Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁ MINH KHAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.5 KB, 21 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: TH.S Trần Thị Thạch Liên
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁ MINH KHAI
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI NGUY
CƠ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG.
Một ngành sản xuất hẹp hay ngành kinh tế kỹ thuật bao gồm nhiều doanh
nghiệp có thể đưa ra các sản phẩm và dịch vụ giống nhau hoặc tương tự có thể
thay thế được cho nhau. Những vật giống nhau này là những sản phẩm hoặc dịch
vụ cùng thoả mãn những nhu cầu tiêu dùng cơ bản như nhau, chẳng hạn những
loại khoá nắm tay tròn và những loại khoá treo cầu cong được sử dụng có thể
thay thế được cho nhau. Mặc dù công nghệ sản xuất khác nhau, nhưng khi sản
xuất những loại khoá này thuộc cùng một ngành sản xuất cơ bản bởi vì họ cùng
phục vụ cho một nhu cầu khách hàng, nhu cầu của các công ty xây dựng.
Nhiệm vụ của các nhà chiến lược là phải phân tích và phán đoán các thế
lực cạnh tranh trong môi trường ngành để xác định các cơ hội, nguy cơ, điểm
mạnh, điểm yếu đối với doanh nghiệp của họ.
Tồn tại trên cùng một thị trường, khi cơ hội, nguy cơ đến với một hãng
này thì nó cũng đến với các hãng khác, vấn đề là các hãng đối mặt với các cơ hội
và nguy cơ này như thế nào để tồn tại trên thị trường.
Trong môi trường kinh doanh đầy khó khăn hiện nay thì đối với các doanh
nghiệp, cơ hội là rất ít. Một số cơ hội cho Khoá Minh Khai như:
Thứ nhất: Việt Nam ra nhập WTO là một cơ hội cho doanh nghiệp mở
rộng thị trường của mình, giới thiệu sản phẩm đến các doanh nghiệp, các khách
hàng tiềm năng trên thị trường ngoài nước.
1
Lớp: CN 45A SVTH: Vũ Thị Hương.
1
Chuyên đề thực tập GVHD: TH.S Trần Thị Thạch Liên
Thứ hai: Hiện nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển giúp cho việc
sản xuất các sản phẩm ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Khoa
học công nghệ làm tăng khả năng sản xuất và thiết kế các sản phẩm mới của


công ty đồng thời giúp công ty dễ tìm thấy những nhà cung ứng thích hợp.
Trong môi trường kinh doanh, khi cơ hội đến với doanh nghiệp luôn luôn
kèm theo những nguy cơ tiềm ẩn buộc doanh nghiệp phải nghiên cứu phân tích
để đưa ra những quyết định phù hợp.
Thứ nhất: Sự biến động trong giá nguyên liệu đầu vao. Các nguyên liệu
chính để sản xuất Khoá đều có sự biến động. Các nguyên phụ liệu một số được
nhập từ nước ngoài dẫn đến không chủ động về nguồn cung ứng
Thứ hai: Bên cạnh đó các doanh nghiệp trong nước phát triển rất mạnh và
ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh tầm cỡ gây sức ép không nhỏ lên công ty.
Hàng ngoại nhập và các sản phẩm thay thế cũng là khó khăn không nhỏ đối với
công ty. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty tập trung chủ yếu
ớ các thành phố lớn mà ở đây có nhiều sản phẩm cùng loại của nhiều công ty
khác nên mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Ở thị trường nông thôn và
miền núi, sức cạnh tranh không lớn bằng nhưng chi phí vận chuyển lại tốn kém
vì thế sản phẩm của công ty chưa được tiêu thụ nhiều ở thị phần này
Thứ ba: Tỷ giá giữa VNĐ và USD biến động không ngừng. Một số các
nguyên liệu để sản xuất khóa, công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài, có nghĩa là
phải thanh toán bằng ngoại tệ, mà sản xuất khóa chủ yếu được tiêu thụ trong
nước, phải thanh toán bằng đồng nội tệ. Do đó, bất cứ một biến động nhỏ nào về
kinh tế, chính trị của thế giới cũng ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán
của công ty.
Thứ tư: Trong xu thế mở cửa hội nhập hiện nay, cạnh trang ngày càng
khốc liệt, nếu công ty không tự đổi mới hoàn thiện mình liên tục thì sẽ không
2
Lớp: CN 45A SVTH: Vũ Thị Hương.
2
Chuyên đề thực tập GVHD: TH.S Trần Thị Thạch Liên
theo kịp xu hướng của xã hội, bị tụt hậu và bị loại ra khỏi thị trường. Nhất là
trong giai đoạn đất nước ta đang chuyển mình hội nhập WTO môi trường cạnh
tranh lại càng thêm gay gắt khi có sự sâm nhập của hàng nước ngoài.

II. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỤNG HOÀN THIỆN CHIẾN
LƯỢC SẢN PHẨM.
Khi lựa chọn chiến lược, doanh nghiệp cần xem xét một số yếu tố ảnh
hưởng đến việc lựa chọn chiến lược. Trong các yếu tố này có cả yếu tố khách
quan. Các yếu tố đó: sức mạnh của ngành và các doanh nghiệp; Mục tiêu chiến
lược của doanh nghiệp; Thái độ của Tổng giám đốc điều hành; Nguồn tài chính;
Khả năng và trình độ của đội ngũ các nhà quản trị; Sự phản ảnh của các đối
tượng hữa quan và vấn đề thời hạn.
1. Chiến lược sản phẩm phải đảm bảo tính thực thi
Chiến lược sản phẩm chỉ có thể thực hiện được khi nó không vượt quá giới
hạn về nguồn lực cho phép của Công ty, phải xác định rõ giới hạn của thời hạn
chiến lược, cần phải cụ thể hoá chiến lược,phải có kế hoạch, chương trình cụ thể
để thực hiện chiến lược cũng như tiến độ và thời gian thực hiện chiến lược này.
Các thông tin xây dựng chiến lược phải chính xác, kịp thời, và đủ về số
lượng thông tin. Người làm công tác xây dựng chiến lược phải có kiến thức, kinh
nghiệm, am hiểu về lĩnh vực cần xây dựng chiến lược, am hiểu về sản phẩm cùa
bản than doanh nghiệp cũng như sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Các công cụ phân tích thông tin phải có đầy đủ để đảm bảo tính khách
quan và chính xác trong quá trình phân tích, khi xây dựng chiến lược sản phẩm
phải chú ý đến vòng đời của sản phẩm. Xác định được sản phẩm đang ở giai
đoạn nào của chu kỳ sống, tránh tình trạng khi sản phẩm đang ở giai đoạn cuối
của chu kỳ sống nhưng doanh nghiệp vẫn tiếp tục tiến hành các thủ tục và những
3
Lớp: CN 45A SVTH: Vũ Thị Hương.
3
Chuyên đề thực tập GVHD: TH.S Trần Thị Thạch Liên
phân tích, những chương trình marketing cho sản phẩm dẫn đến sự lãng phí mà
không có hiệu quả.
Cần phải tính đến những yếu tố rủi ro khi lập các phương án chiến lược,
không thể chỉ lập ra một phương án duy nhất cho một sản phẩm tránh tình trạng

