Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Điều tra, phân loại, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp xử lý chất thải phát sinh từ các trang trại nuôi rắn xã vĩnh sơn, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.36 MB, 85 trang )

Luận văn thạc sĩ
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Đa số làng
nghề đã trải qua lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, tiến
hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế làng nghề theo đó cũng phát triển mạnh. Theo
thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, cả nước hiện có khoảng hơn 1600 làng
nghề được công nhận và hơn 3200 làng có nghề [16]. Tuy nhiên, về cơ bản các làng
nghề vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, thiết bị thủ công, đơn giản, công nghệ lạc hậu,
mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp, Với sự phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch của các làng
nghề cùng với sự mất cân bằng giữa nhu cầu phát triển sản xuất và khả năng đáp
ứng của cơ sở vật chất, ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường, bảo vệ sức
khỏe và sự lỏng lẻo trong quản lý môi trường, hoạt động của các làng nghề đã và
đang gây áp lực rất lớn đến chất lượng môi trường tại các làng nghề.
Vĩnh Phúc thuộc vùng Châu thổ sông Hồng, là cửa ngõ phía Tây Bắc của
Thủ đô Hà Nội và là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Là
tỉnh được thiên nhiên ưu đãi, có vị trí thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội,
những năm gần đây cùng với các chính sách ưu đãi đầu tư và khuyến khích khôi
phục các làng nghề truyền thống của tỉnh, kinh tế làng nghề của tỉnh Vĩnh Phúc đã
có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế khu vực nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển của các làng nghề vẫn
còn tồn tại nhiều vấn đề, trong đó ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp thiết và
cần được quan tâm nhất.
Làng nghề chăn nuôi rắn xã Vĩnh Sơn đã có từ lâu đời và đã được Ủy ban
nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc công nhận là làng nghề truyền thống của tỉnh. Cùng với sự
phát triển kinh tế của tỉnh, làng nghề rắn Vĩnh Sơn cũng ngày càng phát triển với sự
gia tăng về quy mô cũng như chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm. Rắn không
1
Luận văn thạc sĩ


chỉ là nguyên liệu của các món đặc sản mà còn là nguyên liệu tạo thành các loại
thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe như rượu rắn, cao rắn hay là nguyên liệu chế
tạo các loại đồ mỹ nghệ như dây lưng, ví, giày da,… Nhận thức được tầm quan
trọng của nghề nuôi rắn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại một xã
nông nghiệp như Vĩnh Sơn, ngày nay các trang trại nuôi rắn với quy mô lớn đã ra
đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Chăn nuôi rắn là một nghề có tính chất đặc trưng rất đặc biệt, tuy nhiên cũng
có một số điểm chung so với các ngành chăn nuôi khác đó là vấn đề chất thải chăn
nuôi. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng các trang trại nuôi rắn, lượng
chất thải cũng theo đó mà tăng lên đáng kể tạo ra áp lực lớn đối với môi trường khu
vực.
Trước thực trạng môi trường làng nghề hiện nay, tôi đã thực hiện đề tài
“Điều tra, phân loại, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp xử lý chất thải
phát sinh từ các trang trại nuôi rắn xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh
Phúc”. Kết quả của đề tài sẽ cho thấy hiện trạng tình hình phát sinh chất thải tại
làng nghề rắn Vĩnh Sơn, từ đó đề xuất một số giải pháp hỗ trợ cho việc đưa ra các
biện pháp và chính sách quản lý môi trường một cách hiệu quả phục vụ cho việc
xây dựng hình ảnh một làng nghề truyền thống xanh – sạch – đẹp, gây ấn tượng với
du khách trong và ngoài nước.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở xác định được hiện trạng, thành phần các loại chất thải phát sinh
từ hoạt động chăn nuôi rắn, từ đó đưa ra các biện pháp giảm thiểu và xử lý chất thải
phù hợp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi rắn tại xã Vĩnh
Sơn, tạo tiền đề xây dựng khu làng nghề - dịch vụ du lịch theo tiêu chí phát triển
kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Đồng thời, trở thành mô hình mẫu về bảo vệ môi
trường cho các làng nghề chăn nuôi rắn khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng
và cả nước nói chung.
2
Luận văn thạc sĩ
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các trang trại chăn nuôi rắn trên địa bàn
xã Vĩnh Sơn;
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: xã Vĩnh Sơn – huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh
Phúc;
+ Phạm vi về thời gian: Do thời gian và điều kiện có hạn nên các số liệu
phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài được điều tra và thu thập từ tháng
3/2014 đến tháng 2/2015.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
a. Nguồn tư liệu
- Nguồn tư liệu do địa phương cung cấp;
- Tư liệu thu thập được từ quá trình đi điều tra, khảo sát trên địa bàn;
b. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Tiến hành điều tra, khảo sát các
trang trại chăn nuôi rắn trên địa bàn xã Vĩnh Sơn để có những thông tin và cái nhìn
cụ thể, chính xác về thực trạng môi trường tại các trang trại chăn nuôi rắn trên địa
bàn.
- Phương pháp kế thừa: Từ các số liệu, tài liệu và các thông tin có được, tổng
hợp và phân tích đưa ra các đánh giá về ảnh hưởng của các loại chất thải phát sinh
từ các trang trại nuôi rắn. Trong quá trình nghiên cứu có kế thừa các kết quả nghiên
cứu trước đó trong khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra các vấn đề môi trường tại các
trang trại chăn nuôi rắn trên địa bàn xã Vĩnh Sơn bằng hệ thống các câu hỏi phỏng
vấn để có những nhận xét, đánh giá khách quan, chính xác về tình hình phát sinh
chất thải tại các trang trại chăn nuôi rắn.
3
Luận văn thạc sĩ
- Phương pháp chuyên gia: Phối hợp và tham khảo ý kiến của các chuyên
gia và những người trực tiếp chăn nuôi rắn để xây dựng phương pháp và tổ chức
nghiên cứu có hiệu quả.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Xây dựng các cơ sở lý luận và thực tiễn ban đầu về hiện trạng môi trường
tại làng nghề rắn Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc;
- Xây dựng và đề xuất các giải pháp có tính khoa học và thực tiễn cao nhằm
giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường do các trang trại chăn nuôi rắn gây ra;
- Với các đề xuất về các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong đề
tài sẽ góp phần thúc đẩy sự tham gia của nhà quản lý, người dân và các chủ trang
trại vì mục tiêu cải thiện môi trường và sức khỏe cộng đồng.
4
Luận văn thạc sĩ
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ RẮN VĨNH SƠN
1.1. Giới thiệu về nghề nuôi rắn
1.1.1. Nghề nuôi rắn ở Việt Nam
Nuôi rắn đã trở thành một nghề mang lại nhiều lợi ích kinh tế, tăng thu nhập
cho người dân và góp phần bảo tồn một số loài rắn đang có nguy cơ tuyệt chủng. Từ
hàng ngàn năm nay, con người đã tốn rất nhiều công sức để tìm hiểu về tập tính
sinh thái – sinh lý của con rắn để hình thành nên nghề nuôi rắn độc ở nhiều nơi trên
khắp đất nước Việt Nam.
Việt Nam là nước nằm trong vùng nhiệt đới nên được thiên nhiên ưu đãi cho
các hệ sinh học động, thực vật nên các loài rắn của Việt nam có môi trường để sinh
sống và phát triển. Tuy nhiên những năm gần đây, nạn săn bắt động vật hoang dã,
động vật quý hiếm để lấy thịt và xuất khẩu (trong đó có rắn) đang hoành hành gây
mất cân bằng sinh thái hoặc một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Theo thống kê của
Cục Cảnh sát môi trường - Bộ Công an, mỗi năm, thị trường Việt Nam tiêu thụ
3.400 tấn thịt động vật hoang dã [18]. Vì vậy, hoạt động chăn nuôi, chế biến và kinh
doanh các sản phẩm từ rắn của của nhân dân những năm gần đây được khuyến
khích phát triển một cách hợp pháp, thông qua hoạt động cấp phép của cơ quan
kiểm lâm.
Hoạt động chăn nuôi, chế biến các sản phẩm từ rắn ở nước ta hiện nay đang

