Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

khả năng thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành làm thức ăn cho cá thát lát còm (chitala chitala hamilton, 1822)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 55 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN





LÊ NGỌC THÙY





KHẢ NĂNG THAY THẾ PROTEIN BỘT CÁ BẰNG
PROTEIN BỘT ĐẬU NÀNH LÀM THỨC ĂN CHO CÁ
THÁT LÁT CÒM (Chitala chitala Hamilton, 1822)







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN






2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN





LÊ NGỌC THÙY





KHẢ NĂNG THAY THẾ PROTEIN BỘT CÁ BẰNG
PROTEIN BỘT ĐẬU NÀNH LÀM THỨC ĂN CHO CÁ
THÁT LÁT CÒM (Chitala chitala Hamilton, 1822)



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs. Ts. TRẦN THỊ THANH HIỀN




2013
i


LỜI CẢM TẠ
Luận văn được thực hiện và hoàn thành là nhờ vào sự tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn, quan tâm của cô Trần Thị Thanh Hiền. Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc
đến cô.
Chân thành cảm ơn chị Trần Lê Cẩm Tú đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiên luận văn tại Bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến thủy
sản, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.
Đặc biệt, tôi xin gởi lòng biết ơn sâu sắc đến chị Nguyễn Thị Linh Đan học
viên Cao học Nuôi trồng thủy sản khóa 18 vì sự hỗ trợ, giúp đỡ, quan tâm,
động viên của chị trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn của mình.
Cuối cùng, xin cảm ơn bạn Lê Trần Uyên Chi đã đồng hành, giúp đỡ tôi
trong thời gian thực hiện luận văn. Cũng xin gởi lời cảm ơn đến tập thể lớp
Nuôi trồng thủy sản khóa 36, bạn bè và gia đình đã quan tâm, ủng hộ tinh thần
để tôi hoàn thành luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Lê Ngọc Thùy














ii


TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sử dụng protein bột
đậu nành (BĐN) thay thế protein bột cá trong khẩu phần ăn của cá thát lát
còm (Chitala chitala Hamilton, 1822) giai đoạn giống thông qua đánh giá
tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn.
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức thức ăn có
cùng mức protein 42,5%, lipid 9% và năng lượng 18,5 KJ/g. Trong đó,
nghiệm thức đối chứng (0% protein BĐN) sử dụng 100% bột cá, các nghiệm
thức còn lại có tỷ lệ protein BĐN thay thế protein bột cá lần lượt là 15%,
30%, 45%, 60%, 75%. Cá đầu vào sử dụng trong thí nghiệm có khối lượng
trung bình 6,4 g/con được bố trí trong hệ thống gồm 18 bể composite (100
L/bể) với số lượng 50 con/bể có sục khí và cấp nước chảy tràn liên tục. Sau 8
tuần thí nghiệm, tỷ lệ sống, tăng trưởng (Wf, WG, DWG), hiệu quả sử dụng
protein (PER, NPU) giảm trong khi hệ số thức ăn (FCR) tăng khi tăng tỷ lệ
thay thế protein BĐN trong công thức thức ăn nhưng khác biệt không có ý
nghĩa khi tỷ lệ thay thế đến 30% (P>0,05). Hàm lượng protein, tro, ẩm độ của
cá sau thí nghiệm không bị ảnh hưởng bởi các mức thay thế protein BĐN khác
nhau. Riêng hàm lượng lipid giảm dần khi tăng tỷ lệ thay thế protein BĐN và
có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nghiệm thức 0% BĐN, 15% BĐN với các
nghiệm thức còn lại (P<0,05).

Tóm lại, kết quả thí nghiệm có thể sử dụng 30% protein bột đậu nành thay
thế protein bột cá trong công thức thức ăn mà không ảnh hưởng đến tăng
trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn của cá thát lát còm.










iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG v
DANH SÁCH HÌNH vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu đề tài 2
1.3 Nội dung đề tài 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Đặc diểm sinh học của cá thát lát còm (Chitala chitala) 3
2.1.1 Đặc điểm phân loại 3

2.1.2 Phân bố 3
2.1.3 Hình thái cấu tạo 4
2.1.4 Dinh dưỡng 4
2.1.5 Sinh trưởng 5
2.2 Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cá 5
2.2.1 Nhu cầu protein và acid amin 5
2.2.2 Nhu cầu lipid 6
2.2.3 Nhu cầu carbohydrate 7
2.2.4 Nhu cầu vitamin và khoáng chất 7
2.3 Nghiên cứu sử dụng bột đậu nành trong thức ăn thủy sản 8
2.3.1 Giá trị dinh dưỡng của bột đậu nành 8
2.3.2 Nghiên cứu sử dụng bột đậu nành thay thế bột cá trong thức ăn
thủy sản 9
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
iv


3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 12
3.2 Vật liệu nghiên cứu 12
3.3 Đối tượng nghiên cứu 12
3.4 Hệ thống thí nghiệm 12
3.5 Bố trí thí nghiệm 13
3.6 Chăm sóc quản lý 16
3.7 Phương pháp thu và phân tích mẫu 16
3.7.1 Phương pháp thu mẫu 16
3.7.2 Phân tích mẫu 17
3.7.3 Các chỉ tiêu tính toán 18
3.8 Xử lý số liệu 19
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20
4.1 Sự biến động của các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm 20

