Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

đặc điểm sinh trưởng và thành thục của cá rô đồng (anabas testudineus bloch, 1792) cà mau, cá rô đầu vuông và con lai của chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.18 KB, 53 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN






LÊ THỊ KIM LOAN






ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG VÀ THÀNH THỤC
CỦA CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus Bloch, 1792) CÀ MAU,
CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG VÀ CON LAI CỦA CHÚNG






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN













2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN






LÊ THỊ KIM LOAN






ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG VÀ THÀNH THỤC
CỦA CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus Bloch, 1792) CÀ MAU,
CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG VÀ CON LAI CỦA CHÚNG







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN




CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
DƢƠNG THÚY YÊN







2013
i

LỜI CẢM TẠ
Trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu – Ban Chủ Nhiệm
Khoa Thủy Sản, Bộ Môn Kỹ Thuật Nuôi Cá Nƣớc Ngọt – Trƣờng Đại học Cần
Thơ đã tạo mọi điều kiện thuật lợi để giúp tôi trong suốt quá trình thực hiện và
hoàn thành bài luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy của các thầy cô trƣờng Đại học

Cần Thơ, đặc biệt là Thầy Cô Khoa Thủy Sản đã cung cấp nhiều kiến thức cho tôi
trong suốt những năm học qua để tôi có thể làm tốt luận văn này.
Tôi xin đặc biệt cảm ơn Cô Dƣơng Thúy Yên đã tận tình hƣớng dẫn tôi
làm đề tài này hoàn thành. Mặc dù, trong suốt quá trình làm đề cƣơng đến hoàn
thành luận văn tôi đã có nhiều sai sót về nội dung cũng nhƣ hình thức trình bày,
nhƣng nhờ sự nhiệt tình hƣớng dẫn của Cô mà tôi đã khắc phục để hoàn thành
luận văn của mình.
Cảm ơn những lời động viên của gia đình, sự giúp đỡ tận tình của các bạn
lớp Nuôi trồng thủy sản K36 trong suốt thời gian học và những đóng góp chân
thành giúp đề tài tôi hoàn thiện hơn. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn đến
những ngƣời đã hỗ trợ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.


XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!



ii

TÓM TẮT
Đề tài nhằm tìm hiểu biểu hiện về sinh trƣởng và thành thục của con lai
giữa cá rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1972) tự nhiên có nguồn gốc từ Cà
Mau và cá rô Đầu vuông so với 2 dòng cá bố mẹ. Cá thí nghiệm gồm 4 nghiệm
thức, cá rô Cà Mau (CM x CM), cá rô đầu vuông (ĐV x ĐV) và con lai Cà Mau x
Đầu vuông (CM x ĐV) và Đầu vuông x Cà Mau (ĐV x CM). Cá có cùng 6 tháng
tuổi đƣợc bố trí ngẫu nhiên trong 12 giai (2m
2
) và đƣợc nuôi từ tháng 12 đến
tháng 4/2013. Định kỳ kiểm tra sinh trƣởng và các chỉ tiêu sinh sản của cá mỗi
tháng 1 lần.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trƣởng của cá ở các nghiệm thức qua các
tháng đều tăng. Cá Đầu vuông có tốc độ tăng trƣởng nhanh nhất và thấp nhất là
con lai CM x ĐV. Hệ số điều kiện của cá đực và cá cái của các nhóm cá có xu
hƣớng giảm từ tháng 3. Hệ số thành thục (GSI) của các nhóm cá nhìn chung tăng
từ tháng 2 đến tháng 4, cao nhất là cá Cà Mau (20,83%) và thấp nhất là con lai
CM x ĐV (14,20%). Đối với con đực thì GSI của các nhóm cá cao nhất vào tháng
3 (1,98). Sức sinh sản tuyệt đối cá Đầu vuông cao nhất (42.133 trứng/con) và thấp
nhất là cá Cà Mau (15.982 trứng/con). Hai nhóm cá lai có sức sinh sản tuyệt đối
trung bình gần tƣơng đƣơng nhau (31.078 - 34.089 trứng/con). Kích thƣớc trứng
trung bình của cá ở các nghiệm thức có sự biến động không theo một chiều hƣớng
nhất định. Kích thƣớc trứng trung bình của dòng Cà Mau là lớn nhất, tiếp đến là
cá Đầu vuông. Kích thƣớc trứng của 2 nhóm con lai không khác biệt nhau nhƣng
đều nhỏ hơn có ý nghĩa so với các dòng bố mẹ. Sự tƣơng quan giữa sức sinh sản
tuyệt đối và khối lƣợng tuyến sinh dục rất chặt chẽ nhƣng tƣơng quan giữa sức
sinh sản tuyệt đối và khối lƣợng thân cá ở mức thấp hơn. Hệ số gốc của mối
tƣơng quan tuyến tính này ở cá Cà Mau và con lai CM x ĐV cao hơn so với cá
Đầu vuông và con lai ĐV x CM. Tóm lại, các đặc điểm sinh trƣởng và phần lớn
các chỉ tiêu sinh sản (trừ đƣờng kính trứng) của con lai ĐV x CM có giá trị trung
gian giữa hai dòng cá bố mẹ. Riêng con lai CM x ĐV sau giai đoạn thành thục
tăng trƣởng chậm hơn so với hai dòng bố mẹ.
iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH HÌNH v
DANH SÁCH BẢNG vi
DANH MỤC VIẾT TẮT vii
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 2
1.2 NỘI DUNG ĐỀ TÀI 2
1.3 THỜI GIAN THỰC HIỆN 2
CHƢƠNG 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC 3
2.1.1 Đặc điểm phân loại 3
2.1.2 Phân bố 3
2.1.3 Đặc điểm hình thái 4
2.1.4 Đặc điểm dinh dƣỡng 4
2.1.5 Đặc điểm sinh trƣởng 5
2.1.6 Đặc điểm sinh sản 5
2.1.7 Sơ lƣợc về cá rô đầu vuông 6
2.2 MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ SINH HỌC SINH SẢN 7
2.2.1 Các giai đoạn thành thục của cá 7
2.2.2 Sức sinh sản 7
2.2.3 Hệ số điều kiện 9
2.3 MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP LAI TẠO TRONG DI TRUYỀN VÀ CHỌN
GIỐNG THỦY SẢN 10
2.3.1 Lai chéo cùng loài 10
2.3.2 Lai xa khác loài 10
2.3.3 Một số kết quả nghiên cứu về lai tạo trong nuôi trồng thủy sản 10
CHƢƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 13
3.2 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 13
3.2.1 Cá thí nghiệm 13
3.2.2 Thức ăn thí nghiệm 13
3.2.3 Một số dụng cụ dùng trong phân tích 13
3.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.3.1 Bố trí thí nghiệm 13
iv


