Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

ảnh hưởng của tảo chaetoceros lắng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của artemia franciscana

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.48 KB, 38 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN




TRẦN THỊ PHƢƠNG KIM



ẢNH HƢỞNG CỦA TẢO Chaetoceros LẮNG ĐẾN
SINH TRƢỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA
Artemia franciscana



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC BIỂN





2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN





TRẦN THỊ PHƢƠNG KIM



ẢNH HƢỞNG CỦA TẢO Chaetoceros LẮNG ĐẾN
SINH TRƢỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA
Artemia franciscana


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC BIỂN

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
PGs.Ts. NGÔ THỊ THU THẢO



2013
i
LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm Khoa Thủy Sản trƣờng Đại
Học Cần Thơ đã tạo điệu kiện thuận lợi cho em đƣợc học tập và nghiên cứu.
Cảm ơn quí thầy cô Khoa Thủy Sản đã truyền đạt cho em những kiến thức quí
báo sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho em về sau.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô Ngô Thị
Thu Thảo đã dành nhiều thời gian quan tâm, hƣớng dẫn và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt

nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh chị và các bạn tại trại thực
nghiệm Động vật thân mềm, tập thể lớp Sinh học biển khóa 36 đã khích lệ, động
viên em trong suốt thời gian thực hiện đề tài và đã giúp đỡ, cho em những lời
khuyên, những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện thí nghiệm và
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những ngƣời
thân đã luôn động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian học
tập tại trƣờng.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những
sai sót, em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp tận tình của Quí thầy cô và các bạn
để bài luận văn hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


ii
MỤC LỤC

TÓM TẮT v
CHƢƠNG 1 MỞ ĐẦU - 1 -
1.2 Mục tiêu - 2 -
1.3 Nội dung - 2 -
1.4 Thời gian và địa điểm thực hiện - 2 -
CHƢƠNG 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU - 3 -
2.1 Đặc điểm sinh học của Artemia - 3 -
2.1.1 Đặc điểm phân loại - 3 -
2.1.2 Đặc điểm môi trƣờng sống - 3 -
2.1.3 Hình thái và dinh dƣỡng - 4 -
2.1.4 Vòng đời và sinh sản - 5 -
2.2 Một số đặc điểm sinh học của tảo Chaetoceros - 6 -

2.3 Một số nghiên cứu sử dụng tảo trong ƣơng nuôi các đối tƣợng thủy sản . - 8 -
2.4 Một số nghiên cứu sử dụng tảo làm thức ăn cho Artemia franciscana - 8 -
CHƢƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 10 -
3.1 Vật liệu nghiên cứu - 10 -
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu - 10 -
3.2.1 Bố trí thí nghiệm - 10 -
3.2.2 Hệ thống thí nghiệm - 11 -
3.2.3 Chăm sóc và quản lý - 12 -
3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi - 12 -
3.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu - 13 -
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN - 14 -
4.1 Kết quả thí nghiệm 1 - 14 -
4.1.1 Hiệu suất lắng và pH - 14 -
4.1.2 Tỉ lệ tế bào còn nguyên vẹn - 15 -
4.2 Kết quả thí nghiệm 2 - 15 -
4.2.1 Các yếu tố môi trƣờng - 16 -
4.2.2 Chiều dài, tỷ lệ sống và sinh sản của Artemia - 20 -
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT - 24 -
5.1 Kết luận - 24 -
5.2 Đề xuất - 24 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO - 25 -
PHỤ LỤC - 29 -

iii
DANH MỤC HÌNH, BẢNG
Hình 2.1: Artemia franciscana 3
Hình 2.2: Vòng đời phát triển của Artemia (Nguyễn Văn Hòa và ctv,.2007) 5
Hình 2.3: Vi tảo Chaetoceros sp. 6
Bảng 3.1: Chế độ cho ăn từ giai đoạn ấu trùng đến trƣởng thành của Artemia . 11
Bảng 4.1: Hiệu suất lắng (%) của tảo sau các thời gian thu mẫu (giờ) 14

Bảng 4.2: Biến động pH trƣớc và sau khi lắng tảo 15
Bảng 4.3: Tỷ lệ tế bào còn nguyên vẹn (%) trong thời gian bảo quản (ngày) 15
Hình 4.1: Nhiệt độ của thí nghiệm trong thời gian nuôi 16
Hình 4.2: pH trong suốt quá trình thí nghiệm 17
Hình 4.3: Biến động độ kiềm trong thí nghiệm 18
Hình 4.4: Hàm lƣợng nitrite trong thời gian thí nghiệm 19
Hình 4.5: Hàm lƣợng ammonia trong thời gian thí nghiệm 19
Bảng 4.4: Tỉ lệ sống (%) của Artemia qua các ngày nuôi 21
Bảng 4.5: Tăng trƣởng chiều dài (mm) của Artemia qua các ngày nuôi 21
Bảng 4.6: Chiều dài Artemia (mm) khi tham gia sinh sản 22
Bảng 4.7: Các chỉ tiêu sinh sản Artemia trong thí nghiệm 23
v
TÓM TẮT

Nghiên cứu ảnh hƣởng của các chất hóa học đến hiệu suất lắng và tỉ lệ tế
bào còn nguyên vẹn của tảo Chaetoceros sp. đƣợc thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh
hƣởng - tác động của thức ăn và các chất lắng tảo đến sự sinh trƣởng của Artemia.
Thí nghiệm 1 tảo Chaetoceros sp. đƣợc nuôi trong môi trƣờng dinh dƣỡng
Walne, sau đó chia làm 3 nghiệm thức và lắng lần lƣợt bởi các hóa chất NaOH,
NaOH kết hợp với PAC và PAC. Kết quả thí nghiệm cho thấy tảo Chaetoceros
sp. đƣợc lắng bằng NaOH là tốt nhất đạt hiệu suất lắng (92,55%) và có sự khác
biệt thống kê (P<0,05) so với nghiệm thức 3 (71,68%). Tỉ lệ tế bào nguyên vẹn ở
nghiệm thức đối chứng (ly tâm) là tốt nhất (76%) ở ngày thứ 9. Sau 11 ngày bảo
quản, nghiệm thức 3 (NaOH+PAC) và 4 (PAC) vẫn cao hơn có ý nghĩa thống kê
(P<0,05) so với sử dụng NaOH đơn thuần và tảo ly tâm. Thí nghiệm thứ 2 gồm 4
nghiệm thức: đối chứng (tảo Chaetoceros ly tâm), lắng bởi NaOH, lắng bởi
NaOH và PAC, lắng bởi PAC. Kết quả thí nghiệm cho thấy ở ngày nuôi thứ 10,
nghiệm thức 2 (cho ăn bằng tảo lắng NaOH) đạt tỉ lệ sống cao nhất (99,18%),
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức khác (P<0,05). Vào ngày
nuôi thứ 5 Artemia đạt chiều dài cao nhất ở nghiệm thức 3 (NaOH+PAC) 1,64

mm và đến ngày nuôi thứ 15 tăng trƣởng chiều dài Artemia lớn nhất (6,94 mm) ở
nghiệm thức 1 (tảo ly tâm), khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Sau 15 ngày
theo dõi, chỉ duy nhất Artemia của nghiệm thức 1 (cho ăn bằng tảo ly tâm) có
hiện tƣợng bắt cặp và sinh sản. Artemia cho ăn tảo ly tâm sinh sản bằng cách đẻ
trứng bào xác (cyst) với số phôi trung bình là 75,3±27,03 cyst/con cái (Bảng 4.7)
cao nhất so với các nghiệm thức còn lại. Chiều dài Artemia khi tham gia sinh sản
là 7,77±0,95 mm (con đực),7,71±1,22 mm (con cái), khác biệt có ý nghĩa thống
kê (P<0,05) so với các nghiệm thức còn lại (Bảng 4.6). Sử dụng tảo ly tâm trong
phòng thí nghiệm giúp Artemia tăng trƣởng nhanh về chiều dài, thành thục và
tham gia sinh sản sớm hơn tảo lắng.