4.2 Tỷ lệ sống 21
4.3 Tăng trưởng của cá 22
4.4 Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng 24
4.5 Hiệu quả sử dụng thức ăn 26
4.5.1 Lượng thức ăn ăn vào và hệ số thức ăn 26
4.5.2 Hiệu quả sử dụng protein (PER) và chỉ số tích lũy protein (NPU) 27
4.6 Thành phần hóa học của cá trước và sau thí nghiệm 29
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
PHỤ LỤC 36





v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Tỷ lệ nguyên liệu và thành phần hóa học các nghiệm thức 14
Bảng 3.2 Thành phần (%) acid amin của nguyên liệu 15
Bảng 4.1 Các yếu tố môi trường thí nghiệm 20
Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá thát lát còm 21
Bảng 4.3 Tăng trưởng của cá thát lát còm sau 8 tuần thí nghiệm 22
Bảng 4.4 Lượng thức ăn ăn vào của cá thát lát còm 27
Bảng 4.5 Hiệu quả sử dụng protein của cá thát lát còm 28
Bảng 4.6 Thành phần hóa học của cá thát lát còm 29




















vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Hình dạng cá thát lát còm (Chitala chitala Hamilton, 1822) 3
Hình 3.1 Hệ thống bể thí nghiệm 12
Hình 3.2 Cá dùng bố trí thí nghiệm 13
Hình 4.1 Tăng trưởng của cá thát lát còm 23
Hình 4.2 Sự phân hóa sinh trưởng theo nhóm khối lượng cá 25
Hình 4.3 Hệ số thức ăn của cá thát lát còm 27























vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐVTS Động vật thủy sản
BĐN Bột đậu nành
Wi Khối lượng cá ban đầu
Wf Khối lượng cá thu hoạch
WG Tăng trọng
DWG Tăng trưởng tuyệt đối
FCR Hệ số thức ăn
PER Hiệu quả sử dụng protein

NPU Chỉ số tích lũy protein











1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng hạ lưu của sông Mê Kông với hệ thống
phụ lưu dày đặc, đa dạng thủy vực đã tạo nên sự phong phú về thành phần loài
cá nước ngọt phân bố ở đây. Vùng có diện tích tự nhiên khoảng 39.747 km
2

trong khi đó diện tích mặt nước nuôi thủy sản nước ngọt chiếm 400.000 ha với
hơn 236 loài cá được tìm thấy. Bên cạnh những loài nuôi truyền thống có giá
trị xuất khẩu như cá tra, tôm càng xanh…đang gặp nhiều khó khăn do thị
trường tiêu thụ có nhiều biến động, giá cả bấp bênh, rủi ro cao thì nhiều hộ
dân đang có xu hướng chuyển sang nuôi những loài tiềm năng, mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Thời gian qua, cá thát lát còm trở thành đối tượng nuôi mới
đang được sự quan tâm của nhiều hộ nông dân và góp phần quan trọng vào
việc đa dạng hóa đối tượng nuôi.

Những năm gần đây, các nghiên cứu thành công trong việc sinh sản nhân
tạo giống cá thát lát còm đã giúp người dân chủ động được nguồn con giống,
không còn lệ thuộc vào nguồn giống tự nhiên. Điều này góp phần thúc đẩy
phong trào nuôi cá thát lát phát triển mạnh ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long như Hậu Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Long An…Tuy nhiên, qui mô sản
xuất chỉ ở dạng vừa và nhỏ nguyên nhân là do nguồn thức ăn được sử dụng
chủ yếu là cá tạp. Việc sử dụng nguồn thức ăn này gặp nhiều khó khăn, còn lệ
thuộc vào mùa vụ. Chất lượng cá tạp kém do tồn trữ bảo quản không tốt đây là
nguyên nhân làm cá nuôi dễ bị bệnh, giảm năng suất. Thêm vào đó, nguồn
cung cấp bột cá và giá cả không ổn định, giá bột cá trong tháng 9/2012 đã tăng
lên mức cao kỷ lục 1.760 USD/tấn; sự phát triển khai thác làm cho nguồn cá
tạp ngày càng cạn kiệt. Vì vậy, việc sử dụng thức ăn công nghiệp được xem là
giải pháp thích hợp giúp cho người nuôi chủ động được nguồn thức ăn và góp
phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản trước nguy hại khai thác quá mức.
Thát lát còm có tính ăn thiên về động vật vì vậy trong chế biến thức ăn thì bột
cá là nguồn cung cấp protein được cá ưa thích. Trong khi nhu cầu bột cá ngày
càng tăng thì sản lượng bột cá không tăng và có xu hướng giảm, chất lượng
không ổn định, giá thành ngày một cao. Điều này đặt ra vấn đề cấp thiết là
phải tìm ra nguồn protein mới rẻ tiền, nguồn cung cấp ổn định thay thế nguồn
protein bột cá. Đã có rất nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng cá tập trung làm
giảm tỷ lệ bột cá trong công thức thức ăn và tìm ra nguồn protein động vật
khác hay nguồn protein thực vật thích hợp thay thế bột cá. Trong đó, bột đậu
nành được xem là nguồn protein thực vật thay thế cho bột cá tốt nhất trong
2

thức ăn cho động vật thuỷ sản do có hàm lượng protein tương đối cao, cân
bằng các acid amin, các acid béo thiết yếu, giá thành tương đối rẻ và ổn định
(Francis, et al., 2001). Tuy nhiên, bột đậu nành có hạn chế là thiếu methionine,
cystine và chứa nhiều chất kháng dinh dưỡng như: chất ức chế enzyme tiêu
hóa protein (protease inhibitor), hemagglutinins, phytate, soyantigens (Tim

O’Keefe, 2001, trích dẫn bởi Lê Quốc Phong, 2010). Bên cạnh đó, bột cá và
bột đậu nành có thành phần và hàm lượng acid amin khác nhau nên việc phối
trộn hai nguyên liệu này sao cho phù hợp với nhu cầu của từng loài đặc biệt là
đối với cá thát lát còm là rất khó khăn. Vì vậy đề tài : ‘‘Khả năng thay thế
protein bột cá bằng protein bột đậu nành làm thức ăn cho cá thát lát còm
(Chitala chitala Hamilton, 1822)’’ được thực hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
Đề tài được nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng sử dụng bột đậu nành thay
thế bột cá trong phối chế thức ăn của cá thát lát còm (Chitala chitala). Từ đó
làm cơ sở xây dựng công thức thức ăn hiệu quả và góp phần giảm giá thành
sản phẩm.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Ảnh hưởng của nguồn protein thay thế lên:
- Sự tăng trưởng của cá thát lát còm
- Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá
- Thành phần hóa học của cá thát lát còm giai đoạn giống (6-7gam).















