Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

cân bằng dây chuyền may áo sơ mi và kiểm chứng bằng arena software (phân xưởng 7 – công ty cổ phần may tây đô)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 135 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


CÂN BẰNG DÂY CHUYỀN MAY ÁO
SƠ MI VÀ KIỂM CHỨNG BẰNG
ARENA SOFTWARE
(PHÂN XƯỞNG 7 – CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TÂY ĐÔ)

















12/2013


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. Phạm Thị Vân
Gv. Nghê Quốc Khải
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Lê Thế Phương (MSSV: 1101507)
Ngành: Quản Lý Công Nghiệp – Khóa:36







PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
NĂM HỌC: 2013 – 2014

1. Họ và tên sinh viên: LÊ THẾ PHƯƠNG MSSV: 1101507
Ngành: Quản Lý Công Nghiệp Khóa: 36

2. Tên đề tài: Cân bằng dây chuyền may áo sơ mi và kiểm chứng bằng phần
mềm Arena software (Công ty cổ phần May Tây Đô).

3. Địa điểm thực hiện: Công ty cổ phàn May Tây Đô
Địa chỉ: 73 Mậu Thân - Phường An Hòa - Quận Ninh Kiều - Thành phố Cần Thơ.


4. Họ tên của cán bộ hướng dẫn: Ths. Phạm Thị Vân, Gv. Nghê Quốc Khải.

5. Mục tiêu của đề tài:
 Tối ưu hóa số trạm may, tăng tốc độ sản xuất mỗi trạm và giảm thời gian
chu kỳ.
 Xây dựng mô hình mô phỏng quy trình may áo sơ mi bằng phần mềm
Arena 12.
 Xuất ra được kết quả sử dụng nguồn lực của mô hình.
 Thông qua các kết quả mô phỏng đánh giá dây chuyền sản xuất, xác định
các điểm thắt cổ chai và thời gian nhàn rỗi tại mỗi công đoạn trong dây chuyền.
 Đánh giá công suất hoạt động của quy trình hiện tại và xác định được
những công đoạn cần cải tiến trong quy trình.
 Đề xuất các giải pháp cải tiến cho mô hình nhằm khắc phục những điểm
thắt cổ chai và những điểm nhàn rỗi để nâng cao mức sử dụng nguồn lực (máy
móc, thiết bị, con người…), nâng cao hiệu quả sản xuất so với dây chuyền thực tế.

6. Nội dung chính và giới hạn của đề tài:
a. Các nội dung chính:
 Chương I: Giới thiệu
 Chương II: Cơ sở lý thuyết
 Chương III: Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần May Tây Đô
 Chương IV: Giới thiệu sơ lược về xưởng 7
 Chương V: Cân bằng dây chuyền sản xuất áo sơ mi
 Chương VI: Mô phỏng quy trình sản xuất áo sơ mi
 Chương VII: Kết luận và kiến nghị.
b. Giới hạn của đề tài:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA CÔNG NGHỆ


BỘ MÔN: QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Cần Thơ, ngày 10 tháng 9 năm 2013

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về quy trình sản xuất áo sơ mi tại một bộ phận sản
xuất của Công ty cổ phần May Tây Đô để cân bằng dây chuyền may áo sơ mi và
kiểm chứng bằng Arena software.

7. Các yêu cầu hỗ trợ: Chi phí in ấn luận văn và chi phí đi lại.

8. Kinh phí dự trù cho việc thực hiện đề tài:










Ý KIẾN CỦA CÁC BỘ CƠ SỞ










Ý KIẾN CỦA BỘ MÔN
SINH VIÊN ĐỀ NGHỊ


Lê Thế Phương


Ý KIẾN CỦA CBHD









Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG LV & TLTN



NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN



1. Cán bộ hướng dẫn: Ths. Phạm Thị Vân.
2. Đề tài: Cân bằng dây chuyền may áo sơ mi và kiểm chứng bằng phần
mềm Arena software (Công ty cổ phần May Tây Đô).
3. Sinh viên thực hiện: Lê Thế Phương MSSV: 1101507
4. Lớp: Quản lý công nghiệp Khóa: 36
5. Nội dung nhận xét
a. Nhận xét về hình thức của LVTN:



b. Nhận xét về hình thức của LVTN
 Đánh giá nội dung thực hiện đề tài:
………………………………

 Những vấn đề còn hạn chế:
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………

c. Nhận xét đối với sinh viên thực hiện LVTN:
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

d. Kết luận và kiến nghị:
………………………………………………………………………………


6. Điểm đánh giá: ………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………


Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Cán bộ hướng dẫn


Phạm Thị Vân



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN: QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN: QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN


1. Cán bộ phản biện 1: ………………………………………………………

2. Cán bộ phản biện 2: ………………………………………………………

3. Đề tài: Cân bằng và ứng dụng Arena Software mô phỏng dây chuyền may
áo sơ mi (Công ty cổ phần May Tây Đô).


4. Sinh viên thực hiện: Lê Thế Phương MSSV: 1101507

5. Lớp: Quản lý công nghiệp Khóa: 36

6. Nội dung nhận xét

a. Nhận xét về hình thức của LVTN:


b. Nhận xét về hình thức của LVTN
 Đánh giá nội dung thực hiện đề tài:
………………………………
………………………………………………………………………
 Những vấn đề còn hạn chế:
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
c. Nhận xét đối với sinh viên thực hiện LVTN:
……………………………………………………………………………
… ………………………………………………………………………
d. Kết luận và kiến nghị:

……………………………………………………………………………
7. Điểm đánh giá:………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013