có chiều hướng phát triển mạnh tại một số làng nghề truyền thống hoặc mới phát
triển ở một số vùng nông thôn, trang trại.
Theo số liệu thu thập sơ bộ hiện nay cho thấy ngoài một số làng nghề truyền
thống như: Làng Sơn Tang (nay là xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh
Phúc) có truyền thống chăn nuôi chế biến rắn từ những thế kỷ trước, làng rắn Lệ
Mật, thuộc xã Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội với truyền thống nuôi
rắn, bắt rắn cách đây hơn 900 năm, làng Bún, xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ,
5
Luận văn thạc sĩ
tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội) có nghề bắt rắn từ hàng trăm năm nay.
Ngoài ra, những năm gần đây còn xuất hiện Hội nuôi rắn ở xã Tứ xã, huyện Lâm
Thao, tỉnh Phú Thọ, một số hộ nông dân của Xã Chi Lăng, Hưng Hà, Thái Bình, trại
nuôi rắn Đồng Tâm (xã Bình Đức, Châu Thành, Tiền Giang), trang trại của ông
Trường ở thôn Thọ An, xã Bình An, tỉnh Quảng Ngãi, hội nuôi rắn ở xã Động Đạt,
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, làng Bạch, xã Hoàng Đồng, Duy Tiên, Hà
Nam, trang trại chăn nuôi trăn, rắn của ông Nguyễn Văn Minh (Năm Minh), ấp 44
khu 3, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, trang trại chăn nuôi trăn,
rắn của ông Võ Văn Đương, thuộc làng nuôi rắn ấp Hoà Bình, xã Nguyễn Văn
Thảnh, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, trang trại chăn nuôi trăn, rắn của ông
Phạm Hồng Nam - Quản đốc khu du lịch sinh thái Lâm ngư trường Sông Trẹm (xã
Biển Bạc, huyện Thới Bình, tỉnh Kiên Giang), trại chăn nuôi rắn hổ mang của ông
Nguyễn Văn Bình, Lê Hữu Trung thuộc làng nuôi rắn thôn Nghĩa Dũng, xã Cẩm
Phong, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá, trại chăn nuôi rắn hổ mang của ông Thái
Hữu Triều, thuộc làng nuôi rắn xóm 7, xã Tăng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh
Nghệ An, trang trại Thịnh Phát, 14/3, ấp Thới Tây 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn,
TPHCM, [4]
Rắn thương phẩm từ các làng nuôi rắn nói trên chủ yếu được xuất khẩu sang
thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc. Ngoài ra, rắn còn được dùng để ngâm
rượu, nấu cao và bán cho người dân có nhu cầu để làm thực phẩm chức năng, bồi bổ
cơ thể, hỗ trợ điều trị một số bệnh về xương khớp và dây thần kinh,…

Nghề nuôi rắn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người nông dân xóa
đói, giảm nghèo, ngoài ra còn giúp bảo tồn các nguồn gen quý hiếm. Vì vậy, Nhà
nước ta đã và đang tạo điều kiện, đưa ra các hành lang pháp lý phù hợp để người
dân có thể phát triển nghề chăn nuôi rắn, vừa góp phần phát triển kinh tế, vừa bảo
tồn tài nguyên thiên nhiên, duy trì và phát triển đa dạng sinh học của đất nước.
6
Luận văn thạc sĩ
1.1.2. Nghề nuôi rắn ở tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Vĩnh Tường
Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Thủ đô, có lợi thế về địa lý, kinh tế và văn hóa.
Từ khi tái lập tỉnh đến nay, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, kinh tế
liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản. Giá trị sản xuất công nghiệp, tổng thu ngân sách, tổng sản phẩm nội tỉnh,
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số phát triển con người (HDI) của
Vĩnh Phúc luôn xếp trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu của cả nước. Về văn
hóa – xã hội cũng có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
không ngừng được nâng lên. [17]
Theo một số thống kê sơ bộ của Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Sơn thì trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay có một số huyện có nghề nuôi rắn như: Vĩnh Tường,
Yên Lạc, Sông Lô, Lập Thạch, Tam Đảo. Trong đó, Vĩnh Tường là huyện có nhiều
trang trại nuôi rắn nhất và là huyện có nghề nuôi rắn lâu đời nhất, các huyện khác
đều có nghề nuôi rắn ra đời sau huyện Vĩnh Tường do người dân ở các địa phương
này đã mày mò tìm hiểu và đến học nghề tại Vĩnh Tường, sau đó về phát triển nghề
nuôi rắn tại địa phương. [4]
Huyện Vĩnh Tường hiện nay cũng chỉ còn lại một số xã có nghề nuôi rắn như
Vĩnh Sơn, Bình Dương, Yên Lập, Yên Bình, Vũ Di, Do những năm gần đây đầu
ra của con rắn thường bấp bênh và chăn nuôi không có lãi, người dân đã bỏ nghề
nuôi rắn khá nhiều để chuyển sang làm các nghề khác có thu nhập ổn định hơn.
Hiện nay, chỉ còn lại xã Vĩnh Sơn là xã có truyền thống lâu đời nhất vẫn duy trì và

