Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

ảnh hưởng của benzyl adenine lên sự sinh trưởng và phát triển của cây cải xà lách (lactuca sativa l.) trong điều kiện nhà lưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 54 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC


ẢNH HƯỞNG CỦA BENZYL ADENINE LÊN

SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÂY CẢI XÀ LÁCH (Lactuca sativa L.)
TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI





CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Ths. Nguyễn Văn Ây Nguyễn Thị Kiều Tiên
Khoa Nông nghiệp & SHƯD MSSV: 3102696
Lớp: Sinh học K36






Cần Thơ, 2013



i




















TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC


ẢNH HƯỞNG CỦA BENZYL ADENINE LÊN

SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÂY CẢI XÀ LÁCH (Lactuca sativa L.)
TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI





CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Ths. Nguyễn Văn Ây Nguyễn Thị Kiều Tiên
Khoa Nông nghiệp & SHƯD MSSV: 3102696
Lớp: Sinh học K36





Cần Thơ, 2013




ii
PHẦN KÝ DUYỆT

Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:



Nguyễn Văn Ây Nguyễn Thị Kiều Tiên



DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN








Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG








iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân và
thầy hướng dẫn. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kiều Tiên











iv
LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình học tập tại Trường Đại học Cần Thơ, tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ dạy tận tình của quý thầy cô ở trường để hôm
nay tôi hoàn thành được Luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm tạ:
Cha mẹ và gia đình đã động viên giúp đỡ tôi.
Thầy Nguyễn văn Ây, người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm,
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Quý thầy cô Khoa Khoa học Tự nhiên đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt khoá học.
Cán bộ phòng thí nghiệm Bộ môn Sinh lý - Sinh hoá, Khoa Nông nghiệp và
Sinh học Ứng dụng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Tất cả quý thầy cô đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tập thể các bạn sinh viên lớp Sinh học khoá 36 Trường Đại học Cần Thơ đã
nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin trân trọng ghi nhớ và gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy, Cô và bạn bè
đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.

Cần Thơ, ngày 04 tháng 12 năm 2013



Nguyễn Thị Kiều Tiên






v
MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Phần ký duyệt ii
Lời cam đoan iii
Lời cảm tạ iv
Mục lục v
Danh sách bảng vii
Danh sách hình viii

Danh sách chữ viết tắt ix
Tóm lược x
CHƯƠNG 1 - ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2 - LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
2.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY CẢI XÀ LÁCH 2
2.1.1 Đặc tính thực vật 2
2.1.2 Yêu cầu ngoại cảnh 2
2.1.3 Giá trị dinh dưỡng 2
2.1.4 Giá trị kinh tế 3
2.2. KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CẢI XÀ LÁCH 3
2.2.1 Thời vụ 3
2.2.2 Làm đất 4
2.2.3 Giống và gieo trồng 5
2.2.4 Bón phân 6
2.2.5 Tưới nước 7
2.2.6 Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh 8
2.2.7 Thu hoạch 9
2.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU TRONG NƯỚC 9
2.4 CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG THỰC VẬT 10
2.4.1 Giới thiệu chung về chất điều hoà sinh trưởng. 10
2.4.2 Nguyên tắc sử dụng chất điều hoà sinh trưởng trong nông nghiệp. 11
2.4.3 Cytokinin. Error! Bookmark not defined.2

vi
2.5. CÁC SẮC TỐ TRONG LÁ 15
2.6. PHƯƠNG PHÁP SINH TRẮC NGHIỆM 15
CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 17
3.1. PHƯƠNG TIỆN 17
3.1.1. Thời gian và địa điểm 17
3.1.2. Vật liệu và phương tiện 17

3.2. PHƯƠNG PHÁP 17
3.2.1. Kỹ thuật canh tác Error! Bookmark not defined.7
3.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ BA lên sự sinh trưởng và phát triển của cây cải
xà lách Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Phân tích hàm lượng cytokinin nội sinh trong lá xà lách bằng phương
pháp sinh trắc nghiệm 19
3.2.4. Hàm lượng các sắc tố trong lá 22
3.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 23
CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA BA LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY
CẢI XÀ LÁCH 24

4.1.1 Chiều cao cây (cm) 24
4.1.2 Số lá/cây 25
4.1.3 Chiều dài và chiều rộng lá (cm) 26
4.1.4 Trọng lượng tươi trung bình (g/cây) 27
4.1.5 Hàm lượng các sắc tố trong lá cải xà lách 29
4.2. PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG CYTOKININ NỘI SINH TRONG LÁ CÂY CẢI XÀ
LÁCH BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH TRẮC NGHIỆM 30
CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 33
5.1 KẾT LUẬN 33
5.2 ĐỀ NGHỊ 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