Cán bộ phản biện 1 Cán bộ phản biện 2

……………………… ………………………


LỜI CẢM ƠN




Sau bốn năm học tập dưới giảng đường của trường Đại học Cần Thơ tôi
đã có những kĩ niệm vui buồn khó quên với bạn bè, thầy cô, trường lớp. Bên
cạnh đó cũng gặp không ít những khó khăn, trở ngại trong học tập và khoảng
thời gian khó khăn lớn nhất của tôi trong quãng đời sinh viên đó là khi tôi
thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp. Đây là kết quả của quá trình tìm tòi, học
hỏi, nghiên cứu và nổ lực nhất của mỗi sinh viên.
Để hoàn thành xong một đề tài luận văn tốt nghiệp ngoài sự nổ lực của
chính bản thân tôi còn có sự hướng dẫn, giúp đỡ và ủng hộ của rất nhiều
người. Nay tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Quý Thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói chung và Quý Thầy cô trong bộ
môn Quản lý công nghiệp – khoa Công Nghệ nói riêng đã tận tình hướng dẫn,
truyền đạt những kiến thức quý báu, bổ ích trong suốt thời gian học tập của
tôi. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Th.s Phạm Thị Vân,
Gv. Nghê Quốc Khải đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài luận văn để tôi có thể hoàn thành đúng theo tiến độ.
Xin gửi lời chi ân đến Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần May Tây Đô đã
cho tôi cơ hội nghiên cứu và học tập tại công ty.
Đặc biệt xin gửi lời cám ơn đến Anh Ngô Văn Chơn Trưởng Phòng
chuẩn bị sản xuất cùng tất cả các thành viên trong ban lãnh đạo của công ty
Cổ Phần May Tây Đô đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý và hỗ trợ số liệu cho đề
tài của tôi trong thời gian thực tập tại công ty.
Xin cám ơn Tập thể cô, chú, anh, chị, em đang làm việc tại xưởng bảy.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã
quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể vượt qua mọi khó

khăn, vất vả hoàn thành xong chương trình học của tôi.
Khi thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp này, tôi đã cố gắng hoàn thành nó thật
tốt nhưng những thiếu sót là chuyện có lẽ không tránh khỏi do khả năng về
kiến thức chuyên môn và thời gian có hạn nên rất mong nhận được ý kiến
đóng góp quý báu của quý Thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !.


Lê Thế Phương
TÓM TẮT




Cân bằng dây chuyền sản xuất là phân tích dây chuyền sản xuất, phân
chia những công việc được thực hiện theo từng khu vực sản xuất. Nó là quy
trình thiết kế dây chuyền sao cho việc sản xuất trở nên dễ dàng và hiệu quả,
đồng thời có thể đạt được tốc độ như nhu cầu đòi hỏi. Bên cạnh đó để nâng
cao hiệu quả hoạt động của dây chuyền sản xuất, các doanh nghiệp phải
không ngừng cải thiện hoạt động sản xuất của mình để nâng cao năng suất,
chất lượng đáp ứng nhu cầu khách hàng và giảm chi phí sản xuất. Một trong
những biện pháp đánh giá được hiệu suất của quy trình sản xuất đó là dùng
mô phỏng để phân tích và cải tiến quy trình sản xuất.
Mục tiêu của đề tài này là cân bằng dây chuyền để tối ưu hóa số trạm sản
xuất áo sơ mi tại xưởng 7 nhằm tăng tốc độ sản xuất nhanh nhất nhưng vẫn
đảm bảo được thời gian chu kỳ của việc sản xuất. Bên cạnh đó đề tài sử dụng
phương pháp mô phỏng để đánh giá được hiệu suất của dây chuyền, xác định
các điểm thắt cổ chai, các điểm có thời gian nhàn rỗi và tiến hành cải tiến dây
chuyền nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng dây chuyền. Để đạt được mục tiêu
đó trước tiên đề tài tìm hiểu cơ sở lý thuyết về cân bằng dây chuyền, mô hình

hóa và mô phỏng sau đó khảo sát thực tế quy trình may áo sơ mi tại xưởng
bảy, sử dụng phương pháp thống kê thí nghiệm, đo thời gian thực hiện thực tế
các công đoạn bằng đồng hồ với số mẫu nghiên cứu ở mỗi công đoạn là 30
mẫu và tiến hành phân tích, xử lí số liệu thực tế. Sau khi đã có thời gian thực
hiện tại các công đoạn thì sẽ tiến hành cân bằng dây chuyền sản xuất bằng
phương pháp mức sử dụng tăng thêm. Cuối cùng, phương pháp mô phỏng
được áp dụng để mô hình hóa và mô phỏng quy trình sản xuất bằng phần
mềm Arena 12.
Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện thì đề tài đã xác định được số trạm
sản xuất tối ưu bằng cách cân bằng dây chuyền bằng phương pháp mức sử
dụng tăng thêm. Kết quả mô hình mô phỏng cho chúng ta thấy được hiệu suất
nguồn lực dây chuyền, xác định được các điểm thắt cổ chai, những điểm nhàn
rỗi, tăng số sản phẩm đầu ra của dây chuyền. Đó là những nội dung được trình
bày trong đề tài này.
Mục Lục

SVTH: Lê Thế Phương i




MỤC LỤC

CHƯƠNG I 1
GIỚI THIỆU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu đề tài 2
1.3. Phương pháp thực hiện đề tài 2
1.4. Giới hạn của đề tài 3
1.5. Các nội dung đề tài 3

CHƯƠNG II 4
CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
2.1. Tổng quan về cân bằng dây chuyền 4
2.1.1. Định nghĩa 4
2.1.2. Mục tiêu của cân bằng dây chuyền 4
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng và vấn đề thường gặp trong cân bằng dây
chuyền 4
2.1.4. Một số phương pháp cân bằng dây chuyền với chu kỳ cho trước 5
2.1.5. Một số biện pháp hỗ trợ bài toán cân bằng 8
2.2. Giới thiệu về mô hình hóa và mô phỏng 8
2.2.1. Định nghĩa về mô phỏng 9
2.2.2. Mục đích về mô phỏng 9
2.2.3. Ứng dụng của mô phỏng 9
2.2.4. Ưu nhược điểm của mô phỏng 9
2.2.5. Thu thập và phân tích dữ liệu đầu vào 10
2.2.6. Xử lý và phân tích dữ liệu đầu ra của mô phỏng 15
2.2.7. Kiểm chứng và hợp thức hóa mô hình 15
2.2.8. Các bước nghiên cứu mô phỏng 17
2.2.9. Các module cơ bản được sử dụng trong mô hình mô phỏng với phần
mềm Arena 20
CHƯƠNG III 22
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 22
3.1. Giới thiệu về Công ty 22
3.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty 22
3.2.1. Lịch sử hình thành của công ty 22
3.2.2. Quá trình phát triển của Công ty 23
3.3. Sơ đồ tổng thể của Công ty 23
3.4. Sơ đồ tổ chức quản lý trực tuyến và chức năng từng bộ phận của công ty
24
3.5. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 27

