Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

ảnh hưởng của khoáng đa lượng pkmg lên chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) ở các giai đoạn khác nhau khi nuôi trong môi trường có độ mặn thấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 78 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN







BÙI ĐOÀN LUÂN








ẢNH HƯỞNG CỦA KHOÁNG ĐA LƯỢNG P-K-Mg LÊN
CHU KỲ LỘT XÁC CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
(Litopenaeus vannamei) Ở CÁC GIAI ĐOẠN KHÁC NHAU
KHI NUÔI TRONG MÔI TRƯỜNG CÓ ĐỘ MẶN THẤP






LUẬN VẶN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN











12/2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN




BÙI ĐOÀN LUÂN





ẢNH HƯỞNG CỦA KHOÁNG ĐA LƯỢNG P-K-Mg LÊN
CHU KỲ LỘT XÁC CỦA THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus
vannamei) Ở CÁC GIAI ĐOẠN KHÁC NHAU KHI NUÔI
TRONG MÔI TRƯỜNG CÓ ĐỘ MẶN THẤP







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN






CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
HUỲNH TRƯỜNG GIANG










12/2013
i
LỜI CẢM TẠ

Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường Đại học
Cần Thơ, Ban chủ nhiệm Khoa thủy sản; Bộ môn Thủy sinh học ứng dụng, các
thầy cô đã rất nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình

học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn Huỳnh Trường Giang,
trong những tháng qua đã ân cần, quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu để chăm bồi kiến thức và hoàn thành
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình cùng bạn bè các anh chị làm việc trong khoa
(Phan Thị Cẩm Tú, Trần Thị Bé Gấm, Trần Trung Giang) đã động viên, giúp đỡ
tôi rất nhiều trong quá trình phân tích mẫu thực hiện luận văn.
Bùi Đoàn Luân

ii
TÓM TẮT
Ảnh hưởng của khoáng đa lượng P-K-Mg lên chu kì lột xác của thẻ chân
trắng (Litopenaeus vanamei) ở các giai đoạn khác nhau trong môi trường độ mặn
2‰ được nghiên cứu tại Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm
trên 4 mức khoáng: đối chứng (không bổ sung); mức bổ sung 5-5-10; mức bổ
sung 10-10-20 và mức bổ sung 20-20-40. Giai đoạn PL
15
thí nghiệm ảnh hưởng
của 4 mức khoáng P-K-Mg lên chu kì lột xác và tỉ lệ các giai đoạn lột xác. Giai
đoạn 0,5-1 g, đánh giá ảnh hưởng của 4 mức khoáng bổ sung lên thời gian của
chu kì chu kì lột xác, tăng trưởng, tăng trọng và tỉ lệ lột xác. Tương tự cho giai
đoạn 4-5 g. Kết quả nghiên cứu cho thấy tôm thẻ chân trắng giống PL15 nuôi
trong môi trường độ mặn 2‰, có chu kì lột xác ở 4 mức khoáng: đối chứng, 5-5-
10, 10-10-20 và 20-20-40 khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p >0,05) và
so sánh tỉ lệ các giai đoạn của chu kì lột xác ở 4 nghiệm thức đều dao động ở
mức rất thấp không có ý nghĩa.
Bổ sung khoáng P-K-Mg có ý nghĩa nâng cao tăng trưởng và tăng trọng,
cở tôm 0,73±0,02 g (chiều dài 4,47±0,05 cm), mức khoáng bổ sung 10-10-20 và
mức 20-20-40 cho tăng trưởng về chiều dài cao hơn đối chứng và mức khoáng 5-

5-10. Mức khoáng 10-10-20 cho tăng trưởng chiều dài tốt nhất cao hơn 3 mức
còn lại khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Tăng trọng về khối lượng, cao
nhất ở mức 10-10-20 tuy nhiên chỉ có WG cao nhất khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p <0,05) với 3 nghiệm thức thí nghiệm. Các mức hàm lượng khoáng bổ sung
chưa có tác dụng rút ngắn chu kì lột xác của tôm, nhưng ở mức bổ sung 20-20-40
có tác dụng nâng cao tỉ lệ lột xác của tôm thẻ chân trắng.
Thí nghiệm cỡ tôm 4,7±0,02 g (chiều dài 8,2±0,15 cm) cho kết quả tương
tự, bổ sung khoáng P-K-Mg thúc đẩy tăng trưởng và tăng trọng của tôm, mức bổ
sung 10-10-20 cho kết quả tốt nhất, tăng trưởng về chiều dài, tăng trưởng tuyệt
đối và tương đối đều cao hơn đối chứng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05),
đồng thời ở mức khoáng này cũng cho tăng trọng về khối lượng (WG) và tăng
trọng tuyệt đối (DWG) cao hơn đối chứng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
<0,05). Các mức hàm lượng khoáng bổ sung chưa rút ngắn được chu kì lột xác
và tỉ lệ lột xác của tôm thí nghiệm.
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH HÌNH vi
DANH SÁCH BẢNG vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu đề tài 2
1.3 Nội dung nghiên cứu 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 vài nét về đặc điểm sinh học của thẻ chân trắng (Litopenaeus Vannamei) 3
2.1.1 Hệ thống phân loại 3
2.1.2 Phân bố 3

2.1.3 Môi trường sống 4
2.1.4 Dinh dưỡng 4
2.1.5. Sinh trưởng 4
2.1.6. Sinh sản 5
2.2. Sinh lí lột xác và nhu cầu một số chất khoáng 5
2.2.1 Điều hòa áp suất thẩm thấu 8
2.2.2 Vai trò của một số chất khoáng đa lượng 9
2.2.3 Nhu cầu oxy trong quá trình lột xác 11
2.2.4 Độ mặn ảnh hưởng đến tăng trưởng của tôm 12
2.2.5 Một số nghiên cứu nuôi tôm thẻ trong độ mặn thấp có bổ sung khoáng
chất 14
2.3 Tình hình nuôi và xuất khẩu tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam và trên thế giới
15
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
iv
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm 18
3.1.1 Thời gian thực hiện 18
3.1.2 Địa điểm thí nghiệm 18
3.2 Vật liệu và thiết bị nghiên cứu 18
3.2.1 Thiết bị và hóa chất: 18
3.2.2 Đối tượng thí nghiệm: 19
3.2.3 Nguồn nước thí nghiệm 19
3.2.4 Thức ăn sử dụng cho thí nghiệm 19
3.3 Phương pháp nghiên cứu 19
3.3.1 Bố trí thí nghiệm: 19
3.3.2 Phương pháp phân tích mẫu 23
3.3.2.1 Phương pháp phân tích môi trường nước 23
3.3.2.2 Theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng, tăng trọng và tỉ lệ sống 23
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 24
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25

4.1 Ảnh hưởng của khoáng P-K-Mg lên chu kì lột xác của thẻ chân trắng L.
vannamei giai đoạn PL15-PL26 nuôi ở độ mặn 2‰ 25
4.1.1 Các yếu tố môi trường nước 25
4.1.1.1 Nhiệt độ và pH 25
4.1.1.2 TAN, NO
2
-
, PO
4
3-
25
4.1.1.3 Độ kiềm và độ cứng, Ca
2+,
Mg
2+
và tỉ lệ Mg/Ca 26
4.1.2 Chu kì lột xác 27
4.1.3 Tỉ lệ các giai đoạn trong chu kì lột xác 27
4.2 Ảnh hưởng của khoáng P-K-Mg lên sự lột xác của thẻ chân trắng L.
vannamei ở độ mặn 2‰, trong giai đoạn 0,5-1 g 30
4.2.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 30
4.2.1.1 Nhiệt độ và pH 30
4.2.1.2 TAN, NO
2
-
, PO
4
3-
30
4.2.1.3 Độ kiềm và độ cứng, Ca