PHỤ CHƯƠNG 37




vii

DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
3.1 Lịch bón phân trong canh tác của cây cải xà lách 18
3.2 Lịch bón phân cho tất cả các nghiệm thức thí nghiệm 18
3.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 18
4.1 Ảnh hưởng của nồng độ BA (ppm) đến chiều cao (cm) của
cây cải xà lách theo thời gian (ngày sau khi trồng)
24
4.2 Ảnh hưởng của nồng độ BA (ppm) đến số lá của cây cải xà
lách theo thời gian (ngày sau khi trồng)
26
4.3 Ảnh hưởng của nồng độ BA (ppm) đến chiều dài lá (cm)
của cây cải xà lách theo thời gian (ngày sau khi trồng)
26
4.4 Ảnh hưởng của nồng độ BA (ppm) đến chiều rộng lá (cm)
của cây cải xà lách theo thời gian (ngày sau khi trồng)
27
4.5 Ảnh hưởng của nồng độ BA (ppm) đến trọng lượng tươi
của cây cải xà lách vào thời điểm thu hoạch
27
4.6 Hàm lượng các sắc tố trong lá của cây cải xà lách sau khi
thu hoạch
29
4.7 Hàm lượng cytokinin (ppm) nội sinh trong của cây cải xà
lách sau khi thu hoạch
31












viii
DANH SÁCH HÌNH
Hình Tên hình Trang
2.1 Công thức cấu tạo của một số cytokinin 13
3.1 Sơ đồ ly trích các chất điều hoà sinh trưởng thực vật 20
3.2 Vị trí cytokinin trên bảng sắc ký 21
3.3 Tử diệp dưa leo dùng trong sinh trắc nghiệm 22
4.1 Cải xà lách sinh trưởng vào thời điểm thu hoạch 25 ngày sau
khi trồng ở nghiệm thức BA 10 ppm
25
4.2 Cải xà lách vào thời điểm 35 ngày sau khi trồng 28
4.3 Lá cải xà lách bị cháy khi phun BA ở nồng độ 30 ppm 29
4.4 Tử diệp dưa leo sau khi ngâm trong dịch trích của cây cải xà
lách
30
4.5 Phương trình đường chuẩn của BA 31



















ix
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
BA: Benzyl adenine
NSKT: ngày sau khi trồng
NT: nghiệm thức
v/v: thể tích/thể tích




















x
TÓM LƯỢC
Đề tài “Ảnh hưởng của Benzyl adenine lên sự sinh trưởng và phát triển của cải
xà lách (Lactuca
sativa L.) trong điều kiện nhà lưới” được thực hiện với mục
tiêu xác định nồng độ BA thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cải
xà lách nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cải xà lách mà không để lại dư
lượng có hại cho người tiêu dùng. Đề tài được thực hiện tại Bộ môn Sinh lý -
Sinh hoá, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ từ
tháng 8 đến 11/2013. Phân tích các chỉ tiêu về chiều cao cây, kích thước lá,
trọng lượng tươi, năng suất trung bình, hàm lượng các sắc tố trong lá và hàm
lượng cytokinin nội sinh trong cây cải xà lách ở thời điểm thu hoạch (35 ngày
sau khi trồng). Kết quả cho thấy: (i) Khi xử lý BA ở các nồng độ khác nhau có
ảnh hưởng đến số lá/cây ở cây cải xà lách. Trong đó, ở nồng độ 10 ppm đạt số lá
cao (13,8 lá/cây) so với đối chứng là (9,6 lá/cây) và (ii) Hàm lượng cytokinin nội
sinh trong cây cải xà lách ở nghiệm thức BA 10 ppm luôn ở mức thấp (26,27
ppm) và tương đương như khi không phun BA. Trong canh tác cải xà lách, có thể
sử dụng BA 10 ppm để phun lên cây giúp gia tăng số lá/cây, năng suất và vẫn
đảm bảo được an toàn cho người tiêu dùng.
*Từ khóa: Cây cải xà lách, sự sinh trưởng, benzyl adenine và sinh trắc nghiệm.
1
CHƯƠNG 1- ĐẶT VẤN ĐỀ
Rau xanh là loại thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của con người,
nhu cầu rau trung bình của mỗi người khoảng 250 - 350 g/ngày. Rau xanh cung cấp

các vitamin (A, B, C, E ), một số khoáng chất (calci, kali, iod, sắt ) và nhiều chất
bổ dưỡng khác cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp tăng
khẩu vị, kích thích ăn ngon miệng. Trong các loại rau xanh thì cải xà lách là một
trong những loại được sử dụng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày của con người.
Loại rau này không những cung cấp chất dinh dưỡng mà còn có tác dụng trong việc
chữa bệnh như: trị ho, trị đái tháo đường, mất ngủ, giảm đau, lọc máu, giải nhiệt
(Võ Văn Chi, 2005). Bên cạnh giá trị dinh dưỡng phong phú thì giá trị kinh tế mà
cây rau nói chung và cây cải xà lách nói riêng mang lại là không nhỏ. Do đó việc
tìm ra các biện pháp nâng cao năng suất trên cây xà lách là một vấn đề cần được
nghiên cứu. Hiện nay các chất điều hoà sinh trưởng thực vật như auxin, gibberellin,
cytokinin đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành nông nghiệp giúp cải thiện
năng suất cây trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, tuy nhiên
liều lượng sử dụng của các chất này vẫn chưa được khuyến cáo một cách cụ thể. Với
những lý do đó, đề tài “Ảnh hưởng của benzyl adenine lên sự sinh trưởng và
phát triển của cây cải xà lách (Lactuca sativa L.) trong điều kiện nhà lưới” được
thực hiện nhằm xác định nồng độ benzyl adenine thích hợp cho quá trình canh tác
trên cây cải xà lách, góp phần tăng năng suất và mang lại giá trị kinh tế cao cho
người nông dân.