- 1 -
CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Giới thiệu
Năm 2013, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ƣớc tính là 124,250 ha. Tổng
lƣợng giống thủy sản cần đáp ứng là 12,56 tỷ con (). Với nhu
cầu của con giống cao và chất của lƣợng con giống quyết định đến 50% hiệu quả
sản xuất (). Nghề nuôi thức ăn tƣơi sống cho ấu trùng trở
nên rất quan trọng và thứ đặc biệt quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống, sinh
trƣởng của ấu trùng lại là thức ăn. Artemia là là loài có kích thƣớc nhỏ (ấu trùng
400 – 500 µm, trƣởng thành không dài quá 20 mm), phù hợp với nhu cầu của
nhiều loài ấu trùng nhƣ tôm, cá, động vật thân mềm. Artemia tăng trƣởng và sinh
sản nhanh, hàm lƣợng dinh dƣỡng cao (ấu trùng Artemia chứa nhiều đạm và acid
béo không no), dễ tiêu hóa. Các loài tảo làm thức ăn cho Artemia đã đƣợc nghiên
cứu nhƣ: Dunaliella tertiolecta, Isochrysis galbana, Chaetoceros, Isochrysis
sp.… trong đó Chaetoceros đƣợc cho là thức ăn tốt nhất cho Artemia franciscana
(Naegel, 1999) nhƣ một nguồn acid béo không no mạch cao, đặc biệt là acid
20:5ω-3 (Lora-Vilchis và Voltolina, 2003).

Lora-Vilchis et al. (2004) sử dụng tảo Isochrysis sp. và Chaetoceros
muelleri làm thức ăn trong giai đoạn đầu của Artemia để nuôi sinh khối. Sau 7
ngày nuôi tỉ lệ sống của Artemia không khác biệt có ý nghĩa, ở nghiệm thức
Artemia cho ăn bằng tảo Isochrysis sp. tỉ lệ sống là 85% trong khi cho ăn tảo
Chaetoceros muelleri có tỉ lệ sống là 93%. Knuckey et al, (2006) cho biết một kỹ
thuật đƣợc áp dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản nhằm tạo ra dạng sinh khối
vi tảo biển lắng bằng hóa chất. Phƣơng pháp này sử dụng NaOH để điều chỉnh
pH của môi trƣờng nuôi tảo vào khoảng 10-10,6 và có bổ sung chất trợ lắng
Magnafloc LT-25. Kết quả đã thu hoạch thành công sinh khối vi tảo nhƣ:
Chaetoceros calcitrans, C. muelleri, Thalassiosira pseudonana, Attheya
septentrionalis, Nitzschia closterium, Skeletonema sp., Tetraselmis suecica và
Rhodomonas salina với hiệu suất lắng trên 80%. Việc sử dụng tảo lắng có hiệu
quả sẽ góp phần làm giảm sự lãng phí, chủ động đƣợc nguồn thức ăn, giảm chi
phí (diện tích, thời gian, nhân công…) cho các trại sản xuất giống nhuyễn thể (Lý
Bích Thủy, 2012). Vi tảo lắng đã tác động tích cực đến sinh trƣởng và tỉ lệ sống
của một số đối tƣợng thủy sản, nhất là các loài ăn lọc. Chính điều này đã làm tiền
đề, cơ sở cho việc thử nghiệm tảo lắng bằng các phƣơng pháp khác nhau đến
nghề nuôi Artemia (một đối tƣợng thủy sản ăn lọc thụ động). Do vậy, đề tài:
- 2 -
“Ảnh hƣởng của Chaetoceros lắng đến tỷ lệ sống và sinh trƣởng của Artemia
franciscana” đƣợc thực hiện.

1.2 Mục tiêu
Thử nghiệm lắng tảo bằng một số hóa chất nhằm đánh giá hiệu suất lắng
và tỉ lệ tế bào còn nguyên vẹn. Đồng thời tìm hiểu ảnh hƣởng của hóa chất lắng
đến khả năng sinh trƣởng và sinh sản của các đối tƣợng thủy sản ăn lọc.

1.3 Nội dung
Nghiên cứu khả năng sử dụng NaOH và Polyaluminum Chloride (PAC) để
lắng tảo Chaetoceros thông qua hiệu suất lắng và tỷ lệ tế bào còn nguyên vẹn.

Nghiên cứu khả năng sử dụng tảo Chaetoceros lắng bằng các loại hóa chất
khác nhau làm thức ăn cho Artemia franciscana.

1.4 Thời gian và địa điểm thực hiện
Từ tháng 01 đến tháng 11/2013 tại trại thực nghiệm Động vật thân mềm,
Khoa Thủy Sản, trƣờng Đại học Cần Thơ.




















- 3 -
CHƢƠNG 2
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU


2.1 Đặc điểm sinh học của Artemia
2.1.1 Đặc điểm phân loại
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Lớp phụ: Branchiopoda
Bộ: Anostraca
Họ: Artemiidae
Giống: Artemia
Loài: Artemia franciscana


Hình 2.1: Artemia franciscana

Theo Sorgeloos (1986) các quần thế Artemia đƣợc tìm thấy trên 300 hồ tự
nhiên và nhân tạo trên thế giới với các vùng địa lý khác nhau. Artemia
franciscana không phân bố tự nhiên ở Việt Nam, tuy nhiên hiện nay đƣợc nuôi
rộng rãi ở Vĩnh Châu và Bạc Liêu. Đây là loài có nguồn góc từ Mỹ (San
Francisco Bay, USA) sau khi du nhập vào Việt Nam và đã thích nghi dần trở
thành loài bản địa của nƣớc ta.

2.1.2 Đặc điểm môi trƣờng sống
Artemia là loài rộng muối có khả năng sống tốt trong nƣớc biển tự nhiên
nhƣng vì cơ thể không có khả năng lẫn tránh kẻ thù nên chúng không thể phát tán
ngang các biển nơi có quá nhiểu loài cạnh tranh và địch hại. Do vậy, Artemia
phân bố ở các vùng nƣớc có độ mặn cao trên 70‰ có khi lên đến 250‰ để hạn
chế kẻ thù. Từ 250‰ mật độ Artemia giảm và có thể hạn chế khả năng lọc thức
ăn của Artemia, chúng chỉ lọc đƣợc thức ăn có kích thƣớc nhỏ hơn 50µm
(Sorgeloos et al., 1986). Độ mặn giữ vai trò quan trọng trong chu trình sống của
Artemia (Hedgpeth, 1959; Basil và ctv., 1994). Ở độ mặn 120‰ thì sinh sản và
- 4 -

năng suất trứng Artemia thấp hơn nhiều so với nuôi ở độ mặn 80‰ (Nguyễn Văn
Hòa, 2002).
Nhiệt độ cũng là yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng trực tiếp đến sự sinh trƣởng
và sinh sản của Artemia. Chúng có thể sống trong môi trƣờng có nhiệt độ từ 6-
35
o
C. Khi nhiệt độ thấp dƣới 20
o
C Artemia sinh trƣởng chậm hoặc chết rải rác,
khi nhiệt độ trên 39
o
C Artemia có thể chết rải rác hoặc hàng loạt, giảm khả năng
sinh sản và sức phục hồi của quần thể (Ngô Thị Thu Thảo, 1992; Nguyễn Thị
Ngọc Anh et al.,1997; Nguyễn Thị Ngọc Anh và Nguyễn Văn Hòa, 2004). Ngoài
ra thành phần các ion (NaCl, sulphate, H
2
S, CO
2
…) trong thủy vực cũng ảnh
hƣởng đến sự xuất hiện của các loài trong thủy vực. Qua nhiều nghiên cứu cho
thấy Artemia sống và sinh trƣởng tốt ở điều kiện:
- Độ mặn: 80‰ - 120‰
- Nhiệt độ: 22 - 35
o
C
- Oxy hòa tan: cao hơn 5 mg/L (Lavens và Sorgeloos, 1986)
- PH: 7-10, ngƣỡng tối ƣu 8-8,5 (Treece, 2001)

