Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Thực trạng ô nhiễm môi trường sông thị vải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.55 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
Trang
Phụ lục
1. Bảng phân công công việc
2. Bảng đánh giá điểm của nhóm
3. Biên bản họp nhóm
4. Tài liệu và hình ảnh đã thu thập (phần này thiếu, cần bổ sung)
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây,vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở thành mối quan
tâm của nhân loại, đặc biệt ở những thành phố lớn có hoạt động sản xuất công
nghiệp phát triển. Các hoạt động sản xuất công nghiệp một mặt thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế nhưng mặt khác lại làm gia tăng các tác động xấu đến môi trường.
Lưu vực sông Thị Vải nằm trong vùng kinh tế thuộc địa phận các tỉnh Đồng
Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Vùng tả ngạn sông Thị Vải có
trục quốc lộ 51 là tuyến đường huyết mạch nối liền thành phố biển Vũng Tàu với
các trung taam kinh tế lớn như tp.Hồ Chí Minh, tp.Biên Hòa cùng với hệ thống
cảng nước sâu hiện đang là một vùng đất rất thuận lợi để phát triển, xây dựng các
khu công nghiệp mới và đô thị mới.
Quá trình phát triển công nghiệp và hoat động hàng hải trên lưu vực sông Thị
Vải là điều tất yếu đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho khu vực nói riêng và cả
nước nói chung. Tuy nhên, bên cạnh sự phát triển đó đã gây ra nhiều tác động tiêu
cực đến môi trường tự nhiên và sức khỏe cộng đồng, một thực tế trước mắt là sông
Thị Vải đã và đang ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải đổ ra từ các khu
công nghiệp và chất thải đổ ra từ hoạt động của các cảng.
Chính vì lí do trên, để góp phần quản lý và cải thiện môi trường cho lưu vực
sông Thị Vải chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài “Thực trạng ô nhiễm môi trường
sông Thị Vải” nhằm đánh giá chất lượng nước trên sông Thị Vải góp phần cho công
tác quản lý và khống chế ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp và hàng hải
gây lên.Hy vọng nghiên cứu này sẽ góp phần bảo vệ môi trường ngày càng xanh
sạch đẹp.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Để phát huy tính tích cực học tập của sinh viên, giúp cho sinh viên chúng tôi
bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học. Qua đó chúng tôi có thể tìm hiểu thực
trạng, nguyên nhân,hậu quả của vấn đề ô nhiễm sông Thị Vải cũng như các giải
pháp đã có để khắc phục tình trạng này. Đồng thời, chúng tôi muốn đóng góp một
phần của mình vào việc bảo vệ sông Thị Vải nói riêng và môi trường sống của
chúng ta nói chung.
2
Mục tiêu cụ thể của đề tài là:
- Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm sông Thị Vải
- Nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm sông Thị Vải
- Đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình ô nhiễm sông Thị Vải
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được đề tài áp dụng như sau:
- Thu thập tài liệu có liên quan: các báo cáo, bài báo từ các nguồn
- Quan sát thực tế
- Thảo luận nhóm
- Làm việc cá nhân
- Tổng hợp tài liệu
Nhóm đề tài đã kết hợp các phương pháp khác nhau trong quá trình nghiên cứu.
3
II. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Lịch sử sông Thị Vải
Lưu vực sông Thị Vải nằm trong vùng KTTĐPN thuộc địa phận các tỉnh
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tp.HCM với diện tích lưu vực 394km2. Sông Thị
Vải bắt nguồn từ suối Bưng Môn (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) kéo dài đến
cửa Cái Mép (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) với tổng chiều dài
khoảng 46km. Sông tương đối rộng (trung bình 300-800m) và sâu (trung bình 30-
50m), các tàu tải trọng lớn (đến 60.000 tấn) có thể ra vào được nên rất thuận lợi cho
giao thông thủy, đặc biệt là xây dựng các cảng nước sâu. Đến nay, đã có 8 cảng lớn

