Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

xác định hiệu quả một số biện pháp phòng, trị bệnh tiêu chảy phân trắng ở heo con theo mẹ tại thị trấn tân hiệp ii, huyện tân hiệp, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG



LÊ TRƯỜNG GIANG



XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG,
TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG Ở HEO CON
THEO MẸ TẠI THỊ TRẤN TÂN HIỆP II, HUYỆN
TÂN HIỆP, TỈNH KIÊN GIANG





Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y




Cần Thơ, 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG



Luận văn tốt nghiệp


Ngành: THÚ Y

Tên đề tài:
XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG,
TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG Ở HEO CON
THEO MẸ TẠI THỊ TRẤN TÂN HIỆP II, HUYỆN
TÂN HIỆP, TỈNH KIÊN GIANG



Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiên:
Nguyễn Dương Bảo Lê Trường Giang
MSSV: 3092610
Lớp: Thú Y K35A


Cần Thơ, 2013
i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y


Đề tài: “Xác định hiệu quả một số biện pháp phòng, trị bệnh tiêu chảy
phân trắng ở heo con theo mẹ tại thị trấn Tân Hiệp II, huyện Tân Hiệp, tỉnh
Kiên Giang”. Do sinh viên Lê Trường Giang thực hiện từ 25/06/2013 đến
30/10/2013





Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Duyệt Bộ môn Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Dương Bảo





Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD
ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cám ơn đến!
Ba Mẹ của tôi, chính người đã sinh ra nuôi dưỡng và tạo mọi điều kiện tốt
nhất để tôi được như ngày hôm nay. Anh, chị, em và những người thân trong gia
đình đã chăm lo và động viên tôi trong suốt quá trình theo học.
Thầy Nguyễn Dương Bảo đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực tập để tôi có thể hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp này.
Quý thầy cô bộ môn Thú Y và bộ môn Chăn Nuôi, Khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ đã ân cần tận tình truyền đạt những
kiến thức quý báu cho tôi suốt thời gian qua.
Ông Bà, Cô Chú Bác, Anh Chị tại ấp Đông Thái thị trấn Tân Hiệp II, huyện
Tân Hiệp- Kiên Giang đã tận tình giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành tốt bài luận
văn tốt nghiệp này.
Cô Nguyễn Thị Thu Tâm cùng tập thể lớp thú y K35A1, tất cả những người

thân, những người bạn đã động viên chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn.

Lê Trường Giang

iii

MỤC LỤC

Trang duyệt i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng v
Danh mục hình vi
Danh mục từ viết tắt vii
Tóm lược viii
Chương I Đặt vấn đề 1
Chương II Cơ sở lý luận 2
2.1. Đặc điểm sinh lý heo con 2
2.1.1 Hệ thần kinh chưa hoàn thiện 2
2.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của heo con 3
2.1.3 Đặc điểm tiêu hóa heo con 3
2.1.4 Hệ vi sinh vật đường ruột của heo con 5
2.2 Sự phát triển miễn dịch ở heo con 6
2.3 Khả năng hấp thu kháng thể ở heo con sơ sinh 7
2.4 Nguyên nhân gây bệnh tiêu phân trắng ở heo con theo mẹ 8
2.4.1 Nguyên nhân nguyên phát 8
2.5 Cơ chế sinh bệnh 11
2.6 Triệu chứng – bệnh tích 12

2.6.1 Triệu chứng 12
2.6.2 Bệnh tích 12
2.7 Chẩn đoán 13
2.8 Phòng và trị bệnh 13
2.8.1 Phòng bệnh 13
iv

2.8.2 Trị bệnh 14
2.9 Tính chất dược lý của thuốc. 14
Chương III Phương Tiện Và Phương Pháp Khảo Sát 21
3.1 Phương pháp thí nghiệm 21
3.1.1 Thời gian thí nghiệm 21
3.1.2 Địa điểm thí nghiệm 21
3.1.3 Phương tiện thí nghiệm 22
3.2 Phương pháp thí nghiệm 22
3.2.1 Bố trí thí nghiệm phòng bệnh 22
3.2.2 Bố trí thí nghiệm điều trị 24
Chương IV Kết Quả Và Thảo Luận 26
4.1 Kết quả phòng bệnh 26
4.1.1 Ảnh hưởng của các nghiệm thức phòng đến tỷ lệ heo mắc bệnh tiêu phân trắng
26
4.1.2 Ảnh hưởng của các nghiệm thức phòng đến tỷ lệ bệnh tiêu phân trắng theo
tuần tuổi của heo con 28
4.1.3 Ảnh hưởng của nghiệm thức phòng đến tăng trọng của heo 30
4.1.4 Chi phí thuốc phòng bệnh 31
4.2 Kết quả điều trị 32
4.2.1 Tỷ lệ heo được điều trị khỏi bệnh ở các nghiệm thức 32
4.2.2 Tỷ lệ tái phát và chết ở các nghiệm thức 34
4.3.2 Chi phí thuốc điều trị 34
Chương V Kết Luận Và Đề Nghị 36

5.1 Kết luận 36
5.2 Đề nghị 36
Tài Liệu Tham Khảo 37
Phụ Chương 39

v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Lượng dịch vị biến đổi theo ngày và đêm 4
Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm phòng bệnh tiêu phân trắng ở heo con theo mẹ 23
Bảng 3.2: Bố trí thí nghiệm điều trị bệnh tiêu phân trắng ở heo con theo mẹ 24
Bảng 4.1: Tỷ lệ heo tiêu phân trắng ở các nghiệm thức phòng 26
Bảng 4.2: Tỷ lệ bệnh tiêu phân trắng qua các tuần tuổi của heo con ở nghiệm thức
phòng 28
Bảng 4.3 : Ảnh hưởng của nghiệm thức phòng đến tăng trọng của heo 30
Bảng 4.4: Chi phí thuốc phòng bệnh 31
Bảng 4.5: Tỷ lệ khỏi bệnh của heo con ở các nghiệm thức 32
Bảng 4.6: Tỷ lệ tái phát và chết ở các nghiệm thức điều trị 34
Bảng 4.7: Chi phí thuốc điều trị ở các nghiệm thức 35
Bảng 1: Trọng lượng của heo ở các thời kỳ thí nghiệm 39
Bảng 2: So sánh tỷ lệ bệnh tiêu chảy ở các nghiệm thức 44
Bảng 3: So sánh tỷ lệ bệnh tiêu chảy ở tuần thứ nhất 46
Bảng 4: So sánh tỷ lệ bệnh tiêu chảy ở tuần thứ hai 46
Bảng 5: So sánh tỷ lệ bệnh tiêu chảy ở tuần thứ ba 47
Bảng 6: So sánh tỷ lệ bệnh tiêu chảy ở tuần thứ tư 47
Bảng 7:So sánh tỷ lệ khỏi bệnh của ngày điều trị thứ nhất của các nghiệm thức 48
Bảng 8: So sánh tỷ lệ khỏi bệnh của ngày điều trị thứ hai của các nghiệm thức 49