phát triển được nghề nuôi rắn, đồng thời phát triển thêm việc sản xuất các sản phẩm
từ rắn. [4]
1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của làng nghề rắn Vĩnh Sơn
1.2.1. Giới thiệu tổng quan về xã Vĩnh Sơn
a. Vị trí địa lý
7
Luận văn thạc sĩ
Vĩnh Tường là huyện nằm ở đỉnh tam giác đồng bằng Bắc Bộ, bên tả ngạn
sông Hồng, về phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Phúc; Phía Bắc giáp huyện Lập Thạch
và Tam Dương, phía Tây Bắc giáp thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ, phía Tây
giáp huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây (thành phố Hà Nội), phía Đông giáp huyện Yên
Lạc.
Xã Vĩnh Sơn là một xã nằm ở phía Bắc của huyện Vĩnh Tường, phía Đông
giáp xã Bình Dương, phía Tây giáp thị trấn Thổ Tang và xã Thượng Trưng, phía
Nam giáp xã Vũ Di, phía bắc giáp xã Đại đồng và Tân Tiến. Xã có diện tích tự
nhiên là: 327,34 ha; Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 236,27 ha, chiếm tỷ lệ
72,18%; Đất phi nông nghiệp 91,07 ha, chiếm tỷ lệ 27,82%.
Hình 1. 1. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc
8
huyện
Vĩnh Tường
Luận văn thạc sĩ
Hình 1. 2. Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Tường
9

Vĩnh Sơn
Luận văn thạc sĩ
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tính đến năm 2013, toàn xã có 1358 hộ với 5806 nhân khẩu, trong đó có 18
hộ với 84 nhân khẩu theo đạo Thiên chúa giáo. Xã có 05 thôn (từ thôn 1 đến thôn

5), địa bàn phân bố tập trung.
Về lao động xã có 3450 người, chiếm 63% dân số toàn xã, trong đó lao động
làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là 2.569 người, chiếm 71,5% lực lượng lao
động của xã, còn lại 28,5% là lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
thương mại.
Cơ cấu kinh tế của xã: Nông nghiệp, thương mại dịch vụ
Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 là 18,2 triệu đồng/người/năm.
Về di tích: Năm 2000 di tích Đình, Chùa xã Vĩnh Sơn được xếp hạng di tích
lịch sử cấp Quốc gia. Năm 2006 xã Vĩnh Sơn được công nhận là làng nghề rắn
truyền thống. Năm 2010, xã Vĩnh Sơn được vinh danh là một trong mười làng
nghề tiêu biểu của cả nước, xã đã được nhiều đoàn khách quốc tế, lãnh đạo Đảng và
Nhà nước tới thăm quan
Hạ tầng: Đường thôn, ngõ đã được lát gạch, đổ bê tông 100%. Hệ thống điện
đã được dự án ReII đầu tư và đưa vào sử dụng. Trạm y tế, trường mầm non, trường
Tiểu học và trường Trung học cơ sở đều đạt chuẩn Quốc gia. Đến năm 2013 xã đạt
09/19 tiêu chí về Nông thôn mới, mục tiêu phấn đấu năm 2015 đạt 19/19 tiêu chí.
Hàng năm các chỉ tiêu pháp lệnh cấp trên giao xã đều hoàn thành và hoàn
thành vượt chỉ tiêu, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định, đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.
1.2.2. Lịch sử ra đời và phát triển của làng nghề rắn Vĩnh Sơn
Đến nay, vẫn chưa tìm thấy các tài liệu lịch sử về sự ra đời của làng rắn Vĩnh
Sơn. Theo các bậc cao niên trong làng truyền lại, trước đây Vĩnh Sơn vốn là một
vùng hoang vu, rậm rạp, cùng các ao, hồ, đầm, bãi. Chính thổ nhưỡng nơi đây đã
tạo điều kiện cho các loài động vật bò sát tìm đến sinh sống, trong đó có loài rắn.
10
Luận văn thạc sĩ
Trước đây, vào thời kỳ nông nhàn, người dân Vĩnh Sơn thường đi bắt rắn về
làm thức ăn, ngâm rượu làm thuốc hoặc đem bán để kiếm thêm thu nhập trang trải
cuộc sống. Xã hội phát triển, với sự tiến bộ về khoa học - kỹ thuật và nhu cầu bồi
bổ sức khỏe của người dân, nhiều công dụng từ loài rắn đã được phát hiện. Người

dân Vĩnh Sơn với kinh nghiệm và sự am hiểu về loài rắn được đúc rút qua nhiều
năm đã hình thành lên nghề bắt rắn để bán. Nhưng có một thực tế là cứ khai thác
rắn trong tự nhiên thì đến một lúc nào đó nguồn rắn cũng sẽ cạn kiệt. Trước thực tế
nguồn rắn trong tự nhiên ngày càng cạn kiệt mà nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ
rắn ngày càng tăng cao, người dân Vĩnh Sơn đã chuyển hướng từ săn bắt sang nuôi
nhốt và gây nuôi sinh sản để tạo nguồn rắn cung cấp cho thị trường.
Nghề rắn ở Vĩnh Sơn đã trải qua rất nhiều thăng trầm theo dòng thời gian.
Trong thời kỳ bao cấp, phong trào nuôi rắn đã bị lắng xuống cùng với khó khăn
chung của nền kinh tế, nhiều gia đình đã phải bỏ nghề nuôi rắn để chuyển sang nghề
khác. Tuy nhiên, đến năm 1979, được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành,
một số nhà khoa học như: Gs.Ts Trần Kiên, Gs. Nguyễn Tài Lương, Gs. Đái Duy
Ban, Ts. Ngô Thị Kim, và Trung tâm Sinh lý – Hóa sinh người và động vật (nay
là Viện Công nghệ Sinh học Việt Nam), Vĩnh Sơn đã khánh thành và đưa vào hoạt
động Trung tâm nhân giống rắn (thường gọi là Trại rắn Vĩnh Sơn). Trại rắn đi vào
hoạt động là sự kết hợp giữa kinh nghiệm cổ truyền và tiến bộ khoa học kỹ thuật,
giúp người dân trong xã nâng cao hiệu quả hoạt động chăn nuôi rắn. [3]
Thực hiện nghị quyết của Trung Ương về đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện
đại hóa nông thôn và phát triển tiểu thủ công nghiệp, Đảng Ủy, HĐND, UBND xã
Vĩnh Sơn luôn chú trọng công tác khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ sở, các hộ
chăn nuôi rắn có cơ hội mở rộng sản xuất.
Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, năm 1994, nghề nuôi rắn đã được
Nhà nước công nhận tính hợp pháp. Năm 1995, được sự giúp đỡ của Viện Công
nghệ Sinh học Việt Nam về quy trình ấp nở và chăm sóc, người dân Vĩnh Sơn đã
gây nuôi thành công loài rắn Hổ Trâu, Hổ Mang và Hổ Chúa sinh sản. Đến năm
11
Luận văn thạc sĩ
2010, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo hành lang pháp lý (xác nhận rắn
nuôi) cho những người nuôi rắn và thương lái được thuận lợi trong quá trình buôn
bán, vận chuyển rắn đến nơi tiêu thụ. Năm 2006, khu quy hoạch làng nghề rắn Vĩnh
Sơn đã được phê duyệt tại quyết định số 2488/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm

2006 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích 20,87 ha [12]. Đây là khu làng nghề
truyền thống của xã Vĩnh Sơn, tập trung các cơ sở chăn nuôi và chế biến các sản
phẩm từ rắn, đồng thời là khu dịch vụ, du lịch và phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
Căn cứ theo tiến trình lịch sử ra đời và phát triển của làng rắn Vĩnh Sơn,
ngày 24 tháng 11 năm 2006, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ký quyết định số
3120/QĐ-UBND về việc công nhận làng nghề rắn Vĩnh Sơn đạt tiêu chuẩn làng
nghề truyền thống [13]. Tiếp theo đó, ngày 31 tháng 12 năm 2007, Hội làng nghề
rắn Vĩnh Sơn được thành lập và là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể số 113742, cấp
ngày 14 tháng 11 băn 2008 cho các sản phẩm: Nọc rắn, rắn ngâm rượu, cao rắn, rắn
ngâm rượu mật ong, thịt rắn, thịt rắn đóng hộp,…
Đến nay, rắn vẫn là một loại đặc sản đang lên cơn sốt, thị trường trong nước
đang đổ xô đi tìm các loại thuốc quý và thị trường nước ngoài vẫn còn đang bỏ ngỏ.
Nhưng để rắn Vĩnh Sơn thực sự trở thành hàng hóa thì cần xây dựng một thương
hiệu mạnh cho làng rắn, để thương hiệu “rắn Vĩnh Sơn” có thể vươn ra tầm thế giới.
1.2.3. Tình hình phát triển nghề rắn tại xã Vĩnh Sơn hiện nay
Hiện nay, toàn xã Vĩnh Sơn có khoảng hơn 850 hộ chăn nuôi rắn, trong đó
có khoảng 15 hộ chăn nuôi với quy mô lớn, 100 hộ có quy mô trung bình và khoảng
735 hộ chăn nuôi rắn với quy mô nhỏ, trong đó cơ bản các hộ đều nuôi rắn sinh sản.
Tính đến tháng 5/2014, sản lượng rắn đầu vào của toàn xã ước đạt trên 42 tấn, số
trứng đưa vào ấp khoảng 300.000 quả.
Chăn nuôi rắn hiện nay đã trở thành ngành sản xuất chính của người dân địa
phương. Theo thống kê của Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Sơn, trong năm 2013, tổng
12
Luận văn thạc sĩ
giá trị sản xuất từ hoạt động chăn nuôi đạt 38,4 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất từ
chăn nuôi rắn ước đạt 29,4 tỷ đồng.
Hiện nay, trên toàn xã có 02 hợp tác xã và 03 công ty chuyên chăn nuôi, chế
biến và kinh doanh các sản phẩm từ rắn, có 01 nhà hàng chuyên các món ẩm thực
về rắn, 01 trại rắn trung tâm của toàn xã và đã thành lập Hội làng nghề rắn Vĩnh

Sơn.
Các sản phẩm của làng nghề bao gồm: Rắn sống, thịt rắn, rắn ngâm rượu,
nọc rắn, da rắn, cao rắn, cao rắn ngâm mật ong, đều có giá trị về sức khỏe và kinh
tế cao, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Sản phẩm từ rắn một phần được
người dân trong xã chế biến thành rắn ngâm rượu, cao rắn, cao rắn ngâm mật ong,
một phần được bán cho các nhà hàng đặc sản, còn lại rắn sống được bán để làm rắn
giống bố mẹ cho các trang trại rắn trong nước hoặc xuất khẩu sang thị trường Trung
Quốc.
Hiện tại, nghề nuôi rắn tại xã Vĩnh Sơn vẫn đang được duy trì và phát triển
mặc dù còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình chăn nuôi cũng như những khó
khăn về đầu ra của sản phẩm. Nghề chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ rắn đã
đem lại thu nhập cho các hộ gia đình trong xã, góp phần xóa đói giảm nghèo, mang
lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, làm thay đổi bộ mặt của xã Vĩnh Sơn.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát
triển để đưa làng nghề rắn Vĩnh Sơn trở thành một thương hiệu mạnh mẽ và uy tín
trên thị trường trong và ngoài nước. Một số khó khăn điển hình mà làng nghề gặp
phải như:
- Sản phẩm hàng hoá của làng nghề còn đơn giản, mẫu mã chậm được đổi
mới, công tác quảng cáo tiếp thị còn rất hạn chế, sản phẩm chủ yếu xuất thô (rắn
thương phẩm chưa qua chế biến) do vậy chưa có những đơn đặt hàng lớn.
- Vốn cho hoạt động sản xuất chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn
các tổ chức tín dụng cho vay còn rất khiêm tốn.
13
Luận văn thạc sĩ
- Vấn đề nghiên cứu phòng, chữa bệnh cho rắn chưa được nhà nước quan
tâm đúng mức. Do đó việc phòng và chữa bệnh cho đàn rắn chủ yếu do kinh
nghiệm cổ truyền và qua quá trình chăn nuôi mà tích luỹ được.
- Khu vực quy hoạch làng nghề vẫn còn một số hộ chưa chấp hành giải
phóng mặt bằng để bàn giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án, do đó những hộ có nhu
cầu mở rộng sản xuất, chăn nuôi chưa có điều kiện về mặt bằng để đầu tư.

