Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

xây dựng qui trình triển khai 5s công ty cổ phần liên hiệp kim xuân (kcn trà nóc – q.bình thủy – tp.cần thơ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.42 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



XÂY DỰNG QUI TRÌNH TRIỂN KHAI 5S
- CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN
(KCN TRÀ NÓC – Q.BÌNH THỦY – TP.CẦN THƠ)








CÁN BỘ HƢỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
Th.S Phạm Thị Vân Trần Văn Giàu
MSSV: 1101455
Ngành QLCN - K36



Cần Thơ, tháng 11/2013

Luận văn Tốt nghiệp Ngành QLCN – K36

CBHD: Th.S Phạm Thị Vân
SVTH: Trần Văn Giàu Trang i
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP




Trong thời gian thực tập (01/07 – 31/08/2013), thực tập sinh Trần Văn Giàu
tỏ ra rất siêng năng, tuân thủ tốt mọi qui định của công ty đối với nhân viên như:
đảm bảo giờ giấc làm việc, thái độ ôn hòa, hòa đồng với các nhân viên khác, tác
phong làm việc chuyên nghiệp.
Ngoài ra thực tập sinh Trần Văn Giàu cũng góp phần hỗ trợ đào tạo nhân
viên công ty thực hiện 5S, giúp chỉ ra những thiếu sót của công ty trong việc thực
hiện 5S, góp phần xây dựng và hoàn thiện mục tiêu 5S ở công ty Kim Xuân.
Qua thời gian thực tập, chúng tôi đánh giá sinh viên Trần Văn Giàu đã hoàn
thành xuất sắc đề tài: “Xây dựng qui trình triển khai 5S tại công ty Cổ Phần
Liên Hiệp Kim Xuân”. Đối với công ty chúng tôi, đây là một đề tài thiết thực, có
tính thực tiễn cao và sẽ được triển khai sớm trong thời gian tới.
Chúng tôi mong rằng nhà trường sẽ tiếp tục gửi đến công ty chúng tôi những
sinh viên với những đề tài thực tế như vây.



Cty Kim Xuân, ngày 31 tháng 08 năm 2013

PHÓ GIÁM ĐỐC






TRẦN SĨ TUẤN










Luận văn Tốt nghiệp Ngành QLCN – K36

CBHD: Th.S Phạm Thị Vân
SVTH: Trần Văn Giàu Trang ii
LỜI CẢM ƠN




Sau những năm theo học Ngành Quản lý Công Nghiệp – Bộ môn Quản lý
công nghiệp – Khoa Công nghệ – Trường Đại Học Cần Thơ, em đã được học nhiều
kiến thức bổ ích và quý báu. Đó sẽ là những kiến thức nền tảng cho em trên con
đường phục vụ xã hội và tự tin bước vào đời. Luận văn này là thành quả kết thúc
những năm học qua, vì vậy thông qua đây em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể Thầy

Cô trong khoa đã tận tình dạy dỗ, trang bị cho em những kiến thức cần thiết để hoàn
thành tốt luận văn. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến cô Phạm Thị Vân, là giảng
viên dạy em nhiều môn học và là người hướng dẫn luận văn cho em, cô đã tận tình
giúp đỡ, đóng góp những ý kiến bổ ích, động viên và chỉ dẫn để em hoàn thành tốt
luận văn.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến anh Trần Sĩ Tuấn – Phó Giám Đốc Điều
hành, các Cô Chú, Anh Chị nhân viên văn phòng và toàn thể Anh Chị Em trong
xưởng đã đóng góp ý kiến, giúp đỡ và hỗ trợ cho em hoàn thành tốt luận văn này,
cho em có cơ hội để ứng dụng lý thuyết vào thực tế và có những kinh nghiệm rất
hữu ích từ thực tế trong suốt thời gian thực tập tại Công ty.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên và hỗ
trợ em trong suốt thời gian qua.

Sinh viên

Trần Văn Giàu






Luận văn Tốt nghiệp Ngành QLCN – K36

CBHD: Th.S Phạm Thị Vân
SVTH: Trần Văn Giàu Trang iii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI


Trong thời gian thực tập tại công ty, nhận thấy công ty đang gặp vấn đề trong

việc thu dọn, sắp xếp, vì vậy chúng tôi có ý định thực hiện đề tài về 5S ứng dụng tại
công ty. Đây cũng là kế hoạch từ lâu của công ty với mong muốn cải thiện tình hình
hiện tại. Với bước đầu triển khai được sự hỗ trợ từ công ty, chúng tôi quyết định
xây dựng kế hoạch triển khai cho bộ phận Kéo sợi và Dập đinh.
Chúng tôi tiến hành chụp ảnh và đưa ra nhận xét về môi trường làm việc tại
công ty. Từ thực trạng của công ty kết hợp với sự tổng hợp từ lý thuyết để xây dựng
kế hoạch tiến hành cho từng S, chúng tôi đã thảo luận cùng với Ban quản đốc
xưởng để có kế hoạch cho từng S phù hợp với điều kiện thực tế tại xưởng. Sau khi
đã thống nhất ý kiến sẽ hiệu chỉnh toàn bộ kế hoạch cho phù hợp và tiến hành áp
dụng 5S tại xưởng theo kế hoạch đề ra.
Sau khi viết xong kế hoạch và đào tạo cho nhân viên thì đã tiến hành triển
khai thử nghiệm 5S tại xưởng. Chúng tôi cũng tiến hành chụp ảnh lại vấn đề để thấy
được sự thay đổi và đánh giá kết quả vào các Bảng đánh giá đã thiết kế.
Trong đề tài Luận văn tốt nghiệp này, chúng tôi được sự giúp đỡ của Phó
Giám Đốc Điều Hành đã thiết kế cụ thể kế hoạch triển khai cho từng S, từ các công
việc lên kế hoạch vệ sinh đến thiết kế biểu ngữ và khẩu hiệu cho chương trình, thiết
kế các bảng đánh giá để kiểm tra kết quả. Ngoài ra chúng tôi cũng thiết kế chương
trình đào tạo và đã được Ban Giám Đốc phân công đào tạo 5S cho nhân viên để
triển khai thực hiện 5S.
Chương trình đã triển khai nhưng chỉ còn ở giai đoạn đầu nên không tránh
khỏi thiếu sót, tuy nhiên nó cũng đóng góp trong việc cải thiện môi trường làm việc
tại xưởng.