3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi 14
3.3.3 Các chỉ tiêu tính toán 14
3.3.4 Phƣơng pháp phân tích một số chỉ tiêu sinh sản 15
3.3.5 Phƣơng pháp xử lý số liệu 16
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 17
4.1 CÁC YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG TRONG THÍ NGHIỆM 17
4.2 TĂNG TRƢỞNG CỦA CÁC DÕNG CÁ RÔ 19
4.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁC DÕNG CÁ RÔ 21
4.3.1 Hệ số điều kiện (K) và hệ số thành thục (GSI) 21
4.3.2 Sức sinh sản 24
4.3.3 Đƣờng kính trứng 26
4.3.4 Sự tƣơng quan giữa sức sinh sản và khối lƣợng của các dòng cá 28
4.3.5 Sự tƣơng quan giữa sức sinh sản và khối lƣợng tuyến sinh dục 29
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 30
5.1 KẾT LUẬN 30
5.2 ĐỀ XUẤT 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
PHỤ LỤC

v

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Hình thái cá rô đồng ( Internet) 3
Hình 2.2: Hình thái cá rô đầu vuông 6
Hình 4.1: Nhiệt độ trong thí nghiệm 17
Hình 4.2: Tăng trƣởng của các dòng cá theo tháng tuổi 19
Hình 4.3: Hệ số điều kiện theo tháng của cá rô đồng cái 21
Hình 4.4: Hệ số điều kiện theo tháng của cá rô đồng đực 22
Hình 4.5: Hệ số thành thục theo tháng của cá rô đồng cái 23

Hình 4.6: Hệ số thành thục theo tháng của cá rô đồng đực 24
Hình 4.7: Sự tƣơng quan giữa sức sinh sản và khối lƣợng của cá dòng cá 28
Hình 4.8: Sự tƣơng quan giữa sức sinh sản và khối lƣợng TSD 29






























vi



DANH SÁCH BẢNG

Bảng 4.1: Các yếu tố môi trƣờng trong thí nghiệm 18
Bảng 4.2: Bảng tốc độ tăng trƣởng của các dòng cá 20
Bảng 4.3: Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tƣơng đối của các dòng cá rô 24
Bảng 4.4: Kích thƣớc trứng trung bình qua các tháng của các dòng cá 26
Bảng 4.5 : So sánh kích thƣớc trứng của các dòng cá 27


vii

DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐBSL Đồng Bằng Sông Cửu Long
ĐV Đầu vuông
CM Cà Mau
CĐV Cái đầu vuông
CCM Cái Cà Mau
SSS Sức sinh sản
K Hệ số điều kiện
GSI Hệ số thành thục
KL Khối lƣợng
TSD Tuyến sinh dục
TB Trung bình
ĐLC Độ lệch chuẩn

T Tháng
TT Tháng tuổi











1
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
Nuôi trồng thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã trở
thành một nghề truyền thống và không ngừng phát triển. Đây đƣợc xem là
vùng có tiềm năng lớn về nuôi thủy sản nƣớc ngọt với diện tích mặt nƣớc ngọt
trên 600.000 ha. Cá tra, basa là loài đƣợc nuôi phổ biến ở ĐBSCL. Bên cạnh
đó thì cá đồng cũng đƣợc quan tâm không kém nhƣ cá lóc, rô đồng, sặc rằn,
bống tƣợng,…Trong những đối tƣợng này thì cá rô đồng là loài đang đƣợc chú
ý và đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng.
Cá rô đồng dễ nuôi có chất lƣợng thịt thơm ngon, không có xƣơng dăm và
có giá trị thƣơng phẩm cao. Hiện nay cá rô đồng là một trong những đối tƣợng
thủy sản quan trọng đã và đang đƣợc nuôi phổ biến ở các tỉnh vùng ĐBSCL, gần
đây đang phát triển ở vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên do nguồn cá giống ngoài tự
nhiên không đủ cung cấp vì vậy việc duy trì và phát triển nghề nuôi cá rô thông
qua hoạt động sinh sản nhân tạo chủ động tạo nguồn cá giống góp phần cải thiện
thu nhập cho ngƣời nông dân vùng ĐBSCL và các vùng lân cận là rất cần thiết.

Cá rô đầu vuông mới đƣợc phát hiện từ năm 2008. Theo tài liệu của Chi
cục Quản lý chất lƣợng Nông Lâm và Thuỷ sản tỉnh Hậu Giang, cá rô đầu vuông
đƣợc ông Nguyễn Văn Khải, thuộc ấp 5, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy phát
hiện đầu tiên với số lƣợng khoảng 70 con lẫn trong ao nuôi cá rô đồng. Cá rô đầu
vuông có ƣu điểm lớn nhanh, hệ số tiêu thụ thức ăn thấp, theo kinh nghiệm của
các hộ nuôi thì chỉ tốn 1,4 kg thức ăn cho 1 kg cá, trong khi đó nuôi cá rô đồng
bình thƣờng tốn đến 2 kg thức ăn. Nhiều hộ nông dân làm giàu nhờ bán đƣợc cá
giống với giá cao. Tuy nhiên, theo một số ngƣời dân nuôi cá, cá rô đầu vuông có
tỉ lệ sống không cao, dễ mắc bệnh hơn (Huỳnh Thị Phƣơng Thảo, 2011). Để hạn
chế những nhƣợc điểm của mỗi dòng cá rô đồng và cá rô đầu vuông, việc lai tạo
hai dòng với mong muốn tạo ra thế hệ con có những ƣu điểm vƣợt trội hoặc kết
hợp của 2 dòng cá này là vấn đề cần đƣợc quan tâm. Nghiên cứu ban đầu của Hà
Huy Tùng (2012) về “Sinh trƣởng và tỉ lệ sống của cá rô đồng ( Anabas
testudineus Bloch, 1972) Cà Mau – cá rô đầu vuông và con lai của chúng giai
đoạn từ bột lên hƣơng” đã cho thấy sinh trƣởng và tỉ lệ sống của các con lai có
cao hơn nhƣng khác biệt không có ý nghĩa so với hai dòng bố mẹ.