được xây dựng dọc sông Thị Vải như cảng Phú Mỹ, cảng nhà máy Đạm Phú Mỹ,
cảng Gò Dầu, cảng Cái Mép… Sông ăn thông với biển bị nhiễm mặn và chịu ảnh
hưởng rất mạnh của chế độ thủy triều, đồng thời nội lực từ phía trong ra rất yếu (do
lưu lượng nước từ các suối nhỏ ở thượng nguồn đổ ra sông không đáng kể) nên khả
năng tự làm sạch của sông rất kém.
Vùng tả ngạn sông Thị Vải có trục quốc lộ 51 là tuyến đường huyết mạch nối liền
thành phố biển Vũng Tàu với các trung tâmkinh tế năng động" là TP. Hồ Chí
Minh - Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Sông Thị Vải có chiều dài khoảng
30km, khởi nguồn từ khu vực Tuy Hạ (Đồng Nai) chảy qua địa phận Bà Rịa
- Vũng Tàu với chiều dài 25km, chiều rộng trung bình 600 - 800m, sâu từ 10
- 20m; cho phép xây dựng một hệ thống cảng công suất từ 18 đến 21 triệu
tấn hàng hóa/năm và tàu trọng tải lớn từ 40 - 60 nghìn tấn ra vào dễ dàng.
Tại đây, hiện có gần chục cầu cảng lớn nhỏ đang hoạt động, trong đó có cảng
Baria - Serece dài 132m, công suất 1,2 triệu tấn/năm.
Khi các nhà chiến lược nhắm đến Thị Vải để phát triển kinh tế, đương nhiên họ đã
nhìn thấy những điều kiện đặc biệt thuận lợi về vị trí địa lý cùng những yếu
tố xã hội cần thiết. Đó là nền văn hoá, là tiềm lực của dòng sông…
Quá trình phát triển CN trong khu vực đã mang lại nhiều lợi ích to biệt là
nước thải từ cụm nhà máy Vedan (KCN Gò Dầu).lớn cho nền kinh tế địa phương
nói riêng và cho cả nước nói chung (như tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước
thông qua thuế, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng vạn lao động…) đồng
thời cũng đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và sức khỏe
4
cộng đồng. Thực tế, nước thải từ các KCN đã làm cho nước sông Thị Vải bị ô
nhiễm nghiêm trọng đặc
2.2. Thực trạng ô nhiễm sông Thị Vải
Mặc dù đã được báo động từ nhiều năm nay, nhưng hiện sông Thị Vải vẫn đang
bị ô nhiễm nặng. Theo tin từ Thông tấn xã Việt Nam phát đi ngày 18/11. Sông
Thị Vải với chiều dài gần 80 km chảy qua TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh: Đồng
Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đây là dòng sông mang nguồn nước mặn, lợ với với chế độ bán nhật triều và hệ động
thực vật từ thượng đến hạ nguồn rất phong phú, đa dạng. Tuy vậy, hiện nay dòng
sông đang bị ô nhiễm nặng bởi ngày đêm phải hứng chịu hàng chục ngàn khối nước
thải trực tiếp từ các nhà máy, khu công nghiệp đổ vào.
Tại cửa cảng Nhà máy lân phốt phát thuộc Khu công nghiệp Gò Dầu ở xã Phước
Thái, huyện Long Thành (Đồng Nai), nước thải qua các cửa cống tuôn màu đen đặc.
Còn cửa xả nước thải của Công ty cổ phần Vedan Việt Nam cũng tương tự và nước
thải cũng trực tiếp từ cửa cống xả thẳng ra sông. Vì vậy, khu vực từ cửa cảng Thị Vải
đến lưu vực Nhà máy Vedan Việt Nam, bầu không khí đậm đặc mùi hôi thối bốc
lên.
Ngòai việc bị viêm xoang, những người sống ven con sông này cũng bị điêu đứng
bởi tình trạng cá tôm nuôi bị chết phơi bụng hàng loạt, vì vậy những dãy hồ nuôi cá
dọc bờ sông thuộc địa bàn xã Long Thọ bị bỏ không từ nhiều năm nay. Không những
thế, tình hình sức khỏe của người dân sống gần sông cũng đang bị đe dọa.
Qua đợt kiểm tra và khảo sát mới đây của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mức độ ô
nhiễm của nguồn nước sông Thị Vải hiện rất đáng báo động.
Mỗi ngày dòng sông phải hứng chịu khoảng 24.500m
3
nước thải từ các nhà máy xí
nghiệp trực tiếp xả thẳng ra sông.
5
Mặc dù đã có nhiều đoàn kiểm tra khảo sát từ
trung ương đến địa phương lên tiếng cảnh báo,
những tình trạng xả nước thải trực tiếp ra sông
vẫn chưa hề được ngăn chặn.
Anh:ATT
Đặc biệt nghiêm trọng, Công ty đã bơm xả trực tiếp dịch thải sau lên men bột ngọt
Lysin và từ bể chứa bán âm dung tích 6.000 - 7.000 m3 và bồn chứa 15.000 m3
theo hệ thống đường ống (có đoạn chôn ngầm, có đoạn đi trên bề mặt đất) ra cầu
cảng số 2, theo phát hiện của Đoàn Thanh tra và Cục Cảnh sát môi trường vào lúc