3

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá thát lát còm
2.1.1 Đặc điểm phân loại
Theo Fish Base (2010) cá thát lát còm có hệ thống phân loại như sau:
Ngành có dây sống: Chordata
Ngành phụ có xương sống: Vertebrata
Tổng lớp miệng có hàm: Gnathostomata
Lớp cá xương: Osteichthyes
Bộ: Osteoglossiformes
Họ: Notopteridae
Giống: Chitala
Loài: Chitala chitala, Hamilton, 1822
Tên tiếng Việt: cá còm, cá nàng hai, cá đao, cá cườm…
Tên tiếng Anh: Clown knifefish.


Hình 2.1 Hình dạng cá thát lát còm (Chitala chitala Hamilton, 1822)
2.1.2 Phân bố
Cá thát lát phân bố rộng rãi trong các vùng nước tự nhiên và là loài cá bản
địa ở Ấn Độ và hầu hết các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cá phân bố tự
nhiên chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Bạc Liêu,
Cà Mau, Cần Thơ, Kiên Giang, Tiền Giang, Long An, Sóc Trăng… (Sách đỏ
Việt Nam, 2000). Cá cũng được tìm thấy ở hệ thống sông Đồng Nai, các tỉnh
miền Trung và Tây Nguyên.
Theo Dương Nhựt Long (2003) thát lát còm sống ở các sông rạch, ao đầm,
4


ruộng trũng, có nhiều thực vật thủy sinh lớn. Cá có khả năng sống trong vùng
nước lợ có nồng độ muối thấp và cũng có thể sống được ở các vùng nước có
hàm lượng oxy hòa tan thấp nhờ có cơ quan hô hấp phụ.
2.1.3 Hình thái cấu tạo
Cá thát lát còm là loài cá nước ngọt có thân dài dẹp bên, càng về phía bụng
càng mỏng, lưng gồ lên và độ cong của lưng tăng dần theo kích thước của cá.
Lườn bụng bên có hai hàng gai chạy dọc theo lườn bụng. Toàn thân phủ vẩy
nhỏ mịn, vẩy dính rất chắc, khó rụng, vẩy ở đầu có cùng kích thước với vẩy ở
thân (Fish Base, 2006).
Cá có đầu nhỏ, nhọn, dẹp bên; miệng trước, rạch miệng xiên kéo dài qua
khỏi mắt, xương hàm trên phát triển, có một đôi râu mũi ngắn nhỏ. Thân cá có
màu xám bạc, mặt lưng và đầu có màu xanh rêu, hai bên lườn và bụng có màu
trắng, phía dưới viền xương nắp mang sáng hơn (Nguyễn Chung, 2006). Khi
cá còn nhỏ, thân cá không có màu đốm mà thay vào đó là những đường sọc
vân màu đen ngang thân, có từ 6-14 sọc đen, khi lớn các sọc đen mờ dần, mất
hẳn và thay vào đó là các đốm nâu tròn từ từ xuất hiện, nhưng không hẳn mỗi
sọc tương ứng với một đốm nâu (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương,
1993).
2.1.4 Dinh dưỡng
Theo Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương (1993) và Mai Đình Yên
(1983) cá thát lát thuộc nhóm ăn tạp, có thể ăn côn trùng, giáp xác, phiêu sinh
thực vật, rễ thực vật thủy sinh, cá con, nhuyễn thể và bùn đáy. Cá có tính ăn
thiên về động vật và khi quan sát dạ dày trên các mẫu nghiên cứu các tác giả
nhận thấy dạ dày cá có chứa thức ăn là giáp xác chiếm 25,09% và cá chiếm
17,41% (Hossanin et al., 1990, trích dẫn bởi Lê Ngọc Diện, 2006).
Tính ăn của cá không ổn định trong suốt quá trình sinh trưởng. Tại thời
điểm cá bắt đầu ăn ngoài (5 ngày sau khi nở) độ mở miệng của cá là 1,2 mm
và có thể ăn được nhiều loài động vật phù du thông thường có trong môi
trường nước ao như động vật nguyên sinh, luân trùng, giáp xác râu ngành,
giáp xác chân chèo, giun, trùn chỉ Khi lớn chúng ăn tôm cá con, trùn đất, ấu

trùng giáp xác. Theo Nguyễn Chung (2006) cá thát lát còm rất hung dữ có thể
tấn công đồng loại khi đói. Thức ăn ưa thích của cá là động vật tươi sống và
côn trùng, đôi khi cả giáp xác, thức ăn công nghiệp và có hiện tượng ăn lẫn
nhau khi thiếu thức ăn…(Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Hương Thùy,
2008).
5