2
Để tiếp tục tìm hiểu biểu hiện của các con lai so với hai dòng bố mẹ ở giai
đoạn sau, đề tài “Đặc điểm sinh trƣởng và sự thành thục của cá rô đồng (Anabas
testudineus Bloch, 1972) Cà Mau, cá rô đầu vuông và con lai của chúng” đƣợc
thực hiện nhằm bổ sung đầy đủ thông tin về kết quả lai tạo giữa cá rô đồng và cá
rô đầu vuông.
1.1 Mục tiêu đề tài
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm tìm hiểu biểu hiện về sinh trƣởng và thành
thục của con lai giữa cá rô đồng Cà Mau và cá rô Đầu vuông so với 2 dòng cá bố
mẹ, từ đó cung cấp thông tin phục vụ nghiên cứu chọn giống cá rô.
1.2 Nội dung đề tài

- Sinh trƣởng của con lai và hai dòng cá bố mẹ đầu vuông và Cà Mau
trong giai đoạn nuôi vỗ thành thục.
- So sánh một số chỉ tiêu sinh sản (Hệ số điều kiện, hệ số thành thục, sức
sinh sản tuyệt đối, tƣơng đối và đƣờng kính trứng) giữa con lai và hai dòng bố mẹ.
1.3 Thời gian thực hiện
Từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013.















3
CHƢƠNG 2:
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học
2.1.1 Đặc điểm phân loại
Theo Trƣơng Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hƣơng (1993). Cá rô đồng có hệ
thống phân loại nhƣ sau:
Ngành :Chordata
Lớp : Osteichthkyes

Bộ : Perciformes
Họ : Anabantidae
Giống : Anabas
Loài : Anabas testudineus Bloch,1972
Tên địa phƣơng: cá rô đồng
Tên tiếng Anh: Climbing perch










Hình 2.1: Hình thái cá rô đồng( Internet)
2.1.2 Phân bố
Cá rô đồng là loài cá sống trong môi trƣờng nƣớc ngọt ở vùng nhiệt đới.
Cá hiện diện trong các thủy vực nhƣ ao, đìa, đầm lầy, mƣơng vƣờn và ruộng lúa ở
Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam (Trƣơng Thủ Khoa và Trần Thị Thu
Hƣơng, 1993. Rainboth, 1996. Phạm Văn Khánh, 1999). Khả năng thích nghi với
môi trƣờng sống của cá rô đồng rất tốt, đặc biệt cá có thể hô hấp bằng khí trời nhờ
cơ quan hô hấp phụ nên có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện môi trƣờng bất
lợi ngoài tự nhiên (Trƣơng Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hƣơng, 1993).


4
Chúng đƣợc biết đến với khả năng di cƣ từ ao hồ này sang ao hồ khác
bằng cách vƣợt cạn (cá rô rạch), nhất là trong mùa mƣa và thông thƣờng diễn ra

trong đêm ().
2.1.3 Đặc điểm hình thái
Theo Trƣơng Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hƣơng (1993) cá rô đồng có thân
hình bầu dục, dẹp bên, cứng chắc, đầu lớn, mõm ngắn. Miệng hơi trên, rộng vừa,
rạch miệng xiên kéo dài đến đƣờng thẳng đứng kẻ qua giữa mắt. Răng nhỏ nhọn.
Mỗi bên đầu có hai lỗ mũi, lỗ phía trƣớc mở ra bằng một ống ngắn. Mắt to, tròn
nằm lệch về nửa trên của đầu và gần chót mõm hơn gần điểm cuối nắp mang.
Cạnh dƣới xƣơng lệ, xƣơng giữa nắp mang, xƣơng dƣới nắp mang và cạnh
sau xƣơng nắp mang có nhiều gai nhỏ nhọn, tạo thành răng cƣa giúp cá rô di
chuyển tốt trên cạn. Lỗ mang rộng, màng mang hai bên dính nhau và có phủ vảy.
Vi lƣng của cá rô đồng rất dài, phần gai cứng dài hơn phần tia mềm. Điểm
bắt đầu của vi lƣng trùng phía trên điểm nhọn gai cứng của xƣơng nắp mang và
kết thúc ở gần cuống đuôi. Khởi điểm vi lƣng ở trên vảy đƣờng bên thứ ba và kéo
dài đến gốc vi đuôi. Khởi điểm vi hậu môn ngang vảy đƣờng bên thứ 14-15, gần
điểm giữa gốc vi đuôi hơn gần chóp mõm và chạy dài đến gốc vi đuôi. Vi đuôi
tròn không chia thùy, vi lƣng, vi hậu môn, vi bụng đều có gai cứng.
Đƣờng bên nằm ngang và chia làm hai giai đoạn: Đoạn từ trên bờ trên lỗ
mang đến ngang các vi lƣng cuối cùng. Đoạn dƣới từ ngang các gai vi lƣng cuối
cùng đến giữa gốc vi đuôi, hai đoạn này cách nhau một hàng vảy.
Mặt lƣng của đầu và thân có màu xám đen hoặc xám xanh và nhạt đần
xuống bụng, ở một số cá thể ửng lên màu vàng nhạt. Cạnh sau xƣơng nắp mang
có một màng da nhỏ màu đen. Có một đốm đen đậm giữa gốc vi đuôi ngoài ra
còn có một số điểm đen mờ nằm rải rác trên thân.
2.1.4 Đặc điểm dinh dƣỡng
Theo Nguyễn Thành Trung (1998) cá rô đồng là loài cá ăn tạp thiên về
động vật. Chúng có cấu tạo ống tiêu hóa nhƣ sau: miệng rộng răng nhỏ nhọn,
răng ở giữa to hơn hai bên, lƣợc mang có dạng hình que ngắn và thƣa, thực quản
nối liền với dạ dày, dạ dày hình túi và có vách dày. Ruột to ngắn, vách dày và gấp
khúc.



