Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Tổng quan về độc tính của 4 kim loại nặng (asen, chì, thủy ngân, cadimin) đối với người, động vật và qui định giới hạn kim loại nặng trong dược điển một số nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 91 trang )

B ộ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUỢC HÀ NỘI
’ỉs.Êâá?

CAO THỊ BÍCH THẢO
TổNG QUAN VỂ ĐỘC TÍNH CỦA
4 KIM LOẠI NẶNG (ASEN, CHÌ, THUỶ NGÂN,
CADIMI) ĐỐI VỚI NGỮỜI, ĐỘNG VẬT VÀ QUI
ĐỊNH GIỚI HẠN KIM LOẠI NẶNG TRONO
• • • •
DỮỢC Đ iỂ n m ộ t s ố NỮỚC
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Dược sĩ
KHOẤ 2001 - 2006)
Người hướng dẩn:
Nơi thực hiện:
a #
GS.TS. PHẠM THANH KỲ
TS. NGUYỄN THU HẰNG
Bộ môn Dược Hệu
m ma
Trường đại học Dược Hà Nội
Thời gian thụt hiện: 1/2006- 5/2006
HÀ NỘI, 5/2006
¿ Ờ Ỉ C Ả M Ơ i ự
SaiL mêt thúi gioểt tíuỊẨL kiêit^ lỗi ĩtÕL lijOíiti thíinÍL Uhữú
lu iu i tô t iiụ íù è fL Q )ỉíổ<í 31 ỉ t ạ i lưye . ( Ị)ở i Íồ íi f f h ìứ tì'ít ãíĩíL ãÁe,
tề i x h t ạ ử i lề i eẩm. đềt ehâễt th à n h tê iĩ
G 5 . Ĩ 5 . F h ạ m T hânh K ỳ
T5. N g u y ễ n Thu H ằ n g
Lcl h a i th ầ ụ cô t ô i tm ũừễtạ. U ítih tyỌíUị, tĩă lỈL t u ịííổ ỉ đ ã


íuứhig^ ílíU L tậ n tìn h f e h u ĩt ú a ehjô- t ò i tvúníỊ^ ắ u ô t t h ò i ( ịia n
UtẨỊe. hiỀẾL kh ờ á . Luận,,
• • •
Q'ẵi eăềtg. x ừ t í)ũtj. lẬ lòiKỊ. h iêí ổn ĩtèn tỡỈLn thê. eăa
thAụ. eẬ giájô^f eáíL bẠ ễihéuL tùâểL eáe. p hề^ig . boễL ÚỈL kạrL bề
đ ã lu ô n ¿ t ô t ự ị úièHy ạ iÚ ỊL í t õ ’ t ồ i ti'ú tiíỊ^ t iiò i íịia u tỉu ìe ÍL íètt
khÁ€L Íâxọm. njàjj^.
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2006
Sinh viên
Cao Thị Bích Thảo
m
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CmJNG VỂ ASEN, CHÌ, THUỶ NGÂN, CADIMI

2
1.1. Asen 2
7.7.7. Tính chất lý - hóa của nguyên tố Asen
2
1.1.2. Asen trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống 2
1.2. Chì 4
1.2.1. Tính chất lý - hóa của nguyên tố Chì
4
1.2.2. Chì trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống

5
1.3. Thuỷ ngân 7
7.5.7. Tính chất lý - hóa của nguyên tốThuỷ ngân

7

1.3.2. Thuỷ ngân trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống 7
2.4. Cadimi 10
1.4.1. Tính chất lý - hóa của nguyên tốCadimi

10
1.4.2. Cadimi trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống

11
PHẦN 2: ĐỘC TÍNH CỦA ASEN, CHÌ, THUỶ NGÂN, CADEVfl TRÊN NGƯỜI VÀ
ĐỘNG VẬT THÍ NGHỆM 13
2.1. Độc tính của Asen
13
2.1.1. Đối với hệ thần kỉnh 14
2.1.2. Đối với hệ tim mạch 15
2.1.3. Đối với khả năng sinh sản 15
2.1.4. Đối với vật liệu di truyền 16
2.1.5. Khả năng gây ung thư 16
2.1.6. Đối với da và niêm mạc 17
2.1.7. Đối với hệ tiêu hoá 17
2.1.8. Đối với quá trình tạo máu 17
2.1.9. Đối với hê miễn dich 18
2.1.10. Cơ chế gây độc của Asen
19
2.1.11. Các yếu tố làm thay đổi độc tính của Asen

20
2.2. Độc tính của Chì 20
2.2.1. Đối với hệ tạo máu 22
2.2.2. Đối với hệ thần kinh 24
2.2.3. Đối với thận 26

2.2.4. Đối với hệ tiêu hoá 26
2.2.5. Đối với hệ tim mạch 27
2.2.6. Đối với xương - răng 27
2.2.7. Đối với khả năng sinh sản 28
2.2.8. Đối với vật liệu di truyền 28
2.3. Độc tính của thuỷ ngân 30
2.3.1. Đối với hệ thần kinh 32
2.3.2. Đối với hệ tim mạch 33
2.3.3. Đối với thận 33
2.3.4. Đối với hệ tiêu hoá 34
2.3.5. Đối với hệ hô hấp 34
2.3.6. Đối với da 35
2.3.7. Đối với hệ miễn dịch 35
2.3.8. Đối với khả năng sinh sản
35
2.3.9. Đối với vật liệu di truyền
36
2.3.10. Cơ chế gảy độc của Thuỷ ngân 37
2.3.11. Các yếu tố làm thay đổi độc tính của Thuỷ ngân

38
2.4. Độc tính của Cadimi 39
2.4.1. Đối với thận 40
2.4.2. Đối với hệ hô hấp
41
2.4.3. Đối với xương 41
2.4.4. Đối với hệ thần kỉnh 41
2.4.5. Khả năng gây ung thư
42
2.4.6. Đối với gan 43

2.4.7. Đối với hệ nội tiết 43
2.4.8. Một số quá trình sinh hoá liên quan độc tính của Cadimi

44
PHẦN 3: MỘT s ố PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG K M LOẠI NẶNG TRONG
MẪU NGHEEN c ú u

.

.