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Vime-Subtyl 15
Hình 2.2: Baytril 0.5% 16
Hình 2.3:Multibio 17
Hình 3.4: Mecoli 18
Hình 2.5: Ampiseptryl 19
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ bệnh tiêu phân trắng ở các nghiệm thức phòng bệnh 27
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ heo bệnh tiêu phân trắng theo tuần tuổi 29
Biểu đồ 4.3: So sánh trọng lượng heo cai sữa ở các nghiệm thức 30
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ khỏi bệnh ở các nghiệm thức điều trị 32
Biểu đồ 4.4.1: So sánh tỷ lệ khỏi bệnh theo thời gian của các nghiệm thức 33
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ tái phát ở các nghiệm thức điều trị 34

vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ctv: cộng tác viên
E.coli: Escherichia coli
IgM: Immunoglobuline Muy
IgG: Immunoglobuline gama
IgA: Immunoglobuline alfa
NT: nghiệm thức
ĐC: đối chứng
Ca: ca bệnh

viii


TÓM LƯỢC

Đề tài “Xác định hiệu quả một số biện pháp phòng, trị bệnh tiêu chảy phân
trắng ở heo con theo mẹ” tại thị trấn Tân Hiệp II, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang
từ ngày 25/06/2013- 30/10/2013, chúng tôi đã tiến hành khảo sát phòng bệnh trên
113 heo con và điều trị trên heo con theo mẹ.
Thí nghiệm phòng bệnh gồm 3 nghiệm thức: nghiệm thức I sử dụng Vime
Subtyl từ 1-28 ngày tuổi mỗi ngày một lần, nghiệm thức II sử dụng Baytryl 0,5%
cho uống 1,2 ngày tuổi ngày một lần và nghiêm thức đối chứng không phòng gì hết.
Kết quả thí nghiệm phòng: tỷ lệ tiêu chảy nghiệm thức I thấp nhất là 37,84%
kế đến là nghiệm thức II 52,63% và nghiệm thức đối chứng cao nhất là 63,16%.
Trọng lượng sau cai sữa của heo ở 28 ngày tuổi của nghiệm thức I là cao nhất với
trọng lượng trung bình là 6,44kg, nghiệm thức II là 6,31kg và nghiệm thức đối
chứng là 6,28kg. Tỷ lệ heo còi của nghiệm thức II là 2,63% còn 2 nghiệm thức I và
đối chứng thì 0%.
Thí nghiệm trị bệnh: được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên thành 3 nghiệm thức:
nghiệm thức I sử dụng Mecoli (sản xuất tại công ty TNHH SX TM THUỐC THÚ Y
1/5, 108/46/6D đường 30.4 TP.CẦN THƠ), dùng 2 lần trên ngày, trong 3 ngày.
Nghiệm thức II sử dụng Multibio (do công ty Virbac sản xuất), dùng 1 lần trên ngày
trong 3 ngày. Nghiệm thức III sử dụng Ampiseptryl (do công ty Vemedim sản
xuất), dùng1 lần trên trong 3 ngày.
Kết quả trị bệnh: tỷ lệ khỏi bệnh của ba nghiệm thức đều đạt 100%. Tỷ lệ khỏi
bệnh NT I ngày đầu tiên cao nhất là 77,88%, kế đến NT III là 51,61% và thấp nhất
là NT II 43,75%. Tỷ lệ tái phát NT III là 6,45%, NT II là 3,12% và NT I là 0%. Tỷ
lệ chết thì không có ở các nghiệm thức.
1

CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, trên cả nước nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long

nói riêng ngành chăn nuôi heo đã và đang phát triển rất mạnh và trở thành một
ngành sản xuất trọng điểm, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn thực
phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện tại ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long đã có nhiều trang trại chăn nuôi heo quy mô lớn, quy
trình chăn nuôi công nghiệp khép khín mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó,
phương thức chăn nuôi truyền thống của các nông hộ vẫn đã, đang và sẽ còn được
duy trì, nó cũng góp phần không nhỏ trong việc cung cấp nguồn thực phẩm và đem
lại kinh tế khá cao cho người dân. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ngành chăn
nuôi heo, chúng ta cũng gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Đăc biệt là mối đe
dọa về dịch bệnh. Một trong những bệnh thường gặp và cũng gây không ít tổn thất
cho các cơ sở chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi hộ gia đình là bệnh tiêu chảy phân
trắng ở heo con theo mẹ. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra
còi cọc hoặc gây chết heo con, làm giảm chất lượng đàn heo và làm tăng chi phí
chăn nuôi.
Nhằm vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất, góp phần làm
giảm thiệt hại của bệnh heo con tiêu phân trắng đối với cơ sở chăn nuôi. Được sự
hướng dẫn của thầy cô Bộ Môn Thú Y và sự chấp thuận, nhiệt tình giúp đỡ của các
cơ sở tôi tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Xác định hiệu quả một
số biện pháp phòng, trị bệnh tiêu chảy phân trắng ở heo con theo mẹ tại thị trấn Tân
Hiệp II, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.”
2

CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Đặc điểm sinh lý heo con
2.1.1 Hệ thần kinh chưa hoàn thiện
Ở heo con sơ sinh thần kinh chưa hoàn thiện về chức năng, các phản xạ có
điều kiện (phản xạ thích nghi) chưa hình thành, vì thế chức năng điều tiết nhiệt cũng
như chức năng điều tiết dịch, phối hợp hoạt động cùng cơ quan khác bên trong cơ
thể của heo con như: Tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết… hoàn thiện chậm.Vì thế

heo con rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường (Đào Trọng Đạt, 1996).
Trong bụng mẹ, sự cân bằng nhiệt của bào thai được xác định do thân nhiệt
của mẹ. Sau khi sinh do chưa thể thực hiện được các phản xạ điều hòa thân nhiệt.
Vì vậy, hầu hết các heo con sơ sinh trong những giời đầu tiên đều bị giảm thân
nhiệt. Nửa giờ đầu thân nhiệt giảm 2
0
C-3
0
C, sau đó thân nhiệt dần tăng lên (Đào
Trọng Đạt, 1996).
Ngoài ra ở heo con còn có một số đặc điểm cơ thể học làm cho chúng dễ bị
mất nhiệt như: cấu trúc cơ thể chủ yếu là nước (82%), mô mỡ dưới da chưa phát
triển, glycogen dự trữ thấp, da mỏng, lông thưa. Khi mất nhiệt cơ thể sẽ gây rối loạn
hoạt động của các cơ quan, trước hết là hệ tiêu hóa (Lê Minh Hoàng, 2002).
Mức độ hạ thân nhiệt nhiều hay ít, nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc vào
nhiệt độ của chuồng nuôi và tuổi của heo con. Nhiệt độ chuồng nuôi càng thấp thân
nhiệt heo con hạ xuống càng nhanh. Tuổi heo con càng nhỏ thân nhiệt heo con hạ
xuống càng nhiều, sau 3 tuần tuổi cơ năng điều tiết thân nhiệt của heo con tương đối
hoàn chỉnh và thân nhiệt của heo con được ổn định (38.5
0
-39.5
0
C), (Phùng Thị Văn,
2004).
Phải đặc biệt chú ý tạo điều kiện thích hợp trong chuồng nái sinh sản, để heo
con khỏi bi ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi mới sinh. Việc tiếp
nhận sữa đầu đối với việc điều chỉnh nhiệt độ của heo con là rất quan trọng. Năng
lượng sữa đầu cao hơn trong sữa bình thường khoảng 20%, vì vậy trong một giờ sau
khi sinh nếu cho heo con bú được sữa đầu thì 8-12 giờ sau thân nhiệt heo con sẽ
được ổn định (Nguyễn Ngọc Phục, 2005).