2
CHƯƠNG 2 - LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY CẢI XÀ LÁCH
2.1.1 Đặc tính thực vật
Xà lách có tên khoa học là Lactuca sativa L., thuộc họ Cúc (Asteraceae). Xà
lách là cây thân thảo hàng năm có rễ trụ và có xơ. Thân hình trụ và thẳng, cao, phân
nhánh ở phần trên. Lá mọc quanh thân, các lá phía gốc mọc chụm với nhau, có
cuống, còn các lá phía trên không cuống. Phiến lá hơi tròn, nhăn nheo, quăn ở mép.

Trong thân và cuống lá có mủ trắng (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường,
2007).
Chùm hoa ở đầu thân chứa số lượng hoa lớn. Các hoa nhỏ duy trì chặt chẽ
với nhau trên một đế hoa, với 5 đài hoa, 5 nhị và 2 lá noãn. Độ tự thụ rất cao. Hạt
phấn và noãn luôn luôn có độ hữu thụ cao. Quả thuộc loại quả bế đặc trưng và hạt
không nội nhũ (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996).
2.1.2 Yêu cầu ngoại cảnh
Nhiệt độ: xà lách phát triển tốt từ 8 - 25
o
C. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình
sinh trưởng từ 15 - 20
o
C.
Ánh sáng: ánh sáng ngày từ 10 - 12 giờ rất thuận lợi để đạt năng suất cao.
Nước: độ ẩm thích hợp của đất từ 70 - 80%.
Đất và chất dinh dưỡng: cải xà lách không kén đất chỉ yêu cầu thoát nước tốt.
pH = 5,8 - 6,6.
Cải xà lách sau khi trồng từ 30 - 40 ngày đã được thu hoạch vì vậy cần các loại
phân dễ tiêu.
2.1.3 Giá trị dinh dưỡng
Rau là loại thực phẩm cần thiết cho đời sống của con người. Không một loại
thực phẩm nào có thể thay thế vị trí quan trọng của cây rau trong khẩu phần ăn hàng
ngày. Cây rau cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng rất quan trọng cho sự phát triển
3
của con người như: protein, lipid, muối khoáng và nhiều chất quan trọng khác. Cây
rau chứa một hàm lượng vitamin và chất khoáng hơn hẳn các cây trồng khác. Các
chất khoáng trong rau chủ yếu là calcium, phospho và sắt Chất xơ trong rau chiếm
một khối lượng lớn, tuy không có giá trị về mặt dinh dưỡng song do bản thân chúng
rất xốp nên có tác dụng nhuận tràng và làm tăng khả năng tiêu hóa (Tạ Thu Cúc,
2005). Ngoài ra, nhiều loại rau còn chứa các kháng sinh thực vật có tác dụng chữa

bệnh.
Xà lách là một trong những loại rau ăn lá được sử dụng phổ biến trong các bữa
ăn hàng ngày của con người. Trong cải xà lách có chứa hàm lượng vitamin và
khoáng chất cao. Theo trung tâm dinh dưỡng, rau xà lách có các thành phần (g%):
protein 1,5; glucid 2,2; cellulose 0,5; calcium 0,007; phosphorus 0,034; sắt 0,0009;
natrium 0,059; potassium 0,333; β-caroten 1,05; vitamin B1 0,00014 và vitamin C
0,015. Ngoài ra, trong lá xà lách còn có lactucarium là chất có hoạt tính sinh học cao,
có tác động đến thần kinh giúp giảm đau và gây ngủ.
2.1.4 Giá trị kinh tế
Rau là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, cây rau có thời gian sinh trưởng
ngắn nên có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, do đó làm tăng sản lượng trên một
đơn vị diện tích (Tạ Thu Cúc, 2005). Sản phẩm rau tươi không chỉ phục vụ cho nhu
cầu tiêu dùng trong nước mà còn là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và
xuất khẩu. Năm 1997, tổng kim ngạch xuất khẩu rau tươi là 43,77 triệu USD, năm
2007 giá trị ước đạt gần 400 triệu USD (Trần Khắc Thi và ctv., 2008).
2.2 KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CẢI XÀ LÁCH
2.2.1 Thời vụ
Muốn đạt năng suất và chất lượng rau cần coi trọng thời vụ gieo trồng. Bởi vì,
rau có nhiều loại, mỗi loại yêu cầu những điều kiện nhất định. Gieo trồng đúng thời
vụ đảm bảo chế độ nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, thích hợp cho cây sinh trưởng và phát
triển tốt. Đa số các rau mùa đông có yêu cầu cường độ chiếu sáng yếu và thời gian
4
chiếu sáng ngắn. Còn các rau mùa hè yêu cầu cường độ chiếu sáng mạnh và thời
gian chiếu sáng dài.
Ở nước ta, xà lách có thể được gieo trồng quanh năm nhưng tốt nhất là từ tháng
8 năm nay đến tháng 4 năm sau. Tuỳ theo từng loại giống mà có thời vụ gieo trồng
khác nhau. Xà lách trứng (lá trắng, chịu được mưa nắng, cuống chắc) gieo từ tháng
7 đến tháng 2, xà lách li ti (lá xanh nhạt, tán lớn, ít cuống, xốp, chịu úng) gieo từ
tháng 3 - 4 (Đường Hồng Dật, 2003).
2.2.2 Làm đất