46
3.1. Phương pháp so màu 46
3.2. Các phương pháp điện hoá 46
3.3. Phương pháp kích hoạt nơtron 48
3.4. Các phương pháp sắc kỷ 48
3.5. Các phương pháp phổ 49
PHẦN 4: NITŨNG QUI ĐỊNH VỂ GIỚI HẠN KM LOẠI NẶNG TRONG Dược
ĐIỂN MỘT SỐ NƯỚC VÀ TRONG MỘT s ố CÔNG TRÌNH NGHIÊN c ủ u

57
4.1. Qui định về giới hạn kim loại nặng trong Dược điển một số nước 51
4.2. Qui định về giới hạn kim loại nặng trong dược liệu hay thuốc có nguồn gốc
thảo dược trong một số công trình nghiên cứu

52
PHẦN 5: BÀN LUẬN 56
PHẦN 6 : KẾT LUẬN VÀ ĐỂ NGHỊ 58
6.1. Kết luận 58
6.2. Đề nghị 58

TÀI UỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
WHO:
ppm:
meg:
mcm:
mcmol:
ng:
World health organization
(Tổ chức y tế thế giới)
part per million
(Phẩn triệu)
micro gram
micro met
micro mol
nano gram
ĐẶT VẤN ĐỂ
Các nguyên tố như Asen, Chì, Thuỷ ngân và Cadimi là những kim loại nặng
có độc tính cao có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng con ngưòd và động
vật. Chúng thường có mặt trong đất, nước và không khí ở những vùng bị ô nhiễm và
do đó có thể gây nhiễm kim loại nặng cho cây trồng, vật nuôi ở những vùng này.
Con người ăn uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm kim loại nặng sẽ bị nhiễm độc,
thậm chí trường hợp nặng có thể gây tử vong.
Hiện nay, việc sử dụng thuốc có nguồn gốc thảo dược đang là xu hướng rộng
rãi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, dược liệu có thể bị
nhiễm kim loại nặng từ đất đai canh tác, nước tưói hay do chế biến không đảm bảo.
Các thuốc thảo dược được sử dụng vói một lượng lớn và thòi gian kéo dài, nếu
chúng bị nhiễm kim loại nặng sẽ gây độc và ảnh hưởng đến sức khoẻ của ngưèd
bệnh. Vì vậy, các chỉ tiêu về giới hạn kim loại nặng là một trong những yếu tố để

đánh giá tính an toàn của dược liệu và các thuốc thảo dược.
Một số Dược điển các nước như Dược điển Mỹ, Anh, Trung quốc đã có
quy định giới hạn kim loại nặng đối vói các chuyên luận hoá dược. Tuy nhiên, chỉ
có rất ít Dược điển đề cập đến việc kiểm tra kim loại nặng trong các thuốc thảo dược
hay dược liệu. Dược điển Việt Nam III cũng chưa có các chỉ tiêu cũng như phương
pháp thử giới hạn kim loại nặng trong dược liệu. Mặc dù ở Việt Nam đã có một vài
nghiên cứu khảo sát hàm lượng và phương pháp thử kim loại nặng trong dựơc liệu
nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ về vấn đề
này. Vì vậy, việc từng bước nghiên cứu để đưa các chỉ tiêu về giói hạn và phương
pháp thử kim loại nặng trong dược liệu vào Dược điển Việt Nam IV là rất cần thiết.
Vì những lý do nói trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Tổng quan về độc tính
của 4 kim loại nặng (Asen, Chì, Thuỷ ngân, Cadimỉ) đối với người, động vật và
qui định giới hạn kim loại nặng trong Dược điển một số nước" vói những nội
dung sau:
1. Tổng quan về độc tính của 4 kim loại nặng Asen, Chì, Thuỷ ngân, Cadimi
trên cơ thể người và động vật thí nghiệm.
2. Bước đầu xây dựng tổng quan về phương pháp định lượng kim loại nặng
trong các mẫu nghiên cứu, và những qui định giới hạn kim loại nặng trong dược liệu
và thuốc có nguồn gốc thảo dược trong Dược điển một số nước và trong một số công
trình nghiên cứu.
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỂ
ASEN, CHÌ, THUỶ NGÂN, CADIMI
1.1. Asen
1.1.1. Tính chất lý - hóa của nguyên tố Asen
Asen là kim loại có màu xám bạc hay trắng như thiếc, giòn, đốt cháy cho mùi
tỏi [17]. Asen là nguyên tố hóa học thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn:
Ký hiệu hoá học: As
Khối lượng nguyên tử: 74,9
Số thứ tự: 83
Nhiệt độ thăng hoa: 615°c

Nhiệt độ nóng chảy (36 atm): 818°c
Nhiệt độ phân huỷ: 1325°c
Tỷ trọng (d^^): 5,778
Cấu hình electron lớp ngoài cùng: 6 s^6 p^
Bước sóng hấp thụ cực đại: 193,7 nm [31]
Asen dễ bị oxi hoá trong không khí, đun nóng tạo oxit asen (A S2 O 3 ). ở dạng
bột nhỏ, Asen bốc cháy trong khí clo tạo asen clorid (AsClg). Asen không tan trong
dung dịch acid clohỵdric và acid sulfuric nguội nhưng tan trong dung dịch acid
nitric và acid sulfuric nóng tạo acid asenic (H3ASO4) và tan trong kiềm nóng giải
phóng khí hydro. Số oxi hoá thường gặp của Asen trong các hợp chất là +3 và +5
[11].
1.1.2. Asen trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống
Asen là nguyên tố khá phổ biến, chiếm khoảng 0,0002% (2mg/kg) khối
lượng vỏ Trái đất. Trong tự nhiên, Asen rất ít tồn tại ở dạng nguyên tố, chủ yếu tồn
tại ở dạng hợp chất trong các khoáng vật và là thành phần của hơn 2 0 0 khoáng chất,
phổ biến là Realgar (AS 4 S 4 ), Orpiment (A S2 S 3 ) [31]. Asen trong tự nhiên có nguồn
gốc chủ yếu từ hoạt động của núi lửa, than củi cháy. Asen thăng hoa ở nhiệt độ thấp
nên dễ dàng được giải phóng vào không khí, trước hết ở dạng bụi oxit
(A S2 O 3). Bụi
AS2O3 bám vào mọi vật rồi được gió cuốn đi phân phối khắp noi. Khí asin (AsHg)
được giải phóng từ vi khuẩn trong bùn đất qua quá trình khử và metyl hóa tạo thành
các hợp chất rắn lắng đọng trong đất, nước. Các hợp chất Asen tan trong nước gồm
có asenat (As0 4 ^‘ ), asenit (AsOg^), acid metylasonic (C H 3 A S O 3 H 2 ) và acid
dimetylasinic ((CH3)2As0 2 ĨỈ). ở trong bùn, nước giàu oxy hoà tan, gần như toàn bộ
Asen tồn tại ở dạng asenat là dạng bền về nhiệt động học. Như vậy trong tự nhiên có
3 quá trình biến đổi của Asen là quá trình oxi hoá - khử giữa asenit và asenat, quá
trình metyl hoá và khử hoá và quá trình tổng hợp các hợp chất Asen hữu cơ. Các
sinh vật dưới nước (động vật thân mềm, cá) thường chứa Asen với lượng dưới 1
mg/kg đến trên 100 mg/kg, chủ yếu là các Asen hữu cơ như asenosugar, asenobetain
((CH3)3As^CH2COO ) [48].