2.1.3 Hình thái và dinh dƣỡng
Artemia thƣờng có thân nhỏ, dài khoảng 1,2 -1,5 cm, có thân phân đốt rõ

rệt gồm ba phần: đầu, ngực và bụng, không có giáp đầu ngực. Chính giữa phía
trƣớc đầu có mắt đơn, hai bên có đôi cuống mắt kép. Đầu có 5 đôi phần phụ. Đôi
xúc giác thứ hai của con cái và con đực khác nhau. Ở con cái chỉ là một mấu lồi
nhỏ. Ở con đực là thùy bám, thùy to khỏe dùng để cƣỡi con cái trƣớc khi giao
cấu. Hàm lớn, hàm nhỏ 1 và 2 cấu thành miệng.
Artemia có hình thái thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển:
Ấu trùng mới nở ( Instar I) có chiều dài 400-500 µm có màu vàng cam, có
mắt Nauplius màu đỏ ở phần đầu và ba đôi phụ bộ (anten I có chức năng cảm
giác, anten II có chức năng bơi lội và lọc thức ăn và bộ phận hàm dƣới để nhận
thức ăn). Ấu trùng ở giai đoạn này không tiêu hóa đƣợc thức ăn.
Sau khi nở 8-10 giờ ấu trùng lột xác thành ấu trùng Instar II lúc này có thể
tiêu hóa các hạt thức ăn cỡ nhỏ(1-50 µm). Ấu trùng phát triển và biệt hóa qua 15
lần lột xác để trƣởng thành.
Giai đoạn tiền trƣởng thành các đôi phụ bộ biến mất thay vào đó là 11 đôi
chân ngực, mắt hình thành hai bên và bắt đầu có sự thay đổi hình thái chuyên biệt
giới tính. Ở con đực anten phát triển thành càng bám, trong khi anten của cón cái
thái hóa thành phần phụ cảm giác.
Giai đoạn trƣởng thành dài khoảng 10-12 mm cơ thể thon dài với hai mắt
kép, ống tiêu hóa thẳng, anten cảm giác và 11 đôi chân ngực. Con đực có đôi gai
giao cấu ở phần sau của vùng ngực. Đối với con cái rất dễ nhận dạng nhờ vào túi
ấp hoặc tử cung nằm ngay sau đôi chân ngực thứ 11. Giai đoạn này thƣờng diễn
ra hiện tƣợng bắt cặp giao phối và sinh sản.
Artemia là loài ăn lọc không chọn lựa, thức ăn của chúng là tảo, vi khuẩn,
mùn bã hữu cơ. Tuy nhiên kích thƣớc của thƣớc của thức ăn là yếu tố giới hạn
khả năng lọc thức ăn của Artemia, chúng chỉ lọc thức ăn có kích thƣớc nhỏ hơn
- 5 -
50µm (Sorgeloos et al,. 1986). Artemia thƣờng hiện diện ở nồng độ muối cao mà
ở nộng độ muối này hiếm gặp các loài tôm, cá dữ và các loài động vật cạnh tranh
thức ăn khác nhƣ luân trùng, giáp xác nhỏ. Trong nghề nuôi Artemia ở ruộng
muối ngƣời ta thấy rằng tảo khuê (Chaetoceros, Skeletonema, Navicula…) là thức

ăn tốt cho Artemia ngoài ra cũng còn một số loài tảo lục nhƣ Dunaliella,
Chlorella… bón phân chuồng kết hợp với phân hữu cơ nhƣ Urea, NPK… để gây
màu trực tiếp trong ao nuôi Artemia hoặc gián tiếp gây màu nƣớc (nuôi tảo) trƣớc
khi cấp nƣớc xanh vào ao nuôi. Ngoài ra cám gạo, bột đậu nành… cũng đƣợc
dùng làm thức ăn bổ sung cho Artemia khi lƣợng tảo bị thiếu hụt.

2.1.4 Vòng đời và sinh sản
Tuổi thọ trung bình của cá thể Artemia trong các ao nuôi ở ruộng muối
khoảng 40-60 ngày tùy thuộc điều kiện môi trƣờng (Nguyễn Văn Hòa et al.,
1994). Tuy nhiên, quần thể Artemia trong ruộng muối vẫn tiếp tục duy trì nếu
ruộng nuôi không bị địch hại (tôm, cá, copepods…) tấn công và vẫn đƣợc cung
cấp đầy đủ thức ăn (Brand et al., 1995).
Artemia có vòng đời ngắn (ở điều kiện tối ƣu có thể phát triển thành con
trƣởng thành sau 7-8 ngày nuôi), sức sinh sản cao (Sorgeloos, 1980; Jumalon et
al., 1982) và quần thể Artemia luôn luôn có hai phƣơng thức sinh sản là đẻ trứng
và đẻ con (Browne et al., 1984).


Hình 2.2: Vòng đời phát triển của Artemia (Nguyễn Văn Hòa và ctv,. 2007)

Theo Sorgeelos (1980) Artemia phát triển thành con trƣởng thành sau 2
tuần nuôi và bắt đầu tham gia sinh sản. Trong vòng đời con cái có thể tham gia
cả hai phƣơng thức sinh sản và trung bình mỗi con đẻ khoảng 1500-2500 phôi
(Nguyễn Văn Hòa, 2007).
Bƣớc vào giai đoạn sinh sản, có hiện tƣợng bắt cặp con đực dùng đôi càng
ôm bụng của con cái để thụ tinh cho con cái. Trong tƣ thế bắt cặp con đực dùng
- 6 -
gai sinh dục chuyển sản phẩm sinh dục vào buồng ấp trứng của con cái. Trứng
đƣợc thụ tinh sẽ đƣợc giữ và phát triển thành ấu trùng tại tử cung sau đó đƣợc con
cái đẻ ra môi trƣờng, đây là phƣơng thức đẻ con (Ovoviviparity). Nếu môi trƣờng

bất lợi phôi sẽ không phát triển tiếp mà đƣợc tuyến vỏ riết ra bao bọc lấy rồi đƣợc
con cái đẻ ra đây là phƣơng thức đẻ trứng “tiềm sinh” (oviparity).

2.2 Một số đặc điểm sinh học của tảo Chaetoceros



Hình 2.3: Vi tảo Chaetoceros sp.
( />/Chaetoceros_RCrawford_w.jpg)

Giới: Chromalveolata
Ngành: Heterokontophyta
Lớp: Bacillariophyceae
Bộ: Centrales
Bộ phụ: Biddulphiineae
Họ: Chaetocerotaceae
Giống: Chaetoceros
Loài : Chaetoceros sp.

