Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Phương pháp đánh giá giá trị công việc làm căn cứ để xây dựng thang, bảng lương và trả lương theo giá trị công việc (vị trí công việc) trong các doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.41 KB, 27 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Để phục vụ cho việc tích lũy thêm một số kinh nghiệm thực tế trước khi
ra trường, trong khoảng thời gian 5 tuần vừa qua, em đã được làm quen và tìm
hiểu về hoạt động của Vụ Lao động - Tiền lương ( Bộ Lao động – Thương
bình và Xã hội). Thông qua các tài liệu của Vụ, cùng với những quan sát thực
tế, điều tra cán bộ công chức trong Vụ, bằng phương pháp thống kê và phân
tích nhằm tìm hiểu rõ hơn về hoạt động của Vụ Lao động - Tiền lương. Sau
đây, em xin phép trình bày một bản báo cáo tổng hợp nhằm vẽ lên một bức
tranh toàn cảnh về hoạt động, những kết quả đạt được của Vụ Lao động - Tiền
lương. Với mong muốn báo cáo sẽ phần nào tạo cho thầy cô, các bạn đọc một
cách nhìn khái quát nhất về Vụ Lao động - Tiền lương.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn báo cáo này còn nhiều hạn chế
và thiếu sót. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn
đọc.

Nguyễn Văn Linh Kinh tế Lao động47
1
Chương 1:Lịch sử hình thành và phát triển của
Vụ Lao động – Tiền lương
I/ Khái quát chung về lịch sử hình thành và phát triển của Bộ Lao động –
Thương binh và xã hội
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI về đổi mới cơ
chế quản lý, tinh giảm và nâng cao hiệu lực bộ máy nhà nước, ngày 16/2/1987
Hội đồng Nhà nước đã ra Quyết định số 782/HĐNN hợp nhất hai Bộ Lao
động, Bộ Thương binh và xã hội thành Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội. Khái quát về các giai đoạn từ khi Bộ thành lập đến nay:
- Giai đoạn 1987- 2000: Đây là giai đoạn ổn định, kiện toàn, đổi mới,
từng bước sắp xếp tổ chức bộ máy và biên chế phù hợp với nhiệm vụ trong
tình hình mới. Trong 14 năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã 7 lần
xây dựng phương án sắp xếp, kiện toàn bộ máy. Sau khi sắp xếp, Bộ có 43
đơn vị đầu mối trực thuộc bao gồm: khối quản lý nhà nước có 19 đơn vị gồm:


Tổng cục, các Cục, các Vụ, Thanh tra, Văn phòng; khối sự nghiệp trực thuộc
Bộ có 24 đơn vị. Khối sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Dạy nghề có 6 đơn vị;
khối sự nghiệp trực thuộc Cục Thương binh, Liệt sỹ và Người có công có 8
đơn vị.Như vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa thực hiện chức
năng quản lý nhà nước, vừa chỉ đạo hướng dẫn và trực tiếp tổ chức các đơn vị
hoạt động sự nghiệp về lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội; từng bước
nâng cao các hoạt động này, đồng thời từng bước chuyển dần các đơn vị sự
nghiệp phục vụ cho các đối tượng chính sách xã hội về địa phương quản lý.
- Giai đoạn 2001- 2008: Đây là giai đoạn kiện toàn tổ chức bộ máy của
Ngành, từ cấp Bộ đến các địa phương. Theo Nghị định 29/2003/NĐ-CP, Bộ
có 15 đơn vị thuộc khối quản lý nhà nước, Bộ đã đẩy mạnh việc phân cấp một
số đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ về địa phương quản lý để Bộ tập trung thực hiện
chức năng quản lý nhà nước.Theo Nghị đinh số 186/2007/NĐ-CP ngày 25
tháng 12 năm 2007, cơ cấu tổ chức của Bộ gồm: 18 đơn vị thuộc khối quản lý
Nguyễn Văn Linh Kinh tế Lao động47
2
nhà nước và 7 đơn vị sự nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ. Cơ cấu tổ chức của
Bộ giai đoạn này đã được tinh, gọn, chức năng nhiệm vụ của các đơn vị được
xác định rõ ràng; trách nhiệm của Thủ trưởng được tăng cường, phát huy vai
trò cá nhân và đề cao được tinh thần, sức mạnh tập thể. Hoạt động quản lý
nhà nước của Bộ đã được nâng lên tầm cao mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhiệm vụ chính trị của Bộ,Ngành.
II/ Lịch sử hình thành và phát triển của Vụ Lao động - Tiền lương
Vụ Lao động - Tiền lương được thành lập theo Quyết định số 202/QĐ-
LĐTBXH ngày 30 tháng 01 năm 2008 trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của Vụ
Tiền lương - Tiền công và một phần nhiệm vụ được chuyển từ Vụ Lao động -
Việc làm (cũ) và Vụ Pháp chế sang. Các giai đoạn từ khi tiền thân là Vụ Tiền
lương - Tiền công, về sau là Vụ Lao động - Tiền lương :
- Giai đoạn 1987 – 1993: Là một trong 14 cơ quan, đơn vị ( 12 cơ quan
quản lý nhà nước, 2 đơn vị sự nghiệp) đầu tiên khi Bộ Lao động - Thương

