Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

ảnh hưởng của độ kiềm lên sự tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) nuôi thâm canh trong bể ở độ mặn thấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.86 KB, 10 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN



TRẦN PHƯƠNG TÙNG


ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ KIỀM LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG
CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei)
NUÔI THÂM CANH TRONG BỂ Ở ĐỘ MẶN THẤP




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN








2014





2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN



TRẦN PHƯƠNG TÙNG


ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ KIỀM LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG
CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei)
NUÔI THÂM CANH TRONG BỂ Ở ĐỘ MẶN THẤP




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


CÁN BỘ HƯỚNG DẨN
TS. LÝ VĂN KHÁNH






2014


3

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ KIỀM LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG
CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei)
NUÔI THÂM CANH TRONG BỂ Ở ĐỘ MẶN THẤP

Trần Phương Tùng và Lý Văn Khánh


Abstract
The study of effect of alkalinity on the growth of white leg shrimp (Litopenaeus
vannamei) cultured intensive in low salinity tanks aimed to determine optimal alkalinity
concentration for the growth and development of while leg shrimp in low salinity 2ppt.
The experiment included 5 treatments with 40, 80, 120, 160, and 200mg CaCO
3
/L,
respectively, each treatment was repeated 3 times. Shrimp ware fed on 5times/day by
commercial feed for shrimp with 35% of protein. During the culture, exchange 10-20%
of water every 15days of each tank. The results of experiment after 2 cultured months
shown that the survival rate of all treatments were relatively low, fluctuated between
50.3% and 66%. On the other hand, the growth was respectively good with total length
from 8.89cm to 9.79cm, attained a weight from 5.13g to 6.80g (suitable range of white
leg shrimp). Therefore,white leg shrimp grow and develop best in alkalinities
concentration from 40-200mg CaCO3/L with low salinity 2ppt.
Key words: Litopenaeus vannamei, white leg shrimp, alkalinity, low salinity.

Tóm tắt

Đề tài “Ảnh hưởng của độ kiềm lên sự tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus
vannamei) nuôi thâm canh trong bể ở độ mặn thấp” với mục tiêu xác định được độ kiềm
phù hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của tôm thẻ chân trắng ở độ mặn thấp 2‰ nuôi
thâm canh trong bể. Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức với các độ kiềm 40, 80, 120, 160,
200 mg CaCO
3
/L, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Mỗi ngày cho tôm ăn 5 lần bằng
thức ăn chuyên dùng cho tôm thẻ chân trắng có độ đạm 35%. Trong quá trình nuôi, định
kỳ 15 ngày thay nước cho các bể, mỗi lần thay 10-20%. Kết quả sau 2 tháng nuôi, cho
thấy, tỉ lệ sống của các thí nghiệm dao động từ 50,3-66%, tăng trưởng của tôm sau 2
tháng nuôi là khá tốt. Trong đó, chiều dài cuối dao động 8,89-9,79 cm, khối lượng từ
5,13-6,8 g nằm trong khoảng thích hợp của tôm thẻ chân trắng. Sau quá trình thí
nghiệm, ở độ mặn thấp có thể thấy tôm phát triển tốt nhất ở các độ kiềm từ 120-160 mg
CaCO
3
/L.
Từ khóa: Litopenaeus vannamei, tôm thẻ chân trắng, độ kiềm, độ mặn thấp

1. Giới thiệu
Ngành nuôi trồng thủy sản nước ta đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn và ngày
càng thể hiện vai trò quan trọng của mình không chỉ mang về lợi ích về kinh tế mà còn
giải quyết các vấn đề xã hội khác cho đất nước. Nổi bật lên trong các đối tượng nuôi
thủy sản, hiện nay tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannemei) đã và đang thể hiện giá
trị to lớn của nó. Với ưu thế như thời gian nuôi ngắn, năng suất cao, và do nhu cầu thị
trường đang thiếu, mặt khác đây cũng là loài có nhiều đặc điểm thuận lợi cho việc nuôi
trồng của người dân: tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt trong điều kiện độ mặn biến động
lớn, có khả năng kháng bệnh cao, dễ sinh sản và gia hoá. Chính vì vậy, hiện nay tôm thẻ
chân trắng đang được coi là đối tượng nuôi tiềm năng và đang được chú trọng phát triển
của ngành thủy sản. Thời gian gần đây, lợi nhuận mà nghề nuôi thẻ chân trắng đem lại
khá cao đã thúc đẩy nhiều người đầu tư với quy mô công nghiệp trên giống tôm này.