Chaetoceros có lẽ là giống lớn nhất của tảo khuê với khoảng bốn trăm loài
đƣợc mô tả, chúng thƣờng rất khó phân biệt giữa các loài. Về mặt hình thái, tế
bào dạng hình hộp bầu dục, nối với nhau ở mặt vỏ hoặc bằng gốc lông gai tạo
thành chuỗi dài, một số ít loài sống riêng lẻ từng tề bào. Mặt vòng vỏ phía trƣớc
và phía sau có dạng chữ nhật. Trên mặt vòng vỏ có đai nối. Ở hai cực của mặt vỏ
tế bào có hai lông gai dài, lông gai ở đầu hoặc cuối chuỗi có khi khác với lông gai
- 7 -
trong chuỗi. Khe giữa các tế bào rộng hoặc hẹp và có hình dạng khác nhau. Kích
thƣớc từ 2,5 - 6 µm, tùy từng loài.
Đặc điểm môi trƣờng sống: các yếu tố liên quan đến sự phát triển của tảo
nhƣ: số lƣợng và chất lƣợng dinh dƣỡng, ánh sáng, pH, sự xáo trộn của môi

trƣờng nƣớc, độ mặn và nhiệt độ (Coutteau, 1996). Sự sục khí làm xáo trộn nƣớc
tránh sự lắng tụ của tảo, lƣợng CO
2
bổ sung vào môi trƣờng nuôi là chất đệm cho
nƣớc tránh sự thay đổi của pH, làm căn bằng CO
2
/HCO
3.
Tảo phát triển tốt ở 6-
50‰, tuy nhiên độ mặn thích hợp nhất là từ 20 - 30‰. Tốc độ phát triển của tảo
Chaetoceros sp. càng tăng khi cƣờng độ chiếu sáng càng tăng, thƣờng thì cƣờng
độ chiếu sáng dao động từ 500 – 10000 lux, pH thích hợp là từ 7–8. Theo Nguyễn
Văn Công và ctv, (2012) thì điều kiện thích hợp để nuôi tảo đơn bào là ánh sáng:
6,000 – 8,000 lux; nhiệt độ : 25 – 35
0
C; độ mặn: 20 – 25‰; pH: 8,0 – 9,0.
Đặc điểm dinh dƣỡng: Theo Nguyễn Văn Công và ctv. (2012) môi trƣờng
dinh dƣỡng có ảnh hƣởng đến sự phát triển của tảo Chaetoceros sp. và ảnh hƣởng
trực tiếp đến sinh khối và chất lƣợng của vi tảo. Vì vậy, môi trƣờng nuôi cấy tảo
không chỉ đòi hỏi phải có thành phần dinh dƣỡng đầy đủ mà hàm lƣợng các chất
dinh dƣỡng cũng phải đảm bảo để tảo có chất lƣợng và sinh khối cao nhất,
Renaud et al. (2001) nhận thấy nhiệt độ tăng trƣởng tối ƣu của tảo Chaetoceros
sp. là 27-30
0
C. Theo Nguyễn Thị Hoài Hà (2010), chủng vi tảo Chaetoceros có
chứa thành phần acid béo không no quan trọng là EPA (Eicosa pentaenoic acid),
AA và đƣợc xem nhƣ 1 nguồn acid béo không no mạch cao; đặc biệt là acid
20:5w-3 (Lora –Vilchis và Voltolina, 2003). Ở loài Chaetoceros gracilis tỉ lệ
phần trăm trọng lƣợng khô của protein, lipid và carbohydrate lần lƣợt chiếm 12%,
7,2% và 4,7% nhƣng ở loài Chaetoceros calcitrans thì tỉ lệ này cao hơn nhiều

34%, 16% và 6% (Coutteau và Sorgeloos, 1992). Theo Đặng Thị Thanh Hoà và
ctv, (2005) nhiệt độ nuôi lúc 14h lên tới 36°C thì Chaetoceros sp. có thể phát
triển trong môi trƣờng phân NPK từ 0,08-0,12 g/L với độ mặn từ 15-25‰.
Mật độ: Theo Nguyễn Thanh Mai và ctv. (2009) thí nghiệm nuôi tảo
Chaetoceros sp. ở các mật độ 2.10
5
tb/mL, 4.10
5
tb/mL, 6.10
5
tb/mL, 8.10
5
tb/mL,
10
6
tb/mL, mật độ tối ƣu là 6.10
5
tb/mL. Thể tích nuôi càng lớn (từ 500L
(3.081,083±483,882 tb/mL) đến 15 m
3
(2.327,083±245,294 tb/mL)) thì mật độ
tảo đạt cực đại càng thấp (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2006).
Cƣờng độ ánh sáng phù hợp và kinh tế nhất cho tảo Chaetoceros gracilis
trong 1 lít là từ 2.160 đến 3.390 lux (Tôn Nữ Mỹ Nga, 2009).

Phƣơng pháp thu hoạch tảo
Tảo có thế đƣợc lắng bởi các hóa chất nhƣ Al
2
(SO
4

)
3
, FeCl
3
và NaOH. Các
chất này có chứa các cation (Al
3+
, Fe
3+
, Na
+
) sẽ phản ứng với phosphate hòa tan
tạo nên các muối phosphate kim loại kết tủa. Các cation này (điện tích dƣơng) có
điện tích trái dấu với các hạt sét hoặc các chất hữu cơ (tảo) (tích điện âm) khi đó
quá trình trung hòa điện tích sẽ xảy ra. Khi điện tích bị trung hòa tảo sẽ kết dính
với nhau làm gia tăng kích thƣớc và khối lƣợng của tảo làm chúng lắng xuống
- 8 -
nhanh hơn (Trƣơng Quốc Phú, 2008). Việc ly tâm tảo thì thƣờng đƣợc sử dụng
bắng máy tách, phụ thuộc theo từng loài tảo và tốc độ ly tâm của máy. Các tế bào
tảo đọng lại trên bề mặt vách máy ly tâm nhƣ một chất nhày đặc, chất này có thể
đƣợc bảo quản từ 1 - 2 tuần trong tủ đông, nhƣng tế bào tảo cũng sẽ bị giảm chất
lƣợng và chết dần khi bảo quản tảo trong một thời gian dài.

2.3 Một số nghiên cứu sử dụng tảo trong ƣơng nuôi các đối tƣợng thủy
sản
Trong nuôi trồng nhiều loài thủy hải sản, Chaetoceros sp. đƣợc sử dụng
làm thức ăn cho ấu trùng tôm, cá, nhuyễn thể và ấu trùng cua (Coutteau và ctv.,
1992). Khi cho tôm Penaeus orietalis ở giai đoạn Zoea ăn kết hợp hai loài tảo
Chaetoceros sp. và Dunaliella tertiolecta sẽ làm tăng tỉ lệ sống của ấu trùng (Cao
và ctv,. 1990). (Trích dẫn bởi Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004).