Luận văn Tốt nghiệp Ngành QLCN – K36

CBHD: Th.S Phạm Thị Vân
SVTH: Trần Văn Giàu Trang iv
MỤC LỤC

Trang
CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 1
1.3 Phạm vi đề tài 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Các nội dung chính 2
CHƢƠNG II: LÝ LUẬN CHUNG VỀ 5S 3
2.1 Giới thiệu về 5S 3
2.2 Nội dung, đối tượng, mục tiêu của chương trình 5S 3
2.2.1 Nội dung 3
2.2.2 Đối tượng 7
2.2.3 Mục đích 8
2.3 Lợi ích khi thực hiện 5S 8
2.3.1 Lợi ích hữu hình 8
2.3.2 Lợi ích vô hình 9
2.4 Các yếu tố cơ bản giúp thành công khi thực hiện 5S 9
2.5 Lý do 5S ngày càng được phổ biến 10
2.6 Đánh giá quá trình thực hiện 5S 10

2.7 Những khó khăn thường gặp khi thực hiện chương trình 5S 11
2.7.1 Thái độ tiêu cực của một số công nhân viên đối với 5S 11
2.7.2 Sự xung đột về thời gian với các công việc khác 11
2.7.3 Hoạch định sai nguồn lực cần thiết 11
2.7.4 Sự ủng hộ không hết mình của lãnh đạo 11
2.7.5 Quá trình huấn luyện và đào tạo không tốt 11
2.7.6 Sự duy trì 5S 11
CHƢƠNG III : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 11
3.1 Giới thiệu công ty CP LH KIM XUÂN 12
Luận văn Tốt nghiệp Ngành QLCN – K36

CBHD: Th.S Phạm Thị Vân
SVTH: Trần Văn Giàu Trang v
3.1.1 Giới thiệu công ty 12
3.1.2 Ngành nghề kinh doanh 13
3.2 Cơ cấu tổ chức 13
3.3 Giới thiệu xưởng sản xuất 15
3.3.1 Sản phẩm 15
3.3.2 Qui trình công nghệ sản xuất 17
3.3.3 Diễn giải quy trình công nghệ 18
3.3.4 Bố trí mặt bằng của công ty 19
CHƢƠNG IV: HIỆN TRẠNG 5S TẠI CÔNG TY VÀ GIẢI PHÁP 21
4.1 Kế hoạch thực hiện 5S 21
4.2 Môi trường làm việc tại công ty 21
4.3 Phân tích hiện trạng và giải pháp 22
4.3.1 Khu văn phòng 22
4.3.2 Khu phế liệu 24
4.3.3 Khu nhà xe, phòng bảo vệ, tủ đồ công nhân và nhà vệ sinh và nhà ăn 24
4.3.4 Xưởng sản xuất 26
CHƢƠNG V: THIẾT KẾ CHƢƠNG TRÌNH 5S CHO CÔNG TY 40

5.1 Các bước chuẩn bị 40
5.1.1 Thành lập ban chỉ đạo 5S 40
5.1.2 Ban lãnh đạo cam kết thực hiện chương trình 5S 41
5.1.3 Tham quan các mô hình mẫu về một số công ty đã áp dụng 5S 41
5.2 Kế hoạch đào tạo và huấn luyện cho nhân viên 42
5.4 Tuyên truyền cho 5S 43
5.5 Tiến hành sàng lọc 43
5.5.1 Cái gì cần sàng lọc? 43
5.5.2 Phiếu đánh giá sàng lọc 43
5.5.3 Duy trì công tác sàng lọc 45
5.6 Sắp xếp 45
5.6.1 Cái gì cần sắp xếp? 45
5.6.2 Tiến hành sắp xếp 46
5.7 Sạch sẽ 46
Luận văn Tốt nghiệp Ngành QLCN – K36

CBHD: Th.S Phạm Thị Vân
SVTH: Trần Văn Giàu Trang vi
5.7.1 Nơi nào cần sạch sẽ ? 46
5.7.2 Tiến hành tổng vệ sinh xưởng 47
5.8 Săn sóc 47
5.8.1 Phân công vệ sinh hàng ngày 47
5.8.2 Tiến hành chụp ảnh vấn đề 48
5.9 Sẵn sàng 48
5.9.1 Vai trò của người lãnh đạo 48
5.9.2 Tuân thủ các nội quy và nguyên tắc của 5S 48
5.9.3 Tiến hành các khóa đào tạo định kỳ 48
5.9.4 Tổ chức các cuộc thi đua về 5S 49
5.9.5 Sử dụng các khẩu hiệu tại công ty 49
5.9.6 Tạo một môi trường làm việc thân thiện 50

CHƢƠNG VI: TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 5S TẠI XƢỞNG SẢN XUẤT 51
6.1 Quá trình chuẩn bị 51
6.1.1 Cam kết của ban lãnh đạo 51
6.1.2 Cam kết của bộ phận Kéo sợi 51
6.1.2 Tiến hành lên kế hoạch thực hiện chương trình 5S 52
6.1.3 Thực hiện đào tạo chương trình 5S 52
6.1.4 Chuẩn bị cho ngày tổng vệ sinh 53
6.2 Thực hiện 5S 53
6.2.1 Tiến hành sàng lọc 53
6.2.2 Tiến hành sắp xếp 56
6.2.3 Tiến hành sạch sẽ 59
6.2.4 Tiến hành săn sóc 61
6.2.5 Tiến hành Sẵn sàng 61
CHƢƠNG VII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
7.1 Kết luận 63
7.2 Kiến nghị 63
PHỤ LỤC 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Luận văn Tốt nghiệp Ngành QLCN – K36

CBHD: Th.S Phạm Thị Vân
SVTH: Trần Văn Giàu Trang vii
DANH MỤC HÌNH


Trang
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 13
Hình 3.2 Một số sản phẩm của công ty 16
Hình 3.3 Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất đinh 17

Hình 3.4 Sơ đồ bố trí mặt bằng công ty Kim Xuân 20
Hình 4.1 Ảnh thực tế tại khu văn phòng 22
Hình 4.2 Hình minh họa cách sắp xếp hồ sơ văn phòng 23
Hình 4.3 Ảnh thực tế trước sân văn phòng 23
Hình 4.4 Ảnh thực tế tại khu phế liệu 24
Hình 4.5 Ảnh thực tế tại khu nhà xe 24
Hình 4.6 Ảnh thực tế tại phòng bảo vệ 25
Hình 4.7 Ảnh thực tế nơi để đồ công nhân và nơi dán thông báo 25
Hình 4.8 Ảnh thực tế trước sân để nguyên liệu 26
Hình 4.9 Ảnh thực tế tại khu kéo sợi 27
Hình 4.10 Ảnh thực tế tại khu để dây kéo sợi 28
Hình 4.11 Sơ đồ bố trí khu vực để dây 31
Hình 4.12 Ảnh thực tế lối đi khu Dập đinh 31
Hình 4.13 Ảnh thực tế tại khu dập đinh 31
Hình 4.14 Sơ đồ minh họa hướng khắc phục hiện trạng cho bộ phận Dập đinh 33
Hình 4.15 Ảnh thực tế tại khu đánh bóng 34
Hình 4.16 Ảnh thực tế tại khu răng đinh 35
Hình 4.17 Ảnh thực tế tại khu xi mạ 36
Hình 4.18 Ảnh thực tế tại khu vực hàn cuốn 37
Hình 4.19 Ảnh thực tế tại khu vực xuất hàng 38
Hình 4.20 Ảnh thực tế tại khu thành phẩm chờ xuất 38
Hình 5.1 Sơ đồ cơ cấu Ban chỉ đạo 5S 40
Hình 5.2 Biểu ngữ tuyên truyền cho 5S 43
Hình 5.3 Khẩu hiệu tuyên truyền cho 5S 43
Luận văn Tốt nghiệp Ngành QLCN – K36