Việc nâng cao hiệu quả của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đang là vấn đề cấp thiết đang
được đặt ra, và mở rộng vùng nuôi sang những khu vực nhiễm mặn, hay xa hơn là
4

những vùng nước ngọt là hướng đầu tư đáng suy ngẫm trong tương lai. Tuy nhiên vấn
đề mở rộng vùng nuôi sang những khu vực có độ mặn thấp sẽ đối mặt với thách thức
lớn khi độ kiềm của nước cũng sẽ rất thấp. Độ kiềm là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến sự phát triển cũng như tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng. Đó cũng là nguyên nhân
chính gây ra hiện tượng mềm vỏ, một trong những nguyên nhân làm cho tỉ lệ sống giảm
đáng kể. Bên cạnh đó sự sụt giảm độ kiềm cũng ảnh hưởng đến quá trình lột xác của
tôm - nguyên nhân gây ra hiện tượng tôm chậm lớn và hao hụt đáng kể. Những vấn đề
nêu trên chính là rào cản lớn nhất khiến người nuôi đắn đo trong việc mở rộng vùng
nuôi sang những khu vực độ mặn thấp, nước ngọt. Chính vì thế đề tài “Ảnh hưởng của
độ kiềm lên sự tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi
thâm canh trong bể ở độ mặn thấp” được thực hiện để tìm ra độ kiềm thích hợp nhằm
nâng cao hiệu quả của mô hình nuôi thẻ chân trắng ở độ mặn thấp đạt tối đa, đồng thời
giải quyết tốt những khó khăn về độ kiềm.

2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức độ kiềm khác nhau
gồm 40, 80, 120, 160, và 200 mg CaCO
3
/L và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần
(nghiệm thức 40 mg/l lặp lại 2 lần). Các bể ương có thể tích 0,5 m
3
/bể và được sục khí
liên tục. Mật độ nuôi 100 con/bể (200 con/m
3
) và được nuôi ở độ mặn 2‰. Thức ăn sử

dụng là thức ăn công nghiệp chuyên dùng cho tôm thẻ chân trắng có hàm lượng đạm
35%; cho tôm ăn mỗi ngày 5 lần (6, 10, 14, 18 và 22 giờ). Khẩu phần ăn thay đổi theo
từng tháng và kích thước thức ăn. Trong thời gian thí nghiệm định kỳ thay nước của bể
nuôi (15 ngày/lần; mỗi lần thay từ 10-20% lượng nước của bể).
Tôm thẻ chân trắng (Litopeneaus vannamei) PL
12
được thu mua từ trại sản xuất giống
có uy tín và chất lượng cao. Sau đó tôm được thuần hóa bằng cách mỗi ngày giảm 5‰
đến khi đạt được độ mặn 2‰ và để ổn định trong 24 giờ trước khi bố trí thí nghiệm.
Độ kiềm ở các nghiệm thức được điều chỉnh bằng cách sử dụng NaHCO
3
để nâng độ
kiềm cho phù hợp theo từng nghiệm thức thí nghiệm.
2.2. Các chỉ tiêu theo dõi
Các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, pH được đo trực tiếp (7 giờ và 14 giờ) hằng
ngày bằng máy đo pH; độ mặn được xác định 1 tuần/lần bằng khúc xạ kế; độ kiềm,
NH
4
+
và NO
2
-
được xác định 1 tuần/lần bằng bộ test.
Mẫu tôm ban đầu được cân, đo ngẫu nhiên 30 con (cân và đo từng con) để tính trung
bình cho các nghiệm thức trước khi bố trí thí nghiệm.
Mỗi tháng mẫu tôm được cân đo ngẫu nhiên 30 con/bể (cân và đo từng con) để xác định
tăng trưởng.
Kết thúc thí nghiệm tiến hành cân đo tổng khối lượng của tôm. Chọn ngẫu nhiên 30 con
để xác định tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống, năng suất và sự phân cỡ của tôm.
Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối (g/ngày):