2.1.5 Sinh trưởng
Theo Nguyễn Chung (2006) thát lát còm có thể sống 8-10 năm, đạt chiều
dài cơ thể hơn 80 cm và nặng từ 8-10 kg. Ở Miến Điện, Thái Lan, Lào và
vùng thượng nguồn sông Mê Kông đã bắt được cá nặng trên 10 kg và dài 103
cm.
Trứng cá thát lát còm sẽ nở sau 4-5 ngày ở nhiệt độ 28-33
0
C và chúng tiếp
tục bám vào giá thể. Sau khoảng 4-5 ngày cá bột tiêu hóa hết noãn hoàng và
bắt đầu dinh dưỡng ngoài. Cá bột mới nở đến cá con có kích cỡ 3-4 cm phải
mất 30-40 ngày. Sau 3 tháng tuổi, cá tăng trọng nhanh và tiêu thụ thức ăn
giảm. Cá nuôi 6 tháng tuổi có thể đạt khối lượng 400-500 g và sau một năm
tuổi có thể đạt trọng lượng 1-1,2 kg. Theo Dương Nhựt Long (2003), cá thát
lát còm có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn các loài cá cùng loài, đối với cá thát
lát thường sau 12 tháng nuôi cá chỉ đạt 100 g/con.
2.2 Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cá
2.2.1 Nhu cầu protein và acid amin
Protein là thành phần chất hữu cơ chính của cơ thể động vật thủy sản có
nhiệm vụ xây dựng nên cấu trúc cơ thể. Ở động vật thủy sản (ĐVTS), protein
chiếm khoảng 60-75% trọng lượng khô của cơ thể. Trong thức ăn, protein
cung cấp các acid amin nhờ quá trình tiêu hóa và thủy phân. Các acid amin
được hấp thu vào máu và đi đến các cơ quan tham gia vào quá trình sinh tổng
hợp protein phục vụ cho quá trình sinh trưởng, sinh sản và duy trì hoạt động

sống cho cơ thể. Vì vậy, trong quá trình nuôi cần cung cấp đầy đủ nhu cầu
protein cho cá (Lê Thanh Hùng, 2008).
Khi nói đến protein, người ta không chỉ quan tâm đến hàm lượng của nó
trong thức ăn mà còn chú ý đến các acid amin tham gia cấu tạo nên protein
(đặc biệt là thành phần và tỷ lệ các acid amin thiết yếu trong protein). Trong
tự nhiên, có trên 200 loại acid amin được tìm thấy nhưng phổ biến khoảng 20
loại. Trong đó, có 10 acid amin thiết yếu mà cá không có khả năng tự tổng
hợp, phải được cung cấp qua thức ăn bao gồm: methionine, arginine,
threonine, tryptophan, histidine, isoleucine, lysine, leucine, valine và
phenylalanine. Theo Lê Thanh Hùng (2008) lysine và methionine là hai acid
amin thiết yếu giới hạn, nếu thức ăn không cung cấp đủ hai acid amin này thì
sẽ kéo theo sự thiếu hụt của các acid amin thiết yếu khác. Vì vậy hai acid
amin thiết yếu này được nghiên cứu trên nhiều loài cá nước ngọt, nước lợ,
rộng muối như cá hồi nước ngọt, cá hồi coho và sockeye, cá măng, cá rô phi
Mozambia, cá vược châu Mĩ; các loài cá biển như: cá trỗng, cá chẽm, cá tráp
6

biển (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009)
Đối với các loài cá nước ngọt nhu cầu lysine khoảng 5,1-5,7% theo hàm
lượng protein, hay khoảng 1,2-2,1% theo trọng lượng khô của thức ăn. Cá tra
có nhu cầu lysine là 5,35% trong đạm của thức ăn (Trần Thị Thanh Hiền và
Nguyễn Anh Tuấn, 2009). Nghiên cứu của Lê Thanh Hùng và ctv (2000) về
mức protein thích hợp cho cá Tra và Basa (5-6 g) lần lượt là 27,8% và 32,2%,
còn đối với cá rô đồng giống (kích cỡ 2-2,5 g) là 32% và cá Rô đầu vuông giai
đoạn giống là 45% (Trần Lê Cẩm Tú, 2004). Cá lóc bông (Channa
micropeltes) cỡ 3 g và 6 g có nhu cầu protein tối ưu cho sự sinh trưởng của cá
ở giai đoạn này lần lượt là 50,8% và 46,5% (Trần Thị Thanh Hiền và ctv,
2004).
Nhu cầu methionine của cá dao động 2-3,2% theo mức protein có trong
thức ăn. Nhưng nếu như thức ăn có chứa cysteine, nhu cầu methionine sẽ

giảm xuống, do tác dụng chia sẽ nhu cầu của methionine. Cá rô phi có nhu cầu
methionine là 3,2% (Santiago and Lovell, 1988), cá da trơn là 2,3% (Harding
et al., 1977), cá Hồi Đại Dương là 3,1% (Rollin, 1999), cá trê là 2,4 %
(Unprasert, 1994), cá Hồng biển là 2,2 % (Forster and Ogata, 1998), cá chép
là 2,1 % (Schwarz et al., 1998; trích bởi Halver and Hardy, 2002).
Thức ăn không cung cấp đủ nhu cầu protein cho cá sẽ dẫn đến cá chậm tăng
trưởng hoặc ngừng tăng trưởng thậm chí giảm trọng lượng, thời gian phát dục
chậm, sức sinh sản giảm Tuy nhiên, nếu cung cấp dư lượng protein trong
thức ăn sẽ làm tăng giá thành thức ăn vì chỉ một phần protein được sử dụng để
tạo ra protein mới cho cơ thể, phần còn lại sẽ được sử dụng ở dạng năng
lượng.
2.2.2 Nhu cầu lipid
Lipid trong thức ăn đóng vai trò quan trọng như là nguồn cung cấp năng
lượng và các acid béo cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của
động vật thủy sản. Đồng thời nó là nguồn cung cấp các hợp phần khác tham
gia cấu tạo màng tế bào, hoạt hóa và cấu thành enzyme và cũng đóng vai trò
như là dung môi vận chuyển vitamin tan trong dầu.
Lipid là nguồn cung cấp năng lượng tốt nhất cho động vật thủy sản và có
khả năng chia sẽ năng lượng với protein. Xu hướng chung hiện nay là sử dụng
nhiều hơn lipid trong khẩu phần thức ăn cho cá để có thể hạ giá thành sản
phẩm và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn. Song nếu sử dụng nhiều lipid
hơn so với nhu cầu của cá sẽ dẫn đến hiện tượng tích mỡ trong gan, ảnh
hưởng không tốt đến sức khoẻ và sinh trưởng và chất lượng thịt của cá. Lipid
7

