Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

điều tra năng suất và thành phần hóa học của một số loại cỏ hòa thảo dùng làm thức ăn chăn nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 61 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA HỌC






TRẦN TRỌNG NHÂN





ĐIỀU TRA NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA MỘT SỐ LOẠI CỎ HÒA THẢO DÙNG LÀM
THỨC ĂN CHĂN NUÔI








LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: HÓA HỌC








2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA HỌC




TRẦN TRỌNG NHÂN





ĐIỀU TRA NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA MỘT SỐ LOẠI CỎ HÒA THẢO DÙNG LÀM
THỨC ĂN CHĂN NUÔI





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: HÓA HỌC





CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. NGUYỄN THỊ HỒNG NHÂN




2013

Trường Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Khoa Khoa Học Tự Nhiên Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bộ Môn Hóa Học
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

1. Cán bộ hướng dẫn: Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân
2. Đề tài: “Điều tra năng suất và thành phần hóa học của một số loại cỏ
Hòa Thảo dùng làm thức ăn chăn nuôi”.
3. Sinh viên thực hiện: Trần Trọng Nhân MSSV: 2102278
Lớp: Cử nhân Hóa Học – Khóa 36
4. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức của LVTN:


b. Nhận xét về nội dung của LVTN ( Đề nghị ghi chi tiết đầy đủ):
 Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:



 Những vấn đề còn hạn chế:


c. Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ
từng nội dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện
nếu có):


d. Kết luận, đề nghị và điểm:



Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013
Cán bộ hướng dẫn




Trường Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Khoa Khoa Học Tự Nhiên Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bộ Môn Hóa Học
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ CHẤM PHẢN BIỆN
1. Cán bộ chấm phản biện:
2. Đề tài: “Điều tra năng suất và thành phần hóa học của một số loại cỏ
Hòa Thảo dùng làm thức ăn chăn nuôi”.
3. Sinh viên thực hiện: Trần Trọng Nhân MSSV: 2102278
Lớp: Cử nhân Hóa Học – Khóa 36
4. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức của LVTN:



b. Nhận xét về nội dung của LVTN ( Đề nghị ghi chi tiết đầy đủ):
 Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:


 Những vấn đề còn hạn chế:


c. Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ
từng nội dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện
nếu có):


d. Kết luận, đề nghị và điểm:



Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013
Cán bộ phản biện


Luận văn tốt nghiệp Đại học
SVTH: Trần Trọng Nhân i MSSV: 2102278

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, em xin cảm ơn quý thầy cô thuộc bộ môn Hóa Học – Khoa
Khoa Học Tự Nhiên – Trường Đại học Cần Thơ, các thầy cô đã tận tình dạy
dỗ, truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm quý báu, luôn tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt thời gian theo học tại trường.

Em xin chân thành cảm ơn hai cô cố vấn Đặng Thị Tuyết Mai và Nguyễn
Thị Ánh Hồng đã luôn quan tâm, tận tình hướng dẫn, cung cấp những kiến
thức bổ ích cho chúng em.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Hồng Nhân đã tận
tình chỉ bảo, truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý giá để
giúp em hoàn thành tốt luận văn này.
Em xin cảm ơn anh Thiết, chị Tươi, chị Hiền và các bạn lớp Chăn Nuôi –
K36 đang làm luận văn tại phòng thí nghiệm Thức ăn gia súc đã giúp đỡ tôi rất
nhiều trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cám ơn tất cả các thành viên lớp Hóa Học – K36 đã luôn nhiệt tình giúp
đỡ, hỗ trợ và sát cánh bên tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Cuối cùng, con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cha, Mẹ đã luôn quan
tâm, động viên và là chỗ dựa về tinh thần lẫn vật chất vững chắc giúp cho con
vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành khóa học và luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày… tháng … năm 2013


Trần Trọng Nhân







Luận văn tốt nghiệp Đại học
SVTH: Trần Trọng Nhân ii MSSV: 2102278

TÓM TẮT

Đề tài “Điều tra năng suất và thành phần hóa học một số loại cây họ
Hòa Thảo dùng làm thức ăn chăn nuôi” được thực hiện với mục tiêu điều tra
năng suất và thành phần hóa học của một số cây họ Hòa Thảo qua đó so sánh
về thành phần hóa học của những loại cỏ này ở vùng đất tốt và đất phèn.
Thí nghiệm tiến hành điều tra năng suất và thành phần hóa học trên năm
loại cỏ là cỏ Voi, cỏ Sả, cỏ Lông tây, cỏ Mồm mỡ và cỏ Mồm gạo trên vùng
đất tốt (Cần Thơ) và vùng đất phèn (Hòa An). Các chỉ tiêu phân tích thành
phần hóa học gồm có: DM, Ash, CP và CF.
Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về năng suất giữa
vùng đất tốt và vùng đất phèn nhưng thành phần hóa học không có sự chênh
lệch lớn giữa hai vùng. Ở vùng đất tốt, cỏ Sả có hàm lượng CP (8,29% ) thấp
nhất và hàm lượng CF cao nhất với 40,30% so với các loại cỏ còn lại. Ở vùng
đất phèn, cỏ Mồm mỡ có hàm lượng CP cao nhất là 11,12% và hàm lượng CF
thấp nhất là 35,55%. Từ đó cho thấy các loại cỏ này vẫn có thể sinh trưởng và
phát triển tốt trên vùng đất phèn Hòa An.












Luận văn tốt nghiệp Đại học
SVTH: Trần Trọng Nhân iii MSSV: 2102278


ABSTRACT
Study subject: "Investigation of yields and chemical compositions in
Poaceae (Gramineae) grasses using for animal feed".The aim of research was
to determine and compare the variation in yields and chemical compositions in
different Poaceae grasses planted in good soil and acid sulphate soil.
The experiments were conducted in five species Panicum maximum,
Pennisetum purpuretum, Brachiaria, Hymenachne acutigluma and
Hymenachne amplexicaulis. Samples were determined for dry matter (DM),
crude protein (CP), crude fiber (CF) and Ash.
The study results showed a statistically significant difference in yields of
two soil types; but almost no discrepancy in chemical compositions. In good
soil, Panicum maximum had the lowest CP and highest CF level compared to
others, with 8.29% and 40.30% respectively. In acid sulphate soil, the CP level
of Hymenachne amplexicaulis was highest (11.12%) and the CF level was
lowest (35.55%). It can be concluded that these species of Poaceae grasses
may possibly grow well in acid sulphate soil of Hoa An Campus.