3.6. Thuận lợi và khó khăn của Công ty 27
3.6.1. Thuận lợi 27
3.6.2. Khó khăn 28
3.7. Cơ sở vật chất 28
Mục Lục

SVTH: Lê Thế Phương ii


3.8. Cơ cấu lao động trong Công ty 29
3.9. Các chủng loại sản phẩm của công ty 32
3.10. Thị trường 33
3.11. Doanh thu 34
3.12. Quy trình công nghệ 36
3.13. Hệ thống quản lý chất lượng 37
3.14. Thành tựu đạt được của công ty qua các năm 39
CHƯƠNG IV 41
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ XƯỞNG 7 41
4.1. Quy mô hoạt động 41
4.2. Giới thiệu về dây chuyền may Áo sơ mi với khách hàng SUN mã hàng
43FW7041 tại tổ 14 của phân xưởng 7. 42
4.2.1. Sơ đồ thiết kế dây chuyền và sơ đồ bố trí máy tại tổ 14 42
4.2.2. Quy trình sản xuất Áo sơ mi tại tổ 14 43
CHƯƠNG V 47
CÂN BẰNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT ÁO SƠ MI 47
5.1. Các thông số tính của dây chuyền may áo sơ mi 47
5.2. Cân bằng dây chuyền theo phương pháp mức sử dụng tăng thêm 48
CHƯƠNG VI 52
MÔ PHỎNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT ÁO SƠ MI 52
6.1. Dây chuyền sản xuất công ty đang thực hiện 52

6.1.1.1. Quy trình sản xuất hiện tại của tổ 14, phân xưởng 7 52
6.1.1.2. Lưu đồ mô hình logic 53
6.1.2. Phân tích dữ liệu đầu vào 53
6.1.2.1. Thời gian nạp nguyên liệu 53
6.1.2.2. Thời gian chạy mô hình 54
6.1.2.3. Thời gian xử lý tại các công đoạn 54
6.1.3. Xây dựng mô hình mô phỏng từ dây chuyền hiện tại của công ty 56
6.1.3.1. Phân bổ nguồn lực 56
6.1.3.2. Mô hình logic 59
6.1.3.3. Mô hình động 59
6.1.3.4. Kiểm chứng 59
6.1.3.5. Hợp thức hóa 61
6.1.4. Kết quả chạy mô hình và phân tích mô hình 63
6.1.4.1. Kết quả chạy mô hình 63
6.1.4.2. Phân tích kết quả mô hình 67
6.1.5. Đề xuất cải tiến 68
6.2. Mô phỏng dây chuyền từ kết quả cân bằng 68
6.2.1. Phân bổ nguồn lực 68
6.2.2. Mô hình logic 71
6.2.3. Mô hình động 71
6.2.4. Kiểm chứng 71
6.2.5. Kết quả chạy mô hình 74
6.3. Nhận xét và đánh giá 78
CHƯƠNG VII 80
Mục Lục

SVTH: Lê Thế Phương iii


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80

7.1. Kết luận 80
7.2. Kiến nghị 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHỤ LỤC



Mục Lục Hình

SVTH: Lê Thế Phương i v



MỤC LỤC HÌNH


Hình 2.1: Quy trình thực hiện phương pháp mức sử dụng tăng thêm 7
Hình 2.2: Phân phối chuẩn 11
Hình 2.3: Phân phối Poisson 12
Hình 2.4: Hàm mật độ xác suất phân phối đều 12
Hình 2.5: Phân phối mũ 13
Hình 2.6: Phân phối Triangular 14
Hình 2.7: Phân phối Lognormal 14
Hình 2.8: Sơ đồ các bước nghiên cứu mô phỏng 16
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức công ty 23
Hình 3.2: Một số hình ảnh về dây chuyền may 31
Hình 3.3: Các sản phẩm của công ty 32
Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện số lượng sản phẩm qua năm 2010 - 2012 33
Hình 3.5: Biều đồ doanh thu của năm 2010- 2012 34

Hình 3.6: Sơ đồ công nghệ trong quá trình sản xuất 35
Hình 3.7: Sơ đồ quản lý chất lượng của công ty 37
Hình 3.8: Các giải thưởng của công ty 38
Hình 4.1: Một số hình ảnh về xưởng 7 40
Hình 4.2: Sơ đồ các bước công việc 41
Hình 6.1: Các công đoạn trong quy trình sản xuất áo sơ mi tại tổ 14 50
Hình 6.2: Lưu đồ logic 51
Hình 6.3: Công cụ phân tích dữ liệu Input Analyzer 52
Hình 6.4: Kiểm chứng tại khu vực 4 và khu vực 10 58
Hình 6.5: Kiểm chứng tại khu vực 24 59
Hình 6.6: Kiểm chứng tại khu vực 4 69
Hình 6.7: Kiểm chứng tại khu vực 10 70
Hình 6.8: Kiểm chứng tại khu vực 10 70

Mục Lục Bảng

SVTH: Lê Thế Phương v



MỤC LỤC BẢNG


Bảng 3.1: Các loại máy móc hiện tại của công ty 27
Bảng 3.2: Số lượng nguồn nhân lực của công ty 28
Bảng 3.3: Số lượng sản phẩm theo mặt hàng qua 3 năm 33
Bảng 3.4: Tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm 34
Bảng 4.1: Mô tả quy trình may hoàn chỉnh áo sơ mi 42
Bảng 5.1: Cân bằng dây chuyền bằng phương pháp mức sử dụng tăng thêm 46
Bảng 5.2: Tóm tắt phân công công việc vào khu vực sản xuất trên dây chuyền 48

