Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

phân tích các yếu tố ảnh hưởng việc sử dụng mỹ phẩm của nam trên địa bàn quận ninh kiều tp. cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 81 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH







Danh Khải


PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG VIỆC SỬ
DỤNG MỸ PHẨM CỦA NAM TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN NINH KIỀU TP. CẦN THƠ



LUẬN VẶN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành: Marketing
Mã ngành: KT0745A9






12 - 2013
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




Danh Khải
MSSV: 2076446

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG VIỆC SỬ
DỤNG MỸ PHẨM CỦA NAM TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN NINH KIỀU TP. CẦN THƠ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Ngành: Marketing
Mã ngành: KT0745A9

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Huỳnh Nhựt Phƣơng



12 - 2013
i

LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên em xin chân thành cám ơn các thầy cô khoa kinh tế trƣờng Đại
Học Cần Thơ đã nhiệt tình chỉ dạy cũng nhƣ cung cấp kiến thức cho em trong suốt

quá trình học tập trong những năm qua để làm hành trang bƣớc vào đời khi rời khỏi
mái trƣờng thân thƣơng. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Huỳnh Nhựt
Phƣơng đã nhiệt tình giúp đỡ em vƣợt qua những khó khăn trong suốt quá trình
thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình.
Em rất mong sự thông cảm và góp ý của thầy cô cho đề tài tốt nghiệp của em,
vì kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những
sai sót và khuyết điểm.
Cuối cùng em xin chúc thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nhiều sức
khỏe và thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện


Danh Khải
ii

TRANG CAM KẾT

Em xin cam đoan rằng đề tài này do chính em thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là hoàn toàn trung thực, đề tài không trùng
với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào


Ngày 10 Tháng 12 Năm 2013
Sinh viên thực hiện



Danh Khải





iii

MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu 2
1.3.1 Các giả thuyết kiểm định 2
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4.1 Không gian 3
1.4.2 Thời Gian 3
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu 3
1.5 Lƣợc khảo tài liệu 3
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Những vấn đề cơ bản về mỹ phẩm 5
2.1.1.1 Định nghĩa mỹ phẩm là gì 5
2.1.1.2 Phân loại mỹ phẩm 5
2.1.1.3 Đặc điểm của mỹ phẩm 5
2.1.1.4 Vai trò của mỹ phẩm 6
2.1.2 Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng mỹ phẩm của nam 7
2.1.2.1 Thƣơng hiệu 7
2.1.2.2 Chất lƣợng của mỹ phẩm 7

iv

2.1.2.3 Hệ thống phân phối và chiến lƣợc xúc tiến hỗn hợp 8
2.1.2.4 Tâm lý khách hàng 10
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 11
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu 11
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu 11
2.3 Khung nghiên cứu 14
Chƣơng 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 16
3.1 Tổng quan về thành phố Cần Thơ 16
3.1.1 Lịch sử hình thành 16
3.1.2 Vị trí địa lý 16
3.1.3 Đơn vị hành chính 17
3.1.4 Cơ sở hạ tầng 17
3.1.5 Tình hình kinh tế 19
3.2 Tổng quan thị trƣờng mỹ phẩm của nam trên địa bàn thành phố Cần Thơ 19
Chƣơng 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẾN NHU CẦU SỬ DỤNG MỸ PHẨM
CỦA NAM TRÊN ĐỊA BÀN QUẨN NINH KIỀU TP CẦN THƠ 24
4.1 Mô tả chung về mẫu điều tra 24
4.2 Thực trạng sử dụng mỹ phẩm của nam trên địa bàn quận ninh kiều tp Cần
Thơ 26
4.2.1 Tình hình sử dụng mỹ phẩm của nam 26
4.2.2 Loại mỹ phẩm thƣờng sử dụng 27
4.2.3 Thói quen mua mỹ phẩm của nam giới 28
4.2.4 Những sản phẩm mỹ phẩm ƣa thích của nam giới 32
4.2.5 Quan điểm khi sử dụng và tiêu chí quan tâm khi lựa chọn mỹ phẩm 34
4.2.6 Lý do thƣờng thay đổi mỹ phẩm 37
v

4.3 Kiểm định sự ảnh hƣởng của số tiền chi tiêu mỹ phẩm và số tiền chi tiêu hàng

tháng 37
4.4 Kiểm định nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của nam 38
Chƣơng 5 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG MỸ PHẨM CỦA NAM
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 43
5.1 Giải pháp về giá 44
5.2 Giải pháp về sản phẩm 44
5.3 Giải pháp về kênh phân phối 45
5.4 Giải pháp chiêu thị nâng cao nhận thức cho nam giới về việc sử dụng mỹ phẩm45
5.5 Giải pháp kích thích nhu cầu hứng thú sử dụng mỹ phẩm 45
Chƣơng 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
6.1 Kết luận 46
6.2 Kiến nghị 46
6.2.1 Đối với cơ quan nhà nƣớc có thậm quyền 46
6.2.2 Đối với nhà sản xuất 47
6.2.3 Đối với ngƣời sử dụng 48
6.3 Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo 48















vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1 Số tiền chi tiêu/ tháng của đáp viên 24
Bảng 4.2 Số tiền chi tiêu cho mỹ phẩm trong một tháng 25
Bảng 4.3 Nơi tham khảo mua hàng 28
Bảng 4.4 Nơi mua mỹ phẩm của nam giới 29
Bảng 4.5 Thời gian mua mỹ phẩm của nam 30
Bảng 4.6 Nhãn hiệu mỹ phẩm đƣợc ƣa thích 31
Bảng 4.7 Lý do sử dụng mỹ phẩm của nam 31
Bảng 4.8 Cảm nhận của nam về việc sử dụng mỹ phẩm 33
Bảng 4.9 Đánh giá mức độ quan tâm của nam giới với các tiêu chí khi mua
mỹ phẩm 34
Bảng 4.10 Lý do thƣờng thay đổi sản phẩm 36
Bảng 4.11 Mức độ ảnh hƣởng của chi tiêu hàng tháng đến số tiền mua mỹ
phẩm 37
Bảng 4.12 Hệ số Cronbach’s Alpha của các tiêu chí đến nhu cầu sử dụng mỹ
phẩm của nam 38
Bảng 4.13 Bảng ma trận tƣơng quan giữa các biến 39
Bảng 4.14 Bảng ma trận hệ số điểm 40





vii

DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 2.1 Khung nghiên cứu 15
Hình 4.1 Cơ cấu nơi ở của đáp viên 24
Hình 4.2 Loại mỹ phẩm thƣờng sử dụng của nam giới trên 100 ngƣời 26
Hình 4.3 Loại mỹ phẩm thƣờng sử dụng của nam 26
Hình 4.4 Ngƣời mua mỹ phẩm 27
Hình 4.5 Nơi tham khảo mua hàng 28

viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
WTO : World Trade Organization
TPCT : Thành Phố Cần Thơ
EFA : Exploratory factor analysis
SPSS : Statistical Package for the Social Sciences
NĐ-CP : Nghị định Chính Phủ
DN : Doanh nghiệp
CN : Công nghiệp
UBND : Uỷ Ban Nhân Dân
KNNK : Kim ngạch nhập khẩu
KNXK : Kim ngạch xuất khẩu



1

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nền kinh tế Việt Nam sau 7 năm gia nhập WTO đã có những bước phát triển

lớn và đạt được nhiều thành tựu nhất định. Riêng đối với hoạt động thương mại,
nước ta được hưởng quy chế thành viên của WTO, điều này tạo cơ hội cho việc mở
rộng thị trường, nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu, tăng tổng mức lưu chuyển bán
lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ. Thị trường trong nước phát triển sôi động với
nhiều chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú. Trong sự phát triển chung đó sẽ là
thiếu sót nếu không nhắc đến thị trường mỹ phẩm Việt Nam với tốc độ tăng trưởng
bình quân là 20%/năm (năm 2013). Kinh tế phát triển, thu nhập của người dân ngày
càng được cải thiện, nhu cầu chăm sóc bản thân cũng được nâng cao. Mối quan tâm
của cả hai giới tới ngoại hình ngày càng lớn hơn do đó mỹ phẩm dần dần trở thành
sản phẩm tiêu dùng quen thuộc. Không những thế, ngày nay nó đã trở thành một
loại hình sản phẩm không thể thiếu được với tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, tầng
lớp khác nhau.
Người đàn ông làm việc trong môi trường giao tiếp xã hội rất cần chú trọng
đến hình thức bên ngoài. Sử dụng mỹ phẩm đang trở thành thói quen tiêu dùng của
đàn ông, nhất là giới văn phòng, doanh nhân. Theo tập chí Le Point (Pháp), nam
giới có làn da dày và nhờn hơn phụ nữ đến 20%, do vậy tế bào chết cũng tích tụ
nhiều hơn. Đó là chưa kể đàn ông phải đối đầu với rất nhiều nguyên nhân gây stress
do lối sống, áp lực công việc, ô nhiễm môi trường. Vì vậy mỹ phẩm là một công cụ
cần thiết cho nam giới. Ảnh hưởng của mỹ phẩm không chỉ dừng lại ở khía cạnh
thẩm mỹ mà qua đó gián tiếp tác động đến nhiều khía cạnh khác. Năm 2009, Ngân
hàng dự trữ liên bang tại St.Louis của Mỹ đã đưa ra một báo cáo: những người đẹp
trai hơn bình thường có thể kiếm được nhiều tiền hơn những người đẹp trai ở mức
trung bình 4%. Với những người hơi xấu trai, họ sẽ kiếm được ít hơn những người
ưa nhìn ở mức trung bình là 9%. .
Các chàng trai trẻ hiện là những người đi đầu trong xu hướng chăm sóc sắc
đẹp của nam giới. Chẳng hạn, ở châu Âu có 24% nam giới dưới 30 tuổi sử dụng các
sản phẩm chăm sóc da, chiếm tỷ lệ 30%, trong khi tỷ lệ này ở Hàn Quốc lên đến
2