binh và Xã hội được thành lập, Vụ lúc đầu có tên là Vụ Tiền lương và trả
công lao động làm nhiệm vụ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về tiền lương và trả công lao động.
- Giai đoạn 1993 – 2008: Năm 1993, Bộ sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ
máy theo Nghị định 96/Chính phủ, Vụ lúc này có tên là Vụ Tiền lương - Tiền
công. Trải qua nhiều lần sắp xếp kiện toàn bộ máy của Bộ, Vụ Tiền lương -
Tiền công vẫn được giữ nguyên , thể hiện vai trò to lớn của mình, tham mưu
cho Bộ ban hành những văn bản pháp quy về tiền lương nhằm tiếp tục hoàn
thiện cơ chế, chính sách tiền lương theo đề án cải cách chính sách tiền lương
đã được Trung ương và Quốc hội thông qua, đặc biệt qua các lần cải cách tiền
lương năm 1993 và 2004, hoàn thành nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh
vực tiền lương, tiền công.
- Giai đoạn 2008 đến nay: Năm2008, thực hiện theo cơ cấu tổ chức mới
của Bộ, Vụ Lao động - Tiền lương được thành lập, với chức năng, nhiệm vụ
to lớn hơn tham mưu cho Bộ ban hành cơ chế chính sách về quản lý lao động,
Nguyễn Văn Linh Kinh tế Lao động47
3
quản lý tiền lương và quan hệ lao động. Tuy Vụ mới thành lập, phải ổn định
lại tổ chức bộ máy, vừa tập trung triển khai các nhiệm vụ theo chương trình
kế hoạch được giao, nhưng trong năm 2008, Vụ cũng đã hoàn thành tốt nhiệm
vụ của lãnh đạo Bộ giao và ngày càng hoàn thiện nhằm đáp ứng những nhiệm
vụ to lớn trong tình hình kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
Nguyễn Văn Linh Kinh tế Lao động47
4
Chương 2: Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và
đặc điểm cán bộ, công chức của Vụ Lao động - Tiền
lương
I/ Chức năng, nhiệm vụ của Vụ Lao động – Tiền lương
Theo quyết định số 202/QĐ-LĐTBXH ngày 30/01/2008 về việc quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Lao động - Tiền

lương, Vụ Lao đông - Tiền lương có chức năng nhiệm vụ như sau:
1.Chức năng
Vụ Lao động - Tiền lương là đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động,tiền
lương, tiền công, tranh chấp lao động và đình công trong khu vực sản xuất,
kinh doanh trên phạm vi cả nước.
2.Nhiệm vụ
2.1.Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ:
a) Chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án, đề án
về lĩnh vực lao động, tiền lương, tiền công, tranh chấp lao động và đình công
trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
b)Các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh
vực lao động, tiền lương, tiền công, tranh chấp lao động và đình công.
c) Về lao động
- Hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể; quy trình thương lượng
ký kết thoả ước lao động tập thể.
- Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
- Tham gia sắp xếp doanh nghiệp nhà nước; chính sách đối với lao động
trong sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doang nghiệp phá sản, doanh nghiệp
bị giải thể.
d) Về tiền lương, tiền công:
Nguyễn Văn Linh Kinh tế Lao động47
5
- Tiền lương tối thiểu chung, tiền lương tối thiểu vùng, tiền lương tối
thiểu ngành và hướng dẫn thực hiện.
- Tiền lương, tiền công đối với người lao động và viên chức lãnh đạo
quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước.
- Tiền lương, tiền công đối với người lao động trong doanh nghiệp nhà
nước đi học tập,công tác ở nước ngoài.
- Tiền lương, tiền công đối với lao động là người nước ngoài làm việc