Rau là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng nhiều vụ trong
năm, lượng chất dinh dưỡng phong phú, năng suất trên đơn vị diện tích cao… Vì
vậy, cây rau yêu cầu đất rất nghiêm khắc. Đất trồng rau phải giữ nước, giữ phân tốt,
phải nhẹ, giàu chất dinh dưỡng, độ pH trung tính, không nhiễm chất độc hại. Các
loại đất quan trọng cho sản xuất rau là: đất thịt pha cát, đất thịt nhẹ, đất thịt mịn, đất
thịt pha sét và đất phù sa ven sông. Đất trồng rau cần đảm bảo thành phần cát
khoảng 50 - 60%, sét khoảng 25 - 40% (Tạ Thu Cúc, 2005).
Trong quá trình trồng rau công việc làm đất giữ vai trò quan trọng, làm đất đảm
bảo cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rau được tốt. Khi làm đất, không
nên làm đất quá nhỏ vì khi tưới nước hoặc sau những trận mưa đất sẽ bị kết váng,
ảnh hưởng đến sự trao đổi khí. Ngược lại làm đất quá to, sẽ ảnh hưởng không tốt
đến sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại rau, vì hệ rễ của rau rất yếu. Làm đất
đúng kỹ thuật cây sẽ hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng có trong đất hiệu quả hơn.
Ngoài ra việc làm đất còn có tác dụng diệt trừ cỏ dại và sâu bệnh hại.
Cải xà lách trồng được trên nhiều loại đất khác nhau chỉ cần tưới tiêu thuận lợi.
Bộ rễ của xà lách rất yếu, vì vậy cần trồng trên đất giàu dinh dưỡng, khả năng giữ
nước tốt, đất pha cát hơi kềm. Xà lách không chịu được hạn và đất chua (pH<6)
(Trần Ngọc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2009). Trước khi trồng, đất cần phải được cày
bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng từ vụ trước, nếu có điều kiện nên đảo đất
và phơi ải 8 - 10 ngày để đất thông thoáng, giúp cây sinh trưởng tốt, đồng thời hạn
5
chế sâu bệnh cư trú trong đất. Làm luống rộng 0,8 - 1 m cao 10 - 15 cm, mùa mưa
lên luống cao hơn, khoảng 20 cm giúp thoát nước tốt, rễ cải không bị ngập úng.
2.2.3 Giống và gieo trồng
Phần lớn các loại rau ăn lá và ăn quả đều dùng hạt làm giống. Hạt giống có ảnh
hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất rau. Vì vậy, trước khi gieo trồng cần kiểm
tra kỹ hạt giống theo các tiêu chuẩn sau đây:
- Độ thuần của hạt giống: giống phải mang những đặc trưng của loại hình được
chọn lọc. Hạt giống không bị lẫn tạp các hạt giống thuộc chủng khác, không bị các
tạp chất lẫn vào.

- Có sức sống mạnh thể hiện ở hạt chắc, đều, tốc độ nảy mầm nhanh và tỷ lệ
nảy mầm cao.
- Không có sâu bệnh. Cần tiến hành chọn lọc để loại bỏ các hạt bị nhiễm sâu
bệnh, các hạt lép, nhỏ (Đường Hồng Dật, 2002).
Hạt giống là tư liệu sản xuất quan trọng trong nông nghiệp, chất lượng hạt
giống đóng vai trò quyết định đối với sự thắng lợi của mùa vụ (Tạ Thu Cúc, 2005).
Sử dụng một số giống có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện sản
xuất tại địa phương và được thị trường chấp nhận như: xà lách dún (công ty Trang
Nông), xà lách "Hai mũi tên đỏ", xà lách búp Mineto.
Xà lách chủ yếu là gieo hạt để trồng. Có 2 hình thức gieo trồng là gieo sạ và
gieo cây con để cấy.
- Gieo sạ: gieo hạt trực tiếp ngoài đồng sẽ đỡ tốn công cấy nhưng tốn hạt giống
và công nhổ tỉa. Hạt giống được ngâm trong nước ấm khoảng 60 - 90 phút rồi vớt ra
ủ qua một đêm sau đó đem gieo, hạt sẽ nảy mầm nhanh và đều hơn khi gieo hạt khô.
Khi cây con được 10 - 15 ngày tuổi nhổ tỉa chừa khoảng cách 10 x 15 cm.
- Gieo cây con để cấy: gieo hạt trên liếp ương khi cây con có 4 - 5 lá thật đem
ra cấy, mật độ 25.000 - 30.000 cây/1.000 m
2
. Nên cấy vào lúc chiều mát, cấy xong
phun nước để cây chặt gốc. Tiến hành kiểm tra và trồng dặm ngay sau khi trồng
6
khoảng 2 - 3 ngày cho những cây chết, bị bệnh. Dặm vào lúc chiều mát, dặm xong
phải tưới nước ngay.
2.2.4 Bón phân
Rau là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, tốc độ sinh trưởng nhanh,
năng suất trên đơn vị diện tích cao. Vì vậy, yêu cầu chất dinh dưỡng của rau là rất
lớn. Trong quá trình trồng rau, công việc bón phân đòi hỏi thường xuyên và liên tục.
Nguyên tắc chung khi bón phân cho rau là cần phối hợp phân hữu cơ và phân vô cơ,
đúng liều lượng, cân đối và đúng thời kỳ. Rau yêu cầu có đầy đủ các chất dinh
dưỡng đa lượng NPK, trung lượng và vi lượng.