80% (năm 2012). Theo một cuộc điều tra, 73% nam giới ở Châu Âu và Bắc Mỹ cho

biết, việc bỏ thời gian để đứng trước gương mỗi ngày là việc quan trọng hoặc là rất
quan trọng đối với họ.
Vì vậy nhu cầu sử dụng mỹ phẩm làm đẹp bản thân của nam giới là cần thiết.
Để nắm rõ hơn về vấn đề này, đề tài “ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử
dụng mỹ phẩm của nam trên địa bàn quận Ninh Kiều TP. Cần Thơ” được thực
hiện nhằm giúp các nhà kinh doanh thực hiện giải pháp marketing cho các mặt hàng
mỹ phẩm dành cho nam tốt hơn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mỹ phẩm của nam trên địa
bàn quận Ninh Kiều TP. Cần Thơ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng sử dụng mỹ phẩm nam trên địa bàn.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mỹ phẩm cuả nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các nhà kinh doanh thực hiện chiến lược
marketing cho các mặt hàng mỹ phẩm dành cho nam tốt hơn.
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
H
0
: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mỹ phẩm của nam có thu nhập
khác nhau là như nhau.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mỹ phẩm của nam trên địa bàn Thành
phố Cần Thơ là như thế nào?
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc sử dụng mỹ phẩm nam của người dân
thành phố Cần Thơ?
Làm thế nào để đáp ứng nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của nam giới trên địa bàn
thành phố Cần Thơ?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1. Không gian
Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mỹ phẩm của nam được thực
hiện tại Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Vì thời gian nghiên cứu ngắn, và đây
3

là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ, số lượng người dân đông, mang tính đại
diện cao nên tác giả tập trung nghiên cứu tại quận này.
1.4.2. Thời gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong khoãng thời gian từ ngày 12 tháng 8
đến ngày 18 tháng 11 năm 2013.
1.4.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tất cả người nam giới đang sinh sống và có
sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn quận Ninh Kiều TP Cần Thơ.
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nguyễn Thị Na (2010) “ Nghiên cứu hành vi sử dụng chất tẩy rửa của sinh
viên nội trú Đội cung đại học Huế”. Trong bài nghiên này tác giả phỏng vấn 100
mẫu với cứu gồm 3 mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu1 Phân tích thực trạng sử dụng chất tẩy rửa của sinh viên nội trú.
Mục tiêu 2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng chất tẩy rửa
của sinh viên. ở mục tiêu thư hai tác giả sử dụng phương pháp nhân tố
EFA(exploratory factor analysis) để đánh giá các thang đo có ảnh hưởng đến hành
vi tiêu dùng và phân tích hồi qui.
Mục tiêu 3 Đề xuất giải pháp.
Lưu Bá Đạt (2011) “Phân tích hành vi tiêu dùng của người dân trên địa
bàn quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ đối với thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc
xuất xứ từ Trung Quốc” Với các mục tiêu
- Mục tiêu 1 Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích tần số, tính điểm
trung bình qua đó thấy được một số thông tin cá nhân của người tiêu dùng; các đặc
điểm của người tiêu dùng thực phẩm đóng hộp như độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp
Phân tích hành vi tiêu dùng thực phẩm đóng gói bao gồm các đặc điểm về nhu cầu,

thị hiếu, thói quen lựa chọn sản phẩm, hệ thống phân phối
Mục tiêu 2 Sử dụng phương pháp phân tích bảng chéo và sử dụng hệ số
Cronbach Alpha và phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA (exploratory
factor analysis) để đánh giá các thang đo có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
Mục tiêu 3 Dựa vào quan sát thực tế và những hiểu biết khi trực tiếp phỏng
vấn; phân tích số liệu sơ cấp. Dựa vào những phân tích về thực trạng sử dụng thực
phẩm đóng hộp và quan sát thực tế, từ đó nêu lên những giải pháp nhằm giúp người
4