bổ sung vào thức ăn thường là dầu động vật (dầu mực, dầu cá ) và dầu thực
vật (dầu đậu nành).
Cá da trơn sử dụng lipid hiệu quả hơn các loài cá khác đặc biệt là những
loài cá sống vùng ôn đới. Cá nheo Mỹ vẫn tăng trưởng tốt ở mức lipid 15%
hoặc cao hơn (Wilson and Moreau, 1996). Theo Nguyễn Thanh Phương

(1998) cá basa có trọng lượng 16,4-16,9 g tăng trưởng tốt nhất ở mức lipid
7,7% và cá giảm tăng trưởng ở mức lipid từ 11,3-20,8%.
2.2.3 Nhu cầu carbohydrat
Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng rẻ tiền nên khi phối trộn với tỉ
lệ thích hợp trong thức ăn sẽ giảm được giá thành thức ăn mà vẫn đảm bảo
được sự sinh trưởng của cá. Đây còn đươc xem là nguồn cung cấp năng lượng
chia sẽ cho protein và lipid. Mỗi loài có khả năng sử dụng carbohydrate khác
nhau, điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính ăn của cá. Loài có tính ăn thực vật
sử dụng carbohydrate tốt hơn loài ăn động vật. Cá tra sử dụng carbohydrate
tốt nhất ở mức tối đa là 35% còn đối với cá biển trung bình khoảng 20% (Trần
Thị Thanh Hiền và ctv, 2004). Với cá rô đồng giai đoạn giống mức
carbohydrat 40% đến 45% cho cá tăng trưởng cao nhất (Trần Lê Cẩm Tú,
2004). Theo Wilson and Moreau (1996, trích bởi Nguyễn Thanh Phương,
1998) thức ăn mà cá nheo Mỹ sử dụng hiệu quả khi hàm lượng carbohydrate
là 20-30%.
2.2.4 Nhu cầu vitamin và khoáng chất
Vitamin đóng vai trò quan trọng trong thành phần dinh dưỡng của động vật
thủy sản. Vai trò và nhu cầu vitamin được người nuôi quan tâm thật sự khi
nghề nuôi thâm canh phát triển mạnh. Vitamin chỉ chiếm một lượng nhỏ trong
thành phần thức ăn (1-2%) nhưng nó có vai trò quyết định trong quá trình trao
đổi chất của cơ thể và chi phí có thể chiếm 15% trong khẩu phần thức ăn
(Trần Thị Thanh Hiền, 2004).
Trong số rất nhiều vitamin thì vitamin C được đánh giá là cần thiết cho tôm
cá. Nếu thiếu vitamin C thì cá dễ mắc một số bệnh như: cá trê phi thiếu
vitamin C sẽ bị xuất huyết đầu, ăn mòn vây, mõm và mang, cá chép thiếu
vitamin C sẽ bị cong thân, ăn mòn vây đuôi, biến dạng mang và uốn cong
mõm (Trần Thị Thanh Hiền, 2004).
Cũng như vitamin, khoáng chất cũng chiếm tỉ lệ nhỏ trong thức ăn nhưng
chúng rất cần thiết cho cơ thể ĐVTS để xây dựng nên cấu trúc bộ xương cơ
thể và duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu giữa dịch cơ thể với môi trường

8

ngoài. Hiện nay, người ta đã xác định được 11 nguyên tố cần thiết cho cá da
trơn gồm 4 nguyên tố đa lượng (Ca, P, Mg, K) và 7 nguyên tố vi lượng (Fe,
Pb, Cu, Mn, I, Co, Se). Cá có thể hấp thu muối khoáng từ môi trường nước.
Cá nheo Mỹ có thể hấp thu đủ canxi từ môi trường nước để đáp ứng nhu cầu
cơ thể hay cá biển có thể hấp thu Mg, K, Na, từ nước mà thức ăn không cần
bổ sung thêm.
2.3 Nghiên cứu sử dụng bột đậu nành trong thức ăn thủy sản
2.3.1 Giá trị dinh dưỡng của bột đậu nành
Bột đậu nành được xem là nguồn protein thực vật thay thế cho bột cá tốt
nhất trong thức ăn cho động vật thủy sản. Trong số các nguyên liệu cung cấp
protein thực vật, bột đậu nành có hàm lượng protein cao, cân bằng các amino
acid, các acid béo thiết yếu và độ tiêu hóa cao. Hơn nữa, bột đậu nành có khả
năng chống oxy hóa rất tốt và ngăn chặn sự phát triển của nấm, vi khuẩn và
virus có hại cho tôm, cá (Swick et al., 1995). Hiện nay, bột đậu nành là một
nguồn protein có triển vọng nhất trong thức ăn thủy sản, có thể thay thế một
phần hay hoàn toàn bột cá. Tuy nhiên việc sử dụng bột đậu nành nhiều trong
thức ăn sẽ làm giảm tăng trưởng của cá do trong bột đậu nành có chứa một số
chất kháng dưỡng như hoạt chất ức chế sự tiêu hóa protein (protease
inhibitors), haemagglutinin, phytase…(Lê Thanh Hùng, 2008).
Các chất ức chế tiêu hóa protein của bột đậu nành là trypsine và
chymonotrypsine. Nhiều nghiên cứu cho thấy các chất ức chế này làm giảm
khả năng tiêu hóa protein, lipid và tốc độ tăng trưởng của cá hồi đại dương
(Olli et al., 1989, cá hồi cầu vồng (Sandholm et al., 1976), cá chép (Viola et
al., 1983), cá rô phi (Wee chu, 1989), cá da trơn (Wilson et al., 1985).
Bột đậu nành được sử dụng làm thức ăn cho động vật hiện nay chủ yếu là
bột đậu nành ly trích dầu có hàm lượng protein khoảng 47-50%, lipid không
quá 2%. Trước đây, việc sử dụng bột đậu nành làm thức ăn cho động vật thủy
sản không mang lại hiệu quả so với các nguồn protein khác. Nhưng theo kết

