Tải bản đầy đủ (.doc) (253 trang)

Thiết kế hồ chứa nước loọng luông – PA 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 253 trang )

Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ Thuật Công trình
MỤC LỤC


Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyên Lớp 54LT-C2
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ Thuật Công trình
LỜI CẢM ƠN
Sau 14 tuần làm đồ án tốt nghiệp, với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân và
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong bộ môn thủy công
cũng như toàn thể các thầy cô giáo trong trường đã hướng dẫn và chỉ bảo em trong
suốt những năm học vừa qua, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Thạc
sĩ Nguyễn Hoàng Long, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình.
Với đề tài:
’’
Thiết kế hồ chứa nước Loọng Luông – PA 2
’’
.
Thời gian làm đồ án tốt nghiệp là một khoảng thời gian bổ ích để em có
điều kiện hệ thống lại kiến thức đã được học và giúp em biết cách áp dụng lí thuyết
vào thực tế, làm quen với công việc của một kỹ sư thiết kế công trình thủy lợi.
Đây là đồ án tốt nghiệp sử dụng tài liệu thực tế công trình thủy lợi và vận
dụng tổng hợp các kiến thức đã học. Dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng vì điều
kiện thời gian còn hạn chế nên trong đồ án em chưa giải quyết hết các trường hợp
có thể xảy ra. Mặt khác kinh nghiệm bản thân trình độ còn hạn chế nên trong đồ này
không tránh khỏi những thiếu sót.
Em kính mong được sự chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô giáo
giúp cho đồ án của em được hoàn chỉnh hơn, từ đó kiến thức chuyên môn cũng
được hoàn thiện và nâng cao.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đặc biệt là thầy giáo Thạc sĩ
Nguyễn Hoàng Long đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn
thành đồ án này.


Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 20 tháng 6 năm 2014

Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyên Lớp 54LT-C2
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ Thuật Công trình
PHẦN I – TÀI LIỆU CƠ BẢN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH
1.1. Vị trí và nhiệm vụ công trình
1.1.1. Vị trí địa lí công trình
Công trình Hồ chứa nước Loọng Luông dự kiến xây dựng nằm trên hai khe
suối Loọng Luông và Loọng Nghịu thuộc địa phận bản Loọng Luông, xã Mường
Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên; cách thành phố Điện Biên Phủ 27km.
+ Vị trí cụm đầu mối có tọa độ: 21
0
29’ vĩ độ Bắc
103
0
09’ kinh độ Đông.
+ Xã Mường Phăng có vị trí:
Phía Bắc: Giáp xã Ẳng Nưa của huyện Mường Ẳng
Phía Nam: Giáp xã Nà Nhạn và xã Tà Lèng huyện Điện Biện
Phía Tây: Giáp xã Nà Tấu
Phía Đông: Giáp xã Pú Ni của huyện Điện Biên Đông.
+ Đối tượng hưởng lợi là cộng đồng dân cư các dân tộc Thái, Mông , Khơ
Mú thuộc các bản Loọng Luông, Loọng Nghịu, Loọng Hang, bản Yên, bản Cang,
bản Cò Mặn.
1.1.2. Nhiệm vụ công trình
Nhiệm vụ của Hồ Loọng Luông:
Theo quyết định số 1028/ QĐ- UBND ngày 25/06/2009 của UBND tỉnh
Điện Biên về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình Hồ chứa nước

Loọng Luông, tỉnh Điện Biên; nhiệm vụ của dự án như sau:
+ Tưới lúa vụ Mùa : 150 ha
+ Tưới lúa vụ Đông Xuân : 100 ha
+ Tạo nguồn nước cho phát triển nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh
hoạt, tạo độ ẩm cải tạo môi trường trong khu vực di tích lịch sử Mường Phăng.
Sơ bộ các chỉ tiêu thiết kế:
+ Cấp công trình: - Theo năng lực phục vụ: Hồ chứa Loọng Luông I có nhiệm
vụ tưới cho 150 ha diện tích đất canh tác thuộc công trình cấp VI.
- Theo đặc tính kỹ thuật của hạng mục đập đất: Đập có chiều cao 15<H<35m
trên nền đất thuộc công trình cấp II
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyên Lớp 54LT-C2
1
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ Thuật Công trình
Vậy cấp của công trình là cấp II.( theo QCVN 04-05-2012)
+ Mức bảo đảm tưới thiết kế: 85%
+ Tần suất lũ thiết kế: 1,0%
+ Tần suất lũ kiểm tra: 0,2%
1.2. Các điều kiện tự nhiên
1.2.1. Điều kiện địa hình lòng hồ
Hồ chứa nước Loọng Luông có diện tích lưu vực khoảng 2,2 km2 thuộc sườn
Đông Nam dãy núi cao lên đến 1200m. Dòng chính bắt nguồn từ độ cao trên
1100m. Lòng hồ có dạng mở rộng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam kéo dọc theo
hai long khe suối Loọng Nghịu và Loọng Luông.
Nhìn chung khu vực công trình có địa hình phức tạp, hầu hết diện tích đất tự
nhiên là đồi, núi cao, có độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh. So với mực nước biển, độ
cao trung bình là 950m, nơi có độ cao nhất là 1.544m, thấp nhất là 550m. Địa hình
khu vực có hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam và được chia làm hai
vùng chính:
+ Vùng núi: Hầu hết các núi vùng này là đồi dốc có cao độ trung bình từ
1200 m đến 1544m so với mực nước, địa hình vùng này rất trở, nhiều chỗ vách

dựng đứng cheo leo, đỉnh lởm chởm tập trung nhiều phía Đông Bắc. Trong vùng
này không có núi đá mà chỉ là sườn đồi dốc, thoát nước nhanh và có độ thấm cao
làm cho tầng đất mặt vùng này thường khô ngay cả sau những trận mưa rào, do đó
về mùa khô vùng này thường thiếu nước nghiêm trọng.
+ Vùng đồi đất bằng: Là vùng gồm các đồi núi nhỏ, độc lập dạng bát úp, chia
cắt địa hình thành lòng chảo nhỏ xen kẹp các khe nhỏ, có cao độ thay đổi từ 550m
đến 1000m, được phân bố ở hầu hết các bản. Các dãy núi được hình thành trên sét
đỏ lẫn cát kết phong hóa mạnh, biến chất, có đỉnh thoải bằng, độ dốc hai bên sườn
núi tương đối bằng. Các thung lũng đã được nhân dân khai thác để canh tác trồng
lúa hoặc cây màu và ao cá, trang trại. Thảm thực vật phát triển đa dạng và phong
phú, những nơi còn rừng tầng đất dày, đất đai còn tốt.

Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyên Lớp 54LT-C2
2
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ Thuật Công trình
Bảng 1.1: Quan hệ Z= f(V), Z= f(F) lòng hồ Loọng Luông
Z(m) F(10
6
m
2
) V(10
6
m
3
)
1002 0,000 0,000
1003 0,001 0,000
1004 0,004 0,002
1005 0,005 0,004
1006 0,006 0,010

1007 0,008 0,017
1008 0,012 0,027
1009 0,019 0,042
1010 0,028 0,065
1011 0,037 0,097
1012 0,047 0,139
1013 0,056 0,190
1014 0,065 0,250
1015 0,073 0,319
1016 0,084 0,397
1017 0,093 0,485
1018 0,101 0,582
1019 0,114 0,689
1020 0,122 0,807
1021 0,130 0,933
1022 0,138 1,067
1023 0,146 1,209
1024 0,155 1,360
1025 0,164 1,520
1.2.2. Điều kiện địa chất
1.2.2.1. Đặc điểm địa chất hồ chứa
a, Đặc điểm địa chất thủy văn
Nước mặt có nguồn cấp từ hai khe suối chính của lưu vực và một phần nước
thấm trong đất tầng phủ. Kết quả thí nghiệm mẫu nước lấy tại các nhánh suối Loọng
Luông và Loọng Nghịu cho thấy nước là loại nước nhạt Bicacbonat Sunfat Clorua
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyên Lớp 54LT-C2
3
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ Thuật Công trình
Canxi Magie Natri; có pH = 7,08 ÷ 7,24; tổng độ khoáng hóa M = 0,14÷ 0,16, Mg
+2