𝐷𝑊𝐺 =
Wc−Wđ
Tc−Tđ

Tốc độ tăng trưởng khối lượng tương đối (%/ngày):
SGR =
Ln
(
Wc
)
− Ln(Wđ)
Tc−Tđ
x 100
Tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối (cm/ngày):
DLG =
Lc−Lđ
Tc−Tđ

Tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối (%ngày):
SLR (%) =
Ln
(
Lc
)
− Ln(Lđ)
Tc−Tđ
x 100
Trong đó:
5


W
C
: khối lượng cuối (g)
W
đ
: khối lượng đầu (g)
L
C
: chiều dài cuối (cm)
L
đ
: chiều dài đầu (cm)
T
C
: thời gian cuối
T
đ
: thời gian đầu
Hệ số phân cỡ: CV =
X
S
x 100
Trong đó: S: độ lệch chuẩn

X
: khối lượng trung bình của tôm
Tỉ lệ sống (%) = 100 x (số cá thể cuối/số cá thể ban đầu)
Năng suất (g/m
3
) = (khối lượng tôm (g)/thể tích bể nuôi (m

3
)
2.3. Phân tích và xử lí số liệu
Các số liệu thu thập được tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, lớn nhất, nhỏ nhất
và phân tích thống kê (One-way ANOVA với phép thử DUNCAN) để tìm ra sự khác
biệt giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa p<0,05 bằng các phần mềm Excel của office
phiên bản 2003 và SPSS phiên bản 13.0.

3. Kết quả và thảo luận
3.1. Yếu tố môi trường nuôi
Nhiệt độ trong suốt quá trình nuôi không có sự chênh lệch lớn giữa các nghiệm thức,
dao động trong khoảng từ 27,4-28,9
o
C. Theo Vũ Thế Trụ (2003), nhiệt độ chấp nhận
được với tôm thẻ chân trắng nằm trong khoảng 23-30
o
C. Cũng theo Boyd và ctv (2002),
chênh lệch nhiệt độ trong ngày không quá 5
o
C là tối ưu cho nuôi tôm. Vì vậy có thể
thấy, nhiệt độ luôn ở mức thích hợp cho quá trình phát triển của tôm.
pH thấp nhất vào buổi sáng là 7,18; cao nhất là 8,69, còn vào buổi chiều pH thấp nhất là
6,77, cao nhất là 9,02. pH của nước có sự thay đổi giữa buổi sáng và buổi chiều nhưng
tương đối ổn định. Theo Brock and Main (1994), khoảng pH thích hợp cho nuôi tôm thẻ
chân trắng là 7,0-9,0, nên các giá trị pH trong thời gian nuôi gần như nằm trong khoảng
thích hợp.
Bảng 1: Các chỉ tiêu môi trường nước trong quá trình nuôi
Nghiệm
thức
(CaCO

3
/L)
Nhiệt độ
pH
NO
2
-
NH
4
+
7h
14h
7h
14h
40
27,6±0,54
28,9±0,16
7,80±0,41
7,70±0,47
1,60±1,68
0,35±0,05
80
27,5±0,50
28,8±0,11
7,90±0,27
8,30±0,46
1,60±1,66
0,30±0,01
120
27,5±0,49

28,8±0,13
8,10±0,24
8,37±0,36
2,33±1,83
0,29±0,01
160
27,4±0,50
28,7±0,08
8,30±0,27
8,60±0,28
1,77±1,88
0,33±0,08
200
27,4±0,55
28,8±0,13
8,40±0,31
8,57±0,21
1,63±1,85
0,25±0,04
Trong suốt quá trình nuôi, nồng độ nitrite được quản lí khá tốt, nằm trong khoảng từ
1,60-2,33 mg/L. Ở tuần nuôi thứ 3 thì lượng NO
2
-
ở các bể khá cao, một số bể khoảng 4
mg/L, tuy nhiên đã được xử lí bằng cách thay nước. Nhìn chung, trong thời gian thí
nghiệm, nồng độ nitrite trong bể được quản lí tốt, không ảnh hưởng nhiều đến sự sinh
trưởng của tôm. Nitrite trong ao quá cao có khả năng gây độc khi có khả năng tạo thành
chất methemoglobin và giảm sự chuyển oxygen tới tế bào.
Hàm lượng ammonia trong các bể được quản lí tốt trong quá trình nuôi dao đọng trong
khoảng 0,25-0,35 mg/L không có tác động đến tôm nuôi. Theo Nguyễn Thanh Phương

