế toán chi tiết
hàng tồn kho, mà khi xuất hàng hóa bán ra kế toán kết chuyển ngay chi phí mua
14

hàng phát sinh thực tế vào giá vốn của hàng đã bán đƣợc, hay đến cuối kì mới tính
một lần vào chi phí mua hàng theo công thức phân bổ hoặc theo giá vốn hàng bán
trong kì.
Để có số liệu hạch toán cũng nhƣ xác định KQKD của doanh nghiệp, cần phải
xác định phƣơng pháp tính giá trị mua thực tế của hàng hóa bán ra trong kỳ của
doanh nghiệp để từ đó xác định giá vốn hàng bán (GVHB). Ta có:
GVHB = Giá mua hàng hóa xác định là tiêu thụ + Chi phí mua phân bổ
Tùy theo điều kiện của mình mà doanh nghiệp lựa chọn phƣơng pháp tính giá
mua hàng cho phù hợp trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc nhất quán trong kế toán, tức
là sử dụng phƣơng pháp nào thì phải thống nhất trong niên độ kế toán. Thông
thƣờng, có những phƣơng pháp tính giá mua hàng hóa nhƣ sau:
- Phương pháp thực tế đích danh: Phƣơng pháp này dựa trên cơ sở xuất kho
hàng hoá thuộc lô nào thì lấy đúng đơn giá mua của lô đó để tính giá mua của hàng
xuất kho. Áp dụng phƣơng pháp này trong trƣờng hợp kế toán nhận diện đƣợc từng
lô hàng, từng loại hàng hoá tồn kho, từng lần mua vào và đơn giá theo từng hoá đơn
của chúng.
- Phương pháp bình quân giá quyền: Theo phƣơng pháp này, trƣớc hết cần
tính đơn giá bình quân cho từng mặt hàng, sau đó căn cứ số lƣợng trên phiếu xuất
kho hàng hóa để tính giá xuất kho.
Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho x Đơn giá thực tế bình quân

Đơn giá Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Giá trị hàng thực tế nhập trong kỳ

thực tế =
bình quân Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ

- Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Phƣơng pháp này dựa trên giả
thiết hàng nhập kho trƣớc sẽ xuất kho trƣớc, vì vậy hàng tồn kho đầu kỳ giả định là
xuất trƣớc tiên, số hàng hóa xuất thêm sau đó đƣợc xuất đúng theo thứ tự mua vào
nhập kho. Nhƣ vậy giá mua hàng xuất kho đƣợc tính theo đơn giá của hàng mua vào
nhập kho tại các thời điểm đầu, giá mua của hàng tồn kho cuối kỳ sẽ là giá mua của
hàng mua vào sau cùng.
15

- Phương pháp nhập sau, xuất trước: Theo thông tƣ 200/2014/TT-BTC (ban
hành ngày 22 tháng 12 năm 2014), bỏ phƣơng pháp nhập sau – xuất trƣớc (LIFO)
và bổ sung phƣơng pháp giá bán lẻ đối với hàng hóa trong một số đơn vị kinh doanh
thƣơng mại đặc thù (siêu thị hoặc tƣơng tự). Phƣơng pháp giá bán lẻ là phƣơng
pháp sử dụng khi đơn vị có sự thay đổi về số lƣợng hàng một cách thƣờng xuyên,
nhiều chủng loại và không thể áp dụng các phƣơng pháp khác đƣợc. Trong phƣơng
pháp giá bán lẻ, giá gốc hàng tồn kho đƣợc xác định bằng cách lấy giá bán của hàng
tồn kho trừ đi lợi nhuận biên theo tỷ lệ phần trăm hợp lý. Tỷ lệ này có tính đến
trƣờng hợp giá trị của hàng hóa hạ thấp hơn giá bán ban đầu của nó. Thông thƣờng
mỗi mặt hàng đƣợc xác định một tỷ lệ bình quân riêng.
Cuối kỳ, kế toán tiến hành phân bổ chi phí thu mua của hàng còn lại đầu kỳ và
chi phí thu mua phát sinh trong kỳ này cho hàng xuất kho và hàng còn lại cuối kỳ
theo công thức:
CP mua hàng hóa CP mua hàng phát
CP thu mua đầu kỳ + sinh trong kỳ KL hay giá
phân bổ cho = x mua của
hàng tồn cuối kỳ KL hay giá mua của KL hay giá mua hàng hàng tồn
hàng tồn cuối kỳ + xuất trong kỳ