Luận văn tốt nghiệp Đại học
SVTH: Trần Trọng Nhân MSSV: 2102278

iv
LỜI CAM ĐOAN
Tất cả dữ liệu và số liệu sử dụng trong nội dung bài luận văn được tham
khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau và được ghi nhận từ những kết quả thực
nghiệm mà tôi đã tiến hành khảo sát trong suốt quá trình làm thực nghiệm. Tôi
xin cam đoan về sự tồn tại và tính trung thực khi sử dụng những dữ liệu và số
liệu này.




Trần Trọng Nhân

















Luận văn tốt nghiệp Đại học
SVTH: Trần Trọng Nhân MSSV: 2102278

v



MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT ii
ABSTRACT iii

LỜI CAM ĐOAN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 1
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
2.1 Thức ăn gia súc 2
2.1.1 Khái niệm 2
2.1.2 Phân loại thức ăn gia súc 2
2.2 Nhóm Thức ăn xanh 5
2.2.1 Đặc điểm dinh dưỡng 5
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của thức ăn xanh 6
2.2.3. Những điểm cần chú ý khi sử dụng 6
2.3 Đại cương về cỏ Hoà thảo 7
2.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của cỏ Hoà Thảo 8
2.4.1 Nước 8
2.4.2 Đất đai 8
2.4.3 Yếu tố khí hậu 10
2.4.4 Kỹ thuật canh tác 10
2.4.5 Phân bón 11
2.4.6 Công thức phân bón 13
2.5 Cỏ Sả 14
2.5.1 Nguồn gốc và phân bố 14
2.5.2 Đặc điểm 14
2.5.3 Các giống cỏ Sả phổ biến ở Việt Nam 16
2.5.4 Thành phần dưỡng chất và tính năng sản xuất 16
2.5.5 Sử dụng 17

2.6 Cỏ Voi 17
2.6.1 Nguồn gốc và phân bố 17
2.6.2 Đặc điểm 18
2.6.3 Một số giống cỏ Voi 19
2.6.4 Thành phần dưỡng chất và tính năng sản xuất 20
2.6.5 Sử dụng 22
2.7 Cỏ Lông Tây 22
2.7.1 Nguồn gốc và phân bố 23
Luận văn tốt nghiệp Đại học
SVTH: Trần Trọng Nhân MSSV: 2102278

vi
2.7.2 Đặc điểm thực vật 23
2.7.3 Đặc điểm sinh học 23
2.7.4 Năng suất 24
2.7.5 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng 24
2.7.6 Sử dụng 24
2.8 Cỏ Mồm mỡ 25
2.8.1 Nguồn gốc và phân bố 25
2.8.3 Đặc điểm sinh học 25
2.8.4 Thành phần dưỡng chất và tính năng sản xuất 26
2.8.5 Sử dụng 26
2.9 Cỏ Mồm gạo 26
2.9.1 Phân bố 26
2.9.2 Đặc điểm thực vật 26
2.9.3 Đặc điểm sinh học 27
2.9.4 Thành phần dưỡng chất và tính năng sản xuất 27
2.9.5 Sử dụng 27
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1 Phương tiện thí nghiệm 28

3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 28
3.1.2 Cơ sở vật chất thí nghiệm 28
3.2 Phương pháp thí nghiệm 28
3.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 28
3.2.2 Phương pháp lấy mẫu 28
3.3 Quy trình phân tích mẫu 29
3.3.1 Xác định vật chất khô (DM) 29
3.3.2 Xác định hàm lượng khoáng tổng số (Ash) 31
3.3.3 Xác định hàm lượng protein thô (CP) 32
3.3.4 Xác định hàm lượng xơ thô (CF) 33
3.4 Xử lý số liệu 34
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35
4.1 Kết quả điều tra năng suất và thành phần hóa học các loại cỏ 35
4.2 Thành phần hóa học của các loại cỏ ở vùng đất tốt 35
4.3 Thành phần hóa học của các loại cỏ ở vùng đất phèn 36
4.4 Thành phần hóa học của cỏ Voi ở 2 vùng 37
4.5 Thành phần hóa học của cỏ Sả ở 2 vùng 38
4.6 Thành phần hóa học của cỏ Lông tây ở 2 vùng. 39
4.7 Thành phần hóa học của cỏ Mồm mỡ ở 2 vùng 40
4.8 Thành phần hóa học của cỏ Mồm gạo ở 2 vùng 41
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
5.1 Kết luận 42
5.2 Kiến nghị 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
PHỤ LỤC 45



Luận văn tốt nghiệp Đại học
SVTH: Trần Trọng Nhân MSSV: 2102278


vii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong thức ăn xanh so với cám (% thức
ăn nguyên dạng) 6
Bảng 2.2: Hàm lượng một số chất khoáng của cỏ (% vật chất khô) 6
Bảng 2.3: Thành phần hóa học của cỏ Sả 17
Bảng 2.4: Năng suất của cỏ Voi thay đổi theo mùa và thời gian thu hoạch ở Việt
Nam 21
Bảng 2.5: Thành phần hoá học của cỏ Voi 21
Bảng 2.6: Sự thay đổi giá trị dinh dưỡng theo mùa 24
Bảng 2.7: Thành phần dinh dưỡng của cỏ Lông tây 24
Bảng 2.8: Thành phần hóa học cỏ Mồm mỡ 26
Bảng 2.9: Thành phần hóa học của cỏ Mồm gạo 27
Bảng 4.1 Năng suất và thành phần hóa học trung bình ở 2 vùng 35
Bảng 4.2: Thành phần hóa học của 5 loại cỏ ở vùng đất tốt 36
Bảng 4.3: Thành phần hóa học của 5 loại cỏ ở vùng đất phèn 36
Bảng 4.4: Thành phần hóa học của cỏ Voi ở 2 vùng 37
Bảng 4.5: Thành phần hóa học của cỏ Sả ở 2 vùng 38
Bảng 4.6: Thành phần hóa học của cỏ Lông tây ở 2 vùng 39
Bảng 4.7: Thành phần hóa học của cỏ Mồm mỡ ở 2 vùng 40
Bảng 4.8: Thành phần hóa học của cỏ Mồm gạo ở 2 vùng 41











Luận văn tốt nghiệp Đại học
SVTH: Trần Trọng Nhân MSSV: 2102278

viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Cỏ Sả 14
Hình 2.2: Cỏ Voi 18
Hình 2.3: Cỏ Lông tây 22
Hình 2.4: Cỏ Mồm mỡ 25
Hình 2.5: Cỏ Mồm gạo 26
Hình 3.1: Quy trình phân tích mẫu cỏ 29
Hình 4.1: Thành phần hóa học của cỏ Voi ở 2 vùng 37
Hình 4.2: Thành phần hóa học của cỏ Sả ở 2 vùng 38
Hình 4.3: Thành phần hóa học của cỏ Lông tây ở 2 vùng 39
Hình 4.4: Thành phần hóa học của cỏ Mồm mỡ ở 2 vùng 40
Hình 4.5: Thành phần hóa học của cỏ Mồm gạo ở 2 vùng 41



