quả nghiên cứu Osborne et al., (1917) bột đậu nành cho tăng trưởng tốt nếu
được xử lí nhiệt trước khi sử dụng làm thức ăn, nhiệt độ cao sẽ ngăn sự ức chế
trypsine. Tuy nhiên, xử lý BĐN ở nhiệt độ cao sẽ làm mất đi một số chất dinh
dưỡng có trong nó do chúng bị oxy hóa ở nhiệt độ cao.
Protein bột đậu nành chứa tương đối đầy đủ các acid amin thiết yếu để đáp
ứng nhu cầu của cá. Tuy nhiên, sự mất cân đối giữa các acid amin vì hàm
lượng các acid amin nhóm sulfur (methionine + cystine) trong bột đậu nành
thấp so với nhu cầu của các loài cá trong khi các acid amin thiết yếu đều cao
9

hơn, đặt biệt là argine và phenylalaine rất dồi dào trong bột đậu nành (Lê
Thanh Hùng, 2008). Hơn nữa, bột đậu nành có lợi thế là kháng được quá trình
oxy hóa, hư hỏng và nó hoàn toàn tự nhiên, trong sạch với các sinh vật như
nấm, vi rút mà những sinh vật này có hại cho tôm cá (Swick et al., 1995)
(trích bởi Dersjant-Li., 2002).
2.3.2 Nghiên cứu sử dụng bột đậu nành thay thế bột cá trong thức ăn
thủy sản
Việc nghiên cứu sử dụng nguồn protein thực vật (chủ yếu là bột đậu nành)
để thay thế nguồn protein từ bột cá sẽ góp phần giảm chi phí thức ăn mà vẫn
đảm bảo sinh trưởng tốt của cá. Nhưng khả năng thay thế sẽ khác nhau ở các
loài khác nhau. Đối với cá ăn thực vật hay ăn tạp thì khả năng thay thế cao
hơn so với các loài ăn động vật.
Nghiên cứu của Lê Quốc Phong (2010) khi đánh giá khả năng sử dụng
BĐN li trích dầu thay thế bột cá trong khẩu phần thức ăn có 35% protein và
4,6 kcal/g của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn giống (cỡ 5-7
g/con). Kết quả cá tra có thể sử dụng đến 60% protein bột đậu nành li trích
dầu mà vẫn đảm bảo tăng trưởng tốt của cá. Khi tỷ lệ thay thế bột cá vượt mức
80% thì tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng protein của cá giảm. Nguyên
nhân chính là do sự mất cân bằng các acid aimin thiết yếu và sự hiện diện của
các chất kháng dưỡng trong bột đậu nành.

Cá lóc bông giai đoạn giống có thể sử dụng 40% protein bột đậu nành thay
thế bột cá mà vẫn đảm bảo tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn của cá (Lê
Quốc Phong, 2010). Đây cũng là kết quả ghi nhận được của Trần Thị Bé
(2010) trên cá lóc (channa striata) giống (4-5gam) khi nghiên cứu khẩu phần
ăn có mức protein là 45% với các mức BĐN thay thế bột cá khác nhau thì có
thể thay thế 40% protein bột cá bằng protein bột đậu nành trong thức ăn vẫn
đảm bảo tăng trưởng của cá không khác biệt so với nghiệm thức đối chứng.
Thành phần hóa học của cá sau thí nghiệm không bị ảnh hưởng khi tăng tỉ lệ
protein bột đậu nành trong thức ăn . Tuy nhiên khi tỉ lệ thay thế tăng thì hàm
lượng lipid của cá tăng nhưng hàm lượng khoáng lại có xu hướng giảm. Họ cá
lóc là loài ăn động vật khả năng sử dụng protein bột đậu nành thấp hơn so với
protein bột cá, nếu thay thế nhiều quá thì tăng trưởng và hiệu quả sử dụng
thức ăn sẽ giảm.
Kết quả nghiên cứu trên cá Tráp mõm nhọn (Diplodus puntazzo) khi sử
dụng khẩu phần ăn có các mức protein BĐN thay thế protein bột cá từ 20-60%
thì tỷ lệ thay thế 60% protein bột đậu nành trong thức ăn sẽ không ảnh hưởng
đến tăng trưởng cũng như không làm thay đổi thành phần hóa học của cá. Tỷ
10

lệ sống của cá đạt trung bình lớn hơn 83% và không bị tác động bởi các mức
thay thế BĐN khác nhau (Hernández et al., 2007).
Đối với cá hồng đốm (Lutjanus guttatus) có thể thay thế 20% protein bột cá
bằng protein bột đậu nành trong công thức thức ăn. Khi tỷ lệ thay thế là 40%
và 60% thì tăng trọng của cá giảm, hiệu quả sử dụng protein và lipid thấp
(Carrillo et al., 2012). Hàm lượng protein của cá tăng khi thay thế đến 40%
protein bột đậu nành và giảm khi tỉ lệ thay thế vượt quá 40%. Hàm lượng lipid
giảm khi tăng tỉ lệ protein bột đậu nành trong thức ăn. Tuy nhiên các kết quả
đều khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức. Riêng ở mức thay thế
60% thì hàm lượng lipid (triglyceride) tăng và khác biệt có ý nghĩa so với các
nghiệm thức khác.