6

và Trần Ngọc Hải (2004), hàm lượng ammonia trên 0,1 mg/L cũng gây ra ảnh hưởng
bất lợi cho ao nuôi tôm.
3.2. Tăng trưởng về chiều dài
3.2.1. Chiều dài của tôm qua các tháng nuôi
Sau 1 tháng nuôi, chiều dài của tôm có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05), dao động từ 5,31-5,90 cm. Sau 2 tháng nuôi chiều dài tôm có sự thay đổi lớn,
đạt từ 8,89-9,92 cm. Chiều dài ở nghiệm thức 200 mg CaCO
3
/L đạt kích cỡ lớn nhất
(9,92 cm) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 40 mg CaCO3/L
nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 80, 120 và 160
mg CaCO
3
/L. Kích cỡ chiều dài nhỏ nhất là ở nghiệm thức 40 mg CaCO
3
/L (8,89 cm).
Theo Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư (2003), sau 60 ngày nuôi, tôm có chiều dài trên 9
cm. Có thể thấy độ kiềm đã tác động đến sự tăng trưởng về chiều dài của các nghiệm
thức. Ở các độ kiềm 120, 160, 200 mg CaCO
3
/L tôm phát triển tốt hơn so với 2 nghiệm
thức còn lại.

Hình 1: Tăng trưởng về chiều dài của tôm thẻ chân trắng sau 2 tháng nuôi
3.2.2. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của tôm
Tốc độ tăng trưởng hằng ngày cũng là yếu tố không kém phần quan trọng của tôm. Sau
2 tháng nuôi tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối ở các nghiệm thức khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên, về tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối có

sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa nghiệm thức 40 và 200 mg CaCO
3
/L.
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tương đối về chiều dài của tôm thẻ chân trắng
sau 2 tháng nuôi.
Nghiệm thức
(mg CaCO
3
/L)
Tốc độ tăng trưởng tuyệt
đối (cm/ngày)
Tốc độ tăng trưởng tương đối
(%/ngày)
40
0,11 ± 0,01
a
2,26 ± 0,12
a

80
0,12 ± 0,01
a
2,40 ± 0,07
ab

120
0,12 ± 0,01
a

2,42 ± 0,09

ab

160
0,12 ± 0,00
a

2,39 ± 0,02
ab

200
0,13 ± 0,00
a

2,44 ± 0,04
b

Các giá trị trên cùng một cột có ký tự giống nhau(a, b)thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(P>0,05).


0
2
4
6
8
10
12
1 tháng
2 tháng
Chiều dài (cm/con)

40 mg CaCO3/L
80 mg CaCO3/L
120 mg CaCO3/L
160 mg CaCO3/L
200 mg CaCO3/L
a
a
a
a
aa
b
ab
ab
ab
7

3.3. Tăng trưởng về khối lượng
3.3.1. Khối lượng của tôm qua các tháng nuôi
Tôm trước khi thả có kích thước tương đối đồng đều, do đó khối lượng của tôm được bố
trí ban đầu khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0,05). Sau 1
tháng nuôi, khối lượng của tôm tương đối đồng đều và có sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức, nghiệm thức có khối lượng trung bình lớn nhất
là nghiệm thức 200 mg CaCO
3
/L (1,51 g), thấp nhất là nghiệm thức 80 mg CaCO
3
/L
(1,17 g). Sau 2 tháng các nghiệm thức có sự tăng nhanh về khối lượng. Khối lượng lớn
nhất ở nghiệm thức 120 mg CaCO
3

/L (6,58 g/con) và nghiệm thức 200 mg CaCO
3
/L
(6,80 g/con) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 40 mg CaCO
3
/L
nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 80 và 160 mg
CaCO
3
/L. Khối lượng trung bình thấp nhất là nghiệm thức 40 mg CaCO
3
/L (5,13 g/con)