Luận văn tốt nghiệp Đại học
SVTH: Trần Trọng Nhân MSSV: 2102278

ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DM: Vật chất khô
Ash: tro (khoáng tổng số)
CP: protein thô
CF: xơ thô
NDF: xơ trung tính
ADF: xơ không tan trong axit
NSCX: năng suất chất xanh
EE: béo thô



Luận văn tốt nghiệp Đại học
SVTH: Trần Trọng Nhân MSSV: 2102278

1
Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Theo thống kê của Cục Chăn nuôi năm 2011, ngành Chăn nuôi hiện
chiếm 27% trong đóng góp của Ngành Nông nghiệp vào tổng thu nhập quốc
nội. Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng thu nhập ở các vùng
nông thôn Việt Nam, chủ yếu là nguồn thu từ chăn nuôi lợn và gia cầm theo
quy mô hộ gia đình. Sản phẩm của các hộ chăn nuôi chiếm tới 70% sản lượng
thực phẩm ngành chăn nuôi cung cấp cho hơn 87 triệu người dân Việt Nam.
Với đặc điểm phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, chứa nhiều rủi ro
và thách thức như: thiếu kiến thức về các phương thức chăn nuôi tiên tiến,
nguy cơ dịch bệnh, dịch vụ thú y và khuyến nông còn yếu, giá thức ăn cao,
thiếu các tổ chức hoạt động nông dân, nguồn lực tài chính hạn hẹp, cộng thêm
sự biến động của giá cả đầu ra đã khiến cho hộ chăn nuôi đối mặt với nhiều
khó khăn.
Yêu cầu đặt ra đối với việc nâng cao sức cạnh tranh của ngành chăn

nuôi và an toàn thực phẩm là phải nâng cao được năng suất, chất lượng, vệ
sinh thực phẩm và hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi trong tương quan giá cả
cùng loại với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Xuất phát từ thực trạng trên, đề tài “Điều tra năng suất và thành phần
hóa học của một số loại cỏ Hòa Thảo dùng làm thức ăn chăn nuôi” được thực
hiện để tìm ra loại cỏ vừa cho năng suất tốt, giá trị dinh dưỡng cao, phù hợp
với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, và mang lại hiệu quả kinh tế cho
người chăn nuôi.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Điều tra năng suất và xác định thành phần hóa học của một số loại cỏ
Hòa Thảo.
So sánh thành phần hóa học của một số loại cỏ Hòa Thảo ở vùng đất tốt
và đất phèn.








Luận văn tốt nghiệp Đại học
SVTH: Trần Trọng Nhân MSSV: 2102278

2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Thức ăn gia súc
2.1.1 Khái niệm
Thức ăn gia súc là tất cả những gì mà con gia súc ăn vào hoặc có thể ăn

vào được mà có tác dụng tích cực đối với quá trình trao đổi chất. Theo Lê Đức
Ngoan và cộng sự (2004), thức ăn gia súc là những sản phẩm của thực vật,
động vật, khoáng vật và các chất tổng hợp khác, mà động vật có thể ăn, tiêu
hóa, hấp thu để duy trì sự sống, phát triển và tạo ra sản phẩm.
2.1.2 Phân loại thức ăn gia súc
Theo Lê Đức Ngoan và cộng sự (2004), có nhiều phương pháp phân loại
thức ăn khác nhau, căn cứ vào nguồn gốc, đặc tính dinh dưỡng, tính chất thức
ăn, đương lượng tinh bột
Phân loại theo nguồn gốc
Căn cứ vào nguồn gốc thức ăn được chia thành các nhóm sau:
+ Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật: Trong nhóm này gồm các thức ăn
xanh, thức ăn rễ, củ, quả, thức ăn hạt các sản phẩm phụ của ngành chế biến
nông sản: thức ăn xơ, rơm rạ, dây lang, thân lá lạc, thân cây ngô các loại cám,
khô dầu (do các ngành chế biến dầu) bã bia, rượu, sản phẩm phụ. Nhìn chung,
loại thức ăn này là nguồn năng lượng chủ yếu cho người và gia súc, ngoài ra
nó còn cung cấp vitamin, protein thô, các loại vi khoáng, kháng sinh, hợp chất
sinh học.
+ Thức ăn có nguồn gốc từ động vật: gồm tất cả các loại sản phẩm chế
biến từ nguyên liệu động vật như bột cá, bột tôm, bột thịt, bột nhộng tằm và
bột sữa. Hầu hết thức ăn động vật có protein chất lượng cao, có đủ các axit
amin thiết yếu, các nguyên tố khoáng và một số vitamin A, D, E, K, B12 , tỷ
lệ tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức ăn động vật cao hay
thấp phụ thuộc vào cách chế biến, làm thức ăn bổ sung protein quan trọng
trong khẩu phần của gia súc gia cầm.
+ Thức ăn nguồn gốc từ khoáng chất: gồm các loại bột sò, đá vôi và các
muối khoáng khác nhằm bổ sung các chất khoáng đa và vi lượng.
Phân loại theo thành phần các chất dinh dưỡng
Phương pháp này chủ yếu dựa vào hàm lượng các chất dinh dưỡng chính
trong thức ăn: protein, lipit, gluxit, nước để chia thành các nhóm.
Luận văn tốt nghiệp Đại học

SVTH: Trần Trọng Nhân MSSV: 2102278

3
+ Thức ăn giàu protein. Tất cả những loại thức ăn có hàm lượng protein
thô chiếm trên 20% (tính theo vật chất khô) thì được gọi là những loại thức ăn
giàu protein.
+ Thức ăn giàu lipit: gồm các loại thức ăn mà hàm lượng lipit chiếm trên
20% (tính theo vật chất khô).
+ Thức ăn giàu gluxit: Là loại thức ăn trong đó có hàm lượng gluxit 50%
trở lên, gồm các loại hạt ngũ cốc, ngô, thóc cám, bột khoai, bột sắn. Thức ăn
này chiếm tỷ lệ rất lớn trong khẩu phần thức ăn gia súc dạ dày đơn, nó là
nguồn năng lượng dễ tiêu hóa và hấp thu mà giá thành lại rẻ.
+ Thức ăn nhiều nước: Gồm các loại thức ăn có hàm lượng nước từ 70%
trở lên.
+ Thức ăn nhiều xơ: gồm các loại thức ăn mà hàm lượng xơ thô 18% trở
lên. Loại thức ăn này là sản phẩm chế biến ngành trồng trọt, như rơm rạ, dây
lang, dây lạc những loại thức ăn này ít có ý nghĩa với gia súc dạ dày đơn
nhưng chiếm tỷ trọng lớn trong khẩu phần gia súc nhai lại.
+ Thức ăn giàu khoáng: gồm các loại muối khoáng, bột xương, muối ăn,
bột sò
+ Thức ăn giàu vitamin: gồm những loại vitamin hoặc những loại thức ăn
giàu vitamin như: bột rau xanh, dầu gan cá
+ Thức ăn bổ sung khác: gồm các loại thức ăn có nguồn gốc đặc biệt
như kháng sinh, các hợp chất chứa nitơ, các chất chống oxy hóa, các chất kích
thích sinh trưởng.
Phân loại theo đương lượng tinh bột
Theo phương pháp này, người ta phân thức ăn thành 2 loại: thức ăn tinh và
thức ăn thô.
+ Thức ăn thô: bao gồm các loại thức ăn có đương lượng tinh bột dưới
45% nghĩa là trong 100 kg thức ăn có không quá 45 kg tinh bột.