Trong sản xuất giống cua biển, thí nghiệm dùng các loài tảo
Nanochloropsis oculata và Chaetoceros sp. làm thức ăn cho ấu trùng cua thì với
tảo Chaetoceros sp. cho kết quả tốt hơn tảo Nanochloropsis oculata (Jo và ctv.,
1993, trích dẫn bởi Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004).
Thí nghiệm của Okauchi (1990) tìm hiểu về vai trò của tảo đối với ấu
trùng spat của trai (Pintctada fucata) và ông cho biết sức tăng trƣởng của spat cho
ăn tảo đơn độc chỉ có tảo Isochrysis galbana thấp hơn so với spat cho ăn kết hợp
tảo Isochrysis galbana và Chaetoceros garcilis (Trích dẫn bởi Trần Thị Thanh
Hiền và ctv., 2004). Quá trình tiêu hóa của ấu trùng Strombus gigas khi dùng tảo
Chaetoceros sp. nhanh hơn so với tảo Dunaliella tertiolecta (Aranda và ctv.,
1994).
Kết quả thí nghiệm của Chu (1989): nếu chỉ dùng một loại tảo
Chaetoceros gracilis cũng có thể cung cấp chế độ ăn đầy đủ dinh dƣỡng cho ấu
trùng tôm Metapenausensis từ giai đoạn Zoea đến giai đoạn postlarvae 6 với tỉ lệ
sống đạt 35-63% (Trích dẫn bởi Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004).
Knuckey et al. (2006) cho biết một kỹ thuật đƣợc áp dụng phổ biến trong
nuôi trồng thủy sản nhằm tạo ra dạng sinh khối vi tảo biển lắng bằng hóa chất,
Phƣơng pháp này sử dụng NaOH để điều chỉnh pH của môi trƣờng nuôi tảo vào
khoảng 10-10,6 và có bổ sung chất trợ lắng Magnafloc LT-25. Kết quả đã thu
hoạch thành công sinh khối vi tảo nhƣ: Chaetoceros calcitrans, C.muelleri,
Thalassiosira pseudonana, Attheya septentrionalis, Nitzschia closterium,
Skeletonema sp., Tetraselmis suecica và Rhodomonas salina với hiệu suất lắng
trên 80%. Việc sử dụng tảo lắng có hiệu quả sẽ góp phần làm giảm sự lãng phí,
chủ động đƣợc nguồn thức ăn, giảm chi phí (diện tích, thời gian, nhân công…)
cho các trại sản xuất giống nhuyễn thể (Lý Bích Thủy, 2012).

2.4 Một số nghiên cứu sử dụng tảo làm thức ăn cho Artemia franciscana
Nguyễn Văn Hòa và ctv. (2006) nghiên cứu các giải pháp nhằm năng cao
hiệu quả của nghề nuôi sinh khối Artemia trên ruộng muối tại ruộng muối Vĩnh
- 9 -

Châu – Bạc Liêu. Kết quả cho thấy sử dụng tảo Chaetoceros phân lập tại Vĩnh
Châu nuôi Artemia cho kết quả tốt hơn cho ăn các loài tảo khác (Nitzschia,
Oscillatoria…). Ngoài ra, khi so sánh hoạt động sinh sản của Artemia nuôi bằng
tảo Chaetoceros và tảo tạp thì thấy Artemia tham gia sinh sản lâu hơn cũng nhƣ
tổng số phôi cao hơn so với Artemia nuôi bằng tảo tạp.
Huỳnh Thanh Tới và ctv. (2006) đã nghiên cứu ảnh hƣởng của tảo
Chaetoceros sp. lên chất lƣợng Artemia sinh khối. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ
lệ sống và các chỉ tiêu sinh sản của nghiệm thức nuôi bằng tảo thuần vƣợt trội
hơn so với nghiêm thức nuôi bằng tảo tự nhiên. Nghiệm thức cho ăn bằng tảo
thuần thì sinh khối Artemia có hàm lƣợng HUFA khá cao (26,63 mg/g khối lƣợng
Artemia khô), trong khi đó Artemia cho ăn bằng tảo tạp chỉ có 7,22 mg/g khối
lƣợng Artemia khô. Ngoài ra, tác giả cũng nghiên cứu về Chaetoceros làm thức
ăn cho hệ thống ao nuôi Artemia. Kết quả nghiên cứu cho thấy nuôi nhân mật độ
tảo Chaetoceros sp. có thể đƣợc thƣc hiện trong bể nuôi 5m
3
và mật độ tảo có thể
đạt đến 2,2 – 2,5 triệu tb/mL sau 7 ngày nuôi.
Evjeno và Olsen (1999) đã nghiên cứu về mật độ tảo Isochrysis galbana
trong nuôi Artemia. Trong thí nghiệm này 6 nghiệm thức đƣợc triển khai với liều
lƣợng thức ăn đƣa vào từ 0,2 đến 20 mgC (carbon)/L, thời gian nuôi là 12 ngày
và nồng độ muối trong suốt quá trình nuôi là 34‰, nhiệt độ nƣớc đƣợc duy trì
trong khoảng 26 - 28
o
C. Kết quả cho thấy sự tăng trƣởng của Artemia chịu ảnh
hƣởng khá lớn của liều lƣợng thức ăn đƣa vào. Lƣợng thức ăn tối thiểu cần thiết
cho Artemia phát triển đã đƣợc xác định là 10 mgC/L, ở liều lƣợng này tăng trọng
của Artemia từ 2,3 µg/cá thể nauplli đã tăng lên 195±7,03 µg/cá thể. Đối với các
nghiệm thức đƣợc cho ăn với liều lƣợng thấp là 7; 5; 3 mgC/L thì sau 11 ngày
nuôi trọng lƣợng Artemia chỉ đạt 134±3,41; 88±3,53 và 29±3,09 µg/cá thể, theo
thứ tự. Còn ở liều lƣợng cho ăn thấp nhất là 0,2 mgC/L thì sau 11 ngày nuôi trọng

lƣợng Artemia giảm xuống từ 14 – 18 % trọng lƣợng thân.
Naegel (1999) trong thí nghiệm nuôi sinh khối của mình đã so sánh nuôi
Artemia bằng tảo Chaetoceros và thức ăn thƣơng mại Nestum (thức ăn cho trẻ
con). Kết quả cho thấy sau 14 ngày nuôi tỉ lệ sống và tăng trƣởng của hai nghiệm
thức này là nhƣ nhau nhƣng hàm lƣợng lipid của Artemia đƣợc cho ăn bằng thức
ăn Nestum cao hơn Artemia đƣợc cho ăn tảo Chaetoceros.
Lora-Vilchis và Voltolina (2003) đã thực hiện thí nghiệm sử dụng 2 loại
tảo Chaetoceros muelleri và Chlorella capsulata làm thức ăn cho Artemia. Sau 7
ngày nuôi thấy rằng Artemia khi đƣợc cho ăn với liều lƣợng 11,7; 23,4 và 46,8
mg/Lít/ngày với 2 loại tảo nêu trên thì tỉ lệ sống giữa các nghiệm thức là nhƣ
nhau (trên 80%) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Năm 2004, Lora-Vilchis
et al., tiếp tục sử dụng tảo Isochrysis sp. và Chaetoceros muelleri làm thức ăn
trong giai đoạn đầu của Artemia để nuôi sinh khối. Kết quả cho thấy sau 7 ngày
nuôi tỉ lệ sống của Artemia không khác biệt có ý nghĩa, ở nghiệm thức Artemia
cho ăn bằng tảo Isochrysis sp., tỉ lệ sống là 85% trong khi cho ăn tảo Chaetoceros
muelleri có tỉ lệ sống là 93%.

- 10 -
CHƢƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Vật liệu nghiên cứu
- Dụng cụ và hóa chất
 Keo thủy tinh (8L), hệ thống đèn chiếu sáng.
 Chai nhựa (1L), ống falcon (60 mL).
 Hệ thống sục khí: ống, dây sục khí, pipet, van chỉnh.
 Cốc thủy tinh, ống hút pipet, xô, thùng nhựa.
 Hóa chất: chlorine, NaOH, Polyaluminum Chlorine (PAC), KNO
3
,

Ethylen Diamin Tetraacetic Acid (EDTA), Na
2
SiO
3
, Na
2
HPO
4
,
FeCl
3
, MnCl
2.