Bảng 6.1: Phân bổ thời gian gia công các công đoạn trong dây chuyền may áo sơ
mi ở tổ 14, xưởng 7 53
Bảng 6.2: Phân bổ nguồn lực của các công đoạn trong dây chuyền may áo sơ mi
tại tổ 14 xưởng 7 55
Bảng 6.3: Số sản phẩm trung bình ứng với số lần lặp lại từ mô hình 60
Bảng 6.4: Hiệu suất nguồn lực sau khi chạy mô phỏng 61
Bảng 6.5: Thời gian chờ tại mỗi công đoạn 63
Bảng 6.6: Phân bổ nguồn lực của các công đoạn trong dây chuyền may áo sơ mi
tại tổ 14, xưởng 7 66
Bảng 6.7: Hiệu suất nguồn lực sau khi mô phỏng từ kết quả cân bằng 71
Bảng 6.8: Thời gian chờ tại mỗi công đoạn 73


Danh Mục Chữ Viết Tắt

SVTH: Lê Thế Phương vi




DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT



Chữ viết tắt Dịch nghĩa
CN Công nhân
KSNB Kiểm soát nội bộ
TCHC Tổ chức hành chính
HT Hệ thống
XN Xí nghiệp

QA Kiểm hóa
CBNV Cán bộ nhân viên
CBSX Chuẩn bị sản xuất
NGT Ngô Gia Tự
TVH Trần Văn Hoài
LTT Lý Thái Tổ
CVL Châu Văn Liêm
KD Kiểm định
KH Khách hàng
DP Dự phòng
CB Cân bằng
NPL Nguyên phụ liệu
QMS Quality management system
TCVN Tiêu chuẩn Việ Nam
CĐ Công đoạn
MB Móc xích bánh xe
MS Măng séc
BTP Bán thành phẩm
CLG Chân lưỡi gà
BLG Bấm lưỡi gà
HC Hoàn chỉnh
CC Chân cổ
LD Lược diễu
DT Dự trữ
Chương I: Giới Thiệu
SVTH: Lê Thế Phương Trang 1



CHƯƠNG I



GIỚI THIỆU


1.1. Đặt vấn đề

Ngành may mặc hiện nay được coi là một trong những ngành trọng điểm
của nền công nghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh sự phát triển kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngành may được xem là ngành
sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh với những lợi thế riêng
biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao
động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Sau khi
Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, thị trường xuất khẩu ngày
càng được đa dạng hóa, nhiều thị trường xuất khẩu mới được mở ra, đi cùng
với đó là quy mô sản xuất cũng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng
lớn của khách hàng quốc tế.
Trong vài năm gần đây kim ngạch xuất khẩu may mặc của Việt Nam
không ngừng được gia tăng, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng ngành dệt may
nói chung và Tập đoàn Dệt may nói riêng vẫn duy trì mức độ tăng trưởng ổn
định. Theo Tổng cục Hải quan trong 5 tháng đầu năm 2013 đạt 6,43 tỉ USD
(tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước), trong đó thị trường Mỹ đạt gần 3,25 tỉ
USD, tăng 15,9% sang EU đạt 908 triệu USD, tăng 7,1% sang Nhật Bản đạt
868 triệu USD, tăng 19,9% và sang Hàn Quốc 479 triệu USD, tăng 41,6% so
với cùng kỳ năm 2012. Bên cạnh những thị trường chính kể trên, một số thị
trường mới cũng đang có mức xuất khẩu tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm
trước như Nigeria tăng 1,759% (tăng gấp 17 lần), Campuchia tăng 79,7%, Úc
tăng 35,455%, Indonesia tăng 25,3%, Ấn độ tăng 21,8%. Từ đó cho thấy tiềm
năng phát triển của ngành may mặc Việt Nam là rất lớn. Tuy vậy, trong xu thế
hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, ngành may mặc đang phải đối mặt với

nhiều thách thức, phải cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc xuất khẩu
lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông, Paskistan… Chính vì vậy việc tìm
giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành may mặc của các Công ty
Việt Nam là rất cần thiết trong những năm sắp tới.
Trong số các công ty may mặc Việt Nam, thì Công ty Cổ Phần May Tây Đô là
một trong những công ty may xuất khẩu đã đóng góp rất nhiều trong ngành,
với mặt hàng chủ lực là áo sơ mi. Trong xu thế cạnh tranh để phát triển, Công
ty cũng sẽ không tránh khỏi phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh trong và
ngoài nước. Và vì thế vấn đề đặt ra cho công ty là phải làm thế nào, sử dụng
phương pháp gì để đánh giá quy trình may nhằm tìm ra những nút thắt cần cải
tiến, để nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí, sử dụng hiệu quả nguồn nhân
lực, từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Chương I: Giới Thiệu
SVTH: Lê Thế Phương Trang 2

Cân bằng dây chuyền là quy trình thiết kế dây chuyền sao cho việc sản xuất trở
nên dễ dàng, đồng thời xác định số khu vực cần phải có và nhiệm vụ nào được
giao cho mỗi khu vực. Để tăng hiệu quả trong quá trình sản xuất thì các doanh
nghiệp cần phải đánh giá hiệu suất hoạt động của dây chuyền nhằm năng cao
năng suất, chất lượng, giảm thiểu chi phí sản xuất, giảm số lượng công nhân,
máy móc thiết bị nhưng vẫn đảm bảo khối lượng sản xuất theo yêu cầu, đáp
ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Một trong những phương pháp đánh giá
hiệu suất của quy trình sản xuất đó là dùng Software Arena mô phỏng để phân
tích và cải tiến quy trình sản xuất sao cho đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ nhu cầu và vấn đề đó, nên tôi lựa chọn nhiên cứu đề tài “Cân
bằng dây chuyền may áo sơ mi và kiểm chứng bằng phần mềm Arena
software” tại phân xưởng 7 của Công Ty Cổ Phần May Tây Đô với mục đích
hỗ trợ cho việc đánh giá công suất, hiệu quả làm việc trong quy trình may, đưa
ra các giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty.