Khả năng cân bằng nhiệt của heo con chưa hoàn chỉnh, nên thân nhiệt chưa ổn
định nghĩa là sự sinh nhiệt và thải nhiệt chưa cân bằng. Trên cơ thể heo con, phần
thân có nhiệt nhiệt độ cao hơn phần chân và tai, ở phần thân thì nhiệt độ ở vùng
3

bụng là cao nhất cho nên khi bị cảm lạnh thì phần bụng bị mất nhiều nhiệt nhất
(Phùng Thị Văn, 2004).
2.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của heo con
Nếu được chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì heo con tăng trọng rất nhanh. Lúc heo
con mười ngày tuôi thì trọng lượng tăng gấp hai lần trọng lượng sơ sinh, một tháng
tuổi trọng lượng tăng gấp bốn lần, lúc hai tháng tuổi trọng lượng tăng gấp mười lần
(Lê Thị Mến, 2000).
Khối lượng heo con đạt được ở các thời điểm sơ sinh, cai sữa, xuất chuồng có
mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy phải coi trọng đặc điểm này để nuôi dưỡng
tốt heo nái đủ sữa cho con bú, có thức ăn tập ăn tốt cho heo con. Ở thời kỳ bao thai,
nếu phát triển tốt, trọng lượng của heo con mới đẻ cao thì tốc độ sinh trưởng của nó
càng nhanh ở các giai đoạn sau (Trần Cừ, 1972).
Sinh trưởng của heo con từ lúc sinh ra đến lúc cai sữa chịu ảnh hưởng của 3
yếu tố: thể trọng và sự phát triển sinh lý lúc mới sinh, số lượng và thành phần sữa
mẹ mà heo con nhận được, số lượng và chất lượng thức ăn bổ sung (Vương Văn
Khê, 1971).
Heo con bú sữa sinh trưởng và phát triển nhanh nhưng không đồng đều qua
các giai đoạn, nhanh trong 21 ngày tuổi đầu sau đó giảm dần (Phùng Thị Văn,
2004).
Heo con có hai thời kỳ khủng khoảng: Đến 3 ngày tuổi lượng sữa của heo mẹ
tiết ra rất ít, sau đó tăng dần đến ngày thứ 15 là cao nhất, đến ngày thứ 20 đột nhiên
giảm xuống và đến ngày thứ 60 giảm xuống thấp nhất. Trong khi lượng sữa của heo
mẹ giảm xuống thì nhu cầu sữa của heo con ngay càng tăng, đó là mẫu thuẫn lớn. vì
vậy phải tập cho heo con ăn sớm (Trần Cừ, 1972).
2.1.3 Đặc điêm tiêu hóa heo con

Hệ tiêu hóa của heo con ở giai đoạn theo mẹ phát triển nhanh về mặt cấu tạo
và hoàn thiện dần về chức năng tiêu hóa. Chức năng tiêu hóa của heo con mới sinh
chưa có hoạt lực cao: Heo con mới sinh ra có thể hấp thu glucose ngay, tiêu hóa
lactose ngay, sau hai tuần mới tiêu hóa được saccharose, sau ba tuần mới tiêu hóa
được tinh bột (Lê Thị Mến, 2000).



4

Tiêu hóa ở miệng
Heo mới sinh trong những ngày đầu số lượng và hoạt tính của amylase trong
nước bọt còn rất thấp và tăng dần lúc tập ăn. Tùy loại thức ăn mà lượng nước bọt
tiết ra rất khác nhau. Thức ăn có phản ứng acid yếu và khô thì nước bọt tiết ra
mạnh, thức ăn lỏng thì giảm hoặc ngừng tiết dịch. Vì vậy cần chú ý không cho heo
con ăn thức ăn lỏng (Trương Lăng, 2004).
Lượng nước bọt thay đổi tùy theo số lượng lần cho ăn và chất lượng thức ăn.
Ăn chỉ một loại thức ăn kéo dài sẽ làm tăng nhiệm vụ của một tuyến, gây ức chế,
heo ít thèm ăn. Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn đổi bữa thì các tuyến hoạt động
không gây ức chế, heo con sẽ thèm ăn tiết nước bọt ra liên tục, giúp tiêu hóa tốt
thức ăn. Tuy nhiên ở miệng hầu như không hấp thu vì thức ăn ở lại đây không lâu,
chỉ có khả năng hấp thu glucose, nhưng lượng này hấp thu không đáng kể nên có
thể coi như không hấp thu. Ở heo con thức ăn chủ yếu là sữa và tiêu hóa diễn ra lớn
nhất ở dạ dày và ruột, vì vậy vai trò của nước bọt ở giai đoạn này là ít quan trọng
(Trần Cừ, 1972).
Tiêu hóa ở dạ dày
Thức ăn khi vào dạ dày bị tác động bởi cơ học và hóa học. Tác động cơ học là
do cơ trơn vách dạ dày co bóp nhào trộn thức ăn, đẩy thức ăn vào ruột. Tác động
hóa học là do tác động của dịch vị ở tuyến dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Heo
con mới sinh, dạ dày chỉ nặng 4-5g chứa từ 5-40g sữa, khi đạt 10 ngày tuổi thì dung

tích dạ dày tăng gấp 3 lần so với sơ sinh, đến 20 ngày tuổi sức chứa dạ dày đạt 2 lít,
sau đó tăng chậm đến tuổi trưởng thành thì dung tích đạt 3.5-4 lít. Dịch vị tiết ra
tương ứng với sự phát triển của dung tích dạ dày, tăng mạnh nhất ở 3-4 tháng tuổi,
sau đó kém hơn.
Bảng 2.1: Lượng dịch vị biến đổi theo ngày và đêm



Heo con 20 ngày tuổi, phản xạ tiết dịch vị chữa rõ. Ban đêm heo mẹ nhiều
sữa, kích thích sự tiết dịch vị ở heo con. Sau khi cai sữa, lượng dịch vị của heo con
tiết ra ở ngày và đêm bằng nhau (Trương Lăng, 2004).
Thời gian
Heo lớn
Heo con
Ngày
62%
31%
Đêm
38%
69%
5