CBHD: Th.S Phạm Thị Vân
SVTH: Trần Văn Giàu Trang viii
Hình 6.1 Hình ảnh ngày hướng dẫn thực hiện 5S cho các trưởng phòng 54
Hình 6.2 Hình khẩu hiệu 5S tại khu vực sản xuất 54

Hình 6.3 Hình ảnh trước và sau khi sàng lọc dây bị lỗi 55
Hình 6.4 Hình ảnh trước và sau khi sàng lọc tại khu vực các máy kéo sợi lẻ 55
Hình 6.5 Hình ảnh trước và sau khi sàng lọc tại khu vực máy cuốn 56
Hình 6.6 Hình ảnh trước và sau khi sàng lọc tại bộ phận dập đinh 56
Hình 6.7 Hình ảnh trước và sau khu vực để nguyên liệu 57
Hình 6.8 Hình ảnh trước và sau khu vực để dụng cụ vệ sinh 57
Hình 6.9 Hình trước và sau khi sắp xếp tại khu vực để dây 58
Hình 6.10 Hình trước và sau khi sắp xếp sên cam 58
Hình 6.11 Hình trước và sau khi sắp xếp dây sản xuất 58
Hình 6.12 Hình trước và sau khi làm vệ sinh tại khu để dây đạt 59
Hình 6.13 Hình trước và sau khi vệ sinh sàn xưởng nơi khu Dập đinh 59
Hình 6.14 Hình trước và sau khi thay thế thùng đựng đinh 60
Hình 6.15 Hình trước và sau khi thu gom đinh rơi 60

Luận văn Tốt nghiệp Ngành QLCN – K36

CBHD: Th.S Phạm Thị Vân
SVTH: Trần Văn Giàu Trang ix
DANH MỤC BẢNG


Trang
Bảng 2.1 Tiêu chí phân loại các vật dụng 4
Bảng 2.2 Lưu trữ các vật dụng theo tần suất sử dụng 4
Bảng 5.1 Bảng phân công nhiệm vụ Ban chỉ đạo 5S 41
Bảng 5.2 Nội dung đào tạo 42
Bảng 5.3 Bảng phân loại dụng cụ/thiết bị/máy móc cần loại bỏ 44
Bảng 5.4 Nhãn kiểm soát (thẻ đỏ) duy trì sàng lọc 45
Bảng 5.5 Bảng mô tả vẽ vạch tại khu sản xuất 46
Bảng 6.1 Phân công công việc Ban chỉ đạo 5S 52

Bảng 6.2 Biểu mẫu kiểm tra thực hiện 5S hàng ngày 62


Luận văn Tốt nghiệp Ngành: QLCN – K36

CBHD: Th.S Phạm Thị Vân
SVTH: Trần Văn Giàu Trang 1
CHƢƠNG I

GIỚI THIỆU


1.1 Đặt vấn đề

Bất kì một khách hàng, một đối tác nào khi bước chân vào công ty của
chúng ta thì hình ảnh đầu tiên để gây ấn tượng và sự chú ý của họ đó là nhìn thấy sự
ngăn nắp và sạch sẽ. Một khung cảnh làm việc sạch sẽ, ngăn nắp cũng sẽ giúp cho
nhân viên cảm thấy thoải mái trong khi làm việc. Để làm được điều này thì có rất
nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng chương trình 5S của người Nhật vào sản
suất. Thực hiện 5S giúp tăng năng suất làm việc một cách hiệu quả, từ đó giúp công
ty loại bỏ rất nhiều chi phí không cần thiết và cũng nhờ sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch
sẽ đã giúp góp phần cho chất lượng làm việc và chất lượng sản phẩm được nâng
cao. Vì 5S đại diện cho những khái niệm quản lý công việc tốt và được coi là cơ sở
để cải tiến chất lượng liên tục và nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, việc thực
hiện 5S tại công ty có được duy trì lâu dài hay không là một vấn đề rất khó mà hầu
hết các doanh nghiệp đang rất quan tâm đến, Công ty Cổ phần Liên hiệp Kim Xuân
là một ví dụ. Trước đây, công ty cũng đã thực hiện 5S nhưng chỉ trong thời gian
ngắn, mọi thứ đã trở lại như cũ, điều này cho thấy công tác “Săn sóc” chưa liên tục
duy trì, mà để liên tục duy trì thì cần con người có tính tự giác cao, tức luôn “Sẵn
sàng” với 5S. Biết được Công ty rất quan tâm đến 5S và cũng muốn áp dụng kiến

thức đã học vào thực tế, qua thực tế giúp bản thân hoàn thiện hơn về lý thuyết,
chính vì vậy em thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp: “XÂY DỰNG QUI TRÌNH
TRIỂN KHAI 5S TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HIỆP KIM XUÂN” với kỳ
vọng kết quả của đề tài sẽ phần nào giúp cho hệ thống quản lý chất lượng tại công
ty ngày một hoàn thiện, đạt được mục tiêu như mong muốn và duy trì 5S được lâu
dài hơn.
1.2 Mục tiêu của đề tài

- Hiểu công ty và các hoạt động của công ty một cách khái quát.
- Biết được môi trường làm việc tại công ty, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện, tập trung vào công tác rèn luyện tính tự giác
nằm duy trì chương trình 5S cho công ty.
- Thực hiện thí điểm (áp dụng 5S) vào một số bộ phận tại xưởng sản xuất.
Luận văn Tốt nghiệp Ngành: QLCN – K36

CBHD: Th.S Phạm Thị Vân
SVTH: Trần Văn Giàu Trang 2
1.3 Phạm vi đề tài

Công ty có tổng diện tích khoảng 8.000m
2
, gồm có Khu văn phòng, Xưởng
sản xuất và các khu vực khác. Trong thời gian giới hạn 2 tháng của luận văn và theo
yêu cầu của công ty thì chúng tôi chỉ nhận xét về hiện trạng 5S và tiến hành xây
dựng Kế hoạch triển khai 5S cho công ty. Vì đây là xưởng lớn, có nhiều mặt hàng
và vấn đề vệ sinh công nghiệp đang được quan tâm nên đầu tiên chúng tôi sẽ xây
dựng kế hoạch và triển khai thử nghiệm 5S ở bộ phận Kéo sợi và bộ phận Dập đinh
trong xưởng sản xuất.
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu


- Tìm hiểu lý thuyết 5S thông qua các bài giảng trên lớp, các website và các
tài liệu tham khảo khác.
- Quan sát, phỏng vấn, tham khảo ý kiến của lãnh đạo và công nhân trong
công ty.
- Từ thực trạng của công ty kết hợp với sự tổng hợp từ lý thuyết để xây dựng
kế hoạch tiến hành cho từng S.
- Thảo luận cùng với Ban quản đốc xưởng để có kế hoạch cho từng S phù
hợp với điều kiện thực tế tại xưởng.
- Sau khi đã thống nhất ý kiến sẽ hiệu chỉnh toàn bộ kế hoạch cho phù hợp.
- Tiến hành áp dụng 5S tại xưởng theo kế hoạch đề ra.
- Đánh giá lại kết quả triển khai để xem cái gì được và chưa được, từ đó có
biện pháp khắc phục và rút ra kinh nghiệm khi triển khai cho các bộ phận khác.
1.5 Các nội dung chính

Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Lý luận chung về 5S
Chương 3: Tổng quan về công ty
Chương 4: Hiện trạng 5S tại công ty và giải pháp
Chương 5: Xây dựng kế hoạch triển khai 5S cho công ty
Chương 6: Triển khai thực hiện 5S tại bộ phận Kéo sợi và Dập đinh
Chương 7: Kết luận và kiến nghị


Luận văn Tốt nghiệp Ngành: QLCN – K36

CBHD: Th.S Phạm Thị Vân
SVTH: Trần Văn Giàu Trang 3
CHƢƠNG II

LÝ LUẬN CHUNG VỀ 5S



2.1 Giới thiệu về 5S

Chương trình 5S bắt nguồn từ truyền thống của Nhật Bản, ở mọi nơi, trong
mọi công việc khi người Nhật luôn cố gắng khơi dậy ý thức trách nhiệm, tự nguyện,
tính tự giác của người thực hiện các công việc đó. Người Nhật luôn tìm cách sao
cho người công nhân thực sự gắn bó với công việc của mình. Ví dụ, trong phân
xưởng, người quản lý sẽ cố gắng khơi dậy ý thức trong người công nhận rằng đây là
“công việc của tôi”, “chỗ làm việc của tôi”, “máy móc của tôi”. Từ đó người lao
động sẽ dễ dàng chấp nhận chăm sóc “chiếc máy của mình”, “chỗ làm việc của
mình”, và cố gắng để hoàn thành “công việc của mình” một cách tốt nhất.
Các nhà quản lý của Nhật đã tiếp thu truyền thống này và đẩy nó lên thành
một phong trào phát triển rộng rãi. Sau đó đã đúc kết các kinh nghiệm thực tiễn
thành lý luận khoa học và cho ra đời chương trình năng suất chất lượng mới đó là
5S. 5S là nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo chất lượng xuất phát
từ quan điểm: Nếu làm việc trong một môi trường lành mạnh, sạch đẹp thoáng
đãng, tiện lợi thì tinh thần sẽ thoải mái hơn, năng suất lao động sẽ cao hơn và có
điều kiện để việc áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả hơn.
5S là chương trình có sự tham gia của toàn công ty nhằm huy động toàn bộ
con người vào việc cải tiến môi trường làm việc với mục đích cuối cùng là nâng cao
năng suất.
2.2 Nội dung, đối tƣợng, mục tiêu của chƣơng trình 5S
2.2.1 Nội dung

 Seiri (Sàng lọc): là phân loại những thứ không cần thiết và loại bỏ chúng
ra khỏi nơi làm việc và nơi sản xuất.
Seiri khuyên bạn nên bỏ những thứ không cần thiết, chỉ giữ lại những thứ
cần thiết cho công việc của bạn. Đối với những thiết bị cũ nên thanh lý, trong lúc
chờ đợi nên tìm nơi cất giữ bên ngoài diện tích sản xuất. Cái lợi của seiri là giải

phóng mặt bằng mà không tốn tiền xây dựng mở rộng nhà máy, làm tăng sự thoáng
mát, sự thoải mái cho công nhân, nâng cao tính an toàn trong sản xuất và tạo thêm
không gian để bố trí lại thiết bị nơi làm việc hợp lý.
Luận văn Tốt nghiệp Ngành: QLCN – K36

CBHD: Th.S Phạm Thị Vân
SVTH: Trần Văn Giàu Trang 4
Chúng ta có tiêu chí phân loại như sau:
Bảng 2.1 Tiêu chí phân loại các vật dụng
Mức độ sử dụng
Phƣơng pháp thực hiện
Thấp
1. Những thứ một năm qua đã không sử
dụng
2. Những thứ chỉ sử dụng một lần trong
6-12 tháng vừa qua
Loại bỏ hoàn toàn
Lưu trữ xa nơi làm việc
Trung
bình
1. Những thứ chỉ sử dụng 1 lần trong
khoảng 2-6 tháng qua
2. Những thứ sử dụng nhiều hơn một
lần một tháng
Lưu trữ gần nơi làm việc

Cao
1. Những thứ sử dụng một lần/tuần
2. Những thứ sử dụng hàng ngày
3. Những thứ sử dụng hàng giờ

Lưu trữ gần nơi làm việc
và mang theo bên người
Cách lưu trữ mọi vật cần thiết:
Bảng 2.2 Lưu trữ các vật dụng theo tần suất sử dụng
Nội dung
Nơi lƣu trữ
Những thứ mà bạn sử dụng rất
thường xuyên
Lưu trữ gần ngay bên cạnh
Những thứ thường hay sử dụng
Lưu trữ sao cho dễ lấy, dễ cất, và dễ kiểm
soát được chúng đang ở đâu
Những thứ sử dụng thỉnh thoảng
Dùng hình ảnh, màu sắc… để kiểm soát,
đảm bảo rằng chúng luôn được trả về
đúng vị trí
Tài liệu
Đánh số và dùng màu sắc cho kệ và từng
vị trí để phân biệt
 Seiton (Sắp xếp): mọi thứ đúng chỗ, ngăn nắp và thuận tiện cho tất cả mọi
người, dễ lấy đi và dễ dàng đặt lại đúng vị trí.
Sau khi các vật không cần thiết đã loại bỏ khỏi nơi làm việc, cần bố trí lại
các dụng cụ, khuôn mẫu gá lắp đúng nơi quy định, thuận tiện cho quá trình làm việc
đồng thời bảo đảm thẩm mỹ va an toàn .
Luận văn Tốt nghiệp Ngành: QLCN – K36