Việt ngày càng sử dụng thực phẩm đóng hộp do Việt Nam sản xuất nhiều hơn.
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để hỗ trợ trong việc phân tích số liệu.
Tô Thiên Khoa (2010) “Một số giải pháp thúc đẩy người Việt ưu tiên dùng
mỹ phẩm thương hiệu Việt tại TP.Cần Thơ”.
Mục tiêu 1 phân tích thực trạng tiêu dùng mỹ phẩm nội của nữ giới tại TP.Cần
Thơ sử dụng phương pháp mô tả, so sánh, tổng hợp số liệu thứ cấp từ cục thống kê,
báo chí.
Mục tiêu 2 phân tích những yếu tố tác động đến thị hiếu tiêu dùng, chọn lựa
nhãn hiệu đối với nhãn hiệu mỹ phẩm nội và ngoại nhập với mục tiêu này tác giả sử
dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích tần số, phân tích bảng chéo, phân tích
nhân tố từ số liệu sơ cấp bằng SPSS 16.0.
Mục tiêu 3 nghiên cứu xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm nội hiện nay của người
Việt tác giả sử dụng phương pháp phân tích Cronbach Alpha, sử dụng phương pháp
phân tích nhân tố khám phá, phương pháp phân tích mean, phân tích hồi qui đa
biến.
Mục tiêu 4 đề xuất giải pháp giúp doanh nghiệp cung cấp hành hóa, dịch vụ
thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng hiện nay và giải pháp để người Việt ngày càng
ưu chuộng và tiêu dùng hàng Việt nhiều hơn.














5

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SƠ LÝ LUẬN
2.1.1 Những vấn đề cơ bản về mỹ phẩm
2.1.1.1 Định nghĩa mỹ phẩm là gì?
Theo cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật đã định nghĩa mỹ phẩm
như sau: “Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc
với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay,
móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục
đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi
cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt”.
2.1.1.2 Phân loại mỹ phẩm
Do mỹ phẩm là sản phẩm tác động đến diện mạo hình hài nên có thể phân
loại mỹ phẩm theo các bộ phận mà nó cho tác dụng như sau:
DA: Sửa tắm, chất làm sạch, chất làm ẩm, chất làm mềm da, chất tẩy trắng,
phấn hồng, phấn nền, bột thơm, nước hoa, kem chống nắng, kem dưỡng da…
LÔNG TÓC: Thuốc nhuộm, thuốc uốn, thuốc làm thẳng tóc, keo chải tóc, gel
bôi tóc, thuốc làm rụng lông, kem cạo râu…

MẮT: Viết kẻ mắt, kẻ lông mày, kem chải lông mi, mí mắt giả…
MÔI: son môi, chất làm ẩm môi, chất làm bóng môi…
MÓNG TAY, CHÂN: sơn, thuốc tẩy sơn…
2.1.1.3 Đặc điểm của mỹ phẩm
Mỹ phẩm là sẩn phẩm chứa các thành phần hóa học do đó nó chịu tác động của
những yếu tố sau đây
+ Nhiệt độ: Hầu hết các loại mỹ phấm và sản phấm dưỡng da đều được sản xuất
đế giữ trong nhiệt độ phòng, do đó khi tăng nhiệt độ thì có thế sẽ gây ra những thay
đối về lý học, hóa học và các vi khuẩn bên trong sản phẩm. Ví dụ những mỹ phẩm
lỏng như phấn nền hay phấn má hồng có thể bị khô, chảy nước và tách dầu làm cho
sản phẩm trở nên vô dụng. Đồng thời bất cứ loại vitamin nào trong mỹ phẩm đều có
thể bị phân hủy và kém hiệu quả. Bên cạnh đó, tăng nhiệt độ còn khuyến khích sự
phát triển của vi khuẩn, đặc biệt trong những sản phẩm mà thường xuyên phải ở
trong môi trường dung dich ẩm như mascara hay son nước.
6

+ Độ ấm: Bên cạnh nhiệt độ thì độ ẩm cũng có ảnh hưởng tới chất lượng của
mỹ phấm. Độ ấm cao hoặc thấp hơn mức trung bình về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tới
chất lượng của mỹ phẩm, gây ra sự biến đối của một vài thành phần hóa học trong
sản phẩm, từ đó có thế làm giảm tác dụng của mỹ phẩm.
Chính vì những ảnh hưởng tiêu cực của nhiệt độ và độ âm mà hầu như trên các
sản phẩm mỹ phẩm hay dược mỹ phẩm nào cũng đều khuyến cáo người tiêu dùng
là đế nơi khô mát và tránh ánh sáng trực tiếp
Mỹ phẩm là một sản phẩm làm đẹp bên cạnh đó còn là một trong những mặt
hàng có ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Phần lớn các loại mỹ phẩm là sản phẩm kén người sử dụng, đặc biệt là mỹ
phẩm dự phòng và mỹ phẩm điều trị. Sở dĩ như vậy là vì mỗi loại mỹ phấm có công
dụng khác nhau, phù họp với tùng loại da khác nhau.Ớ mỗi người thì lại có cơ địa
và loại da khác nhau, nếu sử dụng sản phẩm không phù hợp thì có thế gặp phải tình
trạng như: dị ứng, phản ứng phụ gây ảnh hưởng không tốt đến da,một vài trường

