Đề Tài: Nội dung và phương pháp đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư dài hạn
của doanh nghiệp. Liên hệ thực tế các nội dung này ở một doanh nghiệp cụ
thể
Lời mở đầu
Đối với một doanh nghiệp, khi tiến hành một hoạt động đầu tư, điều quan
trọng là phải đánh giá được hiệu quả của đầu tư. Hiệu quả của đầu tư được biểu
hiện trong mối quan hệ giữa lợi ích thu được do đầu tư mang lại và chi phí bỏ ra để
thực hiện dự án đầu tư đó. Khi xem xét dự án đầu tư phải xem xét vấn đề cơ bản là
lợi ích thu được trong tương lai có tương xứng với vốn đầu tư đã bỏ ra hay không,
dự án đó có mang lại mức thu nhập lớn hơn hoặc bằng mức đòi hỏi của các nhà
đầu tư hay không?
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh thì mục đích hàng đầu là lợi nhuận.
Doanh nghiệp không thể tồn tại nếu trong quá trình kinh doanh luôn gặp thua lỗ.
Vì thế, việc đầu tư của doanh nghiệp nhằm khai thác tốt nhất mọi tiềm năng và lợi
thế của doanh nghiệp hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Mỗi khoản đầu tư
của doanh nghiệp có thể có nhiều dự án khác nhau. Để lựa chọn dự án cần xem xét
nhiều mặt, trong đó về tài chính, chủ yếu là xem xét hiệu quả kinh tế của dự án đầu
tư. Có nhiều tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá và lựa chọn dự án. Những tiêu
chuẩn thường được sử dụng là:
Phương pháp thời gian hoàn vốn (PBP)
Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV)
Phương pháp tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR)
Phương pháp chỉ số lợi nhuận (PI)
I. Tổng quan về đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.
1. Khái niệm đầu tư dài hạn.
Đầu tư dài hạn là một trong những nhân tố chủ yếu quyết định đến sự phát triển
của một doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế quốc dân. Đầu tư là việc sử dụng
các nguồn lực hiện tại nhằm biến các lợi ích dự kiến thành hiện thực trong tương
lai. Tuy nhiên, trong phạm vi xem xét khác nhau, khái niệm về đầu tư cũng có
những điểm khác nhau.
Về mặt kinh tế: đầu tư là hy sinh tiêu dùng hiện tại để hy vọng trong tương lai
có được thu nhập cao hơn
Trên góc độ của doanh nghiệp kinh doanh, có thể thấy rằng một trong những
mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là thu được lợi nhuận. Để thực hiện được mục
tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định và với số vốn đó
doanh nghiệp thực hiện được các hoạt động mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng
nhà xưởng, đào tạo công nhân, hình thành một lượng tài sản ngắn hạn thường
xuyên cần thiết. Trong quá trình phát triển, doanh nghiệp tiếp tục bổ sung vốn để
tăng them tài sản kinh doanh tương ứng với sụ tăng trưởng của quy mô kinh
doanh. Các hoạt động của quá trình trên chính là hoạt động đầu tư dài hạn của
doanh nghiệp của một doanh nghiệp. Ngoài hoạt động đầu tư có tính chất điển hình
như trên, doanh nghiệp còn có thể thực hiện các hoạt động như bỏ vốn mua cổ
phiếu, trái phiếu của các chủ thể khác nhằm thu lợi nhuận trong một thời gian đài.
Các cổ phiếu, trái phiếu mà doanh nghiệp bỏ vốn ra mua hình thành nên một loại
tài sản của doanh nghiệp được gọi là tài sản chính dài hạn của doanh nghiệp. Đầu
tư dài hạn giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và sinh lợi cao, đạt được các mục
tiêu đã đặt ra của doanh nghiệp…
Vậy: có thể được hiểu là hoạt động sử dụng vốn để hình thành nên những
yếu tố (tài sản và nhân lực) cần thiết hay thực hiện những dự án nhằm thu
được lợi nhuận trong dài hạn.
Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp có đặc điểm là phải ứng ra một lượng vốn
tiền tệ ban đầu tương đối lớn và được sử dụng có tính chất dài hạn trong tương lai,
do đó đầu tư dài hạn luôn gắn liền với rủi ro. Các quyết định đầu tư của doanh
nghiệp mặc dù đếu dựa trên cơ sở dự tính về thu nhập trong tương lai do đầu tư
mang lại , tuy nhiên khả năng nhận được thu nhập trong tương lai do đầu tư mang
lại thường không chắc chắn nên rủi ro trong đầu tư là rất lớn. Thời gian đầu tư
càng dài thì rủi ro đầu tư càng cao và ngược lại.
2. Các loại đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.
Theo cơ cấu vốn đầu tư:
• Đầu tư xây dựng cơ bản: Là khoản đầu tư nhằm tạo ra tài ản cố định của
doanh nghiệp và thông thường doanh nghiệp phải sử dụng một khoản vốn lớn để
thực hiện đầu tư về tài sản cố định thông qua việc xây dựng và mua sắm.
• Đầu tư về vốn lưu động thường xuyên cần thiết: Đây là khoản đầu tư để hình
thành nên tài sản ngắn hạn tối thiểu thường xuyên cần thiết (nguyên nhiên vật liệu,
hang tồn kho,…) đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
được tiến hành hoạt động bình thường.