CBHD: Th.S Phạm Thị Vân
SVTH: Trần Văn Giàu Trang 5
Khi tái bố trí các hồ sơ, vật dụng nên kèm theo nguyên tắc: cái gì cần dùng
để gần nơi sử dụng, cái gì ít dùng hơn để xa hơn, còn những gì dùng ít hơn thì để xa

hơn, cái gì thỉnh thoảng mới dùng đến thì để xa hơn nữa thậm chí đem cất vào kho
hay cất vào chỗ riêng.
Bƣớc 1: Hoạch định không gian lƣu trữ
Trước khi thực hiện hoạch định không gian, phải đảm bảo các vật dụng
không cần thiết đã được loại bỏ và những thứ giữ lại cũng được phân biệt theo
chủng loại.
Thiết kế nơi đặt hàng hóa sao cho có sự phân biệt rõ sàn, trần, các lối đi, các
khu vực, các bộ phận. Chúng ta dùng đường vạch, màu sắc … để lưu trữ. Sự hoạch
định không gian sẽ tạo ra sự quản lý trực quan, vừa giúp giảm thời gian tìm kiếm,
thời gian đi lại, vừa tạo ra một hình ảnh đẹp tại nơi làm việc.
Bƣớc 2: Chuẩn bị vật chứa
Sau khi đã quyết định không gian lưu trữ, các vật chứa như hộp, tủ dụng cụ,
pallet… phải được chuẩn bị. Việc chuẩn bị này chỉ đáp ứng đủ nhu cầu lưu trữ vì
mục đích cuối cùng là giảm không gian, tối thiểu hóa số lượng tồn kho.
Để cho việc chuẩn bị đạt yêu cầu chúng ta cần trả lời các câu hỏi sau: Cái gì?
(What), Ở đâu? (Where), Bao nhiêu? (How any). Điều này sẽ quyết định kích thước
vật chứa, số lượng, vị trí sao cho phù hợp nhất.
Bƣớc 3: Hoạch định phƣơng pháp bố trí vật cần lƣu trữ
Khi bố trí quy tắc cần nhớ là phải sắp xếp theo trình tự, ngăn nắp và hợp quy
tắc.
Các quy tắc thực hiện Seiton:
1. Sử dụng phương pháp FIFO, vào trước ra trước
2. Quy định vị trí cho mọi thứ tại nơi làm việc
3. Mọi vật cần được dán nhãn sắp xếp có hệ thống
4. Sắp xếp mọi thứ sao cho dễ thấy và dễ lấy
5. Phân biệt các vật dụng đặc biệt với vật dụng thông thường
 Seiso (Sạch sẽ): tại hiện trường làm việc và các nguồn gây dơ bẩn, mất vệ
sinh.
Có một mối quan hệ mật thiết giữa chất lượng sản phẩm và sự sạch sẽ ở nơi
sản xuất ra sản phẩm. Như vậy Seiso phải được thực hiện hàng ngày, đôi khi là suốt

cả ngày.


Luận văn Tốt nghiệp Ngành: QLCN – K36

CBHD: Th.S Phạm Thị Vân
SVTH: Trần Văn Giàu Trang 6
Sau đây là một vài gợi ý cho Seiso:
















Đừng để đến lúc dơ bẩn mới vệ sinh, hãy quét dọn vệ sinh thường xuyên nơi
làm việc, kể cả máy móc thiết bị, dụng cụ, đồ đạc,…làm cho những thứ trên không
có cơ hội dơ bẩn.
 Dành 5 phút mỗi ngày làm vệ sinh
 Bạn và các đồng nghiệp của bạn có trách nhiệm với môi trường xung
quanh nơi làm việc.

 Những người làm vệ sinh chuyên nghiệp chỉ chịu trách nhiệm ở những
nơi công cộng.
 Nếu bạn muốn làm việc trong môi trường sạch sẽ và an toàn tốt nhất bạn
hãy tạo ra môi trường đó.
 Đừng bao giờ khạc nhổ, vứt rác bừa bãi và biến điều này thành thói quen.
 Vệ sinh dọn dẹp cũng là một hành động kiểm tra.
 Xem việc vệ sinh nơi làm việc là điều rất quan trọng đối với các nhà máy,
công xưởng.
 Seiketsu (Săn sóc): là duy trì thường xuyên các việc đã làm và cải tiến liên
tục để đạt được hiệu quả cao hơn.

Các mục tiêu:
 Sàn, tường, trần, cửa sổ
 Máy móc, thiết bị
 Kệ, giá đỡ
 Phòng vệ sinh
 Bên ngoài xưởng
Làm sạch:
 Các chất bẩn, rác
 Bụi bẩn
 Dầu
 Mỡ
 Kiểm tra
 Phân người chịu trách nhiệm
 Quy định thời điểm thực hiện,
kiểm tra
 Báo cáo các hiện tượng khác
thường
 Thu gom, loại bỏ rác
 Sắp xếp ngăn nắp


Luận văn Tốt nghiệp Ngành: QLCN – K36

CBHD: Th.S Phạm Thị Vân
SVTH: Trần Văn Giàu Trang 7
Sau khi thực hiện 3S đầu tiên chúng ta nên tiến hành thêm bước nữa đó là
Seiketsu nhằm duy trì những thành tựu đã qua và và động viên mọi người tham gia
cải tiến không ngừng. Sau đây là một số gợi ‎ý cho Seiketsu:
 Tạo ra một hệ thống nhằm duy trì sự sạch sẽ và ngăn nắp nơi làm việc
 Cần có lịch làm vệ sinh
 Tổ chức phong trào thi đua giữa các phòng ban. Việc lôi kéo, cuốn hút mọi
người tham gia 5S cũng rất quan trọng và có hiệu quả.
Chú ý:
 Cần chỉ rõ tên người chịu trách nhiệm về nơi làm việc và máy móc
 Thực hiên kiểm tra và đánh giá thường xuyên bởi tổ 5S của đơn vị
 Đừng tìm chỗ xấu kém để phê bình mà phải chú ý tìm ra cái hay cái tốt để
khen thưởng động viên.
 Shitsuke (Sẵn sàng – kỷ luật) giáo dục mọi người ý thức và nghiêm túc
thực hiện các nguyên tắc chăm sóc nơi làm việc một cách tự giác.
Cần làm cho mọi người thực hiện 4S trên một cách tự giác như một thói
quen. Không có cách đào tạo nào thúc ép thực hiện 5S tốt hơn là thường xuyên thực
hiện nó cho tới khi mọi người cảm thấy yêu 5S.
Cần tạo ra một bầu không khí lành mạnh để mọi người thấy không thể thiếu
5S, muốn vậy cần phải chú ý:
 Coi nơi làm việc như ngôi nhà của chính bạn
 Nhận thức được cơ quan công ty là nơi tạo ra thu nhập cho bạn và gia đình
bạn
 Nếu bạn mong muốn và thường xuyên làm cho ngôi nhà của bạn sạch sẽ,
ngăn nắp thì tại sao bạn không cố gắng làm cho nơi làm việc của bạn thoải
mái và dễ chịu như ở nhà.