= 5,5÷7,6 mg/l ; SO4
-2
= 4,8 ÷ 24,4 mg/l; Cl
¯
= 4,3 ÷ 5,0 mg/l; HCO
3
¯
= 63,0
÷107,5 mg/l ( 0,44me/l); CO-2 xâm thực = 1,8 ÷ 4,3 mg/l.
Nước ngầm tồn tại trong lớp cuội sỏi lòng suối cổ tại đáy thung lũng, nước
tầng này có quan hệ chặt chẽ với nước sông và một phần ngấm từ tầng đá gốc.
Theo số liệu phân tích của mẫu nước lấy tại độ sâu của tầng chứa trong các hố
khoan cho thấy nước ngầm là nước nhạt Bicacbonat Sunfat Magie Canxi với hàm
lượng khoáng hóa như sau: pH = 7,05÷ 7,08; tổng độ khoáng M = 0,14;
Mg
+2
=5,4mg/l; SO4
-2
= 9,20 mg/l; Cl
¯
= 4,5 ÷ 4,9 mg/l; HCO
3
¯
= 87,5 ÷ 93,0 mg/l;
CO
2
xâm thực = 3,6 ÷ 4,3 mg/l.
Nước mặt và nước ngầm không có biểu hiện của tính xâm thực đối với bê
tong và có điều kiện để dung để trộn bê tông và vữa.
b, Động đất và tân kiến tạo

Theo các tài liệu địa chất đã nghiên cứu thì các hoạt động kiến tạo trong khu
vực đã diễn ra vào thời kỳ Paleozoi thượng – Mezozoi hạ (P
3
– T
1
), kết quả đã hình
thành hệ đứt gãy lớn Điện Biên – Lai Châu dài hàng trăm km với các tổ hợp thạch
kiến tạo gồm đá macma xâm nhập; Đứt gãy khá dốc và hoạt động cho đến
Kainozoi theo cơ chế trượt bằng và gần đây vẫn còn các trận động đất khá mạnh.
Theo bản đồ phân vùng động đất Việt Nam và các tài liệu nghiên cứu của Viện Vật
lý địa cầu thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia, khu vực
công trình là vùng có thể chịu ảnh hưởng của trấn động từ điểm tâm trấn cực đại
nằm cách công trình khoảng 15 ÷ 20 km về phía Đông Bắc, tạo ra động đất cấp
I
0max
= VII (MKS, MM) với cường độ MS
max
= 5,5 độ Richter, tần suất khoảng 150
năm một lần.
c, Đánh giá khả năng trữ nước của lòng hồ
Hồ Loọng Luông về phía thượng lưu và vai đập được bao bọc bởi các triền
đồi cao tới trên 1050m hình thành bởi tầng đá Điorit và Grandiorit, ngoại trừ về
phía vai phải đập có eo yên ngựa thấp hơn cao trình mực nước dâng của hồ nên cần
phải đắp bổ sung đập phụ, vì thề vấn đề thấm mất nước sang lưu vực khác là ít có
khả năng xảy ra. Tuy nhiên, do đặc điểm của lớp phong hóa khá dày có tính thấm ở
một số vùng đạt đến mức trung bình nên vấn đề thấm mất nước từ hồ chủ yếu chỉ có
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyên Lớp 54LT-C2
4
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ Thuật Công trình
thể xảy ra tại các đầu vai đập và nền đập; đặc biệt tại nền đập có lớp cuội sỏi lũ tích

lòng suối cổ nằm ở khá sâu sẽ là điều kiện thuận lợi cho quá trình thấm xảy ra.
d, Khả năng tái tạo bờ và bồi lắng lòng hồ
Với cao trình thiết kế của mực nước dâng bình thường cho thấy hầu hết
đường viền hồ và bờ nằm trong phạm vi khu vực địa hình có độ dốc không lớn,
khoảng từ 15
0
÷ 25
0
và được cấu tạo bởi các tầng đất sét pha đến sét có tính dính
cao; mặt khác lớp thực vật phát triển khá dày nên hiện tượng sạt trượt và tái tạo bờ
hồ là ít có khả năng xảy ra. Trong trường hợp bề mặt địa hình tự nhiên bị phá vỡ khi
khai thác đất đắp tại lòng hồ thì cần lưu ý tạo mái dốc hợp lý để tránh hiện tượng sạt
lở sau này. Do lưu vực nhỏ, ngắn nên quá trình bồi lắng hồ là rất hạn chế, chủ yếu
chỉ là lượng bùn sét lơ lửng.
1.2.2.2. Đặc điểm địa chất khu vực công trình đầu mối
a, Tuyến đập chính:
Trên tuyến có các lớp đất, đá phân bố theo thứ tự từ trên xuống như sau:
+ Lớp 1a: Đất thổ nhưỡng, đất ruộng – sét pha màu xám vàng, xám nâu lẫn
sạn, rễ cây; kết cấu kém chặt, trạng thái từ dẻo cứng đến nửa cứng. Lớp phân bố
trên bề mặt đất tự nhiên với chiều dày từ 0,3 ÷ 0,7m.
+ Lớp 1b: Cuội sỏi lẫn cát sạn bồi tích lòng suối kết cấu rời rạc, kém chặt,
nguồn gốc aQ. Cuội sỏi đa màu, độ mài mòn kém, kích thước trung bình từ 2÷6cm
chiếm đa phần. Trên mặt cắt lớp này chỉ gặp tại lòng khe Loọng Nghịu với diện tích
phân bố hẹp và bề dày 1,0m.
+ Lớp 2a: Sét pha nhẹ màu xám đen, xám nâu lẫn sạn, nguồn gốc bồi tích
suối aQ. Đất có trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng phân bố cục bộ thành lớp mỏng
chỉ gặp tại mặt cắt thượng lưu với chiều dày lớn nhất là 1,4m.
+ Lớp 2b: Đất sét pha nặng lẫn ít sạn, sỏi xám vàng, xám xanh nguồn gốc
bồi lũ tích (aQ); Đất có trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng kết cấu chặt vừa. Trong
phạm vi khu vực đầu mối lớp có chiều dày từ 1,6 ÷ 4,8m phân bố rộng khắp trong

phạm vi lòng thung lũng từ cao trình 1006,0 trở xuống.
+ Lớp 2c: Đất sét pha nặng màu xám xanh, xám trắng lẫn sạn và hữu cơ
màu xám đen, nguồn gốc bồi lũ tích (aQ); Đất có trạng thái dẻo mềm, kết cấu kém
chặt, tính nén lún trung bình. Trong phạm vi khu vực đầu mối lớp chỉ phân bố tập
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyên Lớp 54LT-C2
5
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ Thuật Công trình
trung tại thềm trái khe Loọng Nghịu trên phạm vi hẹp với chiều dày 5,0m. Lớp có
tính thấm yếu ( K= 5,02. 10
-5
cm/s). Lớp này cần được bóc bỏ khi xây dựng đập.
+ Lớp 4: Hỗn hợp cuội dăm lẫn cát sạn màu nâu xám trắng kết cấu chặt,
nguồn gốc bồi lũ tích lòng suối cổ (apQ). Lớp này phân bố trực tiếp trên bề mặt
tầng đá gốc phong hóa, gặp tại phía lòng thung lũng phần khe suối Loọng Luông và
kéo dài qua mặt cắt thượng và hạ lưu đập; chiều dày trung bình của lớp biến đổi từ
1,0 ÷ 3,0 m. Đất có tính thấm nước trung bình với K= 1,06.10
-3
cm/s.
+ Lớp 5: Sét pha sạn sỏi màu nâu đỏ, nâu vàng kết cấu chặt vừa; trạng thái
dẻo cứng đến nửa cứng, nguồn gốc pha tàn tích d,eQ. Lớp phân bố chủ yếu trên các
sườn đồi cao ngay dưới lớp 1a; tập trung hai phía đầu và vai đập và dông núi ngăn 2
khe suối. Chiều dày trung bình của lớp biến đổi từ 2,5 ÷ 4,0m. Lớp có tính thấm
yếu ( K= 4,59.10
-5
cm/s).
+ Lớp 6a: Đá Granoddiorit phong hóa hoàn toàn, đá bị biến đổi thành đất có
màu vàng xám, xám đen lẫn sạn sỏi; trạng thái của đất từ dẻo cứng đến nửa cứng.
Trên mặt cắt tuyến đập, lớp này phân bố không liên tục chỉ gặp chủ yếu tại khu vực
sườn vai trái đập và dông đồi ngăn 2 khe suối với chiều dày lớp biến đổi mạnh từ
0,8 ÷ 7,0m. Lớp có tính thấm nước trung bình K= 1,97.10