• Đầu tư góp vốn liên doanh dài hạn và đầu tư tài sản tài chính: Đây là các
khoản đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp như: Góp vốn liên doanh để hình thành
một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới, góp vốn vào một doanh nghiệp có
sẵn, tham gia góp vốn dài hạn vào các doanh nghiệp,các tổ chức kinh tế khác dưới
hình thức mua cổ phần, mua trái phiếu dài hạn của doanh nghiệp khác.
• Ý nghĩa của cách phân loại này: giúp doanh nghiệp có thể xem xét tính chất
hợp lí của các khoản đầu tư trong tổng thể đầu tư của doanh nghiệp để đảm bảo
xây dựng được cơ cấu vốn đầu tư thích ứng với điều kiện cụ thể của từng doanh
nghiệp nhằm đạt hiệu quả đầu tư cao.
Theo mục tiêu đầu tư:
• Đầu tư hình thành doanh nghiệp: Là khoản đầu tư ban đầu để thành lập
doanh nghiệp.
• Đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh: Là toàn bộ các khoản đầu tư nhằm mở
rộng thêm các phân xưởng mới hay các đơn vị trực thuộc.
• Đầu tư chế tạo sản phẩm mới: Là các khoản đầu tư thay thế hoặc đổi mới
các trang thiết bị phù hợp với tiến bộ khoa học kĩ thuật, nhằm duy trì hoặc tăng khả
năng sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
• Đầu tư ra bên ngoài: Là sự đầu tư góp vốn thực hiện lien doanh dài hạn với
các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác, đầu tư về tài sản tài chính khác…
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.
Quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp là quyết định có tính chất chiến
lược có ảnh hưởng đến sự bại thành trong kinh doanh của doanh nghiệp trên
thương trường. Sự thành bại của doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất lớn
vào các quyết định đầu tư hôm nay. Do vậy để đi đến quyết định đầu tư dài hạn
doanh nghiệp nên cân nhắc và xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng sau:
Chính sách kinh tế của Nhà nước trong việc phát triển nền kinh tế: Các
chính sách kinh tế của Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng trong định hướng đầu tư
phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước là người hướng dẫn, kiểm soát
và điều tiết hoạt động của doanh nghiệp. Để đi đến các quyết định, trước tiên các
doanh nghiệp cần phải xem xét đến chính sách kinh tế của Nhà nước như: chính
sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế, hanh lang pháp lý,…
Tình hình thị trường và sự cạnh tranh: Thị trường tiêu thụ là một căn cứ
quan trọng để quyết đinh đầu tư. Bởi vì trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp
sản xuất một loại sản phẩm nào đó phải phù hợp với yêu cầu của người tiêu dung
nên phải xem xét mức nhu cầu của thị trường đồng thời khi đầu tư phải chú ý khai
thác lợi thế riêng của doanh nghiệp mới đứng vững được trong cạnh tranh. Yếu tố
này đòi hỏi doanh nghiệp phải biết khai thác, dự đoán thông tinchuẩn xác để đưa ra
quyết định đầu tư thích hợp, tạo ra lợi thế riêng cho mình trên thị trường.
Lãi suất và thuế trong kinh doanh: Đây là hai yếu tố ảnh hưởng đến việc
tăng hay giảm chi phí đầu tư , vì vậy khi quyết định đầu tư dài hạn chú ý xem xét
tới hai yếu tố này.
Sự tiến bộ khoa học và công nghệ: Yếu tố này có thể là cơ hội hoặc cũng có
thể là nguy cơ đe dọa đối với sự đầu tư của một doanh nghệp. Đầu tư dài hạn phải
đón đầu sự tiến bộ khoa học công nghệ nếu không tiếp cận kịp thời sẽ lâm vào tình
trạng thua lỗ dẫn đến phá sản.
Mức độ rủi ro của đầu tư: đầu tư luôn gắn liền với rủi ro, nếu đầu tư có khả
năng đảm bảo vững chắc sẽ kích thích nhà đầu tư tham gia. Nếu đầu tư trong tình
trạng không ổn định doanh nghiệp sẽ hạn chế đầu tư.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Để đi đến quyết định đầu tư dn phải
xem xét khả năng tài chính của mình gồm nguồn tự có và nguồn có thể huy động
thêm. Việc đầu tư của dn không thể vượt qua giới hạn khả năng tài chính của mình.
Đây là một yếu tố nội tại chi phối đến việc quyết định đầu tư của một doanh
nghiệp.
4. Trình tự ra quyết định đầu tư của một doanh nghiệp
Quyết định đầu tư là mọt quyết định đầu tư tài chính dài hạn của doanh nghiệp,
nó ảnh hưởng lớn đến tương lai của doanh nghiệp. Thông thường để đi đến quyết
định đầu tư cần thực hiện trình tự các bước sau đây:
Phân tích, nhận biết tình hình, xác định cơ hội đầu tư
Xác lập mục tiêu đầu tư
Lập dự án đầu tư
Đánh giá, thẩm định và lựa chọn dự án đầu tư
Ra quyết định đầu tư
II. Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư dài hạn.
1. Tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư.
Để đi đến quyết định đầu tư, vấn đề quan trọng là phải đánh giá được hiệu quả
đầu tư. Hiệu quả của đầu tư được biểu hiện trong mối quan hệ giữa lợi ích thu
được do đầu tư mang lại và chi phí bỏ ra để thực hiện đầu tư. Khi xem xét một dự
án đầu tư phải xem xét các vấn đề cơ bản là những lợi ích trong tương lai thu được
có tương xứng với vốn đầu tư đã bỏ ra hay không? Để đánh giá được lợi ích của
đầu tư phải xuất phát từ mục tiêu của đầu tư. Đối với một doanh nghiệp kinh doanh
thì mục tiêu hang đầu trong kinh doanh là lợi nhuận. Việc đầu tư của doanh nghiệp
là nhằm khai thác tốt nhất mọi tiềm năng và lợi thế của các khoản đầu tư của doanh
nghiệp hướng tới hiệu quả cuối cùng là lợi nhuận.