Asen và các hợp chất được ứng dụng nhiều trong sản xuất công nghiệp:
Asen(III) oxit (A S2 O 3) là nguyên liệu sản xuất thuỷ tinh; asen(III) clorid (AsClg)
được dùng trong công nghiệp đồ gốm; asen(V) oxit (A S 2 O 5) dùng để bảo quản gỗ và
làm chất diệt côn trùng, nấm mốc [17]. Khai thác mỏ, nấu kim loại và đốt nhiên
liệu hoá thạch là những hoạt động chính gây ô nhiễm Asen. Việc sử dụng thuốc diệt
côn trùng chứa Asen còn để lại một lượng Asen tồn trong đất nông nghiệp [48].
Các dạng tồn tại của Asen trong tự nhiên, sản xuất và đời sống được trình bày
ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Các dạng tồn tại của Asen trong tự nhiên, sản xuất và đời sống
TT
Tên hợp chất
Công thức phân tử
Nguồn gốc
1
Quặng Realgar
AS4S4 Khoáng vật trong tự nhiên [31]
2
Quặng Orpiment
AS2S3
Khoáng vật trong tự nhiên; sản
xuất thuỷ tinh, chất bán dẫn,
chất màu [31]
3
Asen (III) oxit
AS2O3
Núi lửa, than củi cháy;
thuốc diệt côn trùng [17],[31]
4
Asen (V) oxit
A S 2O 5

Công nghiệp sản xuất thuỷ tinh;
chất chống nấm mốc [17]
5
Asin
A S H 3
Vi khuẩn trong bùn đất [48]
6
Asenat AsO/-
Bùn, nước trong tự nhiên [48]
7 Asenit
AsOg^'
Bùn, nước trong tự nhiên [48]
8 Acid metylasonic
C H 3 A S O 3 H 2
Bùn, nước trong tự nhiên [48]
9 Acid dimetlasinic
(CH3)2Asơ2H
Bùn, nước trong tự nhiên [48]
1 0 Asenobetain
(CH3)3As^CH2COO-
Sinh vật dưới nước [48]
11 Asen(III) clorid
A S C I3
Công nghiệp đồ gốm [31]
12 Arsanilic acid
CôHgAsNOg
Thuốc thú y (chữa lị) [31]
13 Asenamide
C iiH j2 A s N O g S 2
Thuốc thú y (trị giun) [31]

14 Asenic acid
H 3A S O 4
Sản xuất các hợp chất asenat
[31]
15 Asenic hemiselenid
A s jS e
Sản xuất thuỷ tinh [31]
16 Asenic pentafluorid
AsFs
Trong không khí ẩm [31]
17
Asenic pentasulfid A s j S j
Sản xuất thuốc nhuộm [31]
1 8 Asenic tribromid
A s B f j
Bụi khói trong không khí ẩm
[3 1 ]
1 9 Asenic trifluorid
A S F 3
Bụi khói trong không khí [31]
2 0 Asenic triiodid
A S I3
Thuốc sát trùng [31]
1.2. Chì
1.2.1. Tính chất lý - hóa của nguyên tố Chì
Chì là kim loại có màu xám nhạt, mặt cắt sáng bóng, mềm, dễ uốn dẻo. Chì
là nguyên tố hóa học thuộc phân nhóm IVA trong bảng tuần hoàn.
Ký hiệu hoá học:
Khối lượng nguyên tử:
Số thứ tự:

Nhiệt độ nóng chảy:
Nhiệt độ sôi:
Tỷ trọng ):
Cấu hình eletron lớp ngoài cùng:
Bước sóng hấp thụ cực đại:
Pb
2 0 7 , 2
82
327“C
1740°c
11,43
6s^6p^
217,0 nm [31]
Chì dễ bị oxi hoá trong không khí ở nhiệt độ thưòng, tạo oxit Chì. Chì không
phản ứng vói kiềm nhưng phản ứng vói dung dịch acid nitric, acid clohydric và acid
sulfuric nóng. Số oxi hoá thường gặp của Chì trong các hợp chất là +2 [1 1 ].
1.2.2. Chì trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống
Chì là nguyên tố phổ biến, chiếm khoảng 0,002% (20 mg/kg) khối lượng vỏ
Trái đất. Khoáng vật trong tự nhiên chứa Chì chủ yếu là quặng Galena (PbS),
Anglesite (PbS0 4 ), Cemisite (PbCOa). Các đồng vị trong tự nhiên của Chì là
(1,40%), "'’"Pb (25,2%), (21,7%), (51,7%) [31]. Những biến động địa
chất như hoạt động của núi lửa làm phát sinh bụi Chì trong không khí. Từ không
khí, Chì lắng xuống đất, nước. Thực vật, động vật nhiễm Chì qua nguồn không khí,
thức ăn, nước uống, đất đai bị nhiễm Chì [47].
Chì được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất công nghiệp. Người ta
dùng một lượng lớn hợp chất Chì để chế tạo ắc qui (các oxit Chì), dây cáp, chất màu
(PbCr0 4 ), sơn chống gỉ (PbO, Pb3 04 , Pb0 2 ). Chì được dùng để chế tạo hợp kim bền
(Chì - Antimon, Chì - Thiếc), chế tạo vũ khí. Chì hữu cơ (tetraethyl Chì) được dùng
làm phụ gia chống nổ trong xăng. Asenat Chì được dùng trong nông nghiệp để diệt
côn trùng. Chì acetat được dùng trong kiểm nghiệm Dược phẩm [17].

Bất kỳ hoạt động khai thác, chế biến và sử dụng Chì nào cũng gây ô nhiễm
Chì vào môi trường. Lượng Chì trong không khí, đất, nước khác nhau giữa các vùng
và phụ thuộc trình độ công nghiệp hoá, đô thị hoá cũng như thói quen sinh hoạt của
người dân. Nồng độ Chì trong không khí ở vùng đô thị có thể gấp 20 lần vùng nông
thôn. Việc sử dụng vòi nước chế tạo từ hợp kim Chì làm tăng lượng Chì trong nước
chảv từ vòi (có thể tới 100 mcg/1). Chì trong đất là nguồn gây nhiễm chính đối với
trẻ khi vui chơi. Việc sử dụng sơn, xăng pha Chì và sự tăng mật độ dân cư đã làm
tăng lượng Chì trong không khí và tăng nguy cơ nhiễm độc Chì [47].
Các dạng tồn tại của Chì trong tự nhiên, sản xuất và đòi sống được trình bày
trong bảng 1 .2 .
Bảng 1.2: Các dạng tồn tại của Chì trong tự nhiên, sản xuất và đời sống.
TT
Tên hợp chất
Công thức
phân tử
Nguồn gốc
1
Quặng Galena,
PbS
Khoáng vật trong tự nhiên,
Chì Sulfid
vật liệu tráng men đồ gốm [31]
2
Quặng Anglesite
PbS04
Khoáng vật trong tự nhiên,
sản xuất chất màu, ắc qui [31]
3
Quặng Ceưusite
PbCOj Khoáng vật trong tự nhiên [31]