CP thu mua CP thu mua CP thu mua CP thu mua
phân bổ cho hàng = hàng hóa + hàng hóa phát – phân bổ cho
bán trong kỳ lúc đầu kỳ sinh trong kỳ hàng tồn cuối kỳ

Như vậy, giá vốn của hàng bán ra đƣợc tính theo công thức sau:
Trị giá vốn của hàng Trị giá mua của hàng Chi phí thu mua phân bổ
bán ra trong kỳ = hàng xuất bán trong kỳ + cho hàng xuất bán trong kỳ
1.1.3. Phƣơng pháp kế toán chi tiết hàng hóa
Kế toán chi tiết hàng hóa đƣợc thực hiện đối với từng loại hàng lƣu chuyển
qua kho cả về chỉ tiêu giá trị và hiện vật.
Để có thể quản lý tốt nhất hàng hóa có trong kho thì điều quan trọng là doanh
nghiệp phải lựa chọn vận dụng phƣơng pháp hạch toán chi tiết phù hợp với yêu cầu và
16

trình độ quản lý của đội ngũ kế toán của doanh nghiệp. Tùy theo tình hình, đặc điểm
riêng của mình mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong ba phƣơng pháp sau:
1.1.3.1. Phương pháp thẻ song song
 Điều kiện vận dụng:
Những đơn vị thƣờng xuyên áp dụng phƣơng pháp thẻ song song thƣờng có
đặc trƣng: chủng loại vật tƣ ít, mật độ nhập xuất nhiều cần giám sát thƣờng xuyên,
hệ thống kho tập trung, kế toán có thể kiểm tra và đối chiếu thƣờng xuyên.
 Đặc điểm tổ chức sổ và quy trình hạch toán:
(2)


(1) (3) (4)


(2)


Chú thích: Ghi hàng ngày hoặc định kỳ
Đối chiếu kiểm tra
Ghi cuối tháng
Sơ đồ 1.1: Trình tự ghi sổ trong phƣơng pháp thẻ song song.
- Tại kho: Thực hiện bƣớc (1). Việc ghi chép tình hình nhập xuất tồn do thủ
kho tiến hành trên thẻ kho hoặc sổ kho theo từng loại hàng, từng mặt hàng có trong
kho và ghi theo chỉ tiêu số lƣợng.
- Tại phòng kế toán: Thực hiện các bƣớc (2), (3), (4). Kế toán mở thẻ kế toán
chi tiết cho từng loại hàng hóa tƣơng ứng với thẻ kho nhƣng khác là đƣợc theo dõi
trên cả hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Hàng ngày hoặc định kỳ, khi nhận đƣợc
chứng từ nhập xuất do thủ kho chuyển tới, nhân viên kế toán kiểm tra đối chiếu sau
đó vào sổ chi tiết. Cuối tháng tiến hành cộng sổ và đối chiếu với thẻ kho.


Chứng từ
nhập
Chứng từ
nhập
Chứng từ
xuất
Sổ chi tiết
hàng hóa
Bảng tổng
hợp xuất
nhập tồn
lũy kế
xuất
17

1.1.3.2. Phương pháp sổ số dư

 Điều kiện vận dụng
Phƣơng pháp này thích hợp cho những doanh nghiệp có đặc trƣng: Chủng loại
hàng hóa phong phú, mật độ nhập xuất lớn, hệ thống kho tàng phân tán và quản lý
tổng hợp, thƣờng sử dụng giá hạch toán để ghi chép, lao động kế toán không đủ để
thực hiện đối chiếu, kiểm tra thƣờng xuyên nhƣng đòi hỏi phải có chuyên môn vững
vàng, tinh thần trách nhiệm cao, đảm bảo số liệu đƣợc ghi chép chính xác trung
thực.
 Đặc điểm tổ chức sổ và quy trình hạch toán:
(2) (4)


(1)
(1) (3) (5)



(2) (4)

Chú thích: Ghi hàng ngày hoặc định kỳ
Đối chiếu kiểm tra
Ghi cuối tháng
Sơ đồ 1.2: Trình tự ghi sổ trong phƣơng pháp sổ số dƣ.
- Tại kho: Thủ kho thực hiện các bƣớc (1), (3). Ở phƣơng pháp này ngoài việc
ghi chép giống phƣơng pháp trên thủ kho còn sử dụng sổ số dƣ để ghi chép chỉ tiêu
số lƣợng của hàng hóa. Sổ này do kế toán lập cho từng thủ kho và sử dụng cả năm.
Hàng tháng, vào ngày cuối tháng, kế toán chuyển số dƣ cho thủ kho. Thủ kho sau
khi cộng số liệu nhập xuất trong tháng và tính ra số tồn cuối tháng của từng loại
hàng trên thẻ kho và vào sổ số dƣ theo từng loại hàng hóa.
- Cũng vào cuối tháng, sau khi nhận đƣợc sổ số dƣ do thủ kho chuyển lên thì
kế toán căn cứ vào số lƣợng và đơn giá của từng loại hàng hóa tồn kho để tính ra chỉ