trong các doanh nghiệp nhà nước.
- Quy định nguyên tắc, phương pháp xây dựng định mức lao động, tiêu
chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp
vụ trong các doanh nghiệp nhà nước.
- Chế độ tiền lương, tiền công trong các doanh nghiệp hoạt động theo
Luật doanh nghiệp, các tổ chức ( bao gồm cả hợp tác xã, các loại hình kinh tế
tập thể, tư nhân), cá nhân có sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao
động.
- Chế độ tiền lương đối với lao động đặc thù ( lao động nữ,lao động là
người cao tuổi,lao động là người tàn tật,lao động chưa thành niên và lao động
có trình độ chuyện môn kỹ thuật cao).
e) Về quan hệ lao động:
- Quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức giải quyết tranh chấp
lao động và đình công (tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài cấp tỉnh,
Hội đồng hoà giải cấp cơ sở,hoà giải viên…), hướng dẫn và kiểm tra việc
thực hiện.
- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo, đánh giá tình hình về tranh chấp lao
động và đình công.
- Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng quan hệ lao động lành
mạnh,ngăn ngừa tranh chấp lao động và đình công.
2.2. Điều tra và công bố mức tiền lương, tiền công bình quân của các
ngành nghề, vùng và từng địa phương trên thị trường lao động.
Nguyễn Văn Linh Kinh tế Lao động47
6
2.3. Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy địng của nhà nước về lao động,
tiền lương, tiền công; xây dựng quan hệ lao động lành mạnh; giải quyết tranh
chấp lao dộng và đình công.
2.4. Là cơ quan thường trực giúp việc Uỷ ban Quan hệ lao động ( xây
dựng Quy chế làm việc của Uỷ ban Quan hệ lao động; làm đầu mối phối hợp
với các cơ quan , tổ chức liên quan để chuẩn bị các buổi làm việc của Uỷ ban;

tổng hợp, báo cáo công tác thuộc nhiệm vụ của Uỷ ban và các nhiệm vụ khác
được Chủ tịch Uỷ ban Quan hệ lao động giao).
2.5. Thực hiện hợp tác quốc tế theo phân công của Bộ.
2.6. Thực hiện nghiên cứu khoa học; tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức về lao động, tiền lương,giải quyết tranh chấp lao động và đình
công theo phân công của Bộ.
2.7. Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất về lao động, tiền lương,
giải quyết tranh chấp lao động và đình công.
2.8. Quản lý cán bộ, công chức; cơ sở vật chất, tài chính,tài sản theo quy
định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
2.9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ giao.
II/ Cơ cấu tổ chức của Vụ Lao động - Tiền lương
Theo quyết định số 202/QĐ-LĐTBXH ngày 30/01/2008, Cơ cấu tổ chức
của Vụ Lao động - Tiền lương là hệ thống tổ chức theo chức năng, bao gồm
có Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng giúp việc, các phòng chức năng gồm:
Phòng Lao động, Phòng Tiền lương, Phòng Quan hệ lao động. Mỗi phòng do
một Phó Vụ trưởng phụ trách, trong đó bao gồm Trưởng phòng, Phó phòng và
các công chức do Vụ Trưởng quyết định trên cơ sở biên chế Bộ giao.
Nguyễn Văn Linh Kinh tế Lao động47
7
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của Vụ Lao động- Tiền lương
1/ Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Vụ trưởng,Phó Vụ
trưởng
 Vụ trưởng:
+ Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ về toàn bộ hoạt động của Vụ và
giải quyết những công việc thuộc thẩm quyền quy định tại Quyết định số
202/QĐ-LĐTBXH ; kết luận những vấn đề các Phó Vụ trưởng còn có ý kiến
khác nhau; phân công nhiệm vụ cho các Phó Vụ trưởng ( các Trưởng phòng,
Phó trưởng phòng và các chuyên viên trong trường hợp cần thiết ); ký các văn
bản thuộc thẩm quyền của Vụ, ký trình Lãnh đạo Bộ các văn bản thuộc thẩm