Một số các yếu tố có liên quan đến sự kích thích tuyến bài tiết dịch vị, đó là sự
có mặt của thức ăn có trong dạ dày và các dịch vị chủ yếu do fundus và lylorus tiết
ra. Dịch vị bao gồm chủ yếu là nước, pepsinogen, các muối vô cơ, chất nhầy, acid
chlorhydric và yếu tố nội tại quan trọng cho sự hấp thu vitamin B12, pepsinogen là
dạng không hoạt động của pepsin là những protein thủy phân. Nồng độ acid trong
dịch vị thay đổi tùy theo khẩu phần, tính acid làm hoạt hóa pepsinogen, chuyển đổi
pepsinogen thành pepsin.
Heo con dưới 1 tháng tuổi trong dịch vị không có acid chlorhydric (HCl) tự

do, vì lúc này lượng HCl tiết ra rất ít và nhanh chóng kết hợp với niêm dịch và thức
ăn, làm cho hàm lượng acid HCl tự do rất ít hoặc hoàn toàn không có trong dạ dày
heo con bú sữa, hiện tượng này gọi là thiếu HCl. Vì thiếu HCl tự do trong dịch vị
nên hệ vi sinh vật phát triển gây bệnh đường tiêu hóa ở heo con. Đến 25 ngày tuổi,
trong dạ dày heo con mới có HCl tự do, trên 40 ngày tuổi tính kháng khuẩn xuất
hiện trong đường tiêu hóa heo con (Trần Cừ, 1972).
Tiêu hóa ở ruột non
Quá trình tiêu hóa ở ruột non rất phức tạp vì do cả dịch tụy, dịch mật và dịch
ruột. Sự hấp thu dinh dưỡng của heo con diễn ra chủ yếu ở ruột non. Heo con 7
ngày tuổi có thể hấp thu 89% sữa đầu và sữa thường, do ở lứa tuổi này vách ống
tiêu hóa hấp thu cả protein chưa được tiêu hóa triệt để trong sữa, đặc biệt là γ-
globulin. Tiêu hóa protein theo tuổi không chỉ có ý nghĩa về mặt sinh lý, mà còn có
ý nghĩa về mặt miễn dịch (Trương Lăng, 2004).
Tiêu hóa ở ruột già
Ở ruột già, cường độ hấp thu nước cao, các chất cặn bã được thải ra môi
trường bên ngoài qua hậu môn. Sự lên men chủ yếu xảy ra ở manh tràng do vi sinh
vật hữu ích tác động lên cellulose và các chất bột đường còn lại tạo thành các acid
béo bay hơi và thể khí. Quá trình thối rữa do vi khuẩn gây thối chủ yếu do E.coli,
chúng tác động lên những protein còn lại và phân giải thành những sản phẩm có
mùi thối và độc (Trần Cừ, 1972).
2.1.4 Hệ vi sinh vật đường ruột của heo con
Heo con mới sinh thì hệ vi sinh đường ruột chưa phát triển, chưa đủ số vi
khuẩn có lợi, chưa đủ khả năng kháng lại vi khuẩn gây bệnh nên rất dễ nhiễm bệnh
nhất là bệnh đường tiêu hóa. Vi sinh vật phát triển trong đường ruột của heo con
ngay từ những giờ đầu tiên sau khi sinh, chúng bao gồm vi sinh vật trong sữa đầu
của heo mẹ và môi trường sống xung quanh như: Lactobacillus, Bacillus subtilis, E.
6

coli, Streptococci, Coliform, Bacteroides, Clostridia và nấm men. Các hoạt động
tiêu hóa của heo con phụ thuộc rất nhiều vào hệ vi sinh vật cư trú trong đường tiêu

hóa từ khi mới sinh và tạo thành hệ vi sinh vật cộng sinh (Đào Trọng Đạt, 1996).
Trong hệ vi sinh vật đường tiêu hóa heo con một số vi khuẩn có lợi như
Lactobacilus, Bacillus subtilis… có tác dụng tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể
như vitamin B
12,
Riboflavin (B2),…Các vi khuẩn gây thối rữa có thể gây bệnh như:
E.coli, shigella… (Nguyễn Vĩnh Phước, 1980).
Trong điều kiện phát triển bình thường thì vi sinh vật sống cộng sinh trong
đường tiêu hóa của heo con không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng. Nhưng
khi điều kiện sống thay đổi bất lợi như thiếu dinh dưỡng, thời tiết thay đổi, vệ sinh
chăn nuôi kém… thì một số vi khuẩn trở thành tác nhân gây bệnh như: E.coli,
Clostridium perfrigens (Trần Cừ, 1972).
Phòng bệnh đường ruột quan trọng nhất là cân bằng hệ vi sinh vật đường tiêu
hóa. Bổ sung những chế phẩm vi sinh vật đường ruột sẽ đem lại hiệu quả khá cao
trong việc phòng và trị bệnh đường tiêu hóa (Niconxkij, 1983).
2.2 Sự phát triển miễn dịch ở heo con
Cơ quan miễn dịch heo con chưa có khả năng sản xuất ra kháng thể chống lại
mầm bệnh. Hàm lượng γ- globulin trong huyết tương heo con thấp. Hàm lượng này
tăng nhanh trong vài ngày thông qua việc nhận từ nguồn sữa đầu của heo mẹ. Khả
năng hấp thu γ- globulin và kháng thể của heo con rất cao khi mới sinh ra nhưng
giảm nhanh, sau 24 giờ khả năng hấp thu thấp. Đến tuần thứ 3 khả năng hấp thu γ-
globulin chấm dứt (Vương Văn Khê, 1971).
Đến tuần thứ 3 heo con có khả năng sản xuất ra kháng thể và hàm lượng
kháng thể gia tăng theo thời gian. Sau 6 tuần hàm lượng γ-globulin tăng dần và đạt
mức bình thường khi heo đạt 6 tháng tuổi với trung bình là 65mg/100ml máu. Việc
sản xuất IgA mạnh sau 3 tuần tuổi và heo con thật sự thành thục về miễn dịch sau 1
tháng tuổi (Trần Cừ, 1972).
Miễn dịch đối với heo con
Miễn dịch chủ động: heo con mới sinh ra có khả năng tổng hợp các lớp
globulin miễn dịch (Ig) và chỉ hình thành miễn dịch cục bộ (IgA) tại ruột vào tuần

đầu mới sinh. Đầu tiên IgM được sản sinh ra, 2-3 tuần sau IgA được thay thế và
chính IgA là kháng thể cục bộ quan trọng để bảo vệ heo con. Khi heo con được 3
tuần tuổi bắt đầu tự tạo kháng thể là bắt đầu có khả năng tự tạo miễm dịch chủ
7