2.2.2 Đối tƣợng

5S phù hợp với bản chất con người là ưa thích sạch sẽ, thoải mái và ngăn nắp
tại nơi làm việc. 5S với triết lý dễ hiểu, không đòi hỏi phải hiểu biết các thuật ngữ
khó. 5S không đi giáo dục một cái gì mới mà chỉ giúp con người thực hiện hoạt
động theo đúng bản chất của nó. Với nhiều lợi Ých khác nữa khiến cho 5S được áp
dụng rộng rãi đối với mọi loại hình doanh nghiệp nhỏ, vừa, và lớn và có thể áp dụng
đối với các doanh nghiệp ở bất kỳ ngành nào: sản xuất, thương mại và dịch vụ.

Luận văn Tốt nghiệp Ngành: QLCN – K36

CBHD: Th.S Phạm Thị Vân
SVTH: Trần Văn Giàu Trang 8
2.2.3 Mục đích

Mục đích và cơ sở mà 5S thực hiện chính là các yếu tố cấu thành làm nâng cao
năng suất, nâng cao chất lượng, giảm chi phí, giao hàng đúng hạn, đảm bảo an toàn
và nâng cao tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên.
Mục đích chính của chương trình 5S bao gồm:
- Xây dựng ý thức cải tiến cho mọi người tại nơi làm việc: các doanh nghiệp
khi thực hiện chương trình 5S đều nhằm xây dựng được ý thức cải tiến cho mọi
người tại nơi làm việc
- Xây dựng tinh thần đồng đội giữa mọi người thông qua các cuộc vận động
thi đua giữa các phòng ban và các cá nhân, thông qua các cuộc tổng vệ sinh được tổ
chức thường kỳ trong doanh nghiệp
- Phát triển vai trò lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý thông qua
các hoạt động thực tế
- Xây dựng cơ sở để đưa vào các kỹ thuật cải tiến
2.3 Lợi ích khi thực hiện 5S


Thực hiện tốt 5S sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Lợi ích
mà 5S mang lại có thể phân thành 2 nhóm: lợi ích hữu hình và lợi ích vô hình.
2.3.1 Lợi ích hữu hình
 Tăng năng suất lao động : Chương trình 5S tạo ra sự ngăn nắp gọn
gàng, mọi vật đều có vị trí rõ ràng và ngăn nắp do đó người công nhân
không mất công tìm kiếm khi cần, điều đó có nghĩa là giảm thời gian
chết và vô hình chung làm tăng năng suất lao động.
Thực hiện tốt 5S sẽ đem lại các tác đông tích cực sau cho doanh nghiệp:
1. Phòng chống sự nhầm lẫn
2. Trang thiết bị phương tiện luôn trong tình trạng tốt
3. Quản lý trực quan, tất cả đều dễ hiểu, dễ kiểm soát
4. Phát hiện những bất thường nhanh chóng
5. Tinh thần làm việc tốt hơn
6. Hạn chế thấp trục trặc chủ quan trên quá trình
7. Hạn chế nguyên vật liệu, vật tư xuống cấp hay thất thoát
 Nâng cao chất lượng
Như đã trình bày, 5S sẽ giúp giảm được các phế phẩm nhờ giảm được các
nhầm lẫn, sai sót. Điều này đồng nghĩa với việc số sản phẩm đạt yêu cầu ngày càng
tăng, do đó chất lượng cũng được cải thiện. Việc giảm các sản phẩm lỗi còn tạo ra
Luận văn Tốt nghiệp Ngành: QLCN – K36

CBHD: Th.S Phạm Thị Vân
SVTH: Trần Văn Giàu Trang 9
hiệu ứng tích cực là nâng cao uy tín với khách hàng, giảm được các tổn thất lớn có
thể xảy ra về mặt thị trường, người tiêu dùng.
 Hạ giá thành
Như đã phân tích, 5S giúp tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng.
Năng suất tăng sẽ làm giảm chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm. Vì thế giá
thành sản phẩm sẽ giảm.
2.3.2 Lợi ích vô hình


 An toàn hơn
Thực hiện tốt 5S sẽ tạo môi trường làm việc an toàn, tạo sự an tâm cho người
lao động trong lúc làm việc. Điều này thể hiện cụ thể qua các lợi ích cụ thể sau mà
5S mang lại:
1. Môi trường làm việc gọn gàng, sạch sẽ và ngăn nắp hơn.
2. Triệt tiêu mọi nguy cơ xảy ra tai nạn
3. Phòng chống nguy cơ cháy nổ
4. Tạo tâm lý yêu thích nơi làm việc cho người lao động
5. Xây dựng một môi trường làm việc sạch đẹp
6. An toàn cho các thiết bị và phương tiện sử dụng
7. Đảm bảo sức khỏe cho người lao động
 Thu hút và tạo sự tin cậy cho khách hàng
Như đã trình bày, thực hiện tốt 5S sẽ tăng năng suất lao động, nâng cao chất
lượng, tránh các sai sót trong quá trình làm việc, kiểm tra tạo hiện trường làm việc
sạch sẽ ngăn nắp. Chính những yếu tố trên tạo sự yên tâm và tin cậy nơi khách
hàng. Nhờ đó, uy tín của công ty ngày càng được nâng lên, tạo điều kiện thu hút
ngày càng nhiều khách hàng.
 Xây dựng một môi trường làm việc tốt đẹp
Với phương thức quản lý 5S, công ty sẽ xây dựng tinh thần làm việc tập thể
và ý thức kỷ luật cao nơi người lao động.
2.4 Các yếu tố cơ bản giúp thành công khi thực hiện 5S

Bốn yếu tố cơ bản để thực hiện thành công chương trình 5S
 Ban lãnh đạo thực hiện cam kết và luôn hỗ trợ
 Thực hiện 5S bắt đầu bằng đào tạo và huấn luyện
 Mọi người tham gia vào việc thực hiện 5S mà không cần giám sát
 Lặp lại vòng 5S với tiêu chuẩn cao hơn
Luận văn Tốt nghiệp Ngành: QLCN – K36


CBHD: Th.S Phạm Thị Vân
SVTH: Trần Văn Giàu Trang 10
2.5 Lý do 5S ngày càng đƣợc phổ biến