5
Cá rô đồng là loài ăn tạp thiên về động vật nhƣ giun, tôm , tép, cá con,
trứng ếch, nòng nọc,…Thực vật gồm lá rong bèo, hạt củ vừng, hạt lúa, mùn bã
hữu cơ (Ngô Trọng Lƣ và Thái Bá Hồ, 2003).
Khi ở giai đoạn cá bột 10 ngày tuổi cá bắt đầu ăn lẫn nhau (Moiroka et al.,
2009). Khi trƣởng thành cá có thể sử dụng nhiều loại thức ăn nhƣng thức ăn ƣa
thích của cá là động vật đáy nhƣ giun ít tơ, ấu trùng côn trùng, mầm non thực vật
thủy sinh. Ngoài ra cá rô cũng có khả năng sử dụng thức ăn chế biến và phụ phẩm
nông nghiệp rất tốt (Dƣơng Nhựt Long và Nguyễn Thanh Hiệu, 2003).
2.1.5 Đặc điểm sinh trƣởng
Khả năng thích nghi với môi trƣờng sống đối với cá rô đồng rất tốt, đặc
biệt cá có thể hô hấp bằng khí trời nhờ cơ quan hô hấp phụ, cá có thể tồn tại và
phát triển trong điều kiện môi trƣờng bất lợi ở ngoài tự nhiên (Trƣơng Thủ Khoa
và Trần Thị Thu Hƣơng, 1993).
Theo Dƣơng Nhựt Long và Nguyễn Thanh Hiệu (2003) cá rô đồng có kích
thƣớc tƣơng đối nhỏ, khối lƣợng trung bình của cá rô khai thác ở ĐBSCL khai
thác là 80 -120 g/con.
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Sự sinh sản của cá rô đồng có thể kéo dài trong suốt mùa mƣa. Buồng
trứng và tinh hoàn đƣợc nhìn thấy rõ rệt vào tháng giêng và phát triển cực đại vào
tháng 4 -10 ở nhiệt độ 25-29
o
C. Cá đẻ vào lúc mƣa to và thƣờng đẻ vào ban đêm,
làm tổ nơi nƣớc cạn (Nguyễn Thành Trung, 1998).
Theo Dƣơng Nhựt Long (2003) trứng cá rô thành thục thƣờng có màu
trắng ngà hoặc màu trắng ngà hơi vàng, đƣờng kính trứng sau khi trƣơng nƣớc
dao động từ 1,1-1,2mm và trứng cá rô thuộc loại trứng nổi. Sức sinh sản của cá
cao đạt khoảng 300.000 đến 700.000 trứng/kg cá cái.
Trong sinh sản nhân tạo, cá thể bố mẹ đã thành thục đƣợc tiêm kích thích

tố nhƣ: HCG, LRHa và não thùy cá chép để kích thích sinh sản. Liều lƣợng
thƣờng dùng là 50 µg LRHa + 5 mg DOM/kg cá cái. Sau khi tiêm cá bố mẹ đƣợc
cho vào bể sinh sản hoặc xô nhựa, thao, chậu,… có đậy nắp. Khi tiêm khoảng 8
giờ, cá sẽ sinh sản. Cá bột sau khi nở khoảng 12 giờ có thể tự kiếm mồi trong
thủy vực. Cá bố mẹ sau khi sinh sản khoảng 1,5 tháng có thể tái phát dục và tiếp
tục sinh sản (Phạm Văn Khánh,1999).


6
2.1.7 Sơ lƣợc về cá rô đầu vuông

Hình 2.2: Hình thái cá rô đầu vuông

Cá rô đầu vuông lúc nhỏ hình dáng giống nhƣ cá rô đồng bình thƣờng
(Trần Kiều Lan Phƣơng, 2011). Khi lớn lên đầu to và vuông, vẩy màu vàng xậm,
đuôi xòe và đỏ lợt, mình dài và hơi cong, có hai chấm đen ở gần đuôi và mang cá.
Cá rô đầu vuông có màu xanh từ xám đến nhạt, phần bụng có màu sáng hơn phần
lƣng, với một chấm màu thẫm ở đuôi và chấm khác ở sau mang. Các gờ của vảy
và vây có màu sáng.
Cá rô đầu vuông có tốc độ lớn nhanh và hệ số tiêu thụ thức ăn thấp. Theo
kinh nghiệm của các hộ nuôi ngoài thức tế, chỉ tốn 1,4 kg thức ăn cho 1 kg cá
trong khi đó nuôi cá rô đồng bình thƣờng tốn đến 2 kg thức ăn. Trung bình sau
thời gian nuôi 4 tháng có thể đạt khối lƣợng 150-200 g/con và nếu kéo dài 7
tháng, khối lƣợng cá có thể đạt từ 500-800 g/con. Thời gian nuôi càng kéo dài cá
càng lớn chứ không giảm cân nhƣ cá rô đồng bình thƣờng (Phƣơng Thanh, 2010).
Cá rô đầu vuông thành thục sau 8 tháng tuổi. Loài cá này không có tập tính
giữ con, sinh sản tập trung nhất vào mùa mƣa, tháng 6-7 và có khả năng sinh sản
nhiều lần trong năm. Khối lƣợng cho sinh sản khoảng 500g-800g/con, tỷ lệ đực,
cái 1:1 (Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2011).