Phân đạm: rất cần thiết cho các loại rau ăn lá. Đạm làm cho cây chóng xanh,
thúc đẩy quá trình quang hợp của cây, kích thích thân, lá phát triển. Tuy nhiên
không nên quá lạm dụng, nếu bón đạm quá nhiều cây sẽ sinh trưởng quá mạnh, sâu
bệnh dễ gây hại, phẩm chất rau kém, khó bảo quản.
Phân lân: rất cần cho các loại rau ăn củ và quả. Lân kích thích quá trình tạo
nhánh và chồi, thúc đẩy cây ra hoa sớm và nhiều. Bên cạnh đó phân lân còn làm
tăng đặc tính chống chịu của cây rau với các yếu tố không thuận lợi như: chống rét,
chống hạn, chịu độ chua của đất, phòng chống được một số bệnh hại.
Phân kali: có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình
đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây. Kali làm tăng khả năng chống chịu với các
tác động không có lợi từ bên ngoài và chống chịu với một số loại bệnh. Kali tạo cho
cây cứng cáp, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét. Ngoài ra, kali
còn làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần tăng năng suất của cây.
Ngoài các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali thì các nguyên tố vi lượng
như Bo, Mn, Fe, Cu, Zn rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường
của cây rau.
Phân hữu cơ: được sử dụng dưới nhiều dạng như phân chuồng, phân bắc, phân
rác Trong đó phân chuồng được xem như phân bón đa năng, gồm đủ các nguyên
7
tố đa lượng cũng như vi lượng, tuy nhiên hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng
trong phân chuồng không cao.
Rau ăn lá, đặc biệt là xà lách cần cung cấp đạm và lân nhiều hơn các loại hoa
màu khác (Hoàng Minh Châu, 1998). Bón phân phải dựa vào sự sinh trưởng của cây,
do cải xà lách rất ngắn ngày nên chia ra nhiều lần bón sẽ có hiệu quả hơn. Khi tưới
phân xong cần rửa lá ngay. Thông thường chia làm 2 giai đoạn để bón cho cây: bón
lót và bón thúc.
- Bón lót: sử dụng phân chuồng hoai mục 1,5 - 2 tấn kết hợp 100 kg super lân
cho 1000 m
2
.

- Bón thúc: lần 1 (7 ngày sau khi trồng, NSKT) hòa 5 - 6 kg urê vào nước để
tưới cho 1000 m
2
. Lần 2 và 3 nên dùng phân bón lá cách nhau 5 - 7 ngày (Nguyễn
Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007).
Nếu cần cung cấp phân đạm ở giai đoạn gần thu hoạch thì dùng phân cá pha
loãng tưới thêm 1 - 2 lần (10 - 15ml/8 lít nước) (Trần Thị Ba, 2010). Ngừng tưới
phân trước khi thu hoạch 8 - 10 ngày (UNESCO, 2005).
2.2.5 Tưới nước
Rau cần nhiều nước và có nhu cầu đối với nước trong suốt quá trình sinh
trưởng và phát triển. Trong cây rau có chứa 75 - 85% nước. Thiếu nước ảnh hưởng
rất lớn đến phẩm chất rau: rau chóng bị già cỗi, nhiều xơ, đắng, phẩm chất kém. Tuy
vậy, nếu thừa nước cũng làm giảm phẩm chất rau: hàm lượng đường, muối hoà tan
trong rau giảm, rau ăn nhạt.
Yêu cầu của rau đối với nước ở các thời kỳ khác nhau là không giống nhau. Ở
thời kỳ nảy mầm, cần rất nhiều nước để hạt trương lên và nảy mầm. Ở thời kỳ cây
con, do bộ rễ của cây còn yếu và chưa ăn sâu vào đất, cho nên cây cần được cung
cấp đầy đủ nước. Ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, cây có thân lá phát triển mạnh,
bốc thoát hơi nước nhiều, hoạt động hút và đồng hoá chất dinh dưỡng mạnh, do đó
rau cần rất nhiều nước (Đường Hồng Dật, 2002).
8
Các nguyên tắc chủ yếu trong việc tưới nước cho rau là tưới đều, đủ ẩm và tưới
nhẹ để không dập nát rau, không để đọng nước lâu trên ruộng. Có nhiều phương
pháp tưới như tưới bằng thùng, tưới phun mưa, tưới theo rãnh, tưới nhỏ giọt
(Nguyễn Mạnh Chinh, 2007).
Xà lách là loại rau rất ưa nước, mỗi ngày tưới nước một lần, sau khi cây hồi
xanh thì tưới giữ ẩm luôn luôn để đất đạt độ ẩm thích hợp 70 - 80% (Mai Thị
Phương Anh và ctv., 1996). Nên tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc đầu giờ chiều,
tránh để đất ướt vào ban đêm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển
(Mai Văn Quyền, 1995). Lúc cây bị bệnh nên hạn chế tưới nước. Có thể che lưới để