+ Thức ăn tinh: bao gồm các loại thức ăn có đương lượng tinh bột trên
45% (trong vật chất khô) như các hạt ngũ cốc, bột củ quả, các hạt khô dầu.
Trong thức ăn tinh còn phân ra thức ăn giàu protein, gluxit, lipit
Phân loại theo toan tính và kiềm tính
Người ta căn cứ vào độ pH của sản phẩm chuyển hóa cuối cùng để chia
thức ăn thành toan hay kiềm. Thường những thức ăn có chứa nhiều P, Cl, S thì
sản phẩm cuối cùng của sự chuyển hóa mang tính axit.
Luận văn tốt nghiệp Đại học
SVTH: Trần Trọng Nhân MSSV: 2102278

4
Những loại thức ăn kiềm tính gồm: thức ăn xanh, củ quả, thức ăn ủ
xanh Những loại thức ăn này thích hợp cho gia súc sinh sản, tác dụng tốt
đối với kích thích tiết sữa. Những loại thức ăn toan tính như: các hạt họ đậu và
một vài loại thức ăn giàu protein lại thích hợp với gia súc đực, gia súc đực sinh
sản nhất là trong thời gian lấy tinh.
Hiện nay trên thế giới người ta phân thức ăn thành tám nhóm:
Thức ăn thô khô
Tất cả các loại cỏ xanh tự nhiên thu cắt và các loại phế phụ phẩm của
cây trồng đem phơi khô có hàm lượng xơ trên 18% đều là thức ăn thô khô.
Bao gồm: cỏ khô họ đậu hoặc Hòa Thảo, rơm rạ, dây lang, dây lạc và thân cây
ngô phơi khô. Ngoài ra còn gồm vỏ các loại hạt thóc, lạc, đậu và ngô.
Thức ăn xanh
Tất cả các loại cỏ trồng, cỏ tự nhiên, các loại rau xanh cho gia súc sử
dụng ở trạng thái tươi, xanh bao gồm: rau muống, bèo hoa dâu, lá bắp cải, su
hào, cỏ tự nhiên, cỏ trồng như cỏ voi và cỏ sả, bèo tấm, rau dừa nước, rau dền,
rau lấp, thân lá khoai lang
Thức ăn ủ chua
Tất cả các loại thức ăn chua, các loại cỏ Hòa Thảo hoặc thân, bã phụ
phẩm của ngành trồng trọt như thân, lá lạc, bã dứa, thân cây ngô đem ủ chua.

Thức ăn giàu năng lượng
Tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein dưới 20% và xơ thô dưới
18%. Bao gồm các loại hạt ngũ cốc như ngô, gạo, sắn, củ khoai lang, cao
lương, mạch, mì và phế phụ phẩm của ngành xay xát như cám gạo, cám ngô,
tấm nhóm nguyên liệu này chiếm tỷ lệ cao nhất trong công thức thức ăn hỗn
hợp, thường chiếm 40−70% tỷ trọng. Một số loại dầu thô, mỡ thô cũng được
dùng bổ sung vào công thức thức ăn hỗn hợp nhưng không vượt quá 4−5%.
Ngoài ra còn có các loại củ, quả như sắn, khoai lang, khoai tây, bí đỏ
Thức ăn giàu protein
Tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein trên 20%, xơ thô dưới 18%.
Thức ăn giàu protein có nguồn gốc động vật: bột cá, bột thịt, sữa bột, bột thịt
xương, bột máu, nước sữa ; thức ăn giàu protein có nguồn gốc thực vật: hạt đỗ
tương, lạc, đậu xanh, đậu triều, đậu nho nhe, khô đỗ tương, khô lạc, khô dầu
hướng dương, khô dầu dừa, khô dầu bông.
Thức ăn bổ sung khoáng
Bột vỏ sò, bột đá, vỏ hến, dicanxiphotphat, bột xương
Luận văn tốt nghiệp Đại học
SVTH: Trần Trọng Nhân MSSV: 2102278

5
Thức ăn bổ sung vitamin
Các loại vitamin B1, B2, B3, D, A hoặc premix vitamin.
Các loại thức ăn bổ sung khác
2.2 Nhóm Thức ăn xanh
Thức ăn thô xanh ở nước ta rất đa dạng và phong phú, bao gồm thân lá
của một số cây, cỏ trồng hoặc mọc tự nhiên trên cạn hoặc dưới nước và là
nguồn cung cấp thức ăn quan trọng cho gia súc ở nước ta, nhất là các nông hộ.
Loại thức ăn này chứa hầu hết các chất dinh dưỡng mà vật nuôi cần như
protein, các vitamin, khoáng đa lượng và vi lượng thiết yếu và các chất có hoạt
tính sinh học cao (Lê Đức Ngoan và cộng sự, 2006).

