Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Chương tỷình hành động thực hiện kết luận số 242 của Bọ Chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.29 KB, 4 trang )

PHÒNG GD – ĐT XUÂN TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thọ Nghiệp, ngày 12 tháng 04 năm 2010

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
Thực hiện thông báo két luận số 242-TB/TWcủa Bộ Chính trị về tiếp tục
thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), phương hướng phát triển giáo
dục và đào tạo đến năm 2020.


Để triển khai thực hiện thông báo kết luận số 242-TB/ TW ngày 15/4/2009 của
Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 2 (khoá VIII), phương hướng
phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020; Tiếp tục thực hiện chỉ thị 40/CT-TW của
Ban bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục; Thực hiện công văn số 1242/BGDĐT-VP ngày 12/3/2010
của Bộ giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức thảo luận quán triệt chỉ thị số
296/CT-TTg ngày 27/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Trường THCS Thọ Nghiệp xây dựng Chương trình hành động thực hiện kết luận
của Bộ Chính trị với những nhiệm vụ sau đây:
1. Tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo về đổi mới quản lý giáo dục, chỉ thị
296/CT - TTg; Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và đào tạo.
1.1 Ban lãnh đạo nhà trường (Chi bộ - Ban Giám hiệu) học tập, quán triệt lĩnh hội
nội dung và tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới
quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, do Bộ Giáo dục và Đào tạo
tổ chức triển khai. Tập thể lãnh đạo: Chi bộ - Ban Giám hiệu - Ban chấp hành công
đoàn - Ban chấp hành đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh học tập quán triệt các
văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới


quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và xây dựng kế hoạch triển
khai thực hiện.
1.2 Biên tập, in ấn tài liệu và tập hợp các văn bản có liên quan đến đổi mới quản lý
giáo dục phát hành tới các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Thời
gian hoàn thành trước ngày 02 tháng 04 năm 2010.
1.3 Tổ chức học tập quán triệt các văn bản của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Giáo
dục đào tạo và Chương trình hành động của nhà trường đến tất cả các đối tượng trong
trường. Tổ chức thảo luận sâu sắc trong lãnh đạo nhà trường, trong cán bộ, giáo viên,
công nhân viên và học sinh với chủ đề: Vì sao phải nâng cao chất lượng giáo dục và
làm gì để đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục. Từ đó thống nhất trong nhận thức:
Phát triển quy mô giáo dục phải đi đôi với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo
dục trong nhà trường. Thời gian hoàn thành ngày 09 tháng 04 năm 2010.
1.4 Tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người hợp đồng lao động phải tham dự
đầy đủ các buổi học tập, quán triệt các văn bản do nhà trường tổ chức. Sau đợt học tập
mỗi tổ chuyên môn phối hợp với các tổ chức đoàn thể quần chúng trong nhà trường
xây dựng chương trình hành động thực hiện đổi mới quản lý giáo dục, nâng cao chất
lượng đào tạo trong tháng 4/2010.
2. Hoàn thiện hệ thống văn bản (cụ thể hoá các văn bản nhà nước, Chính phủ,
Bộ GD và ĐT) do nhà trường ban hành liên quan đến công tác giáo dục, đến chế
độ chính sách đối với cán bộ giáo viên và học sinh.
2.1.Rà soát và điều chỉnh lại Mục tiêu tổng quát, hướng tới xây dựng Trường đạt
các tiêu chí Kiểm định chất lượng Giáo dục.
2.2 Thực hiện thường xuyên chương trình “Ba công khai - Bốn kiểm tra” trong nhà
trường.
2.3 Xây dựng Quy tắc ứng sử văn hoá trong nhà trường, Nội quy học sinh;.
2.4 Thu thập ý kiến đóng góp của cán bộ công chức, viên chức, người tham gia hợp
đồng lao động để bổ sung chỉnh sửa hoàn chỉnh các qui định Qui chế dân chủ trong
nhà trường;
2.5 Thu thập ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên để bổ sung, chỉnh sửa qui chế
chi tiêu nội bộ để tiếp tục thực hiện trong năm 2011;

2.6 Thực hiện thu chi quản lý các khoản đóng góp của học sinh theo đúng các văn
bản của nhà nước ;
2.7 Xây dựng qui định sử dụng trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và hoạt
động trong nhà trường để ban hành thực hiện từ năm 2011;
3. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy nhà trường
3.1 Quy hoạch cán bộ quản lý và dự kiến kế hoạch phát triển biên chế hàng năm và
dự kiến đến năm 2020;
3.2 Rà soát, kiện toàn các tổ chức đoàn thể trong trường;
3.3 Rà soát, kiên toàn và bổ sung và hoàn chỉnh chức danh cán bộ lãnh đạo các tổ
chuyên môn trong trường;
3.4 Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, xét cô ng nhâận tôốt nghiệp hàng năm;
3.5 Nghiên cứu để thành lập Hội đồng Trường.
4. Thực hiện đồng bộ các biện pháp đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả
giáo dục.
4.1. Nâng cao năng lực quản lý, năng lực chuyên môn đối với đội ngũ cán bộ quản
lý và giáo viên:
Thực hiện công tác qui hoạch cán bộ lãnh đạo Trường giai đoạn (2010 - 2015); qui
hoạch cán bộ quản lý các tổ chuyên môn, cvác tổ chức đoàn thể. Mục tiêu 100% cán
bộ quản lý được tham gia bồi dưỡng quản lý giáo dục và đạt trình độ lý luận chính trị
phù hợp với chuẩn chức danh. Tiếp tục thực hiện từng bước nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý, giáo viên thông qua các chương trình đào tạo
đại học Phấn đấu đến năm 2015 đạt 30% giáo viên có trình độ Đại học 100% giáo
viên có trình B tin học và sử dụng thành thạo máy vi tính. Tập trung đầu tư, tạo điều
kiện thuận lợi nhất đối với cán bộ giáo viên có đủ điều kiện về phẩm chất và năng lực
giỏi đề nghị cấp trên xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua”, Lao động tiên tiến
4.2. Đổi mới, cải tiến phương pháp dạy – học để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp
ứng yêu cầu xã hội:
4.2.1 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ dạy học, trong đó chú trọng phát huy lợi thế
công nghệ thông tin vào việc soạn giảng, tra cứu tài liệu, thiết kế bài giảng. giáo án
điện tử và thiết bị trình chiếu. Gắn chặt giảng dạy lý thuyết với thực hành thực tập và