7
2.2 Một số phƣơng pháp nghiên cứu về sinh học sinh sản
2.2.1 Các giai đoạn thành thục của cá
Sự sinh sản của cá mang tính chu kỳ. Chu kỳ sinh sản của cá thƣờng đƣợc
khảo sát về hình thái và tổ chức mô của cá thƣờng đƣợc xác định bằng việc khảo
sát về hình thái và tổ chức mô của tuyến sinh dục. Giai đoạn thành thục chỉ mức
độ chín của tuyến sinh dục.
Phƣơng pháp thông thƣờng để đánh giá giai đoạn thành thục của cá là xác
định giai đoạn thành thục của từng cá thể theo bậc thang thành thục trong đó các
đặc điểm khác biệt có thể nhận biết đƣợc bằng mắt thƣờng.
Bậc thang thành thục cho phép đánh giá nhanh mức độ thành thục và khả
năng sinh sản của một số lƣợng lớn cá thể. Rất nhiều tác giả đã đƣa ra bậc thang
thành thục sinh dục của cá. Nikolsky (1963) đã đƣa ra một bậc thang tổng hợp để
có thể sử dụng rộng rãi ngoài hiện trƣờng với 6 giai đoạn:
 Giai đoạn I : Cá thể non, chƣa thành thục sinh dục.
 Giai đoạn II : Tuyến sinh dục có kích thƣớc rất nhỏ, mắt thƣờng không
nhìn thấy hạt trứng.
 Giai đoạn III : Giai đoạn thành thục, bằng mắt thƣờng có thể nhìn thấy hạt
trứng.
 Giai đoạn IV : Giai đoạn chín muồi. Tuyến sinh dục có kích thƣớc lớn
nhất, nhƣng khi ấn nhẹ các sản phẩm sinh dục chƣa chảy ra.
 Giai đoạn V : Giai đoạn đẻ trứng. Các sản phẩm sinh dục chảy ra khi ấn
nhẹ vào bụng cá. Khối lƣợng tuyến sinh dục từ đầu đến cuối giai đoạn đẻ
trứng giảm đi rất nhanh.
 Giai đoạn VI : Giai đoạn sau khi đẻ. Các sản phẩm sinh dục đƣợc phóng
thích ra hết, lỗ sinh dục phồng lên, tuyến sinh dục trong dạng túi mềm

nhão. Ở con cái thƣờng còn những hạt trứng nhỏ còn sót lại, ở con đực còn
sót lại một ít tinh trùng.
2.2.2 Sức sinh sản
Có 2 khái niệm về sức sinh sản: sức sinh sản tuyệt đối và tƣơng đối. Sức
sinh sản tuyệt đối là số lƣợng trứng có trong buồng trứng ở giai đoạn IV của một
con cái. Sức sinh sản tƣơng đối là số trứng trên một đơn vị khối lƣợng của con cái
(trứng/g cá cái).


8
Bagenal (1967, trích bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004) đề
nghị cách xác định sức sinh sản của cá theo 3 bƣớc:
(i) Lấy mẫu buồng trứng từ các cá cái một cách ngẫu nhiên.
(ii) Xác định số lƣợng trứng bằng cách đếm các mẫu đại diện.
(iii) Phân tích kết quả trong mối liên hệ với các chỉ tiêu sinh học khác nhƣ chiều
dài, khối lƣợng thân, khối lƣợng tuyến sinh dục, tuổi cá,…
Theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004), sức sinh sản biến đổi
theo loài này sang loài khác và phụ thuộc vào tuổi cá , kích thƣớc cơ thể và điều
kiện môi trƣờng. Sức sinh sản thƣờng đƣợc xác định bằng cách đếm mẫu đại diện
và tính toán theo phƣơng pháp số lƣợng hay thể tích. Trong phƣơng pháp số
lƣợng, tất cả các trứng chín (giai đoạn IV đến VI) trong buồng trứng đƣợc tách
riêng ra khỏi các trứng chƣa chín và các mô liên kết của buồng trứng. Sau khi làm
sạch và làm khô bằng giấy thấm, khoảng 1000 trứng ngẫu nhiên sẽ đƣợc cân. Sức
sinh sản tuyệt đối sẽ đƣợc tính bằng công thức:
F = n.G/g
Trong đó:
F: Sức sinh sản
n: Số lƣợng trứng trong mẫu đại diện
G: Khối lƣợng buồng trứng
g: Khối lƣợng mẫu đại diện

Trong phƣơng pháp thể tích, trứng đƣợc cho vào một ống đong, thêm nƣớc
vào đến một thể tích xác định. Lắc mạnh ống đong cho trứng phân bố đều trong
nƣớc. Dùng pipet lấy ít nhất 5 mẫu đại diện với một thể tích nhất định, đếm toàn
bộ trứng trong các mẫu đại diện và tính toán số trứng trong bình cho các mẫu đại
diện. Sức sinh sản sau đó đƣợc tính theo công thức:
F = n.V/v
Trong đó:
V: Tổng thể tích trứng
n: Số lƣợng trứng trong mẫu đại diện
v: Thể tích mẫu đại diện
Phƣơng pháp này có nhƣợc điểm là sẽ tạo ra sai số nếu đếm trứng với số
lƣợng lớn (vài trăm ngàn trứng) vì thông thƣờng mật độ ở đáy sẽ cao hơn bên trên
ống đong , do đó mẫu đại diện cần đƣợc thu ở những vị trí đối xứng theo cột
nƣớc.