Thức ăn xanh là loại thức ăn mà người và gia súc đều sử dụng ở trạng
thái tươi, chiếm tỷ lệ cao trong khẩu phần của loài nhai lại. Thức ăn xanh có
thể chia thành 2 nhóm chính gồm: cây cỏ tự nhiên và gieo trồng. Nhóm cây
Hòa Thảo như: cỏ ở bãi chăn, cỏ trồng, thân, lá cây ngô Nhóm cây họ đậu
như: cỏ stylô, cây điền thanh, cây keo dậu Các loại thức ăn xanh khác như:
rau lấp, bèo cái, bèo Nhật Bản, thân chuối, rau muống
2.2.1 Đặc điểm dinh dưỡng
Thức ăn xanh chứa nhiều nước, nhiều chất xơ, tỷ lệ nước trung bình 80-
90%, tỷ lệ xơ thô trung bình ở giai đoạn non là 2−3%, trưởng thành 6−8% so
với thức ăn tươi.
Thức ăn xanh chứa nhiều nước và nhiều xơ nên vật nuôi cần lượng lớn
mới thỏa mãn nhu cầu nhưng do hạn chế dung tích đường tiêu hóa nên con vật
không ăn được nhiều.
Thức ăn xanh dễ tiêu hóa, có tính ngon miệng cao, tỷ lệ tiêu hóa đối
với loài nhai lại là 75−80%, đối với lợn 60−70%, là loại thức ăn dễ trồng và
cho năng suất cao. Ví dụ: 1 ha rau muống cho 50−70 tấn, 1 ha bèo dâu cho
350 tấn, 1 ha cỏ voi cho 150−300 tấn chất xanh
Thức ăn xanh giàu vitamin: nhiều nhất là caroten, vitamin B đặc biệt là
vitamin B2, và vitamin E có hàm lượng thấp. Cỏ mục túc khô có 0,15 mg B1
và 0,45 mg B2/100 g; cỏ tươi có 0,25 mg B1 và 0,4 mg B2/100g vật chất khô.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn xanh rất thấp vì vậy giá trị
dinh dưỡng thấp (bảng 2.1), trừ một số loại thân lá cây bộ đậu có hàm lượng
protein khá cao, một số loại cỏ giàu axit amin như arginine, axit glutamic và
lysine. Nếu tính theo trạng thái khô một số loại thức ăn xanh có hàm lượng
protein cao hơn cả cám gạo (Lê Đức Ngoan và cộng sự, 2006).
Luận văn tốt nghiệp Đại học
SVTH: Trần Trọng Nhân MSSV: 2102278

6
Bảng 2.1: Hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong thức ăn xanh so với cám

(% thức ăn nguyên dạng)

Cám loại 1
Cỏ Voi
Cỏ Ghi - nê
Rau muống
Vật chất khô
87,6
20
23,3
10,6
Protein thô
13,0
1,9
2,5
2,1
Xơ thô
7,8
7,2
7,3
1,6
Lipit
12,0
0,4
0,5
0,7
(Lê Đức Ngoan và cộng sự, 2006)
Hàm lượng lipit có trong thức ăn xanh dưới 4% tính theo vật chất khô,
chủ yếu là các axit béo chưa no. Khoáng trong thức ăn xanh thay đổi tùy theo
loại thức ăn, tính chất đất đai, chế độ bón phân và thời gian thu hoạch. Nói

chung, thân lá họ đậu có hàm lượng canxi, magiê và coban cao hơn các loại
họ Hòa Thảo (bảng 2.2).
Bảng 2.2: Hàm lượng một số chất khoáng của cỏ (% vật chất khô)
Chất dinh dưỡng
Thấp
Trung bình
Cao
Natri
< 1,00
1,20–1,80
> 3,00
Canxi
< 0,30
0,40–1,00
> 1,20
Photpho
< 0,20
0,20–0,35
> 0,40
Magiê
< 0,10
0,12–0,25
> 0,30
Sắt
< 45,0
50,0–150
> 200
Mangan
< 30,0
40,0–200

> 250
Đồng
< 3,00
4,00–8,00
> 10,0
Kẽm
< 10,0
15,0–50,0
> 75,0
Coban
< 0,08
0,08–0,25
> 0,30
Molypden
< 0,40
0,50–3,00
> 5,00
(Lê Đức Ngoan và cộng sự, 2006)
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của thức ăn xanh
Giống cây trồng: Nhóm cây trên cạn có hàm lượng vật chất khô
(10−30%) lớn hơn nhóm cây thuỷ sinh (1−10%), họ hoà thảo (2−10% protein
thô so với vật chất khô) có hàm lượng protein thô thấp hơn bộ đậu (10−30%).
2.2.3. Những điểm cần chú ý khi sử dụng
Theo Lê Đức Ngoan và cộng sự (2006), cần thu hoạch cỏ đúng thời vụ
để đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao. Nếu thu hoạch sớm ít xơ, nhiều nước, hàm
lượng vật chất khô thấp. Ngược lại nếu thu hoạch quá muộn hàm lượng nước
giảm, vật chất khô tăng nhưng chủ yếu tăng chất xơ, còn lipit và protein giảm.
Thời gian thích hợp để thu hoạch các loại rau xanh nói chung là sau khi trồng
1−1,5 tháng, thân lá cây ngô trước khi trổ cờ, thân lá họ đậu: thời gian ngậm
Luận văn tốt nghiệp Đại học

SVTH: Trần Trọng Nhân MSSV: 2102278

7
nụ trước khi ra hoa. Rau muống, rau lấp sau khi trồng 20−25 ngày thu hoạch
lứa 1, sau 15 ngày thu hoạch lứa tiếp theo. Đề phòng một số chất có sẵn trong
thức ăn: lá sắn, cây cao lương, cỏ Xu đăng có độc tố HCN. Hàm lượng HCN
thường cao ở giai đoạn còn non và giảm dần ở giai đoạn trưởng thành. Vì vậy,
sử dụng các loại thức ăn này ở giai đoạn chín sáp hoặc nấu chín là tốt nhất.
Cỏ mục túc (Medicago sativa; Luzec), cây bộ đậu, điền thanh có chất saponin,
nếu cho con vật ăn nhiều sẽ mắc chứng chướng bụng đầy hơi, nên dùng với số
lượng vừa phải và trộn với các loại thức ăn khác. Một số loại cây thuộc họ
thập tự như cải bắp, cải ba lá trắng chứa kích tố thực vật fito−oestrogen, nếu
con vật ăn vừa phải sẽ có tác dụng tốt cho sinh sản như: kich thích tăng trọng,
bầu vú phát triển, sữa nhiều. Nếu ăn nhiều dễ sẩy thai hay sa tử cung sau khi
đẻ. Ngoài ra, trong thức ăn xanh thường chứa NO
3
dưới dạng KNO
3
khoảng
1−1,5% .Nếu hàm lượng NO
3
quá cao sẽ làm cho con vật ngộ độc và chết.
Triệu chứng ngộ độc là con vật thở gấp, run rẩy, sùi bọt mép, khó thở, máu
có màu thẩm, hàm lượng NO
2
trong nước tiểu tăng. Biện pháp giải độc: dùng
dung dịch xanh methylen 2−4% tiêm vào tĩnh mạch con vật.
2.3 Đại cương về cỏ Hoà thảo
Họ Hòa Thảo hay Hoà Bản (Graminae, Paoceae) có khoảng 700 chi,
10000 loài trong đó ở nước ta có khoảng 124 chi và 400 loài. Đây là họ thực