động. Đến 4-5 tuần tuổi heo con đạt mức kháng thể hữu hiệu (Đào Trọng Đat,
1996).
Miễn dịch thụ động: là sự bảo hộ ngắn ở heo con do tiếp nhận những kháng
thể qua sữa đầu của heo me, sữa heo mẹ là thức ăn lý tưởng của heo con. Sữa đầu
rất quan trọng vì sữa đầu có nhiều globulin miễn dịch. Trong sữa đầu hàm lượng
các globulin miễn dịch ở đỉnh cao vào giờ thứ nhất, sau đó giảm đi rất nhanh, đến
giờ thứ 3-4 là mức tối thiểu và sau đó kể như không còn. Kháng thể này được
truyền qua tế bào biểu bì ruột vào hệ tuần hoàn của heo con sơ sinh. Việc tiếp nhận
kháng thể thụ động ở heo con là hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến cả số lượng và
chất lượng của heo con về sau (Trương Lăng, 2004).
2.3 Khả năng hấp thu kháng thể ở heo con sơ sinh
Trong sữa đầu, loại kháng thể chủ yếu là IgG từ huyết thanh của heo mẹ và
tùy nguồn kháng nguyên heo mẹ gặp phải. Tuy nhiên, vi sinh vật gây hại trên heo
sơ sinh thường hiện diện ở bề mặt màng nhày ruột, đó là nơi mà IgG hiếm được
thấy và không hữu hiệu. Khi ngưng sản xuất sữa đầu thì lượng IgG trong sữa giảm
nhanh chóng và rồi IgA trở thành loại khánh thể chính của sữa. Khi loai kháng thể
chủ yếu trong sữa là IgA, nghĩa là bầu vú tự sản xuất kháng thể vì IgA ít bị huỷ ở
đường ruột, hàm lượng IgA cao trong sữa sẽ bảo vệ niêm mặc ruột khỏi bị tấn công
của vi sinh vật có hại. Tuy nhiên, khi heo con chưa có miễm dịch chủ động khả
năng bảo vệ thú non của IgA cũng tùy thuộc vào kháng nguyên heo mẹ đã tiếp xúc
(Trần Thị Dân, 2004).
Sự hấp thu kháng thể xảy ra tối đa ở giai đoạn 4-12 giờ sau khi bú, kháng thể
có thể pháp hiện trong máu heo con vào 3 giờ sau khi sinh. Nếu heo con bú đủ sữa
và hấp thu đủ kháng thể, hiệu giá kháng thể heo con gần bằng hiệu giá kháng thể
heo mẹ ở 24 giờ sau khi sinh. Khoảng 48 giờ sau khi sinh, ruột không còn hấp thu

kháng thể, cơ chế này có thể giúp cho đường ruột heo con không hấp thu những
chất gây bệnh. Vài thành phần trong sữa đầu có thể tham gia vào việc ngưng hấp
thu kháng thể. Heo con không bú trong vòng 24 giờ sau khi sinh có khả năng kéo
dài khả năng hấp thu kháng thể, tuy nhiên vi sinh vật có hại cũng tăng khả năng
xâm nhập từ đường ruột vào máu. Sau khi sinh, việc thiết lập hệ vi sinh vật tối hảo
trong đường ruột thường là: Lactobacillus spp được đẩy mạnh nhờ các yếu tố kháng
vi sinh vật tại chỗ trong sữa đầu. Các yếu tố này giới hạn sự định vị của các vi vật
gây bệnh trong đường ruột. Như vậy, trong giai đoạn đầu rất ngắn nhưng rất quan
trọng vì sau khi sinh heo con cần bú sữa để có thể sống sót ở giai đoạn sau (Trần
Thị Dân, 2004).
8

2.4 Nguyên nhân gây bệnh tiêu phân trắng ở heo con theo mẹ
Chứng bệnh tiêu phân trắng là bệnh diễn biến cấp tính của heo con sơ sinh.
Đặc trưng của bệnh là rối loạn đường dạ dày-ruột biểu hiện bằng sự rối loạn tiêu
hóa, rối loạn trao đổi chất suy hệ tim mạch, mất nước và giảm sức đề kháng tự
nhiên của cơ thể. Chứng bệnh tiêu phân trắng phát sinh do rối loạn chức năng tiêu
hóa. Điều đó là do khả năng hoạt động của bộ máy tiêu hóa của heo sau khi sinh
chưa phát triển đầy đủ, trao đổi chất yếu (Niconxkij, 1983).
Các bệnh tiêu phân trắng và các bệnh viêm da dày-ruột phát sinh do ảnh
hưởng của khí hậu trong chuồng không thuận lợi, độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, gió lùa,
không khí nhiễm bẩn, do thức ăn bổ sung không cân bằng, vi phạm chế độ ăn, uống.
Các bệnh về tim, thận, các cơ quan sinh sản…. Hệ vi khuẩn đường ruột như trực
khuẩn E. coli, proteus, các vi khuẩn ưa khí chiếm một vi trí nhất định như là yếu tố
thứ cấp trong việc phát sinh và phổ biến bệnh tiêu phân trắng. Trong bệnh tiêu phân
trắng ở heo con tăng nhiều các vi khuẩn gram âm, số lượng của chúng đạt đến tỷ lệ
khác nhau so với vi khuẩn yếm khí. Điều đó phải xảy ra vì khi mắc bệnh, sự tiêu
hóa ở vách đường tiêu hóa bị rối loạn do thiếu vi sinh vật tham gia phân hủy các
chất dinh dưỡng trong vùng biên, từ đó các vi khuẩn sinh sản mãnh liệt làm rối loạn
tỷ lệ số lượng của chúng tạo điều kiện phát sinh loạn khuẩn (Niconxkij, 1983).

Khi sử dụng cách phân loại này cần lưu ý đến căn nguyên sinh bệnh. Suy giảm
chức năng tiết dịch của dạ dày và ruột gây bệnh tiêu phân trắng thông thường.
Thiếu các loại vitamin, cho ăn thức ăn không đủ chất lượng hoặc chế độ ăn không
hợp lý-khó tiêu sinh hơi, cần chú ý đến các chứng tiêu phân trắng thông thường và
cho rằng chỉ khi các vi khuẩn gây bệnh có điều kiện sinh sản mạnh mới dẫn đến
hiện tượng loạn vi khuẩn và phần lớn dẫn đến nhiễm độc khi bị bệnh tiêu phân
trắng. Nhiều khi bệnh tiêu phân trắng xảy ra hàng loạt tạo ra tình thế bất lợi trong
trại chăn nuôi của nông trường, hay các tổ hợp nuôi heo và gây tổn thất kinh tế to
lớn cho các cơ sở. Thông thường bệnh bắt đầu với bệnh tiêu phân trắng thông
thường sau đó chuyển sang dạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Như vậy, căn bệnh học
của bệnh tiêu phân trắng không phải là bệnh đặc thù mà có đặc trưng tổng hợp. Vì
vậy cán bộ thú y nghiên cứu căn bệnh tiêu phân trắng không thể làm chung chung
mà phài làm cụ thề từng trường hợp, tùy mỗi một chuồng, mỗi trại, mọi phức tạp
nuôi heo mà quyết định ( Niconxkij, 1983).
2.4.1 Nguyên nhân nguyên phát
Do heo mẹ
9