9
Theo Lowerre – Barbieri và Barbieri (1993), trứng cá có thể đƣợc tách
bằng cách cho buồng trứng vào khung lƣới có mắc lƣới 0,01 mm đặt dƣới vòi
nƣớc chảy đẻ tế bào trứng tự tách rời ra. Sau đó dùng dung dịch formaline để bảo
quản trứng.
Phƣơng pháp thực hiện: Giải phẩu cá để tách tuyến sinh dục và chọn
những buồng trứng đạt giai đoạn IV ( nhìn rõ tế bào trứng, hạt trứng rời rạc), sau
đó cho vào vợt có mắt lƣới 0,01 mm để dƣới vòi nƣớc đang chảy với vận tốc vừa
phải để nhờ áp lực nƣớc tách rời trứng ra khỏi nang trứng. Sau khi tách trứng
xong cho vào dung dịch formaline 2% để bảo quản. Trứng đƣợc ngâm trong dung
dịch này sẽ đƣợc cố định hình dạng và tế bào trứng trở nên dễ tách hơn (đối với
những trứng còn dính lại trong nang trứng).
Số lƣợng trứng đƣợc xác định bằng hai phƣơng pháp:
Phƣơng pháp lấy mẫu đại diện: Cân hỗn hợp trứng và dung dịch bảo quản

(formaline 2%), sau đó khuấy đều hỗn hợp rồi dùng ống hút nhựa hút một lƣợng
làm mẫu đại diện, cân và đếm số trứng/mẫu đại diện. Thực hiện lặp lại 5 lần.
Sau đó tính theo công thức :
F = n.G (trứng/con cái)
Trong đó : F : Sức sinh sản
n (trứng/g) : Số trứng/g mẫu đại diện
G(g) : Khối lƣợng hỗn hợp mẫu
Phƣơng pháp đếm trực tiếp: Thực hiện đếm trực tiếp cả buồng trứng trên
một số mẫu/dòng cá, những mẫu đƣợc chọn đếm tất cả thì trƣớc tiên vẫn thực
hiện đếm theo mẫu đại diện nhƣ trên và sau đó sẽ đếm cả mẫu để so sánh kết quả
của hai phƣơng pháp.
2.2.3 Hệ số điều kiện
Hệ số điều kiện phản ánh sự thành thục sinh dục đồng thời xác định mùa
vụ sinh sản của cá. Hệ số điều kiện có thể tính bằng công thức sau (Phạm Thanh
Liêm và Trần Đắc Định, 2004):
CF = 100 x BW/ L
3

Trong đó: BW: Khối lƣợng toàn thân cá (g)
L: Chiều dài cá (cm)


10
2.3 Một số phƣơng pháp lai tạo và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản
2.3.1 Lai chéo cùng loài
Lai chéo cùng loài là việc cho giao phối giữa những cá thể không có quan
hệ họ hàng. Mục đích của phƣơng pháp này là nhằm cải thiện trực tiếp di truyền
thông qua việc làm tăng tính dị hợp tử, tận dụng ƣu thế lai và để tránh những ảnh
hƣởng của lai cận huyết (Phạm Thanh Liêm và ctv., 2011).
2.3.2 Lai xa khác loài

Lai xa khác loài là hình thức cho lai giữa các loài cá với nhau. Mục đích
của việc lai tạo này là tạo ra con lai có biểu hiện vƣợt trội hoặc mang tính trạng
trung gian giữa bố và mẹ, hoặc thay đổi tỉ lệ đực cái, hoặc tạo ra loài vô sinh có
tính trạng mong muốn cho nghề nuôi hay cho mục đích giải trí. Tuy nhiên
phƣớng pháp này thƣờng ít khi thành công, con lai thƣờng có tỉ lệ sống rất thấp
và rất khó tạo ra con lai (Phạm Thanh Liêm và ctv., 2011)
2.3.3 Một số kết quả nghiên cứu về lai tạo trong nuôi trồng thủy sản
Việc lai tạo giữa các loài cá khác nhau đã đƣợc các nhà nghiên cứu tìm
hiểu từ rất lâu và đã mang lại những kết quả khả quan về những biểu hiện vƣợt
trội của con lai nhƣ sinh trƣởng tốt, tỷ lệ sống cao,…con lai mang những tính
trạng tốt, vƣợt trội của hai loài cá bố mẹ.
Con lai chéo cùng loài của cá nheo và cá hồi mang những ƣu thế vƣợt trội
với tăng trƣởng nhanh hơn các dòng bố mẹ tốt nhất. Tăng trƣởng của cá thể dị
hợp vƣợt xa so với dòng bố mẹ là 55% ở cá nheo và 22% ở cá hồi. Lai chéo ở cá
nheo cho tăng trƣởng nhanh hơn 10-30% so với dòng bố mẹ lớn nhất.
Ở cá chép, lai chéo cùng loài đã cải thiện tăng trƣởng từ 50-60% với tỷ lệ
100% tốt hơn so với các dòng cá chép hoang. Cá chép chọn giống V1 là thế hệ
chọn lọc thứ 6 của những cá lai 3 máu (hay còn gọi là con lai kép) giữa cá chép
Việt Nam (V), Hungary (H) và Indonesia (I) tạo ra cá dòng Hung, dòng Việt,
dòng Indo đƣợc Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I tiến hành từ năm 1984-
1995. Hiện nay cá chép V1 đƣợc nuôi phổ biến ở Việt nam, đƣợc đánh giá rất cao
về giá trị kinh tế.


11
Về đặc điểm hình thái, cá chép V1 dòng Việt có ngoại hình thiên về dạng
hình cá chép trắng Việt Nam do trong hệ gen của chúng có 50% cơ cấu di truyền
của cá chép trắng Việt nam. Cá chép V1 dòng Vàng (Indo) có ngoại hình thiên về
cá chép Hung thuần vì kiểu gen của chúng mang 50% cơ cấu di truyền của cá
chép Indonesia. Cá chép V1 dòng Hung có ngoại hình thiên về cá chép Hung