-4
cm/s, đôi chỗ nước còn
bị mất hoàn toàn khi thí nghiệm. Đây là lớp đá gốc bị phong hoa song còn giữ
nguyên cấu trúc của đá mẹ với kết cấu kém chặt, tính thấm nước trung bình cần lưu
ý trong tính toán và thiết kế đập.
+ Lớp 6b: Đá Granodiorit phong hóa mãnh liệt, phần lớn đá bị biến đổi
thành đất sét pha màu xám vàng, xám đen đốm trắng lẫn dăm sạn sỏi; dăm mảnh đá
gốc mềm bở còn chứa nhiều felspat dùng tay dễ bóp vỡ, khi khoan nõn khoan tiêu
gần như hoàn toàn, chỉ số RR = 0,0 ÷ 10,0%, RQD = 0%. Đất thường có trạng thái
từ dẻo cứng đến nửa cứng, chặt vừa. Trên mặt cắt tuyến đập, lớp này phân bố rộng
khắp với chiều dày lớn và biến đổi từ 10,0 ÷ 20,0m. Lớp có tính thấm nước yếu với
hệ số thấm trung bình từ thí nghiệm đổ nước là K= 3,6.10
-5
cm/s; lưu lượng thấm
theo kết quả ép nước là q= 0,041( l/ph.m.m) tương đương K= 6,37.10
-5
cm .
+ Lớp 7: Đá Riolit phong hóa mạnh- vừa, nứt nẻ ít màu xám nâu, xám ghi,
xám vàng đốm trắng. Đá có cường độ cứng vừa dùng búa đập từ 1÷ 3 nhát mới vỡ;
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyên Lớp 54LT-C2
6
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ Thuật Công trình
Chỉ số RR = 5,0 ÷ 30,0%, RQD = 5,0 ÷ 15,0%. Lớp có tính thấm nước trung bình,
lưu lượng thấm q = 0,081 (l/ph.m.m) với hệ số thấm tương đương
K=1,25.10
-4
cm/s.
Đánh giá điều kiện địa chất công trình trên tuyến đập chính:
Theo kết quả khảo sát cho thấy cấu trúc mặt cắt địa chất vùng tuyến đập
được đặc trưng như sau:

• Khu vực lòng các thung lũng từ cao trình +1005,0 trở xuống:
+ Phần phía trên là các lớp có bồi tích lòng suối và thềm suối gồm các
lớp 1b, 2a, 2b, 2c và lớp 4 với diện tích phân bố không đều, chiều dày khá biến
động. Trong các lớp tầng phủ tại lòng thung lũng đã nêu trên nhận thấy: các lớp 1b
và 2c có đặc điểm phân bố trên diện hẹp; đặc tính cơ lý đặc trưng là độ chặt kém,
kết cấu rời rạc, tính nén lún cao và tính thấm tương đối lớn không phù hợp làm nền
công trình, cần phải được bóc bỏ. Các lớp 2b và lớp 4 có diện phân bố rộng trong
phạm vi khu vực tuyến, chiều dày các lớp này tương đối lớn. Xét theo các tính chất
cơ lý của lớp nhận thấy: các lớp này có tính chịu tải tương đối tốt, về tính thấm lớp
2b có tính thấm yếu đủ điều kiện để làm nền công trình. Riêng lớp 4 với diện phân
bố rộng, song có tính thấm nước lớn và phân bố dưới sâu nên cần có biện pháp xử
lý chống thấm phù hợp.
+ Phía dưới là các lớp 6a, 6b và 7 là các đới phong hóa từ mãnh liệt đến
mạnh của tầng đá gốc. Theo đặc tính cơ lý của chúng cho thấy tất cả các lớp này
đều đảm bảo khả năng ổn định về lún cho đập; tuy nhiên, kết quả thí nghiệm cho
thấy lớp 6a và lớp 7 là các lớp có tính thấm nước lớn do đó việc xử lý chống thấm
tại nền đập cần phải xử lý đồng thời cho cả lớp 6a. Đối với lớp 7, tùy theo chiều cao
cột nước ảnh hưởng để chọn chiều sâu cần phải xử lý.
• Tại phạm vi các sườn vai đập và dông đồi phân thủy của 2 khe suối cho
thấy:
+ Phần trên mặt gồm các lớp 1a và 5 phân bố với chiều dày từ 2,3 ÷
4,0m; qua phân tích cho thấy ngoại trừ lớp 1a là cần phải bóc bỏ hoàn toàn thì lớp
5 là lớp có đủ điều kiện làm nền công trình.
+ Phần dưới tiếp theo là các lớp 6a và 6b; theo kết quả thí nghiệm cho
thấy các lớp này về sức chịu tải đủ điều kiện làm nền công trình; tuy nhiên lớp 6a
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyên Lớp 54LT-C2
7
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ Thuật Công trình
không đủ điều kiện về thấm nước nên cũng cần được xử lý. Trong đó cần lưu ý
phạm vi xử lý của lớp 6a cần phải vượt khỏi cao trình của mực nước dâng gia

cường của hồ.
b, Tuyến đập phụ:
• Đặc điểm phân bố các lớp tại nền tuyến như sau:
+ Lớp 1a: Đất thổ nhưỡng – sét pha màu xám vàng, xám nâu lẫn sạn, rễ
cây kết cấu kém chặt, trạng thái nửa cứng. Lớp phân bố trên bề mặt đất tự nhiên với
chiều dày lớn nhất là 1,5m. Lớp này cần bóc bỏ hoàn toàn khi thi công đập.
+ Lớp 5: Sét pha sạn sỏi màu nâu đỏ, nâu vàng kết cấu chặt vừa; trạng
thái dẻo cứng đến nửa cứng, nguồn gốc pha tàn tích d,eQ. Tại tuyến lớp phân bố
trên toàn bộ chiều dài với chiều dày > 3,5m và chưa kết thúc.
• Nhìn chung tại tuyến đập phụ địa chất nền có cấu tạo khá đơn giản gồm 2
lớp: trong đó lớp 1a là hỗn hợp đất lẫn rễ cây nên cần được bóc bỏ hoàn toàn. Đập
phụ có chiều cao không lớn nên với đặc điểm, tính chất của lớp 5 thì nền đập không
cần bất cứ biện pháp xử lý nào khác.
c, Tuyến tràn:
Các lớp đất đá gặp trên tuyến theo thứ tự từ trên xuống như sau:
+ Lớp 1a: Đất thổ nhưỡng, đất ruộng - sét pha màu xám vàng, xám nâu lẫn
sạn, rễ cây kết cấu kém chặt, trạng thái từ dẻo cứng đến nửa cứng. Lớp phân bố tại
phần trên cùng của mặt cắt từ HK11 đến chân suối Loọng Nghịu với chiều dày từ
0,2 ÷ 0,4m.
+ Lớp 3a: Cát sạn màu xám nâu, xám đên kết cấu rời rạc; nguồn gốc bồi
tích lòng suối aQ. Trên mặt cắt lớp này chỉ gặp tại vị trí lòng suối với chiều dày
1,2m.
+ Lớp 4: Hỗn hợp cuội dăm kích thước từ 2,0 ÷ 6,0cm lẫn cát sạn màu nâu
xám trắng kết cấu chặt vừa, nguồn gốc bồi lũ tích lòng suối cổ (apQ). Lớp phân bố
dưới lớp 3 tại vị trí lòng suối và nằm trực tiếp trên bề mặt tầng đá gốc phong hóa
với chiều dày 1,8m. Đất có tính thấm nước trung bình với K = 3,09.10
-3
cm/s.
+ Lớp 5: Sét pha sạn sỏi mầu nâu đỏ, nâu vàng kết cấu chặt vừa; trạng thái
dẻo cứng đến nửa cứng, nguồn gốc pha tàn tích d,eQ. Lớp phân bố chủ yếu trên

Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyên Lớp 54LT-C2
8
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ Thuật Công trình
phạm vi thân tràn với chiều dày từ 3,0 ÷ 4,0m. Lớp có tính thấm yếu với K
= 4,32 .10
-5
cm/s.
+ Lớp 6a: Đá Granoddiorit phong hoá hoàn toàn, đá bị biến đổi thành đất có
màu xám vàng, xám đen lẫn sạn sỏi; trạng thái của đất từ dẻo cứng đến nửa cứng.
Trên mặt cắt tuyến, lớp này phân bố liên tục từ đầu tuyến đến cuối tuyến với chiều
dày biến đổi khá lớn: trung bình từ 1,0 ÷ 3,0m đặc biết tại phạm vi ngưỡng tràn và
bể tiêu năng lớp có chiều dày đạt trên 6,5m. Đất có tính thấm nước yếu đến trung
bình với K = 4,03 ÷ 6,01.10
-5
cm/s. Các đặc trưng cơ lý của đất cho thấy lớp có sức
chịu tải tương đối tốt R
0
= 1,74 kG/cm
2
song tính nén lún của đất ở mức trung bình
a
0-1
= 0,057cm
2
/kG; E
0
= 78,5 kG/cm
2
. Đây là lớp đá gốc bị phong hoá song còn giữ
nguyên cấu trúc của đá mẹ với kết cấu kém chặt, tính nén lún trung bình cần lưu ý

trong tính toán và thiết kế.
+ Lớp 6b: Đá Granoddiorit phong hoá mãnh liệt, phần lớn đá bị biến đổi
thành đất sét pha màu xám vàng, xám đen đốm trắng lẫn dăm sạn sỏi; dăm mảnh đá
gốc mềm bở còn chứa nhiều felspat dùng tay dễ bóp vỡ, khi khoan nõn khoan tiêu
gần như hoàn toàn. Đất thường có trạng thái từ dẻo cứng đến nửa cứng, kết cấu chặt
vừa. Trên mặt cắt tuyến, tại phần thân tràn lớp này phân bố rộng khắp từ từ cao
trình +1013 trở xuống thấp dần theo dạng bề mặt địa hình tự nhiên. Tại vị trí bể tiêu
năng – lòng suối bề mặt lớp gặp tại cao trình +998,4. Lớp có tính thấm nước yếu
với kệ số thấm trung bình là K= 4,10 x 10
-5
cm/s; Lớp có sức chịu tải trung bình,
tính nén lún nhỏ R
0
= 1,74 kG/cm
2
; E
0
= 78,5 kG/cm
2
đủ điều kiện làm nền cho
tràn.
Đánh giá điều kiện địa chất tuyến tràn:
Dọc toàn bộ tuyến tràn, nền có đặc trưng bởi 2 kiểu cấu trúc:
+ Phần từ ngưỡng và thân tràn cấu trúc của nền gồm 3 lớp trong đó phần
trên là lớp sét pha nguồn gốc tàn tích nằm trên cao trình ngưỡng và đáy tràn. Phía
dưới cao trình ngưỡng là các lớp đá nền phong hóa mãnh liệt 6a đến rất mạnh 6b.
+ Phần đuôi tràn – bể tiêu năng, nền được đặc trưng bởi phần trên là các lớp
3a và 4 là các lớp cuội, cát nguồn gốc bồi tích aQ, kết cấu rời rạc; phía dưới là các
lớp đá có mức độ phong hóa mãnh liệt đến mạnh.
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyên Lớp 54LT-C2

9
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ Thuật Công trình
Như vậy, với cao trình ngưỡng tràn +1023,05m nên đáy tràn hầu hết đặt trên
lớp 6a; đây là lớp về cường độ cho phép làm nền của tràn tuy nhiên do lớp có tính
thấm từ yếu đến trung bình nên cần phải được xử lý chống thấm bằng chân khay
hoặc màng chống thấm để hạn chế dòng thấm qua đáy. Tại phạm vi hố tiêu năng do
các lớp 3a, 4 có kết cấu rời rạc nên cần phải bóc bỏ. Phần đáy bể đặt trên lớp phong
hóa mãnh liệt nên cũng cần phải được gia cố chắc chắn.
d, Tuyến cống:
Đặc điểm phân bố các lớp đất như sau:
+ Lớp 1a: Đất thổ nhưỡng, đất ruộng - sét pha màu xám vàng, xám nâu lẫn
sạn, rễ cây kết cấu kém chặt, trạng thái từ dẻo cứng đến nửa cứng. Lớp phân bố trên
bề mặt đất tự nhiên với chiều dày từ 0,4m ÷ 0,7m.
+ Lớp 2c: Đất sét pha nặng màu xám xanh, xám trắng lẫn sạn và hữu cơ
màu xám đen, nguồn gốc bồi lũ tích (aQ); Đất có trạng thái dẻo mềm, kết cấu kém
chặt, tính nén lún trung bình.
+ Lớp 3b: Cát pha xen kẹp sét pha mầu xám đen, trạng thái dẻo mềm. Trên
mặt cắt tuyến cống lớp chỉ phân bố tại khu vực thượng lưu với chiều dày 2,2m, cao
trình đáy lớp kết thúc tại + 999,9m.
+ Lớp 5: Sét pha sạn sỏi mầu nâu đỏ, nâu vàng kết cấu chặt vừa; trạng thái
dẻo cứng đến nửa cứng, nguồn gốc pha tàn tích d,eQ. Trên mặt cắt lớp phân bố chủ
yếu về phía hạ lưu cống kể từ vị trí hố khoan HK17 với chiều dày 1,0m.
+ Lớp 6a: Đá Granoddiorit phong hoá hoàn toàn, đá bị biến đổi thành đất có
màu xám vàng, xám đen lẫn sạn sỏi; trạng thái của đất từ dẻo cứng đến nửa cứng.
Trên mặt cắt tuyến cống, lớp này phân bố khá đều khắp, bề mặt lớp trên tuyến ít
biến đổi gặp ở cao trình +999,45 ÷ +999,97m; tuy nhiên chiều dày lớp có xu thế
tăng dần từ thượng lưu (2,5m) về hạ lưu (đến 9,5m). Đây là lớp đá gốc bị phong hoá
song còn giữ nguyên cấu trúc của đá mẹ với kết cấu kém chặt, sức chịu tải và tính
nén lún trung bình, chiều dày lớp biến đổi lớn do vậy, cần lưu ý trong tính toán thiết
kế.