quyền của Lãnh đạo Bộ.
+ Vụ trưởng có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế làm việc
và mối quan hệ công tác của Vụ; quy định nhiệm vụ của các phòng chức
năng; quản lý, phân công, sắp xếp cán bộ, công chức trong chức trong Vụ
đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
 Phó Vụ trưởng:
Nguyễn Văn Linh Kinh tế Lao động47
Vụ trưởng
Phó Vụ trưởng Phó Vụ trưởng Phó Vụ trưởng
Phòng Lao động Phòng Tiền lương
Phòng Quan hệ
lao động
động
8
+ Chỉ đạo công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm
trước Vụ trưởng về những quyết định của mình.
+ Chủ động giải quyết công việc được phân công, nếu nội dung cần giải
quyết có liên quan đến lĩnh vực của Phó Vụ trưởng khác phụ trách thì trao
đổi, phối hợp với Phó Vụ trưởng đó giải quyết; trong trường hợp giữa các Phó
Vụ trưởng có ý kiến khác nhau thì phải báo cáo để Vụ trưởng quyết định.
+ Giúp Vụ trưởng chỉ đạo việc chuẩn bị các vấn đề trình Lãnh đạo Bộ
theo lĩnh vực được phân công. Có trách nhiệm kiểm tra, đôn đôc, phối hợp và
giải quyết những công việc cụ thể thuộc lĩnh vực được phân công phụ
trách.Quản lý, chỉ đạo và điều hành các công việc thuộc Phòng, lĩnh vực phụ
trách về tiến độ, chất lượng các đề tài, đề án, văn bản thuộc lĩnh vực được
phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Vụ trưởng, Lãnh đạo
Bộ về chất lượng công việc được giao.
2/ Chức năng , nhiệm vụ của các Phòng:
a) Phòng Lao động giúp Vụ trưởng xây dựng và theo dõi tình hình thực
hiện chính sách thuộc các lĩnh vực:

Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể(TƯLĐTT) tại các doanh
nghiệp và ngành; Quy trình thương lượng và ký kết TƯLĐTT ; kỷ luật lao
động và trách nhiệm vật chất; Định mức lao động; Đổi mới, sắp xếp lại doanh
nghiệp nhà nước; Chính sách,chế độ đối với lao động trong các doanh nghiệp
bị giải thể, phá sản; Chế độ chính sách đối với lao động khu vực kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân, nông nghiệp- nông thôn, tang trại, kinh tế hộ gia đình;
Trực tiếp theo dõi một số Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn và Tổng công ty;
Một số công việc khác theo phân công của Vụ trưởng.
b) Phòng Tiền lương giúp Vụ trưởng xấy dựng và theo dõi tình hình thực
hiện chính sách thuộc các lĩnh vực:
Tiền lương tối thiểu,vùng ngành; Tiền lương tối thiểu đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Tiền lương trong các doanh nghiệp nhà
nước ( gồm: thang lương , bảng lương, chế độ phụ cấp lương và cơ chế quản
Nguyễn Văn Linh Kinh tế Lao động47
9
lý tiền lương và thu nhập); Tiền lương, tiền công đối với lao động đi công tác,
học tập ở nước ngoài trong doanh nghiệp nhà nước; Tiền lương đối với lao
động bị tạm giam, tạm giữ; Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm,
ngừng việc; Tiêu chuẩn cấp bạc kỹ thuật công nhân; Tiêu chuẩn viên chức
chuyên môn, nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước ( kể cả tiêu chuẩn
viên chức quản lý doanh nghiệp, chuyên gia, nghệ nhân); Tiền lương, tiền
công đối với lao động nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp; Tiền lương, tiền
công trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Tiền lương, tiền công trong
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ
chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam; Chế độ tiền lương
đối với lao động đặc thù trong các doanh nghiệp; Điều tra lao động, tiền
lương, tiền công trên thị trường lao động; Một số công việc khác theo phân
công của Vụ trưởng.
c) Phòng Quan hệ lao động giúp Vụ trưởng xây dựng và theo dõi tình
hình thực hiện chính sách thuộc các lĩnh vực:

Quy định về tổ chức giải quyết tranh chấp lao động và đình công; Theo
dõi, tổng kết, báo cáo về giải quyết tranh chấp lao động và đình công; Đề xuất
các biện pháp xây dựng quan hệ lao động lành mạnh và ngăn ngừa tranh chấp
lao động và đình công; Thường trực giúp việc Uỷ ban Quan hệ lao động;
Thực hiện công tác văn thư của Vụ; Một số công việc khác theo phân công
của Vụ trưởng.
3. Nhiệm vụ phân công và biên chế các Phòng
Đc Phạm Minh Huân, Vụ trưởng phụ trách chung, mỗi phòng do một Phó
Vụ trưởng (PVT) phụ trách, trong đó bao gồm Trưởng phòng (TP), Phó
trưởng phòng (PTP) và các công chức do Vụ trưởng quyết định trên cơ sở
biên chế Bộ giao.
Nguyễn Văn Linh Kinh tế Lao động47
10

×