Cá giò (Rachycentron canadum) giai đoạn giống có thể thay thế tới 40%
protein bột cá bằng protein bã đậu nành mà không làm ảnh hưởng đến tốc độ
tăng trưởng, tỷ lệ sống, hệ số chuyển đổi thức ăn và hiệu quả sử dụng protein
của cá. Khi mức thay thế vượt quá 40%, sẽ làm giảm tăng trưởng, tăng hệ số
thức ăn cũng như hiệu quả sử dụng protein (Nguyễn Đình Mão và Phạm Đức
Hùng, 2009).
Theo Nguyễn Huy Lâm và ctv (2012) khi đánh giá khả năng sử dụng bánh
dầu nành thay thế bột cá trong khẩu phần thức ăn của cá lăng nha có mức
protein 35%. Kết quả có thể thay thế 15% bánh dầu nành để đảm bảo tăng
trưởng của cá không khác biệt so với nghiệm thức đối chứng. Tuy nhiên, tỷ lệ
sống giảm và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại khi tỷ lệ
thay thế là 45%.
Nghiên cứu của Lim et al., (2011) khi thay thế bột cá bằng bột đậu nành
trong chế độ ăn của cá nóc (Takifugu rubripes) kết quả có thể thay thế 30%
protein BĐN mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn
và tỷ lệ sống của cá. Tuy nhiên, khi tỷ lệ thay thế BĐN tăng lên 45%, 60% thì
tăng trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn giảm trong khi chỉ số FCR tăng.
Khi đánh giá khả năng sử dụng bột đậu nành trên con lai cá rô phi
(Oreochomis niloticus x Oreochomis aureus), hiệu quả sử dụng protein của cá
giảm khi tỷ lệ thay thế BĐN tăng và sự khác biệt trở nên có ý nghĩa khi mức
thay thế vượt qua 75%. Hệ số thức ăn của cá tăng theo tỷ lệ BĐN thay thế
nhưng khác biệt có ý nghĩa khi mức thay thế lên đến 100%. Tỷ lệ sống của cá
đạt khá cao hơn 95% và thành phần cơ thịt cá không bị ảnh hưởng bởi chế độ
ăn này (Lin and Luo, 2011).
Theo Lê Vinh Phong (2009) nghiên cứu sử dụng bột đậu nành thay thế bột
cá trong khẩu phần ăn của cá lóc (Channa striata) cho kết quả có thể thay thế
11

30% protein BĐN trong thức ăn mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng, hiệu
quả sử dụng thức ăn của cá. Khi các mức thay thế này tăng lên sinh trưởng

của cá giảm, hệ số chuyển hóa thức ăn tăng và chế độ ăn này không ảnh
hưởng đến thành phần cơ thịt cá sau thí nghiệm.


























12


CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được thực hiện tại trại Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần
Thơ từ tháng 5/2013 đến tháng 12/2013.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
- 18 bể composite, thể tích 100 L/bể.
- Cân đồng hồ, cân điện tử, máy đo pH và nhiệt độ, máy đo oxy, vợt…
- Các bộ test NO
2
-
, N-NH
4
+
.
- Hệ thống máy bơm, sục khí và lưới che chắn cho bể.
- Dụng cụ trong phòng thí nghiệm: tủ nung, tủ sấy, tủ đông, hệ thống đun
lọc xơ, bộ máy phân tích đạm Kjedahl, hệ thống phân tích lipid, cân điện
tử và dụng cụ chế biến thức ăn.
3.3 Đối tượng nghiên cứu
Cá thát lát còm có khối lượng 6-7 gam. Cá được thuần hóa một tuần trước
khi bố trí. Chọn cá khỏe mạnh, đồng cỡ, không dị tật và không nhiễm bệnh.
3.4 Hệ thống thí nghiệm
Hệ thống thí nghiệm gồm 18 bể composite (100 L) với hệ thống nước chảy
tràn, sục khí liên tục. Nước ngọt cung cấp cho hệ thống từ nguồn nước máy
trữ ở bể lắng có sục khí trước khi được bơm vào hệ thống chảy tràn.










3.5 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức mỗi
nghiệm thức lập lại 3 lần. Khi tiến hành thí nghiệm, cá được chọn và cân khối
Hình 3.1 Hệ thống bể thí nghiệm
13

lượng ban đầu trung bình là 6-7 g. Khối lượng cá ban đầu không có sự khác
biệt có ý nghĩa giữa các bể. Số lượng thả nuôi 50 con/bể. Thời gian thí nghiệm
là 8 tuần.

