Tải bản đầy đủ (.docx) (248 trang)

LẬP dự án đầu tư xây DỰNG hệ THỐNG tưới BT1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 248 trang )

MỤC LỤC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG TƯỚI
BT1
PHẦN I: TÌNH HÌNH CHUNG
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC
1.1.Điều kiện tự nhiên của khu vực
1.1.1.Vị trí địa lý và địa hình tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực BT1 nằm ở địa phận huyện Đại Từ, thuộc tỉnh Thái Nguyên hiện
nay (trước là tỉnh Bắc Thái).
Tọa độ địa lý của huyện Đại Từ: Nằm trong tọa độ từ 21
0
30 đến 21
0
50 vĩ độ
Bắc và từ 105
0
32 đến 105
0
42 độ kinh đông.
Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên,
cách thành phố Thái Nguyên 25km. Khu vực BT1 gồm có 4 xã: Ký Phú, Cát Nê,
Vạn Thọ và một phần của xã Văn Yên. Với các vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp xã Lục Ba, thị trấn Đại Từ và hồ Núi Cốc.
- Phía Nam giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên.
- Phía Đông giáp dãy Núi Trước và hồ Núi Cốc.
- Phía Tây Bắc giáp dãy Tam Đảo
1.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Khu tưới với diện tích 860 ha tương đối tập trung, tạo thành một dải theo
hướng Nam – Bắc dọc theo suối Ký Phú kẹp giữa dãy núi Trước và dãy núi Tam


Đảo.
Cao trình cao nhất:+86mở khu vực xóm Chuối, xã Ký Phú.
Cao độ thấp nhất: +46m ở khu vực hồ Núi Cốc, thuộc xã Vạn Thọ.
Khu tưới tương đối bằng phẳng,dốc đều từ Nam xuống Bắc và từ Tây sang
Đông,có chiều dài trung bình 6,5 km và chiều rộng trung bình 1,8km. Cao trình
bình quân khu tưới 57m.
Lưu vực hồ mở rộng ở thượng nguồn với bề rộng khoảng 601m. Theo hướng
dốc theo chiều dòng chảy, độ rộng lưu vực giảm nhanh, có chỗ còn khoảng 3km và
thu hẹp dần. Lưu vực hồ tại tất cả các phía đều là núi bao bọc, tập trung nước từ núi
cao xuống thung lũng và tạo thành vùng trũng rất thuận tiện cho xây dựng hồ chứa.
Với địa hình, địa mạo như vậy khu vựcBT1 là nơi có tiềm năng phát triển
nông nghiệp: có cánh đồng tập trung và tương đối bằng phẳng nên có thể trồng các
cây lương thực và thực phẩm.
1.1.2.Tình hình khí tượng thủy văn
Có hai trạm Ký Phú và Đại Từ gần tuyến công trình nhất có số liệu đo đạc lớn
hơn 20 năm, trong đó trạm Ký Phú gần ngay tuyến công trình nên cũng có thể đại
biểu cho mưa trên khu tưới của hồ. Trạm mưa Đại Từ có số liệu dài 37 năm, có cả
các tài liệu đo khí tượng như nhiệt độ độ ẩm, gió, bốc hơi,…nhưng xa tuyến công
trình và khu tưới hơn 11km nên cũng có thể sử dụng trong tính toán khi cần thiết.
Bên trong lưu vực hồ chứa không có trạm đo mưa hoặc dòng chảy nào.Tuy
nhiên khu vực xung quanh hồ chứa có một số trạm thủy văn có số liệu đo dạc tương
đối như trong bảng 1.
Bảng 1.1:Tình hình các trạm đo mưa,dòng chảy khu vực xung quanh hồ chứa
Tên trạm đo Diện tích lưu vực (km
2
) Vị trí so với tuyến công trình
1.Trạm đo mưa
Ký Phú Cách 0,4km về phía Bắc
Đại Từ Cách 11km về phía Bắc
Cầu Mai Cách 22km về phía Đông Bắc

2.Trạm thủy văn
Cầu Mai 27,7 Cách 22km về phía Đông Bắc
Tân Cương 548 Cách 7km về phía Đông Bắc
1.1.2.1.Tình hình khí tượng
Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, nên khí hậu của tỉnh
Thái Nguyên mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Song do sự khác biệt rõ nét ở độ cao và địa hình, địa thế nên trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên hình thành các cụm tiểu vùng khí hậu khác nhau như vùng lạnh nhiều,
vùng lạnh vừa, vùng ấm.
Đại Từ là 1 trong các huyện nằm trong vùng ấm của tỉnh Thái Nguyên. Để
làm rõ hơn các đặc điểm về khí tượng trong khu vực BT1, em có sử dụng tài liệu
của 1 số trạm khí tượng như Ký Phú, Thái Nguyên, Đại Từ.
a)Về mưa
Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là dãy núi Tam Đảo có cao độ 1140m
so với mặt biển bao bọc Đại Từ thường có lượng mưa lớn nhất Tỉnh, trung bình
lượng mưa hàng năm từ 1800mm – 2000mm. Tuy nhiên, lượng mưa vào mùa khô
(từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) chỉ chiếm 6 -9% lượng mưa cả năm, đặc biệt là
tháng 12 và tháng 1, 2 mưa rất ít. Ngược lại những tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến
tháng 10) thì lượng mưa lại rất lớn, gây ngập úng trong cánh đồng.
Như vậy, cả lượng mưa và phân phối mưa đều không đáp ứng được yêu cầu
của nông nghiệp. Thêm nữa, Đại Từ là khu vực miền núi nên hiện tượng lũ quét, sạt
lở đất diễn ra vào mùa mưa lũ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển nông
nghiệp
Bảng 1.2: Lượng mưa trung bình tháng của 1 số trạm quanh khu vực tưới
BT1(mm) (năm 1996)
Trạm
Thái Nguyên Ký Phú Đại Từ Cầu Mai
Tháng
I 17,7 0 0 1,5
II 17 0 0 23,1