+ Lớp 6b: Đá Granoddiorit phong hoá mãnh liệt, phần lớn đá bị biến đổi
thành đất sét pha màu xám vàng, xám đen đốm trắng lẫn dăm sạn sỏi; dăm mảnh đá
gốc mềm bở còn chứa nhiều felspat dùng tay dễ bóp vỡ, khi khoan nõn khoan tiêu
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyên Lớp 54LT-C2
10
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ Thuật Công trình
gần như hoàn toàn. Đây là lớp có sức chịu tải trung bình R
0
=1,60 kG/cm
2
; tính nén
lún nhỏ E
0
= 139,4 kG/cm
2
.
+ Lớp 7: Đá Riolít phong hoá mạnh - vừa, nứt nẻ ít màu xám nâu, xám ghi,
xám vàng đốm trắng. Đá có cường độ cứng vừa dùng búa đập từ 1 ÷ 3 nhát mới vỡ;
Chỉ số RR = 5,0 ÷ 30,0%; RQĐ = 5 ÷ 15%.
Đánh giá điều kiện địa chất tuyến cống:
Điều kiện địa chất nền tuyến khá phức tạp trong đó phần trên mặt đến cao
trình +999,9m chủ yếu gặp ở các lớp đất có nguồn gốc bồi tích (lớp 2c và 3b) và lớp
sườn tích 5. Nhìn chung các lớp này ngoài đặc điểm chính là có diện phân bố không
đều trên mặt cắt tuyến thì tính chất xây dựng tương đối kém không đủ điều kiện làm
nền cống. Phía dưới từ cao trình +999,9m gặp chủ yếu là các lớp đá gốc
granodiorits phong hóa từ mãnh liệt đến rất mạnh. Các lớp này đều có sức mang tải
tương đối tốt đủ điều kiện làm nền công trình.
e, Tuyến kênh:
• Tuyến kênh hữu
Dọc theo tuyến kênh có các lớp đất phân bố như sau:

+ Lớp 1: Đất thổ nhưỡng - đất sét pha màu nâu xám, nâu vàng lẫn rễ cây,
đất có trạng thái từ dẻo mềm đến dẻo cứng; lớp này phân bố trên cùng và có mặt
trên toàn tuyến với chiều dày từ 0,3 ÷ 0,4m.
+ Lớp 2b: Sét pha nặng màu xám vàng xám xanh, nguồn gốc bồi tích, trạng
thái đất dẻo mềm đến dẻo cứng. Trên mặt cắt lớp chỉ gặp tại phần đầu tuyến nơi bố
trí đập dâng đón nước, chiều dày 1,0m.
+ Lớp 5: Sét pha sạn sỏi màu nâu đỏ, nâu vàng kết cấu chặt vừa; trạng thái
dẻo cứng đến nửa cứng, nguồn gốc pha tàn tích d,eQ. Lớp phân bố trên toàn bộ
chiều dài mặt cắt với chiều dày từ 1,8m đến > 3,0m. Đất có tính thấm nước yếu với
K = 4,1.10
-5
cm/s; đất có sức chịu tải, tính nén lún nhỏ đủ điều kiện làm nền kênh.
+ Lớp 6: Đá Granoddiorit phong hoá hoàn toàn, đá bị biến đổi thành đất có
màu xám vàng, xám đen lẫn sạn sỏi; trạng thái của đất từ dẻo cứng đến nửa cứng.
Trên mặt cắt lớp này phân bố khá đều khắp và nằm dưới sâu ngay sau lớp 5.
Đánh giá điều kiện địa chất tuyến kênh hữu:
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyên Lớp 54LT-C2
11
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ Thuật Công trình
Từ kết quả khảo sát cho thấy, điều kiện địa chất tuyến kênh khá đơn giản,
hầu hết các lớp đất phân bố trên mặt cắt tuyến đều có tính chất xây dựng từ trung
bình đến khá; tính thấm nước yếu. Lớp đá gốc nằm khá sâu phía dưới. Với cấu trúc
địa chất như trên hều hết tuyến kênh được đặt trên các lớp 5 và có đủ điều kiện để
kênh ổn định và không xảy ra tổn thất nước của kênh.
• Đập dâng
Phân bố các lớp đất đá như sau:
+ Lớp 1: Đất thổ nhưỡng - đất sét pha màu nâu xám, nâu vàng lẫn rễ cây;
lớp có chiều dày 0,3m phân bố chủ yếu tại thềm trái suối.
+ Lớp 1b: Cuội sỏi lẫn cát sạn bồi tích lòng suối kết cấu rời rạc, kém chặt,
nguồn gốc (aQ). Cuội sỏi đa màu, độ mài mòn kém, kích thước trung bình từ 2 ÷

6cm chiếm đa phần. Trên mặt cắt, lớp này chỉ gặp tại vị trí lòng suối với chiều dày
lớn nhất là 1,6m.
+ Lớp 2b: Sét pha nặng màu xám vàng xám xanh , nguồn gốc bồi tích, trạng
thái đất dẻo mềm đến dẻo cứng. Trên mặt cắt lớp phân bố từ cao trình +980,0m trở
xuống nên chỉ gặp tại lòng suối và thềm trái; chiều dày lớp biến đổi từ 1,0 ÷ 1,7m.
Lớp có tính thấm nước yếu, sức chịu tải trung bình.
+ Lớp 5: Sét pha sạn sỏi màu nâu đỏ, nâu vàng kết cấu chặt vừa; trạng thái
dẻo cứng đến nửa cứng, nguồn gốc pha tàn tích (d,eQ). Lớp phân bố trên toàn bộ
chiều dài mặt cắt với chiều dày từ 2,5 ÷ 4,8m; tại vai phải đập lớp xuất lộ trên mặt
đất tự nhiên. Đất có tính thấm nước yếu K = 2,5.10
-5
cm/s; đất có sức chịu tải trung
bình, tính nén lún nhỏ đủ điều kiện làm nền đập.
+ Lớp 6: Đá Granoddiorit phong hoá hoàn toàn, đá bị biến đổi thành đất có
màu xám vàng, xám đen lẫn sạn sỏi; trạng thái của đất từ dẻo cứng đến nửa cứng.
Trên mặt cắt lớp này phân bố khá đều khắp và nằm dưới sâu ngay sau lớp 5.
Đánh giá điều kiện địa chất tuyến đập dâng:
Với đặc điểm phân bố của các lớp đất đá tại khu vực đập dâng nhận thấy,
ngoại trừ lớp 1b - cuội cát sỏi lòng suối có tính thấm cao, kết cấu rời rạc cần phải
bóc bỏ hoàn toàn. Còn lại, nhìn chung các lớp đất từ 2b, 5 đều có thể làm nền của
công trình. Tuy nhiên, để công trình đủ điều kiện ổn định thì móng của công trình
cần được đặt trong lớp 5.
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyên Lớp 54LT-C2
12
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ Thuật Công trình
• Tuyến kênh tả
Dọc theo tuyến kênh có các lớp đất phân bố như sau:
+ Lớp 1: Đất thổ nhưỡng - đất sét pha màu nâu xám, nâu vàng lẫn rễ cây,
đất có trạng thái từ dẻo mềm đến dẻo cứng; lớp này phân bố trên cùng và có mặt
hầu như trên toàn tuyến với chiều dày từ 0,3 ÷ 0,4m.