2+,
Mg
2+
và tỉ lệ Mg/Ca 31
4.2.2 Chu kỳ lột xác 32
v
4.2.3 Tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng 33
4.2.3.1 Tăng trưởng về chiều dài sau khi lột 33
4.2.3.2 Tăng trưởng chiều dài sau 3 chu kỳ lột 33
4.2.3.3 Tăng trưởng về khối lượng sau khi lột 34
4.2.3.4 Tăng trưởng khối lượng sau 3 chu kỳ lột 35
4.2.4 Tỉ lệ lột xác 36
4.2.5 Sự tăng trưởng tịnh tuyến của khối lượng và chiều dài sau mỗi chu kì
lột xác 37
4.3 Ảnh hưởng của khoáng P-K-Mg lên sự lột xác và tăng trưởng của thẻ chân
trắng L. vannamei ở độ mặn 2‰ trong giai đoạn 4-5. 39
4.3.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 39
4.3.1.1 Nhiệt độ và pH 39
4.3.1.2 TAN, NO
2
-
, PO
4
3-
39
4.3.1.3 Độ kiềm và độ cứng, Ca
2+,
Mg
2+
và tỉ lệ Mg/Ca 40

4.3.2 Chu kỳ lột xác 41
4.3.3 Tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng 42
4.3.3.1 Tăng trưởng về chiều dài sau khi lột 42
4.3.3.2 Tăng trưởng chiều dài sau 3 chu kỳ lột 42
4.3.3.3 Tăng trưởng về khối lượng sau khi lột 43
4.3.3.4 Tăng trưởng khối lượng sau 3 chu kỳ lột 44
4.3.4 Tỉ lệ lột xác 45
4.3.5 Sự tăng trưởng tịnh tuyến của khối lượng và chiều dài sau mỗi chu kì
lột xác 46
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 48
5.1 kết luận 48
5.2 Đề xuất 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC 56

vi
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Tôm thẻ chân trắng (FAO, 2012) 3
Hình 3.1: Lồng lưới dùng trong thí nghiệm 20
Hình 3.2: Hệ thống thí nghiệm 20
Hình 3.3: Vị trí chân đuôi quan sát để xác định giai đoạn lột xác 21
Hình 4.1: Tần số dao động các giai đoạn của chu kì xác nghiệm thức đối chứng28
Hình 4.2: Tần số dao động các giai đoạn của chu kì xác nghiệm thức 5-5-10 29
Hình 4.3: Tần số dao động các giai đoạn của chu kì xác nghiệm thức 10-10-20. 29
Hình 4.4: Tần số dao động các giai đoạn của chu kì xác nghiệm thức 20-20-40. 29
Hình 4.5: Biến động tỉ lệ Mg
2+
/Ca
2+
trong thí nghiệm 2 32

Hình 4.6: Thời gian lột xác trung bình mỗi chu kì 32
Hình 4.7: Tăng trưởng chiều dài sau mỗi chu kì lột xác 33
Hình 4.8: Sự tăng trọng về trọng lượng sau mỗi chu kì lột xác 35
Hình 4.9: Tỉ lệ lột xác của tôm thí nghiệm sau 4 chu kì lột ở 4 nghiệm thức 36
Hình 4.10: Tăng chiều của tôm ở thí nghiệm 2 37
Hình 4.11: Tăng trọng lượng của tôm ở thí nghiệm 2 37
Hình 4.12: Biến động tỉ lệ Mg
2+
/Ca
2+
trong thí nghiệm 3 41
Hình 4.13: Ảnh hưởng của khoáng đa lượng P-K-Mg lên thời gian lột xác thí
nghiệm 3 41
Hình 4.14: Ảnh hưởng của khoáng P-K-Mg lên tăng trưởng chiều dài sau chu
kì lột xác 42
Hình 4.15: Ảnh hưởng của khoáng P-K-Mg lên tăng trọng về khối lượng sau
chu mỗi kì lột 44
Hình 4.16: Ảnh hưởng của P-K-Mg lên tỉ lệ lột xác của tôm thí nghiệm sau 3
chu kì lộ xác 45
Hình 4.17: Tăng trưởng chiều dài liên tục của tôm sau 3 chu kì lột xác 46
Hình 4.18: Tăng trọng về khối lượng liên tục của tôm sau 3 chu kì lột xác 47
vii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm của các giai đoạn trong quá trình lột xác trên tôm thẻ chân
trắng L. vannamei (15 g) 7
Bảng 2.2: Các dạng phốt pho hấp thụ của thẻ chân trắng 9
Bảng 2.3: Nhu cầu khoáng đối với thẻ chân trắng 11
Bảng 2.4: Thành phần một số ion của nước biển và nước ngọt 12
Bảng 3.1: Theo dõi các chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng nước 23
Bảng 4.1: Nhiệt độ và pH trong thí nghiệm 1 25

Bảng 4.2: Biến động hàm lượng TAN, NO
2
-
, PO
4
3-
trong thí nghiệm 1 26
Bảng 4.3: Một số yếu tố môi trường quan trọng trong thí nghiệm 1 26
Bảng 4.4: Chu kì lột xác (ngày) của tôm thẻ chân trắng giai đoạn PL
15
-PL
25
27
Bảng 4.5: Nhiệt độ và pH sáng chiều giữa 4 nghiệm thức 30
Bảng 4.6: Biến động hàm lượng TAN, NO
2
-
, PO
4
3-
trong thí nghiệm 2 31
Bảng 4.7: Một số yếu tố môi trường quan trọng trong thí nghiệm 2 31
Bảng 4.8: Tăng trưởng về chiều dài của tôm 0,73±0,02 g ở các nghiệm thức 34
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của khoáng bổ sung lên tăng trọng về khối lượng 4
nghiệm thức 36
Bảng 4.10: Nhiệt độ và pH trong thí nghiệm 39
Bảng 4.11: Biến động hàm lượng TAN, NO
2
-
, PO

4
3-
trong thí nghiệm 3 40
Bảng 4.12: Một số chỉ tiêu môi trường quan trọng trong thí nghiệm 3 40
Bảng 4.13: Tăng trưởng của tôm ở 4 nghiệm thức thí nghiệm 3 43
Bảng 4.14: Tăng trọng khối lượng của tôm ở 4 nghiệm bố trí 45


viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASTT: Áp suất thẩm thấu
NN&PTNN: Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
N: Ngày
FAO: Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lương thực và
Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
P: Phốt pho
Ca: Can xi
K: Kali
Mg: Magiê
TAN: Total ammonia nitrogen
NO
2
-
: Nitrite
ĐBSCL: Đồng bằng song Cữu Long
KL: Khối lượng
CD: Chiều dài
ĐC: Đối chứng.
1
Chương 1:

