Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tổng quan về lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.49 KB, 16 trang )

Tổng quan về lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1.1Lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1.1.1Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là một tổ chức kinh tế có tên
riêng , có trụ sở giao dịch ổn định , được đăng kí kinh doanh theo qui định
riêng của pháp luật nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh .Doanh nghiệp có
thể do bất cứ thể nhân hay pháp nhân nào tiến hành không phân biệt hình
thức sở hữu doanh nghiệp , không bao gồm kinh tế hộ gia đình , hộ cá thể và
những người buôn bán nhỏ . Trong cơ chế thị trường doanh nghiệp tồn tại
dưới nhiều hình thức .Căn cứ vào quan hệ sở hữu về vốn và tài sản của doanh
nghiệp người ta chia doanh nghiệp thành ba loại :
-Doanh nghiệp nhà nước
-Doanh nghiệp tư nhân
-Doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp
Đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường:
+ Mục tiêu hàng đầu là nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ,
tối đa hoá lợi nhuận . Để tồn tại và đạt hiệu quả kinh doanh như mong đợi ,
doanh nghiệp phải cải tiến bộ máy tổ chức sản xuất , áp dụng nhanh tiến bộ
khoa học kĩ thuật ,sử dụng chi phí có hiệu quả , tăng doanh thu , nâng cao lợi
nhuận.
+Tự chủ về tài chính , tự chủ về sản xuất kinh doanh : Hiện nay, các doanh
nghiệp không còn được nhà nước bảo hộ trong hoạt động kinh doanh nữa ,
diều đó đòi hỏi các doanh nghiệp nâng cao tính tự chủ sáng tạo , áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất , không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường .
+ Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị các qui
luật trong nền kinh tế thị trường chi phối như qui luật cung cầu , qui luật giá
trị , qui luật cạnh tranh.
1.1.2Lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1.1.2.1 Khái niệm và nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp
* Khái niệm: Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất


kinh doanh , là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt
động của doanh nghiệp.
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình doanh nghiệp sử
dụng các công nghệ để kết hợp , chế biến các yếu tố đầu vào nhằm sản xuất ra
các sản phẩm đưa vào khâu lưu thông . Tại khâu lưu thông luồng tài chính sẽ
đi vào doanh nghiệp dưới hình thức doanh thu .Sau khi đã bù đắp các chi phí
đã chi và nộp vào ngân sách nhà nứơc , doanh nghiệp thu về phần lợi nhuận
sau khi bổ sung vào các quĩ của doanh nghiệp và chia lợi tức cho chủ đầu tư .
*Nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm:
- Thứ nhất, Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh , là khoản tiền chênh lệch giữa
tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm , hàng hoá dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ
sản phẩm , hàng hoá ,dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo qui định của pháp luật
(trừ thuế thu nhập doanh nghiệp ) . Bộ phận lợi nhuận này là phần cơ bản
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp , do vậy nó có vai
trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
-Thứ hai, Lợi nhuận từ hoạt động khác : là khoản chênh lệch giữa doanh thu và
chi phí của các hoạt động khác và thuế phải nộp theo qui định của pháp luật
(trừ thuế thu nhập daonh nghiệp ) . Các hoạt động khác bao gồm hoạt động
hoạt động tài chính và hoạt động bất thường . Thu nhập từ hoạt động tài
chính gồm : thu nhập từ hoạt động tham gia góp vốn liên doanh , đầu tư mua
bán chứng khoán , cho thuê tài sản cố định , lãi tiền gửi , tiền cho vay.
1.1.2.2 Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận chính là phần lao động thặng dư vượt quá lao động tất yếu do
người lao độn sáng tạo ra trong quá trình sản xuất và được đo bằng khoản
chênh lệch giữa doanh thu và toàn bộ chi phí bỏ ra để có được doanh thu đó.
Để xác định lợi nhuận người ta có thể sử dụng phương pháp tính toán trực
tiếp hoặc phương pháp sản lượng hoà vốn.
+ Phương pháp trực tiếp
Theo phương pháp này thì lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định bằng

tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ các hoạt động khác .
Trong đó lợi nhuận từng hoạt động là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi
phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có doanh thu đó .
*Đối với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được xác định theo công thức :
Lợi nhuận hoạt
động kinh doanh
= Doanh thu
thuần
- Trị giá vốn
hàng bán
- Chi phí bán
hàng
- Chi phí
quản lý DN
Trong đó doanh thu thuần được xác định :
Doanh thu
thuần
=Tổng doanh
thu bán hàng
- Khoảngiảm
giá hàng bán
-Trị giá hàng
bán bị trả lại
- Thuế gián
thu (nếu có )
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính đựoc xác định như sau:
Lợi nhuận hoạt
động tài chính
=Doanh từ hoạt
động tài chính

-Chi phí hoạt
động tài chính
-Thuế gián thu
(nếu có)
Lợi nhuận từ hoạt động khác được xác định :
Lợi nhuận bất
thường
= Doanh thu bất
thường
-Chi phí bất
thường
- Thuế gián thu
(nếu có)
Như vậy tổng lợi nhuận là:
Lợi nhuận trước
thuế TNDN
= Lợi nhuận từ
hoạt động doanh
nghiệp
+ Lợi nhuận hoạt
động kinh doanh
+ Lợi nhuận bất
thường tài chính
Lợi nhuận sau thuế được xác định :
Lợi nhuận sau thuế
TNDN
=Lợi nhuận trước thuế
TNDN
-Thuế thu nhập phải
nộp trong kỳ