4
Các oxit Chì
PbO, Pb304,
PbOa
Công nghiệp chế tạo ắc qui, sofn
chống gỉ [17]
5
Chì cromat
PbCr0 4
Sản xuất chất màu [31]
6
Tetraetyl Chì
Pb(QH5)4
Phụ gia chống nổ trong xăng [17]
7 Acetat Chì
Pb(CH3COO)2
Kiểm nghiệm dược phẩm [17]
8
Chì antimonat
Pb3(Sb0 4)2
Sản xuất chất màu, thuỷ tinh [31]
Q
Quặng Schultenite,
PbHAsO.
Khoáng vật trong tự nhiên,
y
Qiì asenat
thuốc diệt côn trùng [17],[31]
10
Chì asenit

Pb(As0 2)2
Thuốc diệt côn trùng [31]
11 Chì azide
PbNô
Sản xuất ngòi nổ, kíp nổ [31]
12
Chì borat
Pb(B0 2 ).H2 0 Chất hút ẩm cho S0fn, vecni [31]
14 Chì clorid
PbCl2 Công nghiệp luyện kim [31]
15
Chì cromat
PbCr04
Khoáng vật trong tự nhiên,
sản xuất chất màu [31]
16
Chì hexafluorosilicat
PbSiFö Tinh chế chì [31]
17 Chì iodid
Pbl2
Sản xuất bút chì, khảm vàng [31]
18
Chì molvbdat
PbMo04 Sản xuất chất màu [31]
19
Chì nitrat
Pb(N03)2
Công nghệ thuộc da [31]
20
Chì natri thiosulfat

Na4Pb(S203)3
Sản xuất diêm, thuốc nổ [31]
21
Chì stearat
Pb(Ci8H3502)2
Chất hút ẩm vecni [31]
22 Chì tetraacetat
Pb(CH3COO)4 Tổng hợp hoá hữu cơ [31]
23
Chì thiocyanat
Pb(SCN)2
Sản xuất diêm, thuốc nổ [31]
24
Chì vanadat
P b (V 0 3)2
Sản xuất các hợp chất vanadi [31]
1.3. Thuỷ ngân
1.3.1. Tính chất lý - hóa của nguyên tố Thuỷ ngân
Thuỷ ngân là kim loại duy nhất tồn tại ở thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ và
áp suất thường. Thuỷ ngân kim loại dạng lỏng rất linh động, nặng, có màu trắng bạc,
lóng lánh, dễ bay hơi ở điều kiện thưòfng [17]. Thuỷ ngân là nguyên tố hoá học
thuộc phân nhóm IIB trong bảng tuần hoàn.
Ký hiệu hoá học: Hg
Khối lượng nguyên tử: 200,59
Số thứ tự: 80
Nhiệt độ nóng chảy: -38,87°c
Nhiệt độ sôi: 356,72°c
Nồng độ hơi bão hoà (20”C): 20 mg/m^
Tỷ trọng (d^^): 13,534
Cấu hình electron lớp ngoài cùng: 4f*‘*5d*°6s^

Bước sóng hấp thụ cực đại: 253,6 nm [31]
ở nhiệt độ thường, Thuỷ ngân lỏng gần như không tan trong nước (5 mcg/1 ở
25°C). Thuỷ ngân cũng không tan trong dung dịch acid clohydric loãng, acid
sulfuric nguội và dung dịch kiềm nhưng tan trong lipid, pentan, dung dịch acid nitric
và acid sulfuric đặc nóng. Số oxi hoá thường gặp của Thuỷ ngân trong các hợp chất
là +2 và + 1 [49].
1.3.2. Thuỷ ngân trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống
Thuỷ ngân là nguyên tố chiếm 8.10'®% (80 mcg/kg) trọng lượng vỏ Trái đất
[49]. Các đồng vị thường gặp của Thuỷ ngân trong tự nhiên là (29,8%), “ *Hg
(13,22%), 20«Hg (23,13%), (16,84%), (6,85%) và (0,146%) [31].
Quặng chứa Thuỷ ngân thường gặp là Cinabar (HgS) với hàm lượng Thuỷ ngân 0,1-
4% [17]. Nhờ các hoạt động địa chất, như núi lửa, Thuỷ ngân từ dưới lớp vỏ Trái đất
được đưa lên bề mặt. Do có khả năng bay hơi ở điều kiện thường, Thuỷ ngân bốc hơi
từ đất, đá, nước vào không khí rồi được gió, dòng chảy sông suối vận chuyển đi
khắp nơi. Các hoạt động của con người như khai thác mỏ, nấu kim loại, đốt nhiên
liệu, sản xuất xi măng, hoả táng, xử lí hóa chất và chất thải y tế, tinh chế vàng trỏ
thành tác nhân quan trọng góp phần gây ô nhiễm Thuỷ ngân [46],[49].
Hơn 90% Thuỷ ngân trong khí quyển tồn tại ở dạng nguyên tố (Hg°). Trong
k h ô n g k h í, q u á trìn h o x i h o á Hg° tạ o ra x ả y r a v ới sự c ó m ặ t c ủ a Ozon (O 3)
hoà tan, acid clohydric, hydroperoxyd (H2O2) hay các hợp chất peroxyd vô cơ. Một
số hợp chất Hg(II) như HgS, có thể gắn vói các tiểu phân trong không khí ở dạng
aerosol rất bền. Một số hợp chất khác như Hg(OH)2 lại nhanh chóng trải qua quá
trình khử hoá tạo thành Hg^ dưới ánh sáng mặt trời [46],[49].
Hcfn 79% Thuỷ ngân trong nước tồn tại ở dạng Hg°. Trong nước, Hg° trải qua
quá trình biến đổi sinh học nhờ các vi sinh vật, chủ yếu là quá trình khử sulfide của
vi sinh vật kị khí tạo thành các hợp chất Thuỷ ngân vô cơ và hữu cơ. Quá trình metyl
hoá tạo các hợp chất metyl Thuỷ ngân tăng lên ở pH thấp, trong điều kiện kị khí,
nhờ một số loại nấm kị k h í như Candida albicans, Saccharomyces cerevisiae
[46],[49].
Những quá trình biến đổi hoá học và sinh học của Thuỷ ngân trong bùn đất