Hình 2: Tăng trưởng về khối lượng của tôm thẻ chân trắng sau 2 tháng nuôi
Các giá trị trên cùng một cột có ký tự giống nhau(a, b)thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P
>0,05).
3.3.2. Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của tôm
Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng hằng ngày là chỉ tiêu quan trọng trong việc thể hiện quá
trình tăng trưởng của tôm. Bảng 3 thể hiện tốc độ tăng trưởng tương đối và tuyệt đối của
tôm sau 2 tháng nuôi:
Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tương đối về khối lượng của tôm thẻ chân trắng
sau 2 tháng nuôi.
Nghiệm thức
(mg CaCO
3
/L)
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối
(g/ngày)
Tốc độ tăng trưởng tương đối
(%/ngày)

40
0,08 ± 0,01
a
7,67 ± 0,24
a

80
0,10 ± 0,01
ab

8,01 ± 0,17
ab

120
0,11 ± 0,02
b

8,09 ± 0,23
b

160
0,10 ± 0,00
ab

8,03 ± 0,06
ab

200
0,11 ± 0,01
b


8,14 ± 0,10
b

Các giá trị trên cùng một cột có ký tự giống nhau(a, b)thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P
>0,05).
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của các nghiệm thức nằm trong khoảng từ 0,08-0,11
g/ngày, có sự khác biệt giữa nghiệm thức độ kiềm 40 mg CaCO
3
/L với các nghiệm thức
120 và 200 mg CaCO
3
/L. Theo Araneda và ctv (2008), tăng trưởng hàng ngày của tôm
thẻ chân trắng là 0,049 – 0,054 g khi nuôi ở 0‰ với mật độ từ 90-180 con/m
2
. Các số
0
1
2
3
4
5
6
7
8
1 tháng
2 tháng
Khối lượng (g/con)
40 mg CaCO3/L
80 mg CaCO3/L

120 mg CaCO3/L
160 mg CaCO3/L
200 mg CaCO3/L
b
ab
b
ab
a
b
a
abaab
8

liệu thu được cho thấy mức tăng trưởng ở các nghiệm thức qua thời gian thí nghiệm là
rất tốt, đặc biệt ở các nghiệm thức có độ kiềm từ 80 mg CaCO
3
/L trở lên.
Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối và tương đối nhanh nhất ở nghiệm thức 120 và
200 mg CaCO
3
/L và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức
40 mg CaCO
3
/L (chỉ đạt 7,67 %/ngày), nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05) so với nghiệm thức 80 và 160 mg CaCO
3
/L.
Qua kết quả cho ta thấy, độ kiềm có tác động đến sự tăng trưởng của tôm, ở các độ kiềm
từ 120-200 mg CaCO
3

/L, sự phát triển các chỉ tiêu cân nặng và chiều dài của tôm là rất
tốt so với 2 nghiệm thức còn lại.
3.3. Tỉ lệ sống
Ảnh hưởng của độ kiềm đến tôm thẻ chân trắng ở độ mặn thấp sau 2 tháng nuôi còn
được đánh giá qua 1 chỉ tiêu quan trọng là tỉ lệ sống. Tỉ lệ của thí nghiệm dao động
trong khoảng 50,3-66%.

Hình 3: Tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng sau 2 tháng nuôi
Tỉ lệ sống của tôm trong thí nghiệm tương đối thấp, một trong những lí do làm tỉ lệ sống
của thí nghiệm giảm sút là do thí nghiệm được nuôi ở mật độ cao (200 con/m
3
), tôm
phải cạnh tranh về chỗ ở dẫn đến hiện tượng stress ở tôm. Theo Coman và ctv (2007) đã
khẳng định mật độ nuôi càng cao thì stress cho tôm nuôi càng lớn. Tỉ lệ sống cao nhất là
ở nghiệm thức độ kiềm 40 mg CaCO
3
/L (66%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
so với nghiệm thức 80 và 200 mg CaCO
3
/L nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05) so với nghiệm thức 120 và 160 mg CaCO
3
/L, thấp nhất là ở nghiệm thức có độ
kiềm 80 mg CaCO
3
/L chỉ đạt 50,3%.
3.4. Năng suất và hệ số phân cỡ
Năng suất là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của quá trình nuôi, sau 2 tháng nuôi, năng suất
của các nghiệm thức trong khoảng 630-712 g/m
3

. Thấp nhất là ở nghiệm thức 80 mg
CaCO
3
/L, cao nhất ở nghiệm thức 120 mg CaCO
3
/L đạt 712 g/m
3
. Tuy nhiên, giữa các
nghiệm thức có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Hệ số phân đàn dùng để đánh giá mức độ phân đàn của tôm về khối lượng khi thu
hoạch. Hệ số phân đàn càng cao thì mức độ phân đàn càng lớn. Xảy ra hiện tượng phân
đàn trong quá trình nuôi có thể do lượng thức ăn chưa đáp ứng nhu cầu của tôm và
trong quá trình cho ăn xảy ra hiện tượng tranh giành thức ăn ở tôm nuôi.