nghiên cứu thực tế các địa phương và cơ sở sản xuất.
4.2.2 Đổi mới phương pháp dạy – học, đối với học sinh, đòi hỏi học sinh phải tích
cực, chủ động, tự giác miệt mài học tập đồng thời có sự hỗ trợ tích cực của giáo viên,
của Đội TNTP HCM, đoàn TNCS HCM nâng cao ý thức tập thể.
4.2.3 Thực hiện tốt việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS.
4.3. Thực hiện tự đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.
- Phát huy năng lực và nhiệm vụ chức năng của Hội đồng kiểm định chất lượng
trong của nhà trường. Tiếp tục bổ sung minh chứng để hoàn thiện báo cáo. thực hiện
tự đánh giá và kiểm định trong hoàn thành trong năm 2010, đến năm 2011 đăng ký
đánh giá ngoài, xếp loại trường trong hệ thống giáo dục phổ thông. Đồng thời xắp sếp
bổ sung hoàn chỉnh đội ngũ kiểm định viên đảm bảo duy trì thường xuyên hệ thống tự
kiểm định đánh giá và quản lý chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn chung các trường
học.
- Cập nhật bổ sung hoàn thiện 3 nội dung công khai theo yêu cầu của Thông tư
09/2009/TT – BGD - ĐT trên cơ sở báo cáo công khai, tiếp tục sửa chữa bổ sung kịp
thời 06 tháng 1 lần hoặc khi có thay đổi điều chỉnh lớn .
4.4. Đổi mới công tác quản lý và triển khai viết sáng kiến kinh nghiệm, nâng cao
hiệu quả.
Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của việc NCKH
và viết sáng kiến kinh nghiệm ở trường học.
4.5. Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục.
Củng cố và phát triển các mối quan hệ với các đoàn thể, các tổ chức xã hội đã
thiết lập trong nhiều năm qua, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của hội khuyến học, hội
cựu giáo chức, hội cha mẹ học sinh để làm tốt công tác giáo dục. Duy trì các mối quan
hệ hợp tác với các tổ chức, cá nhân hiện có trợ giúp và cộng tác trong thực hiện nhiệm
vụ giảng dạy, giáo dục và chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ giáo viên và
công nhân viên trong nhà trường.
4.6. Phát triển nguồn lực tài chính
4.6.1 Lập kế hoạch tài chính các năm học và năm tài chính theo chủ trương của
Nhà nước về chế độ học phí, đảm bảo nhu cầu về tài chính phục vụ hoạt động giảng

dạy của nhà trường.
4.6.2 Tăng cường nguồn nhân lực tài chính từ các hoạt động hỗ trợ của cha mẹ sinh
để tăng cường cở sở vật chất và hỗ trợ các hoạt động giáo dục.
4.6.3 Tiếp tục thực hiện tốt Quy chế công khai trong các hoạt động nhà trường
4.7. Phát triển cơ sở vật chất
4.7.1 Tu sửa bổ sung cơ sở vật chất hàng năm theo quy mô của trường chuẩn Quốc
gia để đáp ứng yêu cầu của hoạt động dạy học .
4.7.2 Xây dựng các dự án hiện đại hóa, bổ xung trang thiết bị tin học, thí nghiệm,
và thiết bị phục vụ đổi mới phương pháp giảng dạy bằng nguồn vốn NSNN và nguồn
hỗ trợ của địa phương theo đề án xây dựng nông thôn mới
5. Tổ chức thực hiện.
5.1 Chương trình hành động được triển khai đến từng tập thể , từng cá nhân và các
tổ chức trong nhà trường. Căn cứ nội dung chương trình hành động các đơn vị triển
khai thực hiện trong đơn vị mình.
5.2 Các đồng chí Phó hiệu trưởng, Trưởng các đoàn thể, tổ trưởng chuyên môn chỉ
đạo và tổ chức thực hiện các nội dung được phân công và thường xuyên báo cáo kết
quả hoạt động với Hiệu trưởng. Quá trình thực hiện cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa
các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, tạo sức mạnh tổng hợp, chung tay xây dựng để
phát triển nhà trường.
5.3 Giao phòng tổ văn phòng là đầu mối giúp Hiệu trưởng tổng hợp, theo dõi để chỉ
đạo các đơn vị thực hiện chương trình này./.
Nơi nhận:
- Phòng GD-ĐT (Để b/c)
- Đảng uỷ xã (Đểb/c)
- Các tổ chuyên môn ( Thực hiện)
- Các tổ chức đoàn thể ( phối hợp thực
hiện)
- Lưu VP

Hiệu trưởng



×