 Dụng cụ khác: kính hiển vi, cân điện tử, máy đo độ mặn, test kiểm
tra pH, NH4, NO
2
, kH, chlorine, buồng đếm tảo Improved
Neubauer, máy bơm nƣớc.

- Nguồn nƣớc
 Nƣớc ngọt: dùng nguồn nƣớc máy.
 Nƣớc mặn: dùng nƣớc ót có độ mặn 96‰ để pha với nƣớc ngọt ra
độ mặn dùng cho bố trí thí nghiệm là 20‰.

- Nguồn giống
 Tảo Chaetoceros có nguồn gốc từ Bộ môn Thủy sinh học Ứng
dụng, Khoa Thủy Sản, trƣờng Đại học Cần Thơ.
 Artemia đƣợc ấp nở từ trứng bào xác dòng Artemia franciscana
Vĩnh Châu.


3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Ảnh hƣởng của các loại hóa chất khác nhau đến hiệu
suất lắng và tỷ lệ tế bào tảo còn nguyên vẹn.
Thí nghiệm đƣợc bố trí với 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần để
kiểm tra hiệu suất lắng và tỷ lệ tế bào tảo còn nguyên vẹn sau quá trình lắng và
bảo quan trong 15 ngày:
 Nghiệm thức 1: lắng tảo bằng NaOH (60 mg/L)
 Nghiệm thức 2: lắng tảo bằng NaOH (30 mg/L) và PAC (5 mg/L)
 Nghiệm thức 3: lắng tảo bằng PAC (10 mg/L)
(Trƣơng Quốc Phú, 2008)
Tảo thuần sau khi lấy về sẽ đƣợc nuôi cấy trong phòng lạnh cho đến khi
đạt đến mật độ cao nhất (thời gian khoảng 7 ngày) 5.10
6
– 6.10
6
tb/mL thì thu
hoạch và mang đi lắng theo ba nghiệm thức. Trong quá trình lắng tảo phải đƣợc
- 11 -
che ánh sang. Ngừng thu mẫu khi thấy tảo đã lắng tụ dày ở đáy hoặc hiệu suất đạt
hơn 80%.
Sau khi tảo lắng xuống sẽ đƣợc siphon và lấy phần tảo, tảo sẽ đƣợc bảo
quản trong ngăn mát ở tủ lạnh, đồng thời cũng đƣợc lấy mẫu để kiểm tra tỷ lệ tế
bào còn nguyên vẹn. Quan sát dƣới kính hiển vi trên buồng kính Improved
Neubauer. Việc lấy mẫu có thể ngƣng khi đến ngày thứ mƣời một tính từ ngày
mang mẫu vào bảo quản.

Thí nghiệm 2: Ảnh hƣởng của tảo Chaetoceros đƣợc lắng bằng hóa
chất khác nhau đến sinh trƣởng, tỷ lệ sống và một số chỉ tiêu sinh sản của

Artemia franciscana
Nuôi Artemia franciscana: thí nghiệm đƣợc bố trí với 4 nghiệm thức, mỗi
nghiệm thức đƣợc lặp lại 3 lần,
 Nghiệm thức 1: Tảo Chaetoceros ly tâm (nghiệm thức đối chứng)
 Nghiệm thức 2: Chaetoceros đƣợc lắng bởi NaOH
 Nghiệm thức 3: Chaetoceros đƣợc lắng bởi NaOH và PAC
 Nghiệm thức 4: Chaetoceros đƣợc lắng bởi PAC
(Theo nồng độ của thí nghiệm 1)

3.2.2 Hệ thống thí nghiệm
Nuôi tảo
Tảo đƣợc nuôi trong phòng có máy điều hòa nhiệt độ (26
o
C) sau 5-7 ngày
tiến hành thu hoạch và lắng, Mật độ tảo đƣợc xác định theo công thức:

Trong đó:
n là số tế bào tảo đếm đƣợc trong 64 ô nhỏ của buồng kính Improved
Neubauer và a là hệ số pha loảng,
Khi kiểm tra mật độ tảo đạt 5.10
6
– 6.10
6
tb/mL mang tảo lắng, mỗi keo 3-
4 L. Thấy tảo có hiện tƣợng lắng bắt đầu siphon nƣớc, thu mẫu tảo lắng, trữ lạnh
và kiểm tra tế bào nguyên vẹn.

Nuôi Artemia
 Nuôi chung
Artemia franciscana đƣợc ấp nở sau 20 - 24 giờ và bố trí trong các keo

nhựa hình chóp với mật độ thả nuôi là 150 con/L. Nƣớc nuôi đƣợc duy trì ở mức
30‰. Hệ thống đèn đƣợc mở liên tục ngày đêm, Sục khí đƣợc cung cấp ổn định
và liên tục cho các keo nuôi. Nhiệt độ đƣợc kiểm tra mỗi ngày vào buổi sáng (7h)
và chiều bằng (14h) bằng nhiệt kế thủy ngân. Các yếu tố môi trƣờng nhƣ: pH,
NO
2
-
, NH
4
+
đƣợc kiểm tra 5 ngày/lần bằng bộ test SERA.



- 12 -
 Nuôi riêng
Khi Artemia bắt cặp, chúng đƣợc thả nuôi trong các keo nhựa (1L) để xác
định sức sinh sản và phƣơng thức sinh sản. Cách quản lí và chăm sóc khác đƣợc
thực hiện tƣơng tự nhƣ khi nuôi chung.

3.2.3 Chăm sóc và quản lý
Chế độ cho ăn: Cho ăn 2 lần/ngày vào 7 và 17 giờ. Thức ăn là tảo
Chaetoceros với liều lƣợng nhƣ bảng sau:
Bảng 3.1: Chế độ cho ăn từ giai đoạn ấu trùng đến trƣởng thành của Artemia
(theo Ngô Thị Thu Thảo và Vũ Đỗ Quỳnh, 1992)
Ngày nuôi
Mật độ tảo (x 1000 tb/ml)
1
2 3 4
5 6 7

8 9 10
11 12 13
50
100
200
250
300

3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi
- Thu mẫu tảo lắng: cách một giờ thu mẫu một lần lấy 0,25ml formal +
9,75ml tảo trong keo lắng, lấy theo cột nƣớc để kiểm tra hiệu suất lắng của tảo.