- Do nghề rắn tồn tại và phát triển từ lâu đời và tự phát do vậy khu chăn nuôi
và sản xuất các sản phẩm từ rắn chủ yếu là làm trên diện tích đất thổ cư của gia
đình. Do vậy người ở xen lẫn với rắn và các vật nuôi khác (trâu, bò, lợn, gà chim
cút, ), từ đó chất thải chăn nuôi được tiêu thoát chung với các chất thải sinh hoạt
khác, dễ gây ô nhiễm môi trường và khó quản lý được các mầm bệnh lây lan từ
trang trại của gia đình này sang trang trại của gia đình khác. Vấn đề này ảnh hưởng
lớn đến công tác xử lý và cô lập những trang trại rắn đã mắc bệnh đồng thời gây ảnh
hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư trên toàn xã.
- Mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật được hướng dẫn khá chi tiết về các
thủ tục cần thiết để xin phép thành lập trại gây nuôi, nhưng một số nội dung hướng
dẫn nặng về các tiêu chuẩn khoa học, chưa phù hợp với đại đa số trình độ của người
nông dân “chân lấm, tay bùn”.
- Các trang trại gây nuôi rất muốn các cơ quan khoa học giúp đánh dấu sản
phẩm gây nuôi để tránh những đầu nậu trà trộn giữa con rắn gây nuôi với con rắn
khai thác ngoài tự nhiên (hiện nay các biện pháp đánh dấu quá phức tạp, giá cả lại
đắt chưa phù hợp với người dân chăn nuôi).
- Các chính sách của Nhà nước chưa đề cập đến việc hỗ trợ các hộ chăn nuôi
rắn về kinh phí nhằm mở rộng sản xuất nhằm mục đích sản xuất ra nhiều con giống
đáp ứng nhu cầu của các hộ chăn nuôi rắn thương phẩm, từ đó sản xuất ra nhiều sản
phẩm cung cấp cho thị trường tiêu dùng, đồng thời góp phần hạn chế nạn khai thác
rắn bừa bãi trong tự nhiên.
14
Luận văn thạc sĩ
- Nhà nước chưa đề cập đến vấn đề chính sách giao cho các cơ quan nghiên
cứu khoa học, nghiên cứu cụ thể tập tính, đặc tính sinh học cũng như quy trình gây
nuôi sinh sản những động vật hoang dã quý hiếm, để từ đó chuyển giao cho các hộ
nông dân nuôi, đặc biệt như làng nghề truyền thống xã Vĩnh Sơn, nhằm giải quyết
việc làm đang dư thừa rất lớn trong khu vực nông thôn.
- Chính sách của Nhà nước chưa cụ thể về việc thưởng cho những người
cung cấp thông tin về việc khai thác rắn trong tự nhiên. Vì vậy chưa khuyến kích

được cộng đồng dân cư giám sát, phát hiện cung cấp tin cho cơ quan chức năng
ngăn chặn kịp thời tệ nạn khai thác tuỳ tiện động vật, thực vật trong môi trường
hoang dã.
- Căn cứ theo nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 thì rắn Hổ mang
chúa (Ophiophagas hannah) thuộc nhóm I B – nhóm nghiêm cấm khai thác sử dụng
vì mục đích thương mại mà chỉ được khai thác vì mục đích nghiên cứu khoa học (kể
cả để tạo nguồn giống ban đầu phục vụ cho nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo, quan
hệ hợp tác Quốc tế) [11]. Tuy nhiên do đặc thù của nghề chăn nuôi rắn xã Vĩnh Sơn
đã có từ rất lâu đời, thực tế qua quá trình chăn nuôi người dân đã gây nuôi sinh sản
thành công giống rắn này. Qua kinh nghiệm thực tế của người dân họ đã biết lai tạo
giữa giống rắn chúa sống ở khu vực miền Nam với giống rắn chúa ở vùng núi phía
Bắc các thế hệ F2, F3, F4, đều phát triển rất tốt, con giống khoẻ mạnh, ít bệnh tật,
phát triển cân đối. Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành thì loài này nghiêm cấm
nuôi vì mục đích thương mại, do vậy nhân dân Vĩnh Sơn gặp rất nhiều khó khăn
trong vấn đề chứng minh nguồn gốc của rắn để thực hiện các bước theo quy trình
gây nuôi sinh sản mà các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã quy định.
Tuy gặp nhiều khó khăn trong công tác chăn nuôi, mở rộng sản xuất và tìm
kiếm đầu ra cho sản phẩm. Nhưng bên cạnh những khó khăn đó, làng nghề rắn Vĩnh
Sơn cũng được Đảng và Nhà nước tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển làng
nghề truyền thống như:
15
Luận văn thạc sĩ
- Từ việc được Nhà nước cho phép gây nuôi rắn nhằm mục đích thương mại
đã tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận với các nguồn vốn vay từ các tổ chức
tín dụng để đầu tư cho phát triển chăn nuôi rắn - nghề truyền thống của địa phương.
Trước năm 2000 người dân muốn vay vốn chăn nuôi rắn gặp rất nhiều khó khăn,
các tổ chức tín dụng không cho vay vốn vào mục đích chăn nuôi rắn. Thực chất
người dân vay vốn chăn nuôi rắn đều phải chuyển sang lí do chăn nuôi gia súc, gia
cầm, Do vậy số vốn vay được rất ít, không đủ để đầu tư mở rộng việc nhân nuôi
nên tốc độ phát triển của làng nghề có phần chậm chạp hơn, chưa xứng với tiềm