hợp nghiêm trọng còn có thể gây tử vong cho người sử dụng. Do đó cần phải cấn
thận khi dùng mỹ phấm đế tránh những tác hại không mong muốn.
2.1.1.4 Vai trò của mỹ phẩm
Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng với tốc độ phát triển cao. Tốc độ
phát triển kinh tế tăng nhanh, tất yếu kéo theo nhu cầu không ngừng nâng cao chất
lượng cuộc sống.Trong nhịp sống sôi động hiện nay, có một diện mạo đẹp vừa là
một mong muốn chính đáng,vừa là một yêu cầu tương đối cần thiết. Trong cuộc
sống cũng như trong công việc, có một ngoại hình đẹp, thu hút sẽ là một lợi thế
không nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được vẻ đẹp như mong muốn. Chính
mỹ phấm sẽ là một công cụ giúp chúng ta hoàn thiện vẻ đẹp bề ngoài của bản thân.
Mỹ phâm vì vậy đã và đang thu hút được sự quan tâm lớn của cả hai giới.
Trong thời buối hội nhập, giao lưu hàng hóa phát triến không ngừng, chủng
loại sản phẩm mỹ phẩm ngày càng đa dạng sẽ góp phần làm thị trường hàng hóa
trong nước thêm phong phú. Nhiều hướng kinh doanh mới được mở ra, nhu cầu về
lao động cũng tăng lên đáng kế. Đó là cơ hội tạo công ăn việc làm cho người dân
thất nghiệp, ngoài ra còn là cơ hội cho người có thu nhập thấp nâng cao mức thu
nhập hiện có của mình.
7

Không chỉ đóng góp trong lĩnh vực kinh tế, mỹ phẩm còn có vai trò nâng cao
đời sổng văn hóa, tinh thần của người dân. Với một ngoại hình đẹp, chúng ta sẽ thấy
tự tin hơn,từ đó tạo hứng khởi làm việc tốt hơn.
2.1.2 Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng mỹ phẩm của nam
2.1.2.1 Thƣơng hiệu
Thương hiệu (Trade mark): là một khái niệm rất quen thuộc và được
quan tâm biết đến từ rất lâu.Khái niệm này cũng được hiếu theo nhiều cách khác
nhau. Phổ biến nhất,thương hiệu được hiểu là những yếu tố như kiểu dáng thiết kế,
tên hiệu đặc biệt hay bất cứ thứ gì có thể sử dụng để phân biệt hàng hóa của một
hãng sản xuất này với những hàng hóa của những hãng khác.
Nhãn hiệu (brand): là tên gọi ,thuật ngữ ,biếu tượng, hình vẽ hay sự phối

hợp giữa chúng, được dùng để xác nhận sản phẩm của một người bán hay một
nhóm người bán và đế phân biệt chúng với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
Nếu hiếu nhãn hiệu theo định nghĩa trên thì chỉ là xem xét trên phương diện là
sản phấm của thiết kế,chỉ giới hạn ở khía cạnh hình thức của sản phẩm. Khi sản
phẩm được gắn nhãn hiệu và đưa ra chào bán trên thị trường thì mọi khía cạnh đặc
trung và các đặc tính đặc thù gắn liên với sản phẩm và phong cách phục vụ của
doanh nghiệp đều được người tiêu dùng liên tưởng đến nhãn hiệu và được họ qui về
yếu tố cấu thành nhãn hiệu. Theo marketing thì nhãn hiệu nói chung là một sự hứa
hẹn của người bán với người mua về sự cung cấp một tập hợp các tính chất, lợi ích
và dịch vụ. Khi đó có thể đồng nhất hai khái niệm nhãn hiệu và thương hiệu.
Giá trị của thương hiệu được đo bằng chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng
và độ thoa dụng mà sản phấm mang lại.
Hiện nay, thói quen sử dụng mỹ phẩm cao cấp của nam giơi đã trở nên khá
phổ biến. Tuy nhiên, sự hiểu biết về cấp độ các nhãn hiệu mỹ phẩm của nhiều người
vẫn còn giới hạn. Đặc biệt là đối với một thị trường mỹ phấm vẫn còn chưa có sự
thắt chặt quản lý và khá xô bồ như hiện nay tại Việt Nam nói chung cà thị trường
cần thơ nói riêng thì việc phân loại đắng cấp thương hiệu với người tiêu dùng hắn
vẫn là một bài toán khó.
2.1.2.2 Chất lƣợng của mỹ phẩm
a. Khái niện về chất lượng : Theo tổ chức tiêu chuẩn thế giới (ISO) định
nghĩa: “Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu ,những đặc trưng của nó ,thể
hiện được sự thỏa mãn nhu cầu trong những biếu hiện tiêu dùng xác định,phù hợp
8

với công dụng của sản phấm mà người tiêu dùng mong muốn”.
Chất lượng sản phẩm phải được thể hiện trong tiêu dùng và cần xem xét xem
sản phẩm thỏa mãn tới mức nào yêu cầu của thị trường .Chất lượng sản phẩm phải
gắn liền với điều kiện cụ thế của nhu cầu thị trường về các mặt kinh tế ,xã hội và
phong tục.
b. Các tiêu chí phẩn ánh chất lượng