diễn ra tương tự như ở trong nước. Trong đất và nước, Thuỷ ngân tồn tại ở trạng thái
oxi hóa nào (Hg°, Hg^, Hg^^) là phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như pH và nồng độ chất
oxi hoá hay chất khử [46],[49].
Các sinh vật dưới nước (cá, tôm, cua, sò, hến ) tích luỹ Thuỷ ngân trong cơ
thể chúng. Các hợp chất Thuỷ ngân nàv hầu hết là các hợp chất metyl, chỉ 20% là
hợp chất vô cơ. Động vật trẽn cạn và con người ăn phải chúng sẽ bị nhiễm Thuỷ
ngân. Nồng độ Thuỷ ngân cao nhất ở gan và thận của hầu hết các động vật, chỉ một
lượng nhỏ có ỏ cơ và não. Nhiều loài nấm cũng chứa Thuỷ ngân, như Pleuroteus
ostreatus là một loại nấm ăn được chứa Thuỷ ngân vói hàm lượng gấp 140 lần hàm
lượng Thuỷ ngân trong đất trồng. Giun đất Lumbricus cũng tích luỹ Thủy ngân,
lượng tích luỹ phụ thuộc lượng Thuỷ ngân trong đất [46],[49].
Thuỷ ngân được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất công nghiệp .
Thuỷ ngân được dùng để xử lý quặng vàng, bạc. Thuỷ ngân được dùngđể chế tạo các
hỗn hống, chế tạo các máy móc đo đạc (nhiệt kế, áp kế), chế tạo các đèn Thuỷ ngân
cao áp, bóng đèn X- quang, pin, dụng cụ ngắt điện, chuyển mạch. Nhiều hợp chất
Thuỷ ngân được dùng làm chất xúc tác trong sản xuất Clorid, chất kiềm, acid acetic,
acetaldehyd Thuỷ ngân được sử dụng làm thuốc đã từ rất lâu. Chu sa, thần sa
(HgS) là vị thuốc Bắc có công dụng trấn tâm, an thần. Thuỷ ngân(II) clorid, Thuỷ
ngân(II) oxid, Thuỷ ngân(II) iodide, Thuỷ ngân(I) acetate, Thuỷ ngân(I) clorid được
dùng làm thuốc sát trùng, thuốc diệt nấm và vi khuẩn, thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận
tràng. Thuỷ ngân vô cơ được sử dụng rộng rãi trong sản xuất xà phòng và kem làm
trắng da do Thuỷ ngân có khả năng ngăn cản sự sản xuất các sắc tố melanin trên da.
Một số hỗn hống Thuỷ ngân được dùng trong nha khoa .[3],[17],[49].
Hầu hết các trường hợp nhiễm độc Thuỷ ngân là do tiếp xúc nghề nghiệp,
chủ yếu là do hít phải hơi Thuỷ ngân. Nhiễm độc Thuỷ ngân không do tiếp xúc nghề
nghiệp thường gặp là do:
- Ăn cá có chứa Thuỷ ngân.
- Nhiễm độc Thuỷ ngân từ đất (nhất là trẻ em khi chcd đùa),
- Tiếp xúc vói Thuỷ ngân dạng lỏng từ các dung cụ bị vỡ như đồ điện, nhiệt
kế, k h í áp kế, dụng cụ đo huyết áp

- Trồng răng, hàn răng bằng các hỗn hống chứa Thuỷ ngân,
- Sử dụng thuốc uống và thuốc bôi ngoài da có chứa Thuỷ ngân [46],[49].
Các dạng tồn tại của Thuỷ ngân trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống
được trình bày trong bảng 1.3.
Bảng 1.3. Các dạng tồn tại của Thuỷ ngân trong tự nhiên, sản xuất và đời
sống
TT Tên hợp chất
Công thức
phân tử
Nguồn gốc
1
Quặng Cinabar,
Chu sa, thần sa
HgS
Khoáng vật trong tự nhiên,
thuốc trấn tâm an thần [17]
2 Metyl Thuỷ ngân
Dimetyl Thuỷ ngân
HgCHa
H g (C H 3)2
Quá trình metỵl hoá của vi sinh
vật [46],[49]
3
Thuỷ ngân(II) clorid
HgCl^
Thuốc diêt nấm và vi khuẩn
[3],[17],[49]
4 Thuỷ ngân(II) oxit HgO
5
Thuỷ ngân(II) iodid

Hgla
6
Thuỷ n g â n (I ) acetat
HgCHgCOO
Thuốc sát khuẩn [49]
7 Thuỷ ngân(I) clorid
Hg2Cl2
Thuốc nhuận tràng [49]
8 Thuỷ ngân(II) acetat
Hg(CH3COO)2
Xử lý các hợp chất hữu cơ [31]
9
Thuỷ ngân(II) benzoat
H g íQ H sO ^ )^
Thuốc chữa giang mai [31]
10
Thuỷ ngân(II) bromid HgBr^
Kiểm nghiệm hoá học [31]
11
Thuỷ ngân(II) cyanid
Hg(CN)2
Thuốc sát trùng [31]
12
Thuỷ ngân(II) nitrat
H g(N 03> 2
Xử lý len, dạ [31]
13
Thuỷ ngân(II) oleat
Hg(CpH33COO)2
Thuốc diệt kí sinh trùng [31]

14
Thuỷ ngân(II) salicylat
Q H ^H g
Thuốc sát trùng [31]
15
Thuỷ ngân(II) natri p-
phenolsulfonat
CiÂHgNaOgS^
Thuốc sát trùng [31]
16
Thuỷ ngân(II)
succinimid
Q H sH g N 2 0 4
Thuốc sát khuẩn [31]
17
T h u ỷ n g â n (II) Sulfat
H g (S 04 )2
Sản xuất ắc qui,
kiểm nghiệm hoá học [31]
18 T h u ỷ n g â n (II)
th io c y a n at
Hg(SCN)2
Sản xuất phim ảnh [31]
19
Thuỷ ngân(I) iodid
Hg2Ỉ2
Thuốc s át khuẩn [31]
20
Thuỷ ngân(I) nitrat
H gN O a

Mạ vàng, đồng đen [31]
21
T h u ỷ ngân(I) Sulfat
H g 2 S 0 4
Sản xuất ắc qui [31]
2.4. Cadimi
1.4.1. Tính chất lý - hóa của nguyên tố Cadimi
Cadimi là kim loại có màu trắng bạc, nặng, dễ nóng chảy, mềm dẻo, dễ dát
mỏng [17]. Cadimi là nguyên tố hoá học thuộc phân nhóm IIB trong bảng tuần
hoàn.
Ký hiệu hoá học:
Khối lượng nguyên tử:
Số thứ tự;
Nhiệt độ nóng chảy:
Nhiêt đô sôi:
Cd
112,411
48
322°c
765°c
Tỷ trọng (d^^): 8,65
Cấu hình electron lớp ngoài cùng: 4d^”5s^
Bước sóng hấp thụ cực đại: 228,8 nm [31]
Cadimi dễ bị oxi hoá trong không khí ẩm tạo oxit Cadimi (CdO). Cadimi
không phản ứng vói kiềm nhưng phản ứng vói acid, kể cả acid không có tính oxi
hoá, phản ứng xảy ra như sau:
C d + 2 H 3 ^ 0 + H 2 O - > [C d(H 2 0)4 ]2^ + H 2
Số oxi hoá thường gặp của Cadimi trong các hợp chất là (+2) [31].
1.4.2. Cadimi trong tự nhiên, trong sản xuất và đòi sống
Cađimi là nguyên tố kém phổ biến, chiếm 0,1. - 0,2.10 '*% ( 0,1 - 0,2