năng của một làng nghề truyền thống. Sau năm 2000, khi được phép gây nuôi rắn
hổ mang, các tổ chức tín dụng đã đầu tư cho việc gây nuôi rắn, từ đó nhân dân có
điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất chăn nuôi, do vậy mức tăng trưởng từ nghề chăn
nuôi rắn bắt đầu tăng mạnh.
- Cũng từ việc cho phép chăn nuôi rắn đã giúp người nông dân trong xã tiếp
cận nhanh hơn với cơ chế thị trường. Và một điều quan trọng khác là toàn bộ những
người nuôi có kiến thức từ cao đến thấp đều không ngừng tự tìm tòi học hỏi các
kiến thức khoa học kỹ thuật cũng như các văn bản của Nhà nước liên quan đến
động vật hoang dã và tự học hỏi lẫn nhau để tích luỹ kinh nghiệm cho đầu tư chăn
nuôi rắn.
- Cho phép chăn nuôi rắn nhằm duy trì và phát triển nghề truyền thống đã trở
thành động lực quan trọng giúp cho các đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính
trị – xã hội, tổ chức nghề nghiệp phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Từ đó họ tin
tưởng hơn vào tổ chức và hăng say tham gia các hoạt động xã hội. Và cũng từ các
hoạt động xã hội đó đã tạo điều kiện để họ gần gũi trao đổi thông tin, gắn kết với
nhau hơn. Thực tế cho thấy các tổ chức chính trị xã hội ở Vĩnh Sơn đều hoạt động
tốt và là những đơn vị đi đầu trong các phong trào của huyện, của tỉnh.
Hiện nay, khách đến với làng nghề rắn Vĩnh Sơn sẽ được thụ hưởng nhiều
dịch vụ như: Thăm quan khu chăn nuôi rắn, trực tiếp quan sát loài động vật đang
dần hiếm gặp trong môi trường tự nhiên, cảm nhận những khó khăn của nghề nuôi
16
Luận văn thạc sĩ
rắn, thưởng thức những món ăn ngon, lạ và bổ dưỡng được chế biến từ thịt rắn và ra
về với những sản phẩm truyền thống được bày bán tại làng rắn như cao rắn, rượu
rắn,
1.3. Quy trình chăn nuôi rắn tại làng nghề rắn Vĩnh Sơn
1.3.1. Quy cách xây dựng chuồng trại
* Chuồng nuôi rắn con:
Chuồng nuôi rắn có thể xây dựng đơn giản hoặc kiên cố, to, nhỏ hoặc vừa
phải, tùy thuộc vào điều kiện của từng hộ gia đình. Có một số mô hình tạo nhà ở (ô

chuồng) cho chuồng nuôi rắn con như sau:
- Diện tích mỗi ô chuồng khoảng 10 đến 15m
2
.
- Tường ngăn giữa các ô cao 80 đến 100cm. Thường thì người nuôi rắn đi lại
trên thành tường để chăm sóc rắn.
- Một số cách bố trí chỗ ở (ụ rắn) cho rắn con:
+ Cách 1: Ụ rắn được bố trí sao cho chỉ chiếm 1/3 đến 1/4 ô chuồng. Mặt
bằng ụ rắn được làm 2 đến 3 tầng bằng các tấm giát (gần giống giát giường) xếp
chồng lên nhau. Giữa các tấm giát có thể lót rơm, cỏ khô hoặc đất cục cho rắn ở và
đi lại;
+ Cách 2: Ụ được xếp đất tảng hoặc gạch mộc, gốc cây khô. Bên cạnh đó để
chỗ cho rắn đi lại và chỗ đặt khay ăn uống cho rắn.
Hình 1. 3. Chuồng nuôi rắn con
17
Luận văn thạc sĩ
* Chuồng nuôi rắn to (rắn thương phẩm, rắn hậu bị và rắn sinh sản):
- Diện tích mỗi ô tùy theo điều kiện có thể xây dựng kích thước (30x40x40)
cm để nuôi 01 con rắn hoặc có thể rộng hơn với kích thước (40x60x40) cm để nuôi
01 cặp rắn sinh sản, tường xây gạch, nền lát gạch thấm nước (loại gạch đỏ lát sân).
- Nắp chuồng ở: Có thể làm nắp bê tông có cửa (15 x 20 cm), có khung cửa
cố định, có bản lề cửa và chốt khóa cửa cẩn thận hoặc có thể làm bằng gỗ, cửa lưới.
Hình 1. 4. Chuồng nuôi rắn to
1.3.2. Quy trình chăn nuôi rắn
1.3.2.1. Quy trình ấp nở trứng rắn
* Khử trùng:
Trước khi tiến hành ấp trứng cần phải khử trùng phòng ấp trứng. Có một số
phương pháp khử trùng phòng ấp trứng như sau:
- Cách 1: Có thể dùng vôi bột rắc đều lên bề mặt phòng ấp. Sau 5 đến 7 ngày
thì quét sạch vôi bột. Lúc này có thể cho nguyên liệu ấp và trứng vào để tiến hành

ấp.
- Cách 2: Dùng dung dịch phoocmon (HCHO) 1-2% phun đều, sau 3 ngày có
thể cho nguyên liệu ấp và trứng vào ấp.
Xung quanh phòng ấp cần phun thuốc khử côn trùng để phòng trừ kiến, mối,
ruồi, muỗi xâm hại trứng rắn.
18
Luận văn thạc sĩ
* Phương pháp ấp:
- Nguyên liệu ấp: Nguyên liệu ấp gồm đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha và cát
đen. Nguyên liệu ấp phải được phơi nắng nhiều ngày và phải được khử trùng. Tùy
điều kiện độ ẩm môi trường của từng khu vực cụ thể mà quyết định tỷ lệ nguyên
liệu dùng để ấp trứng.
- Phương pháp ấp: Rải nguyên liệu ấp xuống nền phòng ấp với độ dày
khoảng 15-20cm. Các ổ trứng được đặt lên nguyên liệu ấp và đặt cách nhau khoảng
5cm. Sau khi đặt trứng ta dùng nguyên liệu ấp phủ lên bề mặt trứng dày từ 1-2cm.
Hàng tuần có thể phun chế phẩm EM để đảm bảo môi trường ấm. Kiểm tra độ ẩm
hàng ngày ở phòng ấp.
- Thời gian ấp trứng: Trứng ấp trong thời gian từ 57-60 ngày thì nở rắn con.
Thời gian ấp có thể ngắn lại hoặc dài hơn tùy thuộc vào độ ẩm thường xuyên của
nguyên liệu ấp.
Hình 1. 5. Trứng rắn hổ mang Hình 1. 6. Trứng rắn đang được ấp
1.3.2.2. Quy trình nuôi rắn giống và rắn thương phẩm
a. Kỹ thuật chuẩn bị thức ăn cho rắn
* Đặc điểm dinh dưỡng:
- Rắn là động vật thuộc nhóm ăn thịt, thành phần thức ăn của rắn thích ứng
với sự có mặt và mật độ thức ăn ở ngoài thiên nhiên. Rắn hổ mang có thể ăn các
loại thịt nói chung như cóc, nhái, chuột, gà, chim, trứng,
19
Luận văn thạc sĩ
- Các loại rắn nói chung có khả năng ăn nhiều trong một bữa (30-40% so với