 Chất lượng ở góc độ người tiêu dũng
Chất lượng cảm nhận: là chất lượng mà người tiêu dùng cảm nhận được từ sản
phấm. Người tiêu dùng chỉ có thế cảm nhận được chất lượng sản phẩm thông qua
quá trình đánh giá dựa trên các tính chất bề ngoài của sản phẩm. Ngoài ra còn có thể
đánh giá qua các chỉ tiêu gián tiếp như hình ảnh,uy tín của doanh nghiệp.
Chất lượng đánh giá: là chất lượng khách hàng có thế kiếm tra trước khi mua
như: mùi, màu sắc
Chất lượng kinh nghiệm: là chất lượng mà khách hàng chỉ có thể cảm nhận
thông qua tiêu dùng sản phẩm
Đặc trưng của các cách đánh giá chất lượng sản phấm trên giác độ người tiêu
dùng là chỉ dựa vào cơ sở cảm tính, đánh giá chất lượng sản phẩm qua các hình thức
biếu hiện bên ngoài, dễ cảm nhận.
 Chất lượng ở góc độ người sản xuất
Với người sản xuất ,chất lượng sản phẩm thường được đánh giá trên cả
ba phương diện marketing, kỹ thuật và kinh tế. Trên cơ sở đó,người sản xuất đánh
giá chất lượng sản phấm thông qua các chỉ tiêu ,các thông số kinh tế -kỹ thuật cụ
thể tính năng tác dụng, tuổi thọ, độ tin cậy, độ an toàn, chi phí giá cả.
2.1.2.3 Hệ thống phân phối và chiến lƣợc xúc tiến hỗn hợp
a. Hệ thống phân phối
Trong nhiều năm gần đây, vai trò của marketing đã được khẳng định là vô
cùng quan trọng và có tính quyết định đối với sự phát triển cua doanh nghiệp. Phân
phối là một biến số quân trọng của marketing hỗn hợp. Hoạt động phân phổi giải
quyết vấn đề hàng hóa dịch vụ được đưa như thế nào đến người tiêu dùng. Hiện
nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến phân phố như là biến số
marketing tạo lợi thế cạnh tranh dài hạn cho doanh nghiệp trên thị trường. Các
doanh nghiệp tổ chức và quản lý hoạt động phân phổi thông qua các hệ thống kênh
9

phân phối.
Theo quan điếm marketing, kênh phân phối lá một tập họp các doanh nghiệp

và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ
người sản xuất tới người tiêu dùng. Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng
hóa từ người sản xuất qua hoặc không qua các trung gian thương mại đế tới người
tiêu dùng. Một số loại trung gian thương mại chủ yếu là: nhà bán buôn, nhà bán lẻ,
đại lý và môi giới, nhà phân phối.
Mỹ phẩm là một sản phẩm thông dụng, ngày càng phổ biến. Song song với sự
phong phú về chủng loại,nhãn hiệu mỹ phấm là sự đa dạng trong hình thức phân
phối. Do đặc thù của sản phẩm mỹ phẩm nên kênh phân phối được sử dụng sẽ phải
qua các trung gian thương mại. Những trung gian thương mại chủ yếu trên thị
trường mỹ phẩm Cần Thơ hiện có.
+ Nhà phân phối hay nhà cung ứng.
+ Các nhà môi giới và đại lý.
+ Cửa hàng bách hóa: bày bán nhiều loại sản phẩm khác nhau, mỗi mặt hàng là
một quầy riêng.
+ Siêu thị là những trung tâm bán lẻ lớn,chi phí thấp,tự phục vụ giá thấp,doanh
số bán cao.
+ Chợ với hệ thống các cửa hàng tiện dụng: là những cửa hàng bán lẻ nhỏ,
chuyên bán những sản phấm phục vụ nhu cầu thường xuyên của người tiêu dùng.
+ Cửa hàng cao cấp: Chuyên bán những sản phẩm cao cấp, chủ yếu là những
sản phẩm của các nhãn hiệu nổi tiếng với giá thành cao.
Ngoài những trung gian hoạt động chính thức kế trên,trên thị trường còn có
thêm những người bán lẻ các sản phấm mỹ phấm tụ' chế với số lượng đang có chiều
hướng gia tăng.
b. Xúc tiến hỗn hợp
Xúc tiến hỗn hợp là một trong bốn nhóm công cụ chủ yếu chủ yếu của
marketing mix mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu
nhằm đạt mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Bản chất của các hoạt động xúc
tiến chính là truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng đế thuyết phục
họ mua.
Một số dạng phương tiện truyền thông được sử dụng là:

+ Quảng cáo: Là một kiếu truyền thông có tính đại chúng, mang tính xã hội
10

cao. Đây là một phương tiện có khả năng thuyết phục,tạo cơ hội cho người nhận tin
so sánh sản phẩm của doanh nghiệp này với các sản phẩm của doanh nghiệp khác.
Quảng cáo có thể tạo ra hình ảnh cho hàng hóa, định vị nó trong người tiêu dùng.
Một số phương tiện quảng cáo mà các công ty thường sử dụng là: báo, tạp chí,
tivi, radio, quảng cáo trên internet, pano áp phích
+ Bán hàng cá nhân: Là một công cụ hiệu quả nhất ở những giai đoạn hình
thành sự ưa thích và niềm tin của người mua và giai đoạn ra quyết định mua hàng.
Nó đòi hởi có sự giao tiếp qua lại giữa hai hay nhiều người. Việc bán hàng trực tiếp
khuyến khích người mua có những phản ứng đáp lại,thể hiện thông tin phản hồi cho
người bán.
+Khuyến mại(xúc tiến bán): Là một hoạt động truyền thông trong đó sử dụng
các công cụ tác động trực tiếp,tạo lợi ích vật chất bổ sung cho khách hàng như
phiếu mua hàng,các cuộc thi, quà tặng, hàng khuyến mại,gói hàng chung. Ngoài ra
các công ty còn tổ chức hội chợ triển lãm,hội nghị khách hàng nhằm giới thiệu công
ty, sản phấm hàng hóa của công ty với khách hàng và công chúng.
2.1.2.4 Tâm lý khách hàng
Theo tiếng Latinh, tâm lý (Psyche) có nghĩa là “linh hồn”, “tinh thần”. Tâm
lý gồm tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền với
mọi hoạt động của con người (Tâm lý học đại cương, Nguyễn Quang Uẩn chủ biên,
2007).
Tâm lý con người hết sức phong phú, đa dạng, phức tạp và đầy bí ẩn. Nhà quản
lý phải hiểu rằng mỗi người có những đặc điểm tâm lý khác nhau, có những tính
cách, tính khí khác nhau, vì vậy phải sử dụng những phương pháp làm việc khác
nhau phù hợp với tâm lý của họ.
Đặc điểm tâm lý của khách nam giới:
Do thiếu kinh nghiệm về mua hàng, thiếu hiểu biết về món hàng nên nam giới
thường muốn được người bán hàng tư vấn khi mua hàng và thường tiếp thu nhanh

hơn nữ giới.
Nam giới thường để ý chất lượng hơn giá cả.
Thanh niên thường có tâm lỹ chạy theo cái mới, có tính chất thời thượng, đòi
hưởng thụ cái đẹp.

11

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ số liệu của các bài báo trên tạp chí khoa học,
những nghiên cứu trước trong lĩnh vực mỹ phẩm, sử dụng mỹ phẩm và các bài báo
có liên quan trên internet.
Số liệu sơ cấp trong đề tài được thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn
trực tiếp khách hàng nam đang sử mỹ phẩm trên địa bàn quận Ninh Kiều TP Cần
Thơ.
a) Phương pháp chọn mẫu
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất dựa trên mục đích chủ
định, có sự ưu tiên theo mục đích nghiên cứu và dễ dàng thu nhập số liệu. Với
phương pháp chọn mẫu phi xác suất, tác giả sử dụng hình thức chọn mẫu thuận tiện
để thuận lợi trong quá trình thu mẫu, tiết kiệm được thời gian.
b) Xác định cỡ mẫu
Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sử dụng phương pháp
ước lượng ML thì kích thước mẫu tối thiểu từ 100 – 150 mẫu (Hair &Ctg 1998)
hay theo nhà nghiên cứu Bollen, 1989 thì kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho
1 tham số cần ước lượng. Với bảng câu hỏi sử dụng trong nghiên cứu của đề tài
này là 18 tham số (phần chính và phần thông tin cá nhân về đối tượng phỏng
vấn). Do đó, kích thước mẫu dự kiến đề ra là N = 100. Tổng số bảng câu hỏi phát ra
là 110 bảng, tổng số bảng câu hỏi thu về là 110 bảng. Sau khi nhập dữ liệu và làm
sạch thì số bảng câu hỏi hợp lệ được sử dụng để xử lý bằng phần mền thống kê
SPSS là 100 bảng, chiếm tỷ lệ 91%.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để khái quát thực trạng tình hình sử
dụng mỹ phẩm của nam trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
 Thống kê mô tả
12