17h30 ngày 6/9/2008.
Tổng lượng dịch thải sau lên men được Công ty xả lén ra sông Thị Vải theo kết luận
của Đoàn Thanh tra năm 2008 là 105.600 m3/tháng, tương đương 3.520 m3/ngày
với nồng độ các chất ô nhiễm rất cao: pH = 4,9; Độ màu = 610.000 Pt-Co; BOD5 =
549.000 mg/l; COD = 705.000 mg/l; TSS = 156.700 mg/l; N-NH4+ = 11.800 mg/l;
Tổng N = 22.100 mg/l; Tổng P = 705 mg/l.
6
Sông Thị Vải (ảnh: nea.gov.vn)
Bên cạnh đó, Đoàn Thanh tra còn phát hiện một số nguồn thải khác không qua xử lý
của Công ty Vedan, cụ thể như sau:
- Lượng bùn thải từ Xưởng tinh bột là 24.000 m3/tháng (tương đương 800
m3/ngày) với nồng độ các chất ô nhiễm chính rất cao: TSS = 12.280 mg/l, BOD5 =
1.050 mg/l, COD = 12.280 mg/l, N-NH3 = 3,08 mg/l, Tổng N = 59,7 mg/l và Tổng
P = 32 mg/l.
- Tổng lượng nước thải từ Nhà máy bột ngọt và Lysine thải xuống mương thoát
nước giải nhiệt là 46.800 m3/tháng (tương đương 1.560 m3/ngày) với nồng độ các
chất ô nhiễm chính như sau: TSS = 423 mg/l, BOD5 = 2.700 mg/l, COD = 5.330
mg/l, N-NH3 = 163 mg/l, Tổng N = 385 mg/l, và Tổng P = 9,5 mg/l.
Trong đó, đoạn gần khu vực cầu Đồng Nai, chất lượng nước sông có nhiều
thông số vượt quy chuẩn cho phép như: mức độ nhiễm khuẩn gây bệnh E.coli vượt
từ 76 - 150 lần; hàm lượng vi khuẩn gây bệnh Coliform vượt từ 3 - 9,2 lần. Đoạn
khu vực cống thải Tân Mai (thuộc TP Biên Hòa), nguồn nước sông cũng ô nhiễm
nặng với mức độ nhiễm khuẩn E.coli vượt quy chuẩn cho phép từ 30 - 86 lần,
Coliform vượt từ 3 - 9,2 lần.
Không chỉ sông Thị Vải mà toàn tuyến lưu vực sông Đồng Nai, từ lâu đã
được báo động là ô nhiễm do nước thải các nhà máy sản xuất của 56 khu công
nghiệp và khu chế xuất đang hoạt động.
Theo kết quả điều tra và khảo sát của Cục Bảo vệ môi trường, nước sông
Đồng Nai, đoạn từ nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại, đã bắt đầu ô nhiễm chất
hữu cơ và chất rắn lơ lửng, đáng chú ý đã phát hiện hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn

TCVN 5942-1995. Tại đây, chất rắn lơ lửng thường vượt tiêu chuẩn 3 - 9 lần, giá trị
COD vượt 1,8 - 2,8 lần, giá trị DO thấp dưới giới hạn cho phép.
Trong khi đó, chất lượng nước sông của khu vực hạ lưu, giá trị DO giảm
xuống rất thấp, SS vượt từ 2 – 2,5 lần TCVN 5942- 1995 (loại B). Vùng này cũng
đã bị nhiễm mặn nghiêm trọng, nước sông khu vực này không thể sử dụng cho sinh
hoạt và tưới tiêu. Một kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM
gần đây, cũng cho những con số tương tự về mức độ ô nhiễm của hệ thống sông Sài
Gòn (thuộc lưu vực Đồng Nai). Cũng theo kết quả khảo sát này, các sông khác
trong toàn lưu vực, chất lượng nước cũng đang bị suy giảm trầm trọng.
7
Sơ đồ 2: Sự biến thiên của DO theo quãng đường đo trên sông Thị Vải tương
ứng với các lần đo tháng 8/1996, 3/1997, 10/1998, 5/2006, 8/2008, 3/2009 và
11/2009
Ví dụ,chất lượng nước ở một số sông nhánh như sông Bé, Đa Nhim-Đa
Dung phần hạ lưu cũng đang diễn tiến theo chiều hướng xấu. Sông Vàm Cỏ đã bị ô
nhiễm hữu cơ. Ô nhiễm nhất trong toàn bộ lưu vực đó là sông Thị Vải, trong đó có
một đoạn sông dài trên 10 km gọi là “dòng sông chết”. Đây là đoạn sông từ sau khu
vực hợp lưu Suối Cả - sông Thị Vải khoảng 2 km đến khu công nghiệp Mỹ Xuân.
Tại đây, nước bị ô nhiễm hữu cơ trầm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi
thối cả ngày lẫn đêm, cả khi thủy triều. Theo kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, giá trị DO ở đây thường xuyên dưới 0,5 mg/l, có nơi chỉ 0,04 mg/l.
Với giá trị DO gần như bằng 0 như vậy, các loài sinh vật hầu như không còn
khả năng sinh sống, các nhà khoa
học đã gọi đoạn sông này là “đặc sệt sự chết!”.
Theo tính toán sơ bộ của các nhà chuyên môn, với tổng lượng nước thải hàng
ngày vào khoảng hơn 4.000 m3 của một công ty sản xuất tầm cỡ như Vedan, nếu
“không thèm” xử lý một ngày, có thể bỏ túi hàng trăm triệu đồng.
8
Có ý kiến đề nghị: để xử lý thật mạnh tay, nên tiến hành truy thu nguồn thu
nhập bất hợp pháp và làm giàu trên sự giãy chết của cả một dòng sông, và dùng nó

vào việc bồi thường thiệt hại bấy lâu nay cho người dân, đồng thời có kinh phí để
cải thiện môi trường, giành lại sự sống cho “sông chết” Thị Vải.
Ngày 14/9, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Bảo vệ môi trường đã cho báo
chí biết: sẽ xử lý nghiêm minh vụ việc và bất cứ doanh nghiệp nước ngoài nào kinh
doanh tại Việt Nam cũng đều phải tuân thủ pháp luật Việt Nam về Bảo vệ môi
trường. Dư luận đang chờ sự quyết liệt lần này của các cơ quan chức năng Việt
Nam.
2.3.Nguyên nhân
Từ phía nhà nước
Nhà nước chưa có trách nhiệm trong việc quản lý các cơ sở sản xuất. Một số cơ sở
có đầu tư cho việc xử lý nước thải nhưng không đạt yêu cầu, chất lượng nước thải
không đạt tiêu chuẩn môi trường, trong khi đó đều chưa làm thủ tục xin cấp giấy
phép xả nước thải vào nguồn nước. Ngoài ra, còn nhiều dự án đầu tư trong các khu
công nghiệp: Gò Dầu, Formosa (KCN Nhơn Trạch 3), Vinatex Tân Tạo…đã được
cấp phép đầu tư và hoạt động nhưng chưa đạt bản đánh giá tác động môi trường và
chưa trình báo với cấp có thẩm quyền. Một số cơ sở đã thực hiện chương trình giám
sát định kỳ hàng năm và báo cáo kết quả về các Sở TNMT, nhưng tần suất giám sát
không theo quy định, việc báo cáo kết quả giám sát môi trường còn rất sơ sài, mang
tính hình thức.
Từ các khu công nghiệp, nhà máy
Trên lưu vực sông Đồng Nai có hàng trăm khu công nghiệp, cụm công
nghiệp và cơ sở sản xuất đang hoạt động. Hàng ngày, các nhà máy thải
hàng triệu mét khối nước thải ra sông, chiếm đến 57,2% trong tổng lượng
nước thải ra sông Đồng NTrên lưu vực sông Đồng Nai có hàng trăm khu
công nghiệp, cụm công nghiệp và cơ sở sản xuất đang hoạt động. Hàng
9
ngày, các nhà máy thải hàng triệu mét khối nước thải ra sông, chiếm đến
57,2% trong tổng lượng nước thải ra sông Đồng Nai. Theo phân tích của
Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, do nhiều nhà máy không xử lý
nước thải cục bộ, hoặc xử lý nhưng không đạt yêu cầu nên nguồn nước