trọng lượng cơ thể). Song, trong tự nhiên, không phải lúc nào chúng cũng kiếm
được thức ăn. Trong điều kiện nuôi nhốt, rắn có thể ăn bằng 10-15% trong lượng cơ
thể và ăn cách 2-3 ngày một lần.
- Rắn là động vật có khả năng nhịn ăn tất tốt, từ vài tháng (ngủ đông) đến lâu
hơn. Khả năng nhịn ăn của rắn gắn liền với nhu cầu nước uống và sự thay đổi nhiệt
độ không khí. Nếu cung cấp nước uống đầy đủ hoặc khi nhiệt độ không khí giảm
thấp thì khả năng nhịn ăn của rắn có thể lâu hơn.
* Chuẩn bị thức ăn:
- Thức ăn cho rắn con: Con mồi làm thức ăn cho rắn con cần phải có xương
mềm và cần được cắt nhỏ để tránh rắn bị hóc mồi.
- Thức ăn cho rắn lớn: Kích cỡ con mồi phụ thuộc vào kích cỡ của rắn sao
cho rắn có thể ăn mồi dễ dàng và không bị hóc.
- Cách chế biến thức ăn: Thức ăn được cắt thành miếng phù hợp với kích cỡ
từng loại rắn nuôi, trộn thêm một số loại thuốc để phòng bệnh cho rắn và cho ăn
tươi ngay. Nếu để dự trữ, cần phải đóng gói và bảo quản lạnh riêng từng loại thức
ăn. Trước khi cho ăn, đem rã đông và trộn đều các loại thuốc cần cho rắn ăn kèm
theo dự kiến.
Hình 1. 7. Thức ăn cho rắn
b. Kỹ thuật nuôi rắn
20
Luận văn thạc sĩ
* Kỹ thuật nuôi rắn con:
- Rắn con 1 ngày tuổi được nhặt vào phòng nuôi riêng. Trong thời gian từ 6-
7 ngày sau nở, rắn không ăn mà chỉ sống bằng các chất dinh dưỡng còn lại trong
noãn hoàng. Thời điểm này, chỉ cần cho rắn uống nước. Sau khi rắn lột xác lần đầu,
ta cho rắn dùng thức ăn dành cho rắn sơ sinh.
- Mật độ nuôi rắn: Rắn con được nuôi với mật độ khoảng 10-15 con/m
2
.
Trong vườn rắn cần đắp nhiều ụ hang cho rắn trú. Mật độ khoảng 30-50 con/ụ. Cứ

khoảng 50 rắn con ta để 01 đĩa thức ăn và 01 đĩa nước uống.
* Nuôi rắn thương phẩm:
- Rắn thương phẩm được nuôi vào các ô chuồng nhỏ riêng biệt. Đối với rắn
dự kiến chọn làm rắn hậu bị và sinh sản cần nuôi chúng ở những ô chuồng rộng
hơn.
- Thức ăn cho các loại rắn lớn này được cắt to hơn, số lượng nhiều hơn và
các bữa cách nhau từ 2-3 ngày.
* Rắn ngủ đông:
- Vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 hàng năm, khi nhiệt độ không khí xuống
thấp dưới 20
0
C, rắn có hiện tượng ngủ đông. Mọi hoạt động của rắn trong thời gian
này gần như bị dừng lại. Rắn cần chỗ trú ấm áp, khô ráo, yên tĩnh để ở.
- Đối với rắn con, có thể cho rắn ngủ đông ngay tại ô chuồng nuôi bằng cách
dùng vật liệu phủ lên ụ rắn sao cho ụ rắn không bị gió lùa, không bị ướt khi mưa và
có nhiệt độ, độ ẩm ổn định. Cũng có thể chuyển rắn vào trú đông trong nhà, song
vẫn cần vật liệu ủ ấm.
- Đối với rắn to, cần chuyển rắn tập trung từ vài con tới vài chục con vào một
chuồng rộng hơn với vật liệu ủ đông, tạo cho rắn môi trường ấm hơn. Trong thời
gian này, ta tận dụng để khử trùng chuồng nuôi cho năm sau.
- Vật liệu ủ đông cho rắn có thể là lá chuối khô, rơm rạ, cỏ khô, thậm chí cả
ruột chăn bông cũ.
21
Luận văn thạc sĩ
1.3.3. Một số bệnh thường gặp ở rắn, cách phòng và điều trị bệnh cho rắn [1]
a. Bệnh do dinh dưỡng
Do thức ăn cho rắn trong điều kiện nuôi nhốt thường đơn điệu, vì vậy rắn
thường mắc một số bệnh do thiếu vitamin, chủ yếu là các vitamin như: Vitamin A,
vitamin nhóm B, vitamin D2,
Sự thiếu cân đối trong thành phần dinh dưỡng cùng với chế độ nuôi không

hợp lý, vệ sinh thức ăn không tốt dễ làm phát sinh một số bệnh về đường tiêu hoá
và tuần hoàn như bệnh tắc mạch máu do lắng đọng cholesterol và a xit uric là
nguyên nhân làm chết rắn đột ngột.
b. Bệnh do nhiễm trùng
Bệnh đường tiêu hoá do vi khuẩn Salmonella rất phổ biến ở rắn và có thể lây
sang người, vì vậy cần chú ý vệ sinh cá nhân sau khi tiếp xúc với rắn, đặc biệt là rắn
bệnh. Khi rắn bị bệnh nặng, cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Bệnh viêm miệng rất thường gặp ở rắn. Bệnh này thường do vi khuẩn, nấm
gây ra và thường đi kèm với tình trạng thiếu vitamin. Khi bệnh nhẹ có thể rửa bằng
nước oxy già, bôi thuốc Sulphadimidine, bệnh nặng cần phải điều trị bằng kháng
sinh.
Nhiễm trùng đường hô hấp cũng hay gặp ở rắn. Biểu hiện của bệnh là miệng
rắn hơi mở, thở khò khè, đôi khi tạo ra các bong bóng ở miệng. Rắn có thể bị tắc
mũi hoàn toàn, làm cho hơi thở nặng nhọc và nghe khá rõ. Cần điều trị bằng kháng
sinh khi rắn có biểu hiện viêm đường hô hấp.
d. Bệnh do ký sinh trùng
Về mặt hiệu quả kinh tế, các bệnh do ký sinh trùng gây thiệt hại lớn nhất.
Tuy tỷ lệ rắn chết do ký sinh trùng không cao như các bệnh do vi khuẩn, nhưng ký
sinh trùng gây ra các bệnh có tính chất mãn tính, làm giảm tăng trọng, giảm sức đề
kháng bệnh, tạo thuận lợi và làm lây lan các bệnh nhiễm trùng khác. Một số loài ký
sinh trùng nguy hiểm cũng có thể gây dịch làm chết rắn hàng loạt.
22
Luận văn thạc sĩ
Biểu hiện chung của bệnh do nội ký sinh là rắn gầy yếu, mệt mỏi, kém ăn, da
không bóng, thường có rối loạn tiêu hoá. Có nhiều loại thuốc đặc trị ký sinh trùng,
cần có chẩn đoán chính xác để dùng thuốc thích hợp. Ký sinh trùng có khả năng lây
lan mạnh, vì vậy cần hết sức chú trọng các biện pháp vệ sinh chăn nuôi và áp dụng
các biện pháp phòng bệnh.
e. Bệnh do các vết thương
Các vết thương của rắn do nhiều nguyên nhân gây ra như: Săn bắt, vận