tiêu giá trị của số dƣ và ghi vào cột “thành tiền” trên sổ số dƣ. Số liệu này đƣợc đối
chiếu với số liệu cột tồn kho trên Bảng tổng hợp và chúng phải trùng nhau.
Chứng từ
nhập
Thẻ kho
Chứng từ
xuất
Bảng kê lũy
kế nhập
Sổ số dƣ
Bảng kê lũy
kế xuất
Bảng kê tổng hợp
nhập - xuất - tồn
18

1.1.3.3. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
 Điều kiện vận dụng
Phƣơng pháp này thích hợp với doanh nghiệp có quy mô hoạt động vừa,
chủng loại nguyên vật liệu không nhiều, khối lƣợng chứng từ nhập xuất không quá
nhiều, không bố trí riêng nhân viên kế toán vật liệu do vậy không có điều kiện ghi
chép, theo dõi hằng ngày.
 Đặc điểm tổ chức sổ và quy trình hạch toán:

(2)

(1) (3)
(4)



(1) (3)

(2)

Chú thích: Ghi hàng ngày hoặc định kỳ
Đối chiếu kiểm tra
Ghi cuối tháng
Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ trong phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển.
Tại kho, thủ kho thực hiện bƣớc (1), (2), (3). Kế toán mở sổ đối chiếu luân
chuyển để ghi chép tình hình nhập xuất tồn kho của từng loại hàng hóa theo cả 2 chỉ
tiêu: số lƣợng, giá trị ở từng kho cho cả năm, mỗi tháng chỉ ghi một lần vào cuối
tháng. Để có số liệu ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển, kế toán lập bảng kê nhập,
xuất, cuối tháng tiến hành kiểm tra số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho
và số liệu kế toán tổng hợp.
1.1.4. Các phƣơng thức bán hàng hóa
Trong nền kinh tế thị trƣờng, việc bán sản phẩm, hàng hóa của các doanh
nghiệp đƣợc thực hiện bằng nhiều phƣơng thức khác nhau, theo đó các sản phẩm
hàng hóa vận động từ tay doanh nghiệp đến tay các hộ tiêu dùng cuối cùng. Tùy
thuộc vào đặc điểm sản phẩm hàng hóa tiêu thụ mà doanh nghiệp có thể sử dụng
một trong các phƣơng thức sau:
Chứng từ
nhập
Thẻ kho
Chứng từ
xuất
Bảng kê
nhập
Sổ đối chiếu luân chuyển
Bảng kê
xuất

19

1.1.4.1. Bán buôn qua kho
Đây là hình thức bán buôn mà hàng hóa bán đƣợc xuất ra từ kho của doanh
nghiệp. Theo phƣơng thức này có 2 hình thức bán buôn:
- Bán buôn qua kho bằng cách giao hàng trực tiếp: Theo hình thức này, bên
mua cử đại diện đến kho doanh nghiệp thƣơng mại để nhận hàng. Doanh nghiệp
xuất kho hàng hóa giao trực tiếp cho đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, bên mua đã
thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, hàng hóa đƣợc xác nhận là tiêu thụ.
- Bán buôn qua kho bằng cách chuyển thẳng hàng: Theo hình thức này, căn
cứ vào hợp đồng đã ký kết, doanh nghiệp thƣơng mại xuất kho hàng hóa bằng
phƣơng tiện vận tải của mình hay thuê ngoài chuyển đến giao cho bên mua tại một
địa điểm đã đƣợc thỏa thuận giữa hai bên. Hàng hóa chuyển bán vẫn thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp thƣơng mại, số hàng này đƣợc xác nhận là tiêu thụ khi nhận
đƣợc tiền của bên mua thanh toán hay chấp nhận thanh toán.
1.1.4.2. Bán buôn vận chuyển thẳng
Đây là hình thức bán buôn mà các doanh nghiệp thƣơng mại sau khi mua
hàng, nhận hàng mua về không nhập kho mà chuyển thẳng cho bên mua. Phƣơng
thức này đƣợc thực hiện theo các hình thức:
- Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán:
Theo hình thức này, doanh nghiệp không tham gia vào việc thanh toán tiền
mua hàng bán hàng với ngƣời mua, ngƣời bán. Doanh nghiệp chỉ thực hiện việc môi
giới: sau khi tìm đƣợc nguồn hàng, thỏa thuận giá cả số lƣợng (dựa trên cơ sở giá cả số
lƣơng trong đơn đặt hàng của ngƣời mua) doanh nghiệp tiến hành bàn giao hằng ngày tại
kho hay địa điểm giao hàng của ngƣời bán và ngƣời mua có trách nhiệm thanh toán với
ngƣời bán chứ không phải với doanh nghiệp. Nhƣ vậy, hàng hóa trong trƣờng hợp này
không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp đƣợc hƣởng hoa hồng môi giới.
- Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán:
Theo hình thức này, doanh nghiệp thƣơng mại sau khi mua hàng chuyển hàng
đi bán thẳng cho bên mua tại một địa điểm đã thỏa thuận. Hàng hóa lúc này vẫn

thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Chỉ khi bên mua thanh toán hoặc khi doanh nghiệp
nhận đƣợc giấy biên nhận hàng và bên mua chấp nhận thanh toán thì hàng hóa đƣợc
chấp nhận là tiêu thụ. Trong trƣờng hợp này, doanh nghiệp tham gia thanh toán với
cả hai bên: Thu tiền bán hàng của ngƣời mua và trả tiền mua hàng cho ngƣời bán.
20

1.1.4.3. Phương thức bán lẻ
Đây là phƣơng thức bán hàng trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng.
- Hình thức bán hàng thu tiền tập trung: Theo hình thức này, nhiệm vụ thu
tiền của ngƣời mua và giao hàng cho ngƣời mua tách rời nhau. Mỗi quầy hàng có
một nhân viên thu tiền mua hàng của khách hàng, viết hóa đơn hoặc tích kê giao
hàng cho khách để khách hàng đến nhận ở quầy hàng do nhân viên bán hàng giao.
Hết ca, hết ngày bán hàng, nhân viên bán hàng căn cứ vào hóa đơn hoặc kiểm kê
hàng hóa tồn quầy để xác định số lƣợng hàng hóa bán trong ca, trong ngày và lập
báo cáo bán hàng. Nhân viên thu tiền và nộp tiền cho thủ quỹ và làm giấy nộp tiền.
- Hình thức bán hàng thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, nhân viên bán
hàng thu tiền trực tiếp của khách và giao hàng cho khách. Hết ca, hết ngày bán
hàng, nhân viên bán hàng nộp tiền cho thủ quỹ và lấy giấy nộp tiền bán hàng. Sau
đó nhân viên bán hàng kiểm kê hàng tồn quầy để xác định số lƣợng hàng đã bán
trong ca, trong ngày và lập báo cáo bán hàng.
- Hình thức bán hàng trả góp: Ngƣời mua đƣợc trả tiền mua hàng thành nhiều
lần. Doanh nghiệp thƣơng mại ngoài số tiền thu theo giá bán hàng còn thu thêm ở
ngƣời mua một khoản tiền lãi vì trả chậm.
1.1.4.4. Phương thức bán hàng qua đại lý
- Đối với bên giao đại lý:
Hàng giao cho đơn vị đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và
chƣa xác định là đã bán. Doanh nghiệp chỉ hạch toán vào doanh thu khi nhận đƣợc
tiền thanh toán của bên nhận đại lý hoặc đã đƣợc chấp nhận thanh toán.
Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
trên tổng giá trị hàng gửi bán đã tiêu thụ mà không đƣợc trừ đi phần hoa hồng đã trả

cho bên nhận đại lý. Khoản hoa hồng doanh nghiệp đã trả coi nhƣ là phần chi phí
bán hàng đƣợc hạch toán vào tài khoản 641.
- Đối với bên nhận đại lý:
Số hàng nhận đại lý không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhƣng doanh
nghiệp có trách nhiệm phải bảo quản, giữ gìn, bán hộ. Số hoa hồng đƣợc hƣởng là
doanh thu trong hợp đồng bán hộ của doanh nghiệp.