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Trong nghề nuôi trồng thủy sản những năm gần đây, Việt Nam và trên thế
giới tình hình nuôi, phát triển và nghiên cứu khoa học về đối tượng tôm thẻ chân
trắng (Litopenaeus vannamei) ngày càng được nhiều quốc qia, tổ chức và các
công ty quan tâm thực hiện. Dù ở nước ta thời gian cho phép thả nuôi đại trà tôm
thẻ chân trắng trên cả nước chỉ mới bắt đầu năm 2008, nhưng tôm thẻ chân trắng
có vai trò vị thế quan trọng trong cơ cấu sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam,
góp phần không nhỏ trong việc ổn định nguồn cung cấp nguyên liệu cho chế
biến, duy trì và đẩy mạnh giá trị xuất khẩu tôm nói riêng và kim ngạch xuất khẩu
thủy sản của cả nước nói chung. Theo VASEP, giá trị xuất khẩu của riêng tôm
chân trắng năm 2010 đã đạt 414,6 triệu USD, tăng gấp rưỡi so với năm 2009,
bằng 20% giá trị xuất khẩu tôm nói chung và bằng 8% tổng giá trị xuất khẩu tất
cả các sản phẩm thủy sản; trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm chân trắng
đạt 31.014 tấn và 248,4 triệu USD, tăng 37,7% về khối lượng và 72,5% về giá trị
so với cùng kỳ năm 2012.
Thẻ chân trắng được nuôi quanh năm tại nhiều vùng thâm canh của cả
nước, do đặc điểm tôm rộng muối sống trong khoảng độ mặn (0,5-40‰), nhiệt
độ từ 27-30
o
C… Là đối tượng có giá trị kinh tế cao phù hợp với nhiều vùng của
nước ta, bên cạnh những vùng nuôi truyền thống Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc
Trăng,… Việc tôm thẻ chân trắng thích hợp nuôi trong vùng nội địa độ mặn thấp
còn mở ra khả năng nuôi ở những vùng nhiễm mặn, hay vùng có độ mặn thường
xuyên biến động ở mức thấp. Tôm nước lợ mặn nên khi nuôi trong nước có độ
mặn thấp tôm thường tăng trưởng chậm, hay đề kháng thấp với bệnh làm giảm tỉ
lệ sống trong quá trình nuôi.
Thẻ chân trắng tăng trưởng theo hình bậc thang theo chu kì lột xác, sự lột
xác mặc dù chỉ chiếm một tỉ lệ ngắn của toàn thể chu kỳ nuôi, nhưng là thời kỳ
rất quan trọng, và tử vong thì thường cao. Trước sự lột xác tôm phải tích lũy một

lượng lớn vật chất, năng lượng, đặc biệt là khoáng chất. Sau lột xác tôm bị mất
hầu hết lượng khoáng của cơ thể, cơ thể tôm giãn ra và được lấp đầy bằng nước.
Tôm thẻ chân trắng sống trong một môi trường ưu trương và liên tục uống một
lượng nước nhỏ và do đó tôm có thể hấp thụ một số khoáng chất trực tiếp từ
nước (Tacon, 1987). Để bù lại lượng khoáng bị mất tôm sẽ lấy khoáng của môi
trường, trong môi trường nước có độ mặn thấp khoáng chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều
lần so với lợ mặn.
2
Khoáng đa lượng magiê, phốt pho và kali trong môi trường nước là những
chất có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và quá trình lột xác của tôm. Nhằm bổ
sung thêm nồng độ của một số chất khoáng cần thiết cho môi trường nuôi tôm có
độ mặn thấp, đề tài ”Ảnh hưởng của khoáng đa lượng P-K-Mg lên chu kỳ lột
xác của thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở các giai đoạn khác nhau
khi nuôi trong môi trường có độ mặn thấp” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
Đánh giá tác dụng của khoáng P-K-Mg bổ sung vào nước có độ mặn thấp
lên chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng. Nghiên cứu mức khoáng phù hợp, và
cở tôm cần bổ sung khoáng. Từ đó đưa ra đề xuất, góp phần làm cơ sở lí luận
cho việc sử dụng bổ sung khoáng P-K-Mg cho nuôi tôm thẻ chân trắng L.
vannamei trong môi trường nuôi có độ mặn thấp để nâng cao năng suất và phòng
bệnh cho tôm nuôi ở ĐBSCL.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức nồng độ khoáng P-K-Mg khác nhau
trên chu kỳ lột xác tăng trưởng và tỉ lệ lột xác của tôm thẻ trắng L. vannamei ở
các giai đoạn khác nhau (PL
15
, 0,5-1 g và 4-5 g).

3
Chương 2:

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Vài nét về đặc điểm sinh học của thẻ chân trắng (Litopenaeus Vannamei)
2.1.1 Hệ thống phân loại
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Lớp phụ: Eumalacostraca
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Macrura natantia
Họ: Penaedae
Giống: Penaeus
Loài: Litopenaeus vannamei (Boone, 1931)
hay Penaeus vannamei (Boone, 1931)
Tên tiếng Anh: Whiteleg leg shrimp.

Hình 2.1: Tôm thẻ chân trắng (FAO, 2012)
2.1.2 Phân bố
Tôm chân trắng phân bố ở vùng ven bờ Đông Thái Bình Dương, từ Bắc
Mexico đến Peru. Tôm trưởng thành sống ở biển sâu (0-72 m) đáy bùn, trưởng
thành ở biển giai đoạn giống phân bố vùng cửa sông. Hiện nay do việc di nhập
giống nên tôm chân trắng đã được phân bố khá rộng trên thế giới như Trung
Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia và Việt Nam (Trần Ngọc Hải
và Nguyễn Thanh Phương, 2009).
4
2.1.3 Môi trường sống
Tôm chân trắng là loài tôm nhiệt đới, có khả năng thích nghi với giới hạn
rộng về độ mặn và nhiệt độ. Ở vùng biển tự nhiên, tôm thẻ chân trắng thích nghi
nơi vùng đáy bùn, độ sâu khoảng 72 m, có thể sống ở độ mặn 0-50‰, thích hợp
ở độ mặn 20-35‰, và tăng trưởng tốt ở độ mặn khá thấp: 10-15‰, thích hợp
phát triển nuôi trồng thủy sản ở vùng nội địa, pH từ 7-8,4, nhiệt độ: 27-31

o
C.
Nhiệt độ tối ưu cho tôm lúc nhỏ (1 g) là 30
o
C và cho tôm lớn (12-18 g) là 27
o
C,
oxy hòa tan: 3,7-5,3 mg/l, độ kiềm ở khoảng 80-156 mgCaCO
3
/L và TAN < 2,5
mg/l (Nyan et al., 2009) (trích dẫn bởi Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương,
2009).
2.1.4 Dinh dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng của tôm đã được nghiên cứu ngày càng nhiều và
phân tích cụ thể hơn để tạo thức ăn thích hợp và đáp ứng cho từng giai đoạn phát
triển, tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp, giống như nhiều loài tôm khác thức ăn
của tôm thẻ chân trắng cũng bao gồm các thành phần: Protid, Lipid, Glucid,
Muối khoáng Tuy nhiên nhu cầu thức ăn có hàm lượng Protein tương đối,
khoảng 30% đạm cho cỡ tôm 0,03 g/con (Colvin và Bran, 1977) (trích dẫn bởi
Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009). Nhu cầu protein trong khẩu
phần thức ăn cho tôm chân trắng (20–35%), thấp hơn so với các loài tôm nuôi
cùng họ khác (36–42%), tôm chân trắng là loài ăn tạp thiên về động vật, phổ
thức ăn rộng, cường độ bắt mồi khỏe, tôm sử dụng được nhiều loại thức ăn tự
nhiên có kích cỡ phù hợp từ mùn bã hữu cơ đến các động thực vật thủy sinh.
Tình trạng thiếu hay không cân đối dưỡng chất trong thức ăn đều ảnh hưởng đến
sức khỏe và tốc độ lớn của tôm. Khả năng chuyển hoá thức ăn của tôm rất cao,
trong điều kiện nuôi bình thường lượng cho ăn chỉ cần 5% trọng lượng tôm,
trong ao nuôi thâm canh, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) dao động từ 1,1-1,3
(Sở NN&PTNN TP. Hồ Chí Minh, 2009)
2.1.5. Sinh trưởng