ppm) khối lượng vỏ Trái đất. Trong tự nhiên, Cadimi tồn tại chủ yếu trong các
khoáng vật là Grenokit (CdS), Otavit (CdCOs). Cadimi có 8 đồng vị bền trong tự
nhiên là “^Cd (28,72%), “"Cd (24,13%), '"Cd (12,80%), "°Cd (12,49%), "'Cd
(12,22%), “"Cd (7,49%), (1,25%) và (0,89%) [31].
Cadimi có nhiều ứng dụng trong sản xuất và đời sống. Cadimi được dùng
trong mạ điện cho các kim loại khác, chủ yếu là sắt và thép. Các họfp chất của
Cadimi được sử dụng với số lượng lớn để sản xuất thuốc nhuộm màu (Cadimi
sulfide, Cadimi sulfoselenid), sản xuất phim ảnh (Cadimi clorid) và chất ổn định
trong sản xuất chất dẻo (Cadimi stearat). Cadimi còn được sử dụng để chế tạo pin
Nikel - Cadimi, bình ắc qui, que hàn Mangan-Cadimi Các hợp kim của Cadimi
với sắt, kẽm, đồng có tính kéo giãn và dễ dát mỏng, đồng thcã chống gỉ cho các kim
loại này. Trong các lò phản ứng hạt nhân, Cadimi được dùng làm thành phần hấp thụ
nơtron hoặc làm vỏ bọc cho graphit [6],[17].
Các nguyên nhân chính gây nhiễm độc nghề nghiệp Cadimi là:
- Bụi và khói trong quá trình nấu chảy và chiết xuất C ad im i,
- Hàn, cắt các loại thép hay hợp kim có Cadimi. Thợ hàn là ngưòd chịu nguy
cơ nhiễm độc Cadimi do nghề nghiệp cao nhất [17].
Các dạng tồn tại của Cadimi trong tự nhiên, sản xuất và đời sống được trình
bày trong bảng 1.4.
Bảng 1. 4. Các dạng tồn tại của Cadimi trong tự nhiên, sản xuất và đời sống
TT Tên hợp chất
Công thức
phân tử
Nguồn gốc
1 Quặng Grenokit CdS
Khoáng vật trong tự nhiên [31]
2 Quặng Otavit
CdCOg
K h o á n g v ậ t tro n g tự n h iê n [31 ]
3 Cadimi clorid CdCl2

Sản xuất phim ảnh [17]
4
Cadimi stearat
Cd(CigH3502)2
Chất ổn định chất dẻo [17]
5 Cadimi acetat
Cd(CH3COO)2
Công nghiệp đồ gốm [31]
6
Cadimi bromid
CdBra
Công nghệ ảnh, in [31]
7 Cadimi cyanid Cd(CN)2
Công nghệ mạ điện [31]
8 Cadimi hydroxit
C d (0 H )2
Sản xuất ắc qui [31]
9 Cadimi nitrat
C d (N 03 > 2
Công nghệ ảnh [31]
1 0 Cadimi oxit CdO
Thuốc giun cho gia súc [31]
11
Cadimi kali cyanid
K2Cd(CN)2
Thuốc sát trùng [31]
12 Cadimi salicylat
Cd(QH503)2
Thuốc sát trùng [31]
13 Cadimi selenid CdSe

Sản xuất chất dụng cụ bán dẫn [31]
14
Cadimi Sulfat
C d S 0 4
Thuốc diệt nấm, côn trùng [31]
PHẦN 2: ĐỘC TÍNH CỦA ASEN, CHÌ, THUỶ NGÂN,
CADIMI TRÊN NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM
2.1. Độc tính của Asen
Asen ở dạng nguyên tố thì không độc, trong khi các hợp chất Asen lại rất
độc. Asen được hấp thu vào cơ thể người và động vật qua đường hô hấp, tiêu hoá và
lượng nhỏ qua da và niêm mạc. Asen vô cơ được hấp thu chủ yếu qua đường hô hấp
do hít phải bụi Asen (chủ yếu từ hoạt động công nghiệp như khai thác mỏ, nhiệt
điện) và khói thuốc lá. Asen bị giữ lại ở đường thở trước khi được hấp thu, do đó khả
năng hấp thu Asen qua đường hô hấp phụ thuộc kích thước tiểu phân và khả năng
hoà tan của hợp chất Asen trong dịch đường thở. Trên đường tiêu hoá, Asen được
hấp thu qua nguồn thức ăn, nước uống, thuốc và một phần Asen từ đường thở được
nuốt xuống dạ dày. Các họfp chất Asen hữu cơ được hấp thu chủ yếu theo đường tiêu
hoá. Đặc biệt, Asenobetain được hấp thu một cách nhanh chóng [48].
Asen sau khi được hấp thu sẽ được phân bố nhanh chóng khắp cơ thể, sự
phân bố Asen giữa các mô khác nhau là khác nhau. Nồng độ Asen vô cơ trong máu
và não thấp hơn trong các mô khác. Asen có thể đi qua hàng rào máu não và nhau
thai một cách dễ dàng, nồng độ Asen ở dây rốn và máu mẹ là tương đương nhau.
Các hợp chất Asen hữu cơ như acid metylasonic phân bố nhiều nhất ở thận, rồi đến
lách, phổi, da, gan, cơ và não còn acid dimetylasinic lại có nồng độ cao nhất ở phổi,
sau đó là gan và thận [26],[48].
Sau khi được hấp thu, tuỳ liều lượng mà các hợp chất Asen có thể gây ra tác
hại ở mức độ khác nhau đối với cơ thể. Ví dụ, đối với A S 2O 3 , tương quan giữa liều
hấp thu và tác hại được trình bàỵ ở bảng 2 .1 .
Bảng 2.1. Tương quan giữa liều hấp thu AS2 O3 và tác hại [17]
Liều hấp thu Liều hấp thu

Tác hại
trên súc vật (g/kg) trên người (g/người)
0,0006 0,04-0,06 Nhiễm độc nhẹ
0 ,0 0 2
0 ,1 0 - 0 ,1 2
Chết sau một thời gian
0,003
0,15-0,20 Chết sau vài giờ
Quá trình chuyển hoá Asen vô cơ trong cơ thể gồm hai loại phản ứng:
- Phản ứng khử As(V) về As(III).
- Phản ứng metyl hoá As(V) tạo các hợp chất mono-, di- và trimetyl asen với
chất cho metyl là S- adenosyl methionin (SAM) còn Glutathion (GSH) là chất khử
cần thiết.
Sơ đồ 1 minh hoạ quá trình chuyển hoá Asen vô cơ trong cơ thể ngưòi và
động vật [48].
As(V)
Khửhoá
As(III)
2GSH
GSSG
Metyl hoá I ^

SAM
Metyl transferase
-r ;> S- adenosyl homo-cystein
CHgẢsíV)
Khửhoá
CH3As(III)
Metyl hoá
Metyl trans/erase