1.2. Mục tiêu đề tài

 Khảo sát và mô tả được quy trình may áo sơ mi.
 Thu thập và xử lý số liệu tại các công đoạn trong dây chuyền may áo sơ
mi
 Tối ưu hóa số trạm may, tăng tốc độ sản xuất mỗi trạm và giảm thời
gian chu kỳ.
 Xây dựng mô hình mô phỏng quy trình may áo sơ mi bằng phần mềm
Arena 12.
 Xuất ra được kết quả sử dụng nguồn lực của mô hình.
 Thông qua các kết quả mô phỏng đánh giá dây chuyền sản xuất, xác
định các các điểm thắt cổ chai và thời gian nhàn rỗi trong mỗi công đoạn
trong dây chuyền.
 Đánh giá công suất hoạt động của quy trình hiện tại và xác định được
những công đoạn cần cải tiến trong quy trình.
 Đề xuất các giải pháp cải tiến cho mô hình nhằm khắc phục những điểm
thắt cổ chai và những điểm nhàn rỗi để nâng cao mức sử dụng nguồn lực
(máy móc, thiết bị, con người…), nâng cao hiệu quả sản xuất so với dây
chuyền thực tế.


1.3. Phương pháp thực hiện đề tài

 Tìm hiểu lý thuyết về cân bằng dây chuyền và mô hình hóa và mô
phỏng.
 Khảo sát thực tế quy trình sản xuất áo sơ mi.
 Sử dụng phương pháp thống kê, đo thời gian thực hiện thực tế các công
đoạn bằng đồng hồ bấm giờ (nếu chưa có số liệu thực tế) với số mẫu nghiên
cứu ở mỗi công đoạn là 30 mẫu. Số liệu được lấy trong vòng 5 ngày.

Chương I: Giới Thiệu
SVTH: Lê Thế Phương Trang 3

 Phân tích xử lý số liệu thực tế.
 Sử dụng phương pháp cân bằng dây chuyền bằng phương pháp mức sử
dụng tăng thêm, phương pháp này giúp cho ta phân công những công việc
vào khu vực sản xuất một cách nhanh chóng và ít sai sót.
 Sử dụng phương pháp thực hiện mô phỏng bằng phần mềm Arena 12.
 Phân tích và đánh giá kết quả của mô hình.
 Đề xuất giải pháp cải tiến cho quy trình nhằm năng cao hiệu suất sử
dụng dây chuyền so với dây chuyền thực tế.


1.4. Giới hạn của đề tài

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về quy trình sản xuất áo sơ mi tại tổ 14
phân xưởng 7 của Công ty cổ phần May Tây Đô để Cân bằng dây chuyền may
áo sơ mi và kiểm chứng bằng phầm mềm Arena 12.


1.5. Các nội dung đề tài

Chương I: Giới thiệu.
Chương II: Cơ sở lý thuyết.
Chương III: Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần May Tây Đô.
Chương IV: Giới thiệu sơ lược về xưởng 7.
Chương V: Cân bằng dây chuyền sản xuất áo sơ mi.
Chương VI: Mô phỏng quy trình sản xuất áo sơ mi.
Chương VII: Kết luận và kiến nghị.
Chương II: Cơ Sở Lý Thuyết

SVTH: Lê Thế Phương Trang 4



CHƯƠNG II


CƠ SỞ LÝ THUYẾT


2.1. Tổng quan về cân bằng dây chuyền

2.1.1. Định nghĩa

Cân bằng dây chuyền sản xuất là phân tích dây chuyền sản xuất, phân
chia những công việc được thực hiện theo từng khu vực sản xuất, mỗi khu vực
sản xuất đảm nhận một nhiệm vụ giống nhau, tập hợp nhóm khu vực sản xuất
này thành trung tâm sản xuất.
Mục tiêu của phân tích dây chuyền sản xuất là xác định bao nhiêu khu
vực sản xuất cần phải có và những nhiệm vụ nào được giao cho từng khu vực.
Vì thế, số lượng công nhân và máy móc thiết bị được giảm thiểu nhưng vẫn
đảm bảo khối lượng sản phẩm sản xuất theo yêu cầu.
Trong cân bằng dây chuyền sản xuất, người thường phân công công việc
cho các khu vực sản xuất sao cho thời gian nhàn rỗi là thấp nhất. Có nghĩa là
công việc tại các khu vực sản xuất phải có thời gian gần bằng với thời gian chu
kỳ nhưng không vượt quá thời gian chu kỳ.

2.1.2. Mục tiêu của cân bằng dây chuyền

 Tối thiểu thời gian chờ và thời gian chưa được phân bố đến các trạm

sản xuất.
 Xác định được số lượng tối ưu các trạm sản xuất và các hoạt động
trong mỗi trạm.
 Loại bỏ nút thắt cổ chai (botteneck), đảm bảo sản xuất liên tục.
 Duy trì tinh thần công nhân khi khối lượng công việc của công nhân
không quá chênh lệch.
 Tối ưu hóa hiệu suất sử dụng bằng cách tối thiểu thời gian chờ của
người vận hành.
 Tối thiểu lượng hàng tồn kho.
 Giảm lãng phí trong sản xuất và đình trệ.


2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng và vấn đề thường gặp trong cân bằng dây
chuyền

 Các ràng buộc trong hoạt động như kích cỡ máy, vị trí, không gian,
cấu trúc xây dựng.
Chương II: Cơ Sở Lý Thuyết
SVTH: Lê Thế Phương Trang 5

 Công nhân trong dây chuyền thay đổi nhiều trong kỹ năng và khả
năng công việc. Dó đó rất khó khăn trong việc đồng bộ thời gian. Một số
lượng công việc không thể chia nhỏ lẻ.
 Thời gian gia công quá lâu có thể gây ùn tắt.
 Ràng buộc trong thiết kế các chi tiết, hình dáng kích thước, nguyên
vật liệu.
 Quá trình quá đặc biệt.
 Thời gian thiết lập lâu.
 Sản xuất nhỏ không tận dụng được khả năng của quy trình.