Tôm chân trắng có tốc độ tăng trưởng nhanh (cỡ tôm nhỏ hơn 20 g tăng
trưởng 3 g/tuần), chúng lớn nhanh hơn tôm sú ở giai đoạn nhỏ (20 g). Tôm có
tập tính ăn tạp, thành phần thức ăn đa dạng bao gồm thức ăn viên, động vật sống,
phiêu sinh, lab lab Tốc độ tăng trưởng của tôm phụ thuộc vào các yếu tố như:
giai đoạn sinh trưởng, tình trạng sinh lí, điều kiện dinh dưỡng và điều kiện môi
trường sống. Trong điều kiện tự nhiên, từ tôm bột đến khoảng 40 g/con mất
khoảng thời gian 120 ngày, hoặc từ cỡ 0,1 g lớn đến 15 g mất khoảng 90-120
ngày. Trong điều kiện sinh thái tự nhiên, nhiệt độ nước 30 – 32
o
C, độ mặn 20-
40‰ từ tôm bột đến thu hoạch khoảng 180 ngày (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư,
5
2004). Tôm tăng trưởng nhanh hơn trong 60 ngày nuôi đầu, sau đó, mức tăng
trọng giảm dần theo thời gian nuôi. Nhờ đặc tính ăn tạp, bắt mồi khỏe, linh hoạt,
nên tôm chân trắng trong quần đàn có khả năng bắt mồi như nhau, vì thế tôm
nuôi tăng trưởng khá đồng đều, ít bị phân đàn (Sở NN&PTNN TP. Hồ Chí Minh,
2009). Tại châu Á, tôm được nuôi thương phẩm bằng ao đất, Thái Lan và
Inđônêxia nuôi thâm canh với mật độ 60-150 con/m
2
đạt tốc độ tăng trưởng 1-
1,5g/tuần, tỷ lệ sống 80-90% (trong khi tốc độ tăng trưởng của tôm sú chỉ là 1-
1,2g/tuần và tỷ lệ sống chỉ khoảng 45-54%). Philippin nuôi thâm canh với mật
độ cao hơn 100-200 con/m
2
, hệ số thức ăn 1,3-1,5, tỷ lệ sống đạt 65-85%, năng
suất đạt 7-12 tấn/ha/vụ sau 90-120 ngày nuôi (http://Tư vấn thủy sản.com).
2.1.6. Sinh sản
Tôm chân trắng có thelycum hở, tôm thành thục sớm, con đực trưởng
thành từ 20 gam, con cái 28 gram cỡ 6-7 tháng tuổi, tôm mẹ có khối lượng 30-35
gram có sức sinh sản 100.000-250.000 trứng/lần đẻ, sức sinh sản tương đối thấp.

Trứng có đường kính 0,22 mm, trứng nở khoảng 16 giờ sau khi đẻ trứng và thụ
tinh. Ấu trùng Nauplius trong giai đoạn đầu tiên, bơi liên tục và hướng quang
mạnh, nauplius không ăn thức ăn ngoài, sống nhờ dinh dưỡng noãn hoàng. Các
giai đoạn phát triển tiếp theo của ấu trùng là: Zoea, Mysis và Postlarvae. Giai
đoạn Zoea chúng ăn thực vật phù du, có tính hướng quang mạnh, tính ăn lọc và
bơi tự do trong môi trường nước, cuối giai đoạn Zoea chúng có khả năng ăn động
vật phù du, sang giai đoạn Mysis ăn động vật phù du. Giai đoạn Postlarvae sau
khoảng 5 ngày thì lột xác thành hậu ấu trùng, di chuyển gần bờ và bắt đầu ăn các
mảnh vụn hữu cơ, sinh vật tần đáy, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và động vật giáp xác
(FAO, 2012).
2.2. Sinh lí lột xác và nhu cầu một số chất khoáng
Sự tăng trưởng về kích thước và trọng lượng của giáp xác có dạng bậc
thang, nó thể hiện sự sinh trưởng không liên tục. Kích thước và trọng lượng
trong thời gian chuẩn bị lột xác hầu như không tăng hoặc tăng không đáng kể và
sẽ tăng vọt sau mỗi lần lột xác, quá trình lột xác được diều kiển bởi hormone
kích thích lột xác (nằm ở cơ quan Y) và hormone ức chế lột xác (nằm ở tuyến
xoang X) (Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010).
Trong quá trình tăng trưởng, khi khối lượng và khích thước tăng lên đến
mức độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên, lột xác thường xảy ra vào
ban đêm và đôi khi cả ban ngày, sự lột xác đi đôi với việc tăng thể trọng, cũng có
trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng. Hiện tượng lột xác xảy ra như
sau: màng giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, phần đầu ngực và các phần
phụ trước rút ra, theo sau là phần bụng và phần phụ phía sau rút ra khỏi vỏ cứng,
6
với động tác uốn cong mình toàn cơ thể. Lớp vỏ mềm sẽ cứng lại sau 1-2 giờ với
tôm nhỏ, 1-2 ngày với tôm lớn chu kì lột xác xảy ra nhanh ở giai đoạn ấu trùng
và giảm dần ở các giai đoạn sau (Tình, 2004). Tôm sau khi lột xác vỏ còn mềm
nên rất dể bị sốc và là chỉ thị tốt của môi trường bất lợi hay điều kiện dinh dưỡng
trong một điều kiện mật độ nuôi nào đó (Wickins, 1976).
Theo Ramxel (2010) tần số lột xác trên tôm thẻ chân trắng giảm cùng với

sự gia tăng kích thước của tôm, giai đoạn ấu trùng, tôm thẻ chân trắng lột xác sau
40 giờ ở 28
o
C, trong khi tôm chưa thành niên có trọng lượng 1-5 gram, lột xác
mỗi 4-6 ngày, tiếp theo trên trọng lượng 15 gram tôm ở giai đoạn lột xác này xảy
ra khoảng 2 tuần một lần.
Tôm thẻ lột xác có 4 giai đoạn: giai đoạn tiền lột xác, giai đoạn hậu lột
xác, giai đoạn trung gian lột xác, giai đoạn lột xác (Đỗ Thị Thanh Hương và
Nguyễn Văn Tư, 2010). Các giai đoạn của chu kỳ lột xác được phân biệt bởi lớp
biểu bì và lớp tơ trong chân đuôi của tôm thẻ chân trắng, quan sát sự hình thành
phát triển của nó dưới kính hiển vi. Năm giai đoạn phát triển của lớp biểu bì và
lớp tơ được xác định là: đầu và cuối thay tơ (A và B), giữa chu kì thay tơ (C) và
đầu và cuối trước khi thay tơ (D1, D2 và D3). Tổng thời gian của chu kỳ thay tơ
ở tôm cỡ 2 g là khoảng 5 ngày với tôm thẻ chân trắng và 6,5 ngày với tôm sú,
với cỡ tôm 15 g chu kì thay tơ là 11 ngày với tôm thẻ chân trắng và 12 ngày đối
tôm sú. Nhìn chung, thời gian tương đối của các giai đoạn hình thành lớp vỏ
trong chu kỳ là 5-10% cho giai đoạn A, 9-16% cho giai đoạn B, 12-20% cho giai
đoạn C, 28 - 36% cho giai đoạn D1 và 30-38% cho giai đoạn D2 (Corteel et al.,
2012).
Lớp vỏ, các lớp biểu bì của hầu hết các động vật giáp xác chứa các
khoáng chất chủ yếu là CaCO
3
với một lượng nhỏ magiê, phốt pho và lưu huỳnh.
Khoảng 99% các thành phần hữu cơ của lớp vỏ khác nhau giữa các loài, các bộ
phận trong cơ thể và thay đổi giữa các giai đoạn lột xác (Conklin, 1981).
Trong giai đoạn cuối trước khi lột xác và giai đoạn đầu sau khi lột xác, xảy ra
những thay đổi trong cấu trúc biểu bì vỏ và hoạt động của bơm Na
+
/K
+