vật bao gồm những cây lương thực chính của con người như lúa, lúa mì, bắp,
lúa miến và những loại cỏ làm thức ăn nuôi gia súc chủ yếu.
Các cỏ Hòa Thảo lâu năm có vai trò chính trong cân bằng thức ăn xanh
cho gia súc. Cỏ sinh trưởng nhanh vào mùa hè, ra hoa kết quả vào mùa thu và
gần như ngừng sinh trưởng vào mùa đông. Cỏ có ưu điểm là cho năng suất cao
nhưng lại hạn chế về giá trị dinh dưỡng (prôtein thấp, xơ cao), thân tương đối
cao, thời gian ra hoa không ổn định và kéo dài, đặc biệt trong mùa ẩm (Dương
Hữu Thời và Nguyễn Đăng Khôi, 1981).
Đặc tính thực vật của cỏ Hòa Thảo (Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2005): cây
cỏ có thân rỗng, tròn hay dẹp, phiến lá mỏng, bẹ lá là phần dưới của lá thường
ôm lấy thân như một cái ống và thường xẻ dọc dài suốt bẹ lá. Mép lá là phần
nằm giữa phiến lá và bẹ lá, có thể là một miếng mỏng bao lấy thân hay một
lóng ngắn. Hoa của cỏ Hòa Thảo đặc sắc là ở phát hoa, đơn vị phát hoa ở đây
là một gié hoa thu ngắn lại gọi là epillet (gié hoa), mỗi gié hoa có hai vẩy
ngoài gọi là đỉnh (glumes), kế đến là hai vẩy khác gọi là trấu (glumelles),
trong trấu có nhiều hoa mọc theo hai hàng. Hoa gồm có hai vẩy gọi là
Iodicule, ba tiểu nhụy và noãn với hai vòi nhụy. Ở nhiều loài Hòa Thảo đỉnh
Luận văn tốt nghiệp Đại học
SVTH: Trần Trọng Nhân MSSV: 2102278

8
hay trấu mang một lông tơ gọi là lông gai (arete). Trái thường không có vỏ và
dính vào trấu đặc biệt gọi là đỉnh quả. Rễ thuộc loại rễ chùm.
Ở trên mỗi đốt thì có lá, càng gần mặt đất bao nhiêu thì lóng càng ngắn,
đốt càng dài và lá càng nhiều. Do đó khi sử dụng cỏ Hòa Thảo phải để lại độ
cao nhất định (6cm) để tạo điều kiện cho cỏ tái sinh mạnh và thu được sản
lượng lớn (Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, 1979).
Lượng Prôtein thô tính trong chất khô của cỏ Hòa Thảo ở nước ta trung
bình là 9,8% (75−145 g/kg chất khô) tương tự với giá trị trung bình của cỏ
Hòa Thảo nhiệt đới. Hàm lượng xơ khá cao 269−372 g/kg chất khô. Khoáng

đa lượng và vi lượng đều thấp, đặc biệt là nghèo Canxi và Phospho (Viện chăn
nuôi, 1995).
2.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của cỏ
Hoà Thảo
2.4.1 Nước
Đối với thực vật nước cần cho tất cả các hoạt động sống của chúng.
Trong cỏ tốt nước chiếm 80% trọng lượng tươi, phần còn lại là một lượng nhỏ
chất khoáng và toàn bộ chất hữu cơ tổng hợp được. 80% nước ở dạng tự do
hay liên kết, có vai trò sinh học như hoà tan các chất vô cơ và vận chuyển đến
các cơ quan của thực vật. Vì thế nước không thể nào thiếu được đối với cây
trồng, đồng cỏ.
Giữ được nước trong đất thì các chất khoáng mới phát huy tác dụng và
trở thành có giá trị thực sự đối với cây cỏ, các vi sinh vật đất mới phát huy tác
dụng và đất mới thực sự trở nên màu mỡ, có giá trị dinh dưỡng cung cấp cho
cây xanh. Nhu cầu về nước của cỏ Hòa Thảo thay đổi tuỳ loài, tuỳ giai đoạn
sinh trưởng, tuỳ nhóm có chịu hạn, trung sinh, ưa ẩm hay thuỷ sinh. Nếu thiếu
nước cây sinh trưởng chậm đặc biệt là thiếu nước trong mùa khô làm hàm
lượng chất thô (cellulose, lignin) tăng, prôtein giảm (Dương Hữu Thời,
Nguyễn Đăng Khôi, 1981).
2.4.2 Đất đai
Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất đáp ứng nhu cầu của cây trồng
về chất dinh dưỡng với số lượng, dạng và tỉ lệ thích hợp để cây có thể sinh
trưởng, phát triển và tạo ra sinh khối lớn nhất. Đất nào có khả năng thoả mãn
nhu cầu của cây trồng cao, cho năng suất cao thì được coi là phì nhiêu và
ngược lại. Độ phì nhiêu của đất được quyết định do tổng số hàm lượng chất
dinh dưỡng hữu dụng cho cây, hàm lượng và thành phần của chất hữu cơ trong
đất (Ngô Ngọc Hưng và cộng sự, 2004).
Luận văn tốt nghiệp Đại học
SVTH: Trần Trọng Nhân MSSV: 2102278


9
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, người ta đánh giá độ phì nhiêu của đất
qua các chỉ tiêu dung trọng, độ pH, chất hữu cơ, % đạm tổng số, % lân tổng
số, % kali tổng số,…. Đối với một số loại đất có vấn đề như đất phèn, đất mặn,
… thì sự hiện diện của độc chất trong đất có thể là những chỉ tiêu đánh giá độ
phì nhiêu quan trọng (Ngô Ngọc Hưng và cộng sự, 2004).
Ngoài các tác động sinh lý học của đất còn có vai trò quan trọng của các
nguyên tố đại lượng dưới dạng muối như N, P, K, Ca, Mg và các nguyên tố vi
lượng Bo, Co, Cu, Cl, I, Fe, Mn…các nguyên tố này có liên quan đến sự sinh
trưởng, phát triển và sinh sản của gia súc. Ví dụ: pH đất thay đổi theo hướng
kiềm (bón vôi) sẽ dẫn tới sự giảm Mg, Zn, Co trong cỏ. Hay trong điều kiện
ẩm độ đất cao Se, Mo, Mn và Nitrat dưới dạng tự do tập trung trong cỏ sẽ gây
bệnh dinh dưỡng cho gia súc (giảm tiết sữa, ngộ độc, sẩy thai,…) (Dương Hữu
Thời và Nguyễn Đăng Khôi, 1981).
Do đó, đất để trồng cỏ tốt nhất là đất thịt nhẹ, các loại đất sét nặng hoặc
nhiều cát cỏ mọc không tốt. Những đồng cỏ hoang đã lâu đời cỏ không mọc
tốt được vì thiếu vôi, đạm và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Có rất ít giống cỏ
chịu được đất nhiễm phèn, nhiễm mặn và các loại đất sét nặng hoặc nhiều cát
cỏ cũng mọc không tốt. Mặt khác, cỏ hoà thảo trồng trên đất tốt thì mềm, gia
súc ăn ngon miệng và có giá trị dinh dưỡng cao hơn khi trồng trên đất chua,
đất không màu mỡ mặc dù cung cấp đủ nước. Với điều kiện trên đất chua thì
cỏ nhiều xơ, không ngon miệng và khi già có thể chát (Dương Hữu Thời và
Nguyễn Đăng Khôi, 1981).
Đối với đất bị rữa trôi nhiều năm nên pH rất chua (3,5−5,5) làm nhiều
loại vi khuẩn cố định N (Rhizobium) không phát triển được (do chúng phát
triển được ở pH khoảng 5,5−7), người ta cải tạo độ chua bằng cách bón vôi để
tăng pH đất lên gần trung hoà hay kiềm (Ngô Ngọc Hưng và cộng sự, 2004).
Ngoài ra địa hình cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc trồng cỏ. Nên chọn
thế đất bằng phẳng để trồng cỏ, như vậy cỏ sẽ sinh trưởng và phát triển đồng
đều. Các vùng đất hơi dốc độ nghiêng vừa phải vẫn có thể trồng cỏ được. Tuy