thải đổ ra sông có nhiều chỉ tiêu vượt mức cho phép nhiều lần, gây ô nhiễm
cho sông Đồng Nai.
Trong số nhiều khu công nghiệp gây ảnh hưởng đến chất lượng nước
sông Đồng Nai như Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 3, Cái Mép, Nhơn Trạch 3, Nhơn
Trạch 6, Biên Hòa 1… thì Khu công nghiệp Biên Hòa 1 trên địa bàn thành
phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai là khu công nghiệp có nguồn gây ô nhiễm đối
với sông Đồng Nai khá lớn. Đây là khu công nghiệp được xây dựng từ năm
1963 và được tỉnh Đồng Nai tiếp nhận ngay sau ngày giải phóng. Tại khu
công nghiệp này, công nghệ và thiết bị, máy móc sản xuất đã lạc hậu, công
tác xử lý nước thải chưa được cải tiến.
Không chỉ các nhà máy, nhiều hoạt động sản xuất nông nghiệp
cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm trên lưu vực sông Đồng Nai.(Ảnh: K.V)
Phần hạ lưu của nhiều sông trong lưu vực cũng đã bị ô nhiễm nghiêm
trọng, trong đó có đoạn sông Thị Vải, từ sau khu vực hợp lưu Suối Cả –
sông Thị Vải đến khu công nghiệp Mỹ Xuân thuộc địa bàn huyện Tân
10
Thành, tỉnh Bà Rịa– Vũng Tàu dài hơn 10km đã bị ô nhiễm nghiêm trọng,
đây là đoạn sông bị ô nhiễm nhất trong lưu vực.
Các cơ quan chuyên môn cho rằng, nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm là
từ các nguồn nước thải công nghiệp, khai thác khoáng sản, làng nghề, sinh
hoạt, y tế, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, chất thải rắn…, trong đó
nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đóng góp tỷ lệ lớn nhất, với
tải lượng các chất ô nhiễm rất cao.
Cũng theo Cục Bảo vệ môi trường, các khu đô thị hàng ngày thải vào hệ
thống sông Đồng Nai – Sài Gòn trung bình khoảng 992.000 mét khối nước
thải sinh hoạt. Tuy nhiên cho đến nay, tất cả các đô thị trên lưu vực sông
đều chưa có hệ thống xử lý nước thải.
Từ dân cư trong khu vực
Hầu hết người dân sống ở khu vực này đều là dân lao động. Họ phải phải
làm đủ mọi nghề để kiếm sống . Cuộc sống của họ còn khó khăn, vất vả.

Do đó, trình độ văn hóa chưa được nâng cao. Họ chưa có nhận thức thế nào là
bảo vệ môi trường, là giữ cho môi trường sạch đẹp.
Hầu hết các hộ gia đình đều dùng nước giếng khoan.Còn nước thải sinh hoạt
thì xả thẳng xuống sông, ngay cả rác cũng được thải xuống sông. Họ đổ lỗi cho các
nhà máy, các khu công nghiệp…nhưng cũng chính họ góp phần làm cho dòng sông
bị ô nhiễm trầm trọng.

Nguyên nhân chủ yếu-Sông Thị Vải bị ô nhiễm do tác nhân Vedan và do
dòng chảy
TT - Con số này được các nhà khoa học thuộc Viện Môi trường và tài nguyên (ĐH
Quốc gia TP.HCM) đưa ra tại buổi họp kỹ thuật với đại diện của Tổng cục Môi
trường, cơ quan chức năng các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM và
Công ty Vedan sáng 7-12
.
11
Ảnh: T.T.D
(NLĐO)-Trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm, Cục Bảo vệ môi trường - Bộ
Tài nguyên môi trường (TNMT), ông Trần Thế Loãn cho hay, cơ quan
này đang tập hợp báo cáo điều tra ô nhiễm sông Thị Vải và dự kiến sẽ
hoàn tất vào tuần tới.
Theo ông Loãn, ngoài việc thải nước, khí và chất thải của các nhà máy công nghiệp
dọc hai bờ sông thải ra, còn một nguyên nhân làm ô nhiễm sông Thị Vải là do đặc
điểm tự nhiên dòng chảy của sông không lưu thông, dẫn đến đoạn giữa sông bị ô
nhiễm lớn.
Tuy nhiên, theo thông tin từ Bộ TNMT, trong số 16 doanh nghiệp xả nước thải ra
sông Thị Vải có đến 12 doanh nghiệp không có thiết bị xử lý chất nguy hại trong
khí thải trước khi đưa ra môi trường. 11/16 doang nghiệp không thực hiện đúng quy
định về quản lý chất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải nguy hại.
2.4. Hậu quả
Nguồn nước bị nhiễm độc nặng ảnh hưởng đến sức khỏe con người dễ mắc

các bệnh như ung thư, cá bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu
hóa…Đặc biệt, tỉ lệ trẻ em tử vong tại các khu vực bị ô nhiễm nguồn nước ngày
càng gia tăng.
12