-
ATPase diễn ra trong mang sau, cho phép nước và các ion vào các mô, mà một
trong những kết quả đó là tăng khối lượng cơ thể trong thời gian ngắn
(Charmantier et al., 1994).
Giáp xác sử dụng hormone tăng đường huyết giáp xác (CHH) gây ra hoạt
động bơm năng lượng cho quá trình lột xác, bằng cách tăng mức D-glucose trong
hemolymph qua huy động D-glucose từ gan tụy và cơ bắp dự trữ dưới dạng
glycogen (Lucu và Towle, 2003). Theo Cheng et al. (2002) từ giai đoạn D1, A,
hyporegulation tăng hấp thu nước và hấp thụ các ion trước khi lột xác. Tiêu hao
7
năng lượng cho điều hòa áp suất thẩm thấu trong tôm chân trắng thường cao hơn
ở độ mặn cao trong điều kiện đẳng trương (Cheng et al., 2002).
Bảng 2.1: Đặc điểm của các giai đoạn trong quá trình lột xác trên tôm thẻ chân trắng L.
vannamei (15 g) (Chan et al., 1988).
Giai đoạn
Thời
gian
Bắt mồi/hoạt
động
Vỏ giáp Biểu bì
Nước trong
cơ thể
A 1-2 h Không/Yếu Mềm Trong suốt 73,6±0,3

B
Hậu lột
xác
(postmolt)
2-5 h
Không/Phục

hồi sức khỏe
Hơi cứng
Có hạt xuất
hiện
74,0±0,2

C1 1-2 ngày
Bắt đầu
ăn/Bình
thường
Cứng Có hạt 74,1±0,3

C2 6-8 ngày
Bình
thường/Bình
thường
Cứng Có hạt

C3
Giữa chu
kỳ lột xác
(intermolt)

1-2 ngày
Bình
thường/Bình
thường
Cứng Hạt dầy đặt

D0 1-2 ngày

Giảm ăn/Bình
thường
Chưa hình
thành lớp
vỏ cu-tin
mới
Hạt co lại 73,2±0,3

D1 1-2 ngày
Giảm ăn/Bình
thường
Lớp vỏ cu-
tin mới xuất
hiện
Invaginates
Hạt co lại
trong ống tơ
72,1±0,4

D2 2 ngày
Giảm ăn/Bình
thường
Có khoảng
trống giữa 2
lớp vỏ cu-
tin cũ và
mới
Invaginates 72,1±0,2

D3

Tiền lột
xác
(premolt)
1-2 ngày
Không ăn/hấp
thu nước
Lớp vỏ cũ
mềm đi
71,0±0,7

E Lột xác 1-2 phút
Không ăn/Cơ
thể lớn lên về
mặt thể tích
Lớp vỏ cu-
tin cũ bên
ngoài bung
ra


8
2.2.1 Điều hòa áp suất thẩm thấu
Hầu hết các loài giáp xác biển điều hòa áp suất thẩm thấu (ASTT) trong
dịch máu ngang bằng với ASTT của môi trường. Điều hòa ASTT là cơ chế duy
trì ổn định sự cân bằng nồng độ thẩm thấu bên trong cơ thể sinh vật và bên ngoài
môi trường. Sự duy trì nồng độ thẩm thấu huyết tương cao hơn hoặc thấp hơn so
với môi trường được gọi là điều hòa thẩm thấu ưu trương hay nhược trương
(Wurt, 1987). Các cơ chế có liên quan đến điều hòa thẩm thấu ở giáp xác bao
gồm các quá trình hấp thu chủ động hoặc bài tiết các ion qua bề mặt cơ thể, qua
ống dạ dày-ruột, mang và các cơ quan bài tiết. Nếu nồng độ thẩm thấu của máu

là ưu trương với môi trường thì sinh vật hấp thu nước theo cơ chế thấm lọc vào
cơ thể, kèm theo đó là sự mất muối do sự khuếch tán qua vách cơ thể. Ngược lại,
nếu máu là nhược trương với môi trường thì có khuynh hướng xảy ra sự mất
nước do thấm lọc và hấp thu muối bởi khuếch tán, sự duy trì tình trạng ưu trương
hay nhược trương của máu so với môi trường tùy thuộc vào sự chênh lệch nồng
độ giữa máu và môi trường và tính thấm của bề mặt cơ quan trên. Những loài
rộng muối, hoặc loài sống ở điều kiện nước ngọt hay nửa cạn có khuynh hướng
giảm tính thấm của bề mặt cơ thể (Lockwood, 1962 trích bởi Đỗ Thị Thu Hương
và Nguyễn Văn Tư, 2009). Những loài sống trong nước ngọt hoặc nước lợ, đều
phải đối mặt với vấn đề quan trọng là duy trì nồng độ ASTT dịch cơ thể cao hơn
ASTT môi trường. Tôm thẻ chân trắng (L. vannamei) nuôi ở độ mặn 1‰, nồng
độ ion Na
+
giảm từ 380 mmol/L chuyển xuống 200 mmol/L sau 6 giờ. Hoạt tính
của men Na
+
/K
+
ATPase cao nhất trong tôm khi ở độ mặn 7‰ là 6,5±1,6 µmol
ADP/mg protein/ Tôm không thể sống sót ở độ mặn thấp (<1‰), vì mất khả
năng điều hòa áp suất thẩm thấu trong máu, khi chuyển ấu trùng tôm thẻ từ 28‰
xuống 3‰ thì áp suất thẩm thấu của tôm giảm khá nhanh từ 800 mOsm xuống
560 mOsm trong 6 giờ và duy trì 1 ngày, sau 3 ngày ở độ mặn 3‰ ASTT của
tôm phục hồi trở lại đạt 600 mOsm, duy trì ổn định trong suốt thời gian tiếp theo
(Đỗ Thị Thanh Hương và Wilder, 2008). Khi vừa mới lột xác, áp suất thẩm thấu
và các yếu tố, Na
+
, K
+
trong máu cũng giảm đáng kể. Chính vì điều này mà giai

đoạn vừa mới lột xác tôm không bắt mồi và ít hoạt động và mãi đến sau 24 giờ
mới phục hồi, cứng vỏ và hoạt động bắt mồi bình thường.
Sự điều hòa áp suất thẩm thấu khi tôm sống trong môi trường có nồng độ
muối thấp liên quan đến sự sử dụng khẩu phần protein trong thức ăn. Protein
cung cấp nguồn acid amin được sử dụng như là nhân tố ảnh hưởng đến điều hòa
áp suất thẩm thấu và liên quan đến hàm lượng protein trong máu (Pierce, 1982).
Sau lột xác (giai đoạn A) hàm lượng Ca
2+
trong máu cao nhất sau đó giảm
dần trong giai đoạn B và C do sự chuyển hóa Ca
2+
vào vỏ, làm vỏ trở nên cứng
hơn. Bình thường hàm lượng Ca
2+
trong các bộ phận trong cơ thể của tôm cũng
9
khác nhau như: vỏ, gan tụy, máu và cơ, trong đó Ca
2+
trong vỏ và gan tụy là cao
nhất. Trong chu kỳ lột xác thì hàm lượng Ca
2+
tăng cao trong máu và gan tụy ở
giai đoạn tiền lột xác (giai đoạn D), trong khi lại giảm thấp trong vỏ và cơ (Li và
Cheng, 2012).
2.2.2 Vai trò của một số chất khoáng đa lượng
Chất khoáng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của động vật
thủy sản như xây dựng cơ thể, tham gia vào các quá trình trao đổi chất, duy trì
chức năng sinh lí. Tham gia thành phần cấu tạo cơ thể như các khoáng đa lượng
Ca, P, Mg tham gia cấu tạo khung cơ thể (Trần Thị Thanh Hiền, 2009).
Ngoài ra còn là thành phần thiết yếu của xương, răng, và bộ xương ngoài. Nó cần