- Công thức tính hiệu suất lắng (%):

Trong đó: C
i
là mật độ tảo trƣớc khi xử lý hóa chất; C
f
là mật độ tảo sau khi xử lý
hóa chất.
- Thu mẫu tảo để kiểm tra tế bào nguyên vẹn: cách một ngày sẽ thu mẫu
một lần 1ml tảo lắng và pha thêm 20ml nƣớc có độ mặn 20‰ để xác định mật độ
và tỷ lệ tế bào còn nguyên vẹn.
- Tỷ lệ tế bào nguyên vẹn: tỷ lệ sống (%)= (m/n) x 100
Trong đó: m là số tế bào còn nguyên; n là tổng số tế bào
- Chiều dài của Artemia đƣợc xác định bằng cách bắt ngẫu nhiên 5 con ở
mỗi nghiệm thức và đƣợc đo từ đỉnh đầu đến điểm cuối đuôi dƣới kính lúp có gắn
trắc vi thị kính.
- Công thức tính chiều dài:


Trong đó: a là số vạch đếm đƣợc; γ là chỉ số phóng đại của kính (0.8, 1, 1,5…)
- Tỷ lệ sống (%) = (số con thu đƣợc x 100)/ số con bố trí
- Số phôi/con cái: số trứng bào xác (cyst) và con Nauplii đƣợc sinh ra bởi
1 con cái

- 13 -
3.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tính toán các giá trị trung bình, độ lệch
chuẩn vá phƣơng pháp ANOVA trong chƣơng trình SPSS 16,0 (phép thứ
DUNCAN) để đánh giá sự khác biệt giữa những giá trị trung bình ở các nghiệm
thức (P<0,05).







































- 14 -
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả thí nghiệm 1: Ảnh hƣởng của các loại hóa chất khác nhau đến
hiếu suất lắng và tỉ lệ tế bào tảo còn nguyên vẹn.
4.1.1 Hiệu suất lắng và pH
Hiệu suất lắng của tảo Chaetoceros với các loại hóa chất khác nhau
Hiệu suất lắng tảo Chaetoceros sp. bằng các loại hóa chất đƣợc thể hiện
thông qua Bảng 4.1. Nhìn chung, có sự khác nhau rõ rệt giữa các nghiệm thức
qua từng thời gian thu mẫu, NT1 (lắng bằng NaOH) có hiệu suất lắng cao nhất,

Tại thời điểm 1,5 giờ, NT1 có hiệu suất lắng đạt 62,82% và khác biệt có ý nghĩa
thống kê (P<0,05) so với nghiệm thức 2 (NaOH+PAC) và nghiệm thức 3 (PAC).
Hiệu suất lắng bằng NaOH luôn cao hơn và không thay đổi trong suốt thời gian
thu mẫu tảo. Sau 9 giờ lắng, sử dụng NaOH đạt tốc độ lắng nhanh nhất (92,55%),
có sự khác biệt thống kê (P<0,05) so với nghiệm thức 3 (71,68%).

Bảng 4.1: Hiệu suất lắng (%) của tảo sau các thời gian thu mẫu (giờ)
Nghiệm
thức
Thời gian lắng (giờ)
1,5
3
4,5
6
7,5
9
NaOH
62,82±20,0
a
75,50±13,42
a
83,67±8,02
a
87,82±4,22
a
90,89±4,59
a
92,55±6,02
a
NaOH+

PAC
18,64±4,91
b
33,46±1,36
b
47,61±6,86
b
58,72±5,73
b
72,95±8,63
b
81,88±7,39
ab
PAC
19,18±3,41
b
27,93±3,91
b
37,88±1,95
b
49,17±4,31
b
62,75±5,15
b
71,68±9,67
b
Giá trị có các chữ cái giống nhau trong cùng một cột thì không khác biệt thống kê (P>0,05)

Kết quả thí nghiệm khác với nghiên cứu của Lý Bích Thủy (2012), tảo
Chaetoceros sp. lắng bằng Al

2
(SO
4
)
3
có tốc độ lắng nhanh nhất kế đến là FeCl
3

và NaOH với liều lƣợng hóa chất bằng nhau (50 mg/L). Theo Harith et al. (2009)
lắng tảo Chaetoceros calcitrans bằng NaOH kết hợp với chất trợ lắng Magnafloc
LT-25 và Magnafloc LT-27 với liều lƣợng ổn định là 0,1 mg/L, sau đó thay đổi
liều lƣợng NaOH thì nhận thấy rằng pH càng cao thì tốc độ lắng càng chậm.
Trong khi đó Knuckey et al. (2006) dùng NaOH kết hợp với Magnafloc LT-25
(0,5 mg/L) thì cho thấy khả năng kết dính thành cụm của Chaetoceros đạt 85 – 90
% với mật độ tảo ban đầu là 1 – 2.10
7
tb/ml.
Biến động của pH trƣớc và sau khi sử dụng hóa chất lắng tảo
pH tại thời điểm ban đầu đạt 8,0. Sau khi sử dụng hóa chất lắng, pH của
nghiệm thức 1 (NaOH) và nghiệm thức 2 (NaOH+PAC) chênh lệch nhau không
nhiều, dao động trong khoảng 8,7 – 8,8. Riêng đối với nghiệm thức 3, pH giảm
khoảng 0,5 so với pH ban đầu. Lý Bích Thủy (2012) nhận định pH phụ thuộc vào
hóa chất lắng tảo và liều lƣợng sử dụng, FeCl
3
và Al
2
(SO
4
)
3

làm giảm pH trong
khi NaOH làm tăng pH nƣớc. Điều này phù hợp với kết quả của thí nghiệm.

- 15 -
Bảng 4.2: Biến động pH trƣớc và sau khi lắng tảo
Nghiệm thức
pH (trƣớc)
pH (sau)
NaOH
8,0±0
a
8,8±0
b
NaOH+PAC
8,0±0
a

8,65±0,07
b
PAC
8,0±0
a
7,45±0,07
a
Giá trị có các chữ cái giống nhau trong cùng một cột thì không khác biệt thống kê (P>0,05)

4.1.2 Tỉ lệ tế bào còn nguyên vẹn
Biến động tỉ lệ tế bào tảo còn nguyên thông qua bảng 4.3. Các nghiệm
thức đƣợc lắng bằng PAC và PAC+NaOH có tỉ lệ tế bào tảo nguyên cao hơn so
với NaOH hay phƣơng pháp ly tâm, khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Vào

ngày thu mẫu đầu tiên, nghiệm thức 3 và 4 đạt tỉ lệ cao nhất (lần lƣợt là 93,67%
và 92,67%), trong khi các nghiệm thức khác chỉ đạt khoảng 88%. Tƣơng tự,
nghiệm thức 3 và 4 có tỉ lệ tế bào tảo cao nhất (79 – 80 %) trong ngày thứ 9,
nghiệm thức 1 (ly tâm) đạt 76% và nghiệm thức 2 (NaOH) là 74,33%. Sau 11
ngày bảo quản, nghiệm thức 3 (NaOH+PAC) và 4 (PAC) vẫn cao hơn có ý nghĩa
thống kê (P<0,05) so với sử dụng NaOH đơn thuần và tảo ly tâm.

Bảng 4.3: Tỉ lệ tế bào tảo còn nguyên vẹn (%) trong thời gian bảo quản
(ngày)
Nghiệm
thức
Ngày
1
3
5
7
9
11
Ly tâm
88,0±0,0
a
87,0±0,0
ab
86,67±0,71
c
78,67±0,71
b
76,0±0
ab
75,67±0,71

ab
NaOH
88,33±0,94
a
84,67±0,71
a
77,33±3,77
a
75,0±1,41
a
74,33±1,18
a
73,67±1,18
a
NaOH+PAC
93,67±1,18
b
88,33±1,18
b
83,33±1,89
b
81,0±2,36
bc
79±4,48
b
74,67±1,89
ab
PAC
92,67±0,24
b

87,67±0,94
ab
84,0±0,71
bc
82,0±2,83
c
80,0±1,41
b
79,0±1,41
b
Giá trị có các chữ cái giống nhau trong cùng một cột thì không khác biệt thống kê (P>0,05)

Tỉ lệ tế bào tảo nguyên vẹn trong thí nghiệm này cao hơn so với nghiên
cứu của Lý Bích Thủy (2012), trong ngày thứ 3, nghiệm thức tảo lắng bằng
NaOH là 82,38%, nghiệm thức ly tâm (81,79%) và thấp nhất (55,95%) ở nghiệm
thức lắng bằng Al
2
(SO
4
)
3
. Vào ngày thứ 9, tỉ lệ tảo nguyên vẹn cao nhất ở nghiệm
thức NaOH (67,55%), kế tiếp là tảo ly tâm (48,60%) và Al
2
(SO
4
)
3
(36,12%).
Tƣơng tự nhƣ vậy, sau 12 ngày bảo quản, nghiệm thức NaOH đạt 57,86%,

nghiệm thức ly tâm và lắng bằng Al
2
(SO
4
)
3
với tỉ lệ tế bào tảo nguyên vẹn lần
lƣợt là 41,12% và 27,31%.