Thay đổi đột ngột khẩu phần ăn của heo nái. Khẩu phần ăn của heo nái không
đủ giá trị dinh dưỡng, chủ yếu là lượng protid tiêu hao, các vitamin và nguyên tố vi
lượng trong khẩu phần, có ý nghĩa đặc biệt trong việc xuất hiện bệnh tiêu phân
trắng. Heo con bú sữa mẹ bị nhiễn bẩn, thời gian nghỉ kéo dài trong các lần bú rồi
tiếp đó là bú quá no điều tạo điều kiện cho bệnh tiêu phân trắng phát sinh.
(Niconxkij, 1983).
Không được nuôi dưỡng đầy đủ khi mang thai, trong thời gian nuôi con không
được chăm sóc nuôi dưỡng tốt hoặc bị bệnh, cho ăn nhiều thức ăn khó tiêu và do gia
súc mẹ động dục (Phạm Ngọc Thạch, 2006).
Khi khẩu phần heo nái thiếu các vitamin A, B, C, D, PP thì hàm lượng vitamin
trong sữa cũng giảm, dẫn đến bệnh thiếu hay không có vitamin ở heo con kèm theo
rối loạn tiêu hóa (Niconxkij, 1983).

Vitamin A càng nhiều trong sữa đầu và sữa của heo mẹ thì hàm lượng đó càng
nhiều trong gan của heo con. Những heo nái mà lượng vitamin A trong máu thấp
(0,69 – 0,86 mg%) thì sau khi sinh heo con kém sức sống. Khi vitamin A có ít trong
khầu phần ăn thì heo con bị giảm nhiều khả năng tạo nhiều kháng thể trong máu.
Do sừng hóa màng niêm mạc nên giảm sức tiết của các tuyến, giảm tiết dịch tiêu
hóa, làm rối loạn hấp thụ các chất dinh dưỡng. Trong ruột phát sinh hiện tượng loạn
khuẩn đôi khi vi khuẩn thối rữa chiếm ưu thế (Niconxkij, 1983).
Lượng sữa mẹ từ khi sinh tăng đến ngày thứ 15 là cao nhất đến ngày thứ 20
đột nhiên giảm xuống khá thấp trong khi đó nhu cầu sữa của heo con càng tăng.
Đến ngày thứ 20 nếu heo mẹ thiếu dinh dưỡng heo con càng thiếu sữa càng ăn bậy,
sinh các bệnh về đường tiêu hóa (Phạm Sĩ Lăng và ctv 1997).
Do heo con
Do hệ thần kinh chưa hoàn thiện về chức năng, khả năng điều tiết nhiệt chưa
phát triển hoàn chỉnh, lớp lông thưa thớt và lớp mỡ dưới da không đáng kể, không
đủ khả năng giữ nhiệt. Do đó, khi có sự thay đổi đột ngột của môi trường, heo
không thể đáp ứng kịp thời làm giảm sức đề kháng và có khả năng bị tiêu phân
trắng.
Heo con không được bú sữa đầu sẽ không đủ kháng thể giúp chống đỡ bệnh
tật, một số heo con nhận được sữa đầu kịp thời nhưng do heo con hấp thu kém, sức
chống đỡ thụ động giảm thì bệnh có thể xảy ra vào 10 hoặc 21 ngày tuổi. Tỷ lệ mắc
bệnh rất cao, có khi đến 70-100% (Lê Minh Hoàng, 2002).
10

Heo con từ sơ sinh đến 20 ngày tuổi, không có acid đặc trưng là HCl tự do nên
không đủ khả năng tiêu hóa protid, đó là môi trường thuận tiện để các vi khuẩn thối
rữa như E.coli phát triển. Đây có thể là nguyên nhân đầu tiên làm phát sinh bệnh.
Với heo con một tháng tuổi trở lên hàm lượng HCl và men pepsin dịch vị tăng lên
cảm nhiễm bệnh giảm rõ rệt (Trương Lăng, 2004).
Heo con mới sinh hệ vi sinh vật đường ruột chưa phát triển, chưa đủ vi khuẩn
có lợi, chưa đủ khả năng kháng khuẩn gây bệnh, nên rất dễ nhiễm bệnh nhất là bệnh

đường tiêu hóa (Đào Trọng Đạt, 1996).
Do thiếu các yếu tố vi lượng như: sắt, đồng, coban và trong thực tế heo con
phát triển bình thường một ngày cần cung cấp 7-10mg sắt. Nhưng sữa mẹ chỉ cung
cấp được 1mg trong một ngày. Như vậy mỗi ngày cần bổ sung thêm 6-9mg sắt. khi
cơ thể thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến chức năng của nhiều bộ phận có quan hệ đến sự
sinh trưởng và phát triển của heo con, không chỉ giảm huyết cầu tố trong máu mà
còn hoạt tính các men chứa sắt, các men đó tham gia vào quá trình tổng hợp đạm và
các chất tế bào tổng hợp khác. Vì vậy thiếu sắt chỉ là một nguyên nhân dẫn đến rối
loạn chức năng của các cơ quạn của cơ thể nhất là bộ máy tiêu hóa dẫn đến tiêu
phân trắng (Nguyễn Xuân Bình, 2000).
Do stress trong giai đoạn mọc răng. Ở thời điểm 16-17 ngày và 23-25 ngày
tuổi tương ứng với tuổi mọc răng sữa tiền hàm số 3 hàm dưới và tiền hàm số 4 răng
hàm trên, khi nứu bị nứt, răng nhú lên 1,3mm heo con có triệu chứng bệnh tiêu phân
trắng (Võ Văn Ninh, 2001).
Do điều kiện ngoài cảnh
Ra khỏi bụng mẹ heo con chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố môi trường
sống như: lạnh, mưa, ẩm thấp bất thường nhưng do cơ thể heo con chưa phát triển
hoàn chỉnh, nên các phản ứng thích nghi và bảo vệ yếu nên heo con rất dễ bị bệnh.
Trong những yếu tố môi trường bất lợi cho heo con thì quan trọng nhất là nhiệt độ
và độ ẩm.
Nhiệt độ thích hợp của heo con theo mẹ khoảng 30-34
0
C, ẩm độ thích hợp heo
con từ 75-78%, trong những tháng mưa nhiều thì nhiệt độ môi trường hạ xuống và
ẩm độ tăng lên thì số heo con bị bệnh tiêu phân trắng cũng tăng lên có khi đến 90-
100%. Vì vậy việc làm khô ráo chuồng là rất quan trọng (Đào Trọng Đạt, 1996).
Bên cạnh đó heo con phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng, ăn
uống không đúng lúc, thay đổi thức ăn đột ngột, vệ sinh kém, quá trình đỡ đẻ không
11


