Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

bài giảng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 41 trang )

ĐẠI CƯƠNG XUẤT HUYẾT TIÊU
HÓA Ở TRẺ EM
TS.BS. Nguyễn Thị Việt Hà
Bộ môn Nhi ĐHY Hà Nội
MỤC TIÊU
 Trình bày được các nguyên nhân gây xuất huyết tiêu
hóa ở trẻ em
 Trình bày được các triệu chứng lâm sàng của xuất
huyết tiêu hóa ở trẻ em
 Trình bày được chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa ở trẻ
em
 Phân biệt được xuất huyết tiêu hóa trên và dưới ở trẻ
em
 Trình bày nguyên tắc xử trí xuất huyết tiêu hóa
Định nghĩa
 Xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng chảy máu ở đường
tiêu hóa thường gặp ở trẻ em với các biểu hiện lâm
sàng như nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc đi
ngoài phân máu
 Là một cấp cứu cần được chẩn đoán và điều trị kịp
thời
NGUYÊN NHÂN GÂY XUẤT
HUYẾT TIÊU HÓA
Nguyên nhân theo vị trí giải phẫu
 Xuất huyết tiêu hóa trên (xuất huyết trên góc Treitz):
dấu hiệu lâm sàng đặc hiệu là nôn máu và đi ngoài
phân đen. Khi chảy máu nhiều bệnh nhân có thể đi
ngoài phân máu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm
 Xuất huyết tiêu hóa dưới (tổn thương dưới góc
Treitz): dấu hiệu chủ yếu là đi ngoài phân máu toàn
bãi, không có nôn ra máu. Máu có thể màu đen, nâu


đen hoặc máu đỏ tươi. Vị trí xuất huyết các thấp,
chảy máu càng nhiều phân càng có màu đỏ tươi
Xuất huyết tiêu hóa trên
 Viêm, loét thực quản
 Vỡ giãn tĩnh mạch thực quản trong hội chứng tăng áp
lực tĩnh mạch cửa
 Viêm dạ dày tá tràng trong ngộ độc, stress, Schönlein
Henoch, dị ứng thức ăn, thuốc, hội chứng huyết tán
urê cao
 Loét dạ dày tá tràng
 Chảy máu đường mật
Giãn tĩnh mạch thực quản
Mallory Weiss
Viêm dạ dày Loét hành tá tràng
Viêm thực quản
Xuất huyết tiêu hóa dưới
 Xuất huyết tiêu hóa do nguyên nhân tại ruột non
• U máu ruột non
• Viêm ruột hoại tử
• Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do các vi khuẩn, ký
sinh trùng xâm nhập vào niêm mạc ruột
• Lồng ruột
• Viêm loét túi thừa Meckel
• Schönlein Henoch
 Xuất huyết tiêu hóa do nguyên nhân đại tràng, trực
tràng:
• Viêm đại tràng chảy máu
• Polyp trực tràng
• Nứt hậu môn

 Chảy máu hậu môn trực tràng
Polyp đại tràng Lồng ruột
Bệnh Crohn
Viêm túi thừa Meckel
Viêm ruột hoại tử
U máu ở ruột
Nguyên nhân theo lứa tuổi
 Trẻ sơ sinh
• Nứt kẽ hậu môn (Anorectal fissures)
• Nuốt máu mẹ
• Viêm ruột hoại tử (Necrotizing enterocolitis)
• Xoắn ruột do quay, cuốn bất thường mạc treo
ruột
• Bệnh Hirschsprung
Trẻ bú mẹ dưới 18 tháng
 Nứt kẽ hậu môn
 Viêm đại tràng do dị ứng thức ăn
 Lồng ruột
 Viêm loét túi thừa Meckel (Meckel diverticulum)
 Tiêu chảy do nhiễm khuẩn vi khuẩn: Salmonella, lỵ,
Campylobacter, E.coli xâm nhập
 Hội chứng huyết tán ure huyết cao
Trẻ dưới 6 tuổi
 Viêm trực tràng, đại tràng do nhiễm khuẩn
 Viêm ruột non hoại tử ở trẻ lớn
 Schönlein Henoch
 Polyp đại trực tràng
 Nứt kẽ hậu môn
 Hội chứng huyết tán ure huyết cao
Trẻ 6 - 18 tuổi