“để trứng vào cùng một giỏ”, khi thị trường có những biến động buộc phải thay
đối kế hoạch ngay lập tức thì doanh nghiệp đã có phương án dự phòng từ trước
để thay thế.
2. Chiến lược sản phẩm phải đảm bảo tính hiệu quả.
Không thể xây dựng một chiến lược cạnh tranh sản phẩm mà lại không
thực sự mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp ví dụ như doanh thu sau khi chiến
lược sản phẩm được áp dụng lại thấp hơn so với trước khi áp dụng chiến lược
hoặc khách hàn phàn nàn quá nhiều về chất lượng cũng như dịch vụ cung ứng
sản phẩm sau khi chiến lược mới được áp dụng… Đó quả là một điều đáng tiếc
cho doanh nghiệp và khi đó chiến lược sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thực
sự thất bại.
Chi phí bỏ ra để xây dựng chiến lược sản phẩm phải nhỏ hơn so với hiệu
quả từ việc tiêu thụ sản phẩm đó mang lại. Trong trường hợp dự toán chi phí
vượt quá hiệu quả doanh nghiệp cần phải có những biện pháp điều chỉnh ngay,
nếu tiếp tục mắc sai lầm về dự toán chi phí doanh nghiệp phải ngừng ngay việc
thực hiện chiến lược.
4
Lớp: CN 45A SVTH: Vũ Thị Hương.
4
Chuyên đề thực tập GVHD: TH.S Trần Thị Thạch Liên
3. Chiến lược sản phẩm phải thực sự nâng cao khả năng cạnh tranh
của sản phẩm Khoá Minh Khai.
Chiến lược được hình thành trên cơ sở hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh, sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh, cách thức bán hang và tiêu thụ sản phẩm của đối
thủ cạnh tranh. Do đó chiến lược cạnh tranh phải mang lại lợi thế cho sản phẩm
của Công ty.
Trên cơ sở phải thực sự tạo ra được lợi thế riêng cho sản phẩm của mình
mà đối thủ cạnh tranh không thể bắt chước hoặc khi bắt chước thì mình đã chiếm
được thị trường một cách tương đối.
Sản lượng tiêu thụ của Công ty phải tăng lên, thị phần phải chiếm nhiều

hơn so với ban đầu.
4. Chiến lược sản phẩm phải mang tính dài hạn.
Chiến lược không thể thực thi trong một sớm, một chiều mà nó đòi hởi
phải có thời gian.
Khi xây dựng chiến lược cạnh tranh đòi hỏi các bộ phận phân tích, dự báo
phải xác định xây dựng chiến lược lâu dài, thông thường từ 5 năm trở nên, với sự
biến động về thị trường như hiện nay có thể rút ngắn thời gian xuống còn khoảng
3 năm trở nên. Tránh tình trạng khi chiến lược bắt đầu mang lại hiệu quả thì thời
hạn thực hiện chiến lược đã hết. Do chiến lược mang tính dài hạn nên buộc
người lập chiến lược phải có những hiểu biết sâu sắc về môi trường kinh tế, xã
hội, có tầm nhìn chiến lược lâu dài, nhạy cảm với sự biến động của môi trường.
Những thông tin này không đòi hỏi phải chính xác hoàn toàn nhưng phải đảm
bảo tính hệ thống, tính khoa học, tính xác thực của thông tin thu thập được.
5
Lớp: CN 45A SVTH: Vũ Thị Hương.
5
Chuyên đề thực tập GVHD: TH.S Trần Thị Thạch Liên
III. HOÀN THIỆN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM KHOÁ CỦA
CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI.
Một công ty không nhất thiết phải theo đuổi các cơ hội tốt nhất mà có thể
thay vào đó là tạo dụng khả năng phát triển lợi thế cạnh tranh bằng cách tìm hiểu
mức độ phù hợp giữa các điểm mạnh của mình và cơ hội sắp đến. Trong một số
trường hợp, công ty có thể khắc phục điểm yếu của mình để giành được những
cơ hội hấp dẫn.
Nghiên cứu môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp là một phần
quan trọng trong quá trình hoạch định chiến lược. Mô hình phân tích SWOT là
một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình
huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. SWOT cung cấp một công cụ phân
tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí định hướng của một công ty hay của
một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm,