bảo vệ lá cải khỏi bị tổn thương khi tưới hoặc khi trời mưa lớn.
2.2.6 Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
Chăm sóc và theo dõi hàng ngày để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại. Khi cây
còn nhỏ xới nhẹ cho đất tươi xốp kết hợp làm cỏ. Xới đất có tác dụng diệt cỏ dại,
làm đất thoáng khí, giữ nước. Khi xới đất cần lưu ý không nên xới quá sâu vì rễ rau
thường ăn nông, xới sâu có thể làm đứt rễ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Trong
quá trình xới kèm theo thao tác vun đất vào gốc cây. Vun đất cho cây làm tăng khả
năng hút nước và chất dinh dưỡng, kích thích hình thành rễ bất định ở một số cây,
đồng thời làm tăng khả năng chống đỡ (Tạ Thu Cúc, 2005). Làm cỏ vun xới nên tiến
hành vào những ngày khô ráo. Sau những trận mưa rào, khi đất còn ướt không được
xới xáo, vun gốc vì sẽ làm đứt rễ cây đồng thời thời tạo điều kiện cho các loại sâu
bệnh xâm nhập qua các vết thương ở rễ gây hại cho cây (Võ Văn Chi, 2005).
Trồng cải xà lách thường gặp các dịch hại chủ yếu như: sâu ăn tạp (Spodoptera
litura), sâu tơ (Plutella xylostella), sâu đục ngọn (Hellula undalis), bệnh chết cây
con (do Pythium sp., Rhizoctonia sp., Sclerotium sp.), bệnh thối bẹ (Slerotium rolfsii,
Rhizoctonia solani), bệnh thối nhũng vi khuẩn (Erwinia carotovora).
Các biện pháp phòng trị:
- Biện pháp canh tác: luân canh để hạn chế các sâu bệnh hại có thể chu chuyển
và gây hại nặng, nên trồng luân canh nhiều loại cây khác nhau. Mật độ gieo trồng
9
vừa phải không nên trồng quá dày nhất là trong mùa mưa dễ tạo thuận lợi cho các
bệnh phát triển. Vệ sinh đồng ruộng làm sạch cỏ trong ruộng và cỏ bờ để hạn chế sự
cư trú của các sâu bệnh, sau khi thu hoạch nên gom đốt các tàn dư.
- Biện pháp cơ lý: thăm đồng thường xuyên nếu thấy xuất hiện các sâu bệnh
hại như trứng sâu ăn tạp, sâu tơ, bệnh thối nhũng có thể dùng tay bắt giết, nhổ bỏ
cây bệnh để hạn chế sự lây lan. Các cây, lá bệnh khi nhổ bỏ không vứt ở ruộng và
bờ mà cần gom đốt hoặc đào hố chôn có rãi vôi bột khử.
- Biện pháp sinh học: sử dụng các loại giống kháng sâu bệnh và các loại thiên
địch của sâu hại (nhện, ong ký sinh, bọ rùa ăn sâu).
- Biện pháp hóa học: chỉ sử dụng thuốc hoá học khi sâu bệnh phát sinh nhiều.

Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần tuân thủ nghiêm ngặt sự chỉ dẫn của các
chuyên gia bảo vệ thực vật về chủng loại thuốc, liều lượng, nồng độ, thời gian cách
li khi thu hoạch. Còn một tuần lễ trước khi thu hoạch tuyệt đối không dùng thuốc
hoá học chỉ được phép sử dụng thuốc thảo mộc, vi sinh (Trần Văn Hai và ctv., 1999).
2.2.7 Thu hoạch
Rau có nhiều loại mỗi loại thu hoạch ở một thời điểm nhất định. Xác định thời
gian thu hoạch đúng lúc, kịp thời cho mỗi loại rau là rất quan trọng. Thu non làm
giảm phẩm chất rau, thu già làm giảm phẩm chất rau, nhất là các loại rau ăn lá. Thu
hoạch đúng lúc không những đảm bảo được năng suất mà còn giữ được chất lượng,
hình thái, màu sắc của rau. Xà lách trồng được 30 - 40 ngày thì thu hoạch. Năng
suất đạt 30 - 45 tạ/ha (Đường Hồng Dật, 2003).
2.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU TRONG NƯỚC
Nghề trồng rau ở nước ta ra đời rất sớm, trước cả nghề trồng lúa. Nhưng nước
ta chịu ảnh hưởng của một nền nông nghiệp tự túc trong nhiều thế kỷ nên sự phát
triển của nghề trồng rau chưa tương xứng với tiềm năng tự nhiên và trình độ canh
tác hiện có. Hàng năm cả nước ta gieo trồng khoảng 260 - 270 nghìn hecta rau các
loại, sản lượng 3.225 - 3.250 nghìn tấn (Trịnh Thị Thu Hương, 2001). Vùng sản xuất
rau tập trung ở Đồng bằng sông Hồng với 30% diện tích và 35% sản lượng rau cả
10
nước. Ở các tỉnh phía Nam vùng sản xuất rau tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng với
diện tích là 26.000 ha và TP. Hồ Chí Minh là 9.000 ha. Vùng rau luân canh với cây
lương thực được trồng chủ yếu tại các tỉnh phía bắc, Đồng bằng sông Cửu Long và
các tỉnh Đông Nam Bộ, đây là vùng rau hàng hoá lớn cung cấp cho khu vực và xuất
khẩu sang các nước có mùa đông lạnh không trồng được (Trần Khắc Thi và Trần
Ngọc Hùng, 2009). Theo Phạm Hồng Cúc và ctv. (2001), sản xuất rau thường tập
trung vào vụ Đông Xuân vì điều kiện thời tiết thuận lợi nên rau trồng vụ này thường
có sản lượng cao hơn những vụ khác trong năm.
Ở nước ta, xà lách có thể được gieo trồng quanh năm nhưng tốt nhất là từ tháng
8 năm nay đến tháng 4 năm sau. Xà lách trồng được ở các vùng từ Bắc đến Nam
nhưng ở miền bắc Đà Lạt thì trồng nhiều hơn (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh

Cường, 2007).
2.4 CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG THỰC VẬT
2.4.1 Giới thiệu chung về chất điều hoà sinh trưởng
Chất điều hoà sinh trưởng thực vật là những chất hữu cơ có bản chất hóa học
rất khác nhau được tổng hợp với một lượng rất nhỏ ở các cơ quan, bộ phận nhất định
của cây và từ đó vận chuyển đến tất cả các cơ quan, các bộ phận khác của cây để
điều tiết các hoạt động sinh lý, các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và để
đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Bên cạnh các
chất điều hoà sinh trưởng tự nhiên (được tổng hợp ở trong cơ thể thực vật) còn có
các chất do con người tổng hợp nên (gọi là các chất điều hoà sinh trưởng nhân tạo).
Ngày nay bằng con đường hoá học con người đã tổng hợp nên hàng loạt các chất
khác nhau nhưng có hoạt tính sinh lý tương tự với các chất điều hòa sinh trưởng tự
nhiên để điều chỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, nhằm tăng năng
suất và phẩm chất của cây trồng. Các chất điều hoà sinh trưởng nhân tạo ngày càng
phong phú và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp.
Theo Lê Văn Hoà và Nguyễn Bảo Toàn (2004), chất điều hoà sinh trưởng là
những chất có hoạt tính sinh học rất lớn, được tạo ra một lượng rất nhỏ để điều hoà
11
các quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật. Dựa theo hoạt tính của các chất
này trong tự nhiên, chất điều hoà sinh trưởng được chia làm 2 nhóm:
- Các chất kích thích sinh trưởng: gồm các nhóm chất auxin, gibberellin và
cytokinin được sản sinh từ các cơ quan non như lá non, chồi non, quả non, chúng
kích thích quá trình sinh trưởng của cây ở nồng độ thấp và chi phối sự sinh trưởng
hình thành các cơ quan dinh dưỡng.
- Các chất ức chế sinh trưởng: abscisic acid, ethylene, các phenol được hình
thành và tích luỹ chủ yếu trong các cơ quan trưởng thành, cơ quan sinh sản cơ quan
dự trữ. Chúng gây nên sự ức chế quá trình sinh trưởng, thúc đẩy cây chuyển nhanh
vào giai đoạn hình thành cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ, gây già và chết.
2.4.2 Nguyên tắc sử dụng chất điều hoà sinh trưởng trong nông nghiệp
Khi sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng trong trồng trọt cần lưu ý các

nguyên tắc sau đây:
- Nồng độ sử dụng: hiệu quả tác dụng của các chất điều hoà sinh trưởng phụ
thuộc vào nồng độ. Nếu sử dụng để kích thích thì nồng độ thấp, nếu dùng để ức chế
sinh trưởng hoặc diệt trừ cỏ thì sử dụng nồng độ cao. Mặt khác các bộ phận khác
nhau và tuổi của cây khác nhau cảm ứng với các chất điều hoà sinh trưởng không
giống nhau, rễ và chồi có cảm ứng mạnh với auxin hơn thân cây. Cây non có cảm
ứng mạnh hơn cây già. Vì vậy muốn sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng có hiệu
quả cần phải xác định từng loại cây trồng, thời kỳ sinh trưởng và các chất kích thích
sinh trưởng tương ứng khác nhau.
- Nguyên tắc phối hợp: khi sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng phải thoả
mãn được các điều kiện sinh thái và yếu tố dinh dưỡng cho cây. Vì các chất điều hoà
sinh trưởng làm tăng cường các quá trình trao đổi chất mà không tham gia trực tiếp
vào trao đổi chất, nên không thể dùng các chất đó để thay thế chất dinh dưỡng. Vì
vậy, muốn tăng năng suất và phẩm chất cây trồng cần phối hợp việc xử lý chất điều
hoà sinh trưởng với việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu về nước và dinh dưỡng cho cây
trồng.
12
- Nguyên tắc chọn lọc: sử dụng chất điều hoà sinh trưởng nào đó chỉ có hiệu
quả đối với một số giống, loài cây nhất định với một số vùng nhất định. Vì vậy,
muốn sử dụng phải nghiên cứu, chọn lọc trước.
- Nguyên tắc đối kháng sinh lý giữa các chất điều hoà sinh trưởng nội sinh và
ngoại sinh: khi sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng cần chú ý nguyên tắc đối
kháng giữa các nhóm chất sau: chẳng hạn sự đối kháng sinh lý giữa auxin xử lý và
ethylen nội sinh trong việc ngăn ngừa sự rụng lá, hoa, quả; sự đối kháng giữa
gibberellin ngoại sinh và acid absisic nội sinh trong việc phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ
của cây; sự đối kháng giữa auxin và cytokinin trong sự phân hoá rễ và chồi
2.4.3 Cytokinin
Việc phát hiện ra cytokinin gắn liền với kỹ thuật nuôi cây mô tế bào thực vật.
Năm 1955, Miller và Skoog phát hiện và chiết xuất từ tinh dịch cá thu một hợp chất
có khả năng kích thích sự phân chia tế bào rất mạnh mẽ trong nuôi cấy mô gọi là