21

1.1.4.5. Phương thức hàng đổi hàng
Trƣờng hợp này khác với các phƣơng thức bán hàng trên là ngƣời mua không
trả bằng tiền mà trả bằng vật tƣ, hàng hóa. Việc trao đổi hàng hóa thƣờng có lợi cho
cả hai bên vì nó tránh đƣợc việc thanh toán bằng tiền, tiết kiệm đƣợc vốn lƣu động,
đồng thời vẫn tiêu thụ đƣợc hàng hóa.
Theo phƣơng thức này, căn cứ vào hợp đồng kinh tế mà các doanh nghiệp đã ký
kết với nhau, hai bên tiến hành trao đổi hàng hóa của mình cho nhau trên cơ sở ngang
giá. Trong trƣờng hợp này hàng gửi đi coi nhƣ bán và hàng nhận về coi nhƣ mua.
1.1.5. Những điều kiện ghi nhận doanh thu
1.1.5.1. Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng đƣợc ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời cả 5 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho ngƣời mua;
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa nhƣ ngƣời sở hữu
hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
- Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn;
- Doanh nghiệp đã thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng;
- Xác định đƣợc chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
1.1.5.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ (CCDV)

Doanh thu của giao dịch về CCDV đƣợc ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó
đƣợc xác định một cách đáng tin cậy. Trƣờng hợp giao dịch về CCDV liên quan đến
nhiều kỳ thì doanh thu đƣợc ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn
thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch CCDV
đƣợc xác định khi thỏa mãn tất cả 4 điều kiện sau:
- Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn;
- Có khả năng thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch CCDV đó;
- Xác định đƣợc phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế
toán;
- Xác định đƣợc chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành cho
giao dịch CCDV đó.

22

1.1.6. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh thƣơng mại là chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả hoạt
động lƣu chuyển hàng hóa. Nó chính là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần với
tổng chi phí kinh doanh bao gồm: Chi phí về giá vốn hàng bán, Chi phí quản lý
doanh nghiệp (QLDN) trong một thời kỳ nhất định. Nhƣ vậy, bản chất kế toán xác
định kết quả kinh doanh là lãi hay lỗ.
Kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ đƣợc phản ánh bằng một số chỉ tiêu sau:
- Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu
- Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
- Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp – Chi phí bán hàn – Chi phí QLDN
- Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
- Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận thuần + Lợi nhuận khác
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc tính vào cuối kỳ hạch toán
(thƣờng là cuối tháng, cuối quý). Kết quả kinh doanh phải đƣợc phân phối công
bằng, hợp lý, đúng chế độ quy định hiện hành của Nhà nƣớc và phù hợp với đặc
điểm của ngành kinh doanh.

1.2. KẾ TOÁN TIÊU THỤ TRONG DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI
1.2.1. Kế toán doanh thu tiêu thụ
1.2.1.1. Chứng từ và luân chuyển chứng từ trong quá trình tiêu thụ
Chứng từ dùng trong kế toán bán hàng hóa gồm có: Hóa đơn GTGT; Hóa đơn
kiêm phiếu xuất kho; Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi; Thẻ quầy hàng; Phiếu
thu, Phiếu chi tiền mặt; Giấy báo có, báo nợ ngân hàng
Trình tự luân chuyển chứng từ bán hàng nhƣ sau:









Sơ đồ 1.4: Trình tự luân chuyển chứng từ bán hàng.
Đơn đặt hàng
Bộ phận bán hàng
Bộ phận tài vụ
Kế toán bán hàng
và thanh toán
Kho
Bộ phận vận
chuyển
Kế toán hàng hóa
23

Đầu tiên bộ phận bán hàng tiếp nhận đơn đặt hàng của khách hàng, sau đó
chuyển đơn đặt hàng này cho phòng tài vụ để xác định phƣơng thức thanh toán. Khi

chấp nhận bán hàng, bộ phận bán hàng sẽ lập hóa đơn bán hàng. Thủ kho căn cứ
vào hóa đơn kiêm phiếu xuất kho tiến hành xuất kho, ghi thẻ kho sau đó chuyển hóa
đơn này cho kế toán. Căn cứ vào hóa đơn kế toán ghi sổ tiêu thụ và sổ theo dõi
thanh toán với ngƣời mua.
1.2.1.2. Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản
Trong kế toán doanh thu tiêu thụ, kế toán sử dụng Tài khoản 511 – “Doanh thu
bán hàng và CCDV”. Tài khoản này sử dụng để phản ánh tổng doanh thu bán hàng
thực tế của doanh nghiệp. Nội dung kết cấu của tài khoản này nhƣ sau:
TK 511 - “Doanh thu bán hàng và CCDV”
- Số thuế phải nộp (thuế TTĐB,
thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo
phƣơng pháp trực tiếp) tính trên doanh
số bán trong kỳ.
- Chiết khấu thƣơng mại, giảm
giá hàng bán và doanh thu của hàng
bán bị trả lại.
- Kết chuyển doanh thu thuần
vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả
kinh doanh”.
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa,
cung cấp dịch vụ (doanh thu chƣa có
thuế đối với doanh nghiệp áp dụng
phƣơng pháp thuế khấu trừ và doanh
thu có thuế đối với doanh nghiệp áp
dụng theo phƣơng pháp trực tiếp) thực
hiện trong kỳ.
Tài khoản này cuối kỳ không có số dƣ và đƣợc chi tiết thành các tiểu khoản nhƣ sau:
- Tài khoản 5111: Doanh thu bán hàng hóa
- Tài khoản 5112: Doanh thu bán sản phẩm
- Tài khoản 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ

- Tài khoản 5114: Doanh thu trợ giá, trợ cấp
- Tài khoản 5117: Doanh thu kinh doanh bất động sản
- Tài khoản 5118: Doanh thu khác



24

1.2.1.3. Phương pháp hạch toán
Hạch toán nghiệp vụ bán hàng thông thƣờng theo sơ đồ sau:
333 511 111, 112, 131
Thuế TTĐB, xuất khẩu Doanh thu bán hàng hóa
GTGT (trực tiếp) phải nộp sản phẩm, dịch vụ
521 3331
Kết chuyển các khoản Thuế GTGT
giảm trừ doanh thu phải nộp
911 3387 111, 112
Kết chuyển doanh thu Kết chuyển DT DT chƣa
thuần của kỳ kế toán thực hiện

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và CCDV
1.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
1.2.2.1. Kế toán chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
- Theo thông tƣ 200/2014/TT-BTC, Tài khoản 531, 532 không còn đƣợc sử
dụng. Các khoản hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán đƣợc hạch toán vào Tài
khoản 521 cùng với khoản chiết khấu thƣơng mại mà doanh nghiệp đƣợc hƣởng.
Tài khoản 521 đƣợc đổi tên thành “Các khoản giảm trừ doanh thu”.
- Kết cấu Tài khoản 521 - “Các khoản giảm trừ doanh thu”:
TK 521
- Số chiết khấu thƣơng mại đã

chấp thuận cho khách hàng đƣợc
hƣởng.
- Trị giá của hàng bán bị trả lại,
đã trả lại tiền hoặc tính trừ vào số tiền
khách hàng còn nợ.
- Các khoản giảm giá hàng bán
đã chấp thuận cho khách hàng đƣợc
hƣởng.
- Kết chuyển toàn bộ số tiền các
khoản giảm trừ doanh thu phát sinh
trong kỳ vào TK 511 – “Doanh thu
bán hàng và CCDV” để xác định
doanh thu thuần của kỳ hạch toán.
Tài khoản 521 không có số dƣ cuối kỳ và có 3 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 5211: Chiết khấu thƣơng mại
+ Tài khoản 5212: Hàng bán bị trả lại
+ Tài khoản 5213: Giảm giá hàng bán

25

- Phương pháp hạch toán:
111,112,131 521 511
Chiết khấu thƣơng mại Kết chuyển các khoản
giảm trừ cho ngƣời mua giảm trừ doanh thu
Thanh toán với ngƣời mua
số hàng bị trả lại
Số tiền bên bán chấp nhận
giảm cho khách hàng
3331
Thuế GTGT

phải nộp
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu.
1.2.2.2. Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế GTGT phải nộp
theo phương pháp trực tiếp
- Nguyên tắc hạch toán:
Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế GTGT phải nộp theo phƣơng
pháp trực tiếp là các khoản thuế đƣợc xác định trực tiếp trên doanh thu bán hàng
theo quy đinh hiện hành của các luật thuế tùy thuộc vào từng mặt hàng khác nhau.
Khi bán các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất
khẩu, thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và CCDV
đƣợc ghi nhận theo tổng giá thanh toán (giá bán bao gồm cả thuế).
Số thuế GTGT cuối kỳ phải nộp và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu đƣợc
ghi giảm doanh thu bán hàng và CCDV.
- Tài khoản sử dụng:
+ Tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và CCDV
+ Tài khoản 3331 - Thuế GTGT phải nộp
+ Tài khoản 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt
+ Tài khoản 3333 - Thuế xuất nhập khẩu
- Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
+ Khi bán các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
xuất khẩu và thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp, kế toán ghi nhận doanh thu
bán hàng theo tổng giá thanh toán:

×