Thống kê mô tả là một trong hai chức năng chính của thống kê (thống kê mô
tả và thống kê ứng dụng). Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo
lường, mô tả và trình bày số liệu bằng các phép tính và các chỉ số thống kê thông
thường như số trung bình, số trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn, mode, cho các
biến số liên tục và các tỷ số cho các biến số không liên tục. Trong phương pháp
thống kê liên tục, các đại lượng thống kê mô tả chỉ được tính đối với các biến định
lượng.
- Giá trị trung bình (Mean, Average): bằng tổng tất cả các giá trị biến quan sát
chia cho số quan sát.
Giá trị trung bình: nhằm xác định mức độ quan trọng, ảnh hưởng của các yếu
tố tới nhu cầu sử dụng của nam.
1 - 1,8 Rất không quan trọng (ảnh hưởng)
1,81 - 2,6 Không quan trọng (ảnh hưởng)
2,61 - 3,4 Trung bình
3,41 - 4,2 Quan trọng (ảnh hưởng)
4,21 - 5 Rất quan trọng (ảnh hưởng)
- Số trung vị (Median): là giá trị của biến đứng ở giữa của một dãy số đã được
sắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần. Số trung vị chia dãy số làm 2 phần, mỗi
phần có số quan sát bằng nhau.
- Mode: là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số hay trong một dãy
số phân phối.
- Phương sai: là trung bình giữa bình phương các độ lệch giữa các biến và
trung bình của các biến đó.

- Độ lệch chuẩn: là căn bậc hai của phương sai.
Sử dụng phương pháp tính điểm trung bình để đánh giá mức độ quan trọng và
mức độ thể hiện của các yếu tố chất lượng dịch vụ của các quán ăn lề đường.
Mục tiêu 2
Sử dụng phương pháp kiểm định độ Cronbach Alpha để kiểm tra độ tin cậy
của các biến đưa vào mô hình.
 Kiếm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha)
13

Được sử dụng để loại bỏ biến rác trước khi tiến hành phân tích nhân tố. Kiểm
định độ tin cậy của các biến trong thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử
dụng mỹ phẩm cảu nam trên địa bàn thành phố Cần Thơ dựa vào hệ số kiểm định
Cronbach’s Alpha của các thành phần thang đo và hệ số Cronbach’s Alpha của mỗi
biến đo lường. Các biến có hệ số tương quan tổng – biến (Corrected item
correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên
trong khoảng 0,7 đến 0,8. Nếu Cronbach’s Alpha lớn hơn hoặc bằng 0,6 là thang đo
có thể chấp nhận được về mặt tin cậy (Nunnally & Bernstein 1994)
Phân tích nhân tố khám phá để gom nhóm các biến đưa vào mô hình.
 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Được sử dụng để rút gọn và tóm tắt dữ liệu và xác định các nhóm tiêu chí ảnh
hưởng đến nhu cầu mỹ phẩm của nam trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Phương
pháp phân tích EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là
không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các
biến với nhau. Phân tích EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập
f (f<k) các nhân tố ý nghĩa hơn. Cơ sở của rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến
tính của các nhân tố với các biến quan sát.
Nếu các biến được chuẩn hóa thì mô hình nhân tố được thể hiện bằng phương
trình:
X
i

= A
i
F
1
+ A
i
F
2
+ … + A
im
F
im
+ V
i
U
i

Trong đó
X
i
: biến thứ I được chuẩn hóa
A
ij
: hệ số hồi quy bội chuẩn hóa của nhân tố j đối với biến i.
F: các nhân tố chung
V
i
: hệ số hồi quy chuẩn hóa của các nhân tố đặc trưng i đối với biến i
U
i

: nhân tố đặc trưng của biến i
M: số nhân tố chung
14

Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tố chung. Bản
thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả những kết hợp tuyến tính của các
biến quan sát:
F
i
= wi1x1 + wi2x2 + … + wikxk
Trong đó
F
i
: ước lượng nhân tố thứ i
Wi: trọng số hay hệ số điểm nhân tố
K: số biến
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và tính điểm trung bình để xác định nhu
cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của nam trên địa bàn
thành phố Cần Thơ.
- Mục tiêu 3 Dựa vào quan sát thực tế và những hiểu biết khi khi trực tiếp
phỏng vấn, phân tích số liệu sơ cấp. Dựa vào những phân tích về thực trạng sử
dụng mỹ phẩm của nam và quan sát thực tế từ đó nêu lên những giải pháp nhằm
giúp các nhà kinh doanh thực hiện chiến lược marketing cho các mặt hàng mỹ phẩm
dành cho nam tốt hơn.











15

2.3 KHUNG NGHIÊN CỨU















Hình 2.1 Khung nghiên cứu





Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng
mỹ phẩm của nam trên địa bàn quận Ninh

Kiều tp. Cần Thơ
Dữ liệu sơ cấp
Thống kê mô tả
Thực trạng sử
dụng mỹ phẩm
của nam
Thông tin chung
về đáp viên
Xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến việc sử dụng
mỹ phẩm của nam
Sự khác biệt về các yếu
tố đến viêc sử dụng mỹ
phẩm của nam
Xác định mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến nhu cầu
sử dụng mỹ phẩm của nam
Kiểm định
chi bình
phương
Phương
pháp phân
tích nhân
tố
Giải pháp

×