đúng kỹ thuật…tất cả đều có thể gây bệnh cho heo con nhất là bệnh tiêu phân trắng
(Võ Văn Ninh, 2001).
Nguyên nhân kế phát
Bệnh tiêu phân trắng ở heo con theo mẹ xảy ra là do nhiều nguyên nhân và nó
không phải là nguyên nhân đặc thù. Nguyên nhân kế phát chủ yếu gây nên bệnh là
do vi khuẩn Escherichia coli (E. coli).
E. coli thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enter bacteriaceaae, nhóm Eschrichiae,
loài Escherichia. E.coli là trực khuẩn đa hình không bắt màu (gram âm) không tạo
thành nha bào, phần lớn là di động có ba lọai chủ yếu: kháng nguyên O (kháng
nguyên thân), kháng nguyên K (kháng nguyên bề mặt), kháng nguyên H (kháng
nguyên lông).
E.coli là tập đoàn vi khuẩn với nhiều chủng loại khác nhau. Hiện nay người ta
phân lập được 170 serotyp O, 70 serotyp K và 56 serotyp H và được chia làm hai
nhóm: nhóm vi khuẩn không sinh độc tố, không gây bệnh (Nonpathogenic E.coli).
Nhóm vi khuẩn sinh độc tố, gây bệnh (pathogenic E.coli). Những chủng gây bệnh
chủ yếu của heo là: K88, K89, 987P, F41 (Phạm Sĩ Lăng, 2002).
Các dòng E.coli gây bệnh sau khi xâm nhập vào cơ thể và gặp các điều kiện
thuận lợi như môi trường pH kiềm và dinh dưỡng màu mỡ ở ruột non thì chúng bắt
đầu sinh sản nhanh chóng, bám vào thành ruột, định vị và phát triển mạnh tại đây,
chúng tiết độc tố làm tổn thương tế bào thành ruột, gây bài tiết nước, kéo theo các
ion Cl
-
, ion Na
+
, HCO
-
3
gây mất nước và chất điện giải ngăn cản sự hấp nước và các
ion từ ruột, làm gia tăng sự co thắt của nhu động ruột gây tiêu chảy (Hồ Thị Việt
Thu, 2012).

2.5 Cơ chế sinh bệnh
Sức đề kháng của heo con theo mẹ còn yếu đối với các tác động của điều kiện
bên ngoài nên khi thời tiết thay đổi, chuồng trại lạnh và ẩm, thay đổi đột ngột khẩu
phần của heo mẹ, khẩu phần thiếu dưỡng chất, các vitamin, tập ăn cho heo con
không đúng cách… tác động vào heo con qua hệ thần kinh và hệ tiêu hóa chưa hoàn
chỉnh, đầu tiên dạ dày- ruột giảm dịch vị, nồng độ acid chlohydric giảm, làm giảm
khả năng hoặt hóa pespinogen, giảm tiêu hóa protein sữa gây tiêu phân trắng do khó
tiêu và tạo ra môi trường pH kiềm ở dạ dày, ruột non. Đó là các điều kiện môi
trường thích hợp để các vi khuẩn gram âm, nhất là các dòng phát triển mạnh, chúng
sản sinh nhiều độc tố ruột (enterotoxin) làm cùn các vi nhung gây trở ngại chức
12

năng hấp thu của ruột non gây tiêu phân trắng do kém hấp thu (Hồ Văn Nam và ctv,
2006).
Do thời tiết thay đổi đột ngột đang nắng chuyển sang mưa nhiệt độ thấp mà độ
ẩm cao làm cơ thể heo con mất cân bằng giữa sinh nhiệt và truyền nhiệt. Do đó sẽ
tiêu hao nhiều năng lượng của cơ thể để chống lạnh. Nếu lạnh kéo dài lượng đường
huyết sẽ giảm xuống, sự giảm đường huyết đột ngột sẽ gây rối loạn chức năng tiết
dịch và nhu động dạ dày, ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa làm heo con tiêu phân trắng
(Nguyễn Xuân Bình, 2000).
2.6 Triệu chứng – bệnh tích
2.6.1 Triệu chứng
Những triệu chứng lâm sàng quan trọng của bệnh tiêu phân trắng là trong khi
bệnh nhiệt độ cơ thể vẫn bình thường. Phân loãng có màu trắng hay hơi vàng, có
những bọt khí, mùi hơi tanh, khắm. Ngoài ra còn thấy heo con hơi ểu oải, không
thích bú, xù lông. Các niêm mạc trắng bệch, đôi khi có sắc thái vàng, khát nước, đôi
khi ợ và nôn ra những chất có mùi thối rất khó chụi, giảm trọng lượng hàng ngày tới
43% so với những ngày khác (Niconxkij, 1983).
Thân nhiệt ít khi tăng, cá biệt có con lên đến 40,5-41
0

C, nhưng chỉ một ngày
sau đó là xuống ngay. Phân có thể sệt hoặc lỏng, màu sắc phân thay đổi: vàng,
trắng, trắng xám, xám nâu hoặc đen, phân có thể có bọt, nhờn và lẫn cục sữa chưa
tiêu, phân có mùi khó ngửi, quanh hậu môn dính phân bê bết (Phạm Sĩ Lăng và ctv,
1997).
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào vụ đông xuân khi độ ẩm môi
trường cao, bệnh thường gặp ở heo con 10-21 ngày tuổi, bệnh có thể xảy ra ở vài
con hoặc cả đàn, có khi điều trị khỏi lại bị tái nhiễm. Heo con bị bệnh thường yếu
ớt, kém bú, bốn chân lạnh, số lần đi tiêu tăng từ 1-2 lần trong ngày lên 4-6 lần. Mất
nước nhiều nên heo bị khát nước dẫn đến rối loạn sinh dưỡng trong cơ thể, chậm
chạp, bỏ bú. Trường hợp mất nước nghiêm trọng thì da quanh mõm, bụng và chân
có màu xanh tím, ngoài ra có thể thấy những triệu chứng thần kinh như: co giật từng
cơn, cảm giác da bị mất (Lê Văn Năm, 1999).
2.6.2 Bệnh tích
Con bệnh gầy ốm, bộ lông bẩn thỉu đầy phân. Các niêm mạc thấy được đều
trắng bệch, hoặc xanh tím, mô bào dưới da và các cơ xương hơi khô. Trong xoang
bụng và ngực chứa một số dịch rỉ, buồng tim mở rộng, đôi khi xuất huyết ở màng
trong boa tim, cơ tim hơi nhão. Trong phổi, ngoài hiện tượng xuất huyết biểu hiện ở
13