2.1.4. Một số phương pháp cân bằng dây chuyền với chu kỳ cho trước

Trong phương pháp cân bằng dây chuyền với chu kỳ cho trước, dây
chuyền sản xuất cần phải có các hoạt động ở các nơi làm việc phải cân đối
nhau nhằm đạt một sản lượng đã xác định trước. Do đó, nhà quản trị sản xuất
phải xác định trước những thiết bị, công cụ và phương pháp làm việc cần sử
dụng cũng như thời gian cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ tại các bước công
việc trên dây chuyền. Hơn thế nữa, họ phải xác định được thứ tự ưu tiên trong
việc thực hiện các công việc khác nhau bằng cách xây dựng sơ đồ thứ tự ưu
tiên của các công việc.

2.1.4.1. Cân bằng dây chuyền theo phương pháp xếp theo trọng số vị trí
(Ranked Positiontal Weight)

Phương pháp này được Helgeson và Birnie (1961) phát triển tại công ty
General Elictric của Mỹ. Đây là phương pháp gần đúng nhưng có ưu điểm hơn
là xem xét không chỉ quan hệ ưu tiên giữa các công việc thành phần mà còn
xét thêm thời gian gia công của chúng. Phương pháp này có lời giải nhanh và
độ tin cậy cao hơn.
Trong phương pháp cần xác định trọng số của từng công việc thành phần
bằng cách cộng thời gian gia công của chính công việc đó với tất cả các công
việc thành phần theo sau nó trong biểu đồ quan hệ ưu tiên. Sau đó ta phân bổ
công việc theo trật tự giảm dần trọng số của các công việc thành phần nhưng
phải đảm bảo tính khả thi của quan hệ ưu tiên trong sơ đồ. Như vậy, công việc
có trọng số lớn nhất (thường là công việc đầu tiên) sẽ được phân bổ trước tiên,
sau đó chúng ta tính thời gian còn lại trong trạm và tiếp tục phân bổ công việc
tiếp theo nếu khả năng của trạm chưa dùng hết. Tương tự cho các trạm tiếp
theo cho đến khi thỏa các điều kiện dưới đây:
 Nếu tất cả các hoạt động được giao cho tất cả các trạm.
 Nếu không có các hoạt động có hoặc không có những ràng buộc ưu

tiên hoặc có ràng buộc thời gian nhàn rỗi khác.
Công thức tính toán trong phương pháp:
Phần trăm mất cân bằng (Balancing loss - BL) được tính như sau:

Chương II: Cơ Sở Lý Thuyết
SVTH: Lê Thế Phương Trang 6

100x
nxC
tnxC
BL
i



Trong đó:
BL (Balancing loss): Phần trăm mất cân bằng.
n: Số trạm công việc tính toán theo phương pháp.
C: Thời gian chu kỳ.
i
t
: Số công việc thực hiện.
Hiệu suất lý thuyết và thực tế được tính như sau:

100
1
min
x
xCn
t

TE
n
t
i











(TE: Theoritical Efficiency – Hiệu suất lý thuyết)

100
1
x
nxC
t
TE
n
t
i












(LE: Real Line Eficiency – Hiệu suất thực tế)

2.1.4.2. Cân bằng dây chuyền theo quy tắc thời gian thực hiện nhiệm vụ
dài nhất

Kỹ thuật này phân bổ công việc vào trạm làm việc, bắt đầu từ trạm 1 bằng
cách chọn và phân bổ công công việc theo trật tự giảm dần kích thước của
công việc. Trong phương pháp này chúng ta phải tính toán thời gian chu kỳ
làm việc của từng trạm (thường là cho thời gian chu kỳ của từng trạm là như
nhau).
Ta bắt đầu phân bổ các công việc có thể phân bổ (những công việc đã sẵn
sàng phân bổ ở đầu dây chuyền) vào trạm 1, công việc có thời gian gia công
dài sẽ được phân bổ trước, công việc còn lại sẽ được phân bổ sau. Sau khi phân
bổ các công việc đầu tiên vào trạm 1 (tổng thời gian thực hiện các công việc
phải nhỏ hơn thời gian chu kỳ của trạm), ta tính thời gian còn lại của trạm, nếu
thời gian còn lại của trạm lớn hơn thời gian gia công của công việc tiếp theo có
thể phân bổ, thì ta tiến hành phân bổ công việc tiếp theo đó vào trạm thứ 2.
Tiến trình phân bổ các công việc vào trạm thứ 2 cũng tương tự như trạm 1.
Tương tự như thế ta tiếp tục phân bổ các công đoạn trên dây chuyền vào
các trạm công việc cho đến khi công việc cuối cùng của dâu chuyền được phân
bổ vào trạm làm việc.






Chương II: Cơ Sở Lý Thuyết
SVTH: Lê Thế Phương Trang 7

2.1.4.3. Cân bằng dây chuyền theo phương pháp mức sử dụng tăng thêm








































Hình 2.1: Quy trình thực hiện phương pháp mức sử dụng tăng thêm

Hình 2.1 trên thể hiện trình tự để thực hiện phân công công việc bằng
phương pháp mức sử dụng tăng thêm được biểu diễn bằng sơ đồ khối tổng
quát. Phương pháp này đơn giản là giao thêm nhiệm vụ cho các khu vực sản
Chưa
Tất cả công
việc phân
công h
ết






Không

Không
Mức sử dụng
có ≥ mức sử
d
ụng tr
ư
ớc?

Mức sử dụng là
100% không?
Đã phân công
hết công việc
chưa?

Mức sử dụng
là 100%
không?