 Viêm ruột xuất huyết do lỵ, amip
 Viêm ruột non hoại tử ở trẻ lớn
 Schönlein Henoch
 Polyp đại trực tràng (hiếm gặp sau 10 tuổi)
 Viêm đại tràng chảy máu (Crohn)
 Viêm loét túi thừa Meckel
 Vỡ u máu ở ruột
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Nôn ra máu
 Là sự xuất hiện máu tươi hoặc máu đen trong chất nôn
của bệnh nhân
 Là biểu hiện của xuất huyết trên góc Treitz
 Cần xác định đặc điểm của nôn máu:
• Lần đầu hay tái phát nhiều lần
• Khoảng cách giữa các lần nôn máu
• Lượng máu nôn ra
• Màu sắc chất nôn: đỏ tươi, máu cục, máu đen
• Các triệu chứng kèm theo nôn máu: đau bụng, vàng
da
• Các loại thuốc, thức ăn đã dùng trước nôn máu
Nôn ra máu (Tiếp)
 Đặt sonde dạ dày có thể thấy máu đỏ tươi, dây máu
hoặc máu cục
 Chẩn đoán phân biệt nôn máu giả
• Nôn thức ăn và thuốc có màu máu => hõi kỹ tiền sử
• Chảy máu mũi, máu miệng => khám tai mũi họng
• Trẻ sơ sinh hít máu mẹ trong quá trình chuyển dạ
=> test Aphte Downey phát hiện hemoglobin máu
mẹ
• Phân biệt với ho ra máu: máu đỏ tươi, có bọt,

không lần thức ăn và có đuôi khái huyết
Đi ngoài phân đen
 Phân có máu nâu đen, đỏ sẫm hoặc đỏ toàn bãi
 Đi ngoài phân đen kèm theo nôn máu => xuất huyết
tiêu hóa trên
 Triệu chứng kèm theo:
• Phân lỏng mùi khẳn trong viêm ruột hoại tử
• Phân nhầy hồng, máu đỏ tươi trong viêm đại tràng
• Nôn
• Đau bụng trong lồng ruột, viêm ruột hoại tử, viêm túi
thừa Meckel
• Sốt
• Hội chứng lỵ
Chảy máu hậu môn trực tràng
 Chảy máu đỏ tươi thường do nguyên nhân hậu môn
trực tràng
 Máu có thể ở đầu bãi, cuối bãi phân hoặc bao ngoài
khuôn phân
 Triệu chứng đi kèm:
• Mót rặn
• Táo bón
• Đau bụng
• Ít gây ảnh hưởng đến toàn trạng
Biểu hiện toàn thân
 Thiếu máu
 Khát nước khi mất máu nhiều
 Rối loạn tri giác khi mất một lượng máu lớn cấp tính
 Shock do giảm thể tích tuần hoàn
 Thay đổi mạch, huyết áp khi thay đổi tư thế
 Triệu chứng đi kèm:

• Triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa
• Sốt, gan to, biểu hiện nhiễm trùng đường mật trong
chảy máu đường mật
• Tiền sử đau bụng, sử dụng thuốc chống viêm
steroid hoặc nonsteroid
CHẨN ĐOÁN
Hỏi bệnh
 Hỏi tính chất chất nôn để xác định bệnh nhân có nôn
ra máu
 Các đặc điểm của nôn máu
 Các loại thuốc hoặc thức ăn đã dùng trước khi nôn
máu
 Hỏi về màu sắc phân để xác định vị trí và tính chất
phân máu
 Các triệu chứng đi kèm: đau bụng, mót rặn, đau hậu
môn khi đi ngoài….
 Tiền sử bệnh gan mạn tính, bệnh lý huyết học…
Khám bệnh
 Khám toàn thân đánh giá:
• Thiếu máu
• Mức độ ảnh hưởng của thiếu máu tới toàn trạng bệnh
nhân
• Khám tìm các dấu hiệu xuất huyết hoặc gợi ý bệnh lý
rối loạn đông máu
 Nôn máu
 Đi ngoài phân đen hoặc chảy máu hậu môn trực tràng
 Khám bụng phát hiện gan lách to, tuần hoàn bàng hệ, cổ
trướng
 Khám hậu môn
 Khám tai mũi họng loại trừ nguyên nhân do chảy máu từ

mũi họng
Đề xuất xét nghiệm
 Các xét nghiệm huyết học
 Chẩn đoán hình ảnh
Xét nghiệm máu
 Công thức máu: Hb, Ht
 Xét nghiệm đánh giá chức năng đông máu: thời gian
prothrombin
 Nhóm máu
 Điện giải đồ
 Chức năng gan – thận

×