thuần vì chúng mang 50% cơ cấu của cá chép dòng Hungary. Tuy nhiên khi tái
sản xuất trong phạm vi từng dòng chép lai để thu F2, F3 thì sự khác biệt về sinh
trƣởng và hình thái ở F2, F3 không còn rõ rệt nữa. Cũng không tìm thấy sự khác
biệt có tính chất quy luật giữa 3 dòng cá đó về mặt hình thái.
Về đặc điểm sinh trƣởng, cá chép V1 đƣơ
̣
c lai ngƣợc và xuôi ƣu thế lai thể
hiện rõ nhất ở thế hệ F1. Tỷ lệ sống của cá giống lai đạt trung bình 67,45%, cá
chép trắng 89,95%, cá chép Hung 42,1%. Ƣu thế sinh trƣởng của cá chép lai bắt
đầu thể hiện rõ ở cuối giai đoạn cá giống và tăng dần theo thời gian nuôi cá thịt. Cá
nuôi 4 tháng tuổi, khối lƣợng thân bằng 139 – 145% và nuôi 9 tháng bằng 187 –
220% khối lƣợng thân của cá chép trắng Việt Nam, bằng 183-222% khối lƣợng
thân của cá chép trắng Việt. Cá có tốc độ tăng trọng gấp 1,5 lần so với cá chép Việt
Nam thuần trong cùng điều kiện nuôi. Tỷ lệ thành phần thịt ăn đƣợc tăng hơn.
Qua lai tạo và chọn lọc giữa những dòng cá rô phi thuần ở một số quốc gia tại
Châu Á và Châu Phi đã tạo ra cá rô phi dòng GIFT (Genetically Improved Farmed
Tilapia) với những ƣu thế về sinh trƣởng và tỷ lệ sống so với các dòng cá bố mẹ. Kết
quả nuôi cho thấy cá rô phi dòng GIFT có tốc đọ tăng trƣởng nhanh hơn 15-20% so
với các dòng cá rô phi nhập nội ở Việt Nam (Phạm Thanh Liêm và ctv., 2011).
Một nghiên cứu khác của Marengoni và Onoue’(1998) về lai chéo đƣợc
thực hiện trên cá rô phi (Oreochromis niloricus) từ 3 dòng: Stirling, Hàn Quốc và
địa phƣơng. Tất cả con lai F1 đƣợc so sánh tốc độ tăng trƣởng đến 90 ngày. Các
ƣu thế lai về khối lƣợng của con lai F1 từ công thức lai Stirling X Hàn Quốc,
Stirling X địa phƣơng, địa phƣơng X Hàn Quốc tƣơng ứng là 7,61; 5,63 và 7,70
trong khi đó, ƣu thế lai về chiều dài lần lƣợt là 0,47; 0,26 và 0,55. Cá rô phi
Stirling thuần chủng cho thấy sự tăng trƣởng tốt hơn so với hai dòng khác
(P<0,05). Khi tăng trƣởng của giống lai F1đƣợc so sánh giữa hai giới tính thì con
đực tăng trƣởng nhanh hơn so với con cái (P<0,05). Tuy nhiên không có sự khác
biệt trong sự tăng trƣởng của các nhóm đực hay cái. Con đực thuần chủng Stirling
thì nặng hơn so với các chủng Hàn Quốc và địa phƣơng, địa phƣơng X Stirling,

Hàn Quốc X địa phƣơng và địa phƣơng X Hàn Quốc. Ở con cái thuần chủng


12
Stirling lớn vƣợt trội so với Hàn Quốc, nhƣng không khác biệt so với các dòng
địa phƣơng và tất cả con lai F-1.
Đối với cá rô đồng, nghiên cứu lai tạo giữa cá bản địa và cá rô Thái Lan
nhập nội cũng đƣợc thực hiện ở Bangladesh. Tăng trƣởng và tỷ lệ sống đƣợc so
sánh trong cùng điều kiện giữa hai nhóm con lai T1: Rô bản địa (♀) x Rô Thái
(♂) và T2: Rô Thái (♀) x Rô bản địa (♂)và hai nhóm thuần T3: Rô bản địa (♀) x
Rô bản địa (♂) và T4: Rô Thái (♀) x Rô Thái (♂). Kết quả cho thấy tăng trƣởng
cao nhất ở T4 (Rô Thái) là 69,25 ± 11,35 g, khác biệt có ý nghĩa thống kê với các
nhóm lai còn lại và thấp nhất là T3 (Rô bản địa) 33,38 ± 8,7 g cũng khác biệt với
các nhóm lai (P < 0,05). Khối lƣợng khi thu hoạch của 2 nhóm lai T1 và T2 lần
lƣợt là 50,83 ± 6,65 g và 59,94 ± 7,83 g và giữa 2 nhóm lai này không có sự khác
biệt thống kê (P > 0,05). Tƣơng tự, về tỉ lệ sống cao nhất là 93,6% và thấp nhất là
83,06% tƣơng ứng với T4 và T3, sự khác biệt về tỷ lệ sống không đáng kể (P >
0,05). Hai nhóm lai chéo T1 và T2 là 86,67% và 90.80% cũng không có sự khác
biệt thống kê. Nhƣng tỷ lệ sống của T4 lại khác biệt đáng kể với nhóm lai chéo
T1 và T2. Tốc độ tăng trƣởng đặc biệt (SGR) T1, T2, T3 và T4 tƣơng ứng là 3,23;
3,40; 2,90 và 3,52, T3 có sự khác biệt với các nhóm lai, trong khi đó T1 và T2
không thấy sự khác biệt nào. Nhƣ vậy, kết quả lai tạo đã tạo ra con lai có tốc độ
tăng trƣởng trung gian giữa 2 dòng bản địa và Thái.
Ở Viêt Nam, nghiên cứu về “Sinh trƣởng và tỉ lệ sống của cá rô đồng (
Anabas testudineus Bloch, 1972) Cà Mau – cá rô đầu vuông và con lai của chúng
giai đoạn từ bột lên hƣơng” do Hà Huy Tùng (2012) thực hiện. Kết quả ban đầu
cho thấy sinh trƣởng của cá tăng nhanh ở nghiệm thức cá đầu vuông và DV x
CM. Nhƣ vậy cá đầu vuông và con lai DV x CM qua quá trình ƣơng thể hiện tốt
những ƣu điểm về tỷ lệ sống và tăng trƣởng.