Rồi
Chưa
R
ồi

Không
 Tiếp tục thêm công việc bằng cách xếp công
việc chưa phân công kế tiếp trong sơ đồ ưu tiên
vào khu vực sản xuất này, tính mức sử dụng cho

khu vực sản xuất.
Bỏ nhiệm vụ
cuối cùng trong
khu vực sản
xuất này, nó
chưa được phân
công

Dừng
Bắt đầu từ phía trái của
sơ đ
ồ thứ tự
ưu tiên

Kết thúc phân
công cho khu vực
sản xuất cũ, bắt
đầu 1 khu vực sản
xuất mới
 Bắt đầu khu vực sản xuất mới
bằng cách phân công công việc
kế tiếp trong sơ đồ ưu tiên vào
khu vực sản xuất mới, tính mức
sử dụng cho khu vực sản xuất
này.

Bây giờ khu vực
sản xuất đã hoàn
tất phân công. Kết
thúc và bắt đầu 1

khu vực sản xuất
mới
Chương II: Cơ Sở Lý Thuyết
SVTH: Lê Thế Phương Trang 8

xuất, theo trình tự công việc quy định cho đến khi mức sử dụng đạt 100% hay
bắt đầu giảm xuống thì dừng lại. Quy trình này được lặp lại cho đến khi ta
phân công hết các công việc vào các khu vực sản xuất.

Công thức tính toán trong phương pháp:



=
ổ ℎờ  ℎự ℎê
̣
 ́ ô ệ
ℎơ
̀
  ℎ ̀


2.1.5. Một số biện pháp hỗ trợ bài toán cân bằng

Trong thực tế việc đạt được cân bằng tuyệt đối cũng rất khó, thông
thường người ta cũng chỉ giải bài toán cân bằng dây chuyền sản xuất ở dạng lời
giải chấp nhận được (phương pháp gần đúng). Sau khi chuyển khai xuống dây
chuyền thì chưa chắc mọi dữ liệu mà chúng ta thu thập để giải bài toán hoàn
toàn phù hợp, thông thường đối với dây chuyền thủ công thì thời gian gia công
từng công việc thành phần dễ thay đổi hoặc những thời gian lãng phí do ngừng

máy ngoài dự đoán. Do đó chúng ta cần cải thiện bài toán theo thực tế sản xuất
như sau:
 Cải thiện điều kiện làm việc.
 Thay đổi tốc độ máy.
 Gia tăng hiệu quả của công nhân vận hành.
 Tăng cường giải quyết các điểm ứ đọng.
 Di chuyển (hoán đổi) công nhân.
Để quan sát tốt hơn hiệu quả hoạt động của dây chuyền thì sau khi chúng
ta đã cân đối dây chuyền thì chúng ta nên tiến hành mô phỏng lại dây chuyền
để kiểm tra và giải quyết các vấn đề còn vướng mắc trước khi áp dụng dây
chuyền vào sản xuất thực tế.


2.2. Giới thiệu về mô hình hóa và mô phỏng

Mô hình hóa và mô phỏng là một phương pháp nghiên cứu khoa học được
ứng dụng rất rộng rãi: Từ nghiên cứu đến thiết kế, chế tạo đến vận hành các hệ
thống, đặc biệt là lĩnh vực khoa học quản lý.
Ngày nay nhờ sự giúp đỡ của máy tính có tốc độ tính toán cao và bộ nhớ
lớn mà phương pháp mô hình hóa được phát triển mạnh mẽ, đem lại hiệu quả
to lớn trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất.

2.2.1. Định nghĩa về mô phỏng

Mô phỏng là phương pháp thể hiện một hệ thống thực thông qua chương
trình máy tính và những đặc tính của hệ thống được trình bày thông qua một
nhóm các biến thay đổi theo thời gian để mô hình hóa bản chất động của hệ
thống.
Chương II: Cơ Sở Lý Thuyết
SVTH: Lê Thế Phương Trang 9


Hay nói cách khác mô phỏng là sự bắt chước một quá trình hay hệ thống
thực theo thời gian và được sử dụng để mô tả và phân tích hành vi của một hệ
thống, rút ra kết luận liên quan đến các đặc tính hoạt động của hệ thống thực và
trả lời hàng loạt các câu hỏi “ Điều gì xảy ra….nếu” (what if) về hệ thống thực
tế, và hổ trợ trong việc thiết kế các hệ thống, cả hai hệ thống hiện có và hệ
thống chưa tồn tại có thể được mô phỏng.

2.2.2. Mục đích về mô phỏng

Mô phỏng được thực hiện cho những mục đích (theo Pedgen et al., 1995):
 Có được cái nhìn sâu sắc về các hoạt động của một hệ thống.
 Thay đổi nguyên tắc điều hành hoặc tài nguyên để cải thiện hiệu năng
hệ thống.
 Kiểm tra các khái niệm mới hoặc hệ thống trước khi thi hành.
 Có được thông tin mà không làm ảnh hưởng đến hệ thống thực tế.

2.2.3. Ứng dụng của mô phỏng

Mô phỏng được ứng dụng rộng rãi và đa dạng trong tất cả các lĩnh vực
như:
 Thiết kế và phân tích hệ thống sản xuất.
 Đánh giá những yêu cầu về phần cứng cũng như phần mềm của một
hệ thống máy tính.
 Đánh giá một hệ thống vũ khí quân sự.
 Xác định chính sách đặt hàng trong hệ thống tồn kho.
 Thiết kế và vận hành thiết bị và hệ thống giao thông.
 Đánh giá và thiết kế hệ thống dịch vụ.
 Phân tích hệ thống tài chính và kinh tế.
 Và nhiều ứng dụng khác.


2.2.4. Ưu nhược điểm của mô phỏng

2.2.4.1. Ưu điểm

 Có khả năng nghiên cứu các hệ thống phức tạp, các yếu tố ngẫu nhiên,
phi tuyến.
 Có thể đánh giá các đặc tính của hệ thống làm việc trong các điều kiện
dự kiến trước, hoặc ngay cả khi hệ thống còn đang trong giai đoạn thiết
kế khảo sát, hệ thống chưa tồn tại.
 Giúp hiểu được quá trình vận hành của hệ thống.
 Xác định được các điểm thắt cổ chai của hệ thống.
 Có thể so sánh, đánh giá các phương án khác nhau của hệ thống.
 Có thể nghiên cứu các giải pháp điều khiển hệ thống.