(CH3)2As(V)
2GSH
GSSG
SAM
S-adenosyl homo-cystein
Sơ đồ 1. Quá trình chuyển hoá Asen vô cơ trong cơ thể người và động vật
Đường thải trừ chính của Asen là nước tiểu và phân. Asen còn được thải trừ
qua mồ hôi. Chất chuyển hoá của Asen hữu cơ có khả năng bay hơi còn được thải
trừ qua khí thở. Asen có khả năng gắn với keratin nên còn được thải trừ qua da
bong, tóc, móng. Asen được thải trừ qua sữa mẹ khiến trẻ bú mẹ bị nhiễm Asen
[48].
Qua các tài liệu có thể thấy Asen thể hiện độc tính đối với hệ thần kinh, hệ
tim mạch, khả năng sinh sản, vật liệu di truyền, da và niêm mạc, hệ tiêu hoá, quá
trình tạo máu, hệ miễn dịch và gây ung thư cho người và động vật thí nghiệm.
2.1.1. Đối với hệ thần kỉnh
Bệnh lý thần kinh thường là một di chứng do nhiễm độc Asen cấp qua đường
tiêu hoá, biểu hiện chủ yếu là viêm nhiều dây thần kinh ngoại biên. Các triệu trứng
có thể gặp là cảm giác tê cóng các đầu chi, đau các chi, cảm giác bỏng da, kiến bò
hoặc ngứa da kèm run, co giật cơ. Trường hợp nhiễm độc nặng có thể gây teo cơ, liệt
chi [17], bước đi khó khăn, suy nhược cơ (chủ yếu là các cơ duỗi ngón tay và ngón
chân) [1]. Nguyên nhân là do Asen làm giảm biên độ và tốc độ dẫn truyền thần kinh
ngoại vi, cả dây thần kinh cảm giác và dây thần kinh vận động, trong đó dây thần
kinh cảm giác thường bị ảnh hưởng nhiều hơn [48].
Theo Lerman (1983) và Bertolero (1987), asenit độc với thần kinh hơn
asenat. Các chỉ số của tế bào thần kinh (sự nhân lên của tế bào, chức năng của
lysosom, tính toàn vẹn của màng) bị thay đổi ở liều asenit thấp hơn asenat, có thể do
asenit được hấp thu vào tế bào nhiều hơn asenat [48].
2.1.2. Đối với hệ tim mạch
Các nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy Asen làm giảm đáp ứng
của mạch máu vói thần kinh giao cảm. Trong nhiễm độc Asen, phản xạ tăng huyết

áp đối với Adrenalin giảm, phản xạ tăng huyết áp đối với Tyramin cũng giảm
Nguyên nhân do Asen (hợp chất asenit) làm tăng độ dày của thành mạch [48].
Asen còn gây bệnh mạch ngoại biên với các dấu hiệu đặc trưng là cảm giác tê
lạnh ở chi, sự xuất hiện những vùng da bạc màu, vùng da bị loét và hoại tử. Có hai
nguyên nhân chính dẫn đến bệnh là sự tiêu thromboangiitis và sự xơ hoá mạch ngoại
biên [48].
Tiếp xúc với Asen dài ngày có thể gây thiếu máu cơ tim cục bộ hay các bệnh
mạch não [48].
2.1.3. Đối với khả năng sinh sản
Cả Asen vô cơ và Asen hữu cơ đều có thể gây độc đối với phôi và có khả
năng gây quái thai [48].
Những nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy Asen làm giảm trọng
lượng thai, làm chậm sự phát triển của thai, kéo dài thai kỳ, tăng tỷ lệ thai chết lưu
và tỷ lệ đẻ non Các hợp chất Asen còn gây quái thai với các biểu hiện: cong vẹo
xưcỉng sườn, teo thận, các dị tật ở mặt (nứt môi và vòm miệng), xoắn cuộn chi, dính
chi, thiếu chi, thiếu mắt [48]
Những nghiên cứu trên người cũng cho thấy Asen làm tăng tỷ lệ sảy thai, làm
giảm trọng lượng trẻ sơ sinh, tăng tỷ lệ thai chết lưu và gây ra một số dị tật bẩm sinh
ở trẻ như bệnh tim bẩm sinh, dị tật động mạch vành và tĩnh mạch vành [48].
2.1.4. Đối với vật liệu di truyền
Những nghiên cứu trên động vật thực nghiệm cho thấy các hợp chất Asen có
thể gây ra những biến đổi trên vật liệu di truyền như làm đứt gãy nhiễm sắc thể, tạo
ra những đoạn nhiễm sắc thể gấp khúc, lặp lại những đoạn gen hay hoán vị gen trên
những cặp nhiễm sắc thể tương đồng Mức độ ảnh hưcmg phụ thuộc vào liều tiếp
xúc. Khả năng gây biến đổi gen của asenit cao gấp 4 đến 10 lần so với asenat, một
phần do asenit được hấp thu vào tế bào nhiều hofn [48].
Cơ chế gây biến đổi gen của Asen chưa hoàn toàn được làm rõ, song nhiều
tác giả nói đến 2 cơ chế sau:
- C ơ chế 1: Asen gây bùng phát các gốc tự d o tro n g c ơ thể.
- Cơ chế 2: Asen ức chế quá trình sửa chữa AND do gắn vào nhóm (-SH) của

ADN ligase và ADN polymerase là 2 enzym tham gia vào quá trình sửa chữa AND
dẫn đến ức chế hoạt tính của 2 enzym này [48].
2.1.5. Khả năng gây ung thư
C á c h ợ p c h ấ t A s e n v ô c ơ n h ư A S 2 O 3 , C a ( A s 0 4 )2 v à A S 2 S 3 đ ã đ ư ợ c c h ứ n g m in h
là tác nhân gây ung thư phổi trên chuột. Ca(As0 4)2 có khả năng gây ung thư phổi
c a o h ơ n A S 2 O 3 v à A S 2 S 3 d o đ ư ợ c t íc h t ụ lạ i p h ổ i lâ u h ơ n [ 48] .
Nghiên cứu của Enterline (1995) cho thấy Asen làm tăng nguy cơ mắc ung
thư thận, ung thư đường ruột, ung thư khoang miệng và vùng hầu họng, ung thư
xương ở người. Thiers (1967) phát hiện rất nhiều trường hợp mắc ung thư da do tiếp
xúc với thuốc trừ sâu có chứa Asen ở những người trồng nho. Simohato (1994) phát
hiện tỷ lệ công nhân nấu quặng kim loại có chứa Asen mắc ung thư trực tràng cao
hơn bình thường [48].
Các hợp chất As(III) linh động hơn và có độc tính cao hơn các hợp chất
As(V) nên nhìn chung các nhà nghiên cứu đều cho rằng As(III) là tác nhân gây ung
thư. Các giả thuyết về cơ chế gây ung thư của Asen đều nói đến khả năng gây đột
biến gen và tăng tác dụng gây đột biến của các tác nhân (tia X, bức xạ tử ngoại, một
số hoá chất), ức chế quá trình sửa chữa ADN, tăng quá trình metyl hoá ADN, gâv
tăng sản tế bào không ngừng và làm bùng phát các gốc tự do nội bào [48].
2.1.6. Đối với da và niêm mạc
Những tổn thương trên da và niêm mạc đều do Asen vô cơ gây ra. Những dấu
hiệu tổn thương có thể là:
- Sạm da: vùng da sạm có màu cà phê sữa, có thể khu trú hay toàn thân. Các
vết sạm không đồng màu, thường sẫm hofn ở các nếp da gấp và phần da để hở. Khi
ngừng tiếp xúc, sạm da có thể hết sau khi bong hết vảy [17].
- Sừng hoá trên da: trên da xuất hiện những vùng da chai cứng và dày lên,
thường ở lòng bàn tay hay gan bàn chân. Sừng hoá trên da thậm chí có thể khu trú
thành những nốt như hạt cơm [48].
- Tổn thương niêm mạc, đặc biệt là niêm mạc mũi, Bụi Asen đọng lại trên các
niêm mạc gây viêm như viêm kết mạc, viêm mi, viêm mũi, viêm họng, viêm thanh
quản, viêm phế quản [16]. Asen thậm chí có thể gây loét, thủng vách mũi [17].