Anh Quách Trung Quân (xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TPHCM) lội xuống ao vớt
xác tôm, 5 phút sau hai bàn chân anh bị phồng dộp, 10 móng chân đen sạm, có mùi
hôi. (Ảnh chụp tháng 3-2006). Ảnh: L.Cường
Hàng trăm hộ nông dân quanh khu vực sống trong tâm trạng hoang mang, lo sợ vì
ao tôm, đỉa cá liên tục “chết đến thúi nước”, cuộc sống khốn cùng.
13
Cá chết hàng loạt tại sông Dinh (BR-VT) vì ô nhiễm nước thải. Ảnh: Phạm Hùng
Nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, mặt sông nổi bọt trắng, váng dầu… làm mất mĩ quan khu vực.
14
Mẫu nước lấy từ sông Thị Vải (bên phải) trong một lần tiến hành xét
nghiệm. (ảnh do Trung tâm quan trắc và thông tin môi trường - Bộ TM&MT
cung cấp)
15
Cả một khúc sông Thị Vải bị ô nhiễm nặng nề, nổi bọt trắng xóa do vedan
(ảnh: Sĩ Tuyên/TTNXVL)
2.5. Biện pháp
Về phía Nhà nước, Đảng bộ
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn chấp thuận đề nghị triển khai một số
biện pháp cấp bách nhằm khắc phục ô nhiễm trên lưu vực sông Thị Vải của Bộ Tài
nguyên-Môi trường.
Theo đó, Bộ sẽ phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai tăng
cường thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với các cơ
sở sản xuất và công ty đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp trên lưu vực sông Thị
Vải xây dựng các bảng tin công khai tình hình ô nhiễm để các doanh nghiệp có
thêm thông tin lựa chọn địa điểm đầu tư, đồng thời tạo điều kiện cho người dân

giám sát, bảo vệ môi trường yêu cầu các KCN và các cơ sở sản xuất có nguồn nước
thải ra sông Thị Vải phải hoàn thành các công trình xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn
quy định, chậm nhất là vào cuối tháng 6-2007.
Riêng những khu công nghiệp và một số cơ sản xuất có lưu lượng nước thải
lớn trực tiếp ra sông phải lắp đặt các thiết bị đo lưu lượng và quan trắc tự động một
số thông số ô nhiễm đặc trưng. UBND các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai tạm
thời không cho phép đầu tư thêm 5 loại hình công nghiệp gây nguy cơ ô nhiễm môi
trường nặng như công nghệ xi mạ, chế biến thủy sản, sản xuất hóa chất bảo vệ thực
vật (có phát sinh nước thải công nghiệp) và sản xuất bột giấy trên lưu vực sông Thị
Vải.
Chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch-Đầu tư và các bộ ngành liên quan nghiên
cứu rà soát lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng, tỉnh, thành phố khảo sát,
đánh giá khả năng chịu tải và tự làm sạch của sông Thị Vải… Chính phủ cũng
thống nhất với đề xuất của Bộ Tài nguyên-Môi trường, về lâu dài UBND TPHCM,
các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai và các bộ ban ngành liên quan phải phối hợp
thẩm định các quy hoạch, dự án hạ tầng, xây dựng và phê duyệt các dự án về thu
gom và xử lý nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, đô thị trên lưu vực sông Thị
Vải trong giai đoạn 2006-2020.
Bộ NN-PTNT chủ trì việc khoanh vùng một số khu vực rừng ngập mặn cần
16
bảo vệ để đảm bảo cân bằng sinh thái, trình Chính phủ quyết định. Bộ Thủy sản chủ
trì việc quy hoạch các khu vực được phép nuôi trồng thủy sản và những khu vực
không đảm bảo cho nuôi trồng thủy sản để nhân dân biết và phòng tránh thiệt hại.
Bộ Khoa học-Công nghệ sẽ nghiên cứu thực hiện đề tài “Đánh giá cơ chế ô nhiễm,
thủy động lực học, khả năng tự làm sạch và đề xuất các biện pháp tổng thể bảo vệ
môi trường sông Thị Vải”. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên-Môi trường phải xây dựng “Kế
hoạch hành động bảo vệ môi trường lưu vực sông Thị Vải”.
Về phía địa phương
Cần ý thức được tầm quan trọng trong bảo vệ chất lượng nguồn nước mặt, thành
phố để tiến hành nhiều hoạt động, chương trình bảo vệ nguồn nước, giảm thiểu ô