Cách xác định lợi nhuận theo phương pháp này tương đối dễ tính , do đó
được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp .
+ Phương pháp sản lượng hoà vốn : Theo phương pháp này thì lợi nhuận của
doanh nghiệp được xác định theo công thức sản lượng hoà vốn .
Giả sử tại mức sản lượng Q doanh nghiệp có tổng doanh thu bằng tổng chi phí
thì lúc đó ta có PQ=0.
P
Q
=Q(g-v)-F=0
Trong đó : g là giá bán đơn vị sản phẩm
v là chi phí biến đổi 1 đơn vị sản phẩm
F là tổng chi phí cố định
Mục đích của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận nên doanh nghiệp phấn đấu
để có lãi .Muốn vậy doanh nghiệp phải sản xuất mức sản lượng lớn hơn mức
sản lượng hoà vốn .Vởy số lượng sản phẩm cần sản xuất và tiêu thhụ để đạt
được lợi nhuận tương ứng là :
F+P
Q’
Q’ = ---------
g-v
Trong đó : P
Q’
=Q’(g-v)-F
Phương pháp này giúp doanh nghiệp thấy được mối quan hệ giữa lợi nhuận
đạt được trong kì với qui mô kinh doanh và chi phí kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.2 Các chỉ số đo lợi nhuận của doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu tương đối cho phép so sánh hiệu quả sản
xuất kinh doanh giữa các thời kì khác nhau trong cùng một doanh nghiệp hoặc
giữa các doanh nghiệp với nhâu . Mức tỷ suất lợi nhuận càng cao chứng tỏ

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng có hiệu quả .
Như ta đã biết , lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói nên kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh . Tuy nhiên để đánh giá chất lượng hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì lợi nhuận không phải là chỉ tiêu duy
nhất , cũng không dùng nó để so sánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp khác nhau . Bởi vì lợi nhuận là kết quả tài chính cuối
cùng , nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố , có nhân tố chủ quan , có nhân tố
khách quan và có sự bù trừ lẫn nhau , Hơn nữa các điều kiện kinh doanh khác
nhau cũng làm cho lợi nhuận doanh nghiệp không giống nhau.. Mặt khác các
doanh nghiệp có qui mô sản xuất khác nhau thì lợi nhuận thu được sẽ khác
nhau . Cho nên để đánh giá đúng chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp thì ngoài chỉ tiêu lợi nhuận còn phải dùng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận hay
còn gọi là mức doanh lợi.
1.2.1 Tỷ suất lợi nhuận vốn
Tỷ suất lợi nhuận vốn : là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế hoặc sau
thuế đạt được với số vốn sử dụng bình quân trong kỳ (gồm VCĐ+VLĐ) hoặc
vốn chủ sở hữu .
Công thức xác định :
P
T
sv
=----
V
bq
Trong đó : T
sv
là tỷ suất lợi nhuận lợi vốn
P là lợi nhuận trước hoặc sau thuế
V
bq

là tổng số vốn sản suất được sử dụng bình quân trong kỳ
(VCĐ+VLĐ) hoặc vốn chủ sở hữu
VCĐ = nguyên giá TSCĐ - số tiền luỹ kế khấu hao đã thu hồi
VLĐ = vốn dự trữ sản xuất +vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm tự
chế + vốn thành phẩm
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng vốn sản xuất bình quân được sử dụng
trong kì thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận . Đây là chỉ tiêu phản ánh trình độ
sử dụng tài sản , vật tư , tiền vốn , thông qua đó kích thích doanh nghiệp nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn để đạt được mức tỷ suất lợi nhuận cao hơn .
1.2.2 Tỷ suất lợi nhuận giá thành
Tỷ suất lợi nhuận giá thành là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trứơc và sau
thuế của sản phẩm tiêu thụ so với giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá
tiêu thụ.
Công thức tính :
P
T
sg
=---- x 100%
Z
t
Trong đó : T
sg
là tỷ suất lợi nhuận giá thành
P là lợi nhuận trước hoặc sau thuế sản phẩm
Z
t
là giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ .
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì tạo đựơc bao
nhiêu đồng lợi nhuận . Thông qua chỉ tiêu này có thể thấy rõ hiệu quả của chi
phí bỏ vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kì.

1.2.3 Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận
trước hoặc sau thuế sản phẩm tiêu thụ vơí doanh thu tiêu thụ đạt được trong

Công thức xác định :
P
T
st
=---- x100%
T
Trong đó : T
st
là tỷ suất lợi nhuận doanh thu tiêu thụ
P là lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế sản phẩm tiêu thụ trong kỳ
T là doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kì
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kì đem
lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế . Nếu tỷ suất lợi nhuận này
thấp hơn tỷ suất lợi nhuận của ngành chứng tỏ doanh nghiệp bán hàng với giá
thấp hơn hoặc so giá thành của doanh nghiệp cao hơn giá thành của các
doanh nghiệp trong cùng ngành . thông qua chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp

×