được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá
đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ. Các yếu tố hoàn cảnh
bên trong của một doanh nghiệp thường được coi là các điểm mạnh (S –
Strengths) hay điểm yếu (W - Weaknesses) và các yếu tố bên ngoài doanh
nghiệp được coi là cơ hội (O – Opportunities) và Nguy cơ (T – Theats).
1. Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm Khoá Minh Khai trên
cơ sở phân tích ma trận SWOT.
Strengths - Thế mạnh
- Sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.
- Công ty có truyền thống trong việc
sản xuất kinh doanh sản phẩm khoá và
thương hiệu Khoá Minh Khai được
Weaknesses - Điểm yếu
- Chưa chủ động tạo được nguồn
nguyên phụ liệu trong nước phù hợp
yêu cầu sản xuất.
- Khả năng tiếp thị hạn chế, đặc biệt
6
Lớp: CN 45A SVTH: Vũ Thị Hương.
6
Chuyên đề thực tập GVHD: TH.S Trần Thị Thạch Liên
khách hàng trong nước đánh giá cao.
- Chất lượng sản phẩm của công ty
được khách hàng đánh giá cao, các tiêu
chuẩn về ISO được Công ty áp dụng
chặt chẽ và đúng quy cách
- Công ty luôn chú trọng đến vấn đề
nhân sự, luôn động viên, khuyến khích
kịp thời những người có năng lực, trình
độ chuyên môn, tay nghề cao để có thể

phát huy hết khả năng của mình trong
quá trình kinh doanh
trong việc đột phá thị trường mới. Mẫu
mã sản phẩm hạn chế, không có nhiều
mẫu sản phẩm mang tính cạnh tranh.
- Việc đào tạo còn hạn chế đặc biệt đối
với quản lý chuyên ngành
- Thu nhập của doanh nghiệp chủ yếu
dựa trên phú gia công vì thế hạn chế lợi
nhuận và khả năng tăng vốn.
- Thương hiệu chưa được phát triển
rộng rãi ra nước ngoài và chủng loại
sản phẩm còn hạn chế.
- Thiếu chiến lược xây dựng cho sản
phẩm chủ lực, chủng loại hàng có sự
dàn trải.
- Doanh nghiệp còn chưa hiểu biết về
nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị
trường nước ngoài. Thị trường trong
nước còn để ngỏ đối với những thị
trường ngách.
- Chính sách giá chưa ổn định và mang
tính bị động, công nghệ sản xuất chưa
đồng bộ, lạc hậu.
7
Lớp: CN 45A SVTH: Vũ Thị Hương.
7
Chuyên đề thực tập GVHD: TH.S Trần Thị Thạch Liên
Opportunities – Cơ hội
- Việt nam đã tham gia vào các tổ chức

hợp tác khu vực và trên thế giới như
ASEAN, APEC và gần đây nhất là
tham gia vào WTO.
- Nhu cầu về khoá trên thị trường còn
rất lớn và có xu hướng tăng lên do có
nhiều nhà đầu tư muốn đầu tư và xây
dựng cơ sở hạ tầng vào Việt nam.
- Cơ hội nâng cao hiệu quả và kỹ năng
tiếp thị đối với sản phẩm khoá.
- Độ co dãn về thu nhập lớn cho thấy
nhu cầu thuận lợi đối với xuất khẩu và
đối với việc xâm nhập vào thị trường
ngoài nước.
- Tỷ giá hối đoái thực tế của VND trên
một số thị trường đang yếu đi làm tăng
khả năng xuất khẩu hang vào các thị
trường đó.
- Quá trình chuyển giao công nghệ
đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.
Threats – Nguy cơ, thách thức
- Tính khốc liệt trong cạnh tranh ở tất
cả các thị trường đang tăng.
- AFTA sẽ giảm các hang rào thương
mai ở Châu Á và khuyến khích cạnh
trung khu vực.
- Giá nhân công ở một số nước trong
khu vực rẻ hơn như Indonexia,
Bangladesh.
- Chi phí cho các dịch vụ thuộc kết cấu
hạ tầng cao: cước phú điện thoại, dịch

vụ viễn thông, giá điện nước…
- Việt Nam gia nhập tổ chức thương
mại thế giới WTO khiến cho nhiều nhà
đầu tư nước ngoài nhảy vào Việt Nam
tìm kiếm cơ hội kinh doanh, cạnh tranh
ngày càng khốc liệt đặc biệt là các
doanh nghiệp Trung Quốc hay của
Italya.
- Những đối xử bất công của những
nước công nghiệp phát triển với những
nước đang phát triển trong trao đổi
thương mại quốc tế
8
Lớp: CN 45A SVTH: Vũ Thị Hương.
8

×