Để quyết định lựa chọn đầu tư cho một dự án tối ưu nhất cần phải cân nhắc
xem xét nhiều mặt, chủ yếu là xem xét hiệu quả kinh tế của dự án. Trên góc độ tài
chính, các tiêu chuẩn chủ yếu đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư thường
được sử dụng là:
Tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư
Thời gian hoàn vốn đầu tư
Giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư (NPV)
Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án đầu tư (IRR)
Chỉ số sinh lời của dự án đầu tư (PI)
2. Các phương pháp chủ yếu đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư.
Để đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trước hết cần phải tiến hành phân loại
các dự án.
Dự án đầu tư là một tập hồ sơ, tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ
thống các khoản chi phí của hoạt động đầu tư để đạt được các khoản thu nhập
mong muốn trong tương lai.
Căn cứ vào mối quan hệ giữa các dự án, có thể phân chia các dự án đầu tư
thành:
Các dự án độc lập lẫn nhau: Hai dự án được gọi là độc lập về mặt kinh tế
nếu việc chấp nhận và từ bỏ một dự án này không tác động đến quyết định chấp
nhận hoặc từ bỏ dự án khác.
Các dự án loại trừ lẫn nhau (hay dự án xung khắc): là việc chấp nhận hoặc
loại bỏ dự án này ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn hay loại bỏ dự án khác.
Nếu lựa chọn dự án này cũng có nghĩa loại bỏ toàn bộ các dự án còn lại. VD: Một
công ty vận tải biển cần một tàu chở hang đang xem xét hai khả năng là nên mua
hay thuê chiếc tàu đó. Đây là hai dự án loại trừ nhau.
Việc quyết định cuối cùng chọn dự án đầu tư là thuộc trách nhiệm và thẩm
quyền của những người lãnh đạo doanh nghiệp. Để giúp cho việc ra quyết định
đúng đắn, bộ phận tài chính của doanh nghiệp có nhiệm vụ tham gia ý kiến tham
mưu với lãnh đạo doanh nghiệp. Vì thế, bộ phận tài chính doanh nghiệp cần nắm
được những phương pháp nhất định về lựa chọn dự án đầu tư. Có nhiều phương
pháp lựa chọn dự án đầu tư, trên góc độ tài chính để xem xét người ta thường sử
dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
2.1. Phương pháp xem xét thời gian thu hồi vốn đầu tư.
a. Khái niệm:
Phương pháp này chủ yếu dựa vào chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư để lựa
chọn dự án.
Thời gian thu hồi vốn đầu tư là khoảng thời gian cần thiết mà dự án tạo ra dòng
tiền thuần bằng chính số vốn đầu tư ban đầu để thực hiện dự án. Theo phương pháp
này thì thời gian hoàn vốn của dự án càng ngắn thì dự án đầu tư càng hấp dẫn.
b. Nội dung phương pháp:
Để đơn giản việc tính toán, trước hết nên loại bỏ những dự án đầu tư có thời
gian thi công kéo dài, không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Xếp các dự
án có thời gian thi công giống nhau vào một loại.
Xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư của từng dự án đầu tư. Trên cơ sở đó,
doanh nghiệp sẽ lựa chọn dự án có thời gian thu hồi vốn đầu tư phù hợp với thời
gian thu hồi vốn đầu tư mà doanh nghiệp dự định. Thông thường, khi thực hiện
kinh doanh, các doanh nghiệp thường xác định thời gian chuẩn thu hồi vốn đầu tư
tối đa có thể chấp nhận được. Theo đó, dự án có thời gian thu hồi vốn dài hơn thời
gian thu hồi vốn tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ. Nếu các dự án thuộc loại loại trừ nhau thì
thông thường người ta sẽ lựa chọn dự án có thời gian thu hồi vốn ngắn nhất.
Để xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án có thể chia ra làm 2 trường
hợp:
Trường hợp 1: Nếu dự án đầu tư tạo ra chuỗi tiền tệ thu nhập đều đặn hàng
năm thì thời gian thu hồi vốn đầu tư được xác định theo công thức:
Ví dụ, nếu một dự án đầu tư 100 triệu và dòng tiền thuần thu được hàng năm
của dự án là 25 triệu thì thời gian hoàn vốn sẽ được tính là 100 triệu/ 25 triệu = 4
(năm)
Trường hợp 2: Nếu dự án đầu tư tạo ra chuỗi tiền tệ thu nhập không ổn định
ở các năm, tính thời gian thu hồi vốn phải tính đến giá trị chiết khấu của dòng tiền.
=> Lựa chọn dự án đầu tư có thời gian thu hồi vốn đầu tư phù hợp với thời gian
thu hồi vốn đầu tư mà DN dự định.
c. Ưu, nhược điểm của phương pháp
Ưu điểm: đơn giản, dễ tính toán, phù hợp với những dự án có quy mô vừa và
nhỏ hoặc với mục tiêu chiến lược là thu hồi vốn nhanh
Nhược điểm:
- Do phương pháp này chú trọng xem xét lợi ích ngắn hạn hơn là lợi ích
dài hạn, nó ít chú trọng đến việc xem xét các khoản thu sau thời gian
hoàn vốn, bỏ qua các khoản thu nhập ngoài vốn đầu tư, do đó nó không
phải là thước đo khả năng sinh lợi Không thích hợp cho việc xem xét
hiệu quả tổng thể của dự án đầu tư.