kinetin (6-furfuryl-aminopurin - C
10
H
9
N
5
O). Letham và Miller (1963) lần đầu tiên
đã tách được cytokinin tự nhiên ở dạng kết tinh từ hạt ngô gọi là zeatin và có hoạt
tính tương tự kinetin. Sau đó người ta đã phát hiện cytokinin có ở trong tất cả các
loại thực vật khác nhau và là một nhóm chất điều hoà sinh trưởng quan trọng ở trong
cây.
Vị trí sinh tổng hợp của cytokinin thường ở trong các mô có hoạt động phân
sinh mạnh, tượng tầng mô gỗ, đỉnh sinh trưởng dinh dưỡng và lá non. Người ta cũng
phát hiện nồng độ cytokinin nồng độ cao xuất hiện vào mùa xuân trong nhựa cây.
Chóp rễ là vị trí chính yếu của sự tạo hormone ở những cây con. Từ đó nó được vận
chuyển trong mô mạch đến thân chồi (Lê Văn Hoà và Nguyễn Bảo Toàn, 2004).
Người ta cũng đã phát hiện ra kinetin là loại cytokinin có nhiều ở trong nước dừa.
Cytokinin được vận chuyển trong cây không phân cực như auxin, có thể vận chuyển
theo hướng ngọn và hướng gốc. Cytokinin có thể ở dạng tự do và dạng liên kết
tương tự như các phytohormone khác. Ở trong cây chúng bị phân giải dưới tác dụng
của enzyme, tạo nên sản phẩm cuối cùng là urê. Các cytokinin tổng hợp được sử
13
dụng trong kỹ thuật nuôi cấy mô là kinetin và benzyl adenine. Công thức cấu tạo của
một số cytokinin (Hình 2.1):



Vai trò sinh lý của cytokinin: vai trò đặc trưng của cytokinin là kích thích sự
phân chia tế bào mạnh mẽ. Vì vậy người ta xem chúng như là các chất hoạt hóa sự
phân chia tế bào, nguyên nhân là do cytokinin hoạt hóa mạnh mẽ quá trình tổng hợp

acid nucleic và protein dẫn đến kích thích sự phân chia tế bào. Cytokinin ảnh hưởng
rõ rệt lên sự hình thành và phân hóa cơ quan của thực vật, đặc biệt là sự phân hóa
chồi. Người ta đã chứng minh rằng sự cân bằng giữa tỷ lệ auxin (phân hóa rễ) và
Zeatin
(6-benzylamino)-9-(2-tetrahydropyranyl)-9H-purine

Hình 2.1 Công thức cấu tạo của một số cytokinin
Benzyl aminopurine Kinetin
14
cytokinin (phân hóa chồi) có ý nghĩa rất quyết định trong quá trình phát sinh hình
thái của mô nuôi cấy in vitro cũng như trên cây nguyên vẹn. Nếu tỷ lệ auxin cao hơn
cytokinin thì kích thích sự ra rễ, còn tỷ lệ cytokinin cao hơn auxin thì kích thích ra
chồi. Ðể tăng hệ số nhân giống, người ta thường tăng nồng độ cytokinin trong môi
trường nuôi cấy ở giai đoạn tạo chồi. Ở trong cây rễ là cơ quan tổng hợp cytokinin
chủ yếu nên rễ phát triển mạnh thì hình thành nhiều cytokinin và kích thích chồi trên
mặt đất cũng hình thành nhiều. Cytokinin kìm hãm quá trình già hóa của các cơ
quan và của cây nguyên vẹn. Nếu như lá tách rời được xử lý cytokinin thì duy trì
được hàm lượng protein và chlorophyll trong thời gian lâu hơn và lá tồn tại màu
xanh lâu hơn. Hiệu quả kìm hãm sự già hóa, kéo dài tuổi thọ của các cơ quan có thể
chứng minh khi cành giâm ra rễ thì rễ tổng hợp cytokinin nội sinh và kéo dài thời
gian sống của lá lâu hơn. Hàm lượng cytokinin nhiều làm cho lá xanh lâu do nó tăng
quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng về nuôi lá. Trên cây, khi bộ rễ sinh trưởng tốt
thì làm cho cây trẻ và sinh trưởng mạnh, nếu bộ rễ bị tổn thương thì cơ quan trên
mặt đất chóng già. Cytokinin trong một số trường hợp ảnh hưởng lên sự nảy mầm
của hạt và của củ. Vì vậy nếu xử lý cytokinin có thể phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của
hạt, củ và chồi ngủ. Ngoài ra cytokinin còn có mối quan hệ tương tác với auxin,
cytokinin làm yếu hiện tượng ưu thế ngọn, làm phân cành nhiều. Cytokinin còn ảnh
hưởng lên các quá trình trao đổi chất như quá trình tổng hợp acid nucleic, protein,
chlorophyll và vì vậy ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý của cây.
Cơ chế tác dụng của cytokinin: tác dụng chủ yếu của cytokinin là kích thích sự

tổng hợp ADN, ARN trong tế bào. Thông qua cơ chế di truyền, cytokinin tác động
lên quá trình sinh tổng hợp protein, từ đó ảnh hưởng đến sự tổng hợp protein,
enzyme cần thiết cho sự phân chia và sinh trưởng của tế bào. Hiệu quả của cytokinin
trong việc ngăn chặn sự già hóa có liên quan nhiều đến khả năng ngăn chặn sự phân
hủy protein, acid nucleic và chlorophyll hơn là khả năng kích thích tổng hợp chúng.
Có lẽ cytokinin ngăn chặn sự tổng hợp mARN điều khiển sự tổng hợp nên các
enzyme thủy phân.

×