4.2 Ảnh hƣởng của tảo Chaetoceros sp. đƣợc lắng bằng hóa chất khác nhau
đến sinh trƣởng, tỉ lệ sống và một số chỉ tiêu sinh sản của Artemia
franciscana

- 16 -
4.2.1 Các yếu tố môi trƣờng
Nhiệt độ
Vào buổi sáng, nhiệt độ là 25 - 26
0
C và buổi chiều là 28 - 31
0
C. Nhiệt độ
trong ngày dao động trong khoảng từ 25 - 31
0
C. Khoảng nhiệt độ này thích hợp
cho Artemia. Đối với Artemia franciscana dòng Vĩnh Châu, chúng có thể phát
triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 22 - 35
0
C (Nguyễn Văn Hòa, 2007). Theo

Nguyễn Văn Hòa và ctv. (2005) nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trƣờng
ảnh hƣởng trực tiếp đến sinh trƣởng và sinh sản của Artemia. Nhiệt độ quá thấp
(≤ 20
0
C) Artemia sẽ sinh trƣởng chậm hoặc chết rải rác và ngƣợc lại nhiệt độ quá
cao (> 36
0
C) gây ra hiện tƣợng chết, có khi chết hàng loạt, giảm khả năng sinh
sản và quần thể phục hồi rất chậm. Theo Sorgeloos (1980) nhiệt độ là một trong
những nhân tố chính ảnh hƣởng đến sự gia tăng mật độ quần thể Artemia hoặc
ngay cả sự vắng mặt tạm thời của chúng.
20
22
24
26
28
30
32
34
0 3 6 9 12 15
Nhiệt độ (
0
C)
Ngày TN (ngày)
Sáng 

Hình 4.1: Nhiệt độ của thí nghiệm trong thời gian nuôi

pH
pH trong suốt quá trình thí nghiệm dao động trong khoảng 7,8 – 8,0 và

không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Theo Treece (2001) cho rằng
Artemia có thể sống trong khoảng pH từ 7 - 10; ngƣỡng pH tối ƣu là 8 – 8,5. Kết
quả thí nghiệm cho thấy pH môi trƣờng nƣớc không gây ảnh hƣởng bất lợi lớn
cho sự phát triển của Artemia. Wurts và Durborow (1992) cho rằng pH nƣớc nằm
trong khoảng 8,42 - 9,03 là thích hợp cho sự sinh trƣởng của các loài thủy sản.
- 17 -
7.55
7.6
7.65
7.7
7.75
7.8
7.85
7.9
7.95
8
8.05
0 5 10 15
pH
Ngày nuôi
NT1 NT2 NT3 NT4

Hình 4.2: pH trong suốt quá trình thí nghiệm

Độ kiềm
Độ kiềm trong nƣớc vào ngày nuôi thứ 5 dao động từ 71,2 – 106,8
mgCaCO
3
/L. Sau 15 ngày nuôi, độ kiềm đo đƣợc là 142,4 mgCaCO
3

/L và không
khác nhau giữa các nghiệm thức. Wurts và Durborow (1992) nhận định môi
trƣờng có độ kiềm thấp pH dễ bị biến động hơn so với khi độ kiềm cao, độ kiềm
cao thì khả năng đệm tốt giúp pH ao nuôi ít biến động theo ngày đêm. Theo
Chanratchakool et al. (2003) độ kiềm thích hợp cho sự sinh trƣởng của tôm, cá
nằm trong khoảng 80 – 120 mgCaCO
3
/L và là khoảng thích hợp giúp ổn định pH
và tăng hàm lƣợng khoáng (Trƣơng Quốc Phú, 2010). Vào cuối thời gian thí
nghiệm, độ kiềm trong nƣớc tăng cao có thể ảnh hƣởng xấu đến tỉ lệ sống và tăng
trƣởng của Artemia.
- 18 -
40
60
80
100
120
140
160
0 5 10 15
Độ kiềm (mgCaCO
3
/L)
Ngày nuôi
NT1 NT2 NT3 NT4

Hình 4.3: Biến động độ kiềm trong thí nghiệm

Hàm lƣợng NO
2

-
Vào ngày 5, hàm lƣợng nitrite cao nhất (2 mg/L) ở nghiệm thức 1 (tảo ly
tâm), các nghiệm thức còn lại dao động từ 0,5-1 mg/L. Nitrite gây độc đối với các
động vật thủy sản ngay cả ở hàm lƣợng rất thấp 0,1 mg/L (Nguyễn Đức Hội,
2000). Kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Thu Thảo và Lý Bích Thủy (2013) cho
thấy khi sử dụng FeCl
3
và Al
2
(SO
4
)
3
lắng tảo làm thức ăn cho nghêu (Meretrix
lyrata) đã làm giảm đáng kể hàm lƣợng NO
2
-
trong môi trƣờng nuôi. Cuối thời
gian thí nghiệm, nitrite tăng cao (2-3 mg/L) có thể do sản phẩm thải của Artemia
hoặc lƣợng tảo cho ăn còn dƣ bị phân hủy trong nƣớc. Nitrite cao là trở ngại lớn
trong khi nuôi vì chúng là sản phẩm gây độc cho tôm cá. Boyd (1998) cho rằng
nitrite có nồng độ cao hơn 2 mg/L sẽ gây độc cho tôm cá, hàm lƣợng nitrite thích
hợp trong ao nuôi thủy sản phải thấp hơn 0,3 mg/L.
- 19 -
0
0.5
1
1.5
2
2.5

3
3.5
0 5 10 15
Nitrite (mg/L)
Ngày nuôi
NT1 NT2 NT3 NT4

Hình 4.4: Hàm lƣợng Nitrite trong thời gian thí nghiệm
Hàm lƣợng NH
4
+
Hàm lƣợng ammonia tăng dần trong quá trình nuôi. Nguồn nƣớc cấp vào
có lƣợng ammonia là 0,5 mg/L. Ammonia đạt khoảng 0,75-1 mg/L sau 5 ngày
nuôi. Hàm lƣợng ammonia tiếp tục tăng lên xấp xỉ 3 mg/L sau 15 ngày nuôi.
Theo Tất Anh Thƣ và Võ Thị Gƣơng (2010) NH
4
+
trong môi trƣờng nƣớc thƣờng
nhỏ hơn 0,5 mg/L, nếu nƣớc nuôi có NH
4
+
lớn hơn 2 mg/L đƣợc xem là giàu dinh
dƣỡng, hàm lƣợng NH
4
+
thích hợp trong ao tôm nên dao động trong khoảng 0,2 -
2 mg/L (Boyd, 1998). Theo Trƣơng Quốc Phú (2010) NH
4
+


không độc nhƣng
hàm lƣợng quá cao (>2 mg/L) gây biến động pH.
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
0 5 10 15
Amonia (mg/L)
Ngày nuôi
NT1 NT2 NT3 NT4

Hình 4.5: Hàm lƣợng Ammonia trong thời gian thí nghiệm

×