Chưa chú trọng đến yếu tố giá trị của tiền theo thời gian.
2.3. Phương pháp xem xét giá trị hiện tại thuần (NPV)
a. Khái niệm:
Tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư chủ yếu là giá trị hiện tại thuần
của dự án (hiệu số thu chi quy đổi của dự án).
Giá trị hiện tại thuần là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các dòng tiền dự
tính dự án sẽ mang lại trong thời gian thực hiện dự án và giá trị đầu tư ban đầu. Do
vậy chỉ tiêu này phản ánh giá trị tăng thêm (khi NPV dương) hoặc giảm đi (khi
NPV âm) nếu dự án được chấp nhận.
Theo phương pháp này, tất cả các khoản thu nhập đạt được trong tương lai và
vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án đều phải quy về giá trị hiện tại theo một tỷ lệ
chiết khấu nhất định. Trên cơ sở đó so sánh giá trị hiện tại của thu nhập và giá trị
hiện tại của vốn đầu tư để xác định giá trị hiện tại thuần của dự án.
b. Nội dung phương pháp:
Công thức tính như sau:
Trong đó:
- NPV: Giá trị hiện tại thuần (ròng) của DAĐT.
- : Dòng tiền thuần của đầu tư ở năm t.
- : Vốn đầu tư năm thứ y của dự án
- : Vòng đời của dự án.
- : Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hóa (thường được hiểu là chi phí sử
dụng vốn hay là tỷ suất sinh lời đòi hỏi của người đầu tư).
Giá trị hiện tại thuần thể hiện giá trị tăng thêm do đầu tư đưa lại có tính đến
yếu tố giá trị thời gian của tiền.
Việc sử dụng giá trị hiện tại thuần làm chỉ tiêu đánh giá và lựa chọn dự án
được thực hiện như sau:
Nếu NPV < 0 : Dự án bị loại bỏ.
Nếu NPV = 0 : Doanh nghiệp có thể quyết định chấp thuận hoặc loại bỏ dự
án.
Nếu NPV > 0 : Dự án có hiệu quả
• Các dự án mang tính độc lập: chấp nhận mọi dự án có NPV > 0
• Các dự án mang tính xung khắc / loại trừ: lựa chọn dự án có NPV cao
nhất
- Các dự án có cùng độ dài thời gian hoạt động: chọn NPV cao nhất
- Các dự án khác nhau về độ dài thời gian hoạt động: dàn đều NPV ra các
năm bằng chỉ tiêu EA, lựa chọn dự án có EA cao nhất
c. Ưu, nhược điểm của phương pháp:
Ưu điểm:
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án mà có tính đến yếu tố giá trị thời
gian của tiền
- Đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra, từ đó giúp cho
việc đánh giá và lựa chọn dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận của doanh nghiệp
- Có thể tính giá trị hiện tại thuần của dự án kết hợp bằng cách cộng giá trị
hiện tạo thuần của các dự án với nhau
NPV (A+B) = +
Trong khi các phương pháp khác không có tính chất này
- Có thể so sánh giữa các dự án có quy mô vốn khác nhau.
Nhược điểm:
- Chưa phản ánh mức sinh lời của đồng vốn đầu tư tính cho mỗi đơn vị
thời gian
- Chưa cho thấy mối liên hệ giữa mức sinh lời của vốn đầu tư và chi phí
sử dụng vốn
- Sẽ không thể đưa ra kết quả lựa chọn khi các dự án không đồng nhất về
mặt thời gian hoặc khi các dự án được xếp theo thứ tự ưu tiên khi nguồn
vốn của doanh nghiệp bị giới hạn.
2.4. Phương pháp xem xét tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR)
a. Khái niệm:
Tỷ suất doanh lợi nội bộ hay còn gọi là lãi suất hoàn vốn nội bộ là một lãi suất
mà chiết khấu với mức lãi suất đó làm giá trị hiện tại của các khoản tiền thuần
hàng năm trong tương lai do đầu tư mang lại bằng với vốn đầu tư ban đầu. Hay nói
cách khác, tỷ suất doanh lợi nội bộ là mức lãi suất mà chiết khấu với mức lãi suất
đó làm cho giá trị hiện tại thuần (NPV) của khoản đầu tư bằng 0.
IRR cũng là một trong những đại lượng phản ánh mức sinh lời của DAĐT.
b. Nội dung phương pháp:
Công thức xác định IRR:
è Tìm ra IRR
Với : - NPV : giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư
- CF
o
: vốn đầu tư ban đầu của dự án
- CF
t
: dòng tiền thuần của đầu tư ở năm thứ t
- n : vòng đời hay số năm tồn tại dự án
Phương pháp xác định IRR: Có 3 phương pháp để tính IRR đó là:
Phương pháp thử và xử lý sai số
- Lựa chọn một lãi suất và sử dụng lãi suất này làm tỷ lệ chiết khấu để
tìm NPV của dự án
- Với lãi suất đã lựa chọn và NPV > 0 (hoặc NPV < 0) thì tiếp tục thử lại
bằng cách hạ lãi suất lên (nếu NPV > 0) hoặc nâng lãi suất lên (nếu NPV
<0), cứ làm như vậy cho đến khi tìm được một lãi suất mà NPV của dự
án bằng 0 hoặc xấp xỉ bằng 0 thì lãi suất đó chính là IRR của dự án.