+ Lớp 1b: Cuội sỏi lẫn cát sạn bồi tích lòng suối kết cấu rời rạc, kém chặt,
nguồn gốc aQ. Cuội sỏi đa màu, độ mài mòn kém, kích thước trung bình từ 2 ÷ 6cm
chiếm đa phần.
+ Lớp 2a: Sét pha nhẹ màu xám đen, lẫn sạn, nguồn gốc bồi tích suối aQ.
Đất có trạng thái dẻo mềm.
+ Lớp 2b: Sét pha nặng màu xám vàng lẫn ít sạn, nguồn gốc bồi tích, trạng
thái đất dẻo mềm đến dẻo cứng.
+ Lớp 5: Sét pha sạn sỏi màu nâu đỏ, nâu vàng kết cấu chặt vừa; trạng thái
dẻo cứng đến nửa cứng, nguồn gốc pha tàn tích d,eQ.
+ Lớp 6: Đá Granoddiorit phong hoá hoàn toàn, đá bị biến đổi thành đất có
màu nâu đỏ, xám vàng, xám nâu lẫn sạn sỏi; trạng thái của đất từ dẻo cứng đến nửa
cứng.
Đánh giá điều kiện địa chất tuyến kênh tả:
Từ kết quả khảo sát cho thấy, điều kiện địa chất tuyến kênh khá đơn giản,
hầu hết nền tuyến kênh đi trong lớp 5 là lớp có đủ điều kiện để đẩm bảo kênh ổn
định và không xảy ra tổn thất nước của kênh.
• Tuyến xiphông số 1
Điều kiện địa chất tuyến như sau:
+ Lớp 2a: Sét pha nhẹ màu xám đen, lẫn sạn, nguồn gốc bồi tích suối aQ.
Đất có trạng thái dẻo mềm.
+ Lớp 5: Sét pha sạn sỏi màu nâu đỏ, nâu vàng kết cấu chặt vừa; trạng thái
dẻo cứng đến nửa cứng, nguồn gốc pha tàn tích (d,eQ).
+ Lớp 6: Đá Granoddiorit phong hoá hoàn toàn, đá bị biến đổi thành đất có
màu nâu đỏ, xám vàng, xám nâu lẫn sạn sỏi; trạng thái của đất từ dẻo cứng đến nửa
cứng.
• Tuyến xiphông số 2
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyên Lớp 54LT-C2
13
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ Thuật Công trình
Điều kiện địa chất tuyến như sau:

+ Lớp 1b: Cuội sỏi lẫn cát sạn bồi tích lòng suối kết cấu rời rạc, kém chặt,
nguồn gốc (aQ). Cuội sỏi đa màu, độ mài mòn kém, kích thước từ 2 ÷ 6cm chiếm
đa phần.
+ Lớp 2b: Sét pha nặng màu xám vàng lẫn ít sạn, nguồn gốc bồi tích, trạng
thái đất dẻo mềm đến dẻo cứng.
+ Lớp 5: Sét pha sạn sỏi mầu nâu đỏ, nâu vàng kết cấu chặt vừa; trạng thái
dẻo cứng đến nửa cứng, nguồn gốc pha tàn tích (d,eQ).
+ Lớp 6: Đá Granoddiorit phong hoá hoàn toàn, đá bị biến đổi thành đất có
màu nâu đỏ, xám vàng, xám nâu lẫn sạn sỏi; trạng thái của đất từ dẻo cứng đến nửa
cứng.
1.2.3. Điều kiện về vật liệu xây dựng
1.2.3.1. Đất đắp
Mỏ vật liệu đất số 1: Nằm trong lòng hồ về phía thượng lưu đập. Khu vực
khai thác của mỏ gồm 3 dải đồi được ngăn cách bởi 2 khe suối Loọng Nghịu và
Loọng Luông với tổng diện tích khai thác khoảng 80500m
2
. Tại mỏ, có thể khai
thác lớp đất 5 là đất sét pha nặng màu nâu đỏ đến nâu vàng lẫn ít sạn sỏi; trạng thái
từ dẻo cứng đến nửa cứng; nguồn gốc sườn, tàn tích (edQ). Chiều dày khai thác từ
4,0 ÷ 4,5m; chiều dày lớp bóc bỏ 0,3m; trữ lượng khai thác của lớp 5 được đánh giá
ở cấp A đạt V
1-5
= 363700m
3
. Trữ lượng khai thác thực tế ngoài phạm vi 10Hmax
(Hmax – chiều cao lớn nhất của đập) khoảng 165.000m
3
.
Mỏ vật liệu số 2: Nằm trên tuyến đường thi công về phía đồi đầu vai phải
của đâp. Phạm vi khai thác từ cao độ +1025m đến +1037m; diện tích khoảng

17600m
2
. Phạm vi khai thác của mỏ là khu sườn đồi có độ dốc < 30
o
. Tại mỏ, có
thể khai thác lớp đất 5 là đất sét pha nặng màu nâu đỏ đến nâu vàng lẫn ít sạn sỏi, tỉ
lệ chiến từ 8,0 ÷ 14,0%. Đất thường có trạng thái từ dẻo cứng đến nửa cứng, nguồn
gốc sườn, tàn tích (edQ). Chiều dày khai thác trung bình là 4,0m, chiều dày lớp bóc
bỏ 0,3m; trữ lượng khai thác của lớp 5 được đánh giá ở cấp A đạt khối lượng V
2-5
=
66200m
3
.
Mỏ vật liệu đất số 3: Nằm về phía dông đồi đầu vai trái đập về phía hạ lưu
đập gần nhất cách tim đập khoảng 300m; phạm vi khai thác là sườn đồi từ cao độ
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyên Lớp 54LT-C2
14
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ Thuật Công trình
+1010,0m đến +1027,0m; diện tích khai thác khoảng 80200m
2
. Phạm vi khai thác
của mỏ là khu sườn đồi có độ dốc < 30
0
. Tại mỏ, có thể khai thác lớp đất 5 là đất sét
pha nặng màu nâu đỏ đến nâu vàng lẫn ít sạn sỏi, tỉ lệ chiếm từ 8,0 ÷ 12,0%. Chiều
dày khai thác trung bình là 4,7m, chiều dày lớp bóc bỏ 0,3m; trữ lượng khai thác
của lớp 5 được đánh giá ở cấp A đạt V
3-5
= 337000m

3
.
1.2.3.2. Vật liệu xây dựng
+ Đá khai thác tại mỏ đá Hoàng Anh – xã Na Ư cách vị trí đầu mối công
trình 37km
+ Cát khai thác ở khu vực trung tâm xã Mường Phăng có cự li vận chuyển
đến công trình là 14km
+ Ống thép, vải địa kỹ thuật và các vật liệu đặc biệt khác mua tại Hà Nội
+ Sắt, thép, xi măng, … mua tại thành phố Điện Biên.
1.2.4. Điều kiện khí tượng thủy văn
1.2.4.1. Các đặc trưng lưu vực nghiên cứu
Đặc trưng hình thái lưu vực tuyến hồ và tuyến đập dâng ghi trong bảng 1.2

Bảng 1.2 : Các đặc trưng lưu vực
TT Các đặc trưng Ký hiệu Đơn vị Tuyến hồ
Tuyến đập
dâng
1 Diện tích lưu vực F
lv
Km
2
1,90 0,56
2 Chiều dài suối L
s
Km 1,94 0,98
3 Độ dốc lòng suối J
s
‰ 113 113
4 Độ dốc lưu vực J
d

‰ 514 514
1.2.4.2. Đặc trưng khí hậu – khí tượng
a, Tài liệu khí hậu - khí tượng:
Trong vùng tuyến gần công trình có trạm khí tượng Điện Biên có các yếu tố
quan trắc khí tượng tương đối dài ( từ 1957 đến nay ). Chất lượng đo đạc đảm bảo
phục vụ thiết kế tính toán công trình.
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyên Lớp 54LT-C2
15
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ Thuật Công trình
Ngoài ra, xung quanh còn có trạm đo mưa Mường Pôn, Mường Mun, Thác
Bay, Nứa Ngàm.
Thời kỳ quan trắc và các yếu tố quan trắc của các trạm ghi trong bảng 1.3
Bảng 1.3: Tình hình quan trắc của các trạm khí tượng
TT Tên trạm Yếu tố đo Thời gian đo
1 Điện Biên Khí tượng 1957 đến nay
2 Mường Pôn Mưa 1960 ÷ 1990
3 Mường Mun Mưa 1966,1971,1972,1975,1976,1991
4 Nứa Ngàm Thủy văn, mưa 1970 ÷ 1974
5 Thác Bay Thủy văn, mưa 1959 ÷ 1967
b, Đặc điểm chung về khí hậu – khí tượng
Khí hậu vùng dự án nói chung chịu ảnh hưởng của vùng nhiệt đới gió mùa:
nắng nóng, mưa nhiều, độ ẩm cao, bốc hơi nhiều. Nhiệt độ mang đặc trưng của
vùng miền núi, nhiệt độ lên cao vào những tháng mùa hè và giảm đáng kể vào
những tháng mùa đông, có thời điểm xuống tới gần 0
0
C. Mưa chia làm hai mùa rõ
rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, tháng 10 và
tháng 4 là hai tháng chuyển tiếp. Lượng mưa phân phối không đều, chiếm tỷ lệ lớn
trong mùa mưa; mùa khô lượng mưa ít, tuy nhiên vào tháng 4, tháng 10 có thể xuất
hiện một vài trận mưa gây lũ.