Có 4 lý do tại sao ngày càng có nhiều người tham gia thực hiện 5S
 Có thể áp dụng đối với mọi cấp công ty: nhỏ, vừa và lớn
 Có thể áp dụng với các công ty mọi ngành: sản xuất, thương mại, dịch vụ
 Nguyên lý của 5S dễ hiểu, không đòi hỏi phải hiểu biết các thuật ngữ khó
 Bản chất mọi người đều thích sạch sẽ, thoải mái và sự ngăn nắp
2.6 Đánh giá quá trình thực hiện 5S

Một trong những hoạt động quan trọng góp phần duy trì và cải tiến 5S là đánh
giá 5S. Đánh giá định kỳ 5S là hoạt động ‎nghĩa khuyến khích các hoạt động 5S.
Mục đích chính của việc đánh giá 5S là:
 Xem xét hiệu lực và hiệu quả của hoạt động 5S
 Đánh giá khía cạnh tích cực của việc thực hiện 5S
 Kịp thời động viên và hỗ trợ các cá nhân, bộ phận hoàn thành tốt công việc
và phát huy sáng kiến cải tiến nơi làm việc.
 Phát hiện những khu vực hạn chế trong công việc thực hiện để có những cải
tiến thích hợp.
Bằng cách quan sát và phỏng, các chuyên gia đánh giá tập trung vào các nội
dung sau:
 Ban lãnh đạo công ty và các cán bộ quản lý có cùng thực hiện chương trình
5S không?
 Mọi người có yên tâm về nơi làm việc của mình không?
 Nơi làm việc có sạch sẽ, ngăn nắp và an toàn không?
 Máy móc thiết bị có được vệ sinh bảo dưỡng không?
 Mọi thứ có được sắp xếp để dễ tìm dễ lấy không?
 Máy móc có được đặt vào chỗ thuận tiện cho người sử dụng không?
 Các hồ sơ có được lưu giữ để dễ truy tìm không?

 Các đồ vật có đảm bảo sạch sẽ không?
 Mọi người có làm vệ sinh hàng ngày một cách tự giác không?
 Cán bộ nhân viên có mặc đồng phục, quần áo sạch sẽ, gọn gàng theo quy
định không?
 Mọi người có ý thức tạo hình ảnh tốt đẹp của công ty tổ chức mình hay
không?
Luận văn Tốt nghiệp Ngành: QLCN – K36

CBHD: Th.S Phạm Thị Vân
SVTH: Trần Văn Giàu Trang 11
2.7 Những khó khăn thƣờng gặp khi thực hiện chƣơng trình 5S
2.7.1 Thái độ tiêu cực của một số công nhân viên đối với 5S

Đây là một vấn đề rất dễ gặp trong hầu hết các trường hợp ứng dụng 5S. Đối
với một số nhân viên có thái độ tiêu cực thì việc thực hiện 5S đồng nghĩa với việc
họ phải từ bỏ các thói quen của họ: hút thuốc trong giờ làm việc hay để các vật
dụng như ly uống nước, giẻ lau… ngay tại nơi làm việc. Tuy nhiên để cho công
nhân thay đổi được các thói quen đó quả là một việc làm rất khó khăn. Điều đó phụ
thuộc vào sự đào tạo nhận thức cho công nhân và sự gương mẫu của nhà quản lý.
2.7.2 Sự xung đột về thời gian với các công việc khác
Quá trình ứng dụng 5S phải đi song song với các công việc hàng ngày trong
công ty. Chính vì vậy, nếu việc triển khai 5S không được tổ chức và kiểm soát tốt
thì sẽ gây ra xung đột với các công việc khác.
2.7.3 Hoạch định sai nguồn lực cần thiết
Trong quá trình triển khai 5S hiện tượng phân bổ thời gian, nhân lực, chi phí
vào một công việc nào đó quá nhiều sẽ dẫn đến sự lãng phí không cần thiết.
2.7.4 Sự ủng hộ không hết mình của lãnh đạo
Các nhà lãnh đạo nếu không có cái nhìn thống nhất về 5S sẽ gây ra sự mâu
thuẫn trong quá trình triển khai. Sự lãnh đạo không tốt thì nhân viên cũng sẽ thực
hiện không tốt.

2.7.5 Quá trình huấn luyện và đào tạo không tốt
Người công nhân vốn đã quen với công việc chân tay nay phải trải qua khóa
huấn luyện thường khó thích nghi. Nếu kiến thức của họ hạn chế hay chương trình
đào tạo không được chuẩn bị kỹ lưỡng hay không phù hợp thì sẽ gây ra khó khăn
trong việc tiếp thu kiến thức đào tạo. Từ đó làm cho kết quả đào tạo không đạt được
như mong muốn.
2.7.6 Sự duy trì 5S
Có rất nhiều trường hợp các công ty sau khi áp dụng chương trình 5S một
cách rầm rộ, đạt được nhiều kết quả khả quan, nhưng sau một thời gian thì mọi việc
trở lại như cũ, các kết quả trở lại là 0. Vì vậy đòi hỏi công ty phải quyết tâm thực
hiện 5S và duy trì nó đến cùng.


Luận văn Tốt nghiệp Ngành: QLCN – K36

CBHD: Th.S Phạm Thị Vân
SVTH: Trần Văn Giàu Trang 12
CHƢƠNG III

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY



3.1 Giới thiệu công ty CP LH KIM XUÂN
3.1.1 Giới thiệu công ty


 Tên đầy đủ: Công ty Cổ Phần Liên Hiệp Kim Xuân
 Tên tiếng anh: United Nail Products Co .,Ltd
 Địa chỉ: Lô 16A8, KCN Trà Nóc, P. Trà Nóc, Q. Bình Thủy,Tp. Cần Thơ

 Hồ sơ công ty
+ Người đại diện: Ông Trần Nhĩ - Giám Đốc
+ Điện thoại: (0710 )3842335
+ Phòng kinh doanh:
+ Website:
+ Thị trường: Toàn Quốc & Quốc Tế
+ Số nhân viên: Từ 101 - 200 Người
+ Chứng nhận: ISO 9001:2008
 Công ty được thành lập năm 1999, chuyên sản xuất các mặt hàng đinh, đinh
dây công nghiệp chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn đinh ICC-EC của USA.
 Hiện tại Công ty sẵn sàng nhận các hợp đồng sản xuất, gia công, cung cấp tất
cả các loại đinh theo yêu cầu khách hàng, ngoài ra công ty còn nhận các hợp
đồng gia công mạ kẽm màu (xi điện) cho sản phẩm kim loại.
 Công suất: 9.000 tấn đến 10.000 tấn đinh mỗi năm.
 Thị trường xuất khẩu: các nước ở châu Á, châu Âu, Mỹ (Mỹ là một trong
những thị trường chính).