Phương pháp nội suy:
- Bước 1: Chọn một mức lãi suất nào đó (r
1
) rồi tính NPV của dự án theo
lãi suất r
1
- Bước 2: Nếu NPV >0 chọn lãi suất r
2
> r
1
sao cho với r
2
sẽ làm cho
NPV<0, và ngược lại. Khoảng cách giữa các mức lãi suất được lựa chọn
thường khoảng 5%
- Bước 3: IRR của dự án sẽ nằm trong khoảng r
1
và r
2
và được xác định
theo công thức:
∑
=
=
+
n
t
t
t
CF
IRR
CF
1
0
)1(
21
1
121
)(
NPVNPV
NPV
rrrIRR
+
−+≈
Phương pháp vẽ đồ thị và tính theo quan hệ tỷ lệ giữa các cạnh của tam
giác
Qui trình đánh giá và lựa chọn:
- Xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) của dự án
- Đánh giá và lựa chọn dự án:
+ Nếu IRR của dự án nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn thì loại bỏ dự án
+ Nếu IRR của dự án bằng chi phí sử dụng vốn thì doanh nghiệp có
thể chấp nhận hay loại bỏ dự án
+ Nếu IRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn: sẽ chọn các dự án thảo mãn
điều kiện này nếu chúng độc lập với nhau, ngược lại sẽ chọn dự án có IRR cao
nhất nếu các dự án này loại trừ nhau.
Trong cả 3 phương pháp ở trên đây, phương pháp thử và xử lý sai số và
phương pháp vẽ đồ thị là hai phương pháp phức tạp, khó tính thủ công, nếu tính
thủ công thì phương pháp nội suy là phương pháp phù hợp hơn cả.
c. Ưu, nhược điểm:
Ưu điểm:
- Đánh giá được mức sinh lời của dự án có tính đến yếu tố giá trị thời
gian của tiền
- So sánh được mức sinh lời của dự án với chi phí sử dụng vốn để thấy
được mối liên hệ giữa việc huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn của
dự án.
- Đánh giá khả năng bù đắp chi phí sử dụng vốn của dự án so với tính rủi
ro của nó
Hạn chế:
- Thu nhập của dự án được giả định tái đầu tư với lãi suất bằng với IRR
của dự án. Điều này không phù hợp với thực tế nhất là đối với các dự án
có IRR cao
- Chưa chú trọng đến quy mô vốn đầu tư nên có thể dẫn đến trường hợp
kết luận chưa thỏa đáng khi đánh giá dự án.
- Sẽ rất khó khăn để đánh giá và lựa chọn dự án có nhiều IRR.
2.4. Phương pháp xem xét chỉ số sinh lời (PI)
a. Khái niệm: Chỉ số sinh lời cũng là thước đo khả năng sinh lời của một dự án
đầu tư có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền, được xác định bằng tỷ lệ giữa
giá trị hiện tại của các khoản thu nhập từ dự án và vốn đầu tư ban đầu của dự
án.
b. Nội dung phương pháp:
PI =
Trong đó: PI : chỉ số sinh lời của dự án
V
t
: vốn đầu tư ở năm thứ t
CF
t
: dòng tiền thuần của đầu tư ở năm thứ t
r : tỷ lệ chiết khấu, thường là chi phí sử dụng vốn để thực
hiện dự án
Hoặc nếu dự án bỏ vốn một lần thì có thể tính:
Trong đó CF
0
là vốn đầu tư ban đầu
Qui trình đánh giá và lựa chọn
- Xác định chỉ số sinh lời của mỗi dự án đầu tư
- Đánh giá và lựa chọn dự án: căn cứ vào chỉ số sinh lời:
+ Nếu PI < 1 thì sẽ loại bỏ dự án
+ Nếu PI = 1 , tùy theo điều kiện nhất định mà có thể chấp thuận
hay loại bỏ dự án
+ Nếu PI > 1 thì sẽ chấp thuận các dự án có PI > 1 khi các dự án này
độc lập với nhau. Ngược lại, nếu các dự án này loại trừ nhau thì sẽ chọn dự án có
PI cao nhất.
c. Ưu, nhược điểm
Ưu điểm:
- Cho phép đánh giá khả năng sinh lời của dự án đầu tư có tính đến yếu tố
giá trị thời gian của tiền
- Cho thấy mối liên hệ giữa các khoản thu nhập do dự án đem lại với vốn
bỏ ra để thực hiện dự án
- Có thể sử dụng chỉ số sinh lời để so sánh các dự án có vốn đầu tư khác
nhau để thấy được mức sinh lời của dự án nào cao hơn
0
1
)1(
CF
r
CF
PI
n
t
t
t
∑
=
+
=
- Nếu nguồn vốn bị giới hạn mà phải ưu tiên lựa chọn một hay một số dự
án thì phương pháp này tỏ ra khá hữu hiệu
- Với giả định tỷ lệ tái đầu tư bằng với mức chi phí sử dụng vốn nên thấy
được mối liên hệ giữa việc huy động vốn với hiệu quả sử dụng vốn của
dự án
Nhược điểm: Không phản ánh trực tiếp giá trị tăng thêm của dự án vì thế nếu
sử dụng phương pháp chỉ số sinh lời có thể dẫn đến quyết định sai lầm
3. Một số tình huống đặc biệt trong đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư.
3.1. Trường hợp phát sinh mâu thuẫn khi sử dụng 2 tiêu chuẩn NPV và
IRR trong đánh giá và lựa chọn dự án
* Trường hợp đánh giá và lựa chọn 1 dự án đầu tư độc lập: Cả 2 phương
pháp giá trị hiện tại thuần (NPV) và tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) đều dẫn đến
kết luận giống nhau trong việc chấp thuận hay loại bỏ dự án.