13
CHƢƠNG 3:
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Đề tài đã đƣợc thực hiện từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 4
năm 2013
Địa điểm nghiên cứu: Khoa thủy sản – Trƣờng Đại học Cần Thơ.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Cá thí nghiệm
Nguồn cá bố mẹ ban đầu là cá rô tự nhiên đƣợc thu ở U Minh, tỉnh Cà
Mau và mẫu cá rô đầu vuông thu ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Hai
nguồn cá đƣợc nuôi dƣỡng tại Khoa Thủy Sản từ tháng 2/2012. Sau đó cá đƣợc
cho lai tạo nhân tạo giữa 2 dòng cá, tạo nên 4 công thức lai (Mục 3.3.1). Bốn
nhóm cá đã đƣợc ƣơng, nuôi trƣớc đó trong cùng một điều kiện đến 6 tháng tuổi.
3.2.2 Thức ăn thí nghiệm
Sản phẩm của Công ty cổ phần sản xuất thức ăn thủy sản TOMBOY, với
hàm lƣợng đạm 30%.
3.2.3 Một số dụng cụ dùng trong phân tích
Formol cố định mẫu, xô nhựa, thƣớc đo, cân điện tử, thao, khay nhựa, ống
hút nhựa, dao mổ, kéo, nhíp, kim mũi giáo, kính nhìn nổi, kính lúp, cốc thủy tinh,

đĩa Petri, vợt, muỗng, chai nhựa 110 ml.
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1 Bố trí thí nghiệm
- Bốn nghiệm thức cá thí nghiệm từ 4 công thức lai:
1. ♀ Cà Mau x ♂ Cà Mau (gọi tắt là Cà Mau)
2. ♀ Cà Mau x ♂ Đầu vuông (CM x ĐV)
3. ♀ Đầu vuông x ♂ Cà Mau (ĐV x CM)
4. ♀ Đầu vuông x ♂ Đầu vuông (gọi tắt là Đầu vuông)


14
- Cá thí nghiệm (6 tháng tuổi) đƣợc bố trí ngẫu nhiên trong 12 giai lƣới,
diện tích mỗi giai 2m
2
(mỗi nghiệm thức đƣợc lặp lại 3 lần). Cá đƣợc thả với số
lƣợng 70 cá thể cho mỗi giai.
- Chăm sóc cho ăn:
Trong quá trình nuôi vỗ cho ăn thức ăn chế biến có hàm lƣợng đạm 30%.
Khẩu phần ăn đƣợc tính theo phần trăm khối lƣợng thân (tháng 1: 5%,
tháng 2: 4%, tháng 3: 2%, tháng 4: 1,5% khối lƣợng thân).
Cho ăn mỗi ngày 2 lần sáng (7 – 8h) và chiều (17 – 18h).
3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi
 Các chỉ tiêu môi trƣờng : nhiệt độ đƣợc đo mỗi ngày, giá trị pH, NH
4
+
,
NO
2
-
đƣợc đo hàng tuần.

Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế và đo 2 lần trong ngày buổi sáng (7-8h) và chiều
(14-16h).
Đạm amôn tổng TAN (NH
3
/NH
4
+
), pH, NO
2
-
so màu bằng bộ test sera
của Đức và mỗi tuần đo 1 lần buổi sáng (7 - 8h) và chiều (14 – 16h).


 Tăng trƣởng của cá : Đƣợc xác định hàng tháng bằng cách cân tổng
khối lƣợng cá ở mỗi giai.
 Các giai đoạn và hệ số thành thục
- Giai đoạn thành thục dựa trên bậc thang thành thục theo Nikolsky
(1963).
- Tỷ lệ thành thục đƣợc xác định bằng cách mổ và quan sát tuyến sinh
dục cá, cân đo khối lƣợng cơ thể, khối lƣợng tuyến sinh dục ở tháng thứ
hai và tháng thứ ba (mỗi giai 5 cá thể), tháng thứ tƣ (mỗi giai 10 cá thể).
- Đếm số lƣợng trứng và đo đƣờng kính trứng.
3.3.3 Các chỉ tiêu tính toán
Các chỉ tiêu tăng trƣởng
- Tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối (Specific growth rate – SGR)
Ln(W
f
) – Ln(W
i

)
SGR(%/ngày) = x 100
T





15
- Tăng trƣởng tuyệt đối (Daily Weight Gain – DWG)
W
f
– W
i

DWG(mg/ngày) =
T
Với : W
f
: Khối lƣợng cá cuối thí nghiệm
W
i
: Khối lƣợng cá trƣớc thí nghiệm
T : Thời gian thí nghiệm
Các chỉ tiêu sinh sản
Số cá thành thục
Tỉ lệ thành thục (%) = x 100
Tổng số cá kiểm tra

Khối lƣợng tuyến sinh dục

Hệ số thành thục (GSI) (%) = x 100
Tổng khối lƣợng cá không nội quan

3.3.4 Phƣơng pháp phân tích một số chỉ tiêu sinh sản
Phƣơng pháp đếm trứng : Đƣợc thực hiện theo mô tả của Lowerre-
Barbieri và Barbieri (1993). Cách thực hiện nhƣ sau: Cân hỗn hợp trứng và dung
dịch bảo quản (formaline 2%), sau đó khuấy đều hỗn hợp rồi dùng ống hút nhựa
hút một lƣợng làm mẫu đại diện, cân và đếm số trứng/mẫu đại diện. Thực hiện
lặp lại 5 lần.
Sau đó tính theo công thức :
F = n.G (trứng/con cái)
Trong đó : F : Sức sinh sản
n (trứng/g) : Số trứng/g mẫu đại diện
G(g) : Khối lƣợng hỗn hợp mẫu

Đo đƣờng kính trứng
Đƣợc thực hiện trên cùng một mẫu đếm sức sinh sản tuyệt đối. Trứng
trong dung dịch formol sẽ đƣợc lắc đều trƣớc khi lấy mẫu sau đó dùng ống nhựa
để hút ngẫu nhiên khoảng 30- 35 trứng và đƣợc đo trên kính hiển vi.


16
3.4.4 Phƣơng pháp xử lí số liệu
Các số liệu đƣợc thu thập và tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị
tối đa và tối thiểu. So sánh sự khác biệt về kích thƣớc trứng, sức sinh sản tƣơng
đối giữa các dòng cá bằng phƣơng pháp ANOVA với phép thử Duncan. Xử lý
thống kê đƣợc thực hiện trên phần mềm SPSS 16.0. Phân tích mối quan hệ hồi
qui tuyến tính giữa khối lƣợng cá và một số chỉ tiêu sinh sản đƣợc thực hiện bằng
phần mềm Excel.
























×