Đặc điểm khí hậu khu vực hồ chứa được phân tích thông qua số liệu quan
trắc các yếu tố khí hậu của trạm Điện Biên.

Bảng 1.4: Đặc trưng trung bình của các yếu tố khí hậu
Tháng
Số giờ
nắng
Nhiệt độ không
khí trung bình
( T
0
C)
Độ ẩm
tương đối
( U %)
Tốc độ gió
trung bình
( V m/s)
Lượng bốc
hơi ống Piche
(Z m)
1 161,5 16,3 83,2 0,79 68,4
2 181,3 18,6 80,6 0,88 82,1
3 205,2 19,9 80,3 0,90 96,5
4 211,4 23,8 81,8 0,94 90,4
5 201,0 25,3 82,9 1,27 92,2
6 141,6 26,3 85,1 0,95 75,6
7 134,9 25,8 87,0 0,79 64,9
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyên Lớp 54LT-C2
16

Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ Thuật Công trình
8 149,7 25,5 88,1 0,83 58,3
9 171,4 24,6 87,1 0,76 60,1
10 172,9 22,7 85,4 0,74 70,1
11 164,3 19,5 83,9 0,67 68,6
12 166,0 16,3 83,7 0,77 64,7
Năm 2061 22,2 84,1 0,86 891,9
b, Bốc hơi
Lượng tổn thất bốc hơi được phân phối từng tháng trong năm theo tỷ lệ phân
phối bốc hơi đo bằng ống Piche của trạm Điện Biên. Kết quả trong bảng 1.5
Bảng 1.5: Phân phối bốc hơi theo tháng ( trạm Điện Biên )
Thán
g
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
ΔZ
(mm)
14,
2
17,
1
20,
0
18,
8
19,
2
15,
7
13,
5

12,
1
12,
5
14,
6
14,
2
13,
4
185,
3
c, Gió
Tốc độ gió lớn nhất theo các hướng được thu thập từ chuỗi tài liệu quan trắc
của trạm Điện Biên. Kết quả ghi trong bảng 1.6
Bảng 1.6: Gió lớn nhất các hướng theo tần suất
Hướng V
tb
(m/s) C
v
C
s
V
2%
(m/s) V
4%
(m/s)
Tây 10,5 0,65 1,30 28,7 24,8
Bắc 15,9 0,60 2,10 44,0 37,2
Đông 9,3 0,46 1,38 20,7 18,3

Nam 10,9 0,35 1,23 20,9 18,8
Tây – Bắc 12,3 0,40 1,00 24,8 22,3
Tây – Nam 11,5 0,45 2,30 27,0 23,1
Đông – Bắc 11,4 0,44 2,10 26,1 22,5
Đông- Nam 10,0 0,45 1,58 22,4 19,6
d, Mưa
* Lượng mưa bình quân lưu vực:
Lượng mưa trung bình nhiều năm tại một số trạm đo mưa xung quanh lưu
vực công trình như sau:
Điện Biên : 1561,6 mm
Mường Pôn : 1668,9 mm
Mường Mun : 1493,4 mm
Nứa Ngàm : 1587,7 mm
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyên Lớp 54LT-C2
17
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ Thuật Công trình
Trạm đo mưa Mường Pôn nằm ở vùng núi cao, gần với lưu vực tuyến công
trình, cách tuyến công trình khoảng 18km về hướng Tây Bắc. Trạm Điện Biên nằm
ở vùng núi thấp, cách tuyến công trình khoảng 20km về hướng Tây Nam nên chúng
ta dùng tài liệu đo mưa của trạm Mường Pôn để tính toán lượng mưa trung bình
nhiều năm cho lưu vực công trình.
Tuy nhiên, do trạm Mường Pôn có số liệu ngắn, đo đạc từ năm 1960 đến
năm 1990 ( gián đoạn năm 1963, 1980, 1983, 1985, 1986, và 1987) và đã dừng đo
nên lượng mưa trung bình nhiều năm lưu vực công trình xác định như sau:
X
0
= X
mường pôn
. K (I.1)
Trong đó:

X
0
: Lượng mưa trung bình nhiều năm lưu vực tuyến công trình
X
mường pôn
: Lượng mưa trung bình nhiều năm thực đo tại trạm Mường Pôn
K: hệ số hiệu chỉnh lượng mưa thời đoạn dài năm và thời đoạn ngắn năm lấy
theo trạm Điện Biên ( thời đoạn ngắn năm trạm Điện Biên lấy cùng thời đoạn thực
đo tại trạm Mường Pôn): K = 1,036
→ X
0
= 1668,9 . 1,036 = 1729,0 mm
Vậy, lượng mưa bình quân lưu vực là : X
0
= 1729,0 mm
* Lượng mưa gây lũ trên lưu vực:
Do lưu vực nhỏ, hai bên sườn dốc có độ dốc lớn dẫn đến tốc độ tập trung
dòng chảy nhanh nên có thể kết luận lũ trên lưu vực chủ yếu là mưa trong một ngày.
Sử dụng tài liệu quan trắc mưa một ngày lớn nhất đo được tại trạm Mường
Pôn và trạm Điện Biên để tình toán lượng mưa tương ứng với các tần suất phục vụ
thiết kế. Kết quả tính toán lượng mưa một ngày lớn nhất thiết kế với các tần suất thể
hiện ở bảng 1.7

Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyên Lớp 54LT-C2
18
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ Thuật Công trình
Bảng 1.7: Lượng mưa 1 ngày lớn nhất thiết kế tại trạm Điện Biên
Đặc trưng thống kê
X
P

% (mm)
X
TB
(mm) C
v
C
s
P=0,2% P=0,5% P=1% P=1,5% P=2% P=10%
116,4 0,39 1,40
323,0 290,1 264,8 249,9 239,2 177,0
* Lượng mưa tưới thiết kế : X
p
= 85%
+ Trạm mưa đại biểu cho khu tưới:
Chọn trạm mưa Điện Biên là trạm mưa đại biểu cho khu tưới vì trạm mưa
này nằm gần khu tưới và có chuỗi số liệu thực đo dài đủ đảm bảo độ chính xác cho
tính toán.
+ Thời vụ canh tác:
Căn cứ vào các yêu cầu sản xuất và tập quán canh tác của người dân địa
phương thì lịch thời vụ được tình như sau:
Vụ Đông Xuân: Từ tháng 1 đến tháng 5
Vụ Mùa : Từ tháng 6 đến tháng 10
+ Tính toán lượng mưa tưới thiết kế:
Lượng mưa tưới thiết kế : X
p=85%
= 1352,6 mm
Mô hình lượng mưa tưới thiết kế với P = 85% ghi trong bảng 1.8
Bảng 1.8: Mô hình lượng mưa tưới thiết kế với P= 85%
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
X(m

m)
0,3
0
1,4
1
1,5
1
238,
4
153,
5
248,
3
317,
4
134,
4
159,
8
80,
9
7,5
7
9,0
8
1.2.4.3. Đặc điểm thủy văn
a, Tài liệu thủy văn
Gần vị trí lưu vực có trạm Nứa Ngàm (F = 125km
2
) quan trắc dòng chảy từ

1970 – 1974; trạm Bản Yên (F = 638 km
2
) quan trắc dòng chảy từ 1976 đến nay;
trạm Thác Bay trên sông Nậm Rốm quan trắc dòng chảy từ năm 1959 đến năm
1962. Trạm Bản Yên có diện tích lưu vực quá lớn so với cùng nghiên cứu, trạm
Nứa Ngàm ở gần lưu vực tính toán nhất, tuy nhiên chuỗi tài liệu quá ngắn nên chỉ
dùng để tính toán phân phối dòng chảy năm của lưu vực.

Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyên Lớp 54LT-C2
19
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ Thuật Công trình
Bảng 1.9. Tình hình quan trắc của các trạm thủy văn
TT Tên trạm F
lv
(km
2
) Yếu tố đo Thời gian đo
1 Nứa Ngàm 125 Thủy văn, mưa 1970 ÷ 1974
2 Bản Yên 638 Thủy văn, mưa 1976 đến nay
3 Thác Bay Thủy văn, mưa 1959 ÷ 1967
4 Him Lam Thủy văn, mưa 1957 ÷ 1963
b, Dòng chảy năm
Tuyến công trình khống chế diện tích lưu vực nhỏ và không có tài liệu đo
đạc dòng chảy nên lưu lượng trung bình nhiều năm được tính toán như sau:
• Phương pháp dùng công thức kinh nghiệm trong QPTL-C6-77
Lớp dòng chảy năm trung bình nhiều năm của lưu vực tính theo công thức 2-
32b trong QPTL-C6-77

0
1

0
0
0
.
1
1
1 X
Z
X
Y
n
n



































+
−=
(I.2)
Trong đó: Y
o
: Lớp dòng chảy trung bình nhiều năm (mm)
X
0
: Lượng mưa bình quân lưu vực, X
0
= 1729,0 (mm)
Z
o
: Khả năng bốc hơi lớn nhất của lưu vực, Z

0
= 1000 mm
n= 1,4: Thông số phản ánh đặc điểm địa hình
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyên Lớp 54LT-C2
20
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ Thuật Công trình
Bảng 1.10: Kết quả tính toán dòng chảy năm theo công thức kinh nghiệm
Đặc trưng Đơn vị Tuyến hồ Tuyến đập dâng
Y
0
mm 819,3 819,3
Q
0
m
3
/s 0,049 0,015
W
0
10
3
m
3
1,56 0,46
M
0
l/s.km
2
25,79 26,79
α
o

0,47 0,47
Phương pháp lưu vực tương tự
Gần với lưu vực công trình có trạm thủy văn Nứa Ngàm có tài liệu thực đo
từ năm 1970 đến 1974 như sau:
F = 125 km
2
;Q
o
= 3,70 m
3
/s
Y
o
= 933,5 mm ;M
o
= 29,6 l/s.km
2
X
o
= 1575,6 mm ;α
o
= 0,59
Với trạm thủy văn Him Lam, theo tài liệu quan trắc dòng chảy từ năm 1957
đến năm 1963 xác định được α
o
= 0,6. Như vậy với hệ số dòng chảy α
o
= 0,59 xác
định được các đặc trưng dòng chảy tuyến công trình như sau:
Bảng 1.11: Kết quả tính toán dòng chảy năm theo phương pháp lưu

lưu vực tương tự
Đặc trưng Đơn vị Tuyến hồ Tuyến đập dâng
Y
0
mm 1020,1 1020,1
Q
0
m
3
/s 0,061 0,018
W
0
10
3
m
3
1,94 0,57
M
0
l/s.km
2
32,35 32,35
α
o
0,59 0,59
Kết quả tính toán theo 2 phương pháp trên có sự sai lệch nhau. Phương pháp
tính theo hệ số dòng chảy của lưu vực tương tự cho kết quả thiên lớn. Sở dĩ như vậy
là do trạm Nứa Ngàm có diện tích chênh lệch lớn so với lưu vực tuyến công trình,
có chuỗi số liệu thực đo ngắn năm và đã dừng đo đạc từ lâu. Phương pháp công
thức kinh nghiệm sử dụng tài liệu lượng mưa trung bình nhiều năm đã được tính

toán và hiệu chỉnh theo thời đoạn dài năm.
Theo các bản đồ mưa, bản đồ phân vùng môđuyn dòng chảy, Átlát thuỷ văn
cho thấy, lưu vực công trình có hệ số dòng chảy khoảng 0,5.
Vì vậy, kiến nghị chọn kết quả tính toán theo phương pháp sử dụng công
thức kinh nghiệm trong QPTL – C6 – 77. Kết quả ở bảng 1.12:

Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyên Lớp 54LT-C2
21
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ Thuật Công trình
Bảng 1.12: Đặc trưng dòng chảy năm
Đặc trưng Đơn vị Tuyến hồ Tuyến đập dâng
Y
0
mm 819,3 819,3
Q
0
m
3
/s 0,049 0,015
W
0
10
3
m
3
1,56 0,46
M
0
l/s.km
2

25,79 26,79
c, Dòng chảy năm thiết kế
• Xác định hệ số biến đổi C
v
và hệ số thiên lệch C
s
:
Hệ số biến đổi C
v
được tính theo công thức kinh nghiệm 2-34 trong QPTL
C6-77. Ta có:
C
V
=
08,04,0
0
)1( +× FM
A

(I.3)
Trong đó: C
v
: hệ số biến đổi
M
o
: modun dòng chảy bình quân nhiều năm (l/s.km
2
)
F: diện tích lưu vực tính toán (km
2

)
A= 1,6: tham số địa lý xác định theo trạm Bản Yên có chuỗi tài liệu
dài.
Thay vào công thức (I.3) ta được C
v
= 0,42(tuyến hồ) và C
v
= 0,44(tuyến
đập dâng)
Hệ số thiên lệch C
s
= 2C
v
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyên Lớp 54LT-C2
22
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kỹ Thuật Công trình
Xác định dòng chảy năm thiết kế:
Với các tham số thống kê Q
o
; C
v
; C
s
= 2C
v
xác định được lưu lượng thiết kế
với tần suất P = 85% cho tuyến hồ và tuyến đập
Bảng 1.13: Kết quả xác định dòng chảy năm thiết kế
Vị trí Q
o

m
3
/s C
v
C
s
Q
85%
m
3
/s
Tuyến hồ 0,049 0,42 0,84 0,034
Tuyến đập dâng 0,015 0,44 0,88 0,011
• Phân phối dòng chảy năm thiết kế:
Phân phối dòng chảy năm thiết kế được lấy theo mô hình phân phối bất lợi
nhất của trạm thủy văn tương tự Nứa Ngàm. Từ chuỗi số liệu thực đo trạm Nứa
Ngàm chọn được mô hình năm 1971 – 1972 là mô hình bất lợi. Kết quả phân phối
dòng chảy năm thiết kế tần suất P = 85% tại tuyến hồ và tuyến đập dâng cho trong
bảng 1.14:
Bảng 1.14: Phân phối dòng chảy năm thiết kế tần suất 85%
Tháng Q
85%
(m
3
/s)
Tuyến hồ Tuyến đập dâng
1 0,005 0,002
2 0,003 0,001
3 0,003 0,001
4 0,006 0,002

5 0,005 0,002
6 0,024 0,008
7 0,099 0,031
8 0,186 0,059
9 0,048 0,015
10 0,014 0,004
11 0,008 0,003
12 0,006 0,002
1.3. Các điều kiện dân sinh, kinh tế
1.3.1. Dân số và lao động
Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyên Lớp 54LT-C2
23

×