Hình 3.2 Cá dùng bố trí thí nghiệm
Thức ăn thí nghiệm: Thức ăn được phối trộn và chế biến tại nhà máy
thức ăn khoa Thủy Sản, trường Đại học Cần Thơ. Nguyên liệu bao gồm: bột
cá, bột đậu nành, bột mì tinh, dầu gan mực, dầu nành, vitamin, remix khoáng.
Các thành phần thức ăn được định lượng, trộn đều và ép qua lưới có mắt kính
lưới 1,2 mm. Thức ăn sau chế biến được phơi khô và bảo quản (-20
0
C) trong
suốt thời gian thí nghiệm.
Thức ăn gồm 6 nghiệm thức có cùng mức protein 42,5%, lipid 9% và năng
lượng 18,5 KJ/g (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2013). Tỉ lệ nguyên liệu và
thành phần hóa học các nghiệm thức được thể hiện ở (Bảng 3.1).
 Nghiệm thức 1 (đối chứng): thức ăn chứa 100% protein bột cá, 0%
BĐN
 Nghiệm thức 2: thức ăn thay thế 15% protein bột cá bằng protein BĐN

 Nghiệm thức 3: thức ăn thay thế 30% protein bột cá bằng protein BĐN
 Nghiệm thức 4: thức ăn thay thế 45% protein bột cá bằng protein BĐN
 Nghiệm thức 5: thức ăn thay thế 60% protein bột cá bằng protein BĐN
 Nghiệm thức 6: thức ăn thay thế 75% protein bột cá bằng protein BĐN
14

Bảng 3.1: Tỉ lệ nguyên liệu và thành phần hóa học các nghiệm thức
Nguyên liệu (%)
0%
BĐN
15%
BĐN
30%
BĐN
45%
BĐN
60%
BĐN
75%
BĐN
Bột cá Kiên Giang
63,0 53,6 44,1 34,7 25,3 15,8
Bột đậu nành Achentina
0,00 13,2 26,4 39,6 52,8 66,1
Bột mì tinh
29,8 25,0 20,2 15,4 10,7 5,89
Dầu
1

2,56 3,31 4,06 4,81 5,56 6,32

Vitamin C+Premix-Khoáng
2

2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00
CMC
3

2,68 2,93 3,17 3,42 3,66 3,91
Thành phần hóa học của thức ăn (%) (tính theo khối lượng khô)
Độ khô
91,7 91,3 88,6 91,35 90,0 89,9
Protein
42,6 42,6 42,2 42,4 42,8 42,8
Lipid
6,85 7,14 6,89 7,20 7,16 7,35
NFE
32,3 32,0 32,4 32,2 31,4 31,7
Tro
15,3 14,2 13,5 12,2 11,7 10,1

3,05 4,04 5,02 6,00 6,98 7,97
Năng lượng (KJ/g)
18,4 18,4 18,3 18,4 18,4 18,5

1
Dầu: dầu đậu nành Simply/dầu gan mực
2
Vitamin C và premix khoáng (vemevit 9) của công ty Vemedim
3
CMC: carboxylmethyl cellulose












15

Bảng 3.2 Thành phần (%) acid amin của nguyên liệu
Thành phần hóa học của nguyên liệu
(%)
Bột cá Bột đậu nành
Độ khô 87,2 87,0
Protein 65,7 48,3
Lipid 10,0 1,62
NFE 3,58 37,1
Tro 20,7 7,13
Xơ 0,37 5,89
Thành phần acid amin của nguyên liệu (%) (tính theo khối lượng khô)
Alanine 2,34 1,28
Glycine 3,67 1,76
Valine 2,80 1,98
Leucine 4,05 3,21
Isolecine 2,73 2,13
Threonine 2,04 1,75

Serine 1,85 2,32
Proline 2,77 2,46
Aspartic acid 5,85 6,22
Methionine 1,75 0,78
Phenylalanine 2,59 2,43
Lysine 4,49 3,02
Histidine 1,73 1,22
Tyrosine 1,83 1,31
Cystine 0,23 0,18












16


Sơ đồ chuẩn bị thức ăn chế biến (thức ăn dạng viên)
Cân nguyên liệu

Trộn nguyên liệu khô

Trộn ướt


Ép viên

Phơi khô hoặc sấy

Bảo quản trong tủ đông
3.6 Chăm sóc và quản lí
Cá được bố trí vào hệ thống thí nghiệm 3 ngày cho cá ổn định rồi mới cho
ăn theo nghiệm thức. Cá được cho ăn đến khi ngừng bắt mồi, mỗi ngày cho ăn
2 lần (8 giờ và 16 giờ).
Lượng thức ăn được ghi nhận hàng ngày (khi cho ăn dư thì siphon ra ngoài,
đếm lượng thức ăn thừa và ghi nhận khối lượng) để tính hiệu quả sử dụng
thức ăn và tăng trọng của cá.
Cá được theo dõi, ghi nhận tỷ lệ sống hằng ngày. Các yếu tố môi trường
như nhiệt độ, pH và oxy

được theo dõi hàng ngày.
3.7 Phương pháp thu và phân tích mẫu
3.7.1 Phương pháp thu mẫu
Mẫu môi trường: Các yếu tố môi trường: nhiệt độ, oxy, pH, NO
2
-
,
NH
4
+
được theo dõi trong suốt quá trình thí nghiệm. Nhiệt độ đo bằng nhiệt
kế (2 lần/ngày lúc 7h30 và 15h30), oxy và pH đo bằng máy (2 lần/ngày). Sử
dụng test SERA xác định chỉ tiêu NO
2

-
, NH
4
+
được thực hiện 1 tuần/lần.
Mẫu cá: Trước khi thí nghiệm bắt ngẫu nhiên 20 con trữ lạnh trong tủ
đông để phân tích thành phần hóa học. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu ngẫu
nhiên 10 con cá ở từng bể để xác định thành phần sinh hóa của cá sau thí
nghiệm.

×