thiết để duy trì áp suất thẩm thấu, cân bằng acid-base, do đó nồng độ khoáng quy
định về độ pH của máu, số lượng bạch cầu, khoáng trong nước tiểu và trong dịch
cơ thể, là thành phần của men, một số vitamin, kích thích tố và các sắc tố hô hấp
và rất cần thiết cho sự co cơ và truyền xung động thần kinh (Davis, 1996).
 Phốt pho: Phốt pho là một tôm yếu tố không tìm thấy trong số tiền chất
của nước biển. Canxi được cơ thể hấp thu chủ yếu từ môi trường, nhưng phốt
pho được hấp thu vào cơ thể qua chủ yếu qua con đường ăn uống, sự hấp thu
phốt pho theo sự khác biệt độ pH ở phần trước dạ dày và nó còn liên quan đến
bản chất của các muối phosphate. Là một thành phần của các chất sinh học quan
trọng, phốt pho đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển hóa năng lượng và
hoạt động, ngoài ra phốt pho có vai trò trong quá trình biến dưỡng các chất dinh
dưỡng trong cơ thể. Phốt pho là chất cấu thành hợp chất cao năng Adenosine
triphosphate (ATP), Phospholipid, AND, ARN và một số coenzime. Vì vậy P
tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng, điều khiển sinh sản, sinh trưởng…
Tham gia vào việc duy trì ổn định pH trong cơ thể động vật thủy sản (Trần Thị
Thanh Hiền, 2009).
Bảng 2.2: Các dạng phốt pho hấp thụ của thẻ chân trắng (Trần Thị Thanh Hiền, 2009)
Dạng sử dụng Công thức Thẻ chân trắng (%)
Mono basic Calcium phosphate
Ca(H
2
PO4)
2
· H
2
O
46.5
Di basic Calcium phosphate
CaHPO
4


19.4
Tri basic Calcium phosphate
Ca
3
(PO4)
2

9.9
Mono basis Potassium phosphate
KH
2
PO
4

68
Mono basis sodium phosphate
NaH
2
PO
68.2

10
 Magiê: Magiê đóng vai trò làm ổn định sự trao đổi chất và là yếu tố
tham gia một lượng lớn các phản ứng enzyme chất đường trong cơ thể (Davis và
Lawrence, 1993). Nồng độ magiê trong nước biển cao, được bài tiết bởi giáp xác
và cá vì vậy lượng magiê trong máu thấp hơn của môi trường ngoài (Dall và
Moriarty, 1983).
Ở môi trường nồng độ muối thấp hoặc môi trường nước ngọt thì tôm cá
cần được cung cấp magiê từ thức ăn. Tôm nuôi trong nước có hàm lượng Mg

2+

cao, tỉ lệ hô hấp cao và tỉ lệ sống cao hơn tôm nuôi có hàm lượng Mg
2+
thấp
(Roy etal, 2007) Can-xi và Ma-giê là các loại ion hóa trị 2 ưu thế trong gần như
tất cả loại nước ao. Trong hầu hết nguồn nước, tổng độ cứng và tổng độ kiềm
tương đương nhau (Boyd, 1998 dịch bởi Trương Quốc Phú và Vũ Ngọc Út).
Nước có hàm lượng Ca
2+
từ 100-500ppm và Mg
2+
từ 100-1.500ppm là thích hợp
cho nuôi tôm (Whetstone etal., 2002). (trích dẩn bởi Lê Trí Tính 2004)
Ở tôm thẻ chân trắng khi bổ sung 0,12% thức ăn tôm sẽ sinh trưởng tốt
hơn (Liu, 1997). Theo Roy et al. (2007) sử dụng magie bổ sung vào thức ăn cho
tôm. Tại Mexico nồng độ của nó sử dụng dao động từ 29 mg/L đến 98
mg/L. Mức Mg
2+
có trong nguồn nước cấp tương đối cao, nó phù hợp cho việc
nuôi tôm trong khu vực nội địa.
 Kali: Kali là cation nội bào chính và quan trọng cho sự phát triển bình
thường và chức năng điều hòa áp suất thẩm thấu ở động vật giáp xác (Mantel et
al, 1983). Nồng độ K
+
được đề nghị bổ sung trong ao nuôi tôm ít nhất 30 mg/L
để cải thiện sự sống trong thời gian nuôi và giai đoạn sinh trưởng. Theo
McNevin et al. (2004) đề nghị bổ sung KCl vào ao khi ao nuôi khi có độ mặn
1‰. Ở Alabama nuôi tôm trong điều kiện độ mặn thấp, thì sử giải pháp bằng
cách tăng mức độ của K

+
(6,2 mg/L) và Mg
2+
(4.6 mg/L) đến 40 và 20
mg/L. Ngoài ra K
+
có vai trò quang trọng trong quá trình trao đổi chất của tôm,
khi nuôi tôm trong môi trường có K
+
thấp tôm thẻ chân trắng có biểu hiện biếng
ăn, hoạt động kém tăng trưởng chậm thậm chí chết .
Trong hầu hết động vật giáp xác nồng độ kali trong huyết thanh gần như
bằng với iso-ion kali để bên ngoài môi trường, trừ một số trường hợp nó chiếm tỉ
lệ nhỏ hơn (McFarland và Lee 1963). Trong môi trường có độ mặn thay đổi nồng
độ kali trong cơ thể có xu hướng được điều chỉnh để đạt mức giá trị cân bằng
(McFarland và Lee 1963; Dall và Smith 1981). Môi trường nước có lượng kali
thấp, thì việc bổ sung kali vào chế độ ăn uống được coi là cần thiết, không chỉ để
cung cấp kali cho môi trường trong, mà còn tạo thuận lợi cho chức năng điều hòa
ổn của muối natri clorua trong tôm.
11
Thông thường tỉ lệ Ca trong khẩu phần ăn khoảng từ 2-3% và và P tối
thiểu là dao động từ 1-2%. Tỉ lệ Ca/P 1:1 là có thể cung cấp đủ cho tôm phát
triển tốt của tôm, tuy nhiên cần bổ xung đầy đủ các chất khoáng. Theo Davis và
Gatlin (1996) có 6 chất khoáng được xem là thiết yếu đối với tôm là. Ca, Cu, P,
Mg, K, Se, Zn. Nồng độ trung bình của Ca
2+
trong các ao nuôi tôm ở Mexico là
166 mg/L, thuận lợi cho sự phát triển bình thường của tôm. Theo Scarpa và
Vaughan (1998) báo cáo rằng độ cứng cao hơn 150 mg/L của CaCO
3

là cần thiết
cho nuôi tôm thẻ chân trắng trong môi trường độ mặn thấp. Bởi đặc điểm tôm thẻ
chân trắng liên tục hấp thụ Ca
2+
từ môi trường do chu kì lột xác ngắn (Robertson
1953).
Bảng 2.3: Nhu cầu khoáng đối với thẻ chân trắng (Davis và Gatlin,1996)
Khoáng chất Nhu cầu bổ sung (g/100g thức ăn)
Ca Không cần thiết
P 0,5-2%
Tỉ lệ Ca/P Ít tương quan
K 0,9-1%
Mg 0,3%
Tôm cần bổ sung khoáng chất thường xuyên do quá trình tăng trưởng của
tôm, bị mất một lượng khoáng chất khá lớn, trong chu kì lột xác (Kanazawwa,
1985). Trong môi trường nước có độ mặn thấp lượng khoáng chất ít, nên việt bổ
sung để bù đắp lại lượng bị mất cho tôm rất có ý nghĩa. Để bổ sung ngoài việc
cho ăn phối trộn khoáng chất, tôm thẻ chân trắng có thể hấp thu trực tiếp khoáng
chất hòa tan trong môi trường để đáp ứng nhu cầu sinh lí, thông qua uống, qua
mang và qua da (Deshimaru et al., 1978; NRC, 1993).
2.2.3 Nhu cầu oxy trong quá trình lột xác
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp ảnh hưởng đến tần số hô hấp,
hoạt động hệ tuần hoàn, quá trình trao đổi chất, làm giảm tỷ lệ sống cũng như
quá trình lột xác, có sự giảm hoạt động cơ và tỷ lệ tiêu hóa và giảm tăng trưởng
của các loài tôm nước lợ (Seidman và Lowrence, 1985; Clark, 1986). Ở tôm
L. vannamei ở giai đoạn giống nuôi trong hàm lượng oxy hòa tan thấp hơn 2
mg/L. Trong chu kỳ lột xác của tôm, nhu cầu tiêu thụ oxy cũng khác nhau. Giai
đoạn lột và hậu lột xác (giai đoạn E và A, B) phần trăm oxy gia tiêu thụ gia tăng
đến 86,2%, giai đoạn giữa chu kỳ (C) không có sự gia tăng về oxy tiêu thụ, giai
đoạn đầu của tiền lột xác (D1 và D2) lượng oxy tiêu thụ gia tăng khoảng 7%, và