những mức độ khác nhau, đôi khi thấy phù, còn những biến đổi vi thể khác không
rõ rệt. Trong dạ dày có chất dịch, thức ăn thối. Màng niên mạc dạ dày sưng, ở một
số trường hợp-xuất huyết nhẹ. Trong ruột non, ruột già có nhiều niêm dịch, các
vùng niêm mạc có màu đỏ đôi khi thấy xuất huyết từng chấm nhỏ, còn chất chứa dạ
dày-một khối rền rệt hơi thối. Các hạch lâm ba màng treo ruột trướng to, trên nhát
cắt có nước. Gan mềm nhũn với các hiện tượng loạn dưỡng do độc tố, gan màu đất
sét, túi mật và bóng đái chướng to chứa đầy mật đặc và nước tiểu hơi đục. Thận
trắng bợt, phân rõ ranh giới giữa lớp vỏ và lớp tủy, lách không sưng, mềm, thấy rõ
những biến đổi do loạn dưỡng trong gan, cơ tim và thận. Trong bệnh tiêu phân trắng
thông thường, đặc trưng không có biến đổi hình thái trong cấu trúc đại thể của dạ

dày-ruột mà chỉ có một số rất nhỏ những biến đổi sai cấu trúc vi thể trong màng
niêm mặc đặc biệt là ruột non và những biến đổi không lớn của hệ tim mạch
(Niconxkij, 1983).
2.7 Chẩn đoán
Chẩn đoán dựa trên các tài liệu về các yếu tố căn bệnh, triệu chứng lâm sàng
và những biến đổi giải phẫu bệnh lý.
Khi chẩn đoán phân biệt bệnh tiêu phân trắng với các bệnh phó thương hàn,
bệnh lỵ và bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm cần phải nghiên cứu cẩn thận, tình
hình dịch tễ và chẩn đoán trong phòng thí nghiệm.
Bệnh viêm dạ dày-ruột truyền nhiễm do vius bệnh lây lan nhanh trên nhiều
lứa tuổi heo, tỷ lệ chết cao ở heo con có thể lên tới 100%, đối với heo lớn bệnh qua
khỏi nhanh chóng. Bệnh thương hàn nhiệt độ cơ thể heo sốt cao từ 41-42
0
C, bệnh
thường xẩy ra ở heo 2-4 tháng tuổi, lách sưng to dai như cao su có màu xanh thẫm.
bệnh kiết lỵ do vi khuẩn gram âm, kỵ khí, bệnh thường xẩy ra ở heo trong khoảng
15-17kg, tiêu chảy phân có dịch nhầy, lẫn máu (Hồ Thị Việt Thu, Nguyễn Đức
Hiền, 2012).
2.8 Phòng và trị bệnh
2.8.1 Phòng bệnh
Phòng bệnh tiêu chảy cho heo con cần chú ý toàn bộ các biện pháp vệ sinh
thú y và kinh tế nhằm gạt bỏ những thiếu sót trong nuôi dưỡng, chăm sóc heo nái có
thai và heo con sơ sinh, sử dụng kịp thời các thuốc kích thích và thức ăn (Niconxkij,
1983).
Bệnh tiêu phân trắng ở heo con là bệnh do nhiều nguyên nhân, vì vậy để
khống chế bệnh cần tiến hành biện pháp phòng và trị bệnh tổng hợp sau đây: chăm
14

sóc và nuôi dưỡng tốt đàn heo nái giống, đảm bảo về dinh dưỡng khi có chửa, các
vitamin và các nguyên tố đa vi lượng, chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh. Bổ sung

kịp thời các chế phẩm phòng trị bệnh thiếu máu như Ferodextran, Dextran sắt, sử
dụng các chế phẩm ổn định hệ vi sinh vật đường ruột như Lactobacillus
acidophilus, Bact. Propionum, Bact. Subtilis, Streptococcus ffaecalis….(Đào Trọng
Đạt, 1966).
Phòng bệnh bằng các biện pháp vệ sinh và bằng vaccine vô hoạt. Dùng
vaccine có chứa kháng nguyên và giải độc tố của vi khuẩn E.coli thuộc nhóm huyết
thanh K88, K99, 987P và F41dùng chủng cho heo nái mang thai nhằm cung cấp
kháng thể thụ động giúp bảo vệ heo con sơ sinh (Hồ Thi Việt Thu, Nguyễn Đức
Hiền, 2012).
2.8.2 Trị bệnh
Những kinh nghiệm lâm sàng cho thấy, chữa heo con bệnh phải tổng hợp
càng sớm càng tốt. Việc chữa bệnh phải nhằm bình thường hóa các quá trình tiêu
hóa, phục hồi vi khuẩn cộng sinh bình thường, nâng cao sức đề kháng tự nhiên và
tình trạng miễn dịch của cơ thể.
Để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh đạt hiệu quả cao thì việc lựa chọn kháng
sinh là rất quan trọng và nên dựa vào kết quả thực hiện kháng sinh đồ.
Heo bệnh nặng điều trị theo phương pháp: tiêm (Gentamycine 4mg +
Ampicilin 4mg)/kg/thể trọng/ngày trong 3- 4 ngày hoặc tiêm Tiamulin liều 1ml/4-
6kg thể trọng/ ngày trong 3- 4 ngày. Còn bệnh nhẹ sử dụng các loại thuốc sau: nước
chát lá ổi, cỏ mực, cỏ sữa đặc, 5-10ml/con/ngày trong 3- 4 ngày. Men Biolactyl,
Biosubtyl (có chứa men lactyl và vi khuẩn B.subtilis để ổn định men và vi khuẩn có
lợi trong đường ruột) liều 1-2 gói/con/ngày trong 3- 4 ngày hoặc cho uống kháng
sinh với liều nhẹ (Nguyễn Dương Bảo, 2005).
2.9 Tính chất dược lý của thuốc.
Vime Subtyl: (Công ty CP SXKD Vật Tư và Thuốc Thu Y số 07 Đại lộ 30/4
Q.Ninh Kiều TP.Cần Thơ sản xuất).
15


Hình 2.1: Vime – Subtyl


+ Thành phần: trong 100g có chứa:
Bacillus subtilis………………10
7
- 10
8
CFU
+ Tính chất và cơ chế tác dụng:
Trực khuẩn Bacillus subtilis là vị khuẩn có lợi. Bởi vì khi cho uống với một số
lượng lớn các vi khuẩn này cạnh tranh thắng lợi về vị trí bám vào niêm mạc ruột với
các vi khuẩn có hại, làm cho vi khuẩn có hại không còn chỗ bám nên chúng dễ dàng
bị tống ra ngoài theo phân.Hơn thế nữa, trong quá trình phát triển, các trực khuẩn
này còn sản sinh nhiều loại kháng sinh, vitamin và đặc biệt là các men tiêu hóa như:
Proteaza, Amylaza…. Có tác dụng ngừa tiêu chảy hữu hiệu (Đào Trọng Đạt, 1996).

×