Chương II: Cơ Sở Lý Thuyết
SVTH: Lê Thế Phương Trang 10

2.2.4.2. Nhược điểm

 Phương pháp mô phỏng đòi hỏi công cụ mô phỏng đắt tiền như máy
tính, phần mềm chuyên dụng.
 Sự thành lập mô hình đòi hỏi sự huấn luyện đặc biệt vì đây cũng là
vấn đề về nghệ thuật và khoa học.
 Phương pháp mô phỏng thường sản sinh ra khối lượng lớn các dữ liệu
có tính thống kê xác suất, do đó đòi hỏi dùng các công cụ thống kê để xử
lý kết quả mô phỏng.
 Có thể tiêu tốn nhiều thời gian và chi phí.
 Mô phỏng tuy không phải là công cụ tối ưu hiệu quả, nhưng lại hiệu

quả trong việc so sánh các mô hình thay đổi để lựa chọn.

2.2.5. Thu thập và phân tích dữ liệu đầu vào

Quá trình này liên quan đến việc thu thập dữ liệu đầu vào, phân tích các
dữ liệu đầu vào và sử dụng việc phân tích các dữ liệu đầu vào trong mô hình
mô phỏng. Các dữ liệu đầu vào có thể được, hoặc thu được từ các ghi chép lịch
sử hoặc thu thập trong thời gian thực như là một nhiệm vụ trong mô phỏng dự
án. Phân tích liên quan đến việc xác định các lý thuyết phân phối đại diện cho
các dữ liệu đầu vào. Việc sử dụng các dữ liệu đầu vào trong mô hình liên quan
đến việc xác định phân phối lý thuyết trong các mã chương trình mô phỏng.

2.2.5.1. Nguồn dữ liệu đầu vào

Có rất nhiều nguồn mà người thu thập có thể có được các dữ liệu đầu vào.
Dữ liệu này có thể có được từ lịch sử, quan sát. Thậm chí nếu một mô hình
thực tế chưa có, nó có thể cho người thu thập có được các dữ liệu đầu vào cần
thiết từ các nguồn khác. Các nguồn thu thập có thể tìm thấy sau:
 Hồ sơ lịch sử (Historical records)
 Nhà sản xuất Thông số kỹ thuật (Manufacturer specificcations)
 Ước tính của người vận hành (operator estimates)
 Ước tính của nhà quản lí (Management estimates)
 Hệ thống thu thập dữ liệu tự động (Automatics data capture system)
 Quan sát trực tiếp (Direct observation).
 Kiểu dữ liệu
 Dữ liệu tất định

Dữ liệu tất định có nghĩa là các sự kiện liên quan đến các dữ liệu xảy ra
trong cùng một giá trị. Điều này có nghĩa là loại dữ liệu cần phải được thu
thập chỉ một lần bởi vì nó không bao giờ thay đổi về giá trị.

 Dữ liệu đầu vào ngẫu nhiên
Trái ngược với quá trình tất định, một quá trình ngẫu nhiên không xảy
ra với cùng một loại giá trị đều đặn. Trong trường hợp này, quá trình sẽ
thực hiện theo một số phân bố xác suất.

Chương II: Cơ Sở Lý Thuyết
SVTH
:
Lê Thế Ph
ương

Trang
11

2.2.5.2. Phân phối xác suất đầu vào

 Phân phối chuẩn (Normal)
2
),(

U

Khoảng thời gian (Time duration) cho nhiều quá trình phục vụ theo phân
phối chuẩn. Sự phân bố chuẩn có hai thông số: trung bình và độ lệch chuẩn. Sự
phân bố chuẩn thường cũng là đối xứng. Điều này có nghĩa là có một số lượng
tương đương của các quan sát có giá trị nhỏ hơn và lớn hơn trung bình dữ liệu.

Hàm mật độ phân phối là:
22
2/)(

2
1
)(




x
exf

Trong đó:

là trung bình và

là độ lệch chuẩn

Hình 2.2: Phân phối chuẩn

 Phân phối Poison
)(


Sự phân bố Poison được sử dụng là một số ngẫu nhiên của các sự kiện mà
nó sẽ xảy ra trong một khoảng thời gian. Sự phân bố Poison chỉ có một tham
số

. Tham số này là duy nhất trong đó trung bình và phương sai là cả hai đều
bằng

.

Khả năng quan sát một giá trị cụ thể là:

!
)(
x
e
xp
x





Trong đó:

là trung bình bằng phương sai và x là giá trị của biến ngẫu nhiên.
Chương II: Cơ Sở Lý Thuyết
SVTH: Lê Thế Phương Trang 12


Hình 2.3: Phân phối Poisson
 Phân phối Uniform
Khả năng ứng dụng: sử dụng như một mô hình đầu tiên đối với một số
lượng ngẫu nhiên rơi vào giữa a và b. Phân bố U(0;1) là một phân bố rất cần
thiết trong việc tạo ra giá trị ngẫu nhiên từ những phân bố khác.

Hàm mật độ:










bxxa
bxa
ab
xf
;;0
,
1
)(

Hàm phân bố:










bxxa
bxa
ab
ax

xF
;;0
,
)(

Thông số a và b là số thực với a < b, a là thông số vị trí, b-a là thông số tỉ lệ.
Phân phối đều trong [0;1): x nhận các giá trị thuộc nữa khoảng [0;1) với khả
năng “như nhau”. Hàm mật độ xác suất f(x) của nó được biểu diễn như hình
sau:

Hình 2.4: Hàm mật độ xác suất phân phối đều
 Phân phối Exponential (Phân phối mũ)
Khả năng ứng dụng: thời gian giữa các lần đến của sự kiện của một hệ
thống mà xảy ra ở một tỷ lệ cố định, hoặc thời gian hư hỏng của một thiết bị.
Hàm mật độ:

×