nhiễm ở các sông, kênh rạch giáp ranh:
Thành phố cần thành lập Ban chỉ đạo Bảo vệ môi trường nước lưu vực hệ
thống sông Sài Gòn – Đồng Nai; ban hành kế hoạch về triển khai thực hiện Đề án
bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai trong giai đoạn tới. Trên cơ sở
kế hoạch được phê duyệt, các Sở, ban ngành, Quận/Huyện cần triển khai thực hiện
cho từng đơn vị trong các năm tiếp theo.
Thành phố phải ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình giảm
ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011-2015. Mục tiêu của Chương trình là phải ngăn
chặn, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, cải thiện và khôi phục chất lượng môi trường.
Trong đó, phấn đấu đến cuối năm 2015 địa phương đạt một số chỉ tiêu chủ yếu liên
quan đến chất lượng nguồn nước như: 80% - 90% cơ sở sản xuất, dịch vụ, thương
mại trên địa bàn có hệ thống xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt
Nam về môi trường; 100% khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp có hệ
thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam; 90% khu đô
thị mới có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 50% khu đô thị hiện hữu có hệ thống
xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; giảm thiểu 80% mức độ ô nhiễm nguồn nước
mặt tại khu vực nội thành; 60% mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt khu vực ngoại
thành. Kế hoạch cũng đã đề ra 07 nhóm giải pháp và 39 đề án thực hiện Chương
trình giảm ô nhiễm.
17
Thành phố cần tuyên truyền cho người nông dân về ý thức bảo vệ môi
trường, không xả rác, thải nước thải… xuống sông; cần cho họ biết hậu quả nghiêm
trọng của ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng tới sự sống của toàn khu dân cư.
Về phía công ti Vedan cũng đã có những biện pháp khắc phục hậu quả ô
nhiễm song vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh trong việc bồi thường cần được giải
quyết.
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận
Nước sông Thị Vải đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây bức xúc cho
hàng trăm nghìn người dân sống hai bên bờ sông từ nhiều năm nay. Sông Thị Vải

đã trở thành dòng sông chết khi nguồn nước tại đây khi nguồn không còn sử dụng
cho bất cứ mục đích nào. Ô nhiễm sông Thị Vải là vấn đề "đau đầu" nhiều năm qua.
Cũng vì thế, từ nhiều năm nay, môi trường sông Thị Vải đã ô nhiễm nghiêm trọng
và bị coi là sông chết do phải gánh lượng nước thải chưa qua xử lý quá lớn, nguồn
nước bị nhiễm độc nặng.
3.2. Đề xuất của nhóm
Nhằm bảo vệ chất lượng nguồn nước sông Sài Gòn - Đồng Nai, thành phố
cần phấn đấu đạt được các chỉ tiêu đã đề ra trong Chương trình giảm ô nhiễm giai
đoạn 2011 – 2015 và giai đoạn 2016 – 2020 theo Nghị quyết 24 của Hội nghị Trung
ương 7 về Biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Ngoài ra để đạt được các mục tiêu theo kế hoạch cần phải nhanh chóng triển
khai các giải pháp đã đề ra và bổ sung một số chương trình cần thiết, cũng như tạo
sự đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các giải pháp. Trước mắt, chấp thuận Sở Tài
nguyên và Môi trường bổ sung một số chương trình với tổng kinh phí dự trù khoảng
17,1 tỷ đồng, thực hiện trong 3 năm 2013 – 2015.
Điều quan trọng là cần tìm ra những giải pháp tích cực để cải tạo, khắc phục
tình trạng ô nhiễm ở các con sông. Công ty môi trường đô thị cũng cần có những
chiến dịch nạo vét, tu sửa, thu gom rác thải…Và cần nhất là đẩy mạnh công tác
tuyên truyền cho những hộ dân sống gần các con sông về ý thức giữ gìn vệ sinh môi
18
trường và bảo vệ nguồn nước. Thực hiện công tác giáo dục môi trường trong các
nhà trường cho các học sinh, sinh viên vì đây là những thế hệ tương lai của đất
nước. Chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ ngôi nhà xanh của chúng ta – mãi mãi một
màu xanh.
Danh mục tài liệu tham khảo
ST
T
Nguồn tài liệu
1 Lê Duy Anh (2011):Hiện trạng ô nhiễm trên sông thị vải và các giải pháp.
Trang web:

2 www.khoa hoc.com.vn/doisong/moi-truong/tham-hoa/10098_Song-Thi-
Vai-bi-o-nhiem-nang.apsx
3
Huyền Thu(2007):Sông Thị Vải: giải pháp đề xuất. Trang web:
www.vietnamplus.vn
4 Tạp chí môi trường số 7 năm 2010 />m=news&p=detailNews&newid=450
5 K.T(2010): “Dòng sông chết”. Trang web:
/>co_id=30106&cn_id=589410
19
PHỤ LỤC
1. Bảng phân công công việc nhóm
STT Nội dung công
việc
Người thực hiện Phương
pháp
Thời
gian
Kết
quả
1. Thảo luận đề
cương
Cả nhóm Thảo luận
nhóm
1 ngày Hoàn
thành
2. Tìm hiểu thực
trạng sông Thị Vải
Trần Văn Thịnh Thảo luận,
quan sát tìm
hiểu tài liệu

3 ngày Hoàn
thành
3. Tìm hiểu nguyên
nhân gây ô nhiễm
Bùi Văn Thịnh Như trên 2 ngày Hoàn
thành
4. Tìm hiểu hậu quả Trần Văn Thịnh Như trên 1 ngày Hoàn
thành
5. Tìm hiểu biện pháp
khắc phục
Trần Quang
Nhân
Như trên 1 ngày Hoàn
thành
6. Tìm hiểu lịch sử
sông Tô Lịch
Nguyễn Thị Vân
Anh
Như trên 1 ngày Hoàn
thành
7. Thảo luận nhóm:
tổng hợp các tài
liệu
Cả nhóm
8. Tổng hợp ý
kiến+Viết bài
Nguyễn Thị Vân
Anh
Như trên 3 ngày Hoàn
thành

20
2. Bảng tính điểm tham gia quá trình làm việc nhóm cho các thành viên
STT Tên thành viên trong
nhóm
Tự
đánh
giá
Điểm 1 Điểm
2
Điểm 3 Điểm 4 Điểm
5
Điểm
TB
1 Nguyễn Thị Vân Anh
2 Trần Văn Thịnh
3 Bùi Văn Thịnh
4 Trần Quang Nhân
Ghi
chú
Tiêu chí đánh giá
(Điểm tối đa là 10 điểm )
1. Tham gia tích cực đóng góp ý kiến cho cả lớp
2. Tham gia tích cực đóng góp ý kiến có giá trị cho nhóm
3. Hoàn thành nhiệm vụ được nhóm giao
4. Tham gia đầy đủ vào công viêc chung
5. Chủ động trong công việc, tôn trọng lắng nghe các thành viên
21
3. Biên bản họp nhóm
Meeting
Ngày: Chủ nhật 6/12 Thời gian: 8h30 - 11h30

Buổi họp nhóm lần thứ: 2 Người điều hành cuộc họp: Vân Anh
Thành viên tham gia
Tên Có mặt Lý do vắng
Nguyễn Thị Vân Anh X
Trần Văn Thịnh X
Bùi Văn Thịnh X
Trần Quang Nhân X
Mục tiêu và chương trình dự kiến
Mục tiêu:
1. Thống nhất chủ đề tiểu luận
2. Lên kế hoạch và phân công thu thập số liệu
Chương trình:
Thời gian Nội dung Người chịu trách
nhiệm
Ghi chú
8h30 - 9h00 Thống nhất chủ đề tiểu luận Vân Anh Các thành viên chuẩn
bị trước ý tưởng
9h00 - 10h15 Thảo luận kế hoạch và phân
công thu thập tài liệu/số liệu
Vân Anh
10h15 - 10h30 Thống nhất kế hoạch tiếp theo Vân Anh
Nội dung chi tiết và kết quả
22
Nội dung tiểu luận
1. Thống nhất chủ đề tiểu luận: Thực trạng ô nhiễm nước sông Thị Vải
2. Phác họa khung đề cương sơ bộ:
- Phần mở đầu
-
+
+

3. Kế hoạch thu thập số liệu/tài liệu và phân công
- Tài liệu thứ cấp (sách báo, mạng): nguồn (cả nhóm)
- Phác họa bảng hỏi: Vân Anh
Thời hạn nộp sản phẩm và kế hoạch tiếp theo
1. Thời gian gửi sản phẩm: 8/12
2. Buổi họp tiếp theo:
- Thời gian: 10/11
- Người điều hành: Vân Anh
- Lưu ý: Mỗi người tự in tài liệu, tranh ảnh của mình
Lưu ý: Người điêu hành cuộc họp chuẩn bị mục tiêu và chương trình cuộc họp tiếp
theo, gửi trước cho các thành viên 1 ngày trước khi họp
23

×