nhiên thế đất quá dốc thì mùa mưa sẽ xói mòn cuốn theo những chất màu mỡ
có sẵn trong đất khiến cỏ trồng mất hết dinh dưỡng để sống. Mặc khác, thế đất
cũng không nên quá cao cách xa mạch nước ngầm nhưng đồng thời cũng
không nên quá trũng gây ngập úng vào mùa mưa và triều cường (Dương Hữu
Thời và Nguyễn Đăng Khôi, 1981).
Đa số các giống cỏ đều không thích nghi ở nơi có bóng râm che phủ mà
đòi hỏi nhận được nhiều ánh sáng trong ngày để quang hợp tốt. Vì vậy trồng
cỏ nơi nhiều ánh sáng cũng tươi tốt và cho năng suất cao hơn. Chính vì thế mà
Luận văn tốt nghiệp Đại học
SVTH: Trần Trọng Nhân MSSV: 2102278

10
tuỳ địa chất từng vùng mà chọn giống cỏ phù hợp vì mỗi giống cỏ sẽ có đặc
tính riêng và sức chịu đựng riêng (Đinh Văn Cải, 2007).
2.4.3 Yếu tố khí hậu
Nhiệt đới sinh trưởng của cỏ khoảng 25–30
O
C. Sự biến động lớn giữa
nhiệt độ ngày và đêm cũng có thể làm chết cỏ. Ban đêm vào mùa khô nhiệt độ
đất giảm vì bị khuếch tán mạnh làm nước ngưng tụ lại trên lớp đất mặt và khởi
động sự nảy chồi của cỏ. Ở các nước nhiệt đới nhiệt độ ban ngày nóng làm
nước trong đất bốc hơi mạnh nên năng suất thu hoạch cỏ không cao. Ngoài ra
lượng sương ban đêm, chế độ gió cũng ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của
cỏ. Chính lượng sương này sẽ bù đắp nước cho cỏ vào mùa khô kích thích nảy
chồi. Độ ẩm không khí làm cho khí hậu khô hay ẩm đều tác động đến cỏ
(Dương Hữu Thời và Nguyễn Đăng Khôi, 1981).
Cỏ trồng sẽ tươi tốt khi được trồng ở những vùng có mùa mưa kéo dài và
mùa nắng ngắn. Lượng mưa khoảng 2000 mm/năm là tốt nhất. Ngoài ra ở
những nơi sức gió quá lớn có thể gây ngã đổ nên trồng những loại cỏ thân thấp
(Việt Chương và Nguyễn Việt Thái, 2003).

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của chế độ
gió mùa Châu Á, có sắc thái đa dạng với một mùa lạnh ở phía Bắc (từ đèo Hải
Vân trở ra) và khí hậu kiểu Nam Á (Tây Nguyên, Nam Bộ) cũng như khí hậu
có tính chuyển tiếp ở vùng ven biển Trung Bộ. Nước ta có tiềm năng về thời
gian chiếu sáng và lượng mưa dồi dào, phân bố tương đối đều giữa các vùng
trong nước. Phía Nam thuộc miền nhiệt đới không có mùa đông, chia làm ba
vùng sinh thái theo ba đới khí hậu: vùng cao, vùng đồi núi và vùng đồng bằng,
thành phần cây trồng nhiệt đới phong phú. Trong điều kiện có đủ nước, cây
nông nghiệp phát triển xanh tốt quanh năm (Viện chăn nuôi, 1995).
Khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta ảnh hưởng rất lớn đến khả năng
sinh trưởng và phát triển của cây thức ăn gia súc nói chung. Với cỏ Hòa Thảo,
hầu hết đều sinh trưởng nhanh vào mùa hè, ra hoa kết trái vào mùa thu và gần
như ngừng sinh trưởng vào mùa đông, đến mùa xuân thì phát triển nhanh và
cho nhiều lá. Tuy sinh trưởng nhanh, năng suất cao nhưng cỏ Hòa Thảo lại
nhanh hoá xơ, chính vì thế mà giá trị cũng giảm theo (Viện chăn nuôi, 1995).
2.4.4 Kỹ thuật canh tác
Việc làm sạch cỏ dại và làm đất là quan trọng bậc nhất. Trong hầu hết
các nghiên cứu cũng như trong sản xuất đại trà, các tác giả như Đinh Huỳnh
và Lê Hà Châu (1995), Phùng Quốc Quảng (2002), Nguyễn Thiện (2003)….
đều cho rằng phải làm đất kỹ trước khi xuống giống, đều này nhằm mục đích
Luận văn tốt nghiệp Đại học
SVTH: Trần Trọng Nhân MSSV: 2102278

