ĐẶT VẤN ĐỀ
Để hiểu được những hiện tượng thật sự của thế giới đang diễn ra xung quanh,
chúng ta phải tạo ra những mô hình. Nếu những mô hình này hợp lý, nó thực sự phản
ánh được thực tế thì nó sẽ giúp chúng ta đưa ra những quyết định thích hợp. Nếu
không những quyết định của chúng ta là hoang tưởng, không có thật. Kết quả là
chính những mô hình mà chúng ta tạo ra sẽ quyết định thái độ của chúng ta chứ
không phải là những sự kiện của thế giới xung quanh. Những mô hình không hợp lý
sẽ dẫn đến những quyết định không phù hợp và nó sẽ đem đến kết quả không như
mong muốn. Nắm được mô hình chi phí phù hợp, Nhà quản lý sẽ tạora những sản
phẩm, dịch vụ, quy trình phù hợp và có được những thông tin về gia tăng chi phí. Từ
đó nhà quản lý có thể cải thiện được chất lượng của những quyết định và dẫn dắt tổ
chức gặt hái nhiều thành công hơn trong tương lai.
Hầu hết những hiện tượng mà nhân loại đang đối mặt đều quá phức tạp nên
chúng ta khó có thể hiểu được một cách hoàn chỉnh. Nhờ có ngành tin học mà trong
công việc cũng như trong quan hệ gia đình có thể giảm bớt sự phức tạp. Tuy nhiên,
chúng ta cũng phải có vai trò trong thế giới, nơi mà những hiện tượng đó đang tồn tại.
Để làm được điều này chúng ta phải xây dựng những mô hình - những phiên bản đơn
giản và mang tính sáng tạo về những hiện tượng đó. Những mô hình này bao gồm
những phần quan trọng nhất của hiện tượng và các mối quan hệ giữa chúng.
Theo TS.Alfred Oxenfeldt - một chuyên gia về các quyết định kinh tế cho
rằng: "Bộ não hoạt động bằng cách xây dựng một phiên bản bên trong của thế giới
bên ngoài, kết luận này phản ánh rằng những phiên bản nội tại quan trọng hơn thế
giới thực bên ngoài; giá trị của những kết luận này phụ thuộc rất lớn vào những cái
bên trong có phản ánh một cách chính xác thế giới bên ngoài hay không?”. Nói một
cách khác, chính những mô hình về hiện tượng sẽ chi phối quyết định của chúng ta
chứ không phải là bản thân của những hiện tượng đó. Nếu mô hình của chúng ta hợp
lý thì những quyết định của chúng ta sẽ được dẫn dắt bởi những quan điểm chính xác
về thế giới thực. Ngược lại, chúng ta sẽ nhìn thế giới qua một lăng kính méo mó và
quyết định của chúng ta sẽ dựa trên những quan điểm sai lệch với thực tế.
Trang 1
PHẦN MỘT
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ VẬN DỤNG MÔ HÌNH ABC
TRONG VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ GIÁ TRỊ MÔ HÌNH ABC (Phương
pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động):
1. Quá trình hình thành:
Vào những năm 80, Các nhà quản trị của các công ty bắt đầu nhận thấy sự
thiếu sót của một trong những mô hình quan trọng nhất dùng để hỗ trợ cho việc ra
quyết định kinh doanh là mô hình chi phí. Hầu hết những mô hình chi phí sử dụng
trong những năm 80 đều được phát triển từ đầu thế kỷ, ở thời điểm mà lao động là
yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất, sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ
rất hạn chế. Tại thời điểm này, các mô hình chi phí được tạo ra đã phản ánh được đầy
đủ các bản chất kinh tế của các ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên khi tình hình kinh
doanh trở nên phức tạp, nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ gia tăng thì các công ty gặp
nhiều thất bại trong việc thay đổi mô hình của họ để phù hợp với sự thay đổi của điều
kiện thực tế. Qua nhiều năm thì việc tiếp tục sử dụng những mô hình chi phí không
còn phù hợp đã trở thành điều không ai bàn cãi, những công dụng của chúng từ lâu đã
bị lãng quên và cách sử dụng cũng trở nên hình thức hoá.
Cuối cùng vào giữa những năm 80, có những lời cảnh báo về sự nguy hiểm của
việc sử dụng các thông tin chi phí dựa trên những mô hình chi phí “truyền thống”. Họ
đã chứng minh một cách rõ ràng rằng việc sử dụng các thông tin chi phí dựa trên
những điều bất hợp lý trong những mô hình truyền thống đã phản ánh không đúng
những hiện tượng kinh tế và dẫn đến việc đưa ra những quyết định không phù hợp và
những hành động thiếu hiệu quả. Lúc này, những nhà lãnh đạo như là Robert Kaplan
ở Đại học Harvard, bắt đầu phát triển phương pháp luận mô hình chi phí mới, được
gọi là phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC – Activity Based
Costing) và sau này mở rộng thành một triết lý mới trong quản trị là quản trị dựa trên
hoạt động (ABM - Activity Based Management).
2. Giá trị mô hình ABC:
Khái niệm: Để có sản phẩm và dịch vụ bán ra thị trường thì đòi hỏi các tổ chức
phải tiến hành thực hiện các hoạt động để tạo ra chúng, những hoạt động này làm
phát sinh các chi phí. Các chi phí hoạt động của một tổ chức trước hết phụ thuộc vào
số lượng và chủng loại của sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty cung cấp, việc xác
định mức độ của mỗi hoạt động là cần thiết để xác định khối lượng và sự đa dạng lĩnh
vực kinh doanh, và sau đó tính toán chi phí cung cấp theo danh mục vốn đầu tư cho
những hoạt động đó. Ngược lại, chi phí cho những sản phẩm hoặc dịch vụ riêng biệt
có thể được xác định trước hết bằng cách phân bổ chi phí cho những hoạt động chủ
yếu phát sinh chi phí, và sau đó phân bổ chi phí của mỗi hoạt động cho các sản phẩm
Trang 2
và dịch vụ được làm ra thông qua các hoạt động chủ yếu tạo nên sản phẩm và dịch vụ
đó.
Sơ đồ 1
Sơ đồ 1 tóm tắt bản nội dung của khái niệm này. Phía bên trái của sơ đồ cho
biết sự tích luỹ về chi phí cho quá trình kinh doanh, còn phía phải của sơ đồ cho biết
việc phân bổ các chi phí cho những hoạt động để tạo ra sản phẩm và dịch vụ riêng
biệt. Khái niệm mới này tuy đơn giản nhưng rất hữu ích trong việc đưa ra một căn cứ
có tính sáng tạo và vững chắc điều chỉnh những mô hình chi phí lỗi thời xưa nay đã
ăn sâu trong tư duy của những người ra quyết định kinh doanh. Nắm được những mô
hình mới và hợp lý này thì việc điều hành bây giờ được dựa trên những quyết định và
hành động theo những hiện tượng kinh tế chứ không còn hoang tưởng nữa.
II. NHỮNG SAI LẦM TRONG THỜI GIAN ĐẦU VẬN DỤNG MÔ HÌNH:
Một điều không may là những người xem trọng về những lợi ích tiềm tàng của
mô hình ABC hay ABM không phải những người ra quyết định mà là những kế toán
viên, chuyên viên tư vấn và những chuyên gia về công nghệ thông tin. Những cá nhân
này xuất phát từ mong muốn của họ đã chủ động phát triển hệ thống phần mềm dựa
trên sổ cái chung mới để thay thế hoặc bổ sung cho hệ thống kế toán chi phí truyền
thống. Việc ứng dụng ABC/M như vậy chỉ phù hợp cho các kế toán viên, chuyên viên
Trang 3
Tỷ lệ chi
phí cho
sản
phẩm,
dịch vụ
Tích lũy chi phí
Thực hiện các
hoạt động
Các hoạt
động
Chi phí
thực hiện
các hoạt
động
Chi phí
Phân bổ
Chi phí trực
tiếp tính cho
các hoạt động
Chi phí
cho hoạt
động hổ
trợ
Chi phí
cho hoạt
động
chính
Chi phí trực tiếp
không phải l/đg
Phân bổ chi phí
Sản
phẩm
và dịch
vụ
Bắt đầu Kết thúc
tư vấn hoặc những chuyên gia về công nghệ thông tin. Đến năm 1991, ít nhất đã có
khoảng 10 phần mền ABC/M có giá trị sử dụng.
Những người ra quyết định, các cá nhân mà phương pháp dựa trên khái niệm
cơ sở hành động được đưa ra để đáp ứng nhu cầu của họ, tham gia vào quá trình này
một cách thụ động. Họ đã chấp thuận và ủng hộ quan điểm này nhưng lại dành ít thời
gian để hiểu các phương pháp và hướng dẫn cho cấp dưới trong suốt quá trình thực
hiện quy trình. Kết quả là, phương pháp truyền thống được cải tiến để thực hiện theo
phương pháp dựa trên cơ sở hành động mà thực hiện theo hệ thống ABC/M dựa trên
sổ cái chung đang sử dụng một trong những phần mềm có sẵn. Hàng trăm công ty đã
thừa nhận rất cần những thông tin chi phí chính xác hơn và đã theo đuổi việc cải tiến
các mô hình chi phí của họ bằng cách thực hiện hệ thống như thế. Điều chẳng may là
nguồn nhân lực và tài chính cần thiết để thực hiện và duy trì hệ thống như vậy khá
cao và chỉ có thể dùng được ở những tổ chức (công ty) lớn nhất. Điều này đã hạn chế
khả năng mở rộng của ABC/M sang các tổ chức rộng lớn và nguồn lực dồi dào.
III. NHỮNG KẾT QUẢ CỦA “CUỘC CÁCH MẠNG” ABC.
Vào năm 2003, Hiệp hội kế toán quản trị/Ernst & Young đã chỉ ra rằng 98%
trong 2000 giám đốc tài chính trả lời cuộc điều tra cho rằng thông tin chi phí được
cung cấp cho những nhà quản lý của họ là không chính xác, gần 38% cho rằng sự sai
lệch này là quan trọng.
Một cuộc điều tra khác được thực hiện vào năm 2003 bởi Narcyz Roztoci và
Sally M Schultz của trường đại học liên bang New York ở New Paltz và được đưa lên
trang web của Dr Roztoci chỉ ra rằng ABC đã được “thực hiện” chỉ đạt khoảng 21%
của những tổ chức được điều tra. Trên thực tế việc thực thi có thể thực sự thấp hơn
21% như đã được báo cáo. Trong 20 năm thảo luận việc ban hành chi phí với nhiều tổ
chức ở nhiều loại hình và quy mô, rất nhiều trong số họ đã có những thay đổi đơn
giản trong hệ thống chi phí của họ như chuyển từ là tỷ lệ chi phí lao động theo phân
xưởng sang tỷ lệ chi phí lao động theo nhiều loại và định nghĩa sự thay đổi đó là
"thực hiện ABC".
Việc xem xét các cuộc khảo sát cho thấy một kết quả như nhau. Trong số phát
hành tháng 5-2000 của tạp chí kế toán quản trị (UK), Thomas Kennedy phát biểu: "
Tỷ lệ chấp nhận ABC trên toàn thế giới cao nhất là 20% và số lượng ngày càng giảm
đi do đó cần phải được xem xét thêm. Vấn đề này thực tế đã làm thất vọng những
người ủng hộ nó, bất chấp việc marketing được mở rộng, có lợi nhuận cao và các dịch
vụ tư vấn được phát triển".
Nguyên nhân, hạn chế và thành công của ABC:
- Việc thực hiện ABC/M được xem như là những dự án công nghệ thông tin.
Mặc dù dự án công nghệ thông tin lớn có thể là một phương tiện phù hợp để thực
hiện phương pháp dựa trên cơ sở hành động tại các tổ chức rất lớn, nó ít khi là một
Trang 4
giải pháp thực tế ở các công ty nhỏ, vừa hoặc thậm chí là một vài công ty lớn. Đơn
giản là do những công ty này không có các nguồn lực để thực hiện dự án như thế.
Theo giám đốc điều hành của công ty IMA, Paul Sharman phát biểu: " Tính toán giá
thành dựa trên cơ sở hoạt động được nhận thức là giải pháp cho nhu cầu kế toán quản
trị của những tổ chức. Trong khi mỗi phương pháp (ABC và cân bằng điểm) có thành
công nhưng không đạt được các tiềm năng mà nó hướng đến. Có lẽ, công việc chuyên
môn của kế toán quản trị đã bị làm sai lệch do việc ứng dụng nóng vội mà chắc chắn
rằng khi các công ty tư vấn và phần mềm gặp khó khăn để thực hiện chúng.
- Hầu hết việc thực hiện dựa trên cơ sở sổ cái chung. Họ đưa ra quan điểm
tính toán chi phí dựa trên cơ sở chi phí trên sổ cái chung của các năm trước. Như đã
được trình bày ở sơ đồ 2, việc này không chỉ hạn chế việc sử dụng ABC/M cho “phân
bổ chi phí” mà còn giới hạn trong việc tập hợp các con số; chi phí kế toán tài chính
của các năm trước. Có thể các kế toán viên và các chuyên gia công nghệ thông tin
thích nhấn mạnh vào "dữ liệu cứng" trong quá khứ, nhưng người ra quyết định phải
tập trung vào tương lai.
Việc thực hiện với chi phí cao và giới hạn giá trị của thông tin về kết quả đạt
được, không có gì phải ngạc nhiên khi những người ra quyết định không xem xét việc
vận dụng ABC/M như là bước khởi đầu hữu hiệu về chi phí? Kết quả là, những nhà
điều hành và những nhà quản trị có một vai trò lớn trong những tổ chức (nếu 98%
khảo sát là đại diện) tiếp tục những quyết định và hành động của họ dựa trên thông
tin về chi phí được đưa ra bởi "phiên bản bên trong" không hoàn thiện của tổ chức
của họ. Kết quả của những quyết định không đúng và những hành động sai lầm là
nguyên nhân gây nên lãng phí lớn những nguồn lực và làm tổn hại khả năng của tổ
chức để thực hiện sứ mệnh của nó hoặc gia tăng giá trị cho chủ sở hữu.
Trang 5
Sơ đồ 2
Trang 6
Tỷ lệ chi
phí cho
sản
phẩm,
dịch vụ
Tích lũy chi phí
Thực hiện các
hoạt động
Các hoạt
động
Chi phí
thực hiện
các hoạt
động
Chi phí
Phân bổ
Chi phí trực
tiếp tính cho
các hoạt động
Chi phí
cho hoạt
động hổ
trợ
Chi phí
cho hoạt
động
chính
Chi phí trực tiếp
không phải l/đg
Phân bổ chi phí
Sản
phẩm
và dịch
vụ
Bắt đầu Kết thúc
Chi phí tích
lũy bị lờ đi
PHẦN HAI
PHƯƠNG PHÁP DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG
VÀ RA QUYẾT ĐỊNH
I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA PHƯƠNG PHÁP:
1. Những thuận lợi :
Những quyết định kinh doanh đúng đắn dựa trên những phương châm của quản
lý kinh tế - là khoa học trong việc cung cấp cho người ra quyết định những thông tin
kinh tế chính xác và phù hợp và giúp họ sử dụng thông tin đó một cách hiệu quả. Hầu
hết những thông tin kinh tế mà người đưa ra quyết định cần có đều liên quan đến chi
phí. Giá trị của phương pháp dựa trên cơ sở hoạt động là cấu trúc mà chúng cung
cấp những mô hình chi phí tiến bộ - "phiên bản bên trong" của thế giới bên ngoài -
nó phản ánh thực tế kinh tế của tổ chức". Nếu nắm được mô hình tính giá dựa trên cơ
sở hoạt động được thiết kế tốt, sẽ rất thuận lợi, giúp người ra quyết định:
- Có một mô hình kinh tế phù hợp mà với mô hình đó họ có thể nhận được
thông tin về chi phí một cách có hiệu quả.
- Có sự đo lường về chi phí chính xác và phù hợp mà họ cần để đưa ra những
quyết định một cách kinh tế và những hành động phù hợp.
2. Khó khăn:
Để thành công với phương pháp dựa trên cơ sở hoạt động, trước hết mô hình
sáng tạo - "phiên bản bên trong của thế giới bên ngoài" phải được sử dụng bởi các
nhà điều hành và quản lý. Điều này rất khó khăn vì sau những thập niên sử dụng
thông tin về chi phí dựa trên những mô hình truyền thống và không phù hợp, nhiều
người ra quyết định có kinh nghiệm tỏ ra rất thành thạo trong việc sử dụng chúng. Họ
hành động như thể họ tin những điều này giống như "cần cù bù thông minh" hoặc
"tất cả những chi phí quản trị đều được cân đối trong chi phí tổng thể". Trong một vài
trường hợp họ biết thông tin nhận được không đáng tin cậy, nhưng họ lại sử dụng
kinh nghiệm và trực giác để nghĩ ra “mưu mẹo” sáng tạo để sửa đổi những con số
trước khi đưa ra quyết định. Tuy nhiên, “phiên bản bên trong” không phù hợp của
tình hình kinh tế tổ chức dựa trên những mô hình chi phí truyền thống đã ăn sâu vào
trí óc của họ. Những nhà quản trị khác đã nhận ra sự không đầy đủ của thông tin chi
phí truyền thống và nghĩ ra quy trình ra quyết định mà có vẻ như điều hành tốt mà
không cần những thông tin chi phí truyền thống.
Mô hình chi phí có tính sáng tạo của những người ra quyết định có vai trò
quan trọng cho thành công của tổ chức hơn là máy móc nghĩ ra cách tính toán chi phí
để phù hợp với những mô hình này. Nếu “phiên bản bên trong của thế giới bên ngoài”
của người ra quyết định là không phù hợp thì sự chính xác của những con số do mô
hình đã sử dụng thì sẽ không có ý nghĩa. Những người ra quyết định sẽ tạo ra những
con số không chính xác và dẫn tới những kết luận không phù hợp. Sau đó, thử thách
Trang 7
đầu tiên là khôi phục lại mô hình chi phí cũ đã ăn sâu vào nhận thức của những
người ra quyết định và thay thế nó một cách kinh tế bằng mô hình phù hợp trên cơ sở
phương pháp hoạt động. Những cá nhân này thực sự đưa ra những quyết định về giá
cả, vốn hay điều hành các dịch vụ, hay đưa ra những chiến lược của công ty cần chấp
nhận một mô hình chi phí phù hợp và nhu cầu thông tin dựa trên mô hình đó. Không
có nhu cầu như vậy từ quản trị cấp cao ngay cả khi việc thực hiện ABC/M tốt nhất
cũng sẽ sớm bị bỏ đi và có khi bị quên lãng.
II. CHI PHÍ HỢP LÝ VÀ THIẾT KẾ MÔ HÌNH
1. Thiết kế mô hình
Những người ra quyết định thừa nhận sự cần thiết của mô hình chi phí mà nó
phản ánh thực trạng kinh tế của tổ chức họ. Yêu cầu tiếp theo của kinh doanh
là tạo ra một mô hình – không phải là mô hình hữu hình mà là “ một phiên bản
bên trong” hoặc mô hình sáng tạo về thực trạng kinh tế của tổ chức. Khi thiết
kế mô hình điều quan trọng là chúng ta phải nhớ rằng mục đích của mô hình là
những điều ẩn dấu bên trong chứ không phải là sự tính toán có trình độ kỹ
thuật cao.
Đặc điểm của một mô hình tốt:
- Là một phiên bản đơn giản của những hiện thực phức tạp. Độ đơn giản hoá
phụ thuộc vào mục đích sử dụng đã được định trước.
- Mục đích của mô hình đó là giải thích rõ hơn hiện tượng thực tế. Sự đơn giản
hoá đòi hỏi phải dễ hiểu và rõ ràng.
- Biểu mẫu miêu tả trung thực cho mục đích cụ thể và đối tượng cụ thể
- Mặc dù đơn giản hoá nhưng phải mô tả được những yếu tố chính và mối quan
hệ giữa chúng. Đơn giản hoá tức là loại bỏ những yếu tố không quan trọng.
- Mô hình là một công cụ có tính sáng tạo, một biên pháp hỗ trợ trong cả quá
trình. Vì thế, giá trị của nó được đánh giá chủ yếu bởi những kết luận hoặc quyết định
hợp lệ mà nó chỉ đạo.
- Mô hình có thể biểu diễn một lượng lớn thông tin
Trong khi phát triển một mô hình chi phí nhằm hỗ trợ cho những quyết định và
hành động quản trị của tổ chức quản lý thì phải ghi nhớ mục đích. Mô hình bao gồm
những yếu tố chính của hoạt động của tổ chức và nên loại bỏ những yếu tố không cần
thiết. Nó không nên cố gắng bao gồm tất cả mọi thứ, chỉ gồm những yếu tố mà có thể
tạo nên sự khác biệt cho người ra quyết định. Nó phải đơn giản đủ để hiểu và sử dụng
dễ dàng, nhưng cũng phải đủ phức tạp để che dấu đi tất cả những điều quan trọng.
Không được lẫn lộn giữa mô hình với phương tiện thông tin. Phương pháp chấp
nhận mô hình: Một phần mềm đặc biệt, một phần mềm tính toán của máy tính, giấy
Trang 8
và bút chì – đó không phải là vấn đề trong việc thiết kế mô hình. Đó là vấn đề được
đặt ra chỉ sau khi tạo ra được mô hình.
Hiển nhiên, việc tạo ra một mô hình tốt đòi hỏi rất nhiều sự đánh đổi. Sự đúng
đắn về mặt lý thuyết phải được cân bằng thông qua các cân nhắc thực tế, tính hoàn
hảo cũng quan trọng nhưng tính đơn giản cũng không kém phần quan trọng. Theo
giáo sư Oxenfeldt đã phát biểu “Sai lầm trong đánh giá tầm quan trọng của 1 tác động
thường ít nghiêm trọng hơn những sai lầm liên quan đến kết quả giám sát”. Nói một
cách khác, điều quan trọng là chúng ta phải xem xét những yếu tố mang tính phê bình
hơn là đo lường chính xác những yếu tố đó. Điều này dẫn đến một quan điểm về bản
chất quan trọng của việc thiết kế mô hình: Trong việc thiết kế mô hình chi phí thì sự
chính xác của mô hình quan trọng hơn là sự chính xác của thông tin được xử lý bởi
mô hình đó.
W.Edwards Deming đã từng chỉ ra rằng mọi quá trình đều có sự bắt đầu và kết
thúc. Khi bạn chú ý đến 15% đầu tiên của quá trình và làm đúng (điều kiện khởi đầu),
chắc chắn ít nhất 85% kết quả như bạn mong muốn. Việc thiết kế mô hình tính giá
dựa trên cơ sở hoạt động là 15% đầu của quá trình chấp nhận khái niệm dựa trên cơ
sở hành động. Nếu được thiết kế tốt, sự thành công của 85% còn lại là điều hiển
nhiên. Tuy nhiên, có quá nhiều tổ chức đã lãng phí phần lớn thời gian của họ vào việc
thực hiện chứ không phải vào việc thiết kế mô hình.
Thiết kế một mô hình tính giá dựa trên cơ sở hành động không phải là một khoa
học, nó là một kỹ năng. Nó không thể được làm theo một công thức chung. Nó đòi
hỏi phải có sự am hiểu về khái niệm dựa trên cơ sở hoạt động chứ không phải sự hiểu
biết sơ lược. Nó đòi hỏi khả năng làm nổi bật những vấn đề quan trọng của tổ chức,
bất kể có hay không việc quản lý của tổ chức biết những vấn đề này là quan trọng. Nó
đòi hỏi khả năng đánh giá hữu hiệu ý nghĩa của mỗi hoạt động làm sáng tỏ nhu cầu
thông tin của tổ chức. Nó đòi hỏi khả năng tạo ra nhiều sự thoả hiệp giữa sự đúng đắn
về lý thuyết, thực tế và khả năng duy trì được việc đó. Kết qủa là nó không nên được
làm cho rõ ràng.
Mô hình chi phí hợp lý của tổ chức được phát triển, công cụ hỗ trợ quyết định
phải được phát triển để phản ánh mô hình đó. Tuy nhiên, trước khi chuyển đổi "phiên
bản bên trong" hợp lý vào công cụ mà nó hỗ trợ tiến trình ra quyết định, có hai vấn đề
cần phải được chú ý:
- Những chi phí nào sẽ thích hợp với những người ra quyết định.
- Sự khác nhau giữa chi phí kế toán và chi phí kinh tế.
2. Chi phí hợp lý và mâu thuẫn giữa chi phí kinh tế với chi phí kế toán:
2.1 Chi phí hợp lý
Một mô hình phản ánh trung thực bản chất và đưa ra những thông tin về chi phí
chính xác thì rất tuyệt vời, nhưng nó sẽ không hỗ trợ hữu hiệu các quyết định quản trị
Trang 9
nếu như những thông tin chi phí mà nó cung cấp không phù hợp. Có 3 loại chi phí
"hợp lý" cơ bản mà những người điều hành cần nếu muốn đưa ra những quyết định
tốt:
- Thông tin chi phí của những sản phẩm hoặc dịch vụ toàn bộ là cần thiết cho
việc quyết định đưa ra giá bán. Hệ thống kế toán chi phí được thiết kế tốt sẽ cung cấp
những chi phí này tại một mức sản lượng cố định và lĩnh vực kinh doanh nhất định.
Tuy nhiên, những người ra quyết định phải đo lường được những chi phí đó cho
nhiều mức sản lượng thay đổi và những lĩnh vực kinh doanh đa dạng.
- Thông tin chi phí gia tăng là cần thiết cho các quyết định kinh doanh mà nó yêu
cầu "sự thay đổi thuần" trong toàn bộ chi phí kinh doanh đưa đến phương hướng hành
động.
- Thông tin chi phí về hoạt động hoặc quá trình cần thiết để hỗ trợ cho việc kinh
doanh tách ra khỏi chi phí của quá trình kinh doanh then chốt mà có thể được sử dụng
để đánh giá và đo lường sự cải tiến liên tục của nó, định hướng vào khách hàng, cung
cấp chuỗi quản trị và nghiên cứu thành lập
Sơ đồ 3
Trang 10
Chi phí
thực hiện
các hoạt
động
Chi phí
Tỷ lệ chi
phí cho
sản
phẩm,
dịch vụ
Thực hiện các
hoạt động
Các
hoạt
động
Phân bổ
Chi phí trực
tiếp tính cho
các bộ phận
Chi phí
cho hoạt
động hổ
trợ
Chi phí
cho hoạt
động
chính
Chi phí trực tiếp
không phải l/đg
Sản
phẩm
và dịch
vụ
Bắt đầu
Kết thúc
Chi
phí
hoạt
động
hoặc
quá
trình
chi
phí
gia
tăng
Chi
phí
toàn
bộ
Thông tin chi phí đòi hỏi để hỗ trợ cho một quyết định cụ thể là duy nhất đối với
quyết định đó. Một cơ hội có thể rất hấp dẫn vào ngày thứ ba nhưng có thể không
được hấp dẫn vào thứ 4 bởi vì có thay đổi hoàn cảnh của công ty. Phương pháp mà
trong đó mô hình chi phí được chấp nhận phải cho phép nhà quản trị và quản lý sử
dụng mô hình đó để đo lường cả ba loại thông tin chi phí và nếu mô hình đáp ứng nhu
cầu ra quyết định của họ. Nhìn vào sơ đồ 3, cấu trúc cơ bản của ABC cung cấp căn cứ
để phát triển ba loại thông tin chi phí tại nhiều mức sản lượng thay đổi và lĩnh vực
kinh doanh đa dạng.
2.2 Chi phí kinh tế mâu thuẫn với chi phí kế toán:
Những người ra quyết định có thể gạt bỏ việc bắt đầu tính toán chi phí bằng việc
đo lường theo nguyên tắc kế toán chung đã được chấp nhận (GAAP). Hệ thống kế
toán chi phí tính những chi phí sử dụng quy ước của GAAP nếu họ sử dụng báo cáo
tài chính nhưng chi phí kế toán không giống như chi phí kinh tế và chỉ có chi phí kinh
tế là chi phí phù hợp cho quyết định kinh doanh. Bất kỳ một hệ thống nào mà nó sử
dụng chi phí sổ cái chung thì không đầy đủ từ lúc khởi đầu.
Có hai yếu tố dẫn tới sự không đầy đủ này:
- Thứ nhất, chi phí trên sổ cái chung trình bày chi phí lịch sử tại mức sản lượng
cố định và lĩnh vực kinh doanh nhất định và phương pháp hoạt động xác định. Thông
tin rất giới hạn trong điều kiện này đã được biểu diễn ở sơ đồ 2. Người ra quyết định
có thể tìm thấy mối quan tâm về lịch sử nhưng những gì họ thật sự cần biết là chi phí
tương lai ở nhiều mức sản lượng và sự đa dạng kinh doanh và phương pháp hoạt
động đan xen.
- Thứ hai, sự đo lường của chi phí kinh tế và kế toán khác nhau đáng kể. Phạm vi
của vấn đề này là rất rộng lớn và không thể được đề cập một cách đầy đủ đề án ngắn
này, nhưng một danh sách các nội dung khác nhau giữa GAAP và chi phí kinh tế. Sự
khác nhau chính tồn tại trong những nội dung sau:
- Nghiên cứu và phát triển.
- Sự giảm giá hàng bán.
- Phụ phí
- Bảng cân đối kế toán điều chỉnh
- Sự chấp nhận chi phí
- Chi phí vốn
III. CÔNG CỤ HỖ TRỢ CHO MÔ HÌNH ABC:
Việc lựa chọn mô hình tính giá dựa trên cơ sở hoạt động bằng cách thực hiện
một hệ thống phối hợp sử dụng chuyên môn hoá phần mềm ABC là phù hợp cho một
số chứ không phải toàn bộ các tổ chức. Những tổ chức mà tập trung vào kỹ thuật thay
vì vào mô hình sẽ không bao giờ có được lợi ích từ điểm mạnh của ABC/M. J.T.
Trang 11
Fisher, giám đốc tài chính của Delta Connection, đã dẫn chứng trong mùa hè năm
2004 một bài viết của tạp chí CFO-IT nói "các công ty cũng đã nghiên cứu sau nhiều
chi phí và thất bại thì kỹ thuật đó chỉ là một phần của giải pháp và thỉnh thoảng
không phải là một phần lớn. Kỹ thuật chỉ thực sự vận hành khi nó giúp bạn lột bỏ
cách làm cũ và chấp nhận thực tế mới. Đó là khi bạn có đạt được hiệu quả lớn. Nhưng
kỹ thuật gần đây nhất thì không làm cho bạn sản xuất tốt hơn". Chẳng phải kế toán
cũng chẳng phải IT hướng vào điểm khởi đầu dựa trên cơ sở hoạt động. Nó là sự thể
hiện của người ra quyết định.
Một doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn 500 lao động ít khi cần "một hệ thống",
một doanh nghiệp có quy mô hơn 2000 công nhân cần một hệ thống và nhiều yếu tố
(phức tạp, biến đổi, tự động) để kiểm tra sự tương xứng giữa "một hệ thống".
Để đưa ra sự quản lý với thông tin chi phí phù hợp và chính xác thì nó cần sự hỗ
trợ những quyết định tuy nhiên việc lựa chọn cảm tính để chấp nhận một mô hình
tính giá trên cơ sở hoạt động thì cần được cung cấp cả ba loại quyết định về thông tin
chi phí (Tập hợp đầy đủ, gia tăng, hoạt động/ tiến trình) và cung cấp cho chúng nhiều
mức sản lượng và kinh doanh hỗn hợp. Một hệ thống mà đưa ra chi phí sổ cái tổng
quát (đại diện chi phí kế toán tại một sản lượng cố định và kinh doanh hỗn hợp) và
biến đổi chúng đúng theo lý thuyết sẽ đưa ra một phần nhỏ của thông tin chi phí cần
thiết. Nó cung cấp những thông tin" kinh tế"đáng ngờ, thông tin chi phí không gia
tăng và tập trung đầy đủ và những thông tin chi phí hoạt động/tiến trình chỉ tại một
mức sản lượng và kinh doanh hỗn hợp (hoặc kinh doanh hiện hành).
Để đạt được hiệu quả thì công cụ cho việc liên kết một mô hình chi phí vào hệ
thống hỗ trợ quyết định của tổ chức thì phải:
1. Bắt đầu tại bất kỳ sản lượng và kinh doanh hỗn hợp nào.
2. Nhận diện những hoạt động đòi hỏi sự hỗ trợ sản lượng và kinh doanh hỗn
hợp đó.
3. Nhận diện các chi phí để cung cấp cho tất cả các hoạt động này.
4. Phân chia các chi phí được nhận diện cho những hoạt động tương ứng.
5. Phát triển tỷ lệ phân bổ chi phí của các hoạt động cho các sản phẩm và dịch
vụ.
6. Sử dụng tỷ lệ này để phân bổ chi phí cho sản phẩm hoặc dịch vụ.
Bước 1 đến bước 3 được dùng để lập tổng chi phí ở nhiều mức sản lượng và mức
tiêu thụ hỗn hợp, bước 4 để kiểm tra các chi phí hoạt động, bước 5 và 6 để tính chi
phí các sản phẩm và dịch vụ riêng biệt. Việc so sánh tổng chi phí “trước” và “sau” tạo
ra thước đo chi phí có thể gia tăng.
Trang 12
PHẦN BA
KẾT LUẬN
Những hiện tượng của thế giới thực không hướng dẫn những người ra quyết định
trong việc đánh giá lựa chọn của họ. Những mô hình mà họ dùng để hiểu những hiện
tượng đó mới hướng dẫn họ. Khi những mô hình đó không phù hợp thì các quyết
định của họ không phù hợp và hành động của họ là không không hiệu quả.
Tính giá dựa trên cơ sở hành động là đơn giản nhưng là công cụ quan trọng được
phát triển để khắc phục những mô hình thiếu sót của người ra quyết định: Mô hình
cung cấp thông tin chi phí để tạo ra quyết định kinh doanh xác thực và vững chắc.
Việc phát triển cả hai, mô hình có tính sáng tạo và mô hình hữu hình hợp lý là phù
hợp với năng lực của bất kỳ tổ chức nào. Tuy nhiên, sự chấp nhận mô hình ABC/M
thì phổ biến trong lĩnh vực kế toán, tư vấn, kỹ thuật thông tin, chứ không phải là
những người ra quyết định, những cá nhân mà thành công của họ phụ thuộc vào kết
quả của ABC/M. Kết quả là nó được chấp thuận trong các dạng dựa trên hệ thống
theo hình thức sổ cái chung, hệ thống phần mềm hướng dẫn, một phương pháp chỉ có
thể hiệu quả chi phí trong các tổ chức lớn và phức tạp.
Những người ra quyết định không cần thông tin kế toán chi phí chính xác mà họ
cần thông tin kinh tế để hỗ trợ tiến trình ra quyết định. Tuy nhiên trước khi quan
niệm chi phí dựa trên cơ sở hoạt động được chấp nhận thì những cản trở lớn phải
được loại bỏ. Những nhà điều hành phải áp dụng tình hình thực tế vào tình hình quản
lý. Đây là một tiến trình hiệu quả nhằm thúc đẩy tính sẳn có của thông tin, phát triển
lợi ích của hệ thống thông tin chính xác, phù hợp vào trong một mô hình chi phí hữu
hiệu.
Khi người ra quyết định yêu cầu thông tin chi phí chính xác thì tổ chức phải xây
dựng mô hình chi phí có tính sáng tạo mà mô hình này kết hợp được tất cả những yếu
tố và hành vi kinh tế quan trọng. Mô hình này sẽ đóng vai trò như là phiên bản bên
trong của tổ chức và giúp cho người ra quyết định hiểu rõ hơn làm thế nào để kiểm
tra kết quả của hành động và quyết định của họ.
Bước cuối cùng là phát triển những công cụ tính toán vật chất mà những công cụ
này tạo điều kiện cho bộ phận quản lý lượng một cách chính xác chi phí hợp lý cho
bất kỳ một tính huống quyết định nào. Điều này có thể đưa ra một mô hình dựa trên
vi tính,phần mềm abc hoặc mô hình bằng giấy và viết chì đơn giản. Phương pháp hữu
hiệu nhất phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của tổ chức.
Nhà quản trị cần có thông tin chi phí chính xác và phù hợp để hỗ trợ vô số các
quyết định mà họ đưa ra hàng ngày (Những thông tin này ít khi phù hợp với họ). Khi
họ có được thông tin chi phí từ một mô hình phù hợp và nghiên cứu sử dụng nó một
cách hữu hiệu thì chất lượng các quyết định của họ sẽ cải thiện và kéo theo thực trạng
tài chính của tổ chức họ được tiến triển tốt./.
Trang 13