12
giai đoạn cuối của tiền lột xác (D3) giá trị này tăng lên 12% (Martinez-Cordova
et al., 1998).
Theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2009) hàm lượng oxy
hòa tan tốt nhất cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm biển trong khoảng giữa 3,5
mg/L đến bảo hòa. Oxy hòa tan quá bảo hòa cũng gây nguy hiểm cho tôm.
2.2.4 Độ mặn ảnh hưởng đến tăng trưởng của tôm
Độ mặn là tổng lượng (tính theo gram) các chất hòa tan chứa trong 1
kg nước, bao gồm các muối khoáng các ion hòa tan trong nước. Độ mặn ảnh
hưởng trực tiếp đến điều hòa ASTT, sự thay đổi độ mặn vượt ngoài giới hạn
thích ứng của tôm nuôi đều gây sốc và làm giảm khả năng kháng bệnh của tôm
(Nguyễn Văn Hảo, 1995)
Bảng 2.4: Thành phần một số ion của nước biển và nước ngọt
Thành phần Nước ngọt Nước biển
khoáng Nồng độ (mg/L) nồng độ (mg/L)
Mg
2+
4 1294
Ca
2+
15 412
K
+
2 399
Phốt pho (P) 20 35
Theo nghiên cứu của Roy et al. (2007) đề nghị khi nuôi tôm L.
vannamei trong điều kiện độ mặn thấp tỷ lệ Mg:Ca nên được đảm bảo xấp xỉ
với tỉ lệ tìm thấy trong nước biển tự nhiên (3,1:1).
Nồng độ muối khoáng trong nước mặn cao hơn nhiều lần so với nước
ngọt, tỉ lệ từ cao xuống thấp, nước càng mặn nồng độ muối khoáng càng cao.

Theo Đỗ Thị Thanh Hương (2008) giáp xác biển cần sử dụng năng lượng cho
quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu để duy trì thành phần ion của máu và dịch tế
bào khi ở trong môi trường nước có nồng độ muối thấp hơn. Giống Penaeus có
khả năng điều hòa ASTT trong môi trường nước ngọt và mặn. Mặc dù có sự
khác biệt về ASTT của máu tôm nuôi ở các nồng độ muối khác nhau, nhưng
ASTT của máu tôm luôn cao hơn ASTT môi trường. Khi giảm nồng độ muối của
môi trường thì sẽ có sự xâm nhập của nước và khuếch tán các ion ra ngoài môi
trường ngan qua bề mặt cơ thể (Linda và Farmer, 1983 trích dẫn bởi Lâm Ánh
Tiên, 2009). Li et al. (2007) nhận định rằng tôm chân trắng có thể thích nghi với
khoảng độ mặn rộng (3-32‰), nhưng tiêu hao nhiều năng lượng hơn để điều hòa
13
áp suất thẩm thấu ở điều kiện độ mặn 3‰. Đoàn Xuân Diệp (2012) đã nghiên
cứu ảnh hưởng của độ mặn lên thay đổi sinh lí và sinh trưởng của tôm sú, ở các
mức độ mặn 3, 15, 25, 35‰. Kết quả tôm sú thí nghiệm (10

2 g) không có khả
năng điều hòa ASTT ở độ mặn 0‰. Ở độ mặn 3‰ và 15‰ thời gian sử dụng
thức ăn của tôm ngắn hơn 25‰ và 35‰. Tổng thời gian thức ăn lưu trong dạ dày
của tôm ở độ mặn 3‰ là ngắn nhất (3-4 giờ sau cho ăn). Cũng theo nghiên cứu
trên ở độ mặn 3‰ tiêu hao oxy cơ sở của tôm là thấp nhất, sinh trưởng của tôm
nhanh nhất nhưng tỉ lệ sống lại thấp. Điều này phù hợp với nghiên cứu trên tôm
thẻ chân trắng của Bray et al. (1994) nuôi tôm từ 5-15‰ tôm tăng trưởng tốt hơn
khi nuôi tôm ở nồng độ muối cao hơn và Ngô Thị Thu Thảo (2011) Tỷ lệ sống
của tôm khi nuôi trong điều kiện duy trì độ mặn 15‰ (69,5%) cao hơn so với
giảm độ mặn xuống 10‰ (59,5%) và 5‰ (46,2%).
Dương Thúy Yên và ctv (2004) đã nghiên cứu về ương ấu trùng tôm sú
(P.monodon) ở độ mặn thấp cho biết, ở độ mặn trong bể ương ấu trùng là 15‰
sau đó hạ xuống với tốc độ 2‰/ngày. Sau 8 ngày thuần hóa TLS của tôm đạt rất
cao (82,8-97,0%) và sau đó tôm tăng trưởng tốt ở độ mặn thấp đến 0,56‰ nhưng
TLS thấp hơn so với độ mặn


1‰ (73,0-83,1%) ở độ mặn 0‰ tôm không thể
sống sau 45 ngày.
Tôm thẻ chân trắng L. vannamei có khả năng điều hòa tình trạng ASTT
tốt, thích ứng với điều kiện độ mặn trên lệch 5‰/ngày. Thí nghiệm chuyển tôm
thẻ chân trắng vào môi trường nước 3‰, trong thời gian đầu sau vài giờ một vài
con đã không có khả năng điều hòa kịp ASTT, lượng nước vào cơ thể quá nhiều,
tôm bị mất một lương ion khá lớn nên gây chết. Khi vào môi trường có độ muối
quá thấp 0,5‰ (15 mOsm) và 1‰ (28 mOsm), ASTT giữa máu và môi trường
chênh lệnh quá lớn tôm bị hiện tượng trương nước và mất một lượng ion khá lớn
ra môi trường ngoài, ASTT và nồng độ ion giảm đột ngột trong 6 giờ thí nghiệm,
kết quả là tôm không có khả năng sống sót trong môi trường độ mặn quá thấp
như vậy L. vannamei đòi hỏi thời gian thích nghi trong vòng 1 đến 3 ngày khi
chuyển vào môi trường có độ mặn thấp (Đỗ Thị Thanh Hương và Wilder, 2008).
Nồng độ muối thấp làm giới hạn khả năng của tôm trong việc duy trì áp
suất thẩm thấu hay cân bằng môi trường trong máu tôm, kết quả có thể gây chết
khi lột xác, dấu hiệu là tôm lớn từ 18-20 g có thể bị chết nhiều hơn tôm nhỏ. Khả
năng điều hòa áp suất thẩm thấu của tôm thẻ L. vannamei bị giảm khi tôm phát
triển đến giai đoạn tiền hoặc trưởng thành. Nguyên nhân là: (1) tôm nhỏ có khả
năng điều hào áp suất thẩm thấu tốt hơn tôm lớn (Vargas-Albores và Ochoa,
1992); (2) tỉ lệ tôm chết do mềm vỏ cao hơn tỉ lệ tôm không lột xác được
(Ferraris et al., 1987).
14
Nguyên nhân tại sao độ mặn thấp là thích hợp cho sự sinh trưởng của thẻ
chân trắng L. vannamei. Nó liên quan đến nguồn và bản chất của quá trình trao
đổi chất protein Khi tôm sống trong môi trường có độ mặn thấp, tôm bắt buộc
phải sử dụng tổng acid axit amin tự do (free amino acid pool) (FAAP) để bù đắp
cho những thay đổi về thể tích của tế bào. Các tổng axid amin tự do có thể sử
dụng bằng 3 con đường: (1) được sử dụng như một nguồn năng lượng và chức
năng như là những nguồn năng lượng thêm vào, hoàn thiện sự sản xuất năng