- Nếu NPV > 0 thì tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án cũng lớn hơn chi phí
sử dụng vốn (IRR>r) : dự án được chấp nhận
- Nếu NPV < 0thì tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án cũng nhỏ hơn chi phí sử
dụng vốn (IRR<r): dự án bị loại bỏ
- Nếu NPV = 0 tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án bằng chi phí sử dụng vốn
(IRR=r): có thể chấp thuận hoặc loại bỏ dự án tùy theo tình hình cụ thể.
* Trường hợp đánh giá và lựa chọn các dự án loại trừ nhau:
Xét 2 dự án loại trừ nhau A và B. Có thể xảy ra NPV
A
> NPV
B
nhưng IRR
A
<
IRR
B
Phải căn cứ vào chi phí sử dụng vốn và tỷ suất chiết khấu cân bằng để
chọn dự án có NPV max.
Xem xét chi phí sử dụng vốn (r) của doanh nghiệp:
- Nếu 0< r < r
c
: chọn dự án A
- Nếu r
c
< r < IRR
B
: chọn dự án B
- Nếu r > IRR
B
: thì loại bỏ cả 2 dự án
Trong đó r
c
: tỷ suất chiết khấu cân bằng
Các nguyên nhân chính dẫn đến sự mâu thuẫn:
- Sự khác nhau về quy mô đầu tư của các dự án
- Sự khác nhau về kiểu mẫu dòng tiền của dự án
- Khác nhau về giả định tỷ lệ tái đầu tư
Như vậy 2 phương pháp NPV và IRR đều đánh giá các dự án đầu tư dựa trên
cơ sở hiện tại hóa giá trị của dự án. Nhưng phương pháp NPV có sự ưu việt hơn so
với phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ vì nó đề cập đến
3.2. Trường hợp các dự án đầu tư thuộc loại loại trừ nhau và có tuổi thọ
không bằng nhau.
3.2.1. Phương pháp thay thế liên hoàn:
- Qui các dự án về cùng 1 mặt bằng so sánh là cùng độ dài thời gian hoạt động
(thường điều chỉnh về bằng thời gian hoạt động của một dự án là bội số chung nhỏ
nhất của các vòng đời dự án)(Giả định dự án được tác đầu tư một hoặc nhiều lần)
- Tính NPV của các dự án trên cơ sở dòng tiên và thời gian hoạt động
- Chọn dự án/ nhóm dự án có NPV cao nhất
3.2.2. Phương pháp chuỗi tiền tệ đều thay thế hàng năm:
Trình tự các bước đánh giá và lựa chọn dự án như sau:
- Xác định giá trị hiện tại thuần của từng dự án
- Dàn đều giá trị hiện tại thuần của từng dự án ra các năm tồn tại của nó theo
công thức:
Trong đó: NPV : giá trị hiện tại thuần của dự án
EA : các khoản thu nhập đều hàng năm trong thời gian tồn tại của
dự án
n : vòng đời (tuổi thọ) của dự án
- Căn cứ vào EA của các dự án, chọn dự án có EA cao nhất
3.3 Lựa chọn dự án trong trường hợp thay thế thiết bị cũ bằng thiết bị mới
Bước 1: Xác định khoản tiền đầu tư thuần của dự án thay thế thiết bị cũ bằng
thiết bị mới:
Bước 2: Xác định dòng tiền thuần tăng thêm hàng năm do đầu tư thiết bị mới
đưa lại:
∆CF
t
= ∆P
rt
+ ∆KH
t
+ ∆V
t
+ T
h
Trong đó: ∆CF
t
: dòng tiền thuần tăng thêm ở năm thứ t
∆P
rt
: thay đổi lợi nhuận sau thuế ở năm thứ t
∆KH
t
: thay đổi khấu hao ở năm thứ t
∆V
t
: thay đổi vốn đầu tư ở năm thứ t
T
h
: dòng tiền thu hồi khi kết thúc dự án
∑
=
−
+−
=
+
=
n
t
n
x
t
A
r
r
EA
r
EA
NPV
1
)1(1
)1(
r
r
NPV
EA
n−
+−
=⇒
)1(1
- Thay đổi lợi nhuận sau thuế ở năm thứ t có thể xác định:
∆P
rt
= [(T
2
– T
1
) – (c
2
– c
1
) – (KH
2
– KH
1
)](1 – t%)
T
2
: doanh thu do thiết bị mới đưa lại
T
1
: doanh thu do thiết bị cũ đưa lại nếu không thay thế thiết bị mới ở năm
thứ t
c
2
: chi phí hoạt động không kể khấu hao khi mua thiết bị mới ở năm thứ t
c
1
: chi phí hoạt động không kể khấu hao khi sử dụng thiết bị cũ ở năm thứ t
KH
2
: khấu hao thiết bị mới ở năm thứ t
KH
1
: khấu hao thiết bị cũ ở năm thứ t
t% : thuế suất thuế TNDN
- Dòng tiền khi kết thúc dự án : tiền nhượng bán, thanh lý TSCĐ; thuế thu nhập
liên quan đến việc thanh lý TSCĐ; tiền thu hồi số vốn lưu động thường xuyên tăng
lên.