11
tạo sự tơi xốp nhất định, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển. Đồng thời
làm sạch cỏ dại sẽ hạn chế sự cạnh tranh về ánh sáng, dưỡng chất và mật độ.
Theo Dương Hữu Thời, Nguyễn Đăng Khôi (1981) và Nguyễn Văn
Tuyền (1971): Thời gian thu hoạch có ảnh hưởng đến hàm lượng dưỡng chất
trong cỏ để cung cấp cho gia súc, năng suất của cỏ cũng như sự tồn tại lâu dài
hoặc tàn lụi của cỏ. Cỏ từ khi trồng thì năng suất và thành phần dưỡng chất

của cỏ sẽ tăng theo tuổi, giảm dần khi ra hoa, kết hạt.
Chất đạm là chất tối cần thiết cho sự phát triển gia súc, cỏ còn non chất
đạm ít, cao nhất lúc cỏ sắp trổ hoa và giảm dần khi già. Trong khi đó chất béo
tăng dần theo tuổi còn lại khoáng và sinh tố sẽ tăng cao lúc sắp ra hoa, khi về
già sẽ giảm dần và không tốt.
Ở cỏ còn non, tỉ lệ nước khá cao. Do đó nếu thu hoạch cỏ quá non cho
gia súc ăn thì gia súc dễ bị tiêu chảy, hấp thu dưỡng chất kém. Ngược lại cỏ
quá già có dưỡng chất kém, nhiều xơ. Vì vậy nên thu hoạch cỏ Hòa Thảo lúc
sắp ra hoa hoặc đã ra hoa khoảng 5% tổng số cây trên đồng cỏ.
2.4.5 Phân bón
Cây trồng lấy dưỡng chất từ đất để sinh trưởng, phát triển. Tuy nhiên
dưỡng chất trong đất lại có giới hạn, do đó việc bổ sung các thành phần dưỡng
chất theo nhu cầu cây trồng là việc không thể thiếu được. Phân bón được sử
dụng có thể là phân vô cơ (phân hoá học) hay phân hữu cơ. Theo Dương Hữu
Thời và Nguyễn Đăng Khôi (1981) thì có một điều gần như trở thành nguyên
lý là bón phân gì cho cỏ Hòa Thảo thì thành phần hoá học của cỏ giàu chất ấy.
Với phân vô cơ, tuỳ nhà sản xuất hay nhu cầu thị trường mà phân được
sản xuất là phân đơn (chỉ chứa một loại dưỡng chất) hoặc phân hỗn hợp (loại
chứa nhiều dưỡng chất). Các dưỡng chất chứa trong phân vô cơ là những
dưỡng chất dễ tiêu, khi bón vào đất cây trồng có thể hấp thu ngay. Hàm lượng
dưỡng chất trong phân vô cơ khá cao nên khi sử dụng cần chú ý liều lượng,
nếu thừa rất dễ gây hại cho cây, nhất là phân đạm (Ngô Ngọc Hưng và cộng
sự, 2004). Mặt khác phân vô cơ tương đối nhẹ, dễ chuyên chở, dễ tan nên
dùng để bón thúc sẽ có hiệu quả cao.
Trong khi đó phân hữu cơ do tính phân giải chậm, không kịp cung cấp
dưỡng chất cho cây trồng nên thường dùng để bón lót. Phân chuồng là một
trong những loại phân được sử dụng khá rộng rãi. Bón phân chuồng sẽ làm
tăng độ xốp của đất, cải tạo chế độ nước và không khí của đất, tăng thêm
dưỡng chất đa – vi lượng, về lâu dài sẽ tăng tỉ lệ mùn, tích luỹ nhiều lân, kali
tổng số….tạo tiền đề cho đất có độ phì nhiêu cao hơn. Bón với lượng lớn phân

Luận văn tốt nghiệp Đại học
SVTH: Trần Trọng Nhân MSSV: 2102278

12
chuồng không gây hại lớn, lượng dưỡng chất dư thừa cây không sử dụng hết
có thể dùng tiếp cho vụ sau. Tuy nhiên phân chuồng có tỉ lệ dưỡng chất thấp
nên cần có khối lượng lớn, gây cồng kềnh, dưỡng chất phân chuồng lại không
ổn định, tác dụng chậm hơn so với phân hoá học (Lê Văn Căn, 1982).
Ngoài ra than bùn là loại phân hữu cơ được sử dụng khá phổ biến. Than
bùn được tạo từ các loại thực vật khác. Xác thực vật được tích tụ lại, vùi lấp
trong đất và chịu tác động của điều kiện ngập nước trong nhiều năm, với điều
kiện phân huỷ yếm khí các xác thực vật được chuyển thành than bùn. Than
bùn có hàm lượng chất vô cơ là 18-24%, phần còn lại là chất hữu cơ, loại phân
bón này dùng để tăng chất hữu cơ cho đất, có khả năng giữ nước, kích thích
tăng trưởng cây và hàm lượng dinh dưỡng thay đổi tuỳ thuộc thành phần loài
thực vật, quá trình phân huỷ chất vô cơ (Ngô Ngọc Hưng và cộng sự, 2004).
Phân hoá học là một lợi thế để điều khiển năng suất nhưng do tính cụ thể
và chính xác nên mỗi sự thay đổi về liều lượng và cách bón sẽ thể hiện bằng
sự thay đổi rõ rệt về năng suất. Cùng một lượng phân hoá học chia ra bón làm
nhiều cách khác nhau về thời gian thì năng suất có thể thay đổi nhưng cùng
một lượng phân chuồng chia ra bón thì thay đổi không đáng kể. Một số phân
hoá học thường thấy trên thị trường như phân urea (chứa 46% N) phân kali
(chứa 63,2 % K
2
O), phân super lân (chứa 16−50% P
2
O
5
) phân NPK 16– 16–8
(chứa 16 % N, 16 % P

2
O
5
, 8 % K
2
O) (Ngô Ngọc Hưng và cộng sự, 2004).
Đạm
Đạm là nguyên tố cần thiết cho sự phân bào và phát triển của cây. Đạm
làm tăng diện tích và khối lượng nguyên sinh chất trong cây. Theo Ngô Ngọc
Hưng và cộng sự, (2004) và Hà Thị Thanh Bình và cộng sự, (2002) cây trồng
thiếu N lá phát triển kém và lá có màu vàng do diệp lục tố giảm, lá nhỏ hẹp,
trái nhỏ,tỷ lệ thân lá/rể thấp, lá già vàng khô và rụng sớm. Ngược lại thừa N
thì thân lá phát triển sum xuê, xanh đậm, lá to chống chịu kém, dễ đổ ngã,
lượng nitrate và protein cao.
Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cơ thể sống vì nó là thành
phần cơ bản của protein, chất tiêu biểu cho sự sống. Đạm là yếu tố cơ bản của
quá trình đồng hoá cacbon, kích thích sự phát triển của bộ rễ và việc thu hút
các yếu tố dinh dưỡng khác, là nguyên tố cần thiết cho sự phân bào và phát
triển của cây. Cây trồng được bón đạm hợp lý, lá cây xanh thẫm, sinh trưởng
khỏe mạnh, chồi phát triển mạnh, năng suất cao. Tuy nhiên bón thừa đạm, tỷ
lệ nước trong cây cao, cây dễ bị mắc bệnh, dễ đổ, thời gian sinh trưởng kéo
dài, phẩm chất nông sản kém (Chu Thị Thơm và cộng sự, 2005).

×