Asen còn có thể gây ung thư da với sự xuất hiện các nốt sưng tấy ác tính trên
da, chủ yếu ở phần dưới cơ thể [16].
2.1.7. Đối với hệ tiêu hoá
Nhiễm độc Asen qua đường tiêu hoá hiếm gặp, nếu xảy ra thường do nuốt
phải AS2O3 hoặc Chì asenat. Triệu chứng nhiễm độc thưòfng gặp là rối loạn tiêu hóa
vói biểu hiện: nôn, buồn nôn, bỏng và khô miệng, tiêu chảy và táo bón luân phiên,
loét dạ dày. Nhiễm độc cấp Asen có triệu chứng tương tự như bệnh tả và bệnh nhân
có thể tử vong trong vòng 12-18 giờ [17].
2.1.8. Đối với quá trình tạo máu
Tác động của Asen lên quá trình tạo máu chủ yếu là ức chế quá trình sinh
tổng hợp Hem, làm thay đổi một số chỉ số hoá sinh liên quan như làm giảm hoạt
tính ỗ-aminolevulenat synthetase và Hem synthetase ở gan, tăng hoạt tính của
uroporphyrinogen I synthetase ở gan gây tăng bài tiết uroporphyrin và
coproporphyrin theo nước tiểu, tăng đáng kể hoạt tính của Porphobilinogen
deaminase và uroporphyrinogen synthetase ở gan và uroporphyrinogen
decarboxylase ở thận [48].
2.1.9. Đối với hệ miễn dịch
Tác giả Sikorski (1989) sau khi gây nhiễm Galium asenit trên chuột (50 -
2 0 0 mg/kg) đã phát hiện: số lượng tế bào lympho ở lách và bụng giảm, số lượng tế
bào sinh kháng thể IgM, IgG ở lách giảm, số lượng kháng thể phụ thuộc tế bào T
giảm. Trong nghiên cứu năm 1992, tác giả này đưa ra cơ chế tác động của Asen lên
các tế bào sinh kháng thể là do làm biến đổi chức năng của đại thực bào và các tế
bào lympho B và T [48].
Độc tính của Asen đối vói người và động vật được tóm tắt ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Độc tính của Asen đối với người và động vật thí nghiệm.
TT
Cơ quan chịu
tác động
Bệnh lý
Tài liệu

1
Hệ thần kinh
Giảm tốc độ và biên độ dẫn truyền thần kinh
ngoại vi
[48]
2
Hê tim mach
G iả m đ áp ứ n g c ủ a m ạ c h v à h u y ế t á p đ ố i v ói
thần kinh giao cảm
[48]
Bệnh mạch ngoại biên (loét, hoại tử, xơ hoá)
[48]
Thiếu máu cơ tim cục bộ và bệnh mạch não
[48]
3
Khả năng
Sinh sản
Giảm trọng lượng thai, làm chậm sự phát triển
của thai, kéo dài thai kỳ, tăng tỷ lệ thai chết lưu
v à t ỷ lệ đ ẻ n o n
[48]
Dị tật, quái thai ở thế hệ con
[48]
4
Vật liệu
di truyền
Biến dị, đột biến gen
[48]
5
Khả năng

gây ung thư
ư n g t h ư p h ổ i
[48]
Ung thư da
[48]
ưng thư thận
[48]
Ung thư đường tiêu hoá
[48]
Ung thư xương
[48]
6
Da và
niêm mạc
Sạm da, sừng hoá da
[17]
Viêm các niêm mạc (mũi, kết mạc, mi, họng,
thanh quản, phế quản)
[17]
Các nốt sưng tấy ác tính trên da
[17]
7 Hệ tiêu hoá Rối loạn tiêu hoá nghiêm trọng
[17]
8
Quá trình
tạo máu
Giảm sinh tổng hợp Hem
[48]
9 Hệ miễn dịch
Giảm số lượng tế bào Lympho, giảm số lượng

tế bào sinh kháng thể, giảm số lượng kháng thể
IgM, IgG, giảm số lượng kháng thể
phụ thuộc tế bào T
[48]
2.1.10. Cơ chế gây độc của Asen
Các hợp chất As(III) vô cơ có thể ức chế hoạt tính của một số enzym và
receptor do chúng gắn vào nhóm sulfhydryl (-SH) của các enzym và receptor này
[26],[43],[48]. Tuy nhiên, sự gắn của asenit vói protein ở một số vị trí khác lại là
một cơ chế giải độc. Theo Lopez (1990) và Simon (1990), asenit cạnh tranh vị trí
của hợp chất steroid trên các receptor của glucocorticoid do gắn với nhóm (-SH) trên
receptor này, đây được coi là một cơ chế giải độc steroid [48].
Các hợp chất As(V) vô cơ có thể tham gia phản ứng khử để trở thành As(III),
sau đó As(III) tạo ra có thể ức chế hoạt tính của các enzym và receptor theo cơ chế
như trên [26],[48]. Mặt khác, do có cấu trúc giống phosphate nên asenat có thể cạnh
tranh thay thế phosphate trong nhiều phản ứng sinh hoá [26],[48]. Asenat có thể
thay thế phosphat ở bơm Natri và hệ thống vận chuyển anion qua màng tế bào.
Asenat có thể thay thế phosphate trong phản ứng tạo ester với glucose và gluconat.
Trong quá trình đường phân, asenat có thể thay thế phosphate để tạo ra l-asenato-3-
phosphate-D-glucerat thay vì tạo ra 1,3 diphospho-D-glycerat từ D-glyceraldehyd-3-
phosphate. Thông thường khi 1,3 diphospho-D-glỵcerat chuyển thành 3-

×