Bước 3: Xác định NPV của dự án thay thế thiết bị cũ bằng thiết bị mới và lựa
chọn dự án
3.4. Lựa chọn dự án trong điều kiện có rủi ro.
3.4.1. Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án:
Phân tích độ nhạy của dự án có thể được tiến hành theo các bước như sau:
- Bước 1: Tính NPV của dự án trong điều kiện an toàn
- Bước 2: Chọn các biến số chủ yếu tác động đến NPV của dự án
- Bước 3: Ấn định mức thay đổi của các biến số so với giá trị gốc ở điều kiện
an toàn
- Bước 4: Tính toán sự biến đổi của NPV do sự thay đổi của một hay nhiều
biến số
- Bước 5: So sánh để nhận diện các biến số có tác động mạnh nhất đối với
NPV của dự án
3.4.2. Phương pháp phân tích tình huống
- Bước 1: Ước định để xác định xác suất cho các tình huống: tốt nhất, bình
thường và xấu nhất
- Bước 2: Xác định NPV của dự án cho từng tình huống dựa trên cơ sở các
biến số và xác suất tương ứng của từng tình huống
- Bước 3: Xác định độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của dự án
Các công thức sử dụng:
- Xác định độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của dự án
Phương sai của dự án:
Độ lệch chuẩn của dự án:
∑
=
−=
n
i
mii
NPVNPVPVAR
1
2
)(
∑
=
−=
n
i
miiNPV
NPVNPVP
1
2
)(
δ
Trong đó: P
i
: xác suất của trường hợp i
NPV
i
: giá trị hiện tại thuẩn của dự án trong trường hợp i
NPV
m
: giá trị hiện tại thuần mong đợi (kỳ vọng) của dự án
Hệ số biến thiên của dự án:
∑
=
=
n
i
iim
NPVPNPV
1
)(
m
NPV
NPV
Cov
δ
=
III. Liên hệ thực tế công ty BITEXCO với dự án đầu tư khu trung tâm hội
nghị quốc gia
1. Tên nhà máy
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng- công ty Cp xây dựng số 3 Nghệ An
Địa chỉ: Diễn Thọ-Diễn Châu-Nghệ An
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần xây dựng số 3 Nghệ An
Địa chỉ: Khối 1, phường Trường Thi, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Giám đốc công ty: Ông Nguyễn Minh Huệ
2. Dự Án
Đầu tư mới đồng bộ dây chuyền các thiết bị gia công chế biến nguyên liệu, tạo
hình sản phẩm, sấy, nung liên hợp.
1) Đầu tư 1 hệ lò nung, sấy liên hợp công suất 15 triệu viên QTC/ năm
2) Đầu tư mới 1 máy cấp liệu thùng, 1 máy cán thô, 1 máy cán mịn, 1 máy nhào có
lưới lọc, 1 máy nhào ép liên hợp có hút chân không. Lựa chọn máy của Việt Nam
sản xuất do thịnh hành và có chất lượng tốt, kèm theo dịch vụ bảo hành bảo trì có
uy tín.
3) Đầu tư trạm biến áp mới với công suất 400KVA.
4) Đầu tư xây dựng mới một số hạng mục công trình:
+ Nhà bao che lò nung, hầm sấy
+ Nhà bán mái
+ Nhà chứa đất
+ Nhà phơi gạch mái nhựa
+ Nhà CBTH, kho than, cơ điện
+ Nhà văn phòng, sửa chữa
+ Hệ thống cấp thoát nước, trạm điện…
Nguồn vốn đầu tư
Vốn cố định: 7.439.773.000 đồng
- Vốn vay Ngân hàng thương mại: 7.208/648.000 đồng
Thời hạn vay 8 năm, lãi suất 0,8%/ tháng (9,6%/năm)
Vốn lưu động vay phục vụ sản xuất là 1.240.728.000 đồng
Thời gian đánh giá dự án : 10 năm
Chi phí và doanh thu dự kiến trong 10 năm hoạt động như sau:
(Đơn vị: 1000đ)
Năm Doanh thu Dòng tiền chi Dòng tiền thuần
(hiệu số thu chi)
0 8680501 (8680501)
1 5018600 3669214 1349386
2 6273250 4658643 1614607
3 6273250 4683641 1589609
4 6273250 4708638 1564612
5 6273250 4733636 1539614
6 6273250 4758634 1514616
7 6273250 4783631 1489619
8 6273250 4808629 1464621
9 6273250 4907480 1365770
10 6273250 4907480 1365770
Đánh giá và lựa chọn dự án, giả sử mức tỷ suất lợi nhuận mong đợi của nhà
đầu tư là lớn hơn mức lãi suất ngân hàng(9.8%)
2.1 Phương pháp thời gian thu hồi vốn đầu tư (PP)
Ta có thời gian thu hồi vốn của dự án được tính như sau:
Năm Dòng tiền của dự án Vốn đầu tư còn phải
thu hồi cuối mỗi năm
Thời gian thu hồi lũy kế
( năm)
0 (8680501) (8680501)
1 1349386 7331115
2 1614607 5716508
3 1589609 4126899
4 1564612 2562287
5 1539614 1022673
6 1514616
= 0,675
7 1489619
8 1464621
9 1365770
10 1365770
Thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án:
T = 5 + * 12 = 5 năm 8,1 tháng
Như vậy, nếu doanh nghiệp dự tính thời gian thu hồi vốn tiêu chuẩn ngắn hơn 5
năm 8,1 tháng thì dự án sẽ bị loại bỏ, ngược lại sẽ lựa chọn dự án.
* Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu (DPP) Với r = 9,8%
Thời gian thu hồi vốn có chiết khấu của dự án như sau:
Năm Dòng tiền
của dự án
Dòng tiền chiết khấu Vốn đầu tư còn
phải thu hồi cuối
năm
Thời gian thu
hồi lũy kế
( năm)
0 (8.680.501) (8.680.501) (8.680.501)
1 1.349.386
= 1.228.948,998
(7.451.552,002)
2 1.614.607
=1.339.251,529
(6.112.300.473)
3 1.589.609
=
1.200.834,876
(4.911.465,597)
4 1.564.612
=
1.076.458,512
(3.835.007,085)
5 1.539.614
= 964.717,487
(2.870.289.598)
6 1.514.616
= 864.347,738
(2.005.941,86)
7 1.489.619
= 774.210,082
(1.231.731,778)
8
8 1.464.621
= 693.276,591
(538.455,187)
9 1.365.770
= 588.784,689
0,915
10 1.365.770
= 536.233.779
=> Thời gian thu hồi vốn có chiết khấu của dự án là:
T = 8 + x 12 = 8 năm và 11 tháng
2.2 Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV).
Có công thức:
NPV = - CFo
Từ số liệu của doanh nghiệp, ta tính được giá trị hiện tại thuần của dự án:
NPV = + + + + +
+ + + - 8.680.501
= 1228949 + 1339251,53 + 1200834,88 + 1076458,51 + 964717,49 + 864347,74 +
774210,08 + 693276,59 + 588784,69 + 536233,78 - 8680501
NPV = 9.267.064,28 - 8.680.501 = 586.563,28 (nghìn đồng)
Do NPV > 0 nên dự án được chấp nhận
2.3 Phương pháp tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR)
Ta tìm IRR gần đúng bằng phương pháp nội suy như sau:
Ta có Với = 9,8%
=
- ( 8680501+ + + + +
+ + + + +
)
= 586 563,2798> 0
Chọn lãi suất > :
=
- ( 8680501+ + + + +
+ + + + +
)
= - 2 559 013,338<0
Áp dụng công thức:
IRR= + ( - ) *
= 9,8% + ( 20,8% - 9,8%) *
= 11,8512% > 9,8 %
Vậy IRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn: dự án là khả thi.
2.4 Phương pháp chỉ số lợi nhuận (PI)
CFo
CFt
PI
n
t
∑
=
=
1
t
r)+(1
=
{
+ + + +
+ + + + }/
8,680,501
PI = 9,267,064.85/(8,680,501) = 1.06757>1. Chấp nhận dự án
3. Ra quyết định đầu tư
Kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế có thể tổng hợp lại trong bảng sau:
Chỉ tiêu
Thời gian hoàn vốn (năm) 8 năm và 11 tháng
NPV (1000 đồng) 586.563,28
IRR (%) 11,8512
PI (%) 1.06757
Đánh giá Hiệu quả
Nhận xét:
Phương pháp xem xét giá trị hiện tại thuần NPV là phương pháp phù hợp,
hiệu quả nhất để công ty cổ phần xây dựng số 3 Nghệ An đánh giá, lựa chọn có
nên đầu tư vào dự án đầu tư thiết bị công nghệ mới của nhà máy gạch đất sét nung
lò tuynel công suất 15 triệu viên/năm
Với phương pháp này, các khoản thu nhập đạt được trong tương lai và
vốn đầu tư bỏ ra đều phải quy về giá trị hiện tại. Trên cơ sở đó, công ty cổ phần
xây dựng số 3 Nghệ An có thể so sánh giá trị hiện tại của các khoản thu nhập
trong tương lai với giá trị hiện tại của nguồn vốn bỏ ra để đầu tư. Từ đó giúp
cho công ty cổ phần xây dựng số 3 Nghệ An đánh giá và lựa chọn đầu tư vào
dự án có tính hiệu quả kinh tế cao này (đã tính đến yếu tố thời gian của tiền)
nhằm thực tiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của công ty.
Ra quyết định đầu tư:
Dự án rất khả thi qua các thông số tài chính như : Thời gian hoàn vốn là 8 năm
và 11 tháng; Tỷ suất sinh lời nội bộ là: IRR = 11,8512%; tỷ suất sinh lời PI =
1.06757%, đặc biệt là NPV = 586.563,28 nghìn đồng . Điều này cho thấy dự án
mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ
vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh.
Vì vậy công ty cổ phần xây dựng số 3 Nghệ An nên đầu tư vào dự án này để
đem lại hiệu quả tích cực về cả kinh tế và cả xã hội.
C.KẾT LUẬN:
Đầu tư dài hạn là một trong những nhân tố chủ yếu quyết định đến sự phát triển
của một doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế quốc dân. Sự thành công, khả
năng sinh lợi trong tương lai của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào các quyết
định đầu tư dài hạn hiện hành của mình. Trong thực tế, các dự án đầu tư khác nhau
thường có mức độ rủi ro kinh doanh khác nhau và do đó việc lựa chọn một dự án
đầu tư sẽ tác động đến cục diện rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Bài thảo luận
của chúng tôi đã cung cấp, trình bày nội dung, phương pháp đánh giá và lựa chọn
đầu tư dài hạn của doanh nghiệp; đồng thời liên hệ với thực tế ở công ty cổ phần
xây dựng số 3 Nghệ An với việc có nên hay không đầu tư vào dự án đầu tư thiết bị
công nghệ mới của nhà máy gạch đất sét nung lò tuynel công suất 15 triệu
viên/năm hy vọng sẽ giúp các bạn có thể hiểu hơn về đầu tư dài hạn của doanh
nghiệp, từ đấy đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp, đúng đắn, có khả năng sinh
lời cao cho doanh nghiệp