lượng thông qua sự cân bằng năng lượng trong cơ thể (Dall, 1975; Pierce, 1982;
Rosas et al., 1999), (2) được lưu giữ như hemocyanin được sử dụng như một
nguồn năng lượng của amin axit cho sự phát triển hoặc như một nguồn năng
lượng sử dụng (Chen và Cheng, 1995;. Gellissen et al., 1991), hoặc (3) được vận
chuyển đến niêm mạc dạ dày trong hệ thống tiêu hóa và được loại thải ra ngoài
cùng với phân (Dall, 1975).
2.2.5 Một số nghiên cứu nuôi tôm thẻ trong độ mặn thấp có bổ sung khoáng chất
Độ mặn có lẽ không phải là yếu tố hạn chế duy nhất cho sự tăng trưởng
trong nuôi tôm thẻ chân trắng. Van-Wyk et al. (1999) báo cáo rằng độ mặn dưới
0,5‰ là nằm trong giới hạn sinh lý của tôm và nó sử dụng phần lớn năng lượng
của nó trong điều tiết thẩm thấu, do đó tôm hạn chế tăng trưởng. Các nghiên cứu
khác chỉ ra rằng tôm tăng trưởng có thể phụ thuộc nhiều vào một số các thông số
chất lượng nước cần thiết, chẳng hạn cụ thể như nồng độ của các anion và cation
chính: bicarbonate, sunfat, clorua; canxi, magiê, kali và natri. Cũng theo Van
Wyk et al., (1999); Boyd et al., (2002) và Balbi et al., (2005) nghiên cứu nuôi
tôm ở độ mặn thấp bổ sung các anion và cation cần thiết, tôm phát triển bình
thường trong điều kiện duy trì độ cứng của nước (CaCO
3
) và độ kiềm lớn hơn
hoặt bằng mức đề nghị (150 mg/l và 75 mg/l) ở mức đó nó có thể đảm bảo được
các điều kiện sinh lý, điều hòa áp suất thẩm thấu cho cơ quan của tôm và thích
hợp hình thành bộ xương ngoài, đủ khoáng chất cho cứng vỏ sau mỗi lần lột xác,
thúc đẩy sự tăng trưởng bình thường của tôm (McGraw và Scarpa, 2003), nhưng
báo cáo của Ong Mộc Quý và ctv (2011) thí nghiệm với 4 nghiệm thức, mỗi
nghiệm thức được lặp lại 3 lần với những độ kiềm tương ứng khác nhau là 40,
60, 80 và 100 mgCaCO3/L, cho thấy ở các mức độ kiềm 40, 60, 80 và 100
mgCaCO3/L không ảnh hướng đến sự tăng trưởng, tỉ lệ sống và hiệu quả sử
dụng thức ăn của tôm. Tôm thẻ chân trắng penaeus vannamei có thể tăng trưởng
và phát triển tốt ở vùng nuôi nước lợ (4‰) có độ kiềm thấp (40 mg CaCO3/L).
Theo Roy et al,. (2007) trong môi trường nuôi tôm có độ mặn thấp 4‰ có

bổ sung K
+
ở các hàm lượng (5, 10, 20, và 40 mg/l) thử nghiệm tốc độ tăng
trưởng trong 6 tuần của tôm thẻ chân trắng có khối lượng khoảng 1g thì tỉ lệ sống
của tôm 23,3%; 95,0%; 96,7%; 93,3%; 93,3%. Trong khi đó cũng cùng độ mặn
15
trên bổ sung Mg
2+
ở các hàm lượng (10, 20, 40, 80, 160 mg/L), thì tỉ lệ sống
tương ứng của tôm là 60,2%; 90,0%; 96,5%; 93,2%; 95,0%.
Van-Wyk et al. (1999) báo cáo tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn một chút khi
tôm thẻ chân trắng nuôi trong nhiệt độ nước dưới 26
o
C, và không tăng trưởng
khi dưới 22
o
C. Trong quá trình nuôi thương phẩm nông dân ở phía tây Alabama
có đã thành công trong việc nâng cao sản lượng tôm chân trắng nuôi trong nội
địa có độ mặn thấp, bằng việt bổ sung khoáng vào trong nước tăng K
+
và Mg
2+

đến ngưỡng lý tưởng hơn (Davis et al. 2005). Theo kết quả điều tra của
McNevin et al. (2004) sản lượng tôm ở Alabama tăng khi nuôi trong nước mặn
thấp bằng cách nâng cao khoáng K
+
(6,2 mg/L) và Mg
2+
(4,6 mg/l), đến 40 và 20

mg/l, bổ sung P-K-Mg vào thành phần ion nước, để tăng đến mức tương tự mức
pha loãng nước biển.
Trung Quốc là nước nuôi đầu tiên ở Châu Á, tôm thẻ thích nghi tốt với
thay đổi độ mặn từ môi trường nước biển sang nuôi ngọt, Trung Quốc áp dụng
nuôi nước ngọt và rất thành công, nghiên cứu tôm thẻ L. vannamei trong nước
ngọt (độ mặn 0‰) với ba mật độ (90, 130 và 180 con/m
2
) cho thấy mô hình nuôi
tôm chân trắng trong nước ngọt là khả thi. Ở mật độ nuôi 130con/m
2
tôm đồng
cỡ và tăng trưởng đồng nhất (www.mekongfish.net)
2.3 Tình hình nuôi và xuất khẩu tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam và trên thế
giới
Tôm chân trắng có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ưu điểm sinh học, có
khả năng kháng bệnh cao, dễ sinh sản và gia hoá, nên được nhiều nước ưu tiên
phát triển (nhất là các nước châu Á). Hiện sản lượng tôm thế giới có tốc độ tăng
bình quân là 20%/năm - đạt 3,2 triệu tấn với giá trị 11 tỷ USD. Các nước phát
triển rất ưa chuộng mặt hàng tôm chân trắng vì sức hấp dẫn về giá. 7 tháng đầu
năm 2013, trong khi xuất khẩu tôm sú chỉ tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2012
(đạt xấp xỉ 680 triệu USD) thì xuất khẩu tôm chân trắng đạt 609 triệu USD, tăng
51,5% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm 43,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
tôm của nước ta. Trong tương lai tôm chân trắng có khả năng trở thành đối tượng
nuôi chủ lực của Việt Nam.
Việt Nam cũng là một trong những nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á
du nhập giống thẻ chân trắng, nhưng lại là nước phát triển nuôi chậm trong khu
vực, đến năm 2001-2002 Bộ Thủy sản mới cho 3 doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài là Công ty Duyên Hải (Bạc Liêu), Công ty Việt Mỹ (Quảng Ninh) và Công
ty Asia Hawaii (Phú Yên) được nhập con giống SPF để nuôi thử nghiệm. Tại
công ty Duyên Hải (Bạc Liêu) đã nuôi tôm chân trắng sinh trưởng tốt và đã cho

sinh sản nhân tạo thành công vào ngày 6/4/2002. Đồng thời, Công ty xuất khẩu

×