0
10
20
30
40
50
60
70
40
80
120
160
200
Tỷ lệ sống (%)

mg CaCO3/L
b
a
ab
ab
a
9

Bảng 4: Hệ số chuyển hóa thức ăn và năng suất của tôm thẻ chân trắng sau 2 tháng nuôi
Nghiệm thức (mg CaCO
3
/L)
Năng suất (g/m
3
)
Hệ số phân cỡ CV
40
679 ± 132
a

55,1 ± 4,67
b
80
630 ± 42,8
a

46,7± 0,92
ab

120

712 ± 218
a

41,7 ± 10,64
a

160
695 ± 94,0
a

44,3 ± 2,98
ab

200
694 ± 39,2
a

46,3 ± 0,84
ab

Các giá trị trên cùng một cột có ký tự giống nhau(a, b)thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P
>0,05).
Bảng 4 cho thấy hệ số phân cỡ của tôm thấp nhất ở nghiệm thức 120 mg CaCO
3
/L khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 40 mg CaCO
3
/L nhưng khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Điều này cho thấy
khối lượng tôm ở nghiệm thức 120 mg CaCO

3
/L không có sự phân cỡ lớn.
3.5. Sự phân cỡ của tôm
Theo kết quả thu được từ hình 4, các nghiệm thức 120, 160 mg CaCO
3
/L hầu hết tôm có
kích cỡ đồng đều, không có sự phân đàn lớn, đặc biệt là nghiệm thức 160 mg CaCO
3
/L.
Ở các nghiệm thức còn lại sự không đồng đều của tôm được thể hiện khá rõ ràng, tôm
có sự phân cỡ khá lớn, nhiều nhất ở nghiệm thức 40 mg CaCO
3
/L (55,1%), ở 2 nghiệm
thức 80 và 200 mg CaCO
3
/L sự phân cỡ cũng là rất lớn (46,7% và 46,3%).

Hình 4: Sự phân cỡ của tôm sau 2 tháng nuôi ở các nghiệm thức



10

4. Kết luận và đề xuất
4.1. Kết luận
Nuôi tôm thẻ chân trắng ở độ mặn 2‰ tốt nhất ở độ kiềm 120-160 CaCO
3
/L để đạt
được tỷ lệ sống và năng suất cao đồng thời đạt được khối lượng tôm lớn và ít phân cỡ.
4.2. Đề xuất

Thử nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng ở độ mặn 2‰ ở độ kiềm 120-160 CaCO
3
/L ngoài
ao đất

Tài liệu tham khảo
Araneda M., Perez E.P. and Gasca-Leyya E., 2008. White shrimp Penaeus vannamei
culture in freshwater at three densities: Condition state based on length and
weight. Aquaculture 283, 13–18.
Boyd, C. E and Green, B,W, (2002). Coastal water quality mornitering in shrimp Areas:
An example from honduras. Resport of the World Bank, NACA, WWF and FAO
consortium program in shrimp farming and the environment. World progess for
public discussion: 29p.
Brock J.A. and Main K. L., (1994). A guide to common problems and diseases of
cultured Penaeus vannamei. The World Aquaculture Society – The Oceanic
Institute. 242p.
Coman G., S. Arnold, M.J. Jones, N.P. Preston (2007). Effects of rearing densities on
growth, survival and reproductive performance of domesticated Penaeus
monodon. Aquaculture 264(1): 175-183.
Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004. Kĩ thuật sản xuất giống và nuôi giáp
xác. Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ.
Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2003. Kĩ thuật nuôi tôm he chân trắng. Nhà xuất bản
Nông Nghiệp Hà Nội. 105 trang.
Vũ Thế Trụ, 2003. Cải tiến kĩ thuật nuôi tôm tại Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp
Hà Nội. 203 trang.

×