Luận văn Tốt nghiệp Ngành: QLCN – K36

CBHD: Th.S Phạm Thị Vân
SVTH: Trần Văn Giàu Trang 13

3.1.2 Ngành nghề kinh doanh
Chuyên sản xuất và phân phối đinh toàn quốc và quốc tế.

3.2 Cơ cấu tổ chức

GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
TÀI CHÍNH

PHÓ GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT
PHÓ GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH
CỐ VẤN
BAN GIÁM ĐÓC
PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÒNG
KINH DOANH
PHÒNG
KỸ THUẬT
PHÒNG
ĐIỀU HÀNH SX
PHÕNG TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH
KẾ TOÁN
KHO
HC.NHÂN SỰ
BẢO VỆ
BAN 5S
BAN ISO
TỔ KÉO SỢI
TỔ DẬP ĐINH
TỔ ĐÁNH BÓNG
TỔ XI MẠ
TỔ RĂNG ĐINH
TỔ QC
TỔ HÀN CUỐN,
HÀN NHỰA

TỔ CƠ KHÍ
TỔ ĐIỆN
TỔ SỬA MÁY
DẬP ĐINH
KỸ THUẬT

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Luận văn Tốt nghiệp Ngành: QLCN – K36

CBHD: Th.S Phạm Thị Vân
SVTH: Trần Văn Giàu Trang 14
 Giám đốc: là người điều hành và quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề
liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty.
 Phó Giám đốc: là người chịu trách nhiệm và sự chỉ đạo trực tiếp của Giám
đốc. Phó Giám đốc có trách nhiệm phối hợp, điều hòa kế hoạch sản xuất -
kinh doanh, hướng dẫn kiểm tra kỹ thuật, quy trình công nghệ các mặt hàng
theo hợp đồng Công ty đã ký với khách hàng. Ngoài ra, Phó Giám đốc còn
chịu trách nhiệm về công tác nhân sự toàn Công ty, thực hiện chế độ, chính
sách tiền lương và công tác đời sống cho nhân viên, quản trị xây dựng cơ
bản.
 Các phòng ban: là những bộ phận trực tiếp điều hành công việc của Công ty
theo chức năng chuyên môn và nhận sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc.
Công ty có các phòng ban sau: Phòng Kinh doanh, Phòng Kỹ thuật, Phòng
Kế toán, Phòng Tổ chức, Phòng điều hành sản xuất. Chức năng nhiệm vụ của
các phòng ban được quy định như sau:
 Phòng Kế toán: có chức năng quản lý tài chính của Công ty, thực hiện
nhiệm vụ về kế toán và thủ quỹ, thống kê, báo cáo thuế, nghiệp vụ Ngân hàng, lập
các báo cáo quyết toán quý, năm.
 Phòng Tổ Chức: có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác
quản lý, bố trí nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty, thực

hiện các chế độ về tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bãi miễn, kỷ luật, khen thưởng,
nghỉ hưu đồng thời Phòng Tổ chức có chức năng quản lý lao động, tiền lương,
thưởng, các hoạt động hành chính và các công tác bảo vệ môi trường, phòng cháy,
chữa cháy của Công ty và các đơn vị trực thuộc.
 Phòng Kinh doanh: được tổ chức với 03 bộ phận chức năng là Nội địa,
Xuất -Nhập khẩu, Số liệu sản xuất.
+ Nội địa : có chức năng thực hiện công tác chào hàng, tiếp nhận đơn đặt
hàng và giao hàng, đồng thời có chức năng tìm hiểu, đánh giá thông tin thị
trường, thông tin khách hàng, tiếp xúc khách hàng để nắm bắt kịp thời nhu
cầu của khách hàng.
+ Xuất – Nhập khẩu: có chức năng hoàn thành các thủ tục hồ sơ (lập tờ
khai hải quan, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng
nhận chất lượng sản phẩm, hóa đơn) để khách hàng có thể nhận hàng đúng
theo hợp đồng đã ký kết.
+ Số liệu sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất khi có đơn đặt hàng. Thu thập,
ghi nhận đầy đủ số liệu về quá trình sản xuất của công ty như: sản lượng,
doanh thu, phế phẩm, tồn kho…sau đó lưu báo cáo hàng tuần, hàng tháng.
Luận văn Tốt nghiệp Ngành: QLCN – K36

CBHD: Th.S Phạm Thị Vân
SVTH: Trần Văn Giàu Trang 15
 Phòng điều hành sản xuất: được tổ chức với 2 bộ phận: Bộ phận KCS và
Bộ phận sản xuất. có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc về điều hành
và quản lý hoạt động của xưởng, quản lý chất lượng, số lượng nguyên liệu và
thành phẩm, thực hiện kế hoạch sản xuất và giao hàng theo yêu cầu của
Phòng Kinh doanh, báo cáo định kỳ và kịp thời tình hình sản xuất cho Phòng
Kinh doanh và Ban Giám đốc. Ngoài ra, Ban điều hành còn có trách nhiệm
nghiên cứu và góp với Ban Giám đốc về mặt kỹ thuật sản xuất, cải tiến chất
lượng sản phẩm của Công ty.
+ Bộ phận KCS: có chức năng giám sát dây chuyền sản xuất có trách

nhiệm báo cáo và thiết lập các biện pháp sửa chữa khi phát hiện sai sót nhằm
tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu.
+ Bộ phận sản xuất: Nhận kế hoạch sản xuất từ ban điều hành và tiến
hành sản xuất theo kế hoạch được giao.
 Phòng Kỹ Thuật: được tổ chức với 03 tổ chức năng là Tổ Vận hành, Tổ
Nước cấp, nước thải và Tổ Cơ khí, sửa chữa.
+ Tổ Vận hành: có chức năng theo dõi, vận hành hệ thống lạnh, hệ thống
điện trong toàn nhà máy và xử lý kỹ thuật khi xảy ra sự cố về máy móc trong
sản xuất.
+ Tổ Nƣớc cấp, nƣớc thải: chịu trách nhiệm về nước cấp cho hoạt động
sản xuất, sinh hoạt trong toàn nhà máy và vận hành hệ thống xử lý nước thải
trước khi đưa ra bên ngoài nhằm trách tình trạng ô nhiễm môi trường.
+ Tổ Cơ khí, sửa chữa: có chức năng bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các
thiết bị nhà xưởng, theo định kỳ hàng tuần có nhiệm vụ làm vệ sinh xưởng, kiểm
tra, bảo quản thiết bị sản xuất.
3.3 Giới thiệu xƣởng sản xuất
3.3.1 Sản phẩm
Công ty chuyên cung cấp các loại đinh công nghiệp như:
 Đinh cuộn lớn
 Đinh cuộn
 Đinh dây đầu lớn
 Đinh dây răng tròn
 Đinh đóng bàn ghế
 Đinh răng xoắn ốc
 Đinh rời mũi nhựa
 Đinh rời
 Đinh vĩ nhựa
 Đinh vĩ đồng

×