chuyển, cắn nhau, Nguyên tắc chung khi điều trị vết thương cho rắn là phải rửa,
sát trùng vết thương bằng các dung dịch sát trùng thông thường, nhốt rắn ở nơi sạch
sẽ, khô ráo để tránh nhiễm trùng và nấm từ môi trường.
f. Bệnh ướp xác
Biểu hiện: Xác rắn không lột được, nếu để lâu rắn kém ăn, khô kiệt và chết.
Điều trị: Rắn bị ướp xác cần bắt vào túi lưới, ngâm rắn khoảng 20 – 30 phút
trong dung dịch sát khuẩn (berberin , tertracyclin, ) với nồng độ 0,5 – 1,0 g/lít
nước sạch.
23
Luận văn thạc sĩ
CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI PHÁT SINH
TỪ CÁC TRANG TRẠI NUÔI RẮN TẠI XÃ VĨNH SƠN
Chăn nuôi là một trong những ngành sản xuất tạo ra lượng chất thải nhiều
nhất ra môi trường. Và chăn nuôi rắn cũng không phải là một ngoại lệ. Chất thải
chăn nuôi chứa nhiều thành phần có khả năng gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của vật nuôi và sức khỏe của con người. Vì
vậy, việc hiểu rõ lượng phát thải, thành phần và các tính chất của chất thải chăn
nuôi nhằm có biện pháp quản lý và xử lý thích hợp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường,
tận dụng nguồn chất thải vào mục đích kinh tế là một việc làm cần thiết và ngày
càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
2.1. Hiện trạng các loại chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi rắn
2.1.1. Chất thải rắn thông thường
a. Các nguồn phát sinh
Chất thải rắn thông thường phát sinh từ các trang trại chăn nuôi rắn có thành
phần chủ yếu bao gồm:
- Chất thải rắn sinh hoạt.
- Chất thải phát sinh từ bản thân con rắn: Phân rắn, lớp da sau khi rắn lột xác.
- Xác rắn chết do các bệnh thông thường.
- Nội tạng và các phần loại bỏ trong quá trình chế biến thức ăn cho rắn, nội

tạng của rắn bị loại bỏ trong quá trình chế biến, thức ăn thừa của rắn.
- Bao bì, vỏ hộp thuốc phòng và điều trị bệnh cho rắn.
Ngoài ra, do các trang trại hầu hết đều nằm trên một phần diện tích đất ở của
hộ gia đình được trích ra để xây dựng chuồng trại nuôi rắn, do đó chất thải rắn phát
sinh từ các trang trại nuôi rắn trên địa bàn xã Vĩnh Sơn ngoài chất thải từ quá trình
chăn nuôi còn có chất thải rắn sinh hoạt của người dân.
24
Luận văn thạc sĩ
Qua quá trình điều tra thực tế tại xã Vĩnh Sơn cho thấy: Đa số các loại chất
thải rắn phát sinh từ các trang trại đều chứa hàm lượng các chất hữu cơ và dinh
dưỡng cao, chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh như: E.Coli, Coliform, Fecal
Coliform, Salmonella,
b. Lượng chất thải
Lượng chất thải rắn thông thường phát sinh từ các trang trại chăn nuôi rắn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chuồng nuôi có sử dụng chất độn (thông thường là
gạch mộc hoặc đất phơi khô) hoặc chuồng nuôi không sử dụng chất độn (thường sử
dụng loại chuồng nuôi làm bằng gỗ), loại thức ăn cho rắn (sử dụng cóc làm thức ăn
sẽ có nhiều bộ phận thừa hơn là sử dụng gà, vịt con hoặc rắn nước), mùa sinh
trưởng của rắn (mùa nóng là mùa sinh trưởng nên con rắn sẽ tiêu thụ thức ăn nhiều
hơn, dẫn đến lượng chất thải phát sinh vào mùa nóng cũng nhiều hơn vào mùa
lạnh). Ngoài ra, do các trang trại chăn nuôi rắn đa phần đều sử dụng một phần diện
tích đất ở của hộ gia đình, vì vậy lượng chất thải rắn thông thường phát sinh từ các
trang trại chăn nuôi rắn còn bao gồm cả chất thải rắn sinh hoạt.
Theo số liệu thống kê từ 50 phiếu điều tra tại các trang trại chăn nuôi rắn trên
địa bàn xã Vĩnh Sơn (trong đó có 03 trang trại quy mô lớn, 18 trang trại quy mô
trung bình và 29 trang trại quy mô nhỏ) thì lượng chất thải rắn thông thường phát
sinh từ mỗi trang trại trung bình như sau:
Bảng 2. 1. Lượng chất thải rắn thông thường phát sinh tại các trang trại
STT Chất thải
Lượng phát sinh trung bình (kg/trang trại.ngày)

Quy mô lớn Quy mô trung bình Quy mô nhỏ
1 Chất thải rắn sinh hoạt 2,83 2,53 2,64
2 Phân thải 3 1,48 0,78
3 Thức ăn thừa 5,33 2,66 1,01
4
Chất thải rắn thông
thường khác
0,87 0,59 0,54
Tổng 12,03 7,26 4,97
25

×