III 239,9 51,3 173 48,2
IV 32,6 47,6 101,7 51,5
V 254,8 185,8 125,3 346
VI 634,2 561 509,8 141,4
VII 333,1 348 187,3 124,3
VIII 374 492 326,6 511
IX 118,9 155 124,7 260,7
X 116,3 63 56,6 180
XI 101 247,4 131,2 16,5
XII 5,2 12,4 0 7,4
Cả năm 2244,7 2163,5 1736,2 1711,6
b) Về nhiệt độ
Khu vực có nhiệt độ tương đối ôn hòa, chênh lệch giữa các tháng trong năm
không lớn.
Nhiệt độ
trung bình hàng năm: 22 - 27
0
C
Nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất: 28,80C
Nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất: 16,6
0
C
Bảng 1.3: Nhiệt độ không khí trung bình tháng - Trạm Thái Nguyên (
0
C)
Năm
2000 2001 2002 2003 2004
Tháng
I 18,1 18,1 17,1 16,2 16,6
II 15,7 17 18,9 20,3 17,5

III 19,7 21 21,7 21,4 20
IV 24,8 23,8 25,1 25,6 23,7
V 26,9 26,9 27,1 28,3 25,9
VI 27,9 28,5 28,6 29,1 28,7
VII 29 28,4 28,5 29 28
VIII 28,9 28,3 27,9 28,6 28,8
IX 26,9 27,9 26,8 27 27,7
X 24,9 25,7 24,5 25,3 25,1
XI 20,9 20,3 20,7 22,8 22,4
XII 19,9 17,4 18,3 17,6
TS 283,6 283,3 285,2 291,2
TB 23,6 23,6 23,8 24,3
c) Độ ẩm
Do mưa nhiều khí hậu thường ẩm ướt nên độ ẩm trung bình từ 70 – 80%.
Độ ẩm trung bình tháng cao nhất: 85,9%
Độ ẩm không khí tháng trung bình thấp nhất: 76,5%.
Bảng 1.4: Độ ẩm không khí trung bình tháng - Trạm Thái Nguyên (%)
Năm
2000 2001 2002 2003 2004
Tháng
I 79 79 75 75 79
II 87 86 82 79 83
III 87 86 82 79 83
IV 84 89 83 81 87
V 82 82 82 81 84
VI 83 84 83 79 80
VII 83 87 84 83 87
VIII 84 86 84 84 84
IX 82 82 80 83 83
X 85 83 79 77 75

XI 74 75 78 73 80
XII 74 77 81 70
TS 984 996 973 944
TB 82 83 81 79
d) Tổng số giờ nắng
Tổng số giờ nắng trung bình năm: 118, 2
Tổng số nắng trung bình tháng cao nhất: 180
Tổng số giờ nắng trung bình tháng thấp nhất: 35
Bảng 1.5: Tổng số giờ nắng tháng - Trạm Thái Nguyên (giờ chẵn)
Năm
2000 2001 2002 2003 2004
Tháng
I 55 59 55 114 24
II 30 30 16 58 58
III 42 51 23 73 32
IV 74 52 103 103 87
V 125 136 146 177 113
VI 127 171 136 177 173
VII 215 163 110 229 101
VIII 182 162 158 158 193
IX 146 175 146 164 170
X 158 101 140 144 144
XI 184 173 107 125 110
XII 110 58 52 106
TS 1448 1331 1192 1628
TB 121 111 99 136
e) Tốc độ gió
Tốc độ gió năm trung bình nhiều năm: 11,74(m/s).
Bảng 1.6: Tốc độ gió trung bình tháng - Trạm Thái Nguyên (m/s)
Năm

1985 1986 1987 1988 1989
Tháng
I 10 13 9 10 18
II 16 16 13 18 13
III 14 17 12 15 12
IV 12 18 13 12 16
V 15 11 18 17 15
VI 12 13 13 15
VII 16 12 12 12 11
VIII 11 8 14 13 8
IX 11 7 7 13 9
X 13 8 12 11 12
XI 14 9 11 12 13
XII 11 9 8 7
TB 12 11,92 11,92 12,82 12,42
f) Lượng bốc hơi
Bảng 1.7: Bốc hơi ống Pitche – Trạm Đại Từ (mm)
Năm
1985 1986 1987 1988 1989
Tháng
I 45,6 23,6 58 58,1 39,8
II 35,1 30,4 92 46,4 25,2
III 49,8 39,5 72,3 58,5 29,5
IV 42,1 55,3 49,3 54,5 59,2
V 77,1 81,3 60,3 102,3 63,5
VI 70,5 77,3 76 79,8 91
VII 83,9 75,5 67,2 62,2 68,5
VIII 58 52,2 73,8 63,4 49,6
IX 65,7 62,4 71,9 67,7 68,4
X 36,6 72,6 60,2 57,5 54,7

XI 29,3 50,2 64,2 39,1 70,7
XII 55,7 56 54,3 75,3 69,5
Cả năm 649,4 676,3 799,5 764,8 689,6
1.1.2.2. Tình hình thủy văn
+) Đặc điểm sông ngòi:
Khu tưới có mạng lưới sông suối khá dày đặc. Như suối Hai Huyện, suối Cầu
Bến, suối Đá Đen, suối Mang Tin, suối Ký Phú.
Các suối như Hai Huyện, Mang Tin, Cầu Bến, Đá Đen, Hàm Long là các suối
nhỏ, có diện tích từ 1- 2 km
2
. Lượng nước do các con suối này khá nhỏ, không đủ
đáp ứng cho nhu cầu nông nghiệp.
Suối Ký Phú có diện tích 17km
2
, bắt nguồn từ một vùng núi cao của dãy Tam
Đảo, với các đỉnh có cao trình khoảng 1400m so với mặt biển. So với các khu vực
khác trên lưu vực sông Cầu, đây là vùng cao nhất, địa hình dốc, chia cắt, nhất là ở
thượng nguồn. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Nam –Đông Bắc, cao trình mặt
đất tại tuyến công trình chỉ còn 85m và tại khu tưới chỉ còn khoảng 50m.
Do vậy, suối Ký Phú là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho khu vực ở đây.
Bên cạnh đó còn có hệ thống sông Công có lưu vực 951km
2
bắt nguồn từ vùng
núi Ba Lá huyện Định Hóa chạy xuống theo hướng Bắc Nam với chiều dài chạy qua
huyện Đại Từ khoảng 2km. Dòng sông này bị chặn ở Đại Từ tạo thành hồ Núi Cốc
có mặt nước rộng khoảng 25km
2
, chứa khoảng 175 triệu m
3
nước, điều hòa dòng

chảy và cung cấp nước tưới tiêu cho vùng.
Ngoài ra, hệ thống các sông suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê…
cũng là nguồn nước quan trọng cho đời sống và trong sản xuất của Huyện.
Một số đặc trưng cơ bản của sông suối và lưu vực hồ chứa đến tuyến công
trình:
+) Diện tích lưu vực:
+) Chiều dài lưu vực:
+) Bề rộng trung bình lưu vực:
+) Độ cao trung bình lưu vực:
+) Chiều dài sông chính:
+) Độ dốc trung bình lòng sông chính:
+) Độ dốc trung bình lưu vực:
17 km
2
7,5 km
601m
556m
7,5 km
16,7‰
30,2%
Từ những đặc điểm trên ta có thể nhận thấy rằng lưu vực có hệ thống sông,
suối, khe rạch dày đặc nhưng lưu lượng không đều, mùa khô thì cạn nước nên
không có nguồn nước đảm bảo để tưới cho cây trồng. Những ngày mưa to, nước lớn
thường xảy ra lụt cục bộ. Do vậy, nếu chỉ dựa vào dòng chảy cơ bản để tưới cho
khu vực là chưa đủ yêu cầu phải có biện pháp công trình để có thể tích nước trong
mùa lũ và dùng lượng nước trữ lại đó để tưới cho mùa kiệt.
+) Điều kiện thảm phủ: Thảm phủ ở khu vực này tương đối dày.
1.1.3.Tình hình địa chất và thổ nhưỡng của khu vực
1.1.3.1.Tình hình địa chất
Dựa vào bản đồ địa chất và các mặt cắt địa chất trong khu vực xây dựng công

trình ta thấy địa chất trong khu vực có các đặc điểm sau:
- Bao phủ mặt đất tự nhiên là tầng đất phong hóa dày khoảng 30 – 50 cm.
- Lớp tiếp theo gồm 3 tầng xen kẽ: khu vực lòng suối là tầng trầm tích cuội,
sỏi, đá tảng lẫn lộn được lắp nhét các lỗ rỗng bằng cát và sạn; tầng pha tàn tích nằm
ở sườn và đỉnh đồi; khu vực còn lại là tầng cuội, sỏi, đá tảng lẫn lộn được lấp nhét
bằng đất và cát. Lớp này dày khoảng 3–5 m.
- Lớp dưới cùng là tầng cát kết, sạn kết, bột kết, sét kết, đá gốc nằm xen kẽ
nhau.
- Tầng cuội sỏi, đá tảng lẫn lộn nhau. Hàm lượng hạt lớn hơn 10mm chiếm 30
-60%, được lấp nhét bằng cát và sạn. Thành phần đá lẫn cuội, sỏi là đá mắc ma
Riolit có độ mài mòn cao, phân bố ở phần lòng suối.
- Tầng cuội sỏi, đá tảng nằm lẫn lộn nhau. Hàm lượng hạt lớn hơn 10mm
chiếm 30-60%, được lấp nhét bằng đất cát pha (gồm các hạt sạn, cát và bột kết) có
tính dính. Thành phần đá tảng, cuội , sỏi, đá là đá mắc ma Riolit có độ mài mòn cao.
- Đá gốc thuộc loại cát kết hoặc sạn kết có màu xám sáng, xám xanh, nâu
vàng, đỏ son.Thành phần khoáng vật là thạch anh, fen fat, mức độ gắn kết trung
bình. Cát kết hạt trung bình có mức độ gắn kết tốt. Đá bị phong hóa từ vừa đến
mạnh.
1.1.3.2.Tình hình thổ nhưỡng
Theo đánh giá sơ bộ phần lớn đất đai trong khu tưới là đất thịt pha sét nhẹ và
đất cát pha có tầng đất canh tác dày (30-50cm), đất đai trong khu vực có độ màu mỡ
trung bình, hơi bị chua, thích hợp cho việc trồng lúa và các loại cây hoa màu: ngô,
khoai lang…
Đất thổ nhưỡng (đất trồng trọt) thuộc loại á cát, á sét hoặc đất sét, có màu xám
tro, xám nâu hoặc xám vàng, lẫn nhiều chất hữu cơ (thân rễ cây mục) tơi xốp bao
phủ gần như toàn bộ bề mặt đất tự nhiên.
Khu vực quy hoạch BT1 có tổng diện tích đất tự nhiên là 5469.62 ha, trong
đó:
- Đất nông nghiệp là 4384.06 ha chiếm 80,1% tổng diện tích đất tự nhiên.
Gồm đất ruộng hình thành do tích tụ phù sa của các sông suối, đất có tầng dày, hàm

lượng mùn, đạm ở mức khá, hàm lượng lân, kali ở mức trung bình đến khá, loại đất
này thích hợp cho các loại cây lương thực và các loại cây màu. Đất đồi núi hình
thành trên phiến thạch và đá mẹ có màu vàng đỏ, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới
thịt nhẹ đến trung bình, nghèo dinh dưỡng và có độ dốc khá, thích hợp cho các loại
cây lâm nghiệp và công nghiệp lâu năm.
- Đất phi nông nghiệp là 935.98 chiếm 17,1% tổng diện tích đất tự nhiên. Gồm
đất làm nhà ở và đất chuyên dùng.
- Đất chưa sử dụng là 1302.58 ha chiếm 28,8% tổng diện tích đất tự nhiên.
Toàn bộ diện tích này là đất đồi núi chưa sử dụng, đây là diện tích của các đồi núi
trọc hiện nay nhân dân dùng làm bãi chăn thả hoặc bỏ hoang hóa. Trong kỳ quy
hoạch cần đưa toàn bộ diện tích đất này phục vụ mục đích nông nghiệp (trồng rừng
sản xuất), góp phần nâng cao độ che phủ, giữ nước, chống xói mòn, đảm bảo an
toàn sinh thái. Một phần nhỏ là đất ven sông suối, không thể canh tác được và cũng
không thể khai thác cát sỏi vì sẽ gây xói lở bờ ảnh hưởng đến diện tích canh tác, vì
vậy trong thời gian quy hoạch sẽ giữ nguyên diện tích trên.
1.2.Tình hình kinh tế xã hội của khu vực
1.2.1. Phân khu hành chính và dân cư
1.2.1.1. Phân khu hành chính
Huyện Đại Từ là 1 huyện miền núi bao gồm nhiều đơn vị hành chính nhất
Tỉnh: 29 xã, và 2 thị trấn là Đại Từ và Quân Chu.
Tuy nhiên trong khu vực tưới BT1 thì chỉ có 4 xã được cung cấp nước từ hồ
này. Đó là: Ký Phú, Cát Nê, Vạn Thọ, Văn Yên.
1.2.1.2. Dân cư
a)Dân số
Theo điều tra dân số năm 1999: Tổng dân số của khu vực BT1 là:20878
người.
Tổng số lao động là:9834 người, chiếm 47% dân số, chất lượng nguồn lao
động và mật độ dân số không đồng đều, dân cư tập trung ở chân núi, ven suối và
dọc theo đường quốc lộ 304.
Có 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, Tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán

dìu, Hoa, Ngái…chiếm 16,12% dân số cả tỉnh Thái Nguyên.
b)Mật độ dân số
Mật độ dân số bình quân: 274,65 người/ km
2
.
c)Nghề sống chính
Nghề sống chủ yếu của người dân ở đây là làm nông nghiệp (chiếm 94%) .
Các ngành nghề khác chiếm 6% còn lại.
d)Mức sống
Do phong tục lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ bé, giao thông đi lại còn khó khăn,
các công trình thủy lợi chưa được đầu tư nên năng suất cây trồng và sản lượng của
nông nghiệp còn thấp, đời sống của bà con đang còn thấp và rất khó khăn.
Thu nhập bình quân trong năm 2004 ước tính là 3 triệu/ người.
e)Đời sống văn hóa
Các hoạt động văn hóa giáo dục trong những năm gần đây đã có những tiến
bộ, phát triển sâu rộng và phong phú, đa dạng về thể loại như hoạt động thể dục thể
thao, các buổi giao lưu văn nghệ và các hoạt động văn nghệ khác. Thực hiện toàn
dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
1.2.2. Hiện trạng kinh tế
1.2.2.1. Kinh tế nông nghiệp
a)Trồng trọt
Cây trồng lương thực (lúa, ngô). Lúa là cây trồng chính, diện tích gieo cấy
hàng năm từ 12000 đến 12500ha. Sản lượng lương thực có hạt năm 2004 đạt 68150
tấn, tăng 3% so với năm trước. Bình quân lương thực đạt 400kg/người/năm.
Các loại cây công nghiệp được nhân dân quan tâm và trồng tương đối phổ
biến trên các ruộng cao chủ yếu là tập trung cây chè. Loại cây này thường ổn định
về diện tích và năng suất hàng năm đều có sự tăng trưởng tuy còn ở mức thấp.
Diện tích chè hàng năm khoảng 350 – 380ha, tổ chức gieo ươm được các
giống chè mới như LDP1 và TR1777 tại các hộ gia đình. Phương hướng chung ở
đây là ngoài trồng những cây lương thực phục vụ cho đời sống còn chú trọng phát

triển các giống cây công nghiệp cho năng suất và lợi ích kinh tế cao phù hợp với
tình hình đất đai thổ nhưỡng của vùng.
b)Chăn nuôi
Chủ yếu tập trung nuôi những loại phục vụ lấy sức kéo như trâu, bò và các
loại gia súc gia cầm như lợn và gà, vịt phục vụ cho đời sống nhân dân.
c)Ngành lâm nghiệp
+) Công tác trồng rừng: triển khai các dự án trồng cây nhân dân và dự án
trồng rừng tại các khu đất và đồi núi trống.
+) Công tác bảo vệ rừng: Triển khai đến các cơ sở về chỉ thị số 08/2006 của
Thủ tướng chính phủ về công tác bảo vệ rừng. Tổ chức tập huấn PCCCR và hướng
dẫn khai thác gỗ vườn và rừng trồng đúng quy định không có phạm lâm luật.
+) Diện tích rừng: Diện tích rừng toàn huyện là 24468ha. Trong đó rừng trồng
là 9000ha, rừng tự nhiên là 15000ha.
Hiện nay nhiều diện tích rừng trồng đã đến tuổi khai thác, mặt khác diện tích
đất có khả năng lâm nghiệp còn khá lớn, cần phủ xanh để nâng cao độ che phủ và
cũng là tiềm năng để phát triển cây lâm nghiệp có giá trị cao.
1.2.2.2. Kinh tế công nghiệp và các ngành kinh tế khác
a)Công nghiệp
Chủ yếu là khai thác, sơ chế khoáng sản và chế biến nông sản. Huyện có 2 mỏ
than là mỏ Làng Cẩm – xã Phúc Linh và mỏ Núi Hồng – xã Yên Lãng. Dự án mỏ đa
kim Núi Pháo – Nuiphaovica (liên doanh với một công ty của Canada) bắt đầu được
triển khai.
b)Các ngành kinh tế khác
+) Các ngành kinh tế dịch vụ: Có các chợ họp theo phiên với các mặt hàng
đa dạng, ngoài ra còn có các dịch vụ khác từ kinh doanh lớn như các cửa hàng sửa
chữa xe máy, cơ khí đến các ngành nghề nhỏ hơn như may mặc hoặc xay xát.
+) Du lịch: Điểm du lịch quan trọng nhất của Đại Từ là khu du lịch Hồ Núi
Cốc với diện tích 25km
2
, dung tích 175 triệu m

3
. Đây là khu du lịch thu hút nhiều
khách trong và ngoài tỉnh đến nghỉ và tham quan, đồng thời cũng là nơi cung cấp
nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho các huyện phía nam của tỉnh Thái Nguyên.
Ngoài ra còn có 1 số điểm di tích lịch sử khác như: Núi Văn – Núi Võ ở Văn
Yên và Ký Phú; di tích 27/7 (xã Hùng Sơn); khu đài tưởng niệm Thanh niên xung
phong (xã Yên Lãng); Nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên (xã La Bằng) và các khu
di lịch sinh thái Vườn Quốc Gia Tam Đảo trải dài trên 11 xã.
Đại Từ còn là nơi nối liền khu di tích lịch sử ATK (huyện Định Hóa) với Tân
Trào ( tỉnh Tuyên Quang).
+) Giao thông: Những năm qua phong trào làm đường giao thông nông thôn
chưa phát triển đều khắp, các tuyến đường giao thông chưa được đầu tư nâng cấp
gây ra nhiều khó khăn cho việc đi lại của nhân dân. Do chất lượng công trình còn
kém nên trong những năm sắp tới cần phải nâng cấp tu sửa nhằm tạo điều kiện cho
nhân dân đi lại làm ăn buôn bán thuận tiện, sản xuất thuận tiện hơn.
+) Văn hóa giáo dục: Hiện tại ở đây có 3 cấp học: mầm non, tiểu học và
trung học cơ sở. Tuy nhiên, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là chưa có
trường THPT nên 1 số học sinh chỉ tham gia hết chương trình trung học cơ sở.
1.2.3. Yêu cầu phát triển kinh tế trước mắt và lâu dài
Xã Ký Phú-Xã Cát Nê-Xã Vạn Thọ, đây là khu vực kinh tế đầy tiềm năng
của huyện Đại Từ. Nhiệm vụ yêu cầu phát triển kinh tế trong tương lai mà huyện
đặt ra cho khu vực rất lớn và quan trọng. Mỗi xã với tổng diện tích canh tác=1000ha
chiếm 1/6 tổng diện tích toàn huyện. Phương hướng phát triển kinh tế đặt ra là:
1.2.3.1. Tăng vụ và tăng năng suất cây trồng
+) Trồng 2 vụ lúa trên toàn bộ diện tích canh tác hiện nay là 860 ha đưa năng
suất đạt từ 2,5 tấn/ha hiện tại phấn đấu đạt 4 tấn/ha.
+) Đưa 50% diện tích canh tác vào sản xuất vụ đông xuân ở những cánh
đồng tưới chủ động với các loại ngô, khoai lang, lạc.
+) Đưa hệ số quay vòng ruộng đất từ(1,8-2,06) hiện nay phấn đấu lên(2,5-
2,8) và với những năm thuận hòa mưa nắng đưa hệ số quay vòng n=3 lần.

+) Phát triển chăn nuôi đàn đại gia súc như trâu,bò phấn đấu ít nhất mỗi hộ
có từ 3-4 con trâu bò.
+) Phát triển cây công nghiệp trên khu đồi cao(chè-cà phê-…)và trồng cây
lâm nghiệp tăng thảm phủ thực vật và cải tạo môi trường.
1.2.3.2. Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa
Theo qui hoạch tổng thể của tỉnh, phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát
triển đến năm 2010 là:
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Phát triển
toàn diện nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến,
tăng dần tỉ trọng củacây công nghiệp, cây ăn quả, cây chăn nuôi. Hình thành các
vùng sản xuất nông sản hàng hóa tham gia xuất khẩu, hình thành các vùng nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến…
Đối với diện tích đất nông nghiệp đã khai thác, cần áp dụng các biện pháp
khoa học kĩ thuật và công nghệ để tăng nhanh năng suất. Đối với phần diện tích đất
nông nghiệp chưa khai thác được cần đầu tư vốn để khai thác hết tiềm năng.
Hướng phát triển một số cây trồng chính: Cây lúa, cây ngô, cây thực phẩm,
cây công nghiệp ngắn ngày(bông, mía, chè…), cây công nghiệp dài ngày và cây ăn
quả.
1.2.3.3. Phát triển dịch vụ và các ngành kinh tế khác
+) Dịch vụ: Cần khuyến khích và đẩy mạnh phát triển các loại hình thương
mại-dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, xây dựng các cụm dịch vụ đầu mối để
hình thành thị trường thông suốt nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp và nông thôn.
+) Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp: Chủ yếu phát triển công nghiệp chế
biến nông lâm sản thực phẩm, khai thác vật liệu xây dựng và nghành nghề truyền
thống .
+) Cơ sở hạ tầng:
- Phát triển và nâng cấp hệ thống giao thông từ quốc lộ đến tỉnh, huyện lộ và
đường liên xã.
- Hiện đại hóa mạng lưới bưu điện, mạng lưới thông tin liên lạc, điện khí hóa

nông thôn.
+) Nước sạch nông thôn: Xây dựng chương trình cấp nước sạch nông thôn,phấn đấu
đến năm 2010 đạt tỉ lệ 100% dân số được dùng nước sạch.
+) Khoa học công nghệ và môi trường: Đến năm 2010 hướng tập trung chủ yếu vào
lĩnh vực:
- Ứng dụng công nghệ sinh học để cải tạo giống và phòng trừ dịch bệnh.
- Cơ giới hóa khâu canh tác và thu hoạch.
- Phát triển rộng rãi công nghệ thông tin và tin học.
- Vệ sinh môi trường: khai thác hợp lý các tài nguyên thiên nhiên, trồng và
bảo vệ rừng. Có biện pháp xử lý nước thải ô nhiễm.
1.3. Hiện trạng thủy lợi của khu vực
1.3.1. Hiện trạng phân vùng tưới của khu vực
1.3.1.1.Đặc điểm địa hình, địa mạo của từng vùng
a)Vùng thung lũng của suối
Lưu vực suối Ký Phú có diện tích tính đến cửa ra tại Vai Miếu là F = 17 km
2
,
xung quanh có núi bao bọc tạo dáng lòng hồ; cửa ra của lưu vực (tại Xóm Chuối –
Ký Phú) kẹp giữa 2 quả đồi cách nhau khoảng 200 m rất thuận lợi cho việc xây
dựng đập dâng nước tạo hồ chứa.
b)Khu tưới
Khu tưới nằm bên phải thung lũng. Khu tưới tương đối bằng phẳng, dốc đều
từ Nam xuống Bắc và từ Tây sang Đông,có chiều dài trung bình 6,5 km và chiều
rộng trung bình 1,8km. Cao trình bình quân khu tưới 57m.
1.3.1.2.Đặc điểm về nguồn nước
a)Nguồn nước mặt:
Chủ yếu là hệ thống sông suối dày đặc trong khu vực, một phần ở các ao hồ
nhỏ. Lượng nước này là lượng nước sinh hoạt và nước tưới chủ yếu của khu vực.
b )Nguồn nước mưa:
Lượng mưa ở khu vực này khoảng 1200 -2000mm/năm, lượng nước này

phục vụ cho sinh hoạt và bổ sung lượng nước tưới cho diện tích canh tác.
c)Nguồn nước ngầm:
Do điều kiện về kinh tế xã hội, kỹ thuật nên việc khai thác nước ngầm phục
vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của huyện còn hạn chế, hiện tại việc khai
thác nước ngầm chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Việc khai thác
nước ngầm mới chỉ được thực hiện thông qua hình thức giếng khơi, giếng khoan.
1.3.2. Hiện trạng hệ thống tưới trong khu vực
1.3.2.1.Công trình đầu mối
Hệ thống thủy lợi bao gồm các hồ chứa, đập dâng, hệ thống kênh mương và các
công trình khác. Một phần kênh mương được cứng hóa phục vụ tốt cho việc tưới
tiêu, số còn lại vẫn là mương đất, trong thời gian tới cần có kế hoạch để tiếp tục xây
dựng số kênh mương này nhằm đáp ứng tốt hơn nữa công tác thủy lợi của địa
phương, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, cải thiện kinh tế cho người dân.
Hiện trạng thủy lợi của khu vực 4 xã Ký Phú-Vạn Thọ-Cát Nê-Văn Yên gồm
có các công trình thủy lợi loại nhỏ như:
- Trên suối Ký Phú có Vai Phung xây dựng năm 1965, vai Cây San.
- Trên suối Mang Tin có vai Mang Tin, vai Ông Trình.
- Trên suối Hai Huyện có vai Huyện, vai Xay xây dựng năm 1966.
- Trên suối Cầu Bến có vai Đa xây dựng năm 1986.
- Trên suối Hàm Long có vai Làng xây dựng năm 1960.
Đây là các công trình đập dâng loại nhỏ chỉ có tác dụng nâng cao đầu nước sử
dụng dòng chảy cơ bản của các con suối không có khả năng điều tiết. Vì vậy điều
kiện phục vụ tưới rất hạn chế: chỉ được 137ha/860ha.
Huyện Đại Từ cũng chưa có chương trình xây dựng thủy lợi để phục vụ sản
xuất nông nghiệp.
1.3.2.2.Hệ thống kênh mương dẫn nước
Nhìn chung toàn bộ hệ thống kênh mương trong khu vực xuống cấp trầm
trọng, kênh mương chủ yếu là kênh đất, có chỗ bị xói lở sau khi tu sửa được 1 thời
gian ngắn lại xói lở nhiều hơn. Hiện tượng bồi lấp lòng kênh là khá phổ biến trên
toàn tuyến ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng chuyển dẫn nước.

Khu vực tưới của 4 xã có hệ thống kênh mương nhỏ. Nước lấy từ cống được
phân cho 2 kênh:
a)Kênh Vạn Thọ
Xuất phát từ cống đi song song với suối Ký Phú cắt qua suối Cầu Bến, gặp
kênh cũ, đi theo kênh này tới đường 304 chia làm 2 nhánh:
- Nhánh 1: Đi men theo quốc lộ 304 tưới cho 30 ha của Ký Phú.
- Nhánh 2: đi thẳng về Vai Xay (qua suối Cầu Bến bằng bậc nước). Sau đó có
các kênh nhánh cấp 3 đi theo đường kênh cũ của xã Vạn Thọ, dọc theo trung tâm
xã, tưới cho 154 ha.
b)Kênh Cát Nê
Từ cửa cống lấy nước chạy men theo sườn đồi về phía nam theo đường đồng
mức 86, 87 vòng qua phía nam xóm Đồng Gốc; kết thúc tại khu sát trường học, gần
ủy ban Xã Cát Nê. Tuyến kênh này phụ trách khoảng 240 ha đất canh tác của xã Cát
Nê nằm dưới cao trình +85m.
1.3.2.3.Các công trình trên hệ thống
Các cống lấy nước trên hệ thống do thời gian hoạt động đã lâu, lại bị tàn phá
sau mỗi mùa mưa lũ nên hầu như bị xuống cấp nghiêm trọng.
Các phai đập bằng đá xếp tạm thời để lấy nước tưới và sinh hoạt sau mỗi mùa
vụ lại phải tu sửa, làm lại rất tốn kém sức người sức của, ảnh hưởng lớn tới thời vụ
canh tác của địa phương.
1.3.2.4.Đánh giá về mức độ hư hỏng và xuống cấp của công trình và kênh mương
Về công trình đầu mối: Các công trình này đã được xây dựng từ rất lâu, qui
mô nhỏ, hiện đang trong tình trạng rò rỉ, xuống cấp. Các công trình khác hầu như là
các công trình tạm, sau đó được tu bổ dần, không có cửa lấy nước đầu kênh để điều
tiết và chống lũ. Do đó vào mùa mưa, nước tràn vào khu tưới, dòng nước mang theo
cát, sỏi gây xói lở, bạc màu và ngập úng, nhất là vùng thượng hạ lưu đập làm ảnh
hưởng tới năng suất của cây trồng. Hiện nay, các đập này không còn đảm bảo phục
vụ sản xuất nông nghiệp.
1.3.2.5.Đánh giá về khả năng tưới của khu vực
Do những công trình thủy lợi khu vực này nhỏ, chỉ có tác dụng nâng cao mực

nước mà không có tác dụng điều tiết lưu lượng. Do thiếu thốn về nguồn nước đồng
thời khả năng điều tiết giữa mùa khô và mùa mưa rất kém nên thực tế khả năng tưới
của khu vực như sau:
Bảng 1.8: Diện tích bình quân hạn trong khu vực
Năm
Diện tích
canh tác (ha)
Diện tích
tưới (ha)
Diện tích bán
hạn (ha)
Diện tích
hạn (ha)
Tỷ lệ diện
tích hạn (%)
1980 860 137 265,3 457,7 53,22
1981 860 137 236,6 486,4 56,56
1982 860 137 108,8 614,2 71,42
1983 860 137 678,5 44,5 51,8
1984 860 137 204,7 581,3 67,59
1985 860 137 290,4 432,6 50,3
1986 860 137 286,3 436,7 50,78
1987 860 137 77,8 645,2 75,02
1988 860 137 295,4 427,6 49,72
1989 860 137 291,8 431,2 50,13
1990 860 137 187,3 535,7 62,29
1991 860 120 258,7 481,3 48,63
1992 860 90 60,8 719,2 63,62
1.3.3. Kết luận
Huyện Đại Từ nói chung và khu vực hồ BT1 nói riêng là khu vực tuy rộng lớn

nhưng là vùng đất khô cằn,mang nhiều đặc thù của một vùng đất vùng cao. Địa hình
nhiều đồi núi, độ dốc lớn, đất sỏi pha cát nhiều, ao hồ nhỏ và sông suối ngắn đã tạo
nên sự khắc nghiệt cho toàn vùng.
Trong vùng có gần 80% dân số sống bằng nghề nông nhưng việc sản xuất
nông nghiệp lại hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, sản xuất bấp bênh không ổn
định, đời sống người dân vất vả.
Theo tình hình chung của khu vực có thể nói rằng khu vực có tiềm năng lớn về
phát triển kinh tế nông nghiệp, nhưng gặp nhiều khó khăn nên chưa được khai thác.
Do đó, đầu tư xây dựng và phát triển vùng là một việc làm cần thiết giải quyết vấn
đề thủy lợi. “Lập Dự án đầu tư xây dựng hệ thống tưới BT1” là yêu cầu cấp
bách,có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp của Tỉnh Thái
Nguyên nói chung, huyện Đại Từ nói riêng.
Từ yêu cầu đó, xác định nhiệm vụ và nội dung của công tác nghiên cứu khả thi
dự án tưới cho khu vực như sau:
1.3.3.1.Nhiệm vụ của đồ án
Xây dựng được hệ thống tưới đáp ứng được 1 cách đầy đủ nước để phát triển
nông nghiệp nhằm tăng năng suất và tăng vụ và đáp ứng được nhu cầu của các
ngành kinh tế khác.
1.3.3.2.Nội dung của đồ án
Để đáp ứng được nhiệm vụ trên, nội dung của đồ án “ Lập dự án đầu tư xây
dựng hệ thống tưới BT1” gồm những nội dung sau:
a)Tính toán các chỉ tiêu kĩ thuật phục vụ cho lập dự án đầu tư
- Tính toán các đặc trưng khí tượng thuỷ văn
- Tính toán yêu cầu nước của khu vực
b)Đề xuất phương án và tính toán phương án
- Đề xuất phương án bố trí hệ thống tưới cho khu vực
- Tính toán phương án
c)Thiết kế công trình đầu mối
d)Tính toán kinh tế của dự án
PHẦN 2 : TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT PHỤC VỤ CHO

LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG KHÍ TƯỢNG THỦY
VĂN.
2.1.Mục đích và nội dung tính toán
2.1.1.Mục đích
Việc đi xác định các quy luật của nguồn nước(mực nước, lưu lượng và tổng
lượng dòng chảy) và các yếu tố về khí tượng: mưa, bốc hơi … ứng với tần suất thiết
kế đã chọn nhằm đánh giá được khả năng cấp nước cũng như thoát nước của khu
vực để đề ra các phương án quy hoạch, thiết kế và quản lý vận hành các công trình
thủy lợi, cung cấp đủ nước tưới tạo điều kiện tăng năng suất cây trồng, thúc đẩy sự
phát triển ngành nông nghiệp trong khu vực.
2.1.2. Ý nghĩa
Tính toán chính xác và lựa chọn hợp lý các đặc trưng thủy văn thiết kế có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc đưa ra các ý đồ chiến lược trong quy hoạch, thiết kế,
thi công, quản lý hệ thống công trình cả về kinh tế và kỹ thuật, đó là cơ sở để xác
định hình thức, quy mô, kích thước công trình, đảm bảo cho công trình hoạt động
an toàn, phát huy tối đa tác dụng của công trình, mang lại hiệu quả về cả kinh tế và
kỹ thuật.
Dựa vào lượng mưa thiết kế và yêu cầu nước của các loại cây trồng để đề
xuất phương án bố trí hệ thống tưới và thiết kế công trình cho phù hợp. Vì thế có
thể nói việc tính toán mưa tưới thiết kế có ảnh hưởng trực tiếp tới việc xác định quy
mô, kích thước công trình thủy lợi.
2.1.3. Nội dung tính toán
+) Tính toán mưa tưới thiết kế.
+) Tính toán lượng mưa ngày lớn nhất trong năm của khu vực.
+) Tính toán bốc hơi và bốc hơi chênh lệch khi có hồ.
+) Tính toán các đặc trưng khí tượng khác.
+) Tính toán các đặc trưng thủy văn.
2.2.Tính toán mưa tưới thiết kế
+) Mục đích

Tìm ra mô hình phân phối mưa ngày của 1 vụ nào đó ứng với tần suất thiết kế.
+) Ý nghĩa
Từ mô hình phân phối mưa ngày của vụ ứng với tần suất thiết kế ta dựa vào
phương trình cân bằng nước để tính toán nguồn nước tưới, hoặc yêu cầu nước của
cây trồng.
+) Nội dung tính toán
- Tính toán mô hình mưa thiết kế vụ chiêm
- Tính toán mô hình mưa thiết kế vụ mùa
- Tính toán mô hình mưa thiết kế vụ đông
2.2.1. Chọn trạm tính toán và tần suất thiết kế cho tưới
2.2.1.1. Chọn trạm tính toán
a)Nguyên tắc chọn trạm
Trạm tính toán là trạm mà tài liệu của nó được sử dụng cho việc tính toán các
chỉ tiêu, các thông số kỹ thuật, cụ thể ở đây là tính toán các yếu tố khí tượng thủy
văn. Vì vậy trạm đo mưa được chọn để tính toán phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Trạm phải nằm trong hoặc gần khu vực mà dự án trực tiếp phục vụ tưới (thể
hiện được các yếu tố đặc trưng của hệ thống).
- Trạm mưa có số năm quan trắc đủ dài và phải có tài liệu mưa ngày (tài liệu
phải trên 20 năm).
- Tài liệu của trạm phải đủ dài và phải có tính khái quát chung cho hệ thống.
b)Chọn trạm
Có hai trạm Ký Phú và Đại Từ gần tuyến công trình nhất có số liệu đo đạc lớn
hơn 20 năm, trong đó trạm Ký Phú cách tuyến công trình 0,4km về phía Bắc; còn
trạm Đại Từ cách tuyến công trình 11km về phía Bắc.
Ta có thể lựa chọn một trong 2 trạm làm trạm mưa đại biểu cho khu tưới của
hồ. Ở đây, ta chọn trạm Đại Từ làm trạm mưa đại biểu. Trạm mưa này có số liệu dài
37 năm, và còn có cả tài liệu về bốc hơi.
Một số tài liệu về nhiệt độ, độ ẩm, số giờ nắng, tốc độ gió…cả 2 trạm Ký Phú
và Đại Từ đều không có nên ta có thể sử dụng tài liệu về phần này của trạm Thái
Nguyên.

2.2.1.2. Chọn tần suất thiết kế cho tưới
Tần suất thiết kế là tần suất dùng để thiết kế công trình.
Việc xác định được tần suất thiết kế là việc rất quan trọng nhằm xác định
lượng nước cần tưới và chế độ cũng cấp nước cho cây trồng. Tần suất thiết kế phụ
thuộc vào nhiều yếu tố: khí tượng, tài liệu quan trắc của các trạm khí tượng (bảng
đo mưa), thời vụ cây trồng và loại cây trồng.
Theo bảng 4.1 TCXDVN 285-2002 - Công trình thủy lợi - Các quy định chủ
yếu về thiết kế: Ta chọn tần suất thiết kế P=75% là tần suất thiết kế tính toán tưới
cho các loại cây trồng.
2.2.2. Thời đoạn tính toán và phương pháp tính toán
2.2.2.1. Chọn thời đoạn tính toán
Căn cứ vào đặc điểm khí hậu, kế hoạch canh tác của các vùng trong hệ thống
thì thời đoạn tính toán được chia làm 3 vụ chính như sau:
+) Vụ Chiêm: từ tháng I đến tháng V
+) Vụ Mùa: từ tháng VII đến tháng X
+) Vụ Đông: từ tháng IX đến tháng I năm sau.
2.2.2.2. Phương pháp tính toán
Hiện tượng thủy văn là loại hiện tượng vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính
ngẫu nhiên nên trong nghiên cứu tính toán thủy văn người ta thường sử dụng 2
phương pháp: Phương pháp phân tích nguyên nhân hình thành và phương pháp xác
suất thống kê.
a)Phương pháp phân tích nguyên nhân hình thành
Phương pháp này dựa trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu
và mặt đệm đến các hiện tượng thủy văn, tính toán các đặc trưng thủy văn bằng các
công thức tính toán trực tiếp thậm chí bao gồm các công thức lý thuyết, kinh
nghiệm, bán kinh nghiệm.
b)Phương pháp xác suất thống kê
Trên cơ sở lý thuyết thống kê xác suất, xem các đặc trưng thủy văn là các đại
lượng ngẫu nhiên, vẽ đường tần suất và xác định được trị số của các đặc trưng thủy
văn ứng với một tần suất thiết kế nào đó. Điều kiện tiên quyết của phương pháp là

phải có liệt số liệu cần thiết đáng tin cậy để tính toán các đặc trưng thống kê.
Trong phương pháp này gồm có 2 phương pháp tính toán nhỏ:
+) Phương pháp tính toán trực tiếp.
+) Phương pháp dùng lưu vực tương tự: Dùng các lưu vực có tính tương tự về
địa hình, địa mạo, độ dốc, diện tích, thảm phủ thực vật…giống với lưu vực nghiên
cứu. Trên cơ sở tính toán các thông số thống kê của lưu vực tương tự ta sẽ có các
thông số thống kê của lưu vực cần nghiên cứu.
Trong đồ án này em chọn phương pháp thống kê xác suất để tính toán vì tài
liệu có số năm quan trắc dài và liên tục.
2.2.3. Tính toán mô hình mưa vụ thiết kế
2.2.3.1.Nội dung tính toán theo phương pháp thống kê xác xuất
a)Bước 1:Chọn mẫu:
Mẫu được chọn từ chuỗi tài liệu thực đo, để mẫu càng gần với tổng thể, mẫu
phải đảm bảo các tiêu chuẩn là: có tính đại biểu, tính độc lập và tính đồng nhất:
+) Tính đại biểu: Mẫu được chọn có những tính chất của tổng thể và đại diện
cho tổng thể.
+) Tính độc lập: Các số liệu của mẫu không phụ thuộc vào nhau.
+) Tính đồng nhất: Mẫu được gọi là đồng nhất nếu nó cùng loại, cùng nguyên
nhân hình thành, hay cùng điều kiện xuất hiện. Các tài liệu về khí tượng, thủy văn
thu thập phải cùng thời kỳ và phải có tính liên tục.
Với những điều kiện như vậy, mẫu được chọn ở đây là chuỗi tài liệu của trạm
Đại Từ, với số liệu mưa ngày là 37 năm, liên tục từ năm 1961 đến năm 1998.
b)Bước 2:Xây dựng đường tần suất
• Đường tần suất kinh nghiệm:
Đường tần suất kinh nghiệm là đường cong biểu thị mối quan hệ giữa tần
suất P với giá trị x
i
tương ứng, trong đó P = P(X x
i
) được tính theo 1 trong các

công thức sau:
+) Công thức trung bình của Ha-zen:
%100.
n
5,0m
P

=
+) Công thức vọng số của Weibull và Kritsky-Menken:
%100.
1n
m
P
+
=
+) Công thức số giữa của Che-gô-đa-ép:
%100.
4,0n
3,0m
P
+

=
Với các công thức trên thì: m – số thứ tự của năm trong liệt tài liệu đã sắp xếp
n - là số phần tử của liệt tài liệu hay là số năm quan trắc
Trong các công thức tính toán tần suất kinh nghiệm trên thì công thức vọng số
thường được dùng trong tính toán dòng chảy mưa lũ, tính toán dòng chảy năm, mưa
năm nên cho kết quả an toàn hơn, hiệu quả hơn. Vì vậy, em sử dụng công thức